Trùng Sinh Chi Si Tửu Hữu Diễn
Chương 24: Tàng nhân tương lai
Ngày kế, trời vừa hửng sáng, Bạch gia cũng bắt đầu thức dậy.
Hạ Việt quen giấc nên đã tỉnh từ lâu, bên tai nghe thấy tiếng bước chân Dĩ Ngao và Dĩ Nhạc rón rén rời giường, biết bọn họ không muốn đánh thức mình, trên mặt hắn hiện ra một nét cười nhẹ nhàng.
Tối hôm qua hai huynh đệ chen lấn nhau ngủ trên một cái giường, nhường cái còn lại cho Hạ Việt. Lúc chiều Dĩ Nhạc ăn hơi nhiều canh, hắn mặc quần áo tử tế xong vội vàng chạy vào nhà vệ sinh, Dĩ Ngao gấp chăn đệm gọn gàng rồi chuẩn bị đi ra ngoài rửa mặt.
Hắn nhón chân nhẹ nhàng đi qua giường của Hạ Việt, nào ngờ lại thấy Hạ Việt mở to mắt đang cười với mình.
Dĩ Ngao hoảng sợ: “Ca phu, ngươi dậy rồi? Chúng ta làm ồn ngươi sao?"
Hạ Việt bò dậy, cười lắc đầu: “Không có, bình thường ở nhà tầm này ta cũng thức."
“Ngươi dậy sớm như thế làm gì?" Nhìn Hạ Việt lưu loát rời giường mặc quần áo, Dĩ Ngao vô cùng ngạc nhiên.
Cứ tưởng thiếu gia nhà giàu không phải ra đồng làm việc giống đám nông dân bọn họ, hẳn là phải ngủ thẳng đến lúc mặt trời lên cao chứ. Bây giờ trời còn tối thui kia kìa.
“Lò rượu sáng sớm sẽ vo gạo nấu cơm, giờ Dần ta phải sang đó xem."
Hạ Việt chỉ nhàn nhạt đáp lại, nhưng Dĩ Ngao đã muốn bình tĩnh không được. Giờ Dần! Còn sớm hơn bây giờ một canh giờ a!
Trong lòng thiếu niên lúc này, hình tượng đại gia lắm tiền của Hạ Việt lập tức bay sạch.
Cho dù là đám trẻ con nhà nông thì giờ Dần cũng không thức nổi, vị thiếu gia này lúc đó đã ở lò rượu làm việc rồi sao?
Sự sùng bái của Dĩ Ngao đối với Hạ Việt lập tức vọt lên một bậc.
Trong lòng hắn kỳ thực có rất nhiều điều muốn hỏi, nhưng nhìn thấy Hạ Việt đã xếp gọn chăn gối, xoay người đi ra khỏi phòng, hắn đành phải nuốt xuống mấy lời sắp thốt ra, dắt Hạ Việt ra ngoài rửa mặt.
Rửa mặt xong, Dĩ Ngao đốt bếp lò rồi bắc một nồi nước lên, sau đó kéo Hạ Việt ngồi xuống, đòi hắn kể cho mấy chuyện ở lò rượu, Dĩ Nhạc cũng chạy lại, Hạ Việt liền miêu tả hình dạng của hầm chứa rượu và quá trình cất rượu cho bọn họ, hai huynh đệ ngồi cạnh nhau say sưa lắng nghe.
Một lát sau, Bạch phụ và Bạch cha thức dậy, Thức Yến cũng từ trong phòng đi ra, trong nhà chỉ còn ba đứa nhỏ còn đang ngủ.
Thức Yến giúp Bạch cha làm điểm tâm, Bạch phụ thân mở cổng viện quét tuyết, dọn sân sạch sẽ để xe ngựa Vân gia lát nữa tới có chỗ đậu. Dĩ Ngao Dĩ Nhạc lại nghe đến nhập thần, cũng quên mất phụ bố mẹ một tay.
Bạch phụ nhìn hai đứa thích ca phu đến thế cũng không cắt đứt bọn họ, để cho bọn họ ngồi nghe, hắn cũng xuống bếp chuẩn bị điểm tâm.
Buổi sáng ở nhà Bạch gia có bánh bao hấp và bánh bí đỏ nướng. Bánh bao là bánh nhân đậu, vừa mềm vừa thơm lại không quá ngọt, bánh cũng to, ăn rất chắc bụng. Bánh bí đỏ không có nhân, cứ xé từng miếng ra ăn, bột bánh màu vàng tươi, cắn một cái thơm nức mũi.
Ăn điểm tâm xong, Hạ Việt lấy túi nhỏ của mình ra.
Hai nhóc búp bê sinh đôi lập tức xông tới: “Ca phu, cái này đẹp thế!"
“Đẹp không?" Hạ Việt híp mắt cười, “Là ca ca của mấy đứa làm cho ta đấy."
“Thức Yến ca ca khéo tay lắm đó! Y còn may giày cho chúng ta nữa!"
Thư Dự hất mặt lên, trông rất là kiêu ngạo. Hạ Việt nhịn không được, sờ sờ đầu nhỏ của hắn.
“Ca phu, ngươi cất tiền trong này hả?" Thư Dự nhìn cái túi của Hạ Việt, vui vẻ hỏi. Những người khác nhìn qua, trong lòng buồn bực, đừng bảo Vân thiếu gia ăn sáng xong nên muốn trả tiền đấy nhé.
“Bình thường thì đúng là thế, bây giờ không phải."
Hạ Việt cười cười mở túi, lấy một cái gói màu vàng ra. Hắn tháo dây buộc, trước tiên đưa cho Bạch phụ: “Đây là hôm mùng hai ta và Thức Yến đi chùa xin bùa bình an cho mọi người. Cái này là của nhạc phụ."
