Tú Sắc Nông Gia
Chương 180: Nghi kị (hạ)
Edit: Trần Phương
Beta: Tuyết Y
Một người khác cùng đi thi với Lý Đại Trí là Lý Khai Minh, vì thi rớt mà tinh thần sa sút một khoảng thời gian, nhưng rất nhanh đã khôi phục lòng tự tin. Mỗi ngày ngoại trừ ở nhà miệt mài đọc sách, hắn còn đòi giúp bà mối Vương làm việc. Lý Trụ Đầu lên mỏ làm việc mỗi ngày kiếm tiền sinh hoạt, bà mối Vương dạo này cũng bận rộn chuyện hôn sự của con trai nên không có đi làm mai cho nhà người khác. Sau khi được Lý Khai Minh khuyên bảo một hồi thì bà cũng đã thông suốt, nếu con trai tạm thời chưa muốn kết hôn thì thôi vậy, chỉ cần trong lòng nó vui, có thể học hành thật tốt thì bảo bà làm gì cũng được.
Mà Dương Tuấn Kỳ cũng coi như có song hỉ, hiện tại không chỉ được vào thư viện Hồng Huy, mà còn định được chuyện hôn nhân. Mẹ Tuấn Kỳ mừng đến nỗi mặt mày đều dán lại với nhau.
Việc hôn nhân này là đối phương sai người tìm đến cửa. Mẹ Tuần Kỳ rất thích vị Đàm cô nương mới gặp một lần, tính nết tốt, diện mạo xinh đẹp kia. Tuổi Dương Tuấn Kỳ đã có thể thành thân rồi, năm nay thành thân, sang năm bà sẽ được ôm một đứa cháu trai mập mạp. Nếu năm sau Dương Tuấn Kỳ lại có thể đỗ tú tài kỳ thi hương, thì chẳng phải vừa vặn gia đình, sự nghiệp song thành sao!
Đối phương tìm đến Dương Tuấn Kỳ vì hắn là một nhân tài, được đến thư viện đọc sách, lại vừa vặn hợp ý mẹ Tuấn Kỳ, cho nên song phương ăn nhịp với nhau ấn định thời gian thành thân.
Lúc này mẹ Tuấn Kỳ rất huênh hoang.
Có người hỏi bà: “Mẹ Tuấn Kỳ có gì vui à?"
“Không có gì, Tuấn Kỳ nhà chúng ta đính hôn thôi."
“Ôi, vậy phải chúc mừng rồi, không biết là cô nương nhà ai? Họ gì vậy?"
“Không xa đâu, nàng họ Đàm……."
Sau đó một truyền mười, mười truyền trăm, sau đó chuyện đến tai bà mối Vương, bà tức giận đến mức ở nhà hai ngày không đi ra ngoài.
Hóa ra cho bà mai đến nhà Dương Tuấn Kỳ làm mối chính là Đàm gia – gia đình trong sạch mà trước kia bà mối Vương nhìn trúng cho Lý Khai Minh, còn là Đàm Vân dung mạo xinh đẹp, tài giỏi.
Bà mối Vương thật là tức a! Nếu nói về hoàn cảnh gia đình thì nhà mình tốt hơn nhà Dương Tuấn Kỳ một chút, Đàm gia chủ động tìm nhà họ Dương chẳng phải vì nhìn trúng Dương Tuấn Kỳ được vào thư viện đọc sách sao?
Có gì giỏi cơ chứ! Được vào thư viện đọc sách cũng chưa chắc đã thi đỗ.
Bà mối Vương kìm nén bực bội trong lòng, nhưng trông thấy bộ dáng đắc ý kia của mẹ Tuấn Kỳ là bà lại hận đến nghiến răng.
Bà mối Vương càng tức tối thì trong lòng mẹ Tuấn Kỳ càng đắc ý. Mấy năm trước điều kiện nhà bà mối Vương tốt một chút thì thấy ai cũng vênh váo tự đắc. Năm đó khi nhà bà và nhà Loan Loan chia nhà, bà mối Vương lúc đó còn âm dương quái khí mỉa mai trước mặt bà. Cơn tức này mẹ Tuấn Kỳ vẫn luôn nhớ kĩ, hôm nay chính là thời điểm trả lại cho bà mối Vương.
Vì vậy, khi một đám người đứng trên đường, nếu có người nhắc đến hôn sự của Dương Tuấn Kỳ mà bà mối Vương có mặt ở đó, mẹ Tuấn Kỳ sẽ nhân tiện cười ha hả rồi cao giọng khen con dâu còn chưa rước về của mình: “…. Có thể tìm được cô nương tài giỏi như vậy là may mắn của Tuấn Kỳ nhà ta a, tính nết lại còn tốt, người đến làm mai cũng nhiều nhưng cô nương tốt thế này không phải con chó con mèo nào cũng có thể cầu được nha…."
