[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt
Chương 27
SÀI GÒN SỤP ĐỔ
Vào cuối tuần thứ ba tháng 3-1975 tảng băng đã vỡ. Tôi đọc tin đó ở tờ Thời báo New York khi lái xe đi làm vào sáng thứ hai trên đoạn đường ngầm. Nhan đề nói rằng Tổng thống Thiệu đang bỏ mặc vùng Tây Nguyên rơi vào tay cộng sản, các khu đô thị của Kontum, Plâycu và Ban Mê Thuột đang bị từ bỏ. Tôi muốn hét to lên rằng chiến tranh cuối cùng đang kết thúc.
Tôi tới Phòng Ngoại sự AP, ở tầng 4 nơi biên tập viên đang gập lưng trên máy telex từ Sài Gòn gửi về. "Hãy nhìn này, toàn bộ hỗn độn", anh ta giật bản mới nhất từ George Esper, một câu chuyện về di cư không có tổ chức rộng lớn từ vùng cao nguyên tới ven biển miền Trung. Hàng nghìn người trốn thoát qua những con đường ít được sử dụng.
Tôi nói với Nate Polowetzky rằng tôi cảm thấy điều này đang kết thúc và tôi muốn đi tới Việt Nam ngay. Anh ta nói tôi báo cáo với sếp, Gallagher không hoàn toàn bị thuyết phục với niềm tin của tôi. Ông ta còn một năm nữa về hưu và đã dành rất nhiều thẩm quyền của mình cho câu chuyện Việt Nam. Nhưng ông ta nắm lấy tay tôi và nói: "Tới đó đi, và chúng ta sẽ cần rất nhiều người chết tiệt hơn tham gia với cậu nếu cậu đúng". Tôi đã lên đường vào ngày hôm sau.
Sài Gòn choáng váng và tức giận. Người dân thích lờ đi hơn là hiểu biết, ngu ngốc ủng hộ một Tổng thống đã không quan tâm tới số phận chiến trường. Nguyễn Văn Thiệu không mong muốn thỏa hiệp với bất kì giải pháp chính trị có lí nào cả với những người cộng sản đã kết án miền Nam sự hủy diệt quân đội. Nhưng từ chiến dịch Mậu Thân trở đi - chỉ với sự giúp đỡ chiến đấu đáng kể của người Mỹ - người dân Sài Gòn hành động như thể không cần tính toán đáng kể nào nữa, rằng họ đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh của mình. Bây giờ đất nước của họ đang bị hủy hoại.
Esper gặp tôi ở sân bay nói rằng chính phủ vừa từ bỏ một phần tư phía bắc của đất nước gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Vùng Tây Nguyên đã ra đi, miền Nam Việt Nam bị thu nhỏ một nửa trong vòng một tuần. Anh đồng hao với tôi là Đại tá Nguyễn Minh châu nói đã nghe về một cuộc đảo chính có thể lật đổ Tổng thống, rằng lãnh đạo người Việt bị đổ lỗi về các cuộc rút quân chiến trường.
Những người bạn cũ hỏi tôi những người Mỹ và những chiếc máy bay B52 đã cứu họ trước đây giờ ở đâu? Tôi cố gắng giải thích với họ rằng chính sách Việt Nam của Mỹ đã hết lòng tin. Vì những lí do hoàn toàn không liên quan tới Việt Nam, Nixon đã bị cách chức và rời Nhà Trắng vì một vụ scandal nội bộ. Vị Tổng thống mới Gerald Ford bị quốc hội hạn chế sử dụng ngân quỹ cho các hoạt động chiến trường ở Đông Nam Á.
Mỗi ngày, những tin bài miêu tả một đất nước hoàn toàn sụp đổ không ngừng tuôn chảy. Gallagher yêu cầu tăng nhân lực, và một số Trưởng phân xã khu vực của AP bay tới. Trong một cuộc chiến, nơi các nhân viên của ông ta đã giành được 5 giải thưởng Pulitzer, Gallagher quyết tâm duy trì điều thuận lợi có tính chất cạnh tranh tới cùng. Các tổ chức thông tin khác cũng cho thấy sự quan tâm mới trở lại trong câu chuyện.
Trên các con đường tràn ngập lo lắng của Sài Gòn và trong các nhà hàng Pháp, tôi gặp các đồng nghiệp báo chí trước đây đã lâu không gặp trong nhiều năm. Malcom Browne đã trở lại cùng vợ mình, Lê Liễu, để viết cho tờ Thời báo New York. Đối thủ cạnh tranh cũ UPL của tôi, Lon Daniels đã trở lại. Mỗi ngày bảng tên phóng viên lại dài ra. Tất cả chúng tôi ở đó ghi lại khoảnh khắc cái chết đang đến gần của miền Nam Việt Nam, tất cả chúng tôi cùng đặt mức độ biểu cảm trong câu chuyện nhưng cố gắng để nó đi theo cách vốn có.
Vào ngày 24-3, tôi đi nhờ chuyến bay sáng sớm đưa thư của không quân Mỹ tới Đà Nẵng, nơi những người phòng thủ rút quân từ Quảng Trị và Huế đang tập hợp. Đà Nẵng chỉ là nơi quan trọng thứ hai so với Sài Gòn, thủ đô của một triệu người với các khu vực dân cư và thương mại trải dài theo bến cảng.
Thành phố vốn được miêu tả như một thành trì có khu tiếp viện quân sự khá lớn ở căn cứ không quân cùng những máy bay và trực thăng chiến đấu tốt sẵn sàng hỗ trợ lực lượng phòng thủ và khi chúng tôi hạ cánh tới đó, nó dường như yên lòng.
Bức tranh trên mặt đất thật không dễ chịu. Tôi nhận thấy một thành phố gần như sụp đổ. Những đám đông xung quanh các đoạn đường đứng cãi nhau và thét lác, những người lính đi không mục đích trên đường, vũ khí của họ thả lỏng trên vai, không giống như vị trí của lực lượng phòng thủ đang chuẩn bị chiến đấu sinh tử.
Lãnh sự Mỹ, Al Francis, hy vọng rằng vận chuyển hàng không như đã định sẽ nhanh chóng di chuyển hàng chục nghìn người vô gia cư để cứu một số nơi ở phía nam. Nhưng buổi sáng hôm sau bức tranh bất ngờ đen tối. Sà lan và thuyền chở người di tản quân sự nhếch nhác từ Huế đổ vào cảng và dỡ những lô hàng của họ.
