Trọng Sinh Tên Ta Là Lâm Đại Ngọc
Chương 6
“Nữ nhi này của ngươi tương lai có tham gia tuyển tú không?"
Tuyển tú? Lỗ tai lập tức dựng thẳng lên, trong sách Hồng Lâu không có việc này nha.
Phụ thân khẽ cười, nói: “Còn chưa xác định, ta hiện tại chỉ có một nữ nhi. Nếu về sau ta không còn hài tử thừa tự nào khác, Ngọc nhi này là nữ nhi duy nhất, không cần tham tuyển."
Ồ, nguyên lai có chuyện như vậy. Việc này ta biết chắc, phụ thân không còn hài tử nào khác.
Kỳ thật, ta có nhắc nhở chính mình, không nên để tình cảm chìm đắm quá sâu, thay Đại Ngọc làm tròn đạo hiếu là đủ rồi. Nhưng thật khó, ta thích phụ mẫu Đại Ngọc, bọn họ đối xử với ta rất tốt, yêu thương, thậm chí sủng nịnh. Nhưng là, kết cục của họ ta đã biết trước, hơn nữa trách nhiệm của ta chính là bắt đầu từ sự ra đi của bọn họ.
Cũng may, bọn họ đều xem như chết vì già yếu, bằng không ta cũng khó có thể tiếp nhận.
Phụ thân bọn họ còn nói cái gì, ta cũng không chú ý thêm nữa, chỉ mải miết nghĩ tới việc này.
Quả nhiên, ngày hôm sau phụ thân đi làm, liền nhận được ý chỉ chính thức, chúng ta bèn chuyển tới phủ đệ mới. Tuy rằng không phải giống Giả phủ giàu có, nhưng khi chuyển cũng cần dùng đến rất nhiều xe ngựa. Phụ thân để lại vài người trông nom nhà cửa, còn lại đều đi theo.
Ta ngồi cùng phụ mẫu trên một chiếc xe ngựa, vài vị di nương ngồi trên một xe khác, còn lại tôi tớ ngồi xe đẩy, hơn nữa hành lý vật phẩm cũng nhiều, đi thật sự rất chậm.
Lần này phụ thân nhậm chức ở Cô Tô, theo như hiện đại đại khái là vùng phụ cận với Dương Châu, bất quá vừa sang năm mới, cũng không thấy có gì gọi là xuân ý, cho nên dọc đường không có phong cảnh gì đáng xem.
Những lúc trên đường không có người, ta vén màn xe hướng mặt ra ngoài nhìn. Cái mình không có được mãi mãi là cái quý giá nhất. Đối với thân phận hiện tại của ta mà nói, phong cảnh bên ngoài không phải lúc nào ta cũng có thể nhìn thấy, cho nên yêu thích ngưỡng mộ; mà phong cảnh này, cũng chỉ là một loại tượng trưng, tượng trưng cho sự tự do mà nữ tử thời đại này không bao giờ có được.
…
Mấy ngày sau chúng ta tới Duy Dương, phụ thân cũng nhận bàn giao từ viên chức tiền nhiệm. Làm tuần muối ngự sử, so với trước kia bận rộn hơn rất nhiều, phải nghênh đón, đưa tiễn các lộ quan viên. Ngẫm ra, vận chuyển muối có liên quan đến rất nhiều chức quan, ở thời đại này đây là vật phẩm quan trọng nhất, cho nên chức quan tuần muối rất có thực quyền. Điều này so với chức vị tương đối nhàn tản trước đây của phụ thân khác biệt rất lớn.
Phụ thân so với trước kia bận rộn, cũng vất vả hơn. Nhưng người vẫn mỗi ngày đều đặn đến gặp ta, bất quá đa số là ta cùng người nói chuyện, hoặc là để người ngồi, ta đứng đấm lưng hay xoa bóp gì đó, sau đó kể cho người, ta hôm nay đọc sách gì, chỗ nào không hiểu bèn mang ra để phụ thân giảng giải.
Hôm nay, đấm lưng cho phụ thân xong, nghe thấy người nhẹ giọng hỏi ta: “Ngọc nhi, phụ thân giờ đảm nhiệm chức quan này, bận rộn, lâu nay không có chỉ con đọc sách. Phụ thân muốn mời người dạy cho con, thấy sao?"
Lòng ta tuy muốn biết thêm về cổ ngữ, nhưng vẫn luyến tiếc phụ thân làm bạn, vì thế mở miệng hỏi: “Vậy phụ thân mỗi ngày còn đến thăm Ngọc nhi nữa không?"
Phụ thân mỉm cười gật gật đầu: “Phụ thân mỗi ngày sẽ đến bồi Ngọc nhi, thỉnh thầy giáo là để hắn dạy con vào buổi sáng. Ta cũng bởi vì công vụ quấn thân, không thể chuyên tâm dạy con, phụ thân biết con hiếu học, không muốn làm con bị chậm trễ."
“Vậy được rồi, Ngọc nhi nghe phụ thân."
Phụ thân tìm kiếm một thời gian, rồi cũng mời được thầy cho ta, quả nhiên gặp được người xuất hiện ngay từ chương đầu của Hồng Lâu Mộng: Giả Vũ Thôn. Bởi vì người này bản chất bội bạc, tuy rằng người khác cũng như thế, nhưng trong Hồng Lâu lại đối với hành vi của hắn miêu tả quá mức chi tiết, cho nên rất khó để ta đối với hắn có cái gì gọi là hảo cảm.
Cũng may hắn xem ta là một nữ hài nhi, tuổi lại nhỏ, thân thể khiếp nhược, cho nên cũng không thật tâm dạy dỗ, chỉ là qua loa cho xong.
Chúng ta đôi bên đều khá bình an vô sự, hắn đối với ta dụng tâm không nhiều, ta cũng không tự tạo áp lực. Đến giờ học mà không muốn gặp hắn, thì tự cầm sách xem, sai thư đồng nói với hắn, thân thể không được khoẻ là xong.
Đọc sách có chỗ nào không hiểu, hôm sau sẽ mang hỏi hắn. Hắn tuy rằng nhân phẩm không phải tốt lắm, nhưng học vấn không đến nỗi tệ, cũng xem như có kiến thức.
Cũng phải, nếu là người không có kiến thức, làm thế nào đi đến đâu cũng được nhờ quý nhân.
