Trùng Sinh Chi Nha Nội
Chương 50: Đề nghị của Chu tiên sinh
Người này số tốt thật, việc tốt cứ nối đuôi nhau xuất hiện.
Vừa nghỉ hè, bài viết “cống hiến Tổ quốc bằng hành động thực tế" cuối cùng cũng xuất hiện trên “nhật báo tỉnh N". Trước đó, tôi nhờ thành tích xuất sắc của môn ngữ văn đứng vị trí đầu của cả ba lớp 2 trong trường tiểu học Dân Chủ.
Trước đó mẹ còn có chút nghi hoặc, giờ đã hoàn toàn tin tưởng Chu tiên sinh, không còn nói gì về việc nghỉ học của tôi nữa. Hơn nữa sau khi bà được chuyển công tác về đồn công an, công việc cũng dồn dập, chẳng còn thời gian đâu mà quản thúc tôi. Không hề biết rằng mỗi ngày tôi đều đến nhà Chu tiên sinh học, được hai tiếng đồng hồ là lại chạy mất hút không thấy đâu.
Dù có mưa gió bão bùng, tôi vẫn kiên trì mỗi ngày dậy lúc 6 giờ sáng, chạy đến trưởng khoa Lương để tự “nộp mình". Trưởng khoa Lương còn Chu tiên sinh hơn cả Chu tiên sinh, vô cùng tỉ mỉ và bảo thủ. Mỗi ngày chạy bộ nửa tiếng đồng hồ, hít đất 100 cái, trời đánh cũng không thay đổi được. Về hành động “tự hành hạ" này, không phải tôi chưa từng bị dao động. Có lần không chịu được hỏi trưởng khoa Lương: “Chú Lương, ngày nào cũng tập mấy thứ này có tác dụng gì ạ?"
Trưởng khoa Lương nhìn tôi, chẳng nói chẳng rằng, lấy ba cục gạch xếp chồng lên nhau, rồi đứng tấn, hít một hơi thật sau, bỗng nhiên thở mạnh ra một tiếng, rầm, sau đó là ba cục gạch vỡ vụn, biến thành một đống gạch vụn.
“Tôi phục YOU rồi!"
Tôi tròn mắt, lẩm bẩm nói một câu rất kinh điển trong phim ảnh. Từ đó về sau, dù có chết tôi cũng không dám nghi ngờ quyền uy của ông nữa. Còn về việc ngày ngày ông bắt tôi tập thêm 100 cái hít đất, làm cho lưng tôi đau ê ẩm, tôi cũng không dám cãi lại nửa lời.
Làm một người “văn võ song toàn" trong họ nhà quan, cũng là việc không tồi chứ nhỉ?
Ngày nào cũng kiên trì, không biết từ lúc nào, cơ thể đã trở nên rắn chắc, chú nhỏ thấy tôi ăn như rồng hết bốn cái bánh bao và thêm một bát phở 3 lạng, mắt chú trợn tròn lên, cười nói: “Tiểu Tuấn, cháu đúng là muốn ăn một bữa làm chú hết tiền à. Đây là lần đầu tiên chú có nhiều tiền đến vậy."
Cái gọi là nhiều tiền đến vậy, là 8 đồng nhân dân tệ, tiền nhuận bút mà chú vừa lĩnh được. Chú vẫn còn trẻ, chưa biết nhìn xa trông rộng, rất muốn cảm ơn Chu tiên sinh nhưng lại không dám mở miệng, lôi tôi đến quán phở trước, gọi là cho đi ăn khao.
“Chú đừng tiếc tiền nữa, cháu trả tiền cho."
Tôi cười, rất ra dáng một ngườ lắm tiền.
“Cháu trả? Một đồng cơ đấy."
Chú biết tôi rất được chiều, nhưng vẫn không tưởng tượng được rằng tôi có nhiều tiền tiêu vặt. Cha thăng chức lên cao nhiều rồi, nhưng tiền lương vẫn không hơn được là mấy.
“Không sao, cháu có tiền đây."
Tôi chỉ nói đơn giản một câu ấy. Tiệm sửa chữa làm ăn được, trước sau bán đi được ba chiếc máy second hand, may mà có chiếc máy thu thanh hiệu Châu Giang ấy, gần như đã kiếm được 100 đồng, đây vẫn chưa được coi là tiền tu sửa bình thường mà những người sửa chữa kiếm được. Năm 1978, những người có gan làm ăn buôn bán vẫn không nhiều, huyện Hướng Dương tuy nhỏ, nhưng vẫn còn thừa sức để nuôi một cái cửa hiệu sửa chữa nhỏ như của chúng tôi.
Nhưng tôi cứ muốn chú ra làm quan, nên không nói gì nhiều về chuyện này cho chú nghe, để chú đỡ lung lay lập trường, nếu chú từ bỏ con đường làm quan, chẳng phải phí công sức của tôi sao?
Thấy tôi như không có chuyện gì móc ra một tờ 5 đồng ra trả tiền, chú kinh ngạc lắm, nhưng vẫn kiên quyết không nhận tiền của tôi. Chú là bề trên, lại là người mời khách, cuối cùng lại để đứa trẻ 9 tuổi như tôi trả tiền, đúng là chẳng ra sao cả.
