Hồ Sơ Bí Ẩn
Chương 357: Suy đoán của ông thường
“Chính phủ ra chính sách như thế nào thì người dân chúng tôi chắc chắn phải ủng hộ hết mình rồi. Ngần ấy năm, chính phủ đã làm qua việc gì mà khiến người dân chúng tôi chịu khổ chịu thiệt chưa? Không có, hoàn toàn không có." Vẻ mặt ông Thường rất nghiêm túc, lắc đầu nhấn mạnh một cái rồi nói tiếp: “Lúc tôi còn trẻ, hồi còn học việc mỗi tháng lãnh có 10 đồng, 20 đồng, nhưng cho đến lúc trở thành một thợ cả, trước khi nghỉ hưu có tháng còn được lãnh tới tận 2000 đồng. Gấp không biết bao nhiêu lần rồi đó! Sau đó thì lãnh lương hưu, tính đến bây giờ là được khoảng 4000 đồng, còn cao hơn so với lúc đi làm. Tivi, máy tính, điện thoại di động, hay đồ ăn thức uống... những cái này thì tôi không cần nói nữa đâu nhỉ. Cậu xem, cái bệnh này của tôi, nếu là trước đây thì chỉ có nước chết thôi. Nhưng còn bây giờ thì sao? Tôi đã được các bác sĩ cứu chữa, giữ lại mạng sống, mà tiền thuốc men, viện phí thì cũng không cần tôi trả, chi phí lặt vặt các kiểu cũng chỉ tốn có hơn 200 đồng. Chính phủ đã làm nhiều việc giúp ích cho đất nước, cho người dân chúng tôi điều kiện sống tốt như vậy, việc di dời cũng là một việc tốt, sao tôi có thể không đồng ý được chứ? Tôi chắc chắn sẽ ủng hộ hết mình. Cho dù các cậu muốn tháo dỡ như thế nào, tôi cũng không có ý kiến gì hết."
Ngoài mặt, Tí Còi trông có vẻ khá kính nể ông Thường nhưng tôi thì biết rõ, cái cậu này chắc chắn không tin những lời ba xàm kia của ông Thường.
Có lẽ ông Thường thật sự là một người yêu nước, yêu chính phủ nhưng việc này liên quan đến lợi ích cá nhân, lại còn là lợi ích hợp pháp nữa thì ai lại vô tâm như vậy chứ, tuỳ tiện đánh cái dấu là xong?
Tôi cố ý thở dài một hơi rồi nói: “Ông Thường à, có phải là chủ nhiệm Mao đã từng nhắc đến tụi con với ông không?"
Vẻ mặt nghiêm túc của ông Thường lập tức xuất hiện vết nứt.
Tôi đặt cái bảng khảo sát xuống ngay kế bên chỗ ông Thường đang ngồi, sau đó lên tiếng nói tiếp: “Lúc Chu Khải Uy chết, con cũng có mặt ở bệnh viện, tận mắt chứng kiến cảnh anh ta té khỏi cửa sổ và rơi xuống lầu."
Ông Thường từ từ khom mình xuống, mặt mày ủ rũ, tựa như trong phút chốc bị hút hết sinh khí.
“Ông có biết ông Vương không? Ông Vương Hồng Chương mới qua đời gần đây, vợ của ông ấy đã đi lạc rất nhiều năm. Ngoài ra còn có chủ nhiệm Chu - chủ tịch tiền nhiệm uỷ ban nhân dân thôn Sáu Công Nông, gần đây tình trạng bệnh của bà ấy càng lúc càng xấu đi." Tôi dẫn dắt từng bước.
Ông Thường đưa tay lên vuốt mặt rồi nói: “Xem ra các cậu cũng biết khá nhiều chuyện đấy. Cũng điều tra được không ít chuyện từ thằng nhóc Diệp Thanh kia nhỉ?"
