Trúc Mã Thanh Mai
Chương 11
Mẹ muốn đưa Vệ Quốc đến bệnh viện khám ngay, nhưng bác sĩ quan không chịu:
- Đừng nuông chiều trẻ con như vậy, chỉ bị sứt sát ngoài da thôi, lâu lâu là khỏi.
Mẹ kiên quyết bảo đưa đi, bác đành nói:
- Nếu đi thì để mai tối đưa di, cô không có xe sao đưa nó đi được?
Mẹ về nhà lấy một chút thuốc tiêu viêm tím tím hồng hồng bôi lên lưng cho Vệ Quốc, vừa bôi vừa rơi nước mắt:
- Con à, đừng đi bắt ếch nữa, bệnh của cô khỏi rồi, con xem con này, vì bắt ếch cho cô mà bị đánh ra nông nỗi này.
Ngày hôm sau, bác sĩ quan đưa Vệ Quốc đi bệnh viện, bác sĩ nói không bị thương phần xương, chỉ bị ngoài da, kê cho máy loại thuốc uống rồi cho về nhà.
Vệ Quốc lại bị bố nhốt trong nhà, cậu lại đứng bên cửa sổ gọi:
- Kim Kim, Kim Kim, giúp anh mở khóa cửa.
Cô không chịu:
- Mẹ em dặn rồi, bảo em không được mở cửa cho anh, anh cần nghỉ ngơi.
- Nhưng một mình anh ở nhà chán lắm!
- Em chơi với anh.
- Em biết chơi cái gì? Chỉ biết mỗi nhảy dây chun.
- Em biết kể chuyện.
-Thật sao? Anh thích nhất nghe kể chuyện, em kể cho anh nghe di.
Cô chạy đến bên cửa sổ nhà Vệ Qụốc, lấy chìa khóa mở cửa ra, đi vào trong phòng của Vệ Quốc, thấy nhà cậu rất khấm khá, Vệ Quốc một mình ở một phòng, bác sĩ quan ở phòng khác, còn có một phòng bếp, không giống như nhà cô, chỉ có một phòng lớn, một nửa là phòng ngủ, một nửa là bếp.
Vệ Quốc để lưng trần, nằm trên giường nói:
- Anh nằm đây, em kể chuyện cho anh nghe đi.
Trên lưng cậu có vết thương, mấy con ruồi cứ bu lấy chỗ đó kêu nhặng xị. Cô ngồi trên chiếc ghế cạnh giường, tay cầm cái quạt, vừa quạt vừa kể chuyện cho cậu nghe.
Cô biết không ít truyện, các truyện cổ tích Trung Quốc, nước ngoài cô đều biết, còn biết cả một số truyện trong Tây du kí, đều là do bố mẹ cô kể cho cô nghe, giờ lại kể hết cho Vệ Quốc.
Sắp đến giờ ăn trưa, cô vội vàng rời nhà Vệ Qụốc, giúp cậu khóa cửa lại, trả chìa khóa cho cậu, sau đó lẻn về nhà mình. Ăn cơm trưa xong phải ngủ trưa, ngủ trưa dậy, mẹ lại phải vào trường, bác sĩ quan cũng phải sang trường, cô lại lén lút lẻn vào nhà Vệ Quốc kể chuyện cho cậu nghe.
Vệ Quốc nói với vẻ rất sùng bái:
- Sao em biết nhiều chuyện như vậy?
- Vì em được bố mẹ kể cho nghe mà. Bố anh không kể chuyện cho anh sao?
- Bố anh không biết kể chuyện, ngày xưa bố anh có được đi học đâu, đến khi đi bộ đội mới được học.
- Anh đi học rồi, biết chữ rồi, anh không biết tự đọc sách sao?
- Anh ghét nhất là đọc sách.
- Vậy anh thích môn gì?
- Anh thích môn Thể dục.
- Gì nữa?
- Gì nữa? Còn môn Lao động.
- Gì nữa?
- Còn môn hoạt động ngoại khóa, nói chung anh chẳng thích đi học.
Cô hỏi vẻ rất ngạc nhiên:
- Anh không thích đi học, vậy anh thích làm gì?
- Anh thích chiến đấu, anh muốn làm người lính, đánh trận, bằng… bằng, thế mới đã.
- Đánh nhau sẽ chết.
- Chết mới vinh quang.
Sau khi vết thương của Vệ Quốc đã lành, bác sĩ quan không nhốt cậu lại nữa, Vệ Quốc lại chạy ra ngoài chơi với đám bạn, còn cô lại chỉ có một mình.
Nhưng vào một buổi trưa, mẹ cố ý gọi Vệ Quốc lại, bảo cậu đưa cô ra ngoài chơi:
- Vệ Qụốc, đây là hai hào, cháu một hào, Kim Kim một hào, cháu đưa em ra phố mua kem, mua kẹo ăn đi, chơi đến năm giờ đúng thì nhớ về nhà ăn cơm tối đấy.