Tôi cười nói: “Chú à, chú đừng tranh nữa, cháu cũng chẳng muốn chú lấy tám đồng đấy để làm ngân khố riêng, hôm nay phải tiêu cho bằng hết."
Cần phải nói ngày trước chú vẫn coi tôi là một đứa trẻ bình thường, từ ngày tôi sửa bản thảo cho chú, quan niệm này đã thay đổi không nhỏ. Biết rằng không thể coi thường lời nói của tôi, chú vội vàng hỏi: “Tiêu thế nào?"
“Chu tiên sinh vừa dọn đến nhà mới, sư mẫu vẫn chưa có việc làm, chúng ta mua ít mỳ, trứng gà mang qua cho họ. Cũng coi như là để cảm ơn."
Chú nghe vậy, hài lòng lắm, gật đầu không ngớt.
Ở những cửa hàng bán lẻ chính quy, mua mỳ và trứng gà cần phải có phiếu mua lương thực. Đồ này không thể tiêu như tiền được, nhưng còn khó kiếm hơn tiền. May mà tôi đã tính toán trước, khi thu phí sửa chữa, dựa theo việc hai cắc tiền bằng một phiếu lương thực 1 lạng, thu hồi được phiếu mua lương thực ba mươi cân của tỉnh N. Dù sao nhất thời cũng không phải đi công tác, phiếu lương thực trên của nước cũng không đổi được nhiều. Chủ yếu là để thu thập thôi. Vì tôi biết về sau những phiếu này sẽ trở nên rất đáng giá. Hoặc là không cần đợi đến lúc mấy chiếc phiếu đó trở nên có giá trị tôi sẽ rất giàu có, nhưng sự việc trong thiên hạ ai biết được sẽ đi về đâu? Người vượt thời gian chỉ có thể trù tính được tương lai nhưng không thể nắm vững được về tương lai, cứ chuẩn bị kỹ càng sẽ tốt hơn. Cái này gọi là chuẩn bị nhiều sẽ đỡ được hoạn nạn.
Chúng tôi chỉ mua mỳ và một vài đồ ăn vặt ở cửa hàng bán lẻ, còn trứng gà thì không mua ở đó.
Trứng gà ở cửa hàng cung cấp đồ bán lẻ, không biết để bao lâu rồi, trong mười quả có 5 quả còn ăn được đã là tốt lắm rồi. Những người bán hàng ở đó như là con gái bà hoàng vậy, quả thực làm người ta tức giận.
Tôi biết rằng sau đường giải phóng còn có một chợ nữa, bán hàng bất hợp pháp. Nhưng có thể đổi được trứng gà mới ở đó.
Trước sau đã tiêu hết 10 đồng, không chỉ lấy hết tiền nhuận bút của chú, tôi còn góp vào đó 2 đồng. Nhưng hiếu kính với thầy giáo mình, đó là một việc nên làm.
Chủ nhiệm Nghiêm và chủ nhiệm Liễu đã đến hẳn nơi để chào, trong đội văn công huyện Chu tiên sinh cũng không có việc gì làm, chỉ báo danh lên đó để hàng tháng được phát lương, ngày ngày xem sách, giúp cha xem mấy bản thảo, cũng chẳng nhàn hạ là mấy.
Chu tiên sinh thấy chúng tôi, rất vui mừng. Còn những đồ chúng tôi mang đến, không có nửa lời khách sáo nào.
Người như tiên sinh, nếu như nhìn anh không thuận mắt, dù anh có nói đến rách miệng, cũng không thèm để mắt đến, còn nếu đã thuận mắt với anh, thì sẽ không khách khí với anh.
Chỉ có sư mẫu là nói vài câu khách khí.
Chú cung kính cảm ơn tiên sinh.
Không hoàn toàn là vì bài văn ấy, chú đã thấy thái độ của chủ nhiệm Nghiêm và chủ nhiệm Liễu với Chu tiên sinh. Làm gì còn việc giống như ở Ma Đường Loan, thỉnh thoảng còn có người sau lưng gọi ông là “Chu điên"?
Chu tiên sinh xua xua tay, nói: “Thành Lâm à, chủ ý này của Tiểu Tuấn nói với anh cũng không tồi đâu. Nhưng một bài văn chỉ sợ là vẫn chưa đủ……"
Tôi cười nói: “Bác à, mấy ngày trước cháu đã viết bản thảo gửi đến “Nhật báo Bảo Châu" rồi, cũng dùng tên của chú cháu."
Trước mặt Chu tiên sinh, tôi không hề có chút làm bộ, ông có lẽ là người hiểu rõ nhất về sự “thiên tài" của tôi.
Chu tiên sinh cười gật gật đầu, nói: “Tiểu Tuấn, bác thử tài cháu một chút…"
Bó tay!
Khổng Tử nói: “Nhân chi hoạn tại vu hảo vi nhân sư" (Cái khổ của con người là cứ thích đi làm thầy kẻ khác)
Cái thói “Thích làm thầy kẻ khác" này của Chu tiên sinh càng ngày càng khủng khiếp, vừa gặp mặt nói được dăm ba câu, liền giở trò này ra rồi.
“Bác à, thử tài gì ạ? ‘cổ văn quan chỉ’ hay là tiếng Anh ạ? Tiếng Nga dạo này cháu cũng không để tâm đến, sợ là không nắm chắc được."
