Trọng Sinh Chu Chỉ Nhược
Chương 2: Bi mẫu thệ cảm phụ ân nghĩa
“Cái gì thế gia? Tiết gia hiện giờ cũng chỉ còn lại một nắm cát, muốn nàng lưng gánh trách nhiệm phục hưng Tiết gia quá nặng nề, còn không bằng làm con gái Chu đại ca, không sợ nguy hiểm, vô phiền vô lo. Họ Tiết chỉ mang cho nàng bất hạnh, Chu đại ca chẳng lẽ muốn muội tử phải cầu xin sao?" Nữ tử ôn nhu nhưng tính cách lại quật cường, đã quyết định là không thay đổi, mặc kệ bản thân chính mình đã sắp tận, vẫn ôm lấy ta, rời giường quỳ xuống đất cầu xin, ta không khỏi đối với mẫu thân này có chút bội phục.
Nam tử cuống quýt tiến đến đem mẫu thân đứng dậy, nhìn thấy mẫu thân bộ dáng kiên trì, bất đắc dĩ đành gật đầu nói: “Được, Tiết phu nhân, Chu Xương đáp ứng, Chu Xương xin thề tuyệt đối bảo vệ Tiết tiểu thư bình an vui vẻ, còn thỉnh Tiết phu nhân đặt một cái tên cho đứa nhỏ!" Thì ra hắn tên Chu Xương. Chu Xương ôm lấy ta thật cẩn thận, nhìn mẫu thân nói.
“Nếu là con gái của đại ca, vậy tên cũng phiền đại ca đặt vậy. Sau này không cần nói nàng biết thân thế của mình, chỉ cần nói mẫu thân là người Tương Dương, tổ thượng cũng từng là một thế gia tốt, Chu đại ca đứa nhỏ này từ đây phó thác cho ngài, ta sẽ vĩnh viễn cảm tạ ân đức này, kiếp sau xin cắn cỏ ngậm vành báo đáp." Tiết phu nhân cảm giác được thân thể suy yếu, sinh mệnh sắp chấm dứt, không nỡ nhìn ta, cảm kích cùng đau lòng mà nói.
Chu Xương nhìn thấy Tiết phu nhân sắc mặt trắng bệch, biết là không kiên trì được bao lâu nữa, không đành lòng khiến nàng đau lòng, bèn đặt ta bên cạnh nàng, bi thương nói: “ Tốt lắm, về sau ta sẽ thỉnh tiên sinh đặt cho nàng một cái tên thực tốt, Tiết phu nhân nhìn đứa nhỏ này xem, thực ngoan ngoãn nhu thuận."
Tiết phu nhân tuy sắc mặt không tốt nhưng ánh mắt rất sáng, Chu Xương biết đây là hồi quang phản chiếu, cha mẹ thân sinh của mình trước lúc ra đi cũng vậy, cảm thấy chính mình thực vô dụng, ngay cả gia quyến của ân công cũng không chiếu cố tốt, ân công, Chu Xương nhất định sẽ chăm sóc đứa nhỏ thật tốt để báo đáp ngài.
Tiết phu nhân bắt lấy tay Chu Xương, im lặng một lát rồi nói, hơi thở dồn dập: “Chu đại ca, ta phải…. đi rồi….Đứa nhỏ….giao cho ngươi… Đồ đạc trước đây mang từ Tương Dương đến..trong đó ….có bảo vật…..Tiết gia gia truyền..cùng một ít vàng bạc.. Các người……phải sống thật tốt… “ Nói xong liền thở ra hơi cuối cùng, đôi mắt khép lại vĩnh viễn.
“Tiết phu nhân hãy yên tâm, Chu Xương quyết không tham lam tiền tài của ân công, tài vật lưu lại Chu Xương sẽ giữ lại cho đứa nhỏ, ngài ở trên trời hãy yên tâm đi!". Hán tử rơi lệ nói, âm thanh mang theo áy náy cùng bi thương, ôm lấy ta.
