Từ Mạt Thế Xuyên Qua Thành Tiểu Ca Nhi
Chương 29 29 Bò Viên Và Cá Viên

Từ Mạt Thế Xuyên Qua Thành Tiểu Ca Nhi

Chương 29 29 Bò Viên Và Cá Viên


Ngày hôm sau, Trương Đại Bảo thức dậy sớm một mình lên trấn mua những nguyên liệu mà Thẩm Thiệu Thanh đã nói.

Thẩm Thiệu Thanh cũng nhờ mẹ Trương đánh tiếng với người trong thôn muốn mua rau dưa nhà bọn họ.

Gần vào đông nên rau sẽ khan hiếm dần.

Nhà nào trồng được sẽ tranh thủ lên trấn bán kiếm chút lời.

Rau vào mùa đông sẽ rất khó trồng vì thế thường vào mùa đông người ở thời này sẽ ít được ăn rau xanh.

Nuôi cấy rau vào mùa đông ở thời mạt thế cũng chẳng có gì là khó khăn.

Khó khăn ở đây chính là thời này không có sẵn những nguyên liệu tốt như ở thời mạt thế.

Nhưng Thẩm Thiệu Thanh vốn là người trồng rau bởi không gian của hắn chính là không gian thực vật nên đối với những phương pháp nuôi trồng rau xanh hắn chính là bậc thầy.

Đời trước Thẩm Thiệu Thanh đã từng thử nuôi cấy rau bằng nhà kính nhưng thời này Thẩm Thiệu Thanh dự tính sẽ không làm vậy.

Vì sao ư?
Vì nơi này cái gì cũng không có a.

Có muốn cũng không được.
Phương pháp trồng rau trong nhà kính thực sự rất tốt nhưng nguyên vật liệu lại rất cầu kỳ, đồ vật tương đối hiện đại.


Nếu năm sau Thẩm Thiệu Thanh có nhiều tiền có thể sẽ nghiên cứu một cách khác để trồng rau quy mô lớn.

Hiện tại tuy rau dưa vẫn chưa bắt đầu vào thời gian khan hiếm nhưng cách đông cũng không còn xa nữa.

Cửa hàng cũng sắp phải mở vậy nên cũng không còn đủ thời gian để làm những việc khác.

Đành phải gác lại việc này đợi vài hôm việc buôn bán ổn định Thẩm Thiệu Thanh sẽ cùng cha Trương và hai huynh đệ Trương gia làm một ít trong vườn.
Trương Đại Bảo đi tầm một canh mới trở lại.

Đem xương heo, cá, thịt heo và một ít thịt bò cùng mấy thứ linh tinh khác về cho Thẩm Thiệu Thanh.

Thịt bò ở đây là mắc nhất bởi triều đại này vẫn còn đang ở chế độ làm nông là chủ yếu.

Trâu, bò là gia súc có sức kéo nên có tầm quan trọng nhất định trong nông nghiệp.

Vậy nên thịt trâu và bò thường ít được bán, tuy nhiên khi trâu và bò già hoặc bệnh người dân vẫn được phép làm thịt và đem bán.

Đây cũng coi như một bước tiến bộ của triều đại này.

Thẩm Thiệu Thanh chỉ định từng công việc cho mỗi người.

Tô Cẩm Hương sẽ phụ trách lọc xương và da cá cho sạch sẽ.

Việc băm cá thì sẽ để cho Trương Đại Bảo làm, mấy việc này đều cần dùng sức nên sẽ để cho hán tử làm sẽ dễ hơn.

Băm cá cần phải băm thật nhuyễn ra sau đó bỏ chúng vào trong một thùng gỗ cho hỗn hợp nghỉ.

Thẩm Thiệu Thanh tranh thủ chỉ cách làm cho Tô Cẩm Hương để nàng làm một mình.

Bởi vì thịt cá tanh nên sẽ cần gừng và hành tím để át đi mùi tanh, đem gừng và hành tím băm nhỏ bỏ vào bát rồi đổ chút nước sôi vào sẽ làm dậy lên mùi thơm đặc trưng của chúng.

Với phần thịt cá băm nhuyễn, thêm rượu trắng tùy khẩu vị giúp khử mùi tanh, sau lại thêm muối, cuối cùng là bỏ vào lòng trắng trứng để tạo độ dai.
Sau khi trộn đều các gia vị với thịt cá, đổ một ít nước hành và gừng đã chuẩn bị ban nãy vào, rồi lại quấy lần nữa, thời điểm trộn nên chú ý trộn theo một hướng tránh cho cá viên bị bở và dễ tách nước.Nước hành gừng đổ vào từng chút một, đổ vào một lần lại trộn một lần, trộn liên tục đến khi thịt cá bên trong thùng gỗ chuyển sang màu trắng, đồng thời trở nên mịn màng, dinh dính thì mới dừng lại.
Về phần bò viên Thẩm Thiệu Thanh sẽ tự làm nhưng chỉ làm phần pha gia vị còn lại đều để Trương Tam Bảo làm mấy việc dùng sức.
Nguyên liệu là thịt bò nên phải được chọn lựa tỉ mỉ, nhặt bỏ hết mạch máu cùng xương vụn bị lẫn trong trong lúc chặt thịt, rồi dùng gậy sắt đánh liên tục vào thịt, giã cho đến khi thịt nhuyễn dính lại mới thôi, sau khi giã nhuyễn lại thêm một lần nữa cẩn thận nhặt phần gân vẫn còn lẫn trong thịt ra hết thì đến lúc này mới được xem là xong việc.