Tôi đã chuẩn bị tinh thần sắn để ứng phó, nhưng vẫn tiêm cho tiên sinh một mũi “tiêm phòng", để đỡ bị giáo huấn.
“Không, hôm nay bác không hỏi mấy thứ ấy."
Tôi kỳ lạ hỏi: “Vậy bác muốn hỏi gì ạ?"
Chu tiên sinh nghĩ một lúc, rồi nói: “cháu thấy, cha cháu lần này làm hoạt động thu thập bài viết này, có điểm nào cần phải cải tiến hơn không?"
Tôi cảm nhận được dạo này Chu tiên sinh cứ suy nghĩ mãi về vấn đề này, muốn làm một việc gì đó, chứ không chỉ ăn không của người khác.
Tôi chợt hiểu ra, nói: “Bác à, đây gọi là ‘thừa nhân chi xa giả tái nhân chi hoạn, y nhân chi y giả hoài nhân chi ưu, thực nhân chi thực giả tử nhân chi sự’" (Ngồi xe người khác phải gánh đỡ hoạn nạn cho người ta, mặc áo cửa người khác phải lo cho nỗi lo của người ta, ăn thức ăn của người khác phải chết cho người ta.-nói về việc đã chịu ơn người khác thì phải nghĩ cách trả ơn)
Đây là câu Hàn Tín đã nói. Chú nghe xong đầu ong ong.
Chu tiên sinh cười nói: “Điển cố dùng được lắm, nhưng còn có chút thổi phồng sự việc…Thôi nói vào việc chính."
“Vâng, chỉ làm hoạt động thu thập bài viết này có vẻ hơi đơn điệu."
Mắt Chu tiên sinh ánh lên tia mừng rỡ, liền động viên tôi: “Nói tiếp đi nào."
“Có thể nghĩ đến việc mở một cuộc thảo luận ở huyện"
Điều này là tham khảo cuộc “Thảo luận về tiêu chuẩn chân lý" sẽ diễn ra trên toàn quốc không lâu sau, chứ không phải là nguyên tác của tôi.
“Còn gì nữa?"
Chu tiên sinh không biểu lộ gì.
“Vâng, còn gì nữa, thì phải nhờ vào bác vậy ạ."
“Sao lại lôi bác vào rồi?"
Chu tiên sinh cố tình làm ra vẻ không hiểu, nhưng nét mừng rỡ trong mắt rất rõ ràng.
“Nếu có thể có một chuyên để trên báo tỉnh, hoặc là phát một loạt, thì sẽ là điều rất tốt."
Chu tiên sinh cười ha ha, rõ ràng lối suy nghĩ của tôi và của ông hoàn toàn giống nhau, bỗng nghiêm mặt hỏi : “Những thứ này, sao cháu lại nghĩ đến được?"
Câu hỏi này đúng là không dễ trả lời. Kiểu ăn cắp ý tưởng này, là mốt thịnh hành vào hai mươi năm sau, nhất là ở trong giới nghệ thuật giải trí, nhưng nếu áp dụng vào giới chính trị và kinh doanh thì hiệu quả cũng không tồi.
Tôi nghĩ một lúc rồi trả lời: “Cháu cũng chẳng biết nói thế nào, chỉ là tự nhiên nghĩ ra vậy thôi."
Chu tiên sinh gật đầu, không truy tìm tung tích nữa. Trên thực tế, bản thân ông cũng không tìm được câu trả lời nào hợp lý hơn ngoài việc lấy “thiên tài" ra để giải thích.
“Nếu muốn được một chuyên đề trên báo tỉnh, hoặc là có thể ra một loạt, có độ khó nhất định của nó, tự mình phải tạo ra tiếng tăm trước đã. Việc này, cháu về nói với cha và Ngọc Thành, xem ý kiến của họ thế nào."
Tôi hiểu ý của Chu tiên sinh. Huyện không giống như Ma Đường Loan, tai mắt quần chúng rất nhiều, hơn nữa thân phận của cha và Nghiêm Ngọc Thành đã không giống trước kia nữa, không thể cứ chạy đến chỗ Chu tiên sinh để họp. Để tôi làm người truyền đạt lại khá là hợp lý.
Tối hôm đó tôi đã kéo cha đến nhà Nghiêm Ngọc Thành.
Như thường lệ, nhà Nghiêm Ngọc Thành có rất nhiều người, Giải Anh không ở phòng khách, có lẽ là đang dạy học cho Nghiêm Phỉ ở trong phòng.
Nghiêm Phỉ rất chăm học, nhưng thành tích lại rất thường. Chỉ là rất hiểu lễ nghi, lại dễ thương, mọi người đều yêu quý. Ừm, người vừa điệu đà vừa khờ khạo, lại không quá thông minh, lấy làm vợ thật đúng là không tồi.
Thấy chủ nhiệm Liễu đến thăm, mọi người đều rất tự giác đứng dậy ra về.
Họ ngồi trong phòng đọc sách nho nhỏ, đóng cửa, hai người chăm chú nghe tôi nói ý kiến của Chu tiên sinh.
