Phượng Kinh Thiên
Chương 226: Vào biên quan đón dâu (2)
Đuôi mày Sở Tuyệt khẽ nhíu lại: “Nếu nói như vậy thì thuốc mà Quốc sư uống rất hiệu nghiệm?"
Thái y chắp tay hành lễ đầy kính cẩn rồi nói: “Ti chức tuy vẫn chưa bắt mạch cho Quốc sư, nhưng xem ra Quốc sư chỉ là bệnh phong hàn, uống thuốc theo đơn này chắc chắn sẽ khỏi bệnh."
Nghe thấy thái y khẳng định chắc1nịch như vậy, mi tâm Sở Tuyệt mới dần dãn ra, nỗi ưu tư ẩn giấu nơi đáy mắt cũng tiêu biến, hắn phẩy tay nói: “Thuốc này là do Pháp Không đại sư kê đơn, đêm nay ngươi hãy ở lại trông chừng, phòng khi bệnh Quốc sư trở nặng."
Thái y có điều lấy làm lạ nhưng ông vẫn cung kính tuân theo: “Dạ, thưa8vương gia."
Sau khi phân phó xong, Sở Tuyệt mới yên tâm mà rời đi, sáng sớm mai hắn cần phải nhập quan cũng như tự mình tuần tra việc chuẩn bị binh sĩ.
Khi trông thấy vương gia quất ngựa biến mất vào màn đêm đen, tổng quản của biệt uyển nãy giờ vẫn cúi gằm mặt xuống đất mới nhẹ nhàng ngẩng đầu lên. Sau đó,2vị tổng quản ngoảnh đầu lại nhìn vào chái phòng nơi mà Quốc sư đang ở, trong lòng bỗng nảy sinh niềm nghi hoặc, vương gia như vậy khiến thuộc hạ như bọn họ quả thực không hiểu nổi?
Còn nữa, vương gia không tự cảm thấy mình quan tâm Quốc sư hơi thái quá rồi sao?
…
Nhờ vào ánh sáng tỏa ra từ cây đèn cầy, Lam4Vân tựa lưng nơi đầu giường đọc kinh Phật, thế nhưng bên trong kinh Phật lại là một quyển dã sử cũ kĩ được bảo quản rất kĩ càng.
Phúc công công toan mang nước tiến vào liền trông thấy người đáng nhẽ phải nghỉ ngơi mà lại ngồi dậy đọc sách kia, khoé miệng ông mấp máy muốn lên tiếng khuyên nhủ, nhưng lời vừa chạm đến đầu môi lại bị ông nén xuống. Ông phụng chỉ chăm sóc cho Quốc sư, khoảng thời gian ông theo Quốc sư không dài nhưng cũng không quá ngắn. Ông hiểu rất rõ bản tính của Quốc sư, hơn nữa hoàng thượng cũng đã căn dặn mọi thứ đều phải nghe theo ý Quốc sư, tuyệt đối không được phép lơ là!
Cho nên, Quốc sư nhiễm phong hàn thì nên nghỉ ngơi cho tốt, tuy nhiên Quốc sư lại chẳng hề quan tâm những chuyện này, ông muốn lên tiếng khuyên nhủ nhưng lại sợ Quốc sư không vui.
Lam Vân chuyên chú đọc sách, quyển sách này là nàng bỗng nhiên bắt gặp trong tàng thư phòng vào chiều nay.
Quyển sách thay vì gọi là dã sử thì chi bằng hãy gọi nó lịch sử, bởi vì nếu quyển sách này đã nằm trong tay Sở Tuyệt thì chắc chắn phải có giá trị tồn tại nhất định nào đó.
Cuốn sách ghi chép lại chuyện xảy ra tại biên ải vào ba mươi năm về trước.
Ba mươi năm trước, nước Chu vì muốn giành lại một trăm dặm đất biên cương bị nước Sở chiếm lấy nên đã dấy binh phát động chiến tranh, thống soái là thái tử nước Chu.
Vị thái tử nước Chu này có thể nói là giỏi văn thao võ lược, hơn nữa lại có chí hướng lớn. Chỉ riêng việc hắn tự mình thống lĩnh binh quyền chinh phạt nước Sở đã là điểm minh chứng rõ ràng nhất.