Bà mối Vương nghe thế thì mặt cũng đen lại. Đây không phải biến tướng mắng con trai bà là chó mèo sao? Nhưng bà lại không thể phản bác, vì nếu bà tranh cãi thì chẳng phải chính mình thừa nhận con mình là chó mèo à?
Từ đó về sau, bà mối Vương và mẹ Tuấn Kỳ đã kết thù!
Mẹ Tuấn Kỳ chiếm được thượng phong ở chỗ bà mối Vương, nhưng thật ra mụn nhọt lớn trong lòng bà vẫn là nhà Loan Loan. Nhưng Loan Loan và Bách Thủ bình thường đều đối nhân xử thế theo khuôn phép, cũng không trêu chọc đến ai, chỉ có thỉnh thoảng đứa bé kia khóc rống lên vào ban đêm, mà trẻ con khóc là chuyện rất bình thường. Nhưng chỉ cần bà nghe được tiếng gì đó từ nhà Loan Loan truyền đến là trong lòng lại thấy bứt rứt, còn muốn mắng người.
Nhưng chuyện cãi nhau lại không thể kéo trẻ con vào được, bởi vì hai năm qua Dương gia thôn không chỉ có thêm một đứa bé. Hơn nữa nhà Cát Sơn và nhà Vương Thanh Sơn còn có con sắp chào đời, nếu bà lôi chuyện đứa trẻ ra nói thì chắc chắn người trong thôn sẽ có ý kiến, cho nên bà chỉ có thể đắn đo dồn lực chú ý sang chuyện hôn nhân của con trai mình.
Loan Loan đã sớm nhìn ra mẹ Tuấn Kỳ có thành kiến với nhà mình rồi, nhưng chỉ cần không đụng chạm đến nàng thì nàng sẽ giả vờ như không biết, nên làm gì thì làm nấy.
***
Mỏ than trong giai đoạn đầu chỉ cần không đào quá sâu thì đều an toàn. Tháng thứ hai, than đá dần nhiều rồi, không cần giữ lương cơ bản mà cuối tháng mỗi người đều có một lượng tiền công. Chắc rằng đến tháng thứ ba tiền công còn có thể nhiều hơn nữa.
Mọi người làm việc rất phấn chấn, thời gian trôi qua rồi cũng rất nhanh đến vụ thu hoạch lúa mạch.
Năm nay người có sức lao động đều lên mỏ than, chỉ còn người già, phụ nhân và trẻ con là sức lao động trong nhà. Những người nam nhân chỉ có thời gian nghỉ là vội vàng về nhà ăn cơm, sau đó cầm liềm ra đồng làm một lát. Vì vậy quý thu hoạch này so với các quý trước đều dài hơn.
Sân đập lúa bị công nhân Tạ gia mang đến dùng để dựng lều rồi, mọi người đành mang lúa mạch đến bãi đất bằng ở từ đường phơi nắng. Trong thôn có mười bộ đệm chung để phơi nắng, nên mọi người thay phiên nhau phơi nắng.
Vì Bách Thủ phải trông giữ than đá, không mệt mỏi như người phải đào than hay vận chuyển, buổi tối có thể làm việc muộn hơn người khác một chút nên ngược lại lúa mạch nhà bọn họ cũng không bị chậm trễ thu hoạch.
Việc phơi nắng thì hơi phiền phức một chút. Mỗi buổi sáng sớm, hắn thừa dịp còn chưa có ai chuyển than xuống, vội vàng trở về chuyển một phần lúa mạch cần phơi nắng đến từ đường cùng với Lai Sinh, rồi hắn lại quay lại công trường. Sau đó Loan Loan cõng con trên lưng, cầm cào trúc bắt đầu chậm rãi tán lúa mạch ra phơi nắng cùng Lai Sinh.
Ngày hôm sau lại chuyển một phần nữa ra phơi nắng, vì mỗi ngày cũng không thể phơi nhiều.
Nếu thời tiết tốt, họ sẽ chuyển số lúa mạch phơi trên hai bộ đệm, nhiều thì ba bộ. Còn nếu thời tiết không tốt thì chỉ chuyển số lúa mạch đủ phơi trên một bộ đệm.
Vì nếu phơi nhiều lúa mạch, khi trời mưa Bách Thủ không thể về giúp, Lai Sinh thì bất cứ lúc nào cũng có thể biệt tăm, một mình Loan Loan còn mang theo con sợ rằng sẽ không thu vào kịp!
Năm trước Quán rượu Phúc Sinh làm nhiều thịt khô, hơn nữa Tạ Dật điều chỉnh lại nguồn tiêu thụ hàng khô. Ví như loại thủ phủ lớn như kinh thành, hắn dự trữ hàng khô nhiều hơn, ở những địa phương nhỏ không đạt được mục tiêu tiêu thụ thì hắn cũng không chuyển thịt khô đến nữa.