Cha vui vẻ vỗ đùi một cái, rồi nói: “Ý này tốt lắm, ý này tốt lắm"
Nghiêm Ngọc Thành cũng gật đầu đồng ý, nhưng vẫn lo lắng như tôi: “Phía báo tỉnh, chỉ sợ là không dễ nói như vậy?"
Tôi nhìn Nghiêm Ngọc Thành, rồi lại nhìn cha.
Nghiêm Ngọc Thành cười nói: “Hai cha con ông đang toan tính chuyện gì, nói ra đi nào."
Tôi cười đáp: “Cháu thấy, nên mời Chu tiên sinh đi lên tỉnh một chuyến, nói chuyện với vị đồng nghiệp cũ giờ đang làm biên tập trên báo tỉnh, có lẽ sẽ chắc chắn hơn."
“Đây là ý của Chu tiên sinh?"
“Là ý của cháu."
Câu này thật như ông cụ non, nhưng Nghiêm Ngọc Thành và cha chẳng để ý đến.
Nghiêm Ngọc Thành khép hai mắt, trầm tư một lúc rồi nói: “Bây giờ đã đi lên báo tỉnh, có lẽ còn hơi sớm quá. Chúng ta cứ tạo danh tiếng trước đã, rồi hãy đi nước cờ này. Tấn Tài, bộ tuyên truyền các anh tiến triển thế nào rồi?"
“Thời gian hết hạn nhận bản thảo là ngày 3.7, tức là ngày kia. Cơ bản mấy ngày sơ khảo cũng đã tìm ra được mấy bài, kiểm tra lần nữa có lẽ sẽ vào khoảng ngày 15…"
Nghiêm Ngọc Thành chau mày: “Vậy chậm quá, đẩy nhanh tốc độ lên mới được."
“Ừm."
Cha gật đầu.
Giữa cha và Nghiêm Ngọc Thành không có chút khách khí nào. Chỉ cần gật đầu là biểu thị rằng sẽ cố hết sức.
“Cha, tổng cộng nhận được bao nhiêu bản thảo?"
“Chừng hơn 2000 bản đủ mọi thể loại, nhiều nhất là văn phân tích. Như quy định lúc đầu, mỗi thể loại chọn 10 bài hay nhất, sơ khảo cũng gần xong rồi."
Nghiêm Ngọc Thành lộ ra nét vui vẻ: “Thu hoạch cũng không ít mà. Đợi sau khi triển khai thảo luận, thì sẽ không chỉ là công việc của bộ tuyên truyền nữa rồi, phải phát động toàn bộ cán bộ huyện tham gia."
Tôi cười: “Chủ nhiệm thật cao kiến!"
Nghiêm Ngọc Thành cười mắng một câu: “Thì đã sao nào?"
Thực ra lần nào tôi cũng phải trêu Nghiêm Ngọc Thành, làm vậy sẽ tạo được không khí thoải mái, tăng tình hữu nghị giữa nhà họ Liễu và nhà họ Nghiêm.
“Mọi người đều có việc phải làm, sẽ không chạy đến nhà bác suốt ngày nữa ạ."
Mới thay đổi người đứng đầu và đứng thứ 2, tâm lý cán bộ bên dưới nhất định sẽ rất rối rắm, muốn vội vàng bày tỏ lòng trung thành với Nghiêm Ngọc Thành. Những cán bộ trước kia đứng dựa vào Vương Bổn Thanh, lần này càng hoang mang hơn, không biết chủ nghiệm Nghiêm sẽ xử lý họ thế nào. Còn những cán bộ Trịnh phái, cũng không chắc đã được yên tâm. Nói trắng ra, mọi người đều đang đợi Nghiêm Ngọc Thành và cha thay đổi mọi thứ, và lại muốn trước khi thay đổi lấy được lòng hai ông, ít ra cũng giữ được vị trí hiện nay của mình.
Sự việc này, khi cha đi xuống cơ sở đã thấy rất rõ ràng. Rất nhiều cán bộ vây quanh ông, làm đủ mọi cách để nịnh nọt, thăm dò xem chủ nhiệm Nghiêm có sở thích gì. Tất nhiên, những sở thích của chủ nhiệm Liễu cũng là một điều được chú ý đến.
Điều này với cha và Nghiêm Ngọc Thành đều không tốt.
Thử nghĩ mà xem, một cái huyện mà những người quan trọng ở khu và xã đều không chuyên tâm làm việc, chỉ ngày ngày quay đi quay lại với mấy ý nghĩ đó, thế cục sẽ hỗn loạn đến thế nào? Nghiêm Ngọc Thành và cha vừa lên nhậm chức, không chỉ cán bộ phía dưới để mắt đến, lãnh đạo các khu cũng đang nhìn vào. Nhất là Vương Bổn Thanh và Trịnh Hưng Vân, chỉ sợ chưa từ bỏ ý định “từ nhà mình giải phóng huyện Hướng Dương", chỉ mong Huyện Hướng Dương nội bộ hỗn loạn.
Nghiêm Ngọc Thành và cha nếu không mở được cục diện gì mới mẻ, thì sẽ không ăn nói được với cấp trên.
Đại hội thảo luận nếu triển khai ra, thì cũng vừa vặn nhân cơ hội này thống nhất tư tưởng của cán bộ huyện, toàn huyện buộc thành một sợi dây.