Bạch phụ vẻ mặt kinh hỉ, vội vã tiếp nhận. Hạ Việt đưa thêm một cái cho Bạch cha, còn năm cái bùa nhỏ hơn thì phân phát cho nhóm tiểu cữu.
Tiểu hài tử cầm bùa bình an cười đến là vui vẻ, Bạch phụ và Bạch cha ngồi cạnh xem, trong lòng vô cùng ấm áp. Nhất là Bạch cha, y nghe Thức Yến kể bùa này là Vân thiếu gia tự mình đi mua, nhi tế dụng tâm như thế, lại yêu thương khanh quan nhà mình, y làm nhạc cha thực sự là thoả mãn cực kỳ!
Không phải làm đồng, trường học của mấy đứa nhỏ cũng đang nghỉ, Bạch gia vô cùng rảnh rỗi, một nhà quây quần trong chính đường sưởi ấm nói chuyện với nhau.
Chờ thái dương lên cao, Dĩ Nhạc chủ động nói muốn ra bên ngoài chờ xe ngựa tới, mấy đứa nhỏ cũng lẽo đẽo chạy theo hắn. Thức Yến dắt đa phụ vào buồng trong xem quà tặng, để lại một mình Dĩ Ngao và Hạ Việt trong phòng. Hạ Việt nhìn ra nhóc con này có chuyện muốn nói với mình, thấy xung quanh không có ai, hắn chủ động mở miệng hỏi: “Dĩ Ngao có lời gì muốn nói không?"
Dĩ Ngao không nghĩ tới bị ca phu nhìn ra, vừa hoảng sợ lại có chút ngượng ngùng. Thiếu niên không dám nhìn Hạ Việt, hắn liếm liếm môi dưới, thấp giọng hỏi: “Ca phu, ta đến lò rượu làm tàng nhân được không?"
Hạ Việt không ngờ Dĩ Ngao sẽ nói như vậy, hắn sửng sốt một hồi, nhìn thiếu niên thái độ rất nghiêm túc, hắn suy nghĩ một chút, không trả lời mà hỏi ngược lại: “Dĩ Ngao thích rượu sao?"
Thiếu niên gật đầu.
Lang quan Lạc Việt 12, 13 tuổi là được cho phép uống rượu, uống bao nhiêu thì trong nhà phải tự quản lý.
Lúc đi học có người từng mang đến một bầu rượu nhỏ mời mọi người, Dĩ Ngao uống xong, chỉ nghĩ rượu này hoàn toàn không sánh được với rượu của Vân gia, rượu của bọn họ cất từ gạo nhà mình trồng, uống càng ngon. Sau vài lần, tuy rằng không biết được nhiều loại rượu nhưng Dĩ Ngao vẫn biết rượu của Vân gia là ưu tú nhất.
Phải lợi hại đến mức nào mới cất ra được loại rượu thế này a?
Nghi vấn này vừa xuất hiện đã đâm chồi trong ngực Dĩ Ngao, hắn thật sự rất muốn biết làm thế nào khi chỉ từ gạo và nước mà người ta có thể làm ra rượu ngon như vậy!
Ngày hôm qua nghe cha nói ca phu đã quyết định kế thừa lò rượu, ý niệm muốn làm tàng nhân bắt đầu sôi trào trong lòng Dĩ Ngao, sau một đêm vẫn không thể nào áp xuống được. Dĩ Ngao nhịn lại nhịn, rốt cục không chịu nổi quấn quít Hạ Việt hỏi hắn mấy chuyện ở lò rượu, càng nghe lại càng thích thú, hiện thiếu niên đem lời nói ra khỏi miệng, trái lại càng kiên định tâm ý.
Nghe Dĩ Ngao nói, Hạ Việt suy nghĩ một chút, hỏi hắn: “Công việc ở lò rượu rất cực khổ, phải dậy từ rất sớm, ngủ ít, trời lạnh còn phải ngâm nước lạnh, ngươi chịu được không?"
“Ta có thể, ta quen dậy sớm, cũng không sợ khổ!"
Nhìn thấy trong mắt người kia toàn là khát vọng, Hạ Việt trong lòng một trận mềm nhũn.
“Ngươi bây giờ còn nhỏ, muốn làm tàng nhân ít nhất cũng phải đợi đến khi 16 tuổi, không phải ngươi còn đang đi học sao?"
“Ta chỉ cần học thêm nửa năm nữa thôi!" Dĩ Ngao có chút không cam lòng, thế nhưng nếu là vấn đề về tuổi tác, vậy hắn thực sự không có biện pháp.
Hạ Việt nở nụ cười: “Đừng buồn, tuy rằng còn hai năm nữa, thế nhưng ngươi cũng đang giúp chúng ta một tay đấy thôi."
“…A?"
Thấy thiếu niên không rõ ràng cho lắm, Hạ Việt chỉ chỉ ngoài cửa, đáp: “Không thấy mấy mảnh ruộng của nhà mình ngoài đó sao? Đều là để trồng lúa mà cất rượu, không có lúa thì làm sao có rượu."
“Ý của ca phu là…" Dĩ Ngao tựa hồ đã hiểu, trong mắt dấy lên hi vọng.
“Ngươi cố gắng ở lại giúp phụ thân, trồng ra loại gạo tốt nhất cho Vân gia. Gạo càng tốt thì rượu càng ngon, đây là một điều vô cùng quan trọng."