Khi ấy, tiên hoàng nước Sở vừa kế vị, đối với chuyện nước Chu dấy binh chinh phạt vốn chẳng hề coi trọng, chỉ đến khi nước Chu liên tục giành phần thắng, khí thế bừng bừng thì tiên hoàng nước Sở lúc này mới đứng ngồi không yên. Ông cũng không để tâm đến việc ngôi vị cửu ngũ chí tôn của mình vẫn chưa ổn định, ngự giá thân chinh đánh giặc.
Thái tử nước Chu - hoàng đế nước Sở, vương gặp vương, cường đối cường, hai người ngang tài ngang sức buộc phải một mất một còn, giao chiến vô số lần nhưng đều bất phân thắng bại. Nhưng dù có như vậy thì dường như thái tử nước Chu vẫn chiếm phần ưu thế hơn.
Vì khi ấy, hoàng đế nước Sở kế vị vẫn chưa lâu, quyền lực triều chính vẫn chưa tập trung hết vào tay hoàng đế, bây giờ lại ngự giá thân chinh như thế này đối với ông mà nói là điều vô cùng bất lợi. Ông vừa lo lắng triều đình bất ổn, vừa phải đối phó chống địch mạnh, khó tránh bị phân tâm.
Không chỉ là khi trước, mà thậm chí ngay cả bây giờ, tất cả mọi người đều cảm thấy ba mươi năm về trước nếu nước Chu không rút binh, chiến tranh cứ thế tiếp tục diễn ra thì không chừng hai nước Chu - Sở sẽ đi đến một kết quả, chính là thái tử nước Chu sẽ giành lại được một trăm dặm đất vùng biên cương.
Nhưng khi cục diện tại trận chiến ở núi Hiệp Cốc bị đập tan, kết cục lại là chuyện khiến mọi người khó mà đoán trước được.
Núi Hiệp Cốc là vùng cứ điểm biên ải mà nước Sở kém coi trọng nhất, nhưng điều kiện địa hình nơi này được thiên nhiên ưu ái, núi dốc hiểm trở, vùng đất không binh gia nào tiến đánh. Nước Sở tuy là có đóng binh ở đây nhưng lại không phải là lực lượng hùng hậu. Thái tử nước Chu đưa ra một chủ ý là sẽ phá tan núi Hiệp Cốc, chỉ cần phá được núi Hiệp Cốc thì chẳng khác nào đã phá một lỗ hổng lớn trong bức thành che chắn cho nước Sở.
Có điều, chuyện khiến mọi người đều ngạc nhiên là kế sách này lại bị bỏ dở giữa chừng, bởi vì khi ấy thái tử nước Chu dẫn binh chuẩn bị phá ngọn núi Hiệp Cốc, quân binh của thái tử còn chưa giao thủ với quân sĩ đóng binh của nước Sở thì nước Chu đã đột ngột rút quân.
Mặc dù, hoàng đế nước Sở không lí giải được lí do nước Chu đột nhiên lui binh, thế nhưng việc nước Chu rút binh đối với ông mà nói là một điều tốt. Ông cũng chẳng còn tâm trí đâu mà tiếp tục chiến trận, thế nên liền nhanh chóng hồi Kinh ổn định lại triều đình đang hỗn loạn.
Trận chiến tiếng tăm lừng lẫy, khí thế vang dội giữa hai nước Chu - Sở dường như đã kết thúc một cách quái lạ, không sao nói rõ được!
Vì thế mà trong dân gian mới bàn tán xôn xao chín người thì mười ý, có người nói thái tử nước Chu không phá nổi núi Hiệp Cốc vì vậy nên sớm biết khó mà lui, lại có người nói rằng núi Hiệp Cốc thực ra có thần tiên trú ngụ, thậm chí có người nói là ở núi Hiệp Cốc có yêu quái...
Lam Vân gấp lại cuốn sách trên tay, đầu mày khẽ chau lại. Trước tiên không bàn đến truyền thuyết, mà ngay cả câu chuyện diễn ra sau trận chiến xảy ra ba mươi năm về trước cũng chẳng được đúc kết lại gì.
Việc Sở Tuyệt tìm về quyển dã sử rách nát này đã nói rõ ràng rằng, hắn không thể nào lí giải được cuộc chiến không đầu không đuôi giữa hai nước vào năm ấy, hoặc là nói rõ hơn thì là hắn cực kì tò mò về chuyện đó. Nếu thái tử nước Chu năm ấy đã mang theo ý chí quyết tâm và ấp ủ nguyện vọng cùng chí hướng hào hùng đi chinh phạt như thế thì sao lại lui binh một cách kì lạ như vậy được. Nếu nói bên trong không có nội tình thì không ai có thể tin được cả.