Những con đường chính gần cảng nhanh chóng bị tấn công cùng những người lính bị tước vũ khí hoặc mất, những đôi vai cúi xuống mệt mỏi. Những người sống sót là con số còn lại của hai sư đoàn lính bộ tốt nhất ở Việt Nam. Những người mà tôi nói chuyện kể cho tôi nghe về sự sụp đổ hoàn toàn của lực lượng phòng thủ ở cố đô và sự di cư lộn xộn từ các bãi biển dưới làn đạn dữ dội. Điều đó nhắc tôi nhớ tới các câu chuyện đã nghe về cuộc di tản tại Dunkirk trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuối buổi chiều, lời đồn đại lan khắp thành phố rằng những người cộng sản đã tiến vào cổng thành phố. Tiếng súng vang dội trên đường phố thuyết phục tôi tìm kiếm sự an toàn trong khách sạn, nơi các phóng viên khác đang ở đó.
Khoảng nửa đêm, một nhân viên trẻ người Mỹ triệu tập chúng tôi tới lãnh sự. Al Francis vẽ ra một bức tranh tăm tối nhất về tình hình an ninh, ông ta tuyên bố không còn chịu trách nhiệm về sự an toàn của chúng tôi nữa và nói rằng chúng tôi nên rời khỏi thành phố vào buổi sáng. Điều đó tốt cho chúng tôi vì chúng tôi cũng đã chứng kiến đủ.
Tiếng rocket nổ đánh thức tôi, những viên đạn đầu tiên do những người cộng sản bắn trong cuộc tấn công Đà Nẵng. Tôi tự hỏi tốc độ tấn công của Việt Cộng. Huế cách 50 dặm về phía bắc và đã sụp đổ một ngày trước đó và bây giờ các đơn vị pháo binh di chuyển qua núi và ở trong phạm vi thành phố.
Chúng tôi lái xe tới sân bay trong xe tải của lãnh sự. Có các nhóm người vội vã cùng hướng và tập trung ở cổng sân bay. Giữa buổi sáng, sân ga tắc nghẽn bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang muốn rời đi. Đám đông dường như bị kích động và tấn công chuyến bay đầu tiên, chiếc 727 Hàng không Thế giới mà chúng tôi đã được đặt chỗ. Cảnh sát, an ninh sân bay bắt đầu thét lên và nổ súng lên trời, đẩy đám đông lùi lại, cuối cùng bằng cách nào đó việc khởi hành cũng được thực hiện. Tôi chỉ biết ơn vì đã rời đi an toàn.
Ba ngày sau đó, George Esper sử dụng nguồn tin Sài Gòn của anh ta là người đầu tiên biết rằng Đà Nẵng đã rơi vào tay cộng sản nhưng chúng tôi nhanh chóng biết rằng “rơi" là từ chưa chuẩn mà phải dùng từ "thổi tung" mới miêu tả chính xác hơn.
Một cộng tác viên ảnh người Việt tới văn phòng chúng tôi vào cuối tuần đó cùng những bức hình từ Biển Đông và Ngũ hành sơn nói lên sự thật. Những khẩu pháo binh và xe tăng đã được chuyển tới Việt Nam từ các kho tiếp viện quân đội Mỹ để bảo vệ Đà Nẵng bị bỏ không trên các bãi cát vàng, nòng súng không hướng về phía các thung lũng núi, nơi những người cộng sản Chiếm lĩnh. Tổng thống Thiệu từng huênh hoang tuyên bố một tuần trước đó rằng vùng đó sẽ được bảo vệ tới người cuối cùng. Nhưng lính của ông ta đã từ bỏ một trong những căn cứ quân sự hùng mạnh nhất ở Thái Bình Dương không một cuộc giao tranh nào.
Đó không chỉ là sự sụp đổ của Đà Nẵng. Điều đó còn thuyết phục tôi rằng Sài Gòn cũng sẽ bị sụp đổ. Vào đầu tháng 4, tôi viết một bài phân tích cuộc tấn công của cộng sản ở thành phố là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Câu chuyện đó được in ở một tờ báo tiếng Anh tờ Sài Gòn Post. Chính phủ đáp lại việc rút lui chiến trường là kết quả không tránh khỏi khi tập hợp lực lượng quân đội bảo vệ Sài Gòn và khu vực đông dân cư quanh đó. Sau đó chúng tôi biết rằng vịnh Cam Ranh thất thủ cùng với khu vực dọc bờ biển Nha Trang.
Gallagher gọi tôi trở lại Mỹ để tham gia cuộc họp thành viên hàng năm của AP ở New Orleans. Tôi đang đặt hãng hàng không thương mại thì được đề nghị một chỗ về nhà trên máy bay của Hàng không Thế giới chở trẻ em mồ côi Việt Nam cho những gia đình nhận con nuôi ở Mỹ. Nó giúp tôi trở lại đúng thời gian cùng một bài tin.
Ed Daley là người mời tôi đi chuyến đó, một chủ tịch nhiều màu sắc của hàng máy bay độc quyền đóng ở Oakland. Ông ta là người to béo, đội mũ nồi giống nhân vật trong cuốn truyện tranh nổi tiếng "Terry và những tên cướp biển". Ông ta đeo súng lục, cài thắt lưng da quanh cái bụng béo của mình. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Daley dường như không bị cuộc khủng hoảng hăm dọa; rất nhiều máy bay đắt tiền của ông ta đậu ở sân bay đầy nguy hiểm Tân Sơn Nhất để thực hiện lời hứa của nhiều người nhất có thể. Ông ta bất chấp sự nguy hiểm khi yêu cầu một máy bay của công ty tới Đà Nẵng chở những người di tản từ sân bay, thậm chí cả sau khi cộng sản đã chiếm được thành phố.
Hầu hết đồng nghiệp của tôi viết về Daley như người tìm kiếm tiếng tăm, lo lắng cứu những hành trình mới cho hãng hàng không của ông ta ở Mỹ. Họ dị ứng với phong cách thô bạo và to tiếng của ông ta, đặc biệt là sở thích chiến đấu lại những cuộc tranh cãi trên bàn ăn tối khi ném khẩu súng lục lên bàn. Một lần khác tôi đáng lẽ đã bỏ đi nhưng cả thế giới đang nhượng bộ và dường như vẫn có chỗ cho một tay giang hồ tỷ phú với một hạm đội máy bay chở hàng.
Chúng tôi tập hợp một đêm tại khu nhà kho xa sân bay, nơi có máy bay chở hàng DC-8 đã bí mật đỗ trong phần tối của đường băng. Daley và nhân viên của ông ta đặt những tấm nệm gỗ dọc theo sàn máy bay, những chiếc chăn cuốn và gối cho 70 đứa trẻ mà ông ta đã tập hợp. Một nhóm phụ nữ người Mỹ đi cùng chuyến bay để giúp những đứa trẻ. Họ là những người sống nhờ vào các nhân viên Mỹ và là những công nhân hạnh phúc được trở về nhà.