Thần tình cùng giọng nói của Hạ Việt đã không còn như đang đối đãi với hài tử nữa, uy nghiêm nhàn nhạt của trưởng bối làm Dĩ Ngao vô thức ngồi thẳng người, “Về phần chưng cất rượu, ta sẽ gửi cho ngươi một ít sách, ngươi có gì không hiểu cứ viết thư cho ta. Nếu ngươi chăm chỉ thì đến đợt cất rượu mới ta sẽ dẫn ngươi đến lò rượu xem."
“Thật sao?" Dĩ Ngao hai mắt phát sáng.
“Dĩ Ngao cho là ca phu lừa ngươi?"
Dĩ Ngao lắc đầu, cười toe toét lộ ra hàm răng trắng bóng.
Cho đến lúc Hạ Việt và Thức Yến lên xe ngựa trở về, nụ cười của Dĩ Ngao cũng chưa từng phai nhạt.
Vẫy tay tạm biệt Bạch gia, Thức Yến rụt đầu lại, ngạc nhiên hỏi Hạ Việt: “Lạ ghê, sao Dĩ Ngao cứ cười mãi, hay là do ngươi về nên nó thấy vui?"
Hạ Việt bật cười, nhéo nhéo mặt Thức Yến: “Nghĩ gì đó, bộ thằng bé ghét ta đến như vậy sao?"
“Ta vốn nghĩ nó rất thích ngươi, nhưng chẳng hiểu sao khi ngươi đi nó lại vui đến vậy."
Hạ Việt cười cười, cũng không kể cho y biết chuyện Dĩ Ngao nói. Hắn ôm phu lang nhà mình vào trong lòng, đối với tiểu tàng nhân tương lai kia rất mong chờ.
Trở lại trong thành, Hạ Việt để Thức Yến về nhà trước, mình thì đi sang Hỉ Cửu Túy một chuyến, hỏi thăm chuyện làm ăn trong hai ngày vừa rồi. May mắn thay, dự cảm xấu của hắn không trở thành sự thật.
Thành chưởng quỹ kể có không ít người hiếu kỳ mò đến, sau đó trở thành khách quen của quán, trong thành cũng mơ hồ bắt đầu đàm luận về rượu nóng của Hỉ Cửu Túy.
Hạ Việt nghe đoạn liền yên tâm, lại cùng Phương quản sự trốn vào phòng nhỏ nói chuyện gần một canh giờ. Từ Hỉ Cửu Túy đi ra, hắn vòng qua phố xá, hết một nén nhang lại trở về, lên xe ngựa quay về Vân gia.
Mấy ngày tiếp theo, hắn lại bắt đầu hành trình bôn ba ở lò rượu và Hỉ Cửu Túy.
Lò rượu không ngừng có rượu mới “lên rãnh" (1), mấy thùng rượu được ủ sau cùng cũng sẽ được ra lò trước Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng).
Đỗ sư và Vân lão gia rất hài lòng với rượu mới, Hạ Việt mang một ít về cho Thức Yến uống, đứa nhỏ kia thích vô cùng, còn đun lên uống thử, cẩn thận ghi chép mùi vị và nhiệt độ khác nhau, chờ rượu được khử trùng xong đem bán sẽ đưa cho Hỉ Cửu Túy tham khảo.
Trước Nguyên tiêu một ngày, rượu giấu lại có rượu lên rãnh, Hạ Việt bèn dẫn Thức Yến sang xem.
Lò rượu không cấm khanh quan đến, chỉ là trong phòng ủ rượu rất nóng, y phục có mỏng đi nữa thì cũng khó mà chịu được. Khanh quan lại không được phép cởi trần làm việc như lang quan, quần áo thấm mồ hôi bết vào người, đối với tàng nhân chính là một loại dày vò kinh khủng, bởi vậy, Lạc Việt hoàn toàn không có khanh quan làm tàng nhân.
Thức Yến tốt xấu gì cũng là khanh quan gả về Vân gia, lại có trượng phu đi cùng, tự nhiên không ai ngăn y lại. Tuy rằng người trong lò rượu lần đầu tiên diện kiến thiếu phu nhân đều không che giấu được hiếu kỳ, nhưng bọn họ rất có chừng mực, không nhìn thẳng mặt người ta mà chỉ len lén quan sát, sau đó tụm năm tụm ba xì xào bàn tán: Tuy rằng diện vô biểu tình, bất quá ánh mắt trông khá nhu hòa, nhìn từ phía sau lưng thì hai người cũng rất đẹp đôi.
Đỗ sư vừa đến, nhóm tàng nhân lập tức tản ra, ai làm việc nấy, chuẩn bị chờ đợi rượu mới lên rãnh.
Hạ Việt đưa Thức Yến đến là muốn cho y cùng nếm rượu, nhân tiện cho y biết rượu được hình thành như thế nào.
Thức Yến lần đầu tiên được vào hầm rượu, xung quanh cái gì cũng mới mẻ. Trong không khí có mùi men chua chua ngọt ngọt, còn có mấy cái thùng gỗ kia, y chưa từng thấy qua cái thùng nào lớn như thế.
Tiểu hài tử cảm thấy hiếu kỳ với rất nhiều thứ nhưng y không dám hỏi, xung quanh toàn là lang quan, có mấy người còn cởi trần, y không dám ở lại lâu, ngoan ngoãn đi theo trượng phu, Hạ Việt đi đâu y đi theo đấy.
Hạ Việt đương nhiên biết Thức Yến xấu hổ, hai vành tai nhỏ đỏ ửng, chính hắn cũng không thích để vợ mình nhìn người đàn ông khác, cuối cùng chả giới thiệu ai cho y cả, trực tiếp đem người lên lầu hai, còn rất có đạo lý mà nói: “Lần sau tới ta sẽ chỉ cho, hiện tại tất cả mọi người đều đang chờ rượu lên rãnh, chúng ta nhanh đi thôi."