Con người là như vậy, chỉ cần có chút việc gì làm, là những ý nghĩ linh linh sẽ giảm đi rất nhiều.
Vừa nghỉ hè, bài viết “cống hiến Tổ quốc bằng hành động thực tế" cuối cùng cũng xuất hiện trên “nhật báo tỉnh N". Trước đó, tôi nhờ thành tích xuất sắc của môn ngữ văn đứng vị trí đầu của cả ba lớp 2 trong trường tiểu học Dân Chủ.
Trước đó mẹ còn có chút nghi hoặc, giờ đã hoàn toàn tin tưởng Chu tiên sinh, không còn nói gì về việc nghỉ học của tôi nữa. Hơn nữa sau khi bà được chuyển công tác về đồn công an, công việc cũng dồn dập, chẳng còn thời gian đâu mà quản thúc tôi. Không hề biết rằng mỗi ngày tôi đều đến nhà Chu tiên sinh học, được hai tiếng đồng hồ là lại chạy mất hút không thấy đâu.
Dù có mưa gió bão bùng, tôi vẫn kiên trì mỗi ngày dậy lúc 6 giờ sáng, chạy đến trưởng khoa Lương để tự “nộp mình". Trưởng khoa Lương còn Chu tiên sinh hơn cả Chu tiên sinh, vô cùng tỉ mỉ và bảo thủ. Mỗi ngày chạy bộ nửa tiếng đồng hồ, hít đất 100 cái, trời đánh cũng không thay đổi được. Về hành động “tự hành hạ" này, không phải tôi chưa từng bị dao động. Có lần không chịu được hỏi trưởng khoa Lương: “Chú Lương, ngày nào cũng tập mấy thứ này có tác dụng gì ạ?"
Trưởng khoa Lương nhìn tôi, chẳng nói chẳng rằng, lấy ba cục gạch xếp chồng lên nhau, rồi đứng tấn, hít một hơi thật sau, bỗng nhiên thở mạnh ra một tiếng, rầm, sau đó là ba cục gạch vỡ vụn, biến thành một đống gạch vụn.
“Tôi phục YOU rồi!"
Tôi tròn mắt, lẩm bẩm nói một câu rất kinh điển trong phim ảnh. Từ đó về sau, dù có chết tôi cũng không dám nghi ngờ quyền uy của ông nữa. Còn về việc ngày ngày ông bắt tôi tập thêm 100 cái hít đất, làm cho lưng tôi đau ê ẩm, tôi cũng không dám cãi lại nửa lời.
Làm một người “văn võ song toàn" trong họ nhà quan, cũng là việc không tồi chứ nhỉ?
Ngày nào cũng kiên trì, không biết từ lúc nào, cơ thể đã trở nên rắn chắc, chú nhỏ thấy tôi ăn như rồng hết bốn cái bánh bao và thêm một bát phở 3 lạng, mắt chú trợn tròn lên, cười nói: “Tiểu Tuấn, cháu đúng là muốn ăn một bữa làm chú hết tiền à. Đây là lần đầu tiên chú có nhiều tiền đến vậy."
Cái gọi là nhiều tiền đến vậy, là 8 đồng nhân dân tệ, tiền nhuận bút mà chú vừa lĩnh được. Chú vẫn còn trẻ, chưa biết nhìn xa trông rộng, rất muốn cảm ơn Chu tiên sinh nhưng lại không dám mở miệng, lôi tôi đến quán phở trước, gọi là cho đi ăn khao.
“Chú đừng tiếc tiền nữa, cháu trả tiền cho."
Tôi cười, rất ra dáng một ngườ lắm tiền.
“Cháu trả? Một đồng cơ đấy."
Chú biết tôi rất được chiều, nhưng vẫn không tưởng tượng được rằng tôi có nhiều tiền tiêu vặt. Cha thăng chức lên cao nhiều rồi, nhưng tiền lương vẫn không hơn được là mấy.
“Không sao, cháu có tiền đây."
Tôi chỉ nói đơn giản một câu ấy. Tiệm sửa chữa làm ăn được, trước sau bán đi được ba chiếc máy second hand, may mà có chiếc máy thu thanh hiệu Châu Giang ấy, gần như đã kiếm được 100 đồng, đây vẫn chưa được coi là tiền tu sửa bình thường mà những người sửa chữa kiếm được. Năm 1978, những người có gan làm ăn buôn bán vẫn không nhiều, huyện Hướng Dương tuy nhỏ, nhưng vẫn còn thừa sức để nuôi một cái cửa hiệu sửa chữa nhỏ như của chúng tôi.
Nhưng tôi cứ muốn chú ra làm quan, nên không nói gì nhiều về chuyện này cho chú nghe, để chú đỡ lung lay lập trường, nếu chú từ bỏ con đường làm quan, chẳng phải phí công sức của tôi sao?
Thấy tôi như không có chuyện gì móc ra một tờ 5 đồng ra trả tiền, chú kinh ngạc lắm, nhưng vẫn kiên quyết không nhận tiền của tôi. Chú là bề trên, lại là người mời khách, cuối cùng lại để đứa trẻ 9 tuổi như tôi trả tiền, đúng là chẳng ra sao cả.
Tôi cười nói: “Chú à, chú đừng tranh nữa, cháu cũng chẳng muốn chú lấy tám đồng đấy để làm ngân khố riêng, hôm nay phải tiêu cho bằng hết."