Khi nghe xong lời này của ông Thường, tôi cũng không hề cảm thấy bất ngờ gì cả, nhưng trong lòng vẫn cảm thấy có chút vui mừng. Đương nhiên tôi sẽ không để lộ nét vui sướng trên mặt, bắt buộc phải giấu ở trong lòng thôi, trên mặt vẫn mang biểu cảm nặng nề.
“Tôi thấy các cậu có mang quà đến thì đã cảm thấy không ổn rồi." Ông Thường đưa mắt nhìn về phía giỏ trái cây và thùng sữa bò trên tủ, sau đó lại nhìn bảng khảo sát: “Nhưng mà, những gì tôi đánh dấu trong bảng khảo sát này chính là ý kiến của tôi. Những lí do mà tôi nói lúc nãy đều là giả, nhưng câu cuối cùng là lời nói thật lòng. Các cậu muốn tháo dỡ như thế nào, tôi cũng không có ý kiến gì cả. Tôi chỉ muốn hỏi một câu thôi, khi nào thì mới có thể giải toả mảnh đất đó đây?"
Tôi trả lời một cách mơ hồ, không rõ ràng: “Nói thật với ông, tụi con cũng không biết nữa. Bây giờ việc giải toả di dời đã tiến vào giai đoạn mới, nhưng lúc trước khi bắt tay vào làm các công tác chuẩn bị, tụi con cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn."
“Ý cậu là chuyện vỡ ống nước đúng không? Tôi có nhìn thấy trên bản tin thời sự." Ông Thường nhếch khóe môi, đưa tay vuốt ngực: “Tôi vừa xem xong tin thời sự đó thì lập tức liền không ổn. May mà được đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không thì không thể giữ được cái mạng già này nữa rồi."
Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên.
“Ông Thường, ông..."
Ông Thường không đợi tôi nói hết câu, thấp giọng nói tiếp: “Tôi đã nhìn thấy cô gái họ Trần trong bản tin."
Tôi bỗng sững sờ, lúc này mới phản ứng được người mà ông Thường đang nói đến là ai. Tôi ngạc nhiên trừng to mắt.
Tí Còi buộc miệng nói ra: “Ông có thể nhìn thấy ma sao?"
Ông Thường nâng mí mất, quét nhìn ba người một lượt: “Các cậu cũng có thể nhìn thấy sao?"
Gã Béo đáp: “Tụi con đã nhìn thấy Trần Nhã Cầm."
Trần Nhã Cầm chính là người phụ nữ chết do bệnh cũ tái phát ngay trong nhà vệ sinh, cũng là người gián tiếp giết chết phóng viên La Giang Nhạn.
Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy Trần Nhã Cầm cũng là trong bản tin thời sự, nhìn thấy bóng ma của cô ta.
Trần Nhã Cầm chết ngay trong nhà, nhưng người có quyền sở hữu căn nhà đó lại không phải là cô ta mà là cha mẹ cô ta. Sau khi xem qua những tài liệu ghi chép ở cục bất động sản, biết được hai người họ vốn là công nhân làm việc ở xưởng sản xuất gang thép số ba, lúc phân chia nhà ở thì được phân đến thôn Sáu Công Nông. Sau khi Trần Nhã Cầm qua đời, bọn họ cho người khác thuê căn nhà này.
Lần này cần phải làm khảo sát nguyện vọng, chúng tôi đã thông báo cho cha mẹ Trần Nhã Cầm, bọn họ cũng đồng ý sẽ đến uỷ ban nhân dân thôn Sáu Công Nông để điền bảng khảo sát. Tôi còn dặn Trần Hiểu Khâu và Quách Ngọc Khiết phải đặc biệt chú ý hai người này.
Ông Thường biết Trần Nhã Cầm, nhưng đối với cái tên Trần Nhã Cầm vẫn còn khá lạ lẫm, ông ấy quen thân với cha mẹ Trần Nhã Cầm hơn.