Thức Yến làm sao lại cãi lời hắn, lập tức không nhìn ngang nhìn dọc nữa, chỉ để ý đi theo sát hắn lên tầng trên.
Tuy rằng chỗ rượu ra lò là phòng ép rượu, nhưng Hạ Việt lại dắt Thức Yến sang phòng lên men. Ở đây, các tàng nhân đang khiêng một cái bồn to chứa cơm đã lên men xong, đổ vào trong thùng gỗ, sau đó đem thùng gỗ sang phòng ép rượu.
Hạ Việt lúc này mới đưa Thức Yến sang, hai người đứng ngay ở cửa, cũng không vào quấy rối. Lúc mấy tàng nhân kia khiêng thùng gỗ đi ngang qua bọn họ, Thức Yến ngửi thấy một mùi thơm lơ đãng xông vào mũi.
“Tướng công, là mùi rượu." Thức Yến nhìn Hạ Việt, “Trong cái thùng kia là rượu sao?"
“Đó là cơm lên men nghiền nhuyễn, chúng được ủ ba mươi lăm ngày rồi, tình trạng lên men rất tốt." Hạ Việt dẫn y sang phòng ép rượu, vừa đi vừa tiếp tục giảng giải, “Đầu tiên, phải cho cơm vào trong túi, ép chặt, tách rượu và cặn cơm ra mới được."
Thức Yến nghe rất nghiêm túc, y suy nghĩ một chút lại hỏi: “Là ép mới có thể có rượu a, vậy tại sao người ta lại gọi là lên rãnh?"
“Bởi vì rượu mới được ép sẽ chảy qua rãnh a."
Hạ Việt chỉ về phía trước, Thức Yến lúc này mới phát hiện bọn họ đã đi vào một căn phòng khác, ở đây rất rộng, trong phòng có một cái bệ rất to, hình như là xây bằng gạch. Y đến gần xem, phát hiện ở giữa trống không, thoạt nhìn trông như một cái rãnh rất lớn.
Mấy tàng nhân đứng cạnh cho cơm lên men vào trong túi vải, gấp lại, sau đó chỉnh tề chất vào trong rãnh. Ở cạnh rãnh này còn có một cái rãnh nhỏ hơn dẫn ra ngoài, dưới sàn nhà được đào một khoảng, trong đặt một cái thùng gỗ to.
“Phía trên rãnh sẽ treo kích (vật nặng) để ép rượu, ở đây chúng ta sử dụng đá Trùng Mậu."
Thức Yến ngẩng đầu lên, một tảng đá màu đen to đùng bị treo lủng lẳng, được cọc gỗ cố định lại.
“Đá Trùng Mậu nặng lắm phải không?"
Hạ Việt nhìn y, gật đầu.
Đá Trùng Mậu là khoáng thạch nặng nhất ở Lạc Việt, không biết là do chất đá hay nguyên nhân khác mà một tảng đá chỉ cỡ bằng bàn tay lại nặng tới năm sáu cân, dùng làm kích ép rượu thì thật sự không thể tốt hơn.
Trước khi hai người tới, mấy tàng nhân đã vận chuyển được vài chuyến, cơm thả vào trong rãnh cũng khá nhiều, chuyến cuối cùng cũng chính là chuyến mà Hạ Việt và Thức Yến nhìn thấy. Sau khi hắn giảng giải cho phu lang xong, tàng nhân cũng đã sắp xếp đủ mấy túi cơm.
Đỗ sư tiến vào, hắn chào hỏi phu phu Hạ Việt xong thì đưa tay sờ sờ mấy cái túi để trong rãnh.
“Thiếu gia, ta có linh cảm mẻ rượu này sẽ rất tuyệt vời." Đỗ sư quay đầu lại nói.
Hạ Việt nở nụ cười với hắn, trả lời: “Chắc chắn là hảo tửu."
Hai người nhìn nhau mỉm cười, trên mặt đều là tự tin cùng chờ mong bị đè nén.
Đỗ sư phát lệnh thả kích, Thức Yến thế mới biết, mấy cây gỗ to kia trên thực tế là đòn bẩy, một đầu khác đại khái được móc vào mấy quả cân hay gì đó.
“Vút!"
Tảng đá nhanh chóng lao xuống bệ gạch.
Sau một lúc lâu, cái rãnh nhỏ đằng trước bắt đầu có dịch thể trong suốt cuồn cuộn không ngừng chảy ra.
Rượu chảy vào trong thùng gỗ, tiếng nước róc rách vô cùng dễ nghe, tất cả mọi người lẳng lặng nhìn, chờ thùng từ từ đầy lên.
Thức Yến không chớp mắt nhìn chăm chú vào dòng nước trong suốt kia, trong ngực từng trận kích động, tim y đập thình thịch, vô thức với lên một bên tay áo của trượng phu.
Chờ thùng gỗ đầy được phân nửa, tốc độ rượu chảy từ từ chậm lại, một lát sau, thi thoảng mới có vài giọt chảy ra.
Lúc này, Thức Yến mới phát hiện, tay áo bên phải của nam nhân bị y nắm đến nhăn nhúm.
————————————————
(1) Lên rãnh: Tên gọi của công đoạn tách sake và cặn rượu ra. Cơm lên men xong nghiền nhuyễn, cho vào túi vải rồi dùng máy vắt vắt, trong truyện là thời cổ nên dùng đá ép, rượu ép ra được dẫn qua ống/ rãnh nên gọi là “lên rãnh".
Etou mấy chap trước thấy Đỗ sư xưng cha xong tưởng người ta là khanh quan nên để ngôi 3 là “y", đọc tới chap này ngại quá phải mò đi sửa lại QAQ, còn sạn xin nhắc dùm.