Tay phi công Ken Healey nói với tôi máy bay bị từ chối khởi hành vì lo sợ du kích Việt Cộng tấn công. Daley gạt rắc rối sang một bên và yêu cầu Healey khởi động máy, trượt trên đường băng và cất cánh mà không cần giấy phép. Healey tuân lệnh thậm chí khi đài quan sát thét vào anh ta: "Đừng cất cánh, đừng cất cánh, bạn không có giấy phép".
Tôi ở trong ngăn phía sau cùng những đứa trẻ và xem chúng lật lưng lại khi máy bay rú lên lao vào bầu trời, hướng tới căn cứ không quân Yokota ở Nhật Bản và từ đó tới Oakland, California, 25 giờ tới nơi an toàn. Chuyến bay ấn tượng của Daley chiếm nhan đề lớn trên các tờ báo Mỹ và sự khởi đầu của ông ta có kết quả thuyết phục nhân viên Mỹ cần đối mặt với khủng hoảng và bắt đầu di chuyển những người phụ thuộc tình nguyện nhất từ Sài Gòn.
Đối với các nhà xuất bản ở New Orleans, tôi giải thích "Thật không dễ dàng miêu tả về những khu vực xung quanh dễ chịu như thế này trong một thành phố đáng yêu của Mỹ, những khủng hoảng bao trùm người Sài Gòn, những người bằng cách nào đó tham gia vào chiến dịch to lớn của Mỹ tạo cho miền Nam Việt Nam một bức tường thành chống lại cộng sản".
Họ hỏi tôi bao lâu thì Sài Còn sụp đổ. Tôi đoán rằng thành phố sẽ sụp đổ trong tháng. Họ dường như hoảng sợ. Nina cũng vậy. Cô ấy nài nỉ được trở lại Sài Gòn cùng tôi nơi bố mẹ và chị em cô ấy mắc kẹt cùng những người còn lại. Tôi nói với Tom Buckley rằng tôi sẽ cố gắng hết sức để cứu gia đình Nina. Anh ta nói: "Peter, cậu không đủ nặng kí để làm điều đó".
Trở lại Sài Gòn, hầu hết mọi người chúng tôi biết đều muốn rời đi và sẵn sàng ra đi bằng mọi giá. Thông tin lộn xộn về sự sụp đổ của Đà Nẵng lan ra khắp miền Nam với những người sống sót tuyệt vọng. Mỗi ngày hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại Đại sứ quán Mỹ. Khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, hàng người đó càng dài hơn. Hàng nghìn người khác đang chờ đợi tại nhà với hành lí đóng sẵn bởi vì họ đủ tiêu chuẩn để được di tản theo kế hoạch di tản 200 nghìn người Việt mà cuộc sống có thể bị nguy hiểm bởi mối liên hệ của họ với 20 năm chính sách của Mỹ.
Tôi sắp xếp cho Nina và gia đình cô ấy bay tới Wellington trong một chuyến bay đặc biệt được thuê để di tản nhân viên ngoại giao New Zealand và tôi lái xe đưa họ tới đại sứ quán vào buổi sáng họ khởi hành. Họ chỉ được phép mang một túi nhỏ hành lý. Đây là lần thứ ba họ mất gần hết mọi thứ. Dưới sự sắp xếp đặc biệt với Đại sứ quán Mỹ, chúng tôi có thể di tản toàn bộ nhân viên Việt Nam của AP và gia đình của họ. Tôi có thể đưa hai chị em của Nina và chồng của họ tới Philipptn trên chuyến bay C-130s của lực lượng không quân Mỹ.
Buổi sáng sau đó, một sĩ quan lâu năm người Việt đang ngồi trong văn phòng của Esper, nói chuyện với ông ta. Chỉ huy tối cao quân đội hiếm khi tìm kiếm chúng tôi, mối quan hệ đối lập của chúng tôi còn tồi tệ hơn vào những năm đó. Esper giới thiệu tôi với Trung tướng Nguyễn Văn Minh, tổng chỉ huy đơn vị đồn trú Sài Còn, một nhân vật then chốt trong công tác phòng thủ của thành phố. Chúng tôi đã gặp nhau trước đó nhưng tôi không chuẩn bị cho cái ôm của ông ta hay những lời khen ngợi dạt dào về khả năng báo chí của tôi.
Vị tướng nhanh chóng nêu rõ mục đích của chuyến viếng thăm. Ông ta muốn chúng tôi cung cấp cho ông ta tọa độ những con tàu của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài biển và dấu hiệu gọi ID bộ đàm, điều có thể khiến ông ta đến với tự do trong chiếc trực thăng lên thẳng của mình nếu kết thúc đến quá nhanh. Ông ta giải thích tạm thời chỉ huy tối cao Mỹ không sẵn sàng cung cấp thông tin này cho ông ta nhưng sẽ cung cấp khi thực sự cần thiết.
Minh muốn bản lề an toàn hơn. Ông ta không làm gì để che giấu sự chắc chắn rằng Sài Gòn sẽ thua. Ông ta kêu ca có một sư đoàn không được đào tạo chỉ có 6 nghìn lính bảo vệ thành phố. Sự thông minh của ông ta chỉ ra rằng có 16 sư đoàn Bắc Việt đang tập trung tấn công thành phố.
Chúng tôi giải thích rằng thông tin quân sự mà ông ta mong muốn là thông tin mật và chúng tôi không biết nhưng sẽ tư vấn chính quyền Mỹ về những mong muốn của ông ta. Vị tướng ra về với lời hứa sẽ giữ liên lạc. Tôi biết chúng tôi đã gặp được một nguồn tin vô giá.
Có những nhân viên ở Đại sứ quán Mỹ, Hội đồng Quan sát và Kiểm soát quốc tế vẫn bám lấy niềm tin sẽ có một kết thúc chiến tranh trong thương lượng và một giải pháp vẫn giữ được Sài Gòn như một chính phủ trung lập. Tôi hoài nghi khi lần đầu tiên nghe những bản tin này vì tôi tận mắt chứng kiến sự sụp đổ bất ngờ của Đà Nẵng, Huế và những thất bại của mỗi thành phố dọc biển và vùng cao nguyên.
Tôi thấy không có lí do giải thích sự khủng khiếp của người Bắc Việt gác vũ khí ở cửa ngõ Sài Gòn. Trưởng nhân viên CIA, Thomas Polgar là người đề xuất đầu tiên vị trí này. Từ những gì tôi chứng kiến từ tưởng tượng của các nhà ngoại giao Ba Lan, Hungary và những người khác đang giải quyết với các cơ quan cộng sản ở Hà Nội và những văn phòng có thể nói điều gì đó làm lệch hướng quan tâm khỏi những nhiệm vụ thực sự của các lực lượng quân sự của họ.