Vệ Quốc nhận lời, cậu đưa cô ra cổng trường, nhưng vừa ra khỏi cổng trường cậu liền hỏi cô:
- Kim Kim, em đã ăn đá bao giờ chưa?
- Em chỉ ăn kem que thôi.
- Kem que thì phải mất tiền, ba hào một que, tí là hết, ý anh là loại đá không cần phải mua ý, một miếng to, cứng ngắc, ăn nửa ngày cũng không hết.
- Ở đâu có thứ đó?
- Có, nếu em muốn ăn anh có thể đưa em đi, chúng ta có thể tiết kiệm chỗ tiền này mua cái khác ăn.
Cô nhớ mẹ từng nói rằng Vệ Qụốc thích làm mấy cái chuyện tắt mắt, bèn lo lắng hỏi:
- Có phải ăn trộm đá không?
- Không phải, sao lại là ăn trộm?
- Thế sao lại không mất tiền?
- Vì anh phải dùng sức lao động để đổi lại.
- Vậy em phải nói rõ, nếu là ăn trộm thì em sẽ không ăn.
- Được, anh xin hứa chắc chắn sẽ không ăn trộm.
Hai đứa liền đến nhà Vệ Quốc lấy một cái nồi nhôm chuyên dùng để nấu cơm và đi về phía nhà máy, chẳng bao lâu đến bên một con sông nhỏ, Vệ Quốc chỉ phía đối diện và nói:
- Nhìn kìa, kia là nhà máy, phòng lò hơi đó, có đá đấy.
- Nhưng làm thế nào để qua con sông này?
- Đây đâu phải là sông? Chỉ là con suối nhỏ, có đường đá bắc qua, giẫm lên hòn đá là có thể đi qua.
Cô nhìn theo hướng tay cậu chỉ, quả nhiên thấy một con đường rải đá, cách một đoạn lại có một hòn đá lộ trên mặt nước, kéo dài từ phía bờ bên này sang phía bờ bên kia con suối.
Vệ Quốc giẫm lên hòn đá đi trước, được một quãng liền nói với cô:
- Nhìn này, rất dễ đúng không? Chẳng có gì sợ cả, mấy bước là qua.
Cô thử giẫm lên một hòn đá, hơi rung rung, hòn đá tiếp theo cách một quãng khá xa, không đủ độ với. Nước suối trong vắt, có thế nhìn thấy đám rong rêu dưới đáy, cô rất sợ giẫm lên mà hòn đá bị lật, ngã xuống con suối sẽ bị đám rong rêu trơn tuồn tuột đấy cuốn lấy, cô thử mấy lần, nhưng cuối cùng vẫn không dám bước.
Vệ Quốc sốt ruột chạy lại, đứng trong nước, đưa tay về phía cô:
- Nào, để anh đỡ em, đừng sợ, bước rộng ra đi.
Hầu như cả quãng đường qua suối đều do Vệ Quốc nhấc cô qua, sau khi lên bờ, cậu đưa cô đi một đoạn thì tới phòng lò hơi của nhà máy. Cô nhìn thấy một cái gì đó giống như cái lò sắt rất to, cửa lò mở, bên trong là ngọn lửa đỏ rực. Có mấy người công nhân xếp thành đội, trong tay người nào cũng cầm một cái xẻng sắt, lần lượt đến trước một đống than lớn xúc một xẻng than, sau đó đến bên cửa lò đổ chỗ than đó vào trong.
Trên vai những người công nhân đều vắt một chiếc khăn bẩn bẩn, mặt cũng dính than đen nhẻm. Một người công nhân nhìn thấy Vệ Quốc, liền hỏi:
- Hê! Vệ Quốc, lại tới ăn đá hả? Vậy cháu phải giúp bọn chú cho than vào mới được.
- Cháu biết rồi.
Vệ Quốc hỏi:
- Bây giờ là mấy giờ ạ?
- Sắp ba giờ rồi, có đá ngay đấy.
- Vâng, cháu giúp các chú cho than vào, hôm nay cháu cho thêm mấy xẻng, các chú phải cho cháu thêm mấy viên đá nữa, bởi vì hôm nay cháu dẫn thêm người tới.
Một người công nhân nhìn mặt không thể phân biệt nổi mắt với mũi nhếch mép cười nói:
- Ôi! Thằng tiểu tử này nhỏ thế mà đã biết dụ dỗ bạn gái rồi, lớn lên chắc chắn sẽ ranh ma lắm đấy.
Một người khác nói:
- Cô bé đó trông rất lanh lợi, thằng tiểu tử này có con mắt nhìn người đấy.
Vệ Quốc cởi áo ra, nhét vào tay cô:
- Em ra chỗ bóng mát đứng đi, để anh giúp họ xúc than.
Cô nhìn thấy người cậu gầy giơ xương bèn hỏi:
- Than nặng như vậy anh xúc nổi không?
- Xúc được.
Vệ Quốc nói xong liền đi vào gần lò hơi, nhận lấy chiếc xẻng sắt từ tay của một người công nhân, xúc một xẻng than, khó nhọc đi đến bên cửa lò và cho than vào trong lò.