Hạ Việt quen giấc nên đã tỉnh từ lâu, bên tai nghe thấy tiếng bước chân Dĩ Ngao và Dĩ Nhạc rón rén rời giường, biết bọn họ không muốn đánh thức mình, trên mặt hắn hiện ra một nét cười nhẹ nhàng.
Tối hôm qua hai huynh đệ chen lấn nhau ngủ trên một cái giường, nhường cái còn lại cho Hạ Việt. Lúc chiều Dĩ Nhạc ăn hơi nhiều canh, hắn mặc quần áo tử tế xong vội vàng chạy vào nhà vệ sinh, Dĩ Ngao gấp chăn đệm gọn gàng rồi chuẩn bị đi ra ngoài rửa mặt.
Hắn nhón chân nhẹ nhàng đi qua giường của Hạ Việt, nào ngờ lại thấy Hạ Việt mở to mắt đang cười với mình.
Dĩ Ngao hoảng sợ: “Ca phu, ngươi dậy rồi? Chúng ta làm ồn ngươi sao?"
Hạ Việt bò dậy, cười lắc đầu: “Không có, bình thường ở nhà tầm này ta cũng thức."
“Ngươi dậy sớm như thế làm gì?" Nhìn Hạ Việt lưu loát rời giường mặc quần áo, Dĩ Ngao vô cùng ngạc nhiên.
Cứ tưởng thiếu gia nhà giàu không phải ra đồng làm việc giống đám nông dân bọn họ, hẳn là phải ngủ thẳng đến lúc mặt trời lên cao chứ. Bây giờ trời còn tối thui kia kìa.
“Lò rượu sáng sớm sẽ vo gạo nấu cơm, giờ Dần ta phải sang đó xem."
Hạ Việt chỉ nhàn nhạt đáp lại, nhưng Dĩ Ngao đã muốn bình tĩnh không được. Giờ Dần! Còn sớm hơn bây giờ một canh giờ a!
Trong lòng thiếu niên lúc này, hình tượng đại gia lắm tiền của Hạ Việt lập tức bay sạch.
Cho dù là đám trẻ con nhà nông thì giờ Dần cũng không thức nổi, vị thiếu gia này lúc đó đã ở lò rượu làm việc rồi sao?
Sự sùng bái của Dĩ Ngao đối với Hạ Việt lập tức vọt lên một bậc.
Trong lòng hắn kỳ thực có rất nhiều điều muốn hỏi, nhưng nhìn thấy Hạ Việt đã xếp gọn chăn gối, xoay người đi ra khỏi phòng, hắn đành phải nuốt xuống mấy lời sắp thốt ra, dắt Hạ Việt ra ngoài rửa mặt.
Rửa mặt xong, Dĩ Ngao đốt bếp lò rồi bắc một nồi nước lên, sau đó kéo Hạ Việt ngồi xuống, đòi hắn kể cho mấy chuyện ở lò rượu, Dĩ Nhạc cũng chạy lại, Hạ Việt liền miêu tả hình dạng của hầm chứa rượu và quá trình cất rượu cho bọn họ, hai huynh đệ ngồi cạnh nhau say sưa lắng nghe.
Một lát sau, Bạch phụ và Bạch cha thức dậy, Thức Yến cũng từ trong phòng đi ra, trong nhà chỉ còn ba đứa nhỏ còn đang ngủ.
Thức Yến giúp Bạch cha làm điểm tâm, Bạch phụ thân mở cổng viện quét tuyết, dọn sân sạch sẽ để xe ngựa Vân gia lát nữa tới có chỗ đậu. Dĩ Ngao Dĩ Nhạc lại nghe đến nhập thần, cũng quên mất phụ bố mẹ một tay.
Bạch phụ nhìn hai đứa thích ca phu đến thế cũng không cắt đứt bọn họ, để cho bọn họ ngồi nghe, hắn cũng xuống bếp chuẩn bị điểm tâm.
Buổi sáng ở nhà Bạch gia có bánh bao hấp và bánh bí đỏ nướng. Bánh bao là bánh nhân đậu, vừa mềm vừa thơm lại không quá ngọt, bánh cũng to, ăn rất chắc bụng. Bánh bí đỏ không có nhân, cứ xé từng miếng ra ăn, bột bánh màu vàng tươi, cắn một cái thơm nức mũi.
Ăn điểm tâm xong, Hạ Việt lấy túi nhỏ của mình ra.
Hai nhóc búp bê sinh đôi lập tức xông tới: “Ca phu, cái này đẹp thế!"
“Đẹp không?" Hạ Việt híp mắt cười, “Là ca ca của mấy đứa làm cho ta đấy."
“Thức Yến ca ca khéo tay lắm đó! Y còn may giày cho chúng ta nữa!"
Thư Dự hất mặt lên, trông rất là kiêu ngạo. Hạ Việt nhịn không được, sờ sờ đầu nhỏ của hắn.
“Ca phu, ngươi cất tiền trong này hả?" Thư Dự nhìn cái túi của Hạ Việt, vui vẻ hỏi. Những người khác nhìn qua, trong lòng buồn bực, đừng bảo Vân thiếu gia ăn sáng xong nên muốn trả tiền đấy nhé.
“Bình thường thì đúng là thế, bây giờ không phải."
Hạ Việt cười cười mở túi, lấy một cái gói màu vàng ra. Hắn tháo dây buộc, trước tiên đưa cho Bạch phụ: “Đây là hôm mùng hai ta và Thức Yến đi chùa xin bùa bình an cho mọi người. Cái này là của nhạc phụ."