Thứ nhất là những thứ đó tiêu thụ ở kinh thành có thể nâng cao lợi nhuận, thứ hai là khi chỉ có những địa phương lớn mới có bán thì sẽ lộ rõ sự hiếm lạ của món này!
Cho nên năm nay thu hoạch mạch xong, Loan Loan được nghỉ ngơi mấy ngày mà không cần đến thôn trang làm thịt khô.
Ngay sau khi gặt lúa mạch xong thì phải bắt đầu dẫn nước tưới để cấy mạ. Việc này chỉ có Loan Loan và Bách Thủ làm, Lai Sinh có thể phụ giúp thu lúa mạch, nhưng hắn lại hoàn toàn không biết cấy mạ, mà để hắn trông con thì Loan Loan lại lo lắng, nên nàng chỉ có thể cõng con trên lưng ra ruộng làm việc. Trời râm mát thì còn tốt, chỉ cần mặt trời vừa ló ra là nàng chỉ có thể cõng con về nhà.
Đoạn thời gian trước thời tiết không tốt, hằng đêm trời không trăng đen kịt, không nhìn rõ cảnh vật thì tự nhiên không thể ra ruộng làm việc. Mà Bách Thủ chỉ chờ đến đêm mới bắt đầu làm việc được, ban ngày lúc nghỉ ngơi cũng về nhà giúp một chút, nhưng Loan Loan không dám để hắn làm quá nhiều trong thời gian dài, tránh cho việc không ngủ đủ mà ban ngày làm việc lại xảy ra chuyện.
Mãi mới đến mười lăm có trăng, Loan Loan và Bách Thủ quyết định đêm nay ra ruộng sẽ cấy hết toàn bộ mạ non của mảnh ruộng nhỏ cuối cùng. Ăn tối xong, họ bỏ bát vào bếp, nàng cõng con trên lưng, vừa mới ra nhà chính đang chuẩn bị gọi Lai Sinh thì phát hiện hắn đã thay một bộ quần áo cũ nát, ống quần được xắn lên, đang đứng ở giữa sân.
Loan Loan ngạc nhiên nói: “Đệ làm gì thế này?" Đưa mắt nhìn Bách Thủ đúng lúc từ bếp đi ra, nói tiếp: “Chị dâu và ca đệ tối nay phải ra ruộng cấy nốt mạ vào mảnh ruộng cuối cùng, đệ ở nhà rửa bát xong rồi tự đi ngủ trước đi!"
Lai Sinh giơ chân mình lên nói: “Đệ cũng đi giúp, ba người làm sẽ nhanh hơn, bát thì khi về đệ sẽ rửa sau."
Bách Thủ đứng ở một bên trừng mắt nhìn hắn: “Đêm hôm khuya khoắt đệ tham gia náo nhiệt cái gì chứ! Đệ không cần rửa bát, để ca về rồi rửa. Đệ về phòng mình chơi đi, có mệt thì cứ ngủ trước."
Hắn có phần tâm này là tốt rồi.
Loan Loan cũng cười nói: “Đệ đâu biết cấy mạ. Tẩu và ca đệ sẽ rất nhanh trở về…."
Không đợi nàng nói xong, Lai Sinh đã mở cổng bước nhanh ra ngoài: “Đệ biết cấy mà, không tin hai người nhìn xem!" Sau đó nhoáng một cái đã không thấy bóng dáng đâu!
Đợi Loan Loan và Bách Thủ đuổi kịp đến ruộng, Lai Sinh đã xuống ruộng cấy được ba hàng mạ rồi, mà tất cả đều là Lai Sinh cấy. Nhìn kĩ, mạ cắm ngay ngắn thẳng hàng, mặc dù mỗi cây mạ cách nhau không đều nhưng cũng không sao.
Loan Loan và Bách Thủ kinh ngạc nhìn hắn: “Tất cả chỗ này đều do đệ cấy?"
Lai Sinh gật đầu, đưa tay vén sợi tóc rơi xuống ở trán. Tóc lập tức dính bùn nhưng hắn hoàn toàn không biết, cười hì hì với hai người rồi nói: “Thế nào, đệ cấy coi như cũng ổn chứ?."
Thấy Bách Thủ gật đầu, Lai Sinh cao hứng, hắn lập tức quay người tiếp tục cấy, tư thế, tốc độ kia cũng chẳng kém bọn họ bao nhiêu. Thấy vậy Bách Thủ và Loan Loan đều sững sờ.
Bình thường không phải họ không gọi Lai Sinh ra làm việc, nhưng hắn đều viện cớ đẩy đi, cấy mạ cũng nghiêng ngả lệch lạc. Từ lúc nào đầu óc hắn thông suốt, học cấy được mạ rồi chứ?
Điều này thật sự khiến người ta có chút khó hiểu, nhưng hiện tại làm việc quan trọng hơn nên hai người cũng chẳng để ý nhiều như vậy mà vội vã xắn quần xuống ruộng.