Mấy người công nhân đều dừng lại, ngồi xuống, đếm từng xẻng than cho Vệ Quốc.
Cô đứng trong bóng mát mà đã cảm thấy cực nóng, không biết những người đứng trước cái lò hơi kia sẽ nóng đến mức độ nào, và cả Vệ Quốc nữa, ở chỗ nóng bức như vậy, từng xẻng từng xẻng bỏ than vào trong miệng lò, chắc càng nóng hơn.
Vệ Quốc xúc được mấy xẻng thì nghỉ lấy hơi, mấy người công nhân ra sức thúc, cổ vũ rồi vỗ tay khích lệ:
- Cố lên!
Vệ Quốc đành phải tiếp tục làm, cuối cùng cũng xúc đến xẻng thứ hai mươi, cậu nhấc cái vòi nước dưới đất lên, xả từ trên đầu xuống, mặc cái quần soóc ướt sũng, chạy đến trước mặt cô nói:
- Đưa cái nồi cho anh, sắp có đá rồi.
Một lát sau, có đá thật. Cô chưa bao giờ nhìn thấy những viên đá to như vậy, có tảng cao gần bằng cô, dày bằng khoảng hai miếng đậu phụ, rộng cỡ ba bốn miếng đậu phụ, để trong một cái thùng lớn, dùng xe đẩy tới.
Có người dùng chiếc búa đập vào tấm đá lớn, nó vỡ thành những miếng đá to khoảng miếng đậu phụ, mỗi công nhân đốt lò cầm một cái bát to đi lấy đá, ai cũng được chia cho một bát đầy, Vệ Quốc cũng được chia cho một viên lớn, cậu nhờ người đập đá đập nhỏ đá ra, cho vào nồi, rồi bưng cái nồi chạy ra.
Cô thật không dám tin nổi nồi đá này đều là của họ, phấn khích hét ầm lên:
- Đây đều là của bọn mình? Của bọn mình hết hả?
- Đều là của bọn mình hết.
Vệ Quốc đắc ý nói:
- Thế nào? Anh đã nói có thể làm được đá đúng không? Mau ăn đi, ngọt lắm.
Viên đá màu hồng, giống như màu của dưa hấu vậy, vừa nhìn đã cảm thấy rất ngọt, cô cầm lấy một miếng cho vào mồm, đúng là rất ngọt, vừa mát vừa ngọt, khiến cô cảm thấy con đường phải đi qua, con suối phải vượt qua và cái nóng phải chịu trong ngày hôm nay đều đáng giá cả.
Cô vừa ăn vừa hỏi:
- Sao ở đây lại có tảng đá lớn như vậy để ăn?
- Họ là công nhân đốt lò, rất nóng, đây là đá nhà máy tự làm, cho công nhân giải nhiệt chống nóng.
- Làm thế nào anh biết ở đây có đá ăn?
- Hi hi, có cái gì mà anh không biết?
Cô cảm thấy Vệ Quốc thật sự cái gì cũng biết, quá vĩ đại.
Cậu nói:
- Mình về thôi, kẻo đá tan hết.
Hai đứa vừa ăn đá vừa đi về, đi một lát thì dừng lại uống chỗ nước đá tan trong nồi, cả đời cô chưa bao giờ được ăn đá thỏa thích như vậy, trước đây thường là đi với bố mẹ vào thành phố mới mua được que kem ở trên phố, nhưng mỗi lần chỉ mua một que, ăn tí là hết, còn cái nồi đá này ít nhất phải bằng hai mươi ba mươi que kem.
Đến bên con suối, cô ngẩn tò te, vừa nãy vẫn còn là con suối nhỏ, giờ đã trở nên rộng hơn, nước suối cũng không trong vắt nữa, những hòn đá để giẫm qua suối cũng không còn thấy nữa.
Vệ Quốc nói:
- Nước lên rồi!
- Sao nước lại lên?
- Chắc chắn là đầu nguồn có mưa to.
- Làm thế nào bây giờ?
- Anh thì không sao, chỉ lo em.
- Tại sao anh thì không sao?
- Anh biết bơi, em chắc không biết.
- Em không biết bơi. Sao không có thuyền?
- Con suối nhỏ như vậy đâu ra thuyền?
Cô lo đến phát khóc:
- Vậy làm thế nào? Em không về được.
- Em đợi ở đây, anh đi thăm dò đường.
Vệ Quốc xuống nước, tìm thấy con đường đá lúc trước, mò mẫm từng bước một, sau đó từ giữa dòng quay lại, vui mừng nói với cô:
- Không sao, con đường đá vẫn còn, chỉ bị ngập trong nước không nhìn thấy thôi.
Cô theo cậu đi đến mép nước, một tay cậu cầm nói, một tay kéo cô:
- Đến đây, trước tiên giẫm vào một hòn đá, sau đó bước một chân lên, dò hòn đá phía trước, dò được thì lại giẫm lên.