Tôi chạm trán Mal Browne và vợ của ông ta ở quán cà phê Givral. Tôi hỏi tại sao bà không rời khỏi đất nước cùng với những người khác. Nhưng Mal cười với tôi tự tin và nói: "Peter, sẽ không có trận chiến cuối cùng đâu, tin tôi đi. Tôi là người đã ngấm tốt hơn với tất cả các mặt trong đời". Mal là một phóng viên mà tôi kính trọng và là người bạn mà tôi ngưỡng mộ nhưng tôi nghĩ ông ta đã sai về chuyện này. “Mal", tôi nói, "anh đã dạy tôi chỉ viết những gì nhìn thấy chứ không phải những gì nghe thấy và những gì tôi nhìn thấy là cuộc chiến quyết liệt cuối cùng ở ngay trong thành phố".
Trụ sở New York càng ngày lo lắng về sự an toàn của chúng tôi khi hồi chuông cảnh báo đã gióng lên quanh Sài Gòn. Chúng tôi dược nhắc nhở các tổ chức thông tin Mỹ sẽ đóng cửa khi Đại sứ Graham Martin đưa ra mệnh lệnh trên chuyến di tản trực thăng cuối cùng. Chúng tôi được nói tuân theo hình thức khi sự sụp đổ của Phnôm Pênh ở Cămpuchia nơi hầu hết các nhân viên AP đã rút và chỉ một số ở lại. Chúng tôi bắt đầu lập kế hoạch đưa mọi người rời khỏi Việt Nam.
Trong vòng buổi trưa ngày thử hai, 27-4, Tướng Minh gọi điện cho tôi với lời mời tới thăm nhà ông ta ở gần Dinh Tổng thống. Chúng tôi nhâm nhi trà Trung Quốc nóng và ông ta giải thích kết thúc đã tới gần và sự khôn ngoan của ông ta cho thấy lực lượng cộng sản tới gần Biên Hòa ở hướng đông và Củ Chi ở hướng tây và tất cả chuẩn bị dồn vào từ mọi hướng theo hình com pa. Có những pháo binh lớn xếp hàng để thổi tung Sài Gòn thành từng mảnh, các đơn vị thám thính của cộng sản thử đụng độ với lực lượng phòng thủ của Sài Gòn. Ông ta miêu tả những gì gọi là "nhiễm độc khủng hoảng" đang tràn ngập lực lượng Sài Gòn. Đội hình chỉ huy và lãnh đạo đã mệt mỏi, tan rã và khởi hành trong những trực thăng dành cho những chỉ huy chạy trốn.
Tôi nói rằng tôi vẫn đang cố gắng tìm kiếm tọa độ yêu cầu cho hành trình của ông ta nhưng ông ta vẫy tay gạt đi và nói đã biết vị trí chung của hạm đội và khi thời gian đến sẽ bay ra để tìm.
Ông ta chỉ cho tôi xem ngôi nhà được trang hoàng như cung điện với những bức tranh sơn mài lớn về phong cảnh Việt Nam truyền thống có những người phụ nữ vấn tóc ngồi bên bể nước và những con ngựa đang phi nước đại.
Ông ta lắc đầu buồn bã: "Giờ đã quá muộn để tôi mang được chúng đi" và quay sang tuyên bố "Những thứ này là của cậu, tất cả cho cậu. Tôi biết cậu đánh giá cao nghệ thuật và đây là bức đẹp nhất của Việt Nam". Tôi khẳng định với ông ta rằng tôi cũng không thể mang những bức tranh ra khỏi Việt Nam nhưng ông ta cố nài nỉ và khi tôi ra đến vườn thì hai tay lính đã buộc những bức tranh lên nóc một chiếc xe jeep. Tôi nói với Tướng Minh rằng, tôi có mấy việc lặt vặt phải làm và sẽ trở về muộn. Sau đó, tôi lái xe đi và biết rằng tôi sẽ không thể gặp lại Tướng Minh hay những bức tranh đó nữa.
Vào sáng sớm ngày thứ ba, đường băng và những nhà ga tại sân bay Tân Sơn Nhất đầy súng pháo binh mà cộng sản kéo xuống từ núi. Đạn bắn phá thức tỉnh thành phố. Tôi nhảy ra khỏi giường tại Khách sạn Caravelle khi những viên đạn đầu tiên chạm đất lúc 4 giờ sáng và chạy lên nóc khách sạn nơi có vài đồng nghiệp đã tập trung, máy bay và các tòa nhà bốc cháy.
Một bình minh đầy lửa toé lên những mái nhà Sài Gòn, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều người dân đang chứng kiến như chúng tôi, một vài chiếc trực thăng dũng cảm chiến đấu với những tay súng dưới mặt đất, những khẩu súng nhỏ nhả đạn khi những chiếc tên lửa bay về phía họ. Tôi nhìn thấy hai máy bay rơi xuống.
Tôi điện thoại cho Esper từ quầy bay Khách sạn Caravelle. Chúng tôi đồng ý rằng trận bắn phá có thể kết thúc việc di tản ở sân bay và thực hiện phương án 4, sự rút lui cuối cùng.
Tấn công rocket cũng kết thúc những bài nói chuyện xa hơn về thỏa thuận chính trị. Khi việc vận chuyển hàng không bị hủy bỏ, quyết định di tản nhân sự cần thiết bằng trực thăng được đưa ra. Đó là cơ hội cuối cùng rời đi. Esper cộc lốc thông báo tình hình về New York và ba chúng tôi sẽ ở lại, Esper, tôi và Matt Franjola.
Gallagher phản đối việc để Franjola ở lại vì ông ta lo điều đó tăng thêm nguy hiểm cho tất cả chúng tôi, nhưng ông ta đồng ý khi Esper khuyên nhủ: "Franjola quyết tâm ở lại và nếu chúng ta buộc anh ta rời đi, anh ta sẽ ở lại cho người khác. Yêu cầu ông xem xét lại và hãy để tôi làm câu chuyện này một cách tích cực nhất". Tôi biết nên đưa ra lời giải thích đầy đủ hơn cho quyết định ở lại của chính mình vì với nhiều người, điều đó dường như là điên rồ, đặc biệt là với Ninh. Tôi hứa sẽ rời đi khi tới lúc.
Tôi gửi một thông điệp cho Gallagher nói rằng tôi đã ở Việt Nam từ đầu, tôi cảm thấy đáng mạo hiểm ở đó để viết về những giờ khắc cuối cùng khi kết thúc.