Sau đó đem phần thịt này trộn cùng với thịt tôm cũng băm thành nhuyễn, cho thêm muối, rượu ủ lâu năm, đường, một ít tiêu xay, cuối cùng lại thêm một ít nước xương đã hầm, trộn kỹ.

Cuối cùng thành phẩm là hỗn hợp thịt bò phải vừa nhuyễn mịn lại dẻo dính, dùng cái muỗng múc từng muỗng nhỏ, cho lên tay sạch dùng sức bóp một cái, thế là một viên thịt tròn trịa, núng nính đã ra đời.
Còn lại mấy nguyên liệu khác Thẩm Thiệu Thanh sẽ để cho Trương Tiểu Nương khéo tay làm.


Cha Trương sẽ phụ trách làm que xiên, chờ ông làm đủ 500 cái que xiên liền đem cá viên và bò viên đã được vo tròn lại, mỗi xiên sẽ có 3 viên.

Mẹ Trương đi mua rau cũng đã trở lại.

Nói rằng buổi chiều người trong thôn sẽ mang rau tới.

Cả nhà bận rộn tới trưa mới xong, thời tiết lạnh nên để bò viên và cá viên bên ngoài cũng không sợ bị gì.

Thẩm Thiệu Thanh xắn tay vào bếp nấu một nồi nước dùng chuẩn bị cho mọi người thưởng thức thành quả của chính mình hôm nay.
Tô Cẩm Hương và Trương Tiểu Nương cũng tham gia vào làm nên Thẩm Thiệu Thanh có nhiều thời gian hơn liền làm thêm mì để thả vào ăn cùng.

Một lúc sau nồi lẩu thơm phức cuối cùng cũng được mang lên.

Trên bàn đã bày sẵn rau, nấm, đậu phụ, cá và bò viên đầy đủ.

Nước vừa sôi liền đem các thứ bỏ vào.
"Ngon quá.

Thật sự không ngờ cá và bò cũng làm được hương vị ngon như vậy" Trương Tam Bảo vừa ăn một viên bò liền khen nức nở.

Cả nhà nghe y nói cũng chỉ gật đầu phụ họa bởi đồ ăn quá ngon nên không thể dừng lại nói chuyện được.

Vừa ăn xong bữa trưa lục đục có vài người trong thôn mang rau tới.

Lần này còn có Trần lão bà tới, bên trong giỏ trúc có mấy loại rau, tất cả đều đầy ắp.

Mẹ Trương nhanh chóng đứng dậy tiếp đón bà: "Ôi chao, ngươi tới sớm vậy a.

Mau vào trong ngồi kẻo lạnh"
Trần lão bà đem giỏ rau thả trước sân rồi cùng mẹ Trương vào trong nhà.


Tô Cẩm Hương đem một bình nước ấm mang lên cho hai người cùng với một đĩa điểm tâm mà mấy ngày trước Thẩm Thiệu Thanh làm.

Trần lão bà vừa nhìn thấy điểm tâm liền nhíu mày: "Sao lại đem đồ đắt tiền ra như vậy? Mau đem cất lại cho bọn nhỏ ăn a"
Mẹ Trương nghe Trần lão bà nói vậy cười cười trả lời: "Ngươi ăn một chút đi, dạo này tức phụ lão nhị hay làm đồ ngọt cho mấy hài tử nên chúng ta cũng được hưởng ké một ít"
Trần lão bà nghe thế mới cầm một miếng lên ăn, nhớ tới mấy hài tử trong nhà đành đỏ mặt lên tiếng: "Trương lão bà thế cho ta xin một ít đem về cho mấy hài tử trong nhà được không?"
"Được, một lát ngươi về ta bảo tức phụ lão đại gói một ít cho ngươi"
Trần lão bà còn chưa kịp nói tiếng cảm tạ bên ngoài lại có người kéo nhau tới đưa rau.

Mẹ Trương thấy có nhiều người rồi liền gọi Thẩm Thiệu Thanh đang trong phòng ra phân giá.
Thẩm Thiệu Thanh nhìn mấy loại rau trong giỏ trúc không nhanh không chậm nói: "Nhà ta chỉ mua một số loại rau thôi, còn về củ thì chỉ lấy củ cải, cà rốt, khoai tây nếu có ớt thì càng tốt"
"Giá cả thì tùy từng loại, rau đều bằng giá 7 văn một cân, củ cải 8 văn một cân, cà rốt và khoai tây là 10 văn một cân, ớt là 5 văn một cân"
Giá mà Thẩm Thiệu Thanh nói đều mắc hơn trên trấn 2 văn khiến ai cũng há hốc mồm.

Sau đó thi nhau đem những loại mà Thẩm Thiệu Thanh vừa nêu ra đem bán.

Trương Đại Bảo mượn cân nhà lý chính về bỏ đồ của từng người lên cân sau đó đến chỗ Thẩm Thiệu Thanh lấy tiền.

Tin Trương gia mua rau củ giá đắt hơn trên trấn liền kéo theo nhiều người khác tới.

Thẩm Thiệu Thanh cũng không làm khó người trong thôn hay ngoài thôn gì miễn bọn họ đều đem rau tươi đến thì sẽ mua hết.

.......................

Tác giả : Thanh Di
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi

Truyện cùng thể loại