Lam Vân vừa ngẫm nghĩ vừa giơ cánh tay lên. Phúc công công cúi đầu, mắt nhìn xuống dưới đất nhưng lúc này lại để ý thấy động tác của hắn, khuôn mặt liền lộ vẻ vui mừng rồi vội vàng dâng nước lên. Lam Vân đỡ lấy ly nước rồi nhẹ nhàng uống một ngụm nhỏ, dòng nước ấm nóng liền trôi xuống cổ họng có hơi khô khốc, nàng như bừng tỉnh hỏi: “Canh mấy rồi?"
“Hồi bẩm Quốc sư, đã sắp tới giờ Hợi rồi." Phúc công công đáp.
Lam Vân đưa ly nước lại cho Phúc công công rồi đặt cuốn sách lại lên chiếc bàn nhỏ đặt trên giường, đắp chăn nằm ngủ.
Phúc công công tiến lên buông màn xuống rồi lại quay sang hành lễ với Pháp Không đại sư đang ngồi thiền nhắm mắt dưỡng thần. Lúc này, Phúc công công mới cung kính lui xuống.
Hôm sau lúc trời còn chưa sáng, Sở Tuyệt đã đến đây rồi. Khi nghe tin Lam Vân vẫn chưa thức giấc, hắn dặn dò tổng quản không cần đánh thức Lam Vân, sau đó liền đi về phòng mình.
Lam Vân vì bị cảm nhẹ, lại uống thuốc do Pháp Không sắc theo đơn kê của Liêu Thanh Vân nên ngủ một mạch đến khi trời sáng mới tỉnh giấc. Sau khi tỉnh dậy, nàng liền cảm thấy tinh thần khoan khoái dễ chịu, mọi người trông thấy đều cảm thấy yên tâm.
Bước chân ra khỏi phòng, Lam Vân liền thấy cơn mưa xối xả rơi suốt hai ngày hai đêm cuối cùng cũng đã ngừng rồi. Nàng ngẩng đầu nhìn lên bầu trời trong xanh, khẽ nở một nụ cười: “Thời tiết tốt thật đấy."
Phúc công công bước phía sau mỉm cười cung kính đáp: “Đúng vậy, điều này chứng minh ông trời đang tác hợp cho vương gia và Chiêu Bình công chúa."
Lông mày Lam Vân nhẹ nhíu lại, ánh mắt liếc nhìn Phúc công công đang khom mình cúi thấp đầu. Sau đó, Lam Vân lại quét mắt qua Pháp Không phía sau lưng Phúc công công. Ánh mắt nàng chợt loé lên, quãng đường từ Kinh thành cho đến tới biên ải, bất giác vị Phúc công công này đã “nhuận vật tế vô thanh"*, chẳng trách mà Phúc công công được Sở Hồng xem là thái giám tâm phúc của mình.
(*) Câu thơ trong “Xuân dạ hỷ vũ" của Đỗ Phủ. Nguyên văn: “Tuỳ phong tiềm nhập dạ, nhuận vật tế vô thanh“. Bài dịch của Trần Trọng Kim: “Đương đêm theo gió lẩn vào, đượm nhuần cây cỏ thào thào như không."
Pháp Không vẫn rất bình thản, dường như không phát hiện ra rằng trong bất giác ông đã bị Phúc công công chiếm mất vị trí tuỳ tùng số một.
“Nô tài tham kiến vương gia."
Sở Tuyệt bước tới đứng bên cạnh Lam Vân, Phúc công công trông thấy vội tiến lên hành lễ.
Sở Tuyệt nheo mắt quan sát Phúc công công - người mà xó thể nhận thấy đã trở thành hầu cận của Lam Vân. Hắn phẩy tay, biểu ý kêu Phúc công công lui xuống, Phúc công công ngập ngừng một chút, lại cúi thấp đầu giả vờ như không trông thấy.
Pháp Không rũ mắt, vẫn bình tĩnh như trước.
Sở Tuyệt đối với hành động giả vờ không trông thấy mệnh lệnh của Phúc công công, ánh mắt chợt tối sầm xuống nhưng hắn lại không lên tiếng.
Lam Vân dường như không nhìn thấy tiểu tiết nhỏ khi nãy, nàng chắp tay hợp thập cúi người mỉm cười nói với hắn: “Vương gia, chúng ta nên xuất phát rồi."