Cứ như vậy an an ổn ổn sống qua ngày, ta bởi vì lo lắng ngày mẫu thân lâm bệnh, mà bản thân cũng ngã bệnh vài lần. Bất quá phát hiện, mỗi lần khỏi bệnh, Trường Sinh Khí của ta sẽ nhiều thêm một chút, giống như là lão thiên đối với việc ta mỗi lần sinh bệnh đều có bồi thường thoả đáng. Chẳng lẽ là do hoà thượng kia làm?
Một thời gian sau, mẫu thân quả nhiên lâm bệnh nặng. Lúc mới đầu không nghiêm trọng lắm, mẫu thân cũng không để trong lòng, nhưng suốt một năm trời, mẫu thân bất cứ một lần đau ốm nào ta cũng đều nghiêm cẩn chăm sóc. Kỳ thật chính mình rõ ràng biết là vô dụng, vận mệnh đã sớm quyết định, đúng như câu nói, chữa bệnh, không chữa nổi mệnh.
Ta chỉ biết phụng dưỡng mẫu thân từng chén thuốc, cuối cũng vẫn cản không nổi mệnh của nàng, nhìn nàng buông tay mà đi.
Ta kiếp trước từ lúc mẹ mất đi chưa từng một lần khóc, bởi ta biết bên ta sẽ không còn một ai, khiến ta vì họ ra đi mà khóc.
Mà hiện tại, nước mắt cứ như vậy không ngừng chảy xuống, ta cũng thấy kì quái, chính mình cũng có thể khóc được như vậy. Nàng là mẫu thân Đại Ngọc, không phải của ta, nhưng nàng yêu thương chiều chuộng ta hai năm, với ta mà nói, nàng đã là người rất quan trọng.
Phụ thân cũng kính yêu mẫu thân, ôm ta vào trong ngực khóc; chỉ có khóc mới có thể làm giảm bớt đau đớn trong lòng ta.
Ta theo quy củ thủ bên linh cữu, bọn hạ nhân đều chờ bên ngoài linh đường để hầu hạ ta, phụ thân phân phó, đám di nương các nàng không cho đến quấy rầy ta. Ta cảm kích phụ thân, bởi vì ta xác thực cần một chút thời gian ở cùng mẫu thân.
Ngày túc trực cuối cùng bên linh cữu, lão hoà thượng kia đột nhiên xuất hiện. Ta bởi vì nội tâm đau thương, cho nên không có mở miệng nói chuyện, chỉ nhìn hắn ý hỏi có chuyện gì.
Hắn thở dài: “Si nhi, biết rõ đây là nhân sinh không tránh khỏi, mà vẫn khổ sở như vậy sao?"
“Ông biết gì về thất tình lục dục chứ?" Ta mở miệng hỏi hắn.
Lão cười khổ: “Ta rốt cục nói không lại ngươi. Ta lần này đến là muốn tặng đồ."
“Tặng đồ? Cái gì?"
“Phong nguyệt bảo giám", hắn nói xong quả nhiên đưa ra một cái gương, kích thước vừa vặn, thích hợp cho vào tay áo.
Bất quá ta nhớ rõ phong nguyệt bảo giám không phải như thế này, gương này là vật gián tiếp là Giả Thuỵ tử vong. Gương hẳn là phải có hai mặt, cũng phải lớn hơn thế này nhiều. Còn cái này chỉ là gương một mặt, bộ dáng phổ thông bình thường, mặt kia còn khắc hoa rất phiền phức.
(Giả Thuỵ: con cháu họ Giả, vì say mê Vương Hi Phượng mà ngã bệnh, được lão hoà thượng cho soi phong nguyệt bảo giám-1 chiếc gương 2 mặt, vì soi sai mặt gương, nên chết vì ham muốn dâm dục)
“Ta nhớ rõ phong nguyệt bảo giám đâu phải như thế này."
Lão hoà thượng cười: “Ngươi si không chưa đủ, như thế nào lại ngốc như vậy. Phong nguyệt bảo giám là vật của tiên nhân chúng ta, làm sao có thể tuỳ tiện để các ngươi nhìn thấu. Gương này, với mỗi người khác nhau, tác dụng cũng khác nhau."
Tác dụng khác?
“Ồ, thế đối với ta là tác dụng gì?"
“Giáng Châu tiên thảo đầu thai đến nhân gian làm Đại Ngọc, nhưng tính cách của ngươi với Đại Ngọc nguyên bản khác biệt quá xa. Chúng ta lo lắng, ngươi vào Giả phủ rồi, lại bởi vì tính cách này, sẽ làm vận mệnh biến hoá. Cho ngươi phong nguyệt bảo giám này, chính là để khi đến đúng thời điểm, sẽ nhắc nhở ngươi phải làm gì, tỷ như sinh bệnh, táng hoa, làm thơ, linh tinh…"
Còn muốn ta táng hoa, làm thơ? Ta chỉ nghe không thôi mà đã đầu đầy hắc tuyến.
Bất quá cũng là tình tiết cần có, về sau lúc Đại Ngọc vui vẻ hạnh phúc nhất, chính là lúc cùng chúng tỷ muội lập thi xã đó thôi.
Ta mặc dù học này học nọ có nhanh thật, cũng một phần là bởi linh hồn vốn đã là người trưởng thành. Nói đến làm thơ, nhất định không thể tài hoa như Giáng Châu tiên thảo. Ta cũng không có nổi tâm tình của nàng, mà làm ra loại thơ bi thương động lòng người như vậy.
Lão hoà thượng thấy bộ dáng ta tràn đầy vẻ bất đắc dĩ, lại nở nụ cười: “Biết là làm khó ngươi, cho nên ta mới dùng phong nguyệt bảo giám để nhắc nhở ngươi. Về phần thơ, đến lúc cần cũng sẽ dùng nó nói cho ngươi. Yên tâm rồi chứ?"
Thật đúng là sao chép đầy đủ triệt để, bất quá đến lúc đó, thi từ ta viết với tính cách của ta không hợp, chẳng lẽ sẽ không ai phát hiện ra gì sao? Nhất là người thông minh như Tiết Bảo Thoa?
Lại còn một vấn đề, “Ông đưa gương này cho ta, về sau lấy gì cho Giả Thuỵ?"
Đừng nói là cùng một chiếc nha, có chỗ ghê tởm đó!
Hoà thượng cười: “Ngươi yên tâm, trước khi ngươi rời khỏi Giả phủ, phong nguyệt bảo giám ta sẽ không thu hồi."
Nói xong lại đột nhiên không thấy đâu, thật đúng là thần tiên, khinh công của ta mà được như vậy thì quá tốt rồi.
Ta thu gương vào trong tay áo, yên lặng ngồi tại linh đường thêm một đêm cuối cùng.