Cô giẫm lên một hòn đá, phát hiện nước chảy rất xiết, cứ như muốn cuốn cô đi vậy, cô không dám thò chân xuống tiếp.
Cậu an ủi nói:
- Em nhìn anh đây, đứng ở trong nước, cũng chỉ ngập đến thắt lưng anh thôi, em đứng ở trên hòn đá thì càng không phải sợ, đi đi, bước chân qua đi.
Cô từng bước từng bước dò dẫm tiến về phía trước, xiêu xiêu vẹo vẹo, khiến cậu cũng nghiêng nghiêng ngả ngả, hai đứa cười hớn hở vì đã sắp sang đến bờ bên kia, cô đang hân hoan cuời cùng đã đến nơi thì bỗng nhiên chân giẫm trượt hòn đá, cô ngã nhào xuống nước.
Vệ Quốc vứt cả nồi, hai tay cố túm lấy cô, cuối cùng kéo được cô ra khỏi đám rong rêu và bùn lầy. Cậu lại chạy đi nhặt cái nối, nồi thì nhặt lại được nhưng đá đều đã bị đổ hết.
Cô vẫn còn sợ hãi, run rầy cúi đầu nhìn mình, lo lắng nói:
- Người em bẩn hết rồi! Làm thế nào bây giờ? Nếu bị mẹ em phát hiện ra thì…
Cậu nhìn cô rồi nói:
- Em cởi quần áo ra giặt đi, chỉ là rong rêu và bùn thôi, giặt một cái là sạch hết, không cần dùng xà phòng đâu.
- Nhưng em không có quần áo thay.
- Cần gì phải thay quần áo? Trời nóng như vậy sao bị cảm lạnh được?
- Nhưng… Nhưng anh là… con trai.
- Anh là con trai thì sợ cái gì? Anh sẽ không nhìn em.
Cậu thấy cô vẫn chưa chịu động đậy, liền nói:
- Em đợi chút, anh có cách.
Cậu chạy biến đi, cô sợ đến chết mất, sợ rằng cậu bỏ cô ở đó, mà trời tối không biết đường, cô sẽ không biết đi về nhà thế nào.
Một lát sau, cậu cầm hai chiếc lá sen lớn chạy lại:
- Này, cái này để cho em thay, em nấp sau cái lá sen này, cởi quần áo ra, anh mang xuống nước giặt, em lấy lá sen che đi, giống như vỏ con trai ý.
Cậu dựng đứng một chiếc lá sen lên, giống như bức mành che cho cô, còn mình thì quay đầu đi, nhìn sang bên cạnh.
Cô ngần ngừ một lát, rồi cởi quần áo của mình ra, để xuống đất cầm lấy một chiếc lá sen to che mình đi:
- Được rồi, em cởi xong rồi.
Cậu nhặt quần áo của cô lên, chạy đến chỗ nước chà chà, chà mấy cái thì nhấc lên xem đã sạch chưa, sau đó lại cho vào nước vò vò. Một lát sau cậu vắt khô quần áo, trải lên một hòn đá lớn để phơi, còn mình đi xuống chỗ nước sâu đến thắt lưng, mò mò trong nước một hồi thì lấy ra một chiếc quần soóc, vò vò lại lần nữa rồi dò dẫm mặc lại.
Sau đó cậu quay lại bờ, đứng ở chỗ thấp hơn cô, gọi cô từ xa:
- Người em chắc cũng có rất nhiều rong rêu và bùn? Em cũng xuống nước rửa sạch đi, nếu không mẹ em sẽ phát hiện ra đấy.
Cô dùng lá sen che cho mình, từ từ đi xuống chỗ nước. Ban đầu thì che ở phía trước, đến khi sắp đến bên suối thì lại che ở phía sau. Đi đến chỗ nước cao đến đầu gối thì cô khỏng dám xuống nữa mà hét lên với cậu:
- Anh đi ra chỗ khác, em rửa ở đây.
Cậu nói:
- Anh không đi được, nhỡ em bị nước cuốn trôi thì sao?
- Vậy anh quay mặt đi.
- Anh không quay mặt đi được, nhỡ em bị nước cuốn trôi thì sao? Em xuống sâu thêm chút nữa, anh sẽ không nhìn thấy.
Cô lại đi xuống thêm chút nữa, nước cao hơn đầu gối rồi, cảm giác cả người đều nhẹ bồng bềnh, cứ như không thể đứng nổi vậy, cô không dám đi nữa, nghĩ mông đã được nước che nên không cần phải xuống nữa, liền đội cái lá sen lên trên đầu, hất nước lên người.
Vừa rửa được mấy cái thì chiếc lá sen rơi xuống nước, trôi theo dòng nước xuống phía dưới, cô vội với tay để tóm lấy, nước suối bỗng chốc như nâng bổng cô lên, chân cô chới với, cô dò dò mấy lần nhưng không tìm thấy chỗ để đứng, nước nhanh chóng ngập qua đỉnh đầu cô, trong đầu cô chỉ lóe lên ý nghĩ “mình sắp chết đuối" rồi không còn biết gì nữa.