Sở Tuyệt nhìn Lam Vân hắn, Sở Tuyệt cho rằng hắn đã nói rất rõ ràng rồi.
Thái y chắp tay hành lễ đầy kính cẩn rồi nói: “Ti chức tuy vẫn chưa bắt mạch cho Quốc sư, nhưng xem ra Quốc sư chỉ là bệnh phong hàn, uống thuốc theo đơn này chắc chắn sẽ khỏi bệnh."
Nghe thấy thái y khẳng định chắc1nịch như vậy, mi tâm Sở Tuyệt mới dần dãn ra, nỗi ưu tư ẩn giấu nơi đáy mắt cũng tiêu biến, hắn phẩy tay nói: “Thuốc này là do Pháp Không đại sư kê đơn, đêm nay ngươi hãy ở lại trông chừng, phòng khi bệnh Quốc sư trở nặng."
Thái y có điều lấy làm lạ nhưng ông vẫn cung kính tuân theo: “Dạ, thưa8vương gia."
Sau khi phân phó xong, Sở Tuyệt mới yên tâm mà rời đi, sáng sớm mai hắn cần phải nhập quan cũng như tự mình tuần tra việc chuẩn bị binh sĩ.
Khi trông thấy vương gia quất ngựa biến mất vào màn đêm đen, tổng quản của biệt uyển nãy giờ vẫn cúi gằm mặt xuống đất mới nhẹ nhàng ngẩng đầu lên. Sau đó,2vị tổng quản ngoảnh đầu lại nhìn vào chái phòng nơi mà Quốc sư đang ở, trong lòng bỗng nảy sinh niềm nghi hoặc, vương gia như vậy khiến thuộc hạ như bọn họ quả thực không hiểu nổi?
Còn nữa, vương gia không tự cảm thấy mình quan tâm Quốc sư hơi thái quá rồi sao?
…
Nhờ vào ánh sáng tỏa ra từ cây đèn cầy, Lam4Vân tựa lưng nơi đầu giường đọc kinh Phật, thế nhưng bên trong kinh Phật lại là một quyển dã sử cũ kĩ được bảo quản rất kĩ càng.
Phúc công công toan mang nước tiến vào liền trông thấy người đáng nhẽ phải nghỉ ngơi mà lại ngồi dậy đọc sách kia, khoé miệng ông mấp máy muốn lên tiếng khuyên nhủ, nhưng lời vừa chạm đến đầu môi lại bị ông nén xuống. Ông phụng chỉ chăm sóc cho Quốc sư, khoảng thời gian ông theo Quốc sư không dài nhưng cũng không quá ngắn. Ông hiểu rất rõ bản tính của Quốc sư, hơn nữa hoàng thượng cũng đã căn dặn mọi thứ đều phải nghe theo ý Quốc sư, tuyệt đối không được phép lơ là!
Cho nên, Quốc sư nhiễm phong hàn thì nên nghỉ ngơi cho tốt, tuy nhiên Quốc sư lại chẳng hề quan tâm những chuyện này, ông muốn lên tiếng khuyên nhủ nhưng lại sợ Quốc sư không vui.
Lam Vân chuyên chú đọc sách, quyển sách này là nàng bỗng nhiên bắt gặp trong tàng thư phòng vào chiều nay.
Quyển sách thay vì gọi là dã sử thì chi bằng hãy gọi nó lịch sử, bởi vì nếu quyển sách này đã nằm trong tay Sở Tuyệt thì chắc chắn phải có giá trị tồn tại nhất định nào đó.
Cuốn sách ghi chép lại chuyện xảy ra tại biên ải vào ba mươi năm về trước.
Ba mươi năm trước, nước Chu vì muốn giành lại một trăm dặm đất biên cương bị nước Sở chiếm lấy nên đã dấy binh phát động chiến tranh, thống soái là thái tử nước Chu.
Vị thái tử nước Chu này có thể nói là giỏi văn thao võ lược, hơn nữa lại có chí hướng lớn. Chỉ riêng việc hắn tự mình thống lĩnh binh quyền chinh phạt nước Sở đã là điểm minh chứng rõ ràng nhất.
Khi ấy, tiên hoàng nước Sở vừa kế vị, đối với chuyện nước Chu dấy binh chinh phạt vốn chẳng hề coi trọng, chỉ đến khi nước Chu liên tục giành phần thắng, khí thế bừng bừng thì tiên hoàng nước Sở lúc này mới đứng ngồi không yên. Ông cũng không để tâm đến việc ngôi vị cửu ngũ chí tôn của mình vẫn chưa ổn định, ngự giá thân chinh đánh giặc.