Bởi vì quá thương xót mẫu thân, sau khi hạ táng xong, thần kinh ta liền buông lỏng, lập tức bệnh cũ lại tái phát. Liên tục mấy ngày phải nằm ở trên giường, khiến phụ thân phải hốt hoảng không thôi. Ta biết mình sẽ không sao, nhưng lại không thể an ủi nổi phụ thân, đành phải nhu thuận uống thuốc nghỉ ngơi, để người bớt chút lo lắng.
Phụ thân bởi vì mẫu thân qua đời, mà già đi không ít, ta âm thầm đau lòng mà không có biện pháp. Thời đại này đều là kết hôn theo ý cha mẹ, hơn nữa phụ thân cũng có vài phòng thiếp thất, nếu nói tình yêu, ta thật sự không nhận ra bọn họ có được bao nhiêu. Nhưng ta biết, bọn họ đều kính trọng lẫn nhau, trong lòng mỗi người, đối phương đều chiếm vị trí quan trọng nhất. Điều này có lẽ quan niệm tình yêu ở thời đại của ta không thể giải thích nổi, nhưng nào ai có thể nói tình cảm này là không có thật?
Có Trường Sinh Khí điều dưỡng, lại thường xuyên uống thuốc bổ, trọng yếu là vận mệnh của ta tuyệt đối không thể có chuyện bệnh tật quá mức trầm trọng; cho nên bệnh của ta vẫn là từ từ chuyển biến tốt dần, tuy không khỏi hoàn toàn, nhưng Trường Sinh Khí lại tiến thêm một cảnh giới, những đoạn kinh mạch bị tắc lúc trước giờ cũng hoàn toàn thông suốt. Ta thầm nghĩ, chẳng lẽ ngã bệnh lại là cơ hội để thân thể khoẻ mạnh thêm? Thật sự là mâu thuẫn.
Quả nhiên, bệnh vừa dứt cơn, thì thư của Sử lão thái quân cũng đến nói là: “Đại Ngọc không có mẫu thân để dựa vào, đối với việc dạy dỗ một nữ nhi cũng không tốt, không bằng để ta đưa thuyền tới đón về phủ…" (Đoạn này Tiểu Hồng chém ==)
(Sử lão thái quân: bà ngoại Đại Ngọc)
Ta đương nhiên không muốn rời phụ thân, bởi vì biết lần ly khai này sẽ không có ngày gặp lại. Nhưng phụ thân quả nhiên đồng ý với thư kia, còn khuyên ta nói, chính người tuổi đã cao, không có ý tái giá, mà ta tuổi còn nhỏ, trên không có mẫu thân dạy dỗ, dưới không tỷ muội bầu bạn. Hiện tại, đến sống cùng ngoại tổ mẫu còn có cữu thị tỷ muội (cậu mợ cùng anh chị em họ), phụ thân cũng có thể yên tâm.
Ta cùng phụ thân tuy rằng tình cảm rất tốt, nhưng trong nhà không có đương gia chủ mẫu, cũng không có tỷ muội huynh đệ, quả thật không thích hợp cho một nữ hài tử.
Nhưng ta làm sao bỏ lại phụ thân mà rời đi?
Phụ thân ôm ta vào trong ngực, ôn nhu xoa đầu ta. Nhìn người mái đầu đã hoa râm, lại thấy từ khi mẫu thân qua đời, người ít khi nở nụ cười, ta từ từ gật đầu đáp ứng.
Mà làm sao có thể không đồng ý cho được, nếu như vậy, dám chắc đám thần tiên hoà thượng kia sẽ nhảy dựng lên cho mà xem.
Phụ thân thấy ta đã nguôi ngoai, trong mắt vừa là vui mừng, lại vừa không nỡ. Người biết, như vậy là tốt nhất cho ta, nhưng lại luyến tiếc không nỡ để ta đi.
Phụ thân sai người thu thập hành lý cho ta, lại tự tay giao cho ta một xấp ngân phiếu, tỉ mỉ dặn dò ta phải sử dụng như thế nào. Tiền này, ta phải giữ gìn cẩn thận, tính toán sẽ dùng sau khi đi khỏi Giả phủ. Phủ họ Giả mỗi tháng đều có tiền cấp phát, tất sẽ không cần dùng đến chỗ tiền này.
Đêm trước khi đi, phụ thân đến dặn dò đôi câu, còn giao cho ta một khối ngọc bội. “Đây là Nam Uyển vương gia năm trước thưởng cho con, nói là của hoàng gia gì đó. Ta không biết là phúc hay hoạ, cho nên vẫn giữ lại, không có giao cho con. Hiện tại, nếu con đến nhà ngoại tổ mẫu, ngọc bội này đưa cho con cầm đi, chỉ là trước mặt người ngoài không nên lấy ra. Ngọc bội này trong tương lai có thể sẽ dùng đến, cũng có thể là vô dụng, trước con cứ tạm thời cất cẩn thận là được."
Ta tuy rằng cảm thấy kỳ quái, nhưng vẫn im lặng nhận lấy, cất vào chiếc hộp nhỏ vẫn mang bên mình. “Phụ thân cảm thấy Nam Uyển vương gia là có dụng ý gì?"
Phụ thân lắc đầu: “Ta cũng không biết, hẳn là cũng không phải chuyện gì xấu. Bất quá, vương gia từng hỏi qua con có ý tuyển tú hay không, ta nghĩ chuyện này…"
Chuyện đó với miếng ngọc bội này là có quan hệ…
Ta cùng phụ thân cũng không muốn bàn thêm nữa, nên câu chuyện chỉ đến đó thì dừng lại.
Sau đó ta nhẹ nhàng nhắc nhở phụ thân phải chú ý bảo trọng thân thể…
Phụ thân cũng chỉ nói những lời tương tự…
Buổi sáng hôm sau, ta rơi lệ bái biệt phụ thân, đi theo bà vú cùng vài người của Giả phủ lên thuyền mà đi. Mấy ngày sau, thuyền vừa vào bờ, đã có xe ngựa Vinh phủ chờ sẵn. Lúc đó, nếu là Đại Ngọc, hẳn là trong lòng lo lắng, sợ nói sai lời, đi sai đường, sẽ để cho người khác nhạo báng.
Đổi lại ta, chỉ cảm thấy phiền toái. Ở trên thuyền mấy ngày, không giống như lần trước chuyển nhà khỏi Lâm phủ, có tâm tình hưu nhàn. Lần này, mẫu thân vừa tạ thế, lại xa rời phụ thân, khiến tâm tình ta không sao khá lên nổi. Trên sông cũng không có phong cảnh gì đáng xem, vì thế suốt ngày chỉ biết đánh đàn đọc sách giết thời gian mà thôi.