Cấy xong một mảnh ruộng cuối cùng, nhà Loan Loan cũng đóng ương (*), cuối cùng cũng làm xong việc ngoài ruộng. Ruộng của những nhà khác trong thôn cơ bản đều đã xử lý xong, mọi người lại quay về thời gian thanh nhàn. Mọi người đưa mắt nhìn phòng bếp tạm phụ trách thức ăn của mỏ ở dưới núi, phòng bếp kia sau này tạm thời dựng một cái trướng lớn, cái trướng được chia làm hai, một bên đặt giường cho Tạ đại nương nghỉ ngơi buổi tối, còn bên kia là chỗ nấu cơm.
(*) đóng ương: kết thúc thời gian cấy mạ.
Đây là một tục lệ sản xuất nông nghiệp của người Hán, lưu hành chủ yếu ở An Huy Giang Hoài. Sau khi trữ nước, họ chọn ngày lành tháng tốt làm ngày cấy mạ, trước khi cấy mạ sẽ tổ chức nghi thức mở ương để cầu chúc cho mùa thu hoạch lúa được gặt hái thành công tốt đẹp. Trước tiên do người lớn tuổi trong nhà thắp nhang đốt nến, đốt pháo, tế thổ thần, tiếp theo cả nhà sẽ ăn liên hoan, uống rượu mở ương. Sau đó sẽ do trưởng lão hoặc người lớn tuổi trong nhà ra đồng cắm một ngọn mạ, vãn bối vừa hát bài hát cấy mạ vừa cấy mạ, người trẻ tuổi giội rượu và nước bùn, bị giội càng nhiều càng may mắn. Vì thế sau khi cấy mạ xong, sẽ gọi là đóng ương.
Gần đây phòng ăn có thêm người, là một phụ nhân trẻ tuổi, dáng người thùy mị, có một đôi mắt phượng, đuôi mắt hơi xếch, mỗi cái nhăn mày, mỗi một nụ cười đều mang một loại phong tình khác biệt, người này chính là Hương Tú.
Hương Tú được bề trên ở Tạ gia trang điều đến giúp đỡ phòng ăn trên mỏ, vì gần nhà nên rốt cuộc nàng cũng không cần lo lắng cho Mạch Thảo nữa, mỗi ngày nàng đều có thể về nhà.
Mọi người dường như ngoài ý muốn, nhưng lại cũng như không bất ngờ với kết quả này. Người hơi có tâm nhãn là có thể đoán được Hương Tú được điều về không phải chỉ đơn giản như vậy.
Người Dương gia thôn đối với việc này cũng không để bụng, mà hai mươi mấy người nam nhân Tạ gia mang đến kia thấy một nữ nhân xinh đẹp như vậy giúp việc thì dù trên núi vừa mệt vừa nhọc, nhưng lúc ăn cơm họ đều có tinh thần gấp trăm lần, ánh mắt cũng không ngừng liếc trộm Hương Tú, miệng không nơi đùa giỡn hi hi ha ha nói cười với người bên cạnh.
Sau đó có người âm thầm hỏi Tạ đại nương: “Nương tử xinh đẹp này ở đâu đến vậy?"
Tạ đại nương liếc mắt qua: “Tiểu tử ngươi lại nghĩ ra cái chủ ý thối tha gì thế? Con gái người ta cũng đã mười mấy tuổi rồi đấy!"
“Ôi, thật đáng tiếc, không nhìn ra đấy!" Đối phương thở dài cảm thán một tiếng.
“Dù chưa thành thân thì cũng không thể tìm cái đám nam nhân háo sắc như các ngươi đâu!" Tạ đại nương bĩu môi nói.
Bên cạnh lập tức có người tranh luận nói: “Ôi, đại nương à, đại nương cũng đừng đánh đồng tất cả mọi người nha! Chúng tôi là người tốt đấy!"
“Ta nhổ vào, con mắt nào của các ngươi chẳng nhìn chằm chằm người ta. Lại còn người tốt à? Ta thấy là đạo đức giả thì có!" Người nọ phun nước miếng, không phục nói.
“Cũng khó trách, các ngươi nhìn dáng người kia đi, ở nơi thế này còn có thể thấy nữ nhân xinh đẹp như vậy cũng không thường xuyên đâu nha…."
“Đúng vậy, đúng vậy, còn đôi mắt kia kìa. Chậc chậc, một cái liếc mắt thôi hồn ta cũng mất luôn, thật sự có thể câu dẫn người mà….."
“Nhìn bộ dạng không tiền đồ của các ngươi kìa…."
Mấy người ngươi một câu, ta một câu bắt đầu cười nói ha hả.
Bên cạnh, mấy người Dương gia thôn bưng bát ngồi ở một bên khác, trong lòng lại thầm phỉ nhổ. Dương gia thôn bọn họ thế nào lại có một nữ nhân như vậy, thật mất mặt!