Thái tử nước Chu - hoàng đế nước Sở, vương gặp vương, cường đối cường, hai người ngang tài ngang sức buộc phải một mất một còn, giao chiến vô số lần nhưng đều bất phân thắng bại. Nhưng dù có như vậy thì dường như thái tử nước Chu vẫn chiếm phần ưu thế hơn.
Vì khi ấy, hoàng đế nước Sở kế vị vẫn chưa lâu, quyền lực triều chính vẫn chưa tập trung hết vào tay hoàng đế, bây giờ lại ngự giá thân chinh như thế này đối với ông mà nói là điều vô cùng bất lợi. Ông vừa lo lắng triều đình bất ổn, vừa phải đối phó chống địch mạnh, khó tránh bị phân tâm.
Không chỉ là khi trước, mà thậm chí ngay cả bây giờ, tất cả mọi người đều cảm thấy ba mươi năm về trước nếu nước Chu không rút binh, chiến tranh cứ thế tiếp tục diễn ra thì không chừng hai nước Chu - Sở sẽ đi đến một kết quả, chính là thái tử nước Chu sẽ giành lại được một trăm dặm đất vùng biên cương.
Nhưng khi cục diện tại trận chiến ở núi Hiệp Cốc bị đập tan, kết cục lại là chuyện khiến mọi người khó mà đoán trước được.
Núi Hiệp Cốc là vùng cứ điểm biên ải mà nước Sở kém coi trọng nhất, nhưng điều kiện địa hình nơi này được thiên nhiên ưu ái, núi dốc hiểm trở, vùng đất không binh gia nào tiến đánh. Nước Sở tuy là có đóng binh ở đây nhưng lại không phải là lực lượng hùng hậu. Thái tử nước Chu đưa ra một chủ ý là sẽ phá tan núi Hiệp Cốc, chỉ cần phá được núi Hiệp Cốc thì chẳng khác nào đã phá một lỗ hổng lớn trong bức thành che chắn cho nước Sở.
Có điều, chuyện khiến mọi người đều ngạc nhiên là kế sách này lại bị bỏ dở giữa chừng, bởi vì khi ấy thái tử nước Chu dẫn binh chuẩn bị phá ngọn núi Hiệp Cốc, quân binh của thái tử còn chưa giao thủ với quân sĩ đóng binh của nước Sở thì nước Chu đã đột ngột rút quân.
Mặc dù, hoàng đế nước Sở không lí giải được lí do nước Chu đột nhiên lui binh, thế nhưng việc nước Chu rút binh đối với ông mà nói là một điều tốt. Ông cũng chẳng còn tâm trí đâu mà tiếp tục chiến trận, thế nên liền nhanh chóng hồi Kinh ổn định lại triều đình đang hỗn loạn.
Trận chiến tiếng tăm lừng lẫy, khí thế vang dội giữa hai nước Chu - Sở dường như đã kết thúc một cách quái lạ, không sao nói rõ được!
Vì thế mà trong dân gian mới bàn tán xôn xao chín người thì mười ý, có người nói thái tử nước Chu không phá nổi núi Hiệp Cốc vì vậy nên sớm biết khó mà lui, lại có người nói rằng núi Hiệp Cốc thực ra có thần tiên trú ngụ, thậm chí có người nói là ở núi Hiệp Cốc có yêu quái...
Lam Vân gấp lại cuốn sách trên tay, đầu mày khẽ chau lại. Trước tiên không bàn đến truyền thuyết, mà ngay cả câu chuyện diễn ra sau trận chiến xảy ra ba mươi năm về trước cũng chẳng được đúc kết lại gì.
Việc Sở Tuyệt tìm về quyển dã sử rách nát này đã nói rõ ràng rằng, hắn không thể nào lí giải được cuộc chiến không đầu không đuôi giữa hai nước vào năm ấy, hoặc là nói rõ hơn thì là hắn cực kì tò mò về chuyện đó. Nếu thái tử nước Chu năm ấy đã mang theo ý chí quyết tâm và ấp ủ nguyện vọng cùng chí hướng hào hùng đi chinh phạt như thế thì sao lại lui binh một cách kì lạ như vậy được. Nếu nói bên trong không có nội tình thì không ai có thể tin được cả.