- Đừng nuông chiều trẻ con như vậy, chỉ bị sứt sát ngoài da thôi, lâu lâu là khỏi.
Mẹ kiên quyết bảo đưa đi, bác đành nói:
- Nếu đi thì để mai tối đưa di, cô không có xe sao đưa nó đi được?
Mẹ về nhà lấy một chút thuốc tiêu viêm tím tím hồng hồng bôi lên lưng cho Vệ Quốc, vừa bôi vừa rơi nước mắt:
- Con à, đừng đi bắt ếch nữa, bệnh của cô khỏi rồi, con xem con này, vì bắt ếch cho cô mà bị đánh ra nông nỗi này.
Ngày hôm sau, bác sĩ quan đưa Vệ Quốc đi bệnh viện, bác sĩ nói không bị thương phần xương, chỉ bị ngoài da, kê cho máy loại thuốc uống rồi cho về nhà.
Vệ Quốc lại bị bố nhốt trong nhà, cậu lại đứng bên cửa sổ gọi:
- Kim Kim, Kim Kim, giúp anh mở khóa cửa.
Cô không chịu:
- Mẹ em dặn rồi, bảo em không được mở cửa cho anh, anh cần nghỉ ngơi.
- Nhưng một mình anh ở nhà chán lắm!
- Em chơi với anh.
- Em biết chơi cái gì? Chỉ biết mỗi nhảy dây chun.
- Em biết kể chuyện.
-Thật sao? Anh thích nhất nghe kể chuyện, em kể cho anh nghe di.
Cô chạy đến bên cửa sổ nhà Vệ Qụốc, lấy chìa khóa mở cửa ra, đi vào trong phòng của Vệ Quốc, thấy nhà cậu rất khấm khá, Vệ Quốc một mình ở một phòng, bác sĩ quan ở phòng khác, còn có một phòng bếp, không giống như nhà cô, chỉ có một phòng lớn, một nửa là phòng ngủ, một nửa là bếp.
Vệ Quốc để lưng trần, nằm trên giường nói:
- Anh nằm đây, em kể chuyện cho anh nghe đi.
Trên lưng cậu có vết thương, mấy con ruồi cứ bu lấy chỗ đó kêu nhặng xị. Cô ngồi trên chiếc ghế cạnh giường, tay cầm cái quạt, vừa quạt vừa kể chuyện cho cậu nghe.
Cô biết không ít truyện, các truyện cổ tích Trung Quốc, nước ngoài cô đều biết, còn biết cả một số truyện trong Tây du kí, đều là do bố mẹ cô kể cho cô nghe, giờ lại kể hết cho Vệ Quốc.
Sắp đến giờ ăn trưa, cô vội vàng rời nhà Vệ Qụốc, giúp cậu khóa cửa lại, trả chìa khóa cho cậu, sau đó lẻn về nhà mình. Ăn cơm trưa xong phải ngủ trưa, ngủ trưa dậy, mẹ lại phải vào trường, bác sĩ quan cũng phải sang trường, cô lại lén lút lẻn vào nhà Vệ Quốc kể chuyện cho cậu nghe.
Vệ Quốc nói với vẻ rất sùng bái:
- Sao em biết nhiều chuyện như vậy?
- Vì em được bố mẹ kể cho nghe mà. Bố anh không kể chuyện cho anh sao?
- Bố anh không biết kể chuyện, ngày xưa bố anh có được đi học đâu, đến khi đi bộ đội mới được học.
- Anh đi học rồi, biết chữ rồi, anh không biết tự đọc sách sao?
- Anh ghét nhất là đọc sách.
- Vậy anh thích môn gì?
- Anh thích môn Thể dục.
- Gì nữa?
- Gì nữa? Còn môn Lao động.
- Gì nữa?
- Còn môn hoạt động ngoại khóa, nói chung anh chẳng thích đi học.
Cô hỏi vẻ rất ngạc nhiên:
- Anh không thích đi học, vậy anh thích làm gì?
- Anh thích chiến đấu, anh muốn làm người lính, đánh trận, bằng… bằng, thế mới đã.
- Đánh nhau sẽ chết.
- Chết mới vinh quang.
Sau khi vết thương của Vệ Quốc đã lành, bác sĩ quan không nhốt cậu lại nữa, Vệ Quốc lại chạy ra ngoài chơi với đám bạn, còn cô lại chỉ có một mình.
Nhưng vào một buổi trưa, mẹ cố ý gọi Vệ Quốc lại, bảo cậu đưa cô ra ngoài chơi:
- Vệ Qụốc, đây là hai hào, cháu một hào, Kim Kim một hào, cháu đưa em ra phố mua kem, mua kẹo ăn đi, chơi đến năm giờ đúng thì nhớ về nhà ăn cơm tối đấy.
Vệ Quốc nhận lời, cậu đưa cô ra cổng trường, nhưng vừa ra khỏi cổng trường cậu liền hỏi cô:
- Kim Kim, em đã ăn đá bao giờ chưa?