“Hai vợ chồng họ cùng làm việc trong xưởng sản xuất gang thép, lúc đầu phân chia nhà ở, xét các tiêu chí thì chắc chắn không đến lượt hai người đó đâu. Trong đợt chia nhà đầu tiên, căn nhà đó được chia cho một người thợ giỏi họ Lâm. Lúc đó Tiểu Trương đang mang thai, bụng ngày một to ra, nhưng lại phải sống trong một căn nhà hai mươi mét vuông cùng với bảy tám người nhà của Tiểu Trần, căn nhà đó ngay cả nhà vệ sinh cũng không có, rất là bất tiện. Cũng không biết bọn họ làm cách gì, sau đó có qua lại với vợ của ông Lâm, đi đi lại lại, ông Lâm liền đem căn phòng ở giữa cho hai người họ mượn ở. Năm ấy, ông Lâm đã đến tuổi nghỉ hưu, hai vợ chồng cũng lớn tuổi nhưng lại không có con cái. Vợ chồng Tiểu Trần dọn qua đó ở có thể chăm sóc cho hai người họ, đây cũng là một chuyện tốt. Hai vợ chồng ông Lâm đều không sống thọ, vừa mới dọn qua nhà mới chưa được bao lâu liền qua đời. Tiểu Trần nhờ các mối quan hệ trong xưởng, cầu người này, xin người kia, cũng từng giở trò ăn vạ, hai người họ nhất quyết không chịu dọn ra khỏi căn nhà đó. Khoảng gần hai năm sau, chính phủ vận động người dân đăng kí quyền tài sản, vợ chồng họ tự bỏ tiền ra mua lại quyền sở hữu căn nhà đó." Ông Thường kể hết đầu đuôi câu chuyện, cuối cùng hỏi một câu: “Những gì mà các cậu điều tra được chắc cũng chỉ có tên của Tiểu Trần chứ không có tên của ông Lâm đúng không?"
Tôi lắc đầu: “Những tập tài liệu ghi chép bên cục bất động sản chỉ điều tra được hai cái tên Trần Lập và Trương Quỳnh này thôi."
Ông Thường nói tiếp: “Những chuyện mà bọn họ đã từng làm đều không phải là chuyện vẻ vang đáng tự hào gì cả. Mãi cho đến khi con gái của họ học tiểu học, vẫn còn có nhiều người bàn tán về chuyện ấy. Sau đó, quyền sở hữu nhà cửa hoàn toàn có thể mua được, có thể tự do giao dịch... Khoảng thời gian đó chắc cũng chỉ khoảng mười năm... Họ có mua một căn nhà ở nơi khác, còn căn nhà bên này thì cho thuê. Vào lúc đó tôi cũng dọn ra khỏi thôn Sáu Công Nông. Tôi không có quay về đó nữa, hai người họ phải nói là rất can đảm, dám để con gái một thân một mình sống ở đó."
“Trần Lập và Trương Quỳnh đều biết những vấn đề xảy ra ở khu nhà sao?" Tôi hỏi.
“Đương nhiên là biết rồi. Dựa vào bản lĩnh của họ, trong xưởng có chuyện gì mà hai người họ không biết được chứ?" Ông Thường lên tiếng nói lời châm biếm, sau đó lại nói tiếp: “Cũng chính vào khoảng mười năm đó, sau khi cả nhà Diệp Thanh chết hết, Diệp Thanh bị người ở viện phúc lợi dẫn đi lại quay về thôn Sáu Công Nông. Vừa đúng những chuyện này lại xảy ra cùng nhau. Có những cặp vợ chồng không làm việc chung một xưởng, nửa kia cũng được phân nhà ở, sau đó bọn họ liền dọn đến phòng được phân mới đó..."
Nói đến đây, vẻ mặt ông Thường bỗng có chút sợ hãi.
Tôi nhìn thấy vẻ mặt sợ hãi của ông Thường thì trong lòng có dự cảm không lành.
“Vừa mới dọn qua đó chưa được ba tháng thì người đã chết rồi." Lúc ông Thường nói những lời này, giọng ông ấy bỗng trở nên khàn đặc: “Những người được phân nhà ở mới còn nói rằng nhìn thấy trong nhà có ma, bị doạ đến xanh mặt, nhất quyết không chịu sống trong căn nhà đó, nhất định phải dọn đi. Vừa mới dọn ra khỏi đó không bao lâu thì qua đời."