Beta: Tuyết Y
Một người khác cùng đi thi với Lý Đại Trí là Lý Khai Minh, vì thi rớt mà tinh thần sa sút một khoảng thời gian, nhưng rất nhanh đã khôi phục lòng tự tin. Mỗi ngày ngoại trừ ở nhà miệt mài đọc sách, hắn còn đòi giúp bà mối Vương làm việc. Lý Trụ Đầu lên mỏ làm việc mỗi ngày kiếm tiền sinh hoạt, bà mối Vương dạo này cũng bận rộn chuyện hôn sự của con trai nên không có đi làm mai cho nhà người khác. Sau khi được Lý Khai Minh khuyên bảo một hồi thì bà cũng đã thông suốt, nếu con trai tạm thời chưa muốn kết hôn thì thôi vậy, chỉ cần trong lòng nó vui, có thể học hành thật tốt thì bảo bà làm gì cũng được.
Mà Dương Tuấn Kỳ cũng coi như có song hỉ, hiện tại không chỉ được vào thư viện Hồng Huy, mà còn định được chuyện hôn nhân. Mẹ Tuấn Kỳ mừng đến nỗi mặt mày đều dán lại với nhau.
Việc hôn nhân này là đối phương sai người tìm đến cửa. Mẹ Tuần Kỳ rất thích vị Đàm cô nương mới gặp một lần, tính nết tốt, diện mạo xinh đẹp kia. Tuổi Dương Tuấn Kỳ đã có thể thành thân rồi, năm nay thành thân, sang năm bà sẽ được ôm một đứa cháu trai mập mạp. Nếu năm sau Dương Tuấn Kỳ lại có thể đỗ tú tài kỳ thi hương, thì chẳng phải vừa vặn gia đình, sự nghiệp song thành sao!
Đối phương tìm đến Dương Tuấn Kỳ vì hắn là một nhân tài, được đến thư viện đọc sách, lại vừa vặn hợp ý mẹ Tuấn Kỳ, cho nên song phương ăn nhịp với nhau ấn định thời gian thành thân.
Lúc này mẹ Tuấn Kỳ rất huênh hoang.
Có người hỏi bà: “Mẹ Tuấn Kỳ có gì vui à?"
“Không có gì, Tuấn Kỳ nhà chúng ta đính hôn thôi."
“Ôi, vậy phải chúc mừng rồi, không biết là cô nương nhà ai? Họ gì vậy?"
“Không xa đâu, nàng họ Đàm……."
Sau đó một truyền mười, mười truyền trăm, sau đó chuyện đến tai bà mối Vương, bà tức giận đến mức ở nhà hai ngày không đi ra ngoài.
Hóa ra cho bà mai đến nhà Dương Tuấn Kỳ làm mối chính là Đàm gia – gia đình trong sạch mà trước kia bà mối Vương nhìn trúng cho Lý Khai Minh, còn là Đàm Vân dung mạo xinh đẹp, tài giỏi.
Bà mối Vương thật là tức a! Nếu nói về hoàn cảnh gia đình thì nhà mình tốt hơn nhà Dương Tuấn Kỳ một chút, Đàm gia chủ động tìm nhà họ Dương chẳng phải vì nhìn trúng Dương Tuấn Kỳ được vào thư viện đọc sách sao?
Có gì giỏi cơ chứ! Được vào thư viện đọc sách cũng chưa chắc đã thi đỗ.
Bà mối Vương kìm nén bực bội trong lòng, nhưng trông thấy bộ dáng đắc ý kia của mẹ Tuấn Kỳ là bà lại hận đến nghiến răng.
Bà mối Vương càng tức tối thì trong lòng mẹ Tuấn Kỳ càng đắc ý. Mấy năm trước điều kiện nhà bà mối Vương tốt một chút thì thấy ai cũng vênh váo tự đắc. Năm đó khi nhà bà và nhà Loan Loan chia nhà, bà mối Vương lúc đó còn âm dương quái khí mỉa mai trước mặt bà. Cơn tức này mẹ Tuấn Kỳ vẫn luôn nhớ kĩ, hôm nay chính là thời điểm trả lại cho bà mối Vương.
Vì vậy, khi một đám người đứng trên đường, nếu có người nhắc đến hôn sự của Dương Tuấn Kỳ mà bà mối Vương có mặt ở đó, mẹ Tuấn Kỳ sẽ nhân tiện cười ha hả rồi cao giọng khen con dâu còn chưa rước về của mình: “…. Có thể tìm được cô nương tài giỏi như vậy là may mắn của Tuấn Kỳ nhà ta a, tính nết lại còn tốt, người đến làm mai cũng nhiều nhưng cô nương tốt thế này không phải con chó con mèo nào cũng có thể cầu được nha…."