Cần phải nói ngày trước chú vẫn coi tôi là một đứa trẻ bình thường, từ ngày tôi sửa bản thảo cho chú, quan niệm này đã thay đổi không nhỏ. Biết rằng không thể coi thường lời nói của tôi, chú vội vàng hỏi: “Tiêu thế nào?"
“Chu tiên sinh vừa dọn đến nhà mới, sư mẫu vẫn chưa có việc làm, chúng ta mua ít mỳ, trứng gà mang qua cho họ. Cũng coi như là để cảm ơn."
Chú nghe vậy, hài lòng lắm, gật đầu không ngớt.
Ở những cửa hàng bán lẻ chính quy, mua mỳ và trứng gà cần phải có phiếu mua lương thực. Đồ này không thể tiêu như tiền được, nhưng còn khó kiếm hơn tiền. May mà tôi đã tính toán trước, khi thu phí sửa chữa, dựa theo việc hai cắc tiền bằng một phiếu lương thực 1 lạng, thu hồi được phiếu mua lương thực ba mươi cân của tỉnh N. Dù sao nhất thời cũng không phải đi công tác, phiếu lương thực trên của nước cũng không đổi được nhiều. Chủ yếu là để thu thập thôi. Vì tôi biết về sau những phiếu này sẽ trở nên rất đáng giá. Hoặc là không cần đợi đến lúc mấy chiếc phiếu đó trở nên có giá trị tôi sẽ rất giàu có, nhưng sự việc trong thiên hạ ai biết được sẽ đi về đâu? Người vượt thời gian chỉ có thể trù tính được tương lai nhưng không thể nắm vững được về tương lai, cứ chuẩn bị kỹ càng sẽ tốt hơn. Cái này gọi là chuẩn bị nhiều sẽ đỡ được hoạn nạn.
Chúng tôi chỉ mua mỳ và một vài đồ ăn vặt ở cửa hàng bán lẻ, còn trứng gà thì không mua ở đó.
Trứng gà ở cửa hàng cung cấp đồ bán lẻ, không biết để bao lâu rồi, trong mười quả có 5 quả còn ăn được đã là tốt lắm rồi. Những người bán hàng ở đó như là con gái bà hoàng vậy, quả thực làm người ta tức giận.
Tôi biết rằng sau đường giải phóng còn có một chợ nữa, bán hàng bất hợp pháp. Nhưng có thể đổi được trứng gà mới ở đó.
Trước sau đã tiêu hết 10 đồng, không chỉ lấy hết tiền nhuận bút của chú, tôi còn góp vào đó 2 đồng. Nhưng hiếu kính với thầy giáo mình, đó là một việc nên làm.
Chủ nhiệm Nghiêm và chủ nhiệm Liễu đã đến hẳn nơi để chào, trong đội văn công huyện Chu tiên sinh cũng không có việc gì làm, chỉ báo danh lên đó để hàng tháng được phát lương, ngày ngày xem sách, giúp cha xem mấy bản thảo, cũng chẳng nhàn hạ là mấy.
Chu tiên sinh thấy chúng tôi, rất vui mừng. Còn những đồ chúng tôi mang đến, không có nửa lời khách sáo nào.
Người như tiên sinh, nếu như nhìn anh không thuận mắt, dù anh có nói đến rách miệng, cũng không thèm để mắt đến, còn nếu đã thuận mắt với anh, thì sẽ không khách khí với anh.
Chỉ có sư mẫu là nói vài câu khách khí.
Chú cung kính cảm ơn tiên sinh.
Không hoàn toàn là vì bài văn ấy, chú đã thấy thái độ của chủ nhiệm Nghiêm và chủ nhiệm Liễu với Chu tiên sinh. Làm gì còn việc giống như ở Ma Đường Loan, thỉnh thoảng còn có người sau lưng gọi ông là “Chu điên"?
Chu tiên sinh xua xua tay, nói: “Thành Lâm à, chủ ý này của Tiểu Tuấn nói với anh cũng không tồi đâu. Nhưng một bài văn chỉ sợ là vẫn chưa đủ……"
Tôi cười nói: “Bác à, mấy ngày trước cháu đã viết bản thảo gửi đến “Nhật báo Bảo Châu" rồi, cũng dùng tên của chú cháu."
Trước mặt Chu tiên sinh, tôi không hề có chút làm bộ, ông có lẽ là người hiểu rõ nhất về sự “thiên tài" của tôi.
Chu tiên sinh cười gật gật đầu, nói: “Tiểu Tuấn, bác thử tài cháu một chút…"
Bó tay!
Khổng Tử nói: “Nhân chi hoạn tại vu hảo vi nhân sư" (Cái khổ của con người là cứ thích đi làm thầy kẻ khác)
Cái thói “Thích làm thầy kẻ khác" này của Chu tiên sinh càng ngày càng khủng khiếp, vừa gặp mặt nói được dăm ba câu, liền giở trò này ra rồi.
“Bác à, thử tài gì ạ? ‘cổ văn quan chỉ’ hay là tiếng Anh ạ? Tiếng Nga dạo này cháu cũng không để tâm đến, sợ là không nắm chắc được."