Tôi lên tiếng hỏi: “Tụi con từng xem qua các tập hồ sơ, phòng ở của thôn Sáu Công Nông có không ít ghi chép về giao dịch bất động sản mà."
Ông Thường đáp: “Nhà cửa có thể tự do giao dịch đã là chuyện mà sau khi Diệp Thanh quay về."
Lúc này tôi mới hiểu, khoảng cách mười năm mà ông Thường nhắc đến chính là mười năm Diệp Thanh không có ở thôn Sáu Công Nông.
Ông Thường hỏi tiếp: “Tôi cũng có biết chuyện của Diệp Thanh. Còn chủ nhiệm Chu mà các cậu nhắc đến lúc nãy có phải là vợ của lão Tiền không? Vợ của Tiền Chung phải không?"
Tôi khẽ gật đầu.
“Tiền Chung cũng biết chuyện, tôi cũng không nhớ ai là người đầu tiên phát hiện ra những liên quan trong đó. Còn có ông Vương Hồng Chương mà các cậu nhắc đến lúc nãy nữa. Mấy người chúng tôi vốn cùng nhau làm việc trong một nhà xưởng, thường xuyên đánh bài, nói chuyện với nhau. Ngoài ra còn có nhiều người khác làm chung nữa. Có người nói đến cái phát hiện này, sau đó càng xem càng cảm thấy là như thế. Đặc biệt là sau khi Diệp Thanh quay về thì những chuyện ma quái cũng không còn nữa." Ông Thường nói tiếp: “Sau khi Diệp Thanh quay về thì tôi là người dọn ra khỏi đó sớm nhất. Trần Lập và Trương Quỳnh cũng vậy. Chúng tôi đều không dám bán căn nhà đó. Bọn họ hình như không còn qua lại với những đồng nghiệp trong xưởng nữa, còn tôi thì vẫn giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ, sẵn tiện nghe ngóng tình hình bên đó. Sau khi Diệp Thanh biến mất thì tôi đã biết là ngay cả cậu ta cũng không cầm cự nổi nữa, nơi đó có vấn đề. Xưởng sản xuất gang thép số ba không khắc chế nổi, cho nên cả nhà Diệp Thanh phải dùng mạng sống của mình để ngăn chặn tai kiếp này, Diệp Thanh không biết là mệnh gì nữa, lại có thể miễn cưỡng cầm cự được, nhưng không được lâu dài. Chuyện như vậy vẫn nên giao cho những người có mang long khí giải quyết."
Ông Thường nói rất nghiêm túc, nhìn về phía chúng tôi với ánh mắt mừng rỡ: “Chính phủ giải tỏa di dời nơi đó, không phải có nghĩa là sẽ có người mang long khí đến tiếp quản sao!"
Ngoài mặt, Tí Còi trông có vẻ khá kính nể ông Thường nhưng tôi thì biết rõ, cái cậu này chắc chắn không tin những lời ba xàm kia của ông Thường.
Có lẽ ông Thường thật sự là một người yêu nước, yêu chính phủ nhưng việc này liên quan đến lợi ích cá nhân, lại còn là lợi ích hợp pháp nữa thì ai lại vô tâm như vậy chứ, tuỳ tiện đánh cái dấu là xong?
Tôi cố ý thở dài một hơi rồi nói: “Ông Thường à, có phải là chủ nhiệm Mao đã từng nhắc đến tụi con với ông không?"
Vẻ mặt nghiêm túc của ông Thường lập tức xuất hiện vết nứt.
Tôi đặt cái bảng khảo sát xuống ngay kế bên chỗ ông Thường đang ngồi, sau đó lên tiếng nói tiếp: “Lúc Chu Khải Uy chết, con cũng có mặt ở bệnh viện, tận mắt chứng kiến cảnh anh ta té khỏi cửa sổ và rơi xuống lầu."