Xuống thuyền rồi lại đổi kiệu, qua tấm lụa mỏng nhìn ra bên ngoài, quả nhiên phố xá phồn hoa, nhà cửa đông đúc. Bất quá, so với đô thị hiện đại vẫn không bằng được, cho nên xem một lúc là hết hứng thú. Nơi này sẽ không là nơi ta sống trong tương lai được, bởi cho dù Giả phủ sau này có bị suy vong, thì Giả gia cũng sẽ có rất nhiều người sống tại chỗ này, ta cũng không nghĩ tự đi tìm phiền toái.
Đi được nửa ngày, chợt thấy góc đường có hai con sư tử đá, ngồi trước một cánh cổng lớn, trên cửa có một tấm biển: “Sắc tạo Vinh quốc phủ". Trong lòng nghĩ, cuối cùng cũng đến, vẫn ngồi yên trong kiệu, chẳng có lấy chút hứng khởi.
Theo cửa hông tiến vào, thay mấy người khiêng kiệu, cuối cùng cũng có người vén rèm kiệu cho ta ra. Ta bám tay bà tử bước xuống, bước qua vài tấm bình phong, thấy trước cửa có vài nha hoàn ăn vận loè loẹt, thấy ta thì vội cười nghênh đón: “Vừa rồi lão thái thái vừa nhắc đến, không ngờ cô nương đã tới rồi."
Một người đã vén mành thông báo: “Lâm cô nương đến."
Vào phòng, chỉ thấy một lão thái thái, mái tóc bạc trắng, được hai nha hoàn dìu đi tới, trong lòng biết đây nhất định là ngoại tổ mẫu, đang muốn hành lễ ân cần thăm hỏi, đã bị nàng ôm vào trong lòng. “Cháu gái yêu quý của ta." Nói rối khóc lên. Ta nhất thời nhớ tới mẫu thân, lại nghĩ người trước mặt là bà ngoại ruột của Đại Ngọc, liền cũng khóc lên, bởi vì người này cũng giống như ta, thương tiếc mẫu thân.
Mấy người bên cạnh vội vàng khuyên giải an ủi, lão thái thái mới thôi, còn lần lượt giới thiệu từng người cho ta, Hình phu nhân, Vương phu nhân, còn có chị dâu goá bụa Lý Hoàn. Các nàng cùng hình tượng miêu tả trong sách không sai biệt nhiều lắm, bất quá Lý Hoàn, so với tưởng tượng của ta thì mỹ mạo hơn nhiều. Nguyên bản trong sách đối với dung mạo của nàng cũng miêu tả không nhiều, bởi vì nàng đã gả cho người ta, cũng đã sinh hạ hài tử, cho nên ai cũng chỉ chú ý tới phẩm hạnh của nàng. Nhìn kĩ dung mạo, tuy rằng không phải là tuyệt đỉnh, nhưng rất tú lệ, bởi vì phẩm cách đoan chính, nên càng có vẻ thanh nhã.
Chỉ chốc lát sau, Giả mẫu liền gọi tam Xuân tỷ muội, các nàng quả nhiên rất giống trong sách. Chỉ có Thám Xuân thoạt nhìn rất có sức sống hơn những người khác. Chúng ta làm quen với nhau, có vẻ rất hoà hợp.
(tam Xuân: Thám Xuân, Nghênh Xuân, Tích Xuân; cháu gái trong phủ họ Giả, mỗi người sau này đều có một số phận riêng, đều nằm trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách-12 thiếu nữ đẹp thành Kim Lăng)
Sau đó lão thái thái hỏi mẫu thân như thế nào sinh bệnh, thỉnh y uống thuốc ra sao, khi mất tang lễ cử hành thế nào, bởi vì khi đó ta luôn canh giữ bên người mẫu thân, mọi chuyện đều rất rõ ràng, cho nên đều có thể rành mạch nói ra. Bà nghe xong lại khổ sở không thôi, có thể thấy bà thật tâm đau xót cho mẫu thân của ta, chúng ta ở cùng nhau có thể cùng tưởng nhớ về nàng. Lão thái thái ôm ta khóc, lại khiến mọi người phải khuyên nhủ mãi.
Mọi người nhìn khí sắc của ta, cũng đoán ta khí huyết không đủ, lại càng hỏi thăm, ta nhất nhất trả lời hết. Chỉ là trong lòng thầm than, tự do tự tại đã mất từ ngày ra đi, đến nơi này mỗi bước chân đều phải dè chừng.
Cũng may còn có lão thái thái, trừ bỏ chuyện có tình với Bảo Ngọc, bà vẫn một lòng thương xót Đại Ngọc, coi như ta ở trong này cũng có ngọn núi vững chãi để dựa vào.
Lão thái thái đang nói sẽ cho người mang “Nhân sâm dưỡng vinh" cho ta ăn, thì Phượng tỷ đã tới rồi, quả nhiên là nhân vật trong truyền thuyết, chưa nhìn thấy người đã nghe thấy tiếng.
Gặp được người thật, phát hiện nàng dung mạo phi phàm, hơn nữa lại là vẻ đẹp mạnh mẽ, sắc sảo. Phục sức trên người cố nhiên không tầm thường, nhưng nếu là người khác, hẳn sẽ có vẻ tục khí. Chính vì vận trên người nàng, nên lại toát ra vẻ sang quý.
Thấy nàng, ta lập tức đứng lên hành lễ chào hỏi, nghe lão thái thái trêu ghẹo, nói Phượng tỷ là người ghê gớm, hay bắt nạt kẻ yếu đuối hiền lành, lại nghe Thám Xuân giới thiệu, nói đây là “Liễn nhị tẩu tử".
Nàng mỉm cười cầm tay ta, đưa lại bên cạnh Giả mẫu, hỏi han đôi ba câu, lại hỏi Hình phu nhân cùng Vương phu nhân mấy việc trong nhà. Chuyện trò được một chốc, lão thái thái sai vài ma ma đưa ta đi bái kiến hai người cậu, ta biết có đi cũng không gặp được ai, nhưng không thể từ chối.
Hai vị cậu bên ngoại này, từ tính cách đến học thức đều bất đồng, cho nên phong cách tư thất đều trái ngược nhau. Bởi vì kiếp trước có làm vài việc liên quan đến nội thất cho lão bản, ta đối với việc trang hoàng nhà cửa cũng có chút hiểu biết cùng hứng thú, lần này tuy không được gặp người, nhưng lại được nhìn ngắm đôi chút, cũng không đến nỗi không thu được cái gì.