Bà mối Vương nghe thế thì mặt cũng đen lại. Đây không phải biến tướng mắng con trai bà là chó mèo sao? Nhưng bà lại không thể phản bác, vì nếu bà tranh cãi thì chẳng phải chính mình thừa nhận con mình là chó mèo à?
Từ đó về sau, bà mối Vương và mẹ Tuấn Kỳ đã kết thù!
Mẹ Tuấn Kỳ chiếm được thượng phong ở chỗ bà mối Vương, nhưng thật ra mụn nhọt lớn trong lòng bà vẫn là nhà Loan Loan. Nhưng Loan Loan và Bách Thủ bình thường đều đối nhân xử thế theo khuôn phép, cũng không trêu chọc đến ai, chỉ có thỉnh thoảng đứa bé kia khóc rống lên vào ban đêm, mà trẻ con khóc là chuyện rất bình thường. Nhưng chỉ cần bà nghe được tiếng gì đó từ nhà Loan Loan truyền đến là trong lòng lại thấy bứt rứt, còn muốn mắng người.
Nhưng chuyện cãi nhau lại không thể kéo trẻ con vào được, bởi vì hai năm qua Dương gia thôn không chỉ có thêm một đứa bé. Hơn nữa nhà Cát Sơn và nhà Vương Thanh Sơn còn có con sắp chào đời, nếu bà lôi chuyện đứa trẻ ra nói thì chắc chắn người trong thôn sẽ có ý kiến, cho nên bà chỉ có thể đắn đo dồn lực chú ý sang chuyện hôn nhân của con trai mình.
Loan Loan đã sớm nhìn ra mẹ Tuấn Kỳ có thành kiến với nhà mình rồi, nhưng chỉ cần không đụng chạm đến nàng thì nàng sẽ giả vờ như không biết, nên làm gì thì làm nấy.
***
Mỏ than trong giai đoạn đầu chỉ cần không đào quá sâu thì đều an toàn. Tháng thứ hai, than đá dần nhiều rồi, không cần giữ lương cơ bản mà cuối tháng mỗi người đều có một lượng tiền công. Chắc rằng đến tháng thứ ba tiền công còn có thể nhiều hơn nữa.
Mọi người làm việc rất phấn chấn, thời gian trôi qua rồi cũng rất nhanh đến vụ thu hoạch lúa mạch.
Năm nay người có sức lao động đều lên mỏ than, chỉ còn người già, phụ nhân và trẻ con là sức lao động trong nhà. Những người nam nhân chỉ có thời gian nghỉ là vội vàng về nhà ăn cơm, sau đó cầm liềm ra đồng làm một lát. Vì vậy quý thu hoạch này so với các quý trước đều dài hơn.
Sân đập lúa bị công nhân Tạ gia mang đến dùng để dựng lều rồi, mọi người đành mang lúa mạch đến bãi đất bằng ở từ đường phơi nắng. Trong thôn có mười bộ đệm chung để phơi nắng, nên mọi người thay phiên nhau phơi nắng.
Vì Bách Thủ phải trông giữ than đá, không mệt mỏi như người phải đào than hay vận chuyển, buổi tối có thể làm việc muộn hơn người khác một chút nên ngược lại lúa mạch nhà bọn họ cũng không bị chậm trễ thu hoạch.
Việc phơi nắng thì hơi phiền phức một chút. Mỗi buổi sáng sớm, hắn thừa dịp còn chưa có ai chuyển than xuống, vội vàng trở về chuyển một phần lúa mạch cần phơi nắng đến từ đường cùng với Lai Sinh, rồi hắn lại quay lại công trường. Sau đó Loan Loan cõng con trên lưng, cầm cào trúc bắt đầu chậm rãi tán lúa mạch ra phơi nắng cùng Lai Sinh.
Ngày hôm sau lại chuyển một phần nữa ra phơi nắng, vì mỗi ngày cũng không thể phơi nhiều.
Nếu thời tiết tốt, họ sẽ chuyển số lúa mạch phơi trên hai bộ đệm, nhiều thì ba bộ. Còn nếu thời tiết không tốt thì chỉ chuyển số lúa mạch đủ phơi trên một bộ đệm.
Vì nếu phơi nhiều lúa mạch, khi trời mưa Bách Thủ không thể về giúp, Lai Sinh thì bất cứ lúc nào cũng có thể biệt tăm, một mình Loan Loan còn mang theo con sợ rằng sẽ không thu vào kịp!
Năm trước Quán rượu Phúc Sinh làm nhiều thịt khô, hơn nữa Tạ Dật điều chỉnh lại nguồn tiêu thụ hàng khô. Ví như loại thủ phủ lớn như kinh thành, hắn dự trữ hàng khô nhiều hơn, ở những địa phương nhỏ không đạt được mục tiêu tiêu thụ thì hắn cũng không chuyển thịt khô đến nữa.