Ông Thường từ từ khom mình xuống, mặt mày ủ rũ, tựa như trong phút chốc bị hút hết sinh khí.
“Ông có biết ông Vương không? Ông Vương Hồng Chương mới qua đời gần đây, vợ của ông ấy đã đi lạc rất nhiều năm. Ngoài ra còn có chủ nhiệm Chu - chủ tịch tiền nhiệm uỷ ban nhân dân thôn Sáu Công Nông, gần đây tình trạng bệnh của bà ấy càng lúc càng xấu đi." Tôi dẫn dắt từng bước.
Ông Thường đưa tay lên vuốt mặt rồi nói: “Xem ra các cậu cũng biết khá nhiều chuyện đấy. Cũng điều tra được không ít chuyện từ thằng nhóc Diệp Thanh kia nhỉ?"
Khi nghe xong lời này của ông Thường, tôi cũng không hề cảm thấy bất ngờ gì cả, nhưng trong lòng vẫn cảm thấy có chút vui mừng. Đương nhiên tôi sẽ không để lộ nét vui sướng trên mặt, bắt buộc phải giấu ở trong lòng thôi, trên mặt vẫn mang biểu cảm nặng nề.
“Tôi thấy các cậu có mang quà đến thì đã cảm thấy không ổn rồi." Ông Thường đưa mắt nhìn về phía giỏ trái cây và thùng sữa bò trên tủ, sau đó lại nhìn bảng khảo sát: “Nhưng mà, những gì tôi đánh dấu trong bảng khảo sát này chính là ý kiến của tôi. Những lí do mà tôi nói lúc nãy đều là giả, nhưng câu cuối cùng là lời nói thật lòng. Các cậu muốn tháo dỡ như thế nào, tôi cũng không có ý kiến gì cả. Tôi chỉ muốn hỏi một câu thôi, khi nào thì mới có thể giải toả mảnh đất đó đây?"
Tôi trả lời một cách mơ hồ, không rõ ràng: “Nói thật với ông, tụi con cũng không biết nữa. Bây giờ việc giải toả di dời đã tiến vào giai đoạn mới, nhưng lúc trước khi bắt tay vào làm các công tác chuẩn bị, tụi con cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn."
“Ý cậu là chuyện vỡ ống nước đúng không? Tôi có nhìn thấy trên bản tin thời sự." Ông Thường nhếch khóe môi, đưa tay vuốt ngực: “Tôi vừa xem xong tin thời sự đó thì lập tức liền không ổn. May mà được đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không thì không thể giữ được cái mạng già này nữa rồi."
Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên.
“Ông Thường, ông..."
Ông Thường không đợi tôi nói hết câu, thấp giọng nói tiếp: “Tôi đã nhìn thấy cô gái họ Trần trong bản tin."
Tôi bỗng sững sờ, lúc này mới phản ứng được người mà ông Thường đang nói đến là ai. Tôi ngạc nhiên trừng to mắt.
Tí Còi buộc miệng nói ra: “Ông có thể nhìn thấy ma sao?"
Ông Thường nâng mí mất, quét nhìn ba người một lượt: “Các cậu cũng có thể nhìn thấy sao?"
Gã Béo đáp: “Tụi con đã nhìn thấy Trần Nhã Cầm."
Trần Nhã Cầm chính là người phụ nữ chết do bệnh cũ tái phát ngay trong nhà vệ sinh, cũng là người gián tiếp giết chết phóng viên La Giang Nhạn.
Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy Trần Nhã Cầm cũng là trong bản tin thời sự, nhìn thấy bóng ma của cô ta.
Trần Nhã Cầm chết ngay trong nhà, nhưng người có quyền sở hữu căn nhà đó lại không phải là cô ta mà là cha mẹ cô ta. Sau khi xem qua những tài liệu ghi chép ở cục bất động sản, biết được hai người họ vốn là công nhân làm việc ở xưởng sản xuất gang thép số ba, lúc phân chia nhà ở thì được phân đến thôn Sáu Công Nông. Sau khi Trần Nhã Cầm qua đời, bọn họ cho người khác thuê căn nhà này.