Bạch phụ vẻ mặt kinh hỉ, vội vã tiếp nhận. Hạ Việt đưa thêm một cái cho Bạch cha, còn năm cái bùa nhỏ hơn thì phân phát cho nhóm tiểu cữu.
Tiểu hài tử cầm bùa bình an cười đến là vui vẻ, Bạch phụ và Bạch cha ngồi cạnh xem, trong lòng vô cùng ấm áp. Nhất là Bạch cha, y nghe Thức Yến kể bùa này là Vân thiếu gia tự mình đi mua, nhi tế dụng tâm như thế, lại yêu thương khanh quan nhà mình, y làm nhạc cha thực sự là thoả mãn cực kỳ!
Không phải làm đồng, trường học của mấy đứa nhỏ cũng đang nghỉ, Bạch gia vô cùng rảnh rỗi, một nhà quây quần trong chính đường sưởi ấm nói chuyện với nhau.
Chờ thái dương lên cao, Dĩ Nhạc chủ động nói muốn ra bên ngoài chờ xe ngựa tới, mấy đứa nhỏ cũng lẽo đẽo chạy theo hắn. Thức Yến dắt đa phụ vào buồng trong xem quà tặng, để lại một mình Dĩ Ngao và Hạ Việt trong phòng. Hạ Việt nhìn ra nhóc con này có chuyện muốn nói với mình, thấy xung quanh không có ai, hắn chủ động mở miệng hỏi: “Dĩ Ngao có lời gì muốn nói không?"
Dĩ Ngao không nghĩ tới bị ca phu nhìn ra, vừa hoảng sợ lại có chút ngượng ngùng. Thiếu niên không dám nhìn Hạ Việt, hắn liếm liếm môi dưới, thấp giọng hỏi: “Ca phu, ta đến lò rượu làm tàng nhân được không?"
Hạ Việt không ngờ Dĩ Ngao sẽ nói như vậy, hắn sửng sốt một hồi, nhìn thiếu niên thái độ rất nghiêm túc, hắn suy nghĩ một chút, không trả lời mà hỏi ngược lại: “Dĩ Ngao thích rượu sao?"
Thiếu niên gật đầu.
Lang quan Lạc Việt 12, 13 tuổi là được cho phép uống rượu, uống bao nhiêu thì trong nhà phải tự quản lý.
Lúc đi học có người từng mang đến một bầu rượu nhỏ mời mọi người, Dĩ Ngao uống xong, chỉ nghĩ rượu này hoàn toàn không sánh được với rượu của Vân gia, rượu của bọn họ cất từ gạo nhà mình trồng, uống càng ngon. Sau vài lần, tuy rằng không biết được nhiều loại rượu nhưng Dĩ Ngao vẫn biết rượu của Vân gia là ưu tú nhất.
Phải lợi hại đến mức nào mới cất ra được loại rượu thế này a?
Nghi vấn này vừa xuất hiện đã đâm chồi trong ngực Dĩ Ngao, hắn thật sự rất muốn biết làm thế nào khi chỉ từ gạo và nước mà người ta có thể làm ra rượu ngon như vậy!
Ngày hôm qua nghe cha nói ca phu đã quyết định kế thừa lò rượu, ý niệm muốn làm tàng nhân bắt đầu sôi trào trong lòng Dĩ Ngao, sau một đêm vẫn không thể nào áp xuống được. Dĩ Ngao nhịn lại nhịn, rốt cục không chịu nổi quấn quít Hạ Việt hỏi hắn mấy chuyện ở lò rượu, càng nghe lại càng thích thú, hiện thiếu niên đem lời nói ra khỏi miệng, trái lại càng kiên định tâm ý.
Nghe Dĩ Ngao nói, Hạ Việt suy nghĩ một chút, hỏi hắn: “Công việc ở lò rượu rất cực khổ, phải dậy từ rất sớm, ngủ ít, trời lạnh còn phải ngâm nước lạnh, ngươi chịu được không?"
“Ta có thể, ta quen dậy sớm, cũng không sợ khổ!"
Nhìn thấy trong mắt người kia toàn là khát vọng, Hạ Việt trong lòng một trận mềm nhũn.
“Ngươi bây giờ còn nhỏ, muốn làm tàng nhân ít nhất cũng phải đợi đến khi 16 tuổi, không phải ngươi còn đang đi học sao?"
“Ta chỉ cần học thêm nửa năm nữa thôi!" Dĩ Ngao có chút không cam lòng, thế nhưng nếu là vấn đề về tuổi tác, vậy hắn thực sự không có biện pháp.
Hạ Việt nở nụ cười: “Đừng buồn, tuy rằng còn hai năm nữa, thế nhưng ngươi cũng đang giúp chúng ta một tay đấy thôi."
“…A?"
Thấy thiếu niên không rõ ràng cho lắm, Hạ Việt chỉ chỉ ngoài cửa, đáp: “Không thấy mấy mảnh ruộng của nhà mình ngoài đó sao? Đều là để trồng lúa mà cất rượu, không có lúa thì làm sao có rượu."
“Ý của ca phu là…" Dĩ Ngao tựa hồ đã hiểu, trong mắt dấy lên hi vọng.
“Ngươi cố gắng ở lại giúp phụ thân, trồng ra loại gạo tốt nhất cho Vân gia. Gạo càng tốt thì rượu càng ngon, đây là một điều vô cùng quan trọng."
Thần tình cùng giọng nói của Hạ Việt đã không còn như đang đối đãi với hài tử nữa, uy nghiêm nhàn nhạt của trưởng bối làm Dĩ Ngao vô thức ngồi thẳng người, “Về phần chưng cất rượu, ta sẽ gửi cho ngươi một ít sách, ngươi có gì không hiểu cứ viết thư cho ta. Nếu ngươi chăm chỉ thì đến đợt cất rượu mới ta sẽ dẫn ngươi đến lò rượu xem."