Tuyển tú? Lỗ tai lập tức dựng thẳng lên, trong sách Hồng Lâu không có việc này nha.
Phụ thân khẽ cười, nói: “Còn chưa xác định, ta hiện tại chỉ có một nữ nhi. Nếu về sau ta không còn hài tử thừa tự nào khác, Ngọc nhi này là nữ nhi duy nhất, không cần tham tuyển."
Ồ, nguyên lai có chuyện như vậy. Việc này ta biết chắc, phụ thân không còn hài tử nào khác.
Kỳ thật, ta có nhắc nhở chính mình, không nên để tình cảm chìm đắm quá sâu, thay Đại Ngọc làm tròn đạo hiếu là đủ rồi. Nhưng thật khó, ta thích phụ mẫu Đại Ngọc, bọn họ đối xử với ta rất tốt, yêu thương, thậm chí sủng nịnh. Nhưng là, kết cục của họ ta đã biết trước, hơn nữa trách nhiệm của ta chính là bắt đầu từ sự ra đi của bọn họ.
Cũng may, bọn họ đều xem như chết vì già yếu, bằng không ta cũng khó có thể tiếp nhận.
Phụ thân bọn họ còn nói cái gì, ta cũng không chú ý thêm nữa, chỉ mải miết nghĩ tới việc này.
Quả nhiên, ngày hôm sau phụ thân đi làm, liền nhận được ý chỉ chính thức, chúng ta bèn chuyển tới phủ đệ mới. Tuy rằng không phải giống Giả phủ giàu có, nhưng khi chuyển cũng cần dùng đến rất nhiều xe ngựa. Phụ thân để lại vài người trông nom nhà cửa, còn lại đều đi theo.
Ta ngồi cùng phụ mẫu trên một chiếc xe ngựa, vài vị di nương ngồi trên một xe khác, còn lại tôi tớ ngồi xe đẩy, hơn nữa hành lý vật phẩm cũng nhiều, đi thật sự rất chậm.
Lần này phụ thân nhậm chức ở Cô Tô, theo như hiện đại đại khái là vùng phụ cận với Dương Châu, bất quá vừa sang năm mới, cũng không thấy có gì gọi là xuân ý, cho nên dọc đường không có phong cảnh gì đáng xem.
Những lúc trên đường không có người, ta vén màn xe hướng mặt ra ngoài nhìn. Cái mình không có được mãi mãi là cái quý giá nhất. Đối với thân phận hiện tại của ta mà nói, phong cảnh bên ngoài không phải lúc nào ta cũng có thể nhìn thấy, cho nên yêu thích ngưỡng mộ; mà phong cảnh này, cũng chỉ là một loại tượng trưng, tượng trưng cho sự tự do mà nữ tử thời đại này không bao giờ có được.
…
Mấy ngày sau chúng ta tới Duy Dương, phụ thân cũng nhận bàn giao từ viên chức tiền nhiệm. Làm tuần muối ngự sử, so với trước kia bận rộn hơn rất nhiều, phải nghênh đón, đưa tiễn các lộ quan viên. Ngẫm ra, vận chuyển muối có liên quan đến rất nhiều chức quan, ở thời đại này đây là vật phẩm quan trọng nhất, cho nên chức quan tuần muối rất có thực quyền. Điều này so với chức vị tương đối nhàn tản trước đây của phụ thân khác biệt rất lớn.
Phụ thân so với trước kia bận rộn, cũng vất vả hơn. Nhưng người vẫn mỗi ngày đều đặn đến gặp ta, bất quá đa số là ta cùng người nói chuyện, hoặc là để người ngồi, ta đứng đấm lưng hay xoa bóp gì đó, sau đó kể cho người, ta hôm nay đọc sách gì, chỗ nào không hiểu bèn mang ra để phụ thân giảng giải.
Hôm nay, đấm lưng cho phụ thân xong, nghe thấy người nhẹ giọng hỏi ta: “Ngọc nhi, phụ thân giờ đảm nhiệm chức quan này, bận rộn, lâu nay không có chỉ con đọc sách. Phụ thân muốn mời người dạy cho con, thấy sao?"
Lòng ta tuy muốn biết thêm về cổ ngữ, nhưng vẫn luyến tiếc phụ thân làm bạn, vì thế mở miệng hỏi: “Vậy phụ thân mỗi ngày còn đến thăm Ngọc nhi nữa không?"
Phụ thân mỉm cười gật gật đầu: “Phụ thân mỗi ngày sẽ đến bồi Ngọc nhi, thỉnh thầy giáo là để hắn dạy con vào buổi sáng. Ta cũng bởi vì công vụ quấn thân, không thể chuyên tâm dạy con, phụ thân biết con hiếu học, không muốn làm con bị chậm trễ."
“Vậy được rồi, Ngọc nhi nghe phụ thân."
Phụ thân tìm kiếm một thời gian, rồi cũng mời được thầy cho ta, quả nhiên gặp được người xuất hiện ngay từ chương đầu của Hồng Lâu Mộng: Giả Vũ Thôn. Bởi vì người này bản chất bội bạc, tuy rằng người khác cũng như thế, nhưng trong Hồng Lâu lại đối với hành vi của hắn miêu tả quá mức chi tiết, cho nên rất khó để ta đối với hắn có cái gì gọi là hảo cảm.
Cũng may hắn xem ta là một nữ hài nhi, tuổi lại nhỏ, thân thể khiếp nhược, cho nên cũng không thật tâm dạy dỗ, chỉ là qua loa cho xong.
Chúng ta đôi bên đều khá bình an vô sự, hắn đối với ta dụng tâm không nhiều, ta cũng không tự tạo áp lực. Đến giờ học mà không muốn gặp hắn, thì tự cầm sách xem, sai thư đồng nói với hắn, thân thể không được khoẻ là xong.
Đọc sách có chỗ nào không hiểu, hôm sau sẽ mang hỏi hắn. Hắn tuy rằng nhân phẩm không phải tốt lắm, nhưng học vấn không đến nỗi tệ, cũng xem như có kiến thức.
Cũng phải, nếu là người không có kiến thức, làm thế nào đi đến đâu cũng được nhờ quý nhân.
Cứ như vậy an an ổn ổn sống qua ngày, ta bởi vì lo lắng ngày mẫu thân lâm bệnh, mà bản thân cũng ngã bệnh vài lần. Bất quá phát hiện, mỗi lần khỏi bệnh, Trường Sinh Khí của ta sẽ nhiều thêm một chút, giống như là lão thiên đối với việc ta mỗi lần sinh bệnh đều có bồi thường thoả đáng. Chẳng lẽ là do hoà thượng kia làm?