Lần này cần phải làm khảo sát nguyện vọng, chúng tôi đã thông báo cho cha mẹ Trần Nhã Cầm, bọn họ cũng đồng ý sẽ đến uỷ ban nhân dân thôn Sáu Công Nông để điền bảng khảo sát. Tôi còn dặn Trần Hiểu Khâu và Quách Ngọc Khiết phải đặc biệt chú ý hai người này.
Ông Thường biết Trần Nhã Cầm, nhưng đối với cái tên Trần Nhã Cầm vẫn còn khá lạ lẫm, ông ấy quen thân với cha mẹ Trần Nhã Cầm hơn.
“Hai vợ chồng họ cùng làm việc trong xưởng sản xuất gang thép, lúc đầu phân chia nhà ở, xét các tiêu chí thì chắc chắn không đến lượt hai người đó đâu. Trong đợt chia nhà đầu tiên, căn nhà đó được chia cho một người thợ giỏi họ Lâm. Lúc đó Tiểu Trương đang mang thai, bụng ngày một to ra, nhưng lại phải sống trong một căn nhà hai mươi mét vuông cùng với bảy tám người nhà của Tiểu Trần, căn nhà đó ngay cả nhà vệ sinh cũng không có, rất là bất tiện. Cũng không biết bọn họ làm cách gì, sau đó có qua lại với vợ của ông Lâm, đi đi lại lại, ông Lâm liền đem căn phòng ở giữa cho hai người họ mượn ở. Năm ấy, ông Lâm đã đến tuổi nghỉ hưu, hai vợ chồng cũng lớn tuổi nhưng lại không có con cái. Vợ chồng Tiểu Trần dọn qua đó ở có thể chăm sóc cho hai người họ, đây cũng là một chuyện tốt. Hai vợ chồng ông Lâm đều không sống thọ, vừa mới dọn qua nhà mới chưa được bao lâu liền qua đời. Tiểu Trần nhờ các mối quan hệ trong xưởng, cầu người này, xin người kia, cũng từng giở trò ăn vạ, hai người họ nhất quyết không chịu dọn ra khỏi căn nhà đó. Khoảng gần hai năm sau, chính phủ vận động người dân đăng kí quyền tài sản, vợ chồng họ tự bỏ tiền ra mua lại quyền sở hữu căn nhà đó." Ông Thường kể hết đầu đuôi câu chuyện, cuối cùng hỏi một câu: “Những gì mà các cậu điều tra được chắc cũng chỉ có tên của Tiểu Trần chứ không có tên của ông Lâm đúng không?"
Tôi lắc đầu: “Những tập tài liệu ghi chép bên cục bất động sản chỉ điều tra được hai cái tên Trần Lập và Trương Quỳnh này thôi."
Ông Thường nói tiếp: “Những chuyện mà bọn họ đã từng làm đều không phải là chuyện vẻ vang đáng tự hào gì cả. Mãi cho đến khi con gái của họ học tiểu học, vẫn còn có nhiều người bàn tán về chuyện ấy. Sau đó, quyền sở hữu nhà cửa hoàn toàn có thể mua được, có thể tự do giao dịch... Khoảng thời gian đó chắc cũng chỉ khoảng mười năm... Họ có mua một căn nhà ở nơi khác, còn căn nhà bên này thì cho thuê. Vào lúc đó tôi cũng dọn ra khỏi thôn Sáu Công Nông. Tôi không có quay về đó nữa, hai người họ phải nói là rất can đảm, dám để con gái một thân một mình sống ở đó."
“Trần Lập và Trương Quỳnh đều biết những vấn đề xảy ra ở khu nhà sao?" Tôi hỏi.