Tôi không nói cho ông ta biết ý định nhỡ chuyến bay cuối cùng nếu ông ta nài nỉ tôi rời đi
Vào cuối tuần thứ ba tháng 3-1975 tảng băng đã vỡ. Tôi đọc tin đó ở tờ Thời báo New York khi lái xe đi làm vào sáng thứ hai trên đoạn đường ngầm. Nhan đề nói rằng Tổng thống Thiệu đang bỏ mặc vùng Tây Nguyên rơi vào tay cộng sản, các khu đô thị của Kontum, Plâycu và Ban Mê Thuột đang bị từ bỏ. Tôi muốn hét to lên rằng chiến tranh cuối cùng đang kết thúc.
Tôi tới Phòng Ngoại sự AP, ở tầng 4 nơi biên tập viên đang gập lưng trên máy telex từ Sài Gòn gửi về. "Hãy nhìn này, toàn bộ hỗn độn", anh ta giật bản mới nhất từ George Esper, một câu chuyện về di cư không có tổ chức rộng lớn từ vùng cao nguyên tới ven biển miền Trung. Hàng nghìn người trốn thoát qua những con đường ít được sử dụng.
Tôi nói với Nate Polowetzky rằng tôi cảm thấy điều này đang kết thúc và tôi muốn đi tới Việt Nam ngay. Anh ta nói tôi báo cáo với sếp, Gallagher không hoàn toàn bị thuyết phục với niềm tin của tôi. Ông ta còn một năm nữa về hưu và đã dành rất nhiều thẩm quyền của mình cho câu chuyện Việt Nam. Nhưng ông ta nắm lấy tay tôi và nói: "Tới đó đi, và chúng ta sẽ cần rất nhiều người chết tiệt hơn tham gia với cậu nếu cậu đúng". Tôi đã lên đường vào ngày hôm sau.
Sài Gòn choáng váng và tức giận. Người dân thích lờ đi hơn là hiểu biết, ngu ngốc ủng hộ một Tổng thống đã không quan tâm tới số phận chiến trường. Nguyễn Văn Thiệu không mong muốn thỏa hiệp với bất kì giải pháp chính trị có lí nào cả với những người cộng sản đã kết án miền Nam sự hủy diệt quân đội. Nhưng từ chiến dịch Mậu Thân trở đi - chỉ với sự giúp đỡ chiến đấu đáng kể của người Mỹ - người dân Sài Gòn hành động như thể không cần tính toán đáng kể nào nữa, rằng họ đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh của mình. Bây giờ đất nước của họ đang bị hủy hoại.
Esper gặp tôi ở sân bay nói rằng chính phủ vừa từ bỏ một phần tư phía bắc của đất nước gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Vùng Tây Nguyên đã ra đi, miền Nam Việt Nam bị thu nhỏ một nửa trong vòng một tuần. Anh đồng hao với tôi là Đại tá Nguyễn Minh châu nói đã nghe về một cuộc đảo chính có thể lật đổ Tổng thống, rằng lãnh đạo người Việt bị đổ lỗi về các cuộc rút quân chiến trường.
Những người bạn cũ hỏi tôi những người Mỹ và những chiếc máy bay B52 đã cứu họ trước đây giờ ở đâu? Tôi cố gắng giải thích với họ rằng chính sách Việt Nam của Mỹ đã hết lòng tin. Vì những lí do hoàn toàn không liên quan tới Việt Nam, Nixon đã bị cách chức và rời Nhà Trắng vì một vụ scandal nội bộ. Vị Tổng thống mới Gerald Ford bị quốc hội hạn chế sử dụng ngân quỹ cho các hoạt động chiến trường ở Đông Nam Á.
Mỗi ngày, những tin bài miêu tả một đất nước hoàn toàn sụp đổ không ngừng tuôn chảy. Gallagher yêu cầu tăng nhân lực, và một số Trưởng phân xã khu vực của AP bay tới. Trong một cuộc chiến, nơi các nhân viên của ông ta đã giành được 5 giải thưởng Pulitzer, Gallagher quyết tâm duy trì điều thuận lợi có tính chất cạnh tranh tới cùng. Các tổ chức thông tin khác cũng cho thấy sự quan tâm mới trở lại trong câu chuyện.
Trên các con đường tràn ngập lo lắng của Sài Gòn và trong các nhà hàng Pháp, tôi gặp các đồng nghiệp báo chí trước đây đã lâu không gặp trong nhiều năm. Malcom Browne đã trở lại cùng vợ mình, Lê Liễu, để viết cho tờ Thời báo New York. Đối thủ cạnh tranh cũ UPL của tôi, Lon Daniels đã trở lại. Mỗi ngày bảng tên phóng viên lại dài ra. Tất cả chúng tôi ở đó ghi lại khoảnh khắc cái chết đang đến gần của miền Nam Việt Nam, tất cả chúng tôi cùng đặt mức độ biểu cảm trong câu chuyện nhưng cố gắng để nó đi theo cách vốn có.
Vào ngày 24-3, tôi đi nhờ chuyến bay sáng sớm đưa thư của không quân Mỹ tới Đà Nẵng, nơi những người phòng thủ rút quân từ Quảng Trị và Huế đang tập hợp. Đà Nẵng chỉ là nơi quan trọng thứ hai so với Sài Gòn, thủ đô của một triệu người với các khu vực dân cư và thương mại trải dài theo bến cảng.
Thành phố vốn được miêu tả như một thành trì có khu tiếp viện quân sự khá lớn ở căn cứ không quân cùng những máy bay và trực thăng chiến đấu tốt sẵn sàng hỗ trợ lực lượng phòng thủ và khi chúng tôi hạ cánh tới đó, nó dường như yên lòng.
Bức tranh trên mặt đất thật không dễ chịu. Tôi nhận thấy một thành phố gần như sụp đổ. Những đám đông xung quanh các đoạn đường đứng cãi nhau và thét lác, những người lính đi không mục đích trên đường, vũ khí của họ thả lỏng trên vai, không giống như vị trí của lực lượng phòng thủ đang chuẩn bị chiến đấu sinh tử.
Lãnh sự Mỹ, Al Francis, hy vọng rằng vận chuyển hàng không như đã định sẽ nhanh chóng di chuyển hàng chục nghìn người vô gia cư để cứu một số nơi ở phía nam. Nhưng buổi sáng hôm sau bức tranh bất ngờ đen tối. Sà lan và thuyền chở người di tản quân sự nhếch nhác từ Huế đổ vào cảng và dỡ những lô hàng của họ.