Tôi đã chuẩn bị tinh thần sắn để ứng phó, nhưng vẫn tiêm cho tiên sinh một mũi “tiêm phòng", để đỡ bị giáo huấn.
“Không, hôm nay bác không hỏi mấy thứ ấy."
Tôi kỳ lạ hỏi: “Vậy bác muốn hỏi gì ạ?"
Chu tiên sinh nghĩ một lúc, rồi nói: “cháu thấy, cha cháu lần này làm hoạt động thu thập bài viết này, có điểm nào cần phải cải tiến hơn không?"
Tôi cảm nhận được dạo này Chu tiên sinh cứ suy nghĩ mãi về vấn đề này, muốn làm một việc gì đó, chứ không chỉ ăn không của người khác.
Tôi chợt hiểu ra, nói: “Bác à, đây gọi là ‘thừa nhân chi xa giả tái nhân chi hoạn, y nhân chi y giả hoài nhân chi ưu, thực nhân chi thực giả tử nhân chi sự’" (Ngồi xe người khác phải gánh đỡ hoạn nạn cho người ta, mặc áo cửa người khác phải lo cho nỗi lo của người ta, ăn thức ăn của người khác phải chết cho người ta.-nói về việc đã chịu ơn người khác thì phải nghĩ cách trả ơn)
Đây là câu Hàn Tín đã nói. Chú nghe xong đầu ong ong.
Chu tiên sinh cười nói: “Điển cố dùng được lắm, nhưng còn có chút thổi phồng sự việc…Thôi nói vào việc chính."
“Vâng, chỉ làm hoạt động thu thập bài viết này có vẻ hơi đơn điệu."
Mắt Chu tiên sinh ánh lên tia mừng rỡ, liền động viên tôi: “Nói tiếp đi nào."
“Có thể nghĩ đến việc mở một cuộc thảo luận ở huyện"
Điều này là tham khảo cuộc “Thảo luận về tiêu chuẩn chân lý" sẽ diễn ra trên toàn quốc không lâu sau, chứ không phải là nguyên tác của tôi.
“Còn gì nữa?"
Chu tiên sinh không biểu lộ gì.
“Vâng, còn gì nữa, thì phải nhờ vào bác vậy ạ."
“Sao lại lôi bác vào rồi?"
Chu tiên sinh cố tình làm ra vẻ không hiểu, nhưng nét mừng rỡ trong mắt rất rõ ràng.
“Nếu có thể có một chuyên để trên báo tỉnh, hoặc là phát một loạt, thì sẽ là điều rất tốt."
Chu tiên sinh cười ha ha, rõ ràng lối suy nghĩ của tôi và của ông hoàn toàn giống nhau, bỗng nghiêm mặt hỏi : “Những thứ này, sao cháu lại nghĩ đến được?"
Câu hỏi này đúng là không dễ trả lời. Kiểu ăn cắp ý tưởng này, là mốt thịnh hành vào hai mươi năm sau, nhất là ở trong giới nghệ thuật giải trí, nhưng nếu áp dụng vào giới chính trị và kinh doanh thì hiệu quả cũng không tồi.
Tôi nghĩ một lúc rồi trả lời: “Cháu cũng chẳng biết nói thế nào, chỉ là tự nhiên nghĩ ra vậy thôi."
Chu tiên sinh gật đầu, không truy tìm tung tích nữa. Trên thực tế, bản thân ông cũng không tìm được câu trả lời nào hợp lý hơn ngoài việc lấy “thiên tài" ra để giải thích.
“Nếu muốn được một chuyên đề trên báo tỉnh, hoặc là có thể ra một loạt, có độ khó nhất định của nó, tự mình phải tạo ra tiếng tăm trước đã. Việc này, cháu về nói với cha và Ngọc Thành, xem ý kiến của họ thế nào."
Tôi hiểu ý của Chu tiên sinh. Huyện không giống như Ma Đường Loan, tai mắt quần chúng rất nhiều, hơn nữa thân phận của cha và Nghiêm Ngọc Thành đã không giống trước kia nữa, không thể cứ chạy đến chỗ Chu tiên sinh để họp. Để tôi làm người truyền đạt lại khá là hợp lý.
Tối hôm đó tôi đã kéo cha đến nhà Nghiêm Ngọc Thành.
Như thường lệ, nhà Nghiêm Ngọc Thành có rất nhiều người, Giải Anh không ở phòng khách, có lẽ là đang dạy học cho Nghiêm Phỉ ở trong phòng.
Nghiêm Phỉ rất chăm học, nhưng thành tích lại rất thường. Chỉ là rất hiểu lễ nghi, lại dễ thương, mọi người đều yêu quý. Ừm, người vừa điệu đà vừa khờ khạo, lại không quá thông minh, lấy làm vợ thật đúng là không tồi.
Thấy chủ nhiệm Liễu đến thăm, mọi người đều rất tự giác đứng dậy ra về.
Họ ngồi trong phòng đọc sách nho nhỏ, đóng cửa, hai người chăm chú nghe tôi nói ý kiến của Chu tiên sinh.
Cha vui vẻ vỗ đùi một cái, rồi nói: “Ý này tốt lắm, ý này tốt lắm"
Nghiêm Ngọc Thành cũng gật đầu đồng ý, nhưng vẫn lo lắng như tôi: “Phía báo tỉnh, chỉ sợ là không dễ nói như vậy?"