Thứ nhất là những thứ đó tiêu thụ ở kinh thành có thể nâng cao lợi nhuận, thứ hai là khi chỉ có những địa phương lớn mới có bán thì sẽ lộ rõ sự hiếm lạ của món này!
Cho nên năm nay thu hoạch mạch xong, Loan Loan được nghỉ ngơi mấy ngày mà không cần đến thôn trang làm thịt khô.
Ngay sau khi gặt lúa mạch xong thì phải bắt đầu dẫn nước tưới để cấy mạ. Việc này chỉ có Loan Loan và Bách Thủ làm, Lai Sinh có thể phụ giúp thu lúa mạch, nhưng hắn lại hoàn toàn không biết cấy mạ, mà để hắn trông con thì Loan Loan lại lo lắng, nên nàng chỉ có thể cõng con trên lưng ra ruộng làm việc. Trời râm mát thì còn tốt, chỉ cần mặt trời vừa ló ra là nàng chỉ có thể cõng con về nhà.
Đoạn thời gian trước thời tiết không tốt, hằng đêm trời không trăng đen kịt, không nhìn rõ cảnh vật thì tự nhiên không thể ra ruộng làm việc. Mà Bách Thủ chỉ chờ đến đêm mới bắt đầu làm việc được, ban ngày lúc nghỉ ngơi cũng về nhà giúp một chút, nhưng Loan Loan không dám để hắn làm quá nhiều trong thời gian dài, tránh cho việc không ngủ đủ mà ban ngày làm việc lại xảy ra chuyện.
Mãi mới đến mười lăm có trăng, Loan Loan và Bách Thủ quyết định đêm nay ra ruộng sẽ cấy hết toàn bộ mạ non của mảnh ruộng nhỏ cuối cùng. Ăn tối xong, họ bỏ bát vào bếp, nàng cõng con trên lưng, vừa mới ra nhà chính đang chuẩn bị gọi Lai Sinh thì phát hiện hắn đã thay một bộ quần áo cũ nát, ống quần được xắn lên, đang đứng ở giữa sân.
Loan Loan ngạc nhiên nói: “Đệ làm gì thế này?" Đưa mắt nhìn Bách Thủ đúng lúc từ bếp đi ra, nói tiếp: “Chị dâu và ca đệ tối nay phải ra ruộng cấy nốt mạ vào mảnh ruộng cuối cùng, đệ ở nhà rửa bát xong rồi tự đi ngủ trước đi!"
Lai Sinh giơ chân mình lên nói: “Đệ cũng đi giúp, ba người làm sẽ nhanh hơn, bát thì khi về đệ sẽ rửa sau."
Bách Thủ đứng ở một bên trừng mắt nhìn hắn: “Đêm hôm khuya khoắt đệ tham gia náo nhiệt cái gì chứ! Đệ không cần rửa bát, để ca về rồi rửa. Đệ về phòng mình chơi đi, có mệt thì cứ ngủ trước."
Hắn có phần tâm này là tốt rồi.
Loan Loan cũng cười nói: “Đệ đâu biết cấy mạ. Tẩu và ca đệ sẽ rất nhanh trở về…."
Không đợi nàng nói xong, Lai Sinh đã mở cổng bước nhanh ra ngoài: “Đệ biết cấy mà, không tin hai người nhìn xem!" Sau đó nhoáng một cái đã không thấy bóng dáng đâu!
Đợi Loan Loan và Bách Thủ đuổi kịp đến ruộng, Lai Sinh đã xuống ruộng cấy được ba hàng mạ rồi, mà tất cả đều là Lai Sinh cấy. Nhìn kĩ, mạ cắm ngay ngắn thẳng hàng, mặc dù mỗi cây mạ cách nhau không đều nhưng cũng không sao.
Loan Loan và Bách Thủ kinh ngạc nhìn hắn: “Tất cả chỗ này đều do đệ cấy?"
Lai Sinh gật đầu, đưa tay vén sợi tóc rơi xuống ở trán. Tóc lập tức dính bùn nhưng hắn hoàn toàn không biết, cười hì hì với hai người rồi nói: “Thế nào, đệ cấy coi như cũng ổn chứ?."
Thấy Bách Thủ gật đầu, Lai Sinh cao hứng, hắn lập tức quay người tiếp tục cấy, tư thế, tốc độ kia cũng chẳng kém bọn họ bao nhiêu. Thấy vậy Bách Thủ và Loan Loan đều sững sờ.
Bình thường không phải họ không gọi Lai Sinh ra làm việc, nhưng hắn đều viện cớ đẩy đi, cấy mạ cũng nghiêng ngả lệch lạc. Từ lúc nào đầu óc hắn thông suốt, học cấy được mạ rồi chứ?
Điều này thật sự khiến người ta có chút khó hiểu, nhưng hiện tại làm việc quan trọng hơn nên hai người cũng chẳng để ý nhiều như vậy mà vội vã xắn quần xuống ruộng.