Lam Vân vừa ngẫm nghĩ vừa giơ cánh tay lên. Phúc công công cúi đầu, mắt nhìn xuống dưới đất nhưng lúc này lại để ý thấy động tác của hắn, khuôn mặt liền lộ vẻ vui mừng rồi vội vàng dâng nước lên. Lam Vân đỡ lấy ly nước rồi nhẹ nhàng uống một ngụm nhỏ, dòng nước ấm nóng liền trôi xuống cổ họng có hơi khô khốc, nàng như bừng tỉnh hỏi: “Canh mấy rồi?"
“Hồi bẩm Quốc sư, đã sắp tới giờ Hợi rồi." Phúc công công đáp.
Lam Vân đưa ly nước lại cho Phúc công công rồi đặt cuốn sách lại lên chiếc bàn nhỏ đặt trên giường, đắp chăn nằm ngủ.
Phúc công công tiến lên buông màn xuống rồi lại quay sang hành lễ với Pháp Không đại sư đang ngồi thiền nhắm mắt dưỡng thần. Lúc này, Phúc công công mới cung kính lui xuống.
Hôm sau lúc trời còn chưa sáng, Sở Tuyệt đã đến đây rồi. Khi nghe tin Lam Vân vẫn chưa thức giấc, hắn dặn dò tổng quản không cần đánh thức Lam Vân, sau đó liền đi về phòng mình.
Lam Vân vì bị cảm nhẹ, lại uống thuốc do Pháp Không sắc theo đơn kê của Liêu Thanh Vân nên ngủ một mạch đến khi trời sáng mới tỉnh giấc. Sau khi tỉnh dậy, nàng liền cảm thấy tinh thần khoan khoái dễ chịu, mọi người trông thấy đều cảm thấy yên tâm.
Bước chân ra khỏi phòng, Lam Vân liền thấy cơn mưa xối xả rơi suốt hai ngày hai đêm cuối cùng cũng đã ngừng rồi. Nàng ngẩng đầu nhìn lên bầu trời trong xanh, khẽ nở một nụ cười: “Thời tiết tốt thật đấy."
Phúc công công bước phía sau mỉm cười cung kính đáp: “Đúng vậy, điều này chứng minh ông trời đang tác hợp cho vương gia và Chiêu Bình công chúa."
Lông mày Lam Vân nhẹ nhíu lại, ánh mắt liếc nhìn Phúc công công đang khom mình cúi thấp đầu. Sau đó, Lam Vân lại quét mắt qua Pháp Không phía sau lưng Phúc công công. Ánh mắt nàng chợt loé lên, quãng đường từ Kinh thành cho đến tới biên ải, bất giác vị Phúc công công này đã “nhuận vật tế vô thanh"*, chẳng trách mà Phúc công công được Sở Hồng xem là thái giám tâm phúc của mình.
(*) Câu thơ trong “Xuân dạ hỷ vũ" của Đỗ Phủ. Nguyên văn: “Tuỳ phong tiềm nhập dạ, nhuận vật tế vô thanh“. Bài dịch của Trần Trọng Kim: “Đương đêm theo gió lẩn vào, đượm nhuần cây cỏ thào thào như không."
Pháp Không vẫn rất bình thản, dường như không phát hiện ra rằng trong bất giác ông đã bị Phúc công công chiếm mất vị trí tuỳ tùng số một.
“Nô tài tham kiến vương gia."
Sở Tuyệt bước tới đứng bên cạnh Lam Vân, Phúc công công trông thấy vội tiến lên hành lễ.
Sở Tuyệt nheo mắt quan sát Phúc công công - người mà xó thể nhận thấy đã trở thành hầu cận của Lam Vân. Hắn phẩy tay, biểu ý kêu Phúc công công lui xuống, Phúc công công ngập ngừng một chút, lại cúi thấp đầu giả vờ như không trông thấy.
Pháp Không rũ mắt, vẫn bình tĩnh như trước.
Sở Tuyệt đối với hành động giả vờ không trông thấy mệnh lệnh của Phúc công công, ánh mắt chợt tối sầm xuống nhưng hắn lại không lên tiếng.
Lam Vân dường như không nhìn thấy tiểu tiết nhỏ khi nãy, nàng chắp tay hợp thập cúi người mỉm cười nói với hắn: “Vương gia, chúng ta nên xuất phát rồi."
Sở Tuyệt nhìn Lam Vân hắn, Sở Tuyệt cho rằng hắn đã nói rất rõ ràng rồi.
Tác giả :
Lạc Tùy Tâm