Một thời gian sau, mẫu thân quả nhiên lâm bệnh nặng. Lúc mới đầu không nghiêm trọng lắm, mẫu thân cũng không để trong lòng, nhưng suốt một năm trời, mẫu thân bất cứ một lần đau ốm nào ta cũng đều nghiêm cẩn chăm sóc. Kỳ thật chính mình rõ ràng biết là vô dụng, vận mệnh đã sớm quyết định, đúng như câu nói, chữa bệnh, không chữa nổi mệnh.
Ta chỉ biết phụng dưỡng mẫu thân từng chén thuốc, cuối cũng vẫn cản không nổi mệnh của nàng, nhìn nàng buông tay mà đi.
Ta kiếp trước từ lúc mẹ mất đi chưa từng một lần khóc, bởi ta biết bên ta sẽ không còn một ai, khiến ta vì họ ra đi mà khóc.
Mà hiện tại, nước mắt cứ như vậy không ngừng chảy xuống, ta cũng thấy kì quái, chính mình cũng có thể khóc được như vậy. Nàng là mẫu thân Đại Ngọc, không phải của ta, nhưng nàng yêu thương chiều chuộng ta hai năm, với ta mà nói, nàng đã là người rất quan trọng.
Phụ thân cũng kính yêu mẫu thân, ôm ta vào trong ngực khóc; chỉ có khóc mới có thể làm giảm bớt đau đớn trong lòng ta.
Ta theo quy củ thủ bên linh cữu, bọn hạ nhân đều chờ bên ngoài linh đường để hầu hạ ta, phụ thân phân phó, đám di nương các nàng không cho đến quấy rầy ta. Ta cảm kích phụ thân, bởi vì ta xác thực cần một chút thời gian ở cùng mẫu thân.
Ngày túc trực cuối cùng bên linh cữu, lão hoà thượng kia đột nhiên xuất hiện. Ta bởi vì nội tâm đau thương, cho nên không có mở miệng nói chuyện, chỉ nhìn hắn ý hỏi có chuyện gì.
Hắn thở dài: “Si nhi, biết rõ đây là nhân sinh không tránh khỏi, mà vẫn khổ sở như vậy sao?"
“Ông biết gì về thất tình lục dục chứ?" Ta mở miệng hỏi hắn.
Lão cười khổ: “Ta rốt cục nói không lại ngươi. Ta lần này đến là muốn tặng đồ."
“Tặng đồ? Cái gì?"
“Phong nguyệt bảo giám", hắn nói xong quả nhiên đưa ra một cái gương, kích thước vừa vặn, thích hợp cho vào tay áo.
Bất quá ta nhớ rõ phong nguyệt bảo giám không phải như thế này, gương này là vật gián tiếp là Giả Thuỵ tử vong. Gương hẳn là phải có hai mặt, cũng phải lớn hơn thế này nhiều. Còn cái này chỉ là gương một mặt, bộ dáng phổ thông bình thường, mặt kia còn khắc hoa rất phiền phức.
(Giả Thuỵ: con cháu họ Giả, vì say mê Vương Hi Phượng mà ngã bệnh, được lão hoà thượng cho soi phong nguyệt bảo giám-1 chiếc gương 2 mặt, vì soi sai mặt gương, nên chết vì ham muốn dâm dục)
“Ta nhớ rõ phong nguyệt bảo giám đâu phải như thế này."
Lão hoà thượng cười: “Ngươi si không chưa đủ, như thế nào lại ngốc như vậy. Phong nguyệt bảo giám là vật của tiên nhân chúng ta, làm sao có thể tuỳ tiện để các ngươi nhìn thấu. Gương này, với mỗi người khác nhau, tác dụng cũng khác nhau."
Tác dụng khác?
“Ồ, thế đối với ta là tác dụng gì?"
“Giáng Châu tiên thảo đầu thai đến nhân gian làm Đại Ngọc, nhưng tính cách của ngươi với Đại Ngọc nguyên bản khác biệt quá xa. Chúng ta lo lắng, ngươi vào Giả phủ rồi, lại bởi vì tính cách này, sẽ làm vận mệnh biến hoá. Cho ngươi phong nguyệt bảo giám này, chính là để khi đến đúng thời điểm, sẽ nhắc nhở ngươi phải làm gì, tỷ như sinh bệnh, táng hoa, làm thơ, linh tinh…"
Còn muốn ta táng hoa, làm thơ? Ta chỉ nghe không thôi mà đã đầu đầy hắc tuyến.
Bất quá cũng là tình tiết cần có, về sau lúc Đại Ngọc vui vẻ hạnh phúc nhất, chính là lúc cùng chúng tỷ muội lập thi xã đó thôi.
Ta mặc dù học này học nọ có nhanh thật, cũng một phần là bởi linh hồn vốn đã là người trưởng thành. Nói đến làm thơ, nhất định không thể tài hoa như Giáng Châu tiên thảo. Ta cũng không có nổi tâm tình của nàng, mà làm ra loại thơ bi thương động lòng người như vậy.
Lão hoà thượng thấy bộ dáng ta tràn đầy vẻ bất đắc dĩ, lại nở nụ cười: “Biết là làm khó ngươi, cho nên ta mới dùng phong nguyệt bảo giám để nhắc nhở ngươi. Về phần thơ, đến lúc cần cũng sẽ dùng nó nói cho ngươi. Yên tâm rồi chứ?"
Thật đúng là sao chép đầy đủ triệt để, bất quá đến lúc đó, thi từ ta viết với tính cách của ta không hợp, chẳng lẽ sẽ không ai phát hiện ra gì sao? Nhất là người thông minh như Tiết Bảo Thoa?
Lại còn một vấn đề, “Ông đưa gương này cho ta, về sau lấy gì cho Giả Thuỵ?"
Đừng nói là cùng một chiếc nha, có chỗ ghê tởm đó!
Hoà thượng cười: “Ngươi yên tâm, trước khi ngươi rời khỏi Giả phủ, phong nguyệt bảo giám ta sẽ không thu hồi."
Nói xong lại đột nhiên không thấy đâu, thật đúng là thần tiên, khinh công của ta mà được như vậy thì quá tốt rồi.
Ta thu gương vào trong tay áo, yên lặng ngồi tại linh đường thêm một đêm cuối cùng.