Cấy xong một mảnh ruộng cuối cùng, nhà Loan Loan cũng đóng ương (*), cuối cùng cũng làm xong việc ngoài ruộng. Ruộng của những nhà khác trong thôn cơ bản đều đã xử lý xong, mọi người lại quay về thời gian thanh nhàn. Mọi người đưa mắt nhìn phòng bếp tạm phụ trách thức ăn của mỏ ở dưới núi, phòng bếp kia sau này tạm thời dựng một cái trướng lớn, cái trướng được chia làm hai, một bên đặt giường cho Tạ đại nương nghỉ ngơi buổi tối, còn bên kia là chỗ nấu cơm.
(*) đóng ương: kết thúc thời gian cấy mạ.
Đây là một tục lệ sản xuất nông nghiệp của người Hán, lưu hành chủ yếu ở An Huy Giang Hoài. Sau khi trữ nước, họ chọn ngày lành tháng tốt làm ngày cấy mạ, trước khi cấy mạ sẽ tổ chức nghi thức mở ương để cầu chúc cho mùa thu hoạch lúa được gặt hái thành công tốt đẹp. Trước tiên do người lớn tuổi trong nhà thắp nhang đốt nến, đốt pháo, tế thổ thần, tiếp theo cả nhà sẽ ăn liên hoan, uống rượu mở ương. Sau đó sẽ do trưởng lão hoặc người lớn tuổi trong nhà ra đồng cắm một ngọn mạ, vãn bối vừa hát bài hát cấy mạ vừa cấy mạ, người trẻ tuổi giội rượu và nước bùn, bị giội càng nhiều càng may mắn. Vì thế sau khi cấy mạ xong, sẽ gọi là đóng ương.
Gần đây phòng ăn có thêm người, là một phụ nhân trẻ tuổi, dáng người thùy mị, có một đôi mắt phượng, đuôi mắt hơi xếch, mỗi cái nhăn mày, mỗi một nụ cười đều mang một loại phong tình khác biệt, người này chính là Hương Tú.
Hương Tú được bề trên ở Tạ gia trang điều đến giúp đỡ phòng ăn trên mỏ, vì gần nhà nên rốt cuộc nàng cũng không cần lo lắng cho Mạch Thảo nữa, mỗi ngày nàng đều có thể về nhà.
Mọi người dường như ngoài ý muốn, nhưng lại cũng như không bất ngờ với kết quả này. Người hơi có tâm nhãn là có thể đoán được Hương Tú được điều về không phải chỉ đơn giản như vậy.
Người Dương gia thôn đối với việc này cũng không để bụng, mà hai mươi mấy người nam nhân Tạ gia mang đến kia thấy một nữ nhân xinh đẹp như vậy giúp việc thì dù trên núi vừa mệt vừa nhọc, nhưng lúc ăn cơm họ đều có tinh thần gấp trăm lần, ánh mắt cũng không ngừng liếc trộm Hương Tú, miệng không nơi đùa giỡn hi hi ha ha nói cười với người bên cạnh.
Sau đó có người âm thầm hỏi Tạ đại nương: “Nương tử xinh đẹp này ở đâu đến vậy?"
Tạ đại nương liếc mắt qua: “Tiểu tử ngươi lại nghĩ ra cái chủ ý thối tha gì thế? Con gái người ta cũng đã mười mấy tuổi rồi đấy!"
“Ôi, thật đáng tiếc, không nhìn ra đấy!" Đối phương thở dài cảm thán một tiếng.
“Dù chưa thành thân thì cũng không thể tìm cái đám nam nhân háo sắc như các ngươi đâu!" Tạ đại nương bĩu môi nói.
Bên cạnh lập tức có người tranh luận nói: “Ôi, đại nương à, đại nương cũng đừng đánh đồng tất cả mọi người nha! Chúng tôi là người tốt đấy!"
“Ta nhổ vào, con mắt nào của các ngươi chẳng nhìn chằm chằm người ta. Lại còn người tốt à? Ta thấy là đạo đức giả thì có!" Người nọ phun nước miếng, không phục nói.
“Cũng khó trách, các ngươi nhìn dáng người kia đi, ở nơi thế này còn có thể thấy nữ nhân xinh đẹp như vậy cũng không thường xuyên đâu nha…."
“Đúng vậy, đúng vậy, còn đôi mắt kia kìa. Chậc chậc, một cái liếc mắt thôi hồn ta cũng mất luôn, thật sự có thể câu dẫn người mà….."
“Nhìn bộ dạng không tiền đồ của các ngươi kìa…."
Mấy người ngươi một câu, ta một câu bắt đầu cười nói ha hả.
Bên cạnh, mấy người Dương gia thôn bưng bát ngồi ở một bên khác, trong lòng lại thầm phỉ nhổ. Dương gia thôn bọn họ thế nào lại có một nữ nhân như vậy, thật mất mặt!
Tác giả :
Quả Vô