- Em chỉ ăn kem que thôi.
- Kem que thì phải mất tiền, ba hào một que, tí là hết, ý anh là loại đá không cần phải mua ý, một miếng to, cứng ngắc, ăn nửa ngày cũng không hết.
- Ở đâu có thứ đó?
- Có, nếu em muốn ăn anh có thể đưa em đi, chúng ta có thể tiết kiệm chỗ tiền này mua cái khác ăn.
Cô nhớ mẹ từng nói rằng Vệ Qụốc thích làm mấy cái chuyện tắt mắt, bèn lo lắng hỏi:
- Có phải ăn trộm đá không?
- Không phải, sao lại là ăn trộm?
- Thế sao lại không mất tiền?
- Vì anh phải dùng sức lao động để đổi lại.
- Vậy em phải nói rõ, nếu là ăn trộm thì em sẽ không ăn.
- Được, anh xin hứa chắc chắn sẽ không ăn trộm.
Hai đứa liền đến nhà Vệ Quốc lấy một cái nồi nhôm chuyên dùng để nấu cơm và đi về phía nhà máy, chẳng bao lâu đến bên một con sông nhỏ, Vệ Quốc chỉ phía đối diện và nói:
- Nhìn kìa, kia là nhà máy, phòng lò hơi đó, có đá đấy.
- Nhưng làm thế nào để qua con sông này?
- Đây đâu phải là sông? Chỉ là con suối nhỏ, có đường đá bắc qua, giẫm lên hòn đá là có thể đi qua.
Cô nhìn theo hướng tay cậu chỉ, quả nhiên thấy một con đường rải đá, cách một đoạn lại có một hòn đá lộ trên mặt nước, kéo dài từ phía bờ bên này sang phía bờ bên kia con suối.
Vệ Quốc giẫm lên hòn đá đi trước, được một quãng liền nói với cô:
- Nhìn này, rất dễ đúng không? Chẳng có gì sợ cả, mấy bước là qua.
Cô thử giẫm lên một hòn đá, hơi rung rung, hòn đá tiếp theo cách một quãng khá xa, không đủ độ với. Nước suối trong vắt, có thế nhìn thấy đám rong rêu dưới đáy, cô rất sợ giẫm lên mà hòn đá bị lật, ngã xuống con suối sẽ bị đám rong rêu trơn tuồn tuột đấy cuốn lấy, cô thử mấy lần, nhưng cuối cùng vẫn không dám bước.
Vệ Quốc sốt ruột chạy lại, đứng trong nước, đưa tay về phía cô:
- Nào, để anh đỡ em, đừng sợ, bước rộng ra đi.
Hầu như cả quãng đường qua suối đều do Vệ Quốc nhấc cô qua, sau khi lên bờ, cậu đưa cô đi một đoạn thì tới phòng lò hơi của nhà máy. Cô nhìn thấy một cái gì đó giống như cái lò sắt rất to, cửa lò mở, bên trong là ngọn lửa đỏ rực. Có mấy người công nhân xếp thành đội, trong tay người nào cũng cầm một cái xẻng sắt, lần lượt đến trước một đống than lớn xúc một xẻng than, sau đó đến bên cửa lò đổ chỗ than đó vào trong.
Trên vai những người công nhân đều vắt một chiếc khăn bẩn bẩn, mặt cũng dính than đen nhẻm. Một người công nhân nhìn thấy Vệ Quốc, liền hỏi:
- Hê! Vệ Quốc, lại tới ăn đá hả? Vậy cháu phải giúp bọn chú cho than vào mới được.
- Cháu biết rồi.
Vệ Quốc hỏi:
- Bây giờ là mấy giờ ạ?
- Sắp ba giờ rồi, có đá ngay đấy.
- Vâng, cháu giúp các chú cho than vào, hôm nay cháu cho thêm mấy xẻng, các chú phải cho cháu thêm mấy viên đá nữa, bởi vì hôm nay cháu dẫn thêm người tới.
Một người công nhân nhìn mặt không thể phân biệt nổi mắt với mũi nhếch mép cười nói:
- Ôi! Thằng tiểu tử này nhỏ thế mà đã biết dụ dỗ bạn gái rồi, lớn lên chắc chắn sẽ ranh ma lắm đấy.
Một người khác nói:
- Cô bé đó trông rất lanh lợi, thằng tiểu tử này có con mắt nhìn người đấy.
Vệ Quốc cởi áo ra, nhét vào tay cô:
- Em ra chỗ bóng mát đứng đi, để anh giúp họ xúc than.
Cô nhìn thấy người cậu gầy giơ xương bèn hỏi:
- Than nặng như vậy anh xúc nổi không?
- Xúc được.
Vệ Quốc nói xong liền đi vào gần lò hơi, nhận lấy chiếc xẻng sắt từ tay của một người công nhân, xúc một xẻng than, khó nhọc đi đến bên cửa lò và cho than vào trong lò.