“Đương nhiên là biết rồi. Dựa vào bản lĩnh của họ, trong xưởng có chuyện gì mà hai người họ không biết được chứ?" Ông Thường lên tiếng nói lời châm biếm, sau đó lại nói tiếp: “Cũng chính vào khoảng mười năm đó, sau khi cả nhà Diệp Thanh chết hết, Diệp Thanh bị người ở viện phúc lợi dẫn đi lại quay về thôn Sáu Công Nông. Vừa đúng những chuyện này lại xảy ra cùng nhau. Có những cặp vợ chồng không làm việc chung một xưởng, nửa kia cũng được phân nhà ở, sau đó bọn họ liền dọn đến phòng được phân mới đó..."
Nói đến đây, vẻ mặt ông Thường bỗng có chút sợ hãi.
Tôi nhìn thấy vẻ mặt sợ hãi của ông Thường thì trong lòng có dự cảm không lành.
“Vừa mới dọn qua đó chưa được ba tháng thì người đã chết rồi." Lúc ông Thường nói những lời này, giọng ông ấy bỗng trở nên khàn đặc: “Những người được phân nhà ở mới còn nói rằng nhìn thấy trong nhà có ma, bị doạ đến xanh mặt, nhất quyết không chịu sống trong căn nhà đó, nhất định phải dọn đi. Vừa mới dọn ra khỏi đó không bao lâu thì qua đời."
Tôi lên tiếng hỏi: “Tụi con từng xem qua các tập hồ sơ, phòng ở của thôn Sáu Công Nông có không ít ghi chép về giao dịch bất động sản mà."
Ông Thường đáp: “Nhà cửa có thể tự do giao dịch đã là chuyện mà sau khi Diệp Thanh quay về."
Lúc này tôi mới hiểu, khoảng cách mười năm mà ông Thường nhắc đến chính là mười năm Diệp Thanh không có ở thôn Sáu Công Nông.
Ông Thường hỏi tiếp: “Tôi cũng có biết chuyện của Diệp Thanh. Còn chủ nhiệm Chu mà các cậu nhắc đến lúc nãy có phải là vợ của lão Tiền không? Vợ của Tiền Chung phải không?"
Tôi khẽ gật đầu.
“Tiền Chung cũng biết chuyện, tôi cũng không nhớ ai là người đầu tiên phát hiện ra những liên quan trong đó. Còn có ông Vương Hồng Chương mà các cậu nhắc đến lúc nãy nữa. Mấy người chúng tôi vốn cùng nhau làm việc trong một nhà xưởng, thường xuyên đánh bài, nói chuyện với nhau. Ngoài ra còn có nhiều người khác làm chung nữa. Có người nói đến cái phát hiện này, sau đó càng xem càng cảm thấy là như thế. Đặc biệt là sau khi Diệp Thanh quay về thì những chuyện ma quái cũng không còn nữa." Ông Thường nói tiếp: “Sau khi Diệp Thanh quay về thì tôi là người dọn ra khỏi đó sớm nhất. Trần Lập và Trương Quỳnh cũng vậy. Chúng tôi đều không dám bán căn nhà đó. Bọn họ hình như không còn qua lại với những đồng nghiệp trong xưởng nữa, còn tôi thì vẫn giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ, sẵn tiện nghe ngóng tình hình bên đó. Sau khi Diệp Thanh biến mất thì tôi đã biết là ngay cả cậu ta cũng không cầm cự nổi nữa, nơi đó có vấn đề. Xưởng sản xuất gang thép số ba không khắc chế nổi, cho nên cả nhà Diệp Thanh phải dùng mạng sống của mình để ngăn chặn tai kiếp này, Diệp Thanh không biết là mệnh gì nữa, lại có thể miễn cưỡng cầm cự được, nhưng không được lâu dài. Chuyện như vậy vẫn nên giao cho những người có mang long khí giải quyết."
Ông Thường nói rất nghiêm túc, nhìn về phía chúng tôi với ánh mắt mừng rỡ: “Chính phủ giải tỏa di dời nơi đó, không phải có nghĩa là sẽ có người mang long khí đến tiếp quản sao!"
Tác giả :
Khố Kỳ Kỳ