Tôi nhìn Nghiêm Ngọc Thành, rồi lại nhìn cha.
Nghiêm Ngọc Thành cười nói: “Hai cha con ông đang toan tính chuyện gì, nói ra đi nào."
Tôi cười đáp: “Cháu thấy, nên mời Chu tiên sinh đi lên tỉnh một chuyến, nói chuyện với vị đồng nghiệp cũ giờ đang làm biên tập trên báo tỉnh, có lẽ sẽ chắc chắn hơn."
“Đây là ý của Chu tiên sinh?"
“Là ý của cháu."
Câu này thật như ông cụ non, nhưng Nghiêm Ngọc Thành và cha chẳng để ý đến.
Nghiêm Ngọc Thành khép hai mắt, trầm tư một lúc rồi nói: “Bây giờ đã đi lên báo tỉnh, có lẽ còn hơi sớm quá. Chúng ta cứ tạo danh tiếng trước đã, rồi hãy đi nước cờ này. Tấn Tài, bộ tuyên truyền các anh tiến triển thế nào rồi?"
“Thời gian hết hạn nhận bản thảo là ngày 3.7, tức là ngày kia. Cơ bản mấy ngày sơ khảo cũng đã tìm ra được mấy bài, kiểm tra lần nữa có lẽ sẽ vào khoảng ngày 15…"
Nghiêm Ngọc Thành chau mày: “Vậy chậm quá, đẩy nhanh tốc độ lên mới được."
“Ừm."
Cha gật đầu.
Giữa cha và Nghiêm Ngọc Thành không có chút khách khí nào. Chỉ cần gật đầu là biểu thị rằng sẽ cố hết sức.
“Cha, tổng cộng nhận được bao nhiêu bản thảo?"
“Chừng hơn 2000 bản đủ mọi thể loại, nhiều nhất là văn phân tích. Như quy định lúc đầu, mỗi thể loại chọn 10 bài hay nhất, sơ khảo cũng gần xong rồi."
Nghiêm Ngọc Thành lộ ra nét vui vẻ: “Thu hoạch cũng không ít mà. Đợi sau khi triển khai thảo luận, thì sẽ không chỉ là công việc của bộ tuyên truyền nữa rồi, phải phát động toàn bộ cán bộ huyện tham gia."
Tôi cười: “Chủ nhiệm thật cao kiến!"
Nghiêm Ngọc Thành cười mắng một câu: “Thì đã sao nào?"
Thực ra lần nào tôi cũng phải trêu Nghiêm Ngọc Thành, làm vậy sẽ tạo được không khí thoải mái, tăng tình hữu nghị giữa nhà họ Liễu và nhà họ Nghiêm.
“Mọi người đều có việc phải làm, sẽ không chạy đến nhà bác suốt ngày nữa ạ."
Mới thay đổi người đứng đầu và đứng thứ 2, tâm lý cán bộ bên dưới nhất định sẽ rất rối rắm, muốn vội vàng bày tỏ lòng trung thành với Nghiêm Ngọc Thành. Những cán bộ trước kia đứng dựa vào Vương Bổn Thanh, lần này càng hoang mang hơn, không biết chủ nghiệm Nghiêm sẽ xử lý họ thế nào. Còn những cán bộ Trịnh phái, cũng không chắc đã được yên tâm. Nói trắng ra, mọi người đều đang đợi Nghiêm Ngọc Thành và cha thay đổi mọi thứ, và lại muốn trước khi thay đổi lấy được lòng hai ông, ít ra cũng giữ được vị trí hiện nay của mình.
Sự việc này, khi cha đi xuống cơ sở đã thấy rất rõ ràng. Rất nhiều cán bộ vây quanh ông, làm đủ mọi cách để nịnh nọt, thăm dò xem chủ nhiệm Nghiêm có sở thích gì. Tất nhiên, những sở thích của chủ nhiệm Liễu cũng là một điều được chú ý đến.
Điều này với cha và Nghiêm Ngọc Thành đều không tốt.
Thử nghĩ mà xem, một cái huyện mà những người quan trọng ở khu và xã đều không chuyên tâm làm việc, chỉ ngày ngày quay đi quay lại với mấy ý nghĩ đó, thế cục sẽ hỗn loạn đến thế nào? Nghiêm Ngọc Thành và cha vừa lên nhậm chức, không chỉ cán bộ phía dưới để mắt đến, lãnh đạo các khu cũng đang nhìn vào. Nhất là Vương Bổn Thanh và Trịnh Hưng Vân, chỉ sợ chưa từ bỏ ý định “từ nhà mình giải phóng huyện Hướng Dương", chỉ mong Huyện Hướng Dương nội bộ hỗn loạn.
Nghiêm Ngọc Thành và cha nếu không mở được cục diện gì mới mẻ, thì sẽ không ăn nói được với cấp trên.
Đại hội thảo luận nếu triển khai ra, thì cũng vừa vặn nhân cơ hội này thống nhất tư tưởng của cán bộ huyện, toàn huyện buộc thành một sợi dây.
Con người là như vậy, chỉ cần có chút việc gì làm, là những ý nghĩ linh linh sẽ giảm đi rất nhiều.
Tác giả :
Khuyết Danh