Mấy người công nhân đều dừng lại, ngồi xuống, đếm từng xẻng than cho Vệ Quốc.
Cô đứng trong bóng mát mà đã cảm thấy cực nóng, không biết những người đứng trước cái lò hơi kia sẽ nóng đến mức độ nào, và cả Vệ Quốc nữa, ở chỗ nóng bức như vậy, từng xẻng từng xẻng bỏ than vào trong miệng lò, chắc càng nóng hơn.
Vệ Quốc xúc được mấy xẻng thì nghỉ lấy hơi, mấy người công nhân ra sức thúc, cổ vũ rồi vỗ tay khích lệ:
- Cố lên!
Vệ Quốc đành phải tiếp tục làm, cuối cùng cũng xúc đến xẻng thứ hai mươi, cậu nhấc cái vòi nước dưới đất lên, xả từ trên đầu xuống, mặc cái quần soóc ướt sũng, chạy đến trước mặt cô nói:
- Đưa cái nồi cho anh, sắp có đá rồi.
Một lát sau, có đá thật. Cô chưa bao giờ nhìn thấy những viên đá to như vậy, có tảng cao gần bằng cô, dày bằng khoảng hai miếng đậu phụ, rộng cỡ ba bốn miếng đậu phụ, để trong một cái thùng lớn, dùng xe đẩy tới.
Có người dùng chiếc búa đập vào tấm đá lớn, nó vỡ thành những miếng đá to khoảng miếng đậu phụ, mỗi công nhân đốt lò cầm một cái bát to đi lấy đá, ai cũng được chia cho một bát đầy, Vệ Quốc cũng được chia cho một viên lớn, cậu nhờ người đập đá đập nhỏ đá ra, cho vào nồi, rồi bưng cái nồi chạy ra.
Cô thật không dám tin nổi nồi đá này đều là của họ, phấn khích hét ầm lên:
- Đây đều là của bọn mình? Của bọn mình hết hả?
- Đều là của bọn mình hết.
Vệ Quốc đắc ý nói:
- Thế nào? Anh đã nói có thể làm được đá đúng không? Mau ăn đi, ngọt lắm.
Viên đá màu hồng, giống như màu của dưa hấu vậy, vừa nhìn đã cảm thấy rất ngọt, cô cầm lấy một miếng cho vào mồm, đúng là rất ngọt, vừa mát vừa ngọt, khiến cô cảm thấy con đường phải đi qua, con suối phải vượt qua và cái nóng phải chịu trong ngày hôm nay đều đáng giá cả.
Cô vừa ăn vừa hỏi:
- Sao ở đây lại có tảng đá lớn như vậy để ăn?
- Họ là công nhân đốt lò, rất nóng, đây là đá nhà máy tự làm, cho công nhân giải nhiệt chống nóng.
- Làm thế nào anh biết ở đây có đá ăn?
- Hi hi, có cái gì mà anh không biết?
Cô cảm thấy Vệ Quốc thật sự cái gì cũng biết, quá vĩ đại.
Cậu nói:
- Mình về thôi, kẻo đá tan hết.
Hai đứa vừa ăn đá vừa đi về, đi một lát thì dừng lại uống chỗ nước đá tan trong nồi, cả đời cô chưa bao giờ được ăn đá thỏa thích như vậy, trước đây thường là đi với bố mẹ vào thành phố mới mua được que kem ở trên phố, nhưng mỗi lần chỉ mua một que, ăn tí là hết, còn cái nồi đá này ít nhất phải bằng hai mươi ba mươi que kem.
Đến bên con suối, cô ngẩn tò te, vừa nãy vẫn còn là con suối nhỏ, giờ đã trở nên rộng hơn, nước suối cũng không trong vắt nữa, những hòn đá để giẫm qua suối cũng không còn thấy nữa.
Vệ Quốc nói:
- Nước lên rồi!
- Sao nước lại lên?
- Chắc chắn là đầu nguồn có mưa to.
- Làm thế nào bây giờ?
- Anh thì không sao, chỉ lo em.
- Tại sao anh thì không sao?
- Anh biết bơi, em chắc không biết.
- Em không biết bơi. Sao không có thuyền?
- Con suối nhỏ như vậy đâu ra thuyền?
Cô lo đến phát khóc:
- Vậy làm thế nào? Em không về được.
- Em đợi ở đây, anh đi thăm dò đường.
Vệ Quốc xuống nước, tìm thấy con đường đá lúc trước, mò mẫm từng bước một, sau đó từ giữa dòng quay lại, vui mừng nói với cô:
- Không sao, con đường đá vẫn còn, chỉ bị ngập trong nước không nhìn thấy thôi.
Cô theo cậu đi đến mép nước, một tay cậu cầm nói, một tay kéo cô:
- Đến đây, trước tiên giẫm vào một hòn đá, sau đó bước một chân lên, dò hòn đá phía trước, dò được thì lại giẫm lên.
Cô giẫm lên một hòn đá, phát hiện nước chảy rất xiết, cứ như muốn cuốn cô đi vậy, cô không dám thò chân xuống tiếp.