Bởi vì quá thương xót mẫu thân, sau khi hạ táng xong, thần kinh ta liền buông lỏng, lập tức bệnh cũ lại tái phát. Liên tục mấy ngày phải nằm ở trên giường, khiến phụ thân phải hốt hoảng không thôi. Ta biết mình sẽ không sao, nhưng lại không thể an ủi nổi phụ thân, đành phải nhu thuận uống thuốc nghỉ ngơi, để người bớt chút lo lắng.
Phụ thân bởi vì mẫu thân qua đời, mà già đi không ít, ta âm thầm đau lòng mà không có biện pháp. Thời đại này đều là kết hôn theo ý cha mẹ, hơn nữa phụ thân cũng có vài phòng thiếp thất, nếu nói tình yêu, ta thật sự không nhận ra bọn họ có được bao nhiêu. Nhưng ta biết, bọn họ đều kính trọng lẫn nhau, trong lòng mỗi người, đối phương đều chiếm vị trí quan trọng nhất. Điều này có lẽ quan niệm tình yêu ở thời đại của ta không thể giải thích nổi, nhưng nào ai có thể nói tình cảm này là không có thật?
Có Trường Sinh Khí điều dưỡng, lại thường xuyên uống thuốc bổ, trọng yếu là vận mệnh của ta tuyệt đối không thể có chuyện bệnh tật quá mức trầm trọng; cho nên bệnh của ta vẫn là từ từ chuyển biến tốt dần, tuy không khỏi hoàn toàn, nhưng Trường Sinh Khí lại tiến thêm một cảnh giới, những đoạn kinh mạch bị tắc lúc trước giờ cũng hoàn toàn thông suốt. Ta thầm nghĩ, chẳng lẽ ngã bệnh lại là cơ hội để thân thể khoẻ mạnh thêm? Thật sự là mâu thuẫn.
Quả nhiên, bệnh vừa dứt cơn, thì thư của Sử lão thái quân cũng đến nói là: “Đại Ngọc không có mẫu thân để dựa vào, đối với việc dạy dỗ một nữ nhi cũng không tốt, không bằng để ta đưa thuyền tới đón về phủ…" (Đoạn này Tiểu Hồng chém ==)
(Sử lão thái quân: bà ngoại Đại Ngọc)
Ta đương nhiên không muốn rời phụ thân, bởi vì biết lần ly khai này sẽ không có ngày gặp lại. Nhưng phụ thân quả nhiên đồng ý với thư kia, còn khuyên ta nói, chính người tuổi đã cao, không có ý tái giá, mà ta tuổi còn nhỏ, trên không có mẫu thân dạy dỗ, dưới không tỷ muội bầu bạn. Hiện tại, đến sống cùng ngoại tổ mẫu còn có cữu thị tỷ muội (cậu mợ cùng anh chị em họ), phụ thân cũng có thể yên tâm.
Ta cùng phụ thân tuy rằng tình cảm rất tốt, nhưng trong nhà không có đương gia chủ mẫu, cũng không có tỷ muội huynh đệ, quả thật không thích hợp cho một nữ hài tử.
Nhưng ta làm sao bỏ lại phụ thân mà rời đi?
Phụ thân ôm ta vào trong ngực, ôn nhu xoa đầu ta. Nhìn người mái đầu đã hoa râm, lại thấy từ khi mẫu thân qua đời, người ít khi nở nụ cười, ta từ từ gật đầu đáp ứng.
Mà làm sao có thể không đồng ý cho được, nếu như vậy, dám chắc đám thần tiên hoà thượng kia sẽ nhảy dựng lên cho mà xem.
Phụ thân thấy ta đã nguôi ngoai, trong mắt vừa là vui mừng, lại vừa không nỡ. Người biết, như vậy là tốt nhất cho ta, nhưng lại luyến tiếc không nỡ để ta đi.
Phụ thân sai người thu thập hành lý cho ta, lại tự tay giao cho ta một xấp ngân phiếu, tỉ mỉ dặn dò ta phải sử dụng như thế nào. Tiền này, ta phải giữ gìn cẩn thận, tính toán sẽ dùng sau khi đi khỏi Giả phủ. Phủ họ Giả mỗi tháng đều có tiền cấp phát, tất sẽ không cần dùng đến chỗ tiền này.
Đêm trước khi đi, phụ thân đến dặn dò đôi câu, còn giao cho ta một khối ngọc bội. “Đây là Nam Uyển vương gia năm trước thưởng cho con, nói là của hoàng gia gì đó. Ta không biết là phúc hay hoạ, cho nên vẫn giữ lại, không có giao cho con. Hiện tại, nếu con đến nhà ngoại tổ mẫu, ngọc bội này đưa cho con cầm đi, chỉ là trước mặt người ngoài không nên lấy ra. Ngọc bội này trong tương lai có thể sẽ dùng đến, cũng có thể là vô dụng, trước con cứ tạm thời cất cẩn thận là được."
Ta tuy rằng cảm thấy kỳ quái, nhưng vẫn im lặng nhận lấy, cất vào chiếc hộp nhỏ vẫn mang bên mình. “Phụ thân cảm thấy Nam Uyển vương gia là có dụng ý gì?"
Phụ thân lắc đầu: “Ta cũng không biết, hẳn là cũng không phải chuyện gì xấu. Bất quá, vương gia từng hỏi qua con có ý tuyển tú hay không, ta nghĩ chuyện này…"
Chuyện đó với miếng ngọc bội này là có quan hệ…
Ta cùng phụ thân cũng không muốn bàn thêm nữa, nên câu chuyện chỉ đến đó thì dừng lại.
Sau đó ta nhẹ nhàng nhắc nhở phụ thân phải chú ý bảo trọng thân thể…
Phụ thân cũng chỉ nói những lời tương tự…
Buổi sáng hôm sau, ta rơi lệ bái biệt phụ thân, đi theo bà vú cùng vài người của Giả phủ lên thuyền mà đi. Mấy ngày sau, thuyền vừa vào bờ, đã có xe ngựa Vinh phủ chờ sẵn. Lúc đó, nếu là Đại Ngọc, hẳn là trong lòng lo lắng, sợ nói sai lời, đi sai đường, sẽ để cho người khác nhạo báng.
Đổi lại ta, chỉ cảm thấy phiền toái. Ở trên thuyền mấy ngày, không giống như lần trước chuyển nhà khỏi Lâm phủ, có tâm tình hưu nhàn. Lần này, mẫu thân vừa tạ thế, lại xa rời phụ thân, khiến tâm tình ta không sao khá lên nổi. Trên sông cũng không có phong cảnh gì đáng xem, vì thế suốt ngày chỉ biết đánh đàn đọc sách giết thời gian mà thôi.
Xuống thuyền rồi lại đổi kiệu, qua tấm lụa mỏng nhìn ra bên ngoài, quả nhiên phố xá phồn hoa, nhà cửa đông đúc. Bất quá, so với đô thị hiện đại vẫn không bằng được, cho nên xem một lúc là hết hứng thú. Nơi này sẽ không là nơi ta sống trong tương lai được, bởi cho dù Giả phủ sau này có bị suy vong, thì Giả gia cũng sẽ có rất nhiều người sống tại chỗ này, ta cũng không nghĩ tự đi tìm phiền toái.
Đi được nửa ngày, chợt thấy góc đường có hai con sư tử đá, ngồi trước một cánh cổng lớn, trên cửa có một tấm biển: “Sắc tạo Vinh quốc phủ". Trong lòng nghĩ, cuối cùng cũng đến, vẫn ngồi yên trong kiệu, chẳng có lấy chút hứng khởi.
Theo cửa hông tiến vào, thay mấy người khiêng kiệu, cuối cùng cũng có người vén rèm kiệu cho ta ra. Ta bám tay bà tử bước xuống, bước qua vài tấm bình phong, thấy trước cửa có vài nha hoàn ăn vận loè loẹt, thấy ta thì vội cười nghênh đón: “Vừa rồi lão thái thái vừa nhắc đến, không ngờ cô nương đã tới rồi."
Một người đã vén mành thông báo: “Lâm cô nương đến."
Vào phòng, chỉ thấy một lão thái thái, mái tóc bạc trắng, được hai nha hoàn dìu đi tới, trong lòng biết đây nhất định là ngoại tổ mẫu, đang muốn hành lễ ân cần thăm hỏi, đã bị nàng ôm vào trong lòng. “Cháu gái yêu quý của ta." Nói rối khóc lên. Ta nhất thời nhớ tới mẫu thân, lại nghĩ người trước mặt là bà ngoại ruột của Đại Ngọc, liền cũng khóc lên, bởi vì người này cũng giống như ta, thương tiếc mẫu thân.
Mấy người bên cạnh vội vàng khuyên giải an ủi, lão thái thái mới thôi, còn lần lượt giới thiệu từng người cho ta, Hình phu nhân, Vương phu nhân, còn có chị dâu goá bụa Lý Hoàn. Các nàng cùng hình tượng miêu tả trong sách không sai biệt nhiều lắm, bất quá Lý Hoàn, so với tưởng tượng của ta thì mỹ mạo hơn nhiều. Nguyên bản trong sách đối với dung mạo của nàng cũng miêu tả không nhiều, bởi vì nàng đã gả cho người ta, cũng đã sinh hạ hài tử, cho nên ai cũng chỉ chú ý tới phẩm hạnh của nàng. Nhìn kĩ dung mạo, tuy rằng không phải là tuyệt đỉnh, nhưng rất tú lệ, bởi vì phẩm cách đoan chính, nên càng có vẻ thanh nhã.
Chỉ chốc lát sau, Giả mẫu liền gọi tam Xuân tỷ muội, các nàng quả nhiên rất giống trong sách. Chỉ có Thám Xuân thoạt nhìn rất có sức sống hơn những người khác. Chúng ta làm quen với nhau, có vẻ rất hoà hợp.
(tam Xuân: Thám Xuân, Nghênh Xuân, Tích Xuân; cháu gái trong phủ họ Giả, mỗi người sau này đều có một số phận riêng, đều nằm trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách-12 thiếu nữ đẹp thành Kim Lăng)
Sau đó lão thái thái hỏi mẫu thân như thế nào sinh bệnh, thỉnh y uống thuốc ra sao, khi mất tang lễ cử hành thế nào, bởi vì khi đó ta luôn canh giữ bên người mẫu thân, mọi chuyện đều rất rõ ràng, cho nên đều có thể rành mạch nói ra. Bà nghe xong lại khổ sở không thôi, có thể thấy bà thật tâm đau xót cho mẫu thân của ta, chúng ta ở cùng nhau có thể cùng tưởng nhớ về nàng. Lão thái thái ôm ta khóc, lại khiến mọi người phải khuyên nhủ mãi.
Mọi người nhìn khí sắc của ta, cũng đoán ta khí huyết không đủ, lại càng hỏi thăm, ta nhất nhất trả lời hết. Chỉ là trong lòng thầm than, tự do tự tại đã mất từ ngày ra đi, đến nơi này mỗi bước chân đều phải dè chừng.
Cũng may còn có lão thái thái, trừ bỏ chuyện có tình với Bảo Ngọc, bà vẫn một lòng thương xót Đại Ngọc, coi như ta ở trong này cũng có ngọn núi vững chãi để dựa vào.
Lão thái thái đang nói sẽ cho người mang “Nhân sâm dưỡng vinh" cho ta ăn, thì Phượng tỷ đã tới rồi, quả nhiên là nhân vật trong truyền thuyết, chưa nhìn thấy người đã nghe thấy tiếng.
Gặp được người thật, phát hiện nàng dung mạo phi phàm, hơn nữa lại là vẻ đẹp mạnh mẽ, sắc sảo. Phục sức trên người cố nhiên không tầm thường, nhưng nếu là người khác, hẳn sẽ có vẻ tục khí. Chính vì vận trên người nàng, nên lại toát ra vẻ sang quý.
Thấy nàng, ta lập tức đứng lên hành lễ chào hỏi, nghe lão thái thái trêu ghẹo, nói Phượng tỷ là người ghê gớm, hay bắt nạt kẻ yếu đuối hiền lành, lại nghe Thám Xuân giới thiệu, nói đây là “Liễn nhị tẩu tử".
Nàng mỉm cười cầm tay ta, đưa lại bên cạnh Giả mẫu, hỏi han đôi ba câu, lại hỏi Hình phu nhân cùng Vương phu nhân mấy việc trong nhà. Chuyện trò được một chốc, lão thái thái sai vài ma ma đưa ta đi bái kiến hai người cậu, ta biết có đi cũng không gặp được ai, nhưng không thể từ chối.
Hai vị cậu bên ngoại này, từ tính cách đến học thức đều bất đồng, cho nên phong cách tư thất đều trái ngược nhau. Bởi vì kiếp trước có làm vài việc liên quan đến nội thất cho lão bản, ta đối với việc trang hoàng nhà cửa cũng có chút hiểu biết cùng hứng thú, lần này tuy không được gặp người, nhưng lại được nhìn ngắm đôi chút, cũng không đến nỗi không thu được cái gì.
Tác giả :
A Đậu