Những con đường chính gần cảng nhanh chóng bị tấn công cùng những người lính bị tước vũ khí hoặc mất, những đôi vai cúi xuống mệt mỏi. Những người sống sót là con số còn lại của hai sư đoàn lính bộ tốt nhất ở Việt Nam. Những người mà tôi nói chuyện kể cho tôi nghe về sự sụp đổ hoàn toàn của lực lượng phòng thủ ở cố đô và sự di cư lộn xộn từ các bãi biển dưới làn đạn dữ dội. Điều đó nhắc tôi nhớ tới các câu chuyện đã nghe về cuộc di tản tại Dunkirk trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuối buổi chiều, lời đồn đại lan khắp thành phố rằng những người cộng sản đã tiến vào cổng thành phố. Tiếng súng vang dội trên đường phố thuyết phục tôi tìm kiếm sự an toàn trong khách sạn, nơi các phóng viên khác đang ở đó.
Khoảng nửa đêm, một nhân viên trẻ người Mỹ triệu tập chúng tôi tới lãnh sự. Al Francis vẽ ra một bức tranh tăm tối nhất về tình hình an ninh, ông ta tuyên bố không còn chịu trách nhiệm về sự an toàn của chúng tôi nữa và nói rằng chúng tôi nên rời khỏi thành phố vào buổi sáng. Điều đó tốt cho chúng tôi vì chúng tôi cũng đã chứng kiến đủ.
Tiếng rocket nổ đánh thức tôi, những viên đạn đầu tiên do những người cộng sản bắn trong cuộc tấn công Đà Nẵng. Tôi tự hỏi tốc độ tấn công của Việt Cộng. Huế cách 50 dặm về phía bắc và đã sụp đổ một ngày trước đó và bây giờ các đơn vị pháo binh di chuyển qua núi và ở trong phạm vi thành phố.
Chúng tôi lái xe tới sân bay trong xe tải của lãnh sự. Có các nhóm người vội vã cùng hướng và tập trung ở cổng sân bay. Giữa buổi sáng, sân ga tắc nghẽn bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang muốn rời đi. Đám đông dường như bị kích động và tấn công chuyến bay đầu tiên, chiếc 727 Hàng không Thế giới mà chúng tôi đã được đặt chỗ. Cảnh sát, an ninh sân bay bắt đầu thét lên và nổ súng lên trời, đẩy đám đông lùi lại, cuối cùng bằng cách nào đó việc khởi hành cũng được thực hiện. Tôi chỉ biết ơn vì đã rời đi an toàn.
Ba ngày sau đó, George Esper sử dụng nguồn tin Sài Gòn của anh ta là người đầu tiên biết rằng Đà Nẵng đã rơi vào tay cộng sản nhưng chúng tôi nhanh chóng biết rằng “rơi" là từ chưa chuẩn mà phải dùng từ "thổi tung" mới miêu tả chính xác hơn.
Một cộng tác viên ảnh người Việt tới văn phòng chúng tôi vào cuối tuần đó cùng những bức hình từ Biển Đông và Ngũ hành sơn nói lên sự thật. Những khẩu pháo binh và xe tăng đã được chuyển tới Việt Nam từ các kho tiếp viện quân đội Mỹ để bảo vệ Đà Nẵng bị bỏ không trên các bãi cát vàng, nòng súng không hướng về phía các thung lũng núi, nơi những người cộng sản Chiếm lĩnh. Tổng thống Thiệu từng huênh hoang tuyên bố một tuần trước đó rằng vùng đó sẽ được bảo vệ tới người cuối cùng. Nhưng lính của ông ta đã từ bỏ một trong những căn cứ quân sự hùng mạnh nhất ở Thái Bình Dương không một cuộc giao tranh nào.
Đó không chỉ là sự sụp đổ của Đà Nẵng. Điều đó còn thuyết phục tôi rằng Sài Gòn cũng sẽ bị sụp đổ. Vào đầu tháng 4, tôi viết một bài phân tích cuộc tấn công của cộng sản ở thành phố là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Câu chuyện đó được in ở một tờ báo tiếng Anh tờ Sài Gòn Post. Chính phủ đáp lại việc rút lui chiến trường là kết quả không tránh khỏi khi tập hợp lực lượng quân đội bảo vệ Sài Gòn và khu vực đông dân cư quanh đó. Sau đó chúng tôi biết rằng vịnh Cam Ranh thất thủ cùng với khu vực dọc bờ biển Nha Trang.
Gallagher gọi tôi trở lại Mỹ để tham gia cuộc họp thành viên hàng năm của AP ở New Orleans. Tôi đang đặt hãng hàng không thương mại thì được đề nghị một chỗ về nhà trên máy bay của Hàng không Thế giới chở trẻ em mồ côi Việt Nam cho những gia đình nhận con nuôi ở Mỹ. Nó giúp tôi trở lại đúng thời gian cùng một bài tin.
Ed Daley là người mời tôi đi chuyến đó, một chủ tịch nhiều màu sắc của hàng máy bay độc quyền đóng ở Oakland. Ông ta là người to béo, đội mũ nồi giống nhân vật trong cuốn truyện tranh nổi tiếng "Terry và những tên cướp biển". Ông ta đeo súng lục, cài thắt lưng da quanh cái bụng béo của mình. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Daley dường như không bị cuộc khủng hoảng hăm dọa; rất nhiều máy bay đắt tiền của ông ta đậu ở sân bay đầy nguy hiểm Tân Sơn Nhất để thực hiện lời hứa của nhiều người nhất có thể. Ông ta bất chấp sự nguy hiểm khi yêu cầu một máy bay của công ty tới Đà Nẵng chở những người di tản từ sân bay, thậm chí cả sau khi cộng sản đã chiếm được thành phố.
Hầu hết đồng nghiệp của tôi viết về Daley như người tìm kiếm tiếng tăm, lo lắng cứu những hành trình mới cho hãng hàng không của ông ta ở Mỹ. Họ dị ứng với phong cách thô bạo và to tiếng của ông ta, đặc biệt là sở thích chiến đấu lại những cuộc tranh cãi trên bàn ăn tối khi ném khẩu súng lục lên bàn. Một lần khác tôi đáng lẽ đã bỏ đi nhưng cả thế giới đang nhượng bộ và dường như vẫn có chỗ cho một tay giang hồ tỷ phú với một hạm đội máy bay chở hàng.
Chúng tôi tập hợp một đêm tại khu nhà kho xa sân bay, nơi có máy bay chở hàng DC-8 đã bí mật đỗ trong phần tối của đường băng. Daley và nhân viên của ông ta đặt những tấm nệm gỗ dọc theo sàn máy bay, những chiếc chăn cuốn và gối cho 70 đứa trẻ mà ông ta đã tập hợp. Một nhóm phụ nữ người Mỹ đi cùng chuyến bay để giúp những đứa trẻ. Họ là những người sống nhờ vào các nhân viên Mỹ và là những công nhân hạnh phúc được trở về nhà.