“Thật sao?" Dĩ Ngao hai mắt phát sáng.
“Dĩ Ngao cho là ca phu lừa ngươi?"
Dĩ Ngao lắc đầu, cười toe toét lộ ra hàm răng trắng bóng.
Cho đến lúc Hạ Việt và Thức Yến lên xe ngựa trở về, nụ cười của Dĩ Ngao cũng chưa từng phai nhạt.
Vẫy tay tạm biệt Bạch gia, Thức Yến rụt đầu lại, ngạc nhiên hỏi Hạ Việt: “Lạ ghê, sao Dĩ Ngao cứ cười mãi, hay là do ngươi về nên nó thấy vui?"
Hạ Việt bật cười, nhéo nhéo mặt Thức Yến: “Nghĩ gì đó, bộ thằng bé ghét ta đến như vậy sao?"
“Ta vốn nghĩ nó rất thích ngươi, nhưng chẳng hiểu sao khi ngươi đi nó lại vui đến vậy."
Hạ Việt cười cười, cũng không kể cho y biết chuyện Dĩ Ngao nói. Hắn ôm phu lang nhà mình vào trong lòng, đối với tiểu tàng nhân tương lai kia rất mong chờ.
Trở lại trong thành, Hạ Việt để Thức Yến về nhà trước, mình thì đi sang Hỉ Cửu Túy một chuyến, hỏi thăm chuyện làm ăn trong hai ngày vừa rồi. May mắn thay, dự cảm xấu của hắn không trở thành sự thật.
Thành chưởng quỹ kể có không ít người hiếu kỳ mò đến, sau đó trở thành khách quen của quán, trong thành cũng mơ hồ bắt đầu đàm luận về rượu nóng của Hỉ Cửu Túy.
Hạ Việt nghe đoạn liền yên tâm, lại cùng Phương quản sự trốn vào phòng nhỏ nói chuyện gần một canh giờ. Từ Hỉ Cửu Túy đi ra, hắn vòng qua phố xá, hết một nén nhang lại trở về, lên xe ngựa quay về Vân gia.
Mấy ngày tiếp theo, hắn lại bắt đầu hành trình bôn ba ở lò rượu và Hỉ Cửu Túy.
Lò rượu không ngừng có rượu mới “lên rãnh" (1), mấy thùng rượu được ủ sau cùng cũng sẽ được ra lò trước Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng).
Đỗ sư và Vân lão gia rất hài lòng với rượu mới, Hạ Việt mang một ít về cho Thức Yến uống, đứa nhỏ kia thích vô cùng, còn đun lên uống thử, cẩn thận ghi chép mùi vị và nhiệt độ khác nhau, chờ rượu được khử trùng xong đem bán sẽ đưa cho Hỉ Cửu Túy tham khảo.
Trước Nguyên tiêu một ngày, rượu giấu lại có rượu lên rãnh, Hạ Việt bèn dẫn Thức Yến sang xem.
Lò rượu không cấm khanh quan đến, chỉ là trong phòng ủ rượu rất nóng, y phục có mỏng đi nữa thì cũng khó mà chịu được. Khanh quan lại không được phép cởi trần làm việc như lang quan, quần áo thấm mồ hôi bết vào người, đối với tàng nhân chính là một loại dày vò kinh khủng, bởi vậy, Lạc Việt hoàn toàn không có khanh quan làm tàng nhân.
Thức Yến tốt xấu gì cũng là khanh quan gả về Vân gia, lại có trượng phu đi cùng, tự nhiên không ai ngăn y lại. Tuy rằng người trong lò rượu lần đầu tiên diện kiến thiếu phu nhân đều không che giấu được hiếu kỳ, nhưng bọn họ rất có chừng mực, không nhìn thẳng mặt người ta mà chỉ len lén quan sát, sau đó tụm năm tụm ba xì xào bàn tán: Tuy rằng diện vô biểu tình, bất quá ánh mắt trông khá nhu hòa, nhìn từ phía sau lưng thì hai người cũng rất đẹp đôi.
Đỗ sư vừa đến, nhóm tàng nhân lập tức tản ra, ai làm việc nấy, chuẩn bị chờ đợi rượu mới lên rãnh.
Hạ Việt đưa Thức Yến đến là muốn cho y cùng nếm rượu, nhân tiện cho y biết rượu được hình thành như thế nào.
Thức Yến lần đầu tiên được vào hầm rượu, xung quanh cái gì cũng mới mẻ. Trong không khí có mùi men chua chua ngọt ngọt, còn có mấy cái thùng gỗ kia, y chưa từng thấy qua cái thùng nào lớn như thế.
Tiểu hài tử cảm thấy hiếu kỳ với rất nhiều thứ nhưng y không dám hỏi, xung quanh toàn là lang quan, có mấy người còn cởi trần, y không dám ở lại lâu, ngoan ngoãn đi theo trượng phu, Hạ Việt đi đâu y đi theo đấy.
Hạ Việt đương nhiên biết Thức Yến xấu hổ, hai vành tai nhỏ đỏ ửng, chính hắn cũng không thích để vợ mình nhìn người đàn ông khác, cuối cùng chả giới thiệu ai cho y cả, trực tiếp đem người lên lầu hai, còn rất có đạo lý mà nói: “Lần sau tới ta sẽ chỉ cho, hiện tại tất cả mọi người đều đang chờ rượu lên rãnh, chúng ta nhanh đi thôi."
Thức Yến làm sao lại cãi lời hắn, lập tức không nhìn ngang nhìn dọc nữa, chỉ để ý đi theo sát hắn lên tầng trên.