Cậu an ủi nói:
- Em nhìn anh đây, đứng ở trong nước, cũng chỉ ngập đến thắt lưng anh thôi, em đứng ở trên hòn đá thì càng không phải sợ, đi đi, bước chân qua đi.
Cô từng bước từng bước dò dẫm tiến về phía trước, xiêu xiêu vẹo vẹo, khiến cậu cũng nghiêng nghiêng ngả ngả, hai đứa cười hớn hở vì đã sắp sang đến bờ bên kia, cô đang hân hoan cuời cùng đã đến nơi thì bỗng nhiên chân giẫm trượt hòn đá, cô ngã nhào xuống nước.
Vệ Quốc vứt cả nồi, hai tay cố túm lấy cô, cuối cùng kéo được cô ra khỏi đám rong rêu và bùn lầy. Cậu lại chạy đi nhặt cái nối, nồi thì nhặt lại được nhưng đá đều đã bị đổ hết.
Cô vẫn còn sợ hãi, run rầy cúi đầu nhìn mình, lo lắng nói:
- Người em bẩn hết rồi! Làm thế nào bây giờ? Nếu bị mẹ em phát hiện ra thì…
Cậu nhìn cô rồi nói:
- Em cởi quần áo ra giặt đi, chỉ là rong rêu và bùn thôi, giặt một cái là sạch hết, không cần dùng xà phòng đâu.
- Nhưng em không có quần áo thay.
- Cần gì phải thay quần áo? Trời nóng như vậy sao bị cảm lạnh được?
- Nhưng… Nhưng anh là… con trai.
- Anh là con trai thì sợ cái gì? Anh sẽ không nhìn em.
Cậu thấy cô vẫn chưa chịu động đậy, liền nói:
- Em đợi chút, anh có cách.
Cậu chạy biến đi, cô sợ đến chết mất, sợ rằng cậu bỏ cô ở đó, mà trời tối không biết đường, cô sẽ không biết đi về nhà thế nào.
Một lát sau, cậu cầm hai chiếc lá sen lớn chạy lại:
- Này, cái này để cho em thay, em nấp sau cái lá sen này, cởi quần áo ra, anh mang xuống nước giặt, em lấy lá sen che đi, giống như vỏ con trai ý.
Cậu dựng đứng một chiếc lá sen lên, giống như bức mành che cho cô, còn mình thì quay đầu đi, nhìn sang bên cạnh.
Cô ngần ngừ một lát, rồi cởi quần áo của mình ra, để xuống đất cầm lấy một chiếc lá sen to che mình đi:
- Được rồi, em cởi xong rồi.
Cậu nhặt quần áo của cô lên, chạy đến chỗ nước chà chà, chà mấy cái thì nhấc lên xem đã sạch chưa, sau đó lại cho vào nước vò vò. Một lát sau cậu vắt khô quần áo, trải lên một hòn đá lớn để phơi, còn mình đi xuống chỗ nước sâu đến thắt lưng, mò mò trong nước một hồi thì lấy ra một chiếc quần soóc, vò vò lại lần nữa rồi dò dẫm mặc lại.
Sau đó cậu quay lại bờ, đứng ở chỗ thấp hơn cô, gọi cô từ xa:
- Người em chắc cũng có rất nhiều rong rêu và bùn? Em cũng xuống nước rửa sạch đi, nếu không mẹ em sẽ phát hiện ra đấy.
Cô dùng lá sen che cho mình, từ từ đi xuống chỗ nước. Ban đầu thì che ở phía trước, đến khi sắp đến bên suối thì lại che ở phía sau. Đi đến chỗ nước cao đến đầu gối thì cô khỏng dám xuống nữa mà hét lên với cậu:
- Anh đi ra chỗ khác, em rửa ở đây.
Cậu nói:
- Anh không đi được, nhỡ em bị nước cuốn trôi thì sao?
- Vậy anh quay mặt đi.
- Anh không quay mặt đi được, nhỡ em bị nước cuốn trôi thì sao? Em xuống sâu thêm chút nữa, anh sẽ không nhìn thấy.
Cô lại đi xuống thêm chút nữa, nước cao hơn đầu gối rồi, cảm giác cả người đều nhẹ bồng bềnh, cứ như không thể đứng nổi vậy, cô không dám đi nữa, nghĩ mông đã được nước che nên không cần phải xuống nữa, liền đội cái lá sen lên trên đầu, hất nước lên người.
Vừa rửa được mấy cái thì chiếc lá sen rơi xuống nước, trôi theo dòng nước xuống phía dưới, cô vội với tay để tóm lấy, nước suối bỗng chốc như nâng bổng cô lên, chân cô chới với, cô dò dò mấy lần nhưng không tìm thấy chỗ để đứng, nước nhanh chóng ngập qua đỉnh đầu cô, trong đầu cô chỉ lóe lên ý nghĩ “mình sắp chết đuối" rồi không còn biết gì nữa.
Tác giả :
Ngãi Mễ