Tay phi công Ken Healey nói với tôi máy bay bị từ chối khởi hành vì lo sợ du kích Việt Cộng tấn công. Daley gạt rắc rối sang một bên và yêu cầu Healey khởi động máy, trượt trên đường băng và cất cánh mà không cần giấy phép. Healey tuân lệnh thậm chí khi đài quan sát thét vào anh ta: "Đừng cất cánh, đừng cất cánh, bạn không có giấy phép".
Tôi ở trong ngăn phía sau cùng những đứa trẻ và xem chúng lật lưng lại khi máy bay rú lên lao vào bầu trời, hướng tới căn cứ không quân Yokota ở Nhật Bản và từ đó tới Oakland, California, 25 giờ tới nơi an toàn. Chuyến bay ấn tượng của Daley chiếm nhan đề lớn trên các tờ báo Mỹ và sự khởi đầu của ông ta có kết quả thuyết phục nhân viên Mỹ cần đối mặt với khủng hoảng và bắt đầu di chuyển những người phụ thuộc tình nguyện nhất từ Sài Gòn.
Đối với các nhà xuất bản ở New Orleans, tôi giải thích "Thật không dễ dàng miêu tả về những khu vực xung quanh dễ chịu như thế này trong một thành phố đáng yêu của Mỹ, những khủng hoảng bao trùm người Sài Gòn, những người bằng cách nào đó tham gia vào chiến dịch to lớn của Mỹ tạo cho miền Nam Việt Nam một bức tường thành chống lại cộng sản".
Họ hỏi tôi bao lâu thì Sài Còn sụp đổ. Tôi đoán rằng thành phố sẽ sụp đổ trong tháng. Họ dường như hoảng sợ. Nina cũng vậy. Cô ấy nài nỉ được trở lại Sài Gòn cùng tôi nơi bố mẹ và chị em cô ấy mắc kẹt cùng những người còn lại. Tôi nói với Tom Buckley rằng tôi sẽ cố gắng hết sức để cứu gia đình Nina. Anh ta nói: "Peter, cậu không đủ nặng kí để làm điều đó".
Trở lại Sài Gòn, hầu hết mọi người chúng tôi biết đều muốn rời đi và sẵn sàng ra đi bằng mọi giá. Thông tin lộn xộn về sự sụp đổ của Đà Nẵng lan ra khắp miền Nam với những người sống sót tuyệt vọng. Mỗi ngày hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại Đại sứ quán Mỹ. Khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, hàng người đó càng dài hơn. Hàng nghìn người khác đang chờ đợi tại nhà với hành lí đóng sẵn bởi vì họ đủ tiêu chuẩn để được di tản theo kế hoạch di tản 200 nghìn người Việt mà cuộc sống có thể bị nguy hiểm bởi mối liên hệ của họ với 20 năm chính sách của Mỹ.
Tôi sắp xếp cho Nina và gia đình cô ấy bay tới Wellington trong một chuyến bay đặc biệt được thuê để di tản nhân viên ngoại giao New Zealand và tôi lái xe đưa họ tới đại sứ quán vào buổi sáng họ khởi hành. Họ chỉ được phép mang một túi nhỏ hành lý. Đây là lần thứ ba họ mất gần hết mọi thứ. Dưới sự sắp xếp đặc biệt với Đại sứ quán Mỹ, chúng tôi có thể di tản toàn bộ nhân viên Việt Nam của AP và gia đình của họ. Tôi có thể đưa hai chị em của Nina và chồng của họ tới Philipptn trên chuyến bay C-130s của lực lượng không quân Mỹ.
Buổi sáng sau đó, một sĩ quan lâu năm người Việt đang ngồi trong văn phòng của Esper, nói chuyện với ông ta. Chỉ huy tối cao quân đội hiếm khi tìm kiếm chúng tôi, mối quan hệ đối lập của chúng tôi còn tồi tệ hơn vào những năm đó. Esper giới thiệu tôi với Trung tướng Nguyễn Văn Minh, tổng chỉ huy đơn vị đồn trú Sài Còn, một nhân vật then chốt trong công tác phòng thủ của thành phố. Chúng tôi đã gặp nhau trước đó nhưng tôi không chuẩn bị cho cái ôm của ông ta hay những lời khen ngợi dạt dào về khả năng báo chí của tôi.
Vị tướng nhanh chóng nêu rõ mục đích của chuyến viếng thăm. Ông ta muốn chúng tôi cung cấp cho ông ta tọa độ những con tàu của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài biển và dấu hiệu gọi ID bộ đàm, điều có thể khiến ông ta đến với tự do trong chiếc trực thăng lên thẳng của mình nếu kết thúc đến quá nhanh. Ông ta giải thích tạm thời chỉ huy tối cao Mỹ không sẵn sàng cung cấp thông tin này cho ông ta nhưng sẽ cung cấp khi thực sự cần thiết.
Minh muốn bản lề an toàn hơn. Ông ta không làm gì để che giấu sự chắc chắn rằng Sài Gòn sẽ thua. Ông ta kêu ca có một sư đoàn không được đào tạo chỉ có 6 nghìn lính bảo vệ thành phố. Sự thông minh của ông ta chỉ ra rằng có 16 sư đoàn Bắc Việt đang tập trung tấn công thành phố.
Chúng tôi giải thích rằng thông tin quân sự mà ông ta mong muốn là thông tin mật và chúng tôi không biết nhưng sẽ tư vấn chính quyền Mỹ về những mong muốn của ông ta. Vị tướng ra về với lời hứa sẽ giữ liên lạc. Tôi biết chúng tôi đã gặp được một nguồn tin vô giá.
Có những nhân viên ở Đại sứ quán Mỹ, Hội đồng Quan sát và Kiểm soát quốc tế vẫn bám lấy niềm tin sẽ có một kết thúc chiến tranh trong thương lượng và một giải pháp vẫn giữ được Sài Gòn như một chính phủ trung lập. Tôi hoài nghi khi lần đầu tiên nghe những bản tin này vì tôi tận mắt chứng kiến sự sụp đổ bất ngờ của Đà Nẵng, Huế và những thất bại của mỗi thành phố dọc biển và vùng cao nguyên.
Tôi thấy không có lí do giải thích sự khủng khiếp của người Bắc Việt gác vũ khí ở cửa ngõ Sài Gòn. Trưởng nhân viên CIA, Thomas Polgar là người đề xuất đầu tiên vị trí này. Từ những gì tôi chứng kiến từ tưởng tượng của các nhà ngoại giao Ba Lan, Hungary và những người khác đang giải quyết với các cơ quan cộng sản ở Hà Nội và những văn phòng có thể nói điều gì đó làm lệch hướng quan tâm khỏi những nhiệm vụ thực sự của các lực lượng quân sự của họ.