Tuy rằng chỗ rượu ra lò là phòng ép rượu, nhưng Hạ Việt lại dắt Thức Yến sang phòng lên men. Ở đây, các tàng nhân đang khiêng một cái bồn to chứa cơm đã lên men xong, đổ vào trong thùng gỗ, sau đó đem thùng gỗ sang phòng ép rượu.
Hạ Việt lúc này mới đưa Thức Yến sang, hai người đứng ngay ở cửa, cũng không vào quấy rối. Lúc mấy tàng nhân kia khiêng thùng gỗ đi ngang qua bọn họ, Thức Yến ngửi thấy một mùi thơm lơ đãng xông vào mũi.
“Tướng công, là mùi rượu." Thức Yến nhìn Hạ Việt, “Trong cái thùng kia là rượu sao?"
“Đó là cơm lên men nghiền nhuyễn, chúng được ủ ba mươi lăm ngày rồi, tình trạng lên men rất tốt." Hạ Việt dẫn y sang phòng ép rượu, vừa đi vừa tiếp tục giảng giải, “Đầu tiên, phải cho cơm vào trong túi, ép chặt, tách rượu và cặn cơm ra mới được."
Thức Yến nghe rất nghiêm túc, y suy nghĩ một chút lại hỏi: “Là ép mới có thể có rượu a, vậy tại sao người ta lại gọi là lên rãnh?"
“Bởi vì rượu mới được ép sẽ chảy qua rãnh a."
Hạ Việt chỉ về phía trước, Thức Yến lúc này mới phát hiện bọn họ đã đi vào một căn phòng khác, ở đây rất rộng, trong phòng có một cái bệ rất to, hình như là xây bằng gạch. Y đến gần xem, phát hiện ở giữa trống không, thoạt nhìn trông như một cái rãnh rất lớn.
Mấy tàng nhân đứng cạnh cho cơm lên men vào trong túi vải, gấp lại, sau đó chỉnh tề chất vào trong rãnh. Ở cạnh rãnh này còn có một cái rãnh nhỏ hơn dẫn ra ngoài, dưới sàn nhà được đào một khoảng, trong đặt một cái thùng gỗ to.
“Phía trên rãnh sẽ treo kích (vật nặng) để ép rượu, ở đây chúng ta sử dụng đá Trùng Mậu."
Thức Yến ngẩng đầu lên, một tảng đá màu đen to đùng bị treo lủng lẳng, được cọc gỗ cố định lại.
“Đá Trùng Mậu nặng lắm phải không?"
Hạ Việt nhìn y, gật đầu.
Đá Trùng Mậu là khoáng thạch nặng nhất ở Lạc Việt, không biết là do chất đá hay nguyên nhân khác mà một tảng đá chỉ cỡ bằng bàn tay lại nặng tới năm sáu cân, dùng làm kích ép rượu thì thật sự không thể tốt hơn.
Trước khi hai người tới, mấy tàng nhân đã vận chuyển được vài chuyến, cơm thả vào trong rãnh cũng khá nhiều, chuyến cuối cùng cũng chính là chuyến mà Hạ Việt và Thức Yến nhìn thấy. Sau khi hắn giảng giải cho phu lang xong, tàng nhân cũng đã sắp xếp đủ mấy túi cơm.
Đỗ sư tiến vào, hắn chào hỏi phu phu Hạ Việt xong thì đưa tay sờ sờ mấy cái túi để trong rãnh.
“Thiếu gia, ta có linh cảm mẻ rượu này sẽ rất tuyệt vời." Đỗ sư quay đầu lại nói.
Hạ Việt nở nụ cười với hắn, trả lời: “Chắc chắn là hảo tửu."
Hai người nhìn nhau mỉm cười, trên mặt đều là tự tin cùng chờ mong bị đè nén.
Đỗ sư phát lệnh thả kích, Thức Yến thế mới biết, mấy cây gỗ to kia trên thực tế là đòn bẩy, một đầu khác đại khái được móc vào mấy quả cân hay gì đó.
“Vút!"
Tảng đá nhanh chóng lao xuống bệ gạch.
Sau một lúc lâu, cái rãnh nhỏ đằng trước bắt đầu có dịch thể trong suốt cuồn cuộn không ngừng chảy ra.
Rượu chảy vào trong thùng gỗ, tiếng nước róc rách vô cùng dễ nghe, tất cả mọi người lẳng lặng nhìn, chờ thùng từ từ đầy lên.
Thức Yến không chớp mắt nhìn chăm chú vào dòng nước trong suốt kia, trong ngực từng trận kích động, tim y đập thình thịch, vô thức với lên một bên tay áo của trượng phu.
Chờ thùng gỗ đầy được phân nửa, tốc độ rượu chảy từ từ chậm lại, một lát sau, thi thoảng mới có vài giọt chảy ra.
Lúc này, Thức Yến mới phát hiện, tay áo bên phải của nam nhân bị y nắm đến nhăn nhúm.
————————————————
(1) Lên rãnh: Tên gọi của công đoạn tách sake và cặn rượu ra. Cơm lên men xong nghiền nhuyễn, cho vào túi vải rồi dùng máy vắt vắt, trong truyện là thời cổ nên dùng đá ép, rượu ép ra được dẫn qua ống/ rãnh nên gọi là “lên rãnh".
Etou mấy chap trước thấy Đỗ sư xưng cha xong tưởng người ta là khanh quan nên để ngôi 3 là “y", đọc tới chap này ngại quá phải mò đi sửa lại QAQ, còn sạn xin nhắc dùm.
Tác giả :
Diễm Diễm Thiêu Không Hồng Phật Tang