Ta vừa mới chào đời, chưa chịu qua ơn dưỡng dục của người mẹ này, nhưng cũng cảm thấy bi thương, vì lưu lại huyết mạch của trượng phu mà ngay cả mệnh cũng có thể hi sinh, nữ nhân bình thường nào ai có thể sánh bằng, cho dù ở hiện đại cũng không có thể bình tĩnh đối mặt với cái chết, bỏ qua sinh mệnh của chính mình sinh hạ đứa con.
Chu Xương nhẹ nhàng ôm ta, cũng không nói chuyện, nhưng trên mặt ta cảm thấy có giọt nước rơi xuống ươn ướt, chứng minh hắn còn đang rơi lệ, là thương tâm phu nhân ân công sớm qua đời hay là đồng cảm với nữ tử, hay là cả hai. Mà ta nghe ngóng nửa ngày, ý thức cảm thấy mệt mỏi khiến ta cảm thấy buồn ngủ, nhưng lại biết rằng không thể ngủ, ta trước phải khôi phục lực lượng linh hồn đã tiêu hao, một hồi nghe ngóng cùng suy nghĩ cảm giác đã tiêu hao rất nhiều lực lượng, ta nhất định không thể quên chính mình.
Nghĩ đến đây, ta cố gắng khu trừ thương tâm khi chứng kiến sinh ly tử biệt trước mắt, cố gắng duy trì tinh thần yên ổn, tuy tay chân bị bao bọc chặt chẽ nhưng không cản trở ta tiến vào cảnh giới an tĩnh. Dần dần ta quên đi mẫu thân vừa mất, quên đi đau thương, vô lo vô nghĩ vô cầu vô hận, vô tham vô sân vô si….. Khiến cho an tĩnh trong tâm, hấp thu năng lượng trong thiên địa duy trì bảo vệ linh hồn chính mình.
Rốt cuộc ta cảm giác được huyết mạch trong thân lưu chuyển, tim đập nhè nhẹ, hô hấp đều đặn không đổi, ý thức được tất cả cùng dao động mang đến cho ta sinh cơ mạnh mẽ, có lẽ hôm nay ta đối mặt với sinh tử của người, tâm từ nay về sau càng thêm vững chắc, có thể bình tĩnh mà đối mặt với hết thảy.
Trong cảnh giới an tĩnh ta vẫn cảm nhận được Chu Xương cùng một đám người lo liệu bố trí linh đường cũng an táng mẫu thân. Ta cũng không thay đổi trạng thái, chính mình đối với việc sinh li tử biệt này cũng không làm được gì. Mấy ngày này mỗi khi tỉnh lại ta lại được cho uống sữa dê, sau đó cố gắng đem kí ức kiếp trước của mình nhớ lại, rồi lại tiếp tục tiến vào cảnh giới, cố gắng không cho mình quên đi. Mặc kệ đời này như thế nào, ta đều không thể quên đi trí nhớ của mình.
Mà nam nhân đáp ứng chiếu cố ta, Chu Xương, về sau chính là cha của ta, mấy ngày này không ngừng bận rộn, cho dù mọi nghi lễ đều giản đơn nhưng cũng không thiếu sót ủy khuất phu nhân của ân công. Những khi ta tỉnh, không chỉ nghe một lần những lời người ta tán dương hâm mộ mẫu thân, nói hắn là một nam nhân tốt khó tìm, yêu thương thê tử như vậy, mà cha ở thời điểm bận rộn cũng không quên chiếu cố ta, không quản ngại học theo phụ nhân học tập cách chăm sóc hài tử như thế nào.
Ta cố gắng áp chế nỗi xấu hổ khi chỉ là một đứa trẻ không tự chiếu cố mình được, may mắn là chính mình có ý thức, khống chế được cảm giác đại tiểu tiện có thể mau chóng giải quyết không sợ phát sinh chuyện tè dầm như trẻ sơ sinh khác. Mà tang sự mẫu thân xong hết, trong nhà yên ắng lại không còn ai giúp đỡ, cũng không có phụ nữ chiếu cố, bấy giờ ta cũng có thể nhìn ra điểm ảnh hưởng.
Giữa ánh sáng hôn ám không rõ ràng, ta có thể nhìn ra phụ thân hiện tại của ta , khuôn mặt tiều tụy, ước chừng trên dưới bốn mươi tuổi, da ngăm đen, trán hằn nếp