Tôi chạm trán Mal Browne và vợ của ông ta ở quán cà phê Givral. Tôi hỏi tại sao bà không rời khỏi đất nước cùng với những người khác. Nhưng Mal cười với tôi tự tin và nói: "Peter, sẽ không có trận chiến cuối cùng đâu, tin tôi đi. Tôi là người đã ngấm tốt hơn với tất cả các mặt trong đời". Mal là một phóng viên mà tôi kính trọng và là người bạn mà tôi ngưỡng mộ nhưng tôi nghĩ ông ta đã sai về chuyện này. “Mal", tôi nói, "anh đã dạy tôi chỉ viết những gì nhìn thấy chứ không phải những gì nghe thấy và những gì tôi nhìn thấy là cuộc chiến quyết liệt cuối cùng ở ngay trong thành phố".
Trụ sở New York càng ngày lo lắng về sự an toàn của chúng tôi khi hồi chuông cảnh báo đã gióng lên quanh Sài Gòn. Chúng tôi dược nhắc nhở các tổ chức thông tin Mỹ sẽ đóng cửa khi Đại sứ Graham Martin đưa ra mệnh lệnh trên chuyến di tản trực thăng cuối cùng. Chúng tôi được nói tuân theo hình thức khi sự sụp đổ của Phnôm Pênh ở Cămpuchia nơi hầu hết các nhân viên AP đã rút và chỉ một số ở lại. Chúng tôi bắt đầu lập kế hoạch đưa mọi người rời khỏi Việt Nam.
Trong vòng buổi trưa ngày thử hai, 27-4, Tướng Minh gọi điện cho tôi với lời mời tới thăm nhà ông ta ở gần Dinh Tổng thống. Chúng tôi nhâm nhi trà Trung Quốc nóng và ông ta giải thích kết thúc đã tới gần và sự khôn ngoan của ông ta cho thấy lực lượng cộng sản tới gần Biên Hòa ở hướng đông và Củ Chi ở hướng tây và tất cả chuẩn bị dồn vào từ mọi hướng theo hình com pa. Có những pháo binh lớn xếp hàng để thổi tung Sài Gòn thành từng mảnh, các đơn vị thám thính của cộng sản thử đụng độ với lực lượng phòng thủ của Sài Gòn. Ông ta miêu tả những gì gọi là "nhiễm độc khủng hoảng" đang tràn ngập lực lượng Sài Gòn. Đội hình chỉ huy và lãnh đạo đã mệt mỏi, tan rã và khởi hành trong những trực thăng dành cho những chỉ huy chạy trốn.
Tôi nói rằng tôi vẫn đang cố gắng tìm kiếm tọa độ yêu cầu cho hành trình của ông ta nhưng ông ta vẫy tay gạt đi và nói đã biết vị trí chung của hạm đội và khi thời gian đến sẽ bay ra để tìm.
Ông ta chỉ cho tôi xem ngôi nhà được trang hoàng như cung điện với những bức tranh sơn mài lớn về phong cảnh Việt Nam truyền thống có những người phụ nữ vấn tóc ngồi bên bể nước và những con ngựa đang phi nước đại.
Ông ta lắc đầu buồn bã: "Giờ đã quá muộn để tôi mang được chúng đi" và quay sang tuyên bố "Những thứ này là của cậu, tất cả cho cậu. Tôi biết cậu đánh giá cao nghệ thuật và đây là bức đẹp nhất của Việt Nam". Tôi khẳng định với ông ta rằng tôi cũng không thể mang những bức tranh ra khỏi Việt Nam nhưng ông ta cố nài nỉ và khi tôi ra đến vườn thì hai tay lính đã buộc những bức tranh lên nóc một chiếc xe jeep. Tôi nói với Tướng Minh rằng, tôi có mấy việc lặt vặt phải làm và sẽ trở về muộn. Sau đó, tôi lái xe đi và biết rằng tôi sẽ không thể gặp lại Tướng Minh hay những bức tranh đó nữa.
Vào sáng sớm ngày thứ ba, đường băng và những nhà ga tại sân bay Tân Sơn Nhất đầy súng pháo binh mà cộng sản kéo xuống từ núi. Đạn bắn phá thức tỉnh thành phố. Tôi nhảy ra khỏi giường tại Khách sạn Caravelle khi những viên đạn đầu tiên chạm đất lúc 4 giờ sáng và chạy lên nóc khách sạn nơi có vài đồng nghiệp đã tập trung, máy bay và các tòa nhà bốc cháy.
Một bình minh đầy lửa toé lên những mái nhà Sài Gòn, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều người dân đang chứng kiến như chúng tôi, một vài chiếc trực thăng dũng cảm chiến đấu với những tay súng dưới mặt đất, những khẩu súng nhỏ nhả đạn khi những chiếc tên lửa bay về phía họ. Tôi nhìn thấy hai máy bay rơi xuống.
Tôi điện thoại cho Esper từ quầy bay Khách sạn Caravelle. Chúng tôi đồng ý rằng trận bắn phá có thể kết thúc việc di tản ở sân bay và thực hiện phương án 4, sự rút lui cuối cùng.
Tấn công rocket cũng kết thúc những bài nói chuyện xa hơn về thỏa thuận chính trị. Khi việc vận chuyển hàng không bị hủy bỏ, quyết định di tản nhân sự cần thiết bằng trực thăng được đưa ra. Đó là cơ hội cuối cùng rời đi. Esper cộc lốc thông báo tình hình về New York và ba chúng tôi sẽ ở lại, Esper, tôi và Matt Franjola.
Gallagher phản đối việc để Franjola ở lại vì ông ta lo điều đó tăng thêm nguy hiểm cho tất cả chúng tôi, nhưng ông ta đồng ý khi Esper khuyên nhủ: "Franjola quyết tâm ở lại và nếu chúng ta buộc anh ta rời đi, anh ta sẽ ở lại cho người khác. Yêu cầu ông xem xét lại và hãy để tôi làm câu chuyện này một cách tích cực nhất". Tôi biết nên đưa ra lời giải thích đầy đủ hơn cho quyết định ở lại của chính mình vì với nhiều người, điều đó dường như là điên rồ, đặc biệt là với Ninh. Tôi hứa sẽ rời đi khi tới lúc.
Tôi gửi một thông điệp cho Gallagher nói rằng tôi đã ở Việt Nam từ đầu, tôi cảm thấy đáng mạo hiểm ở đó để viết về những giờ khắc cuối cùng khi kết thúc.
Tôi không nói cho ông ta biết ý định nhỡ chuyến bay cuối cùng nếu ông ta nài nỉ tôi rời đi
Tác giả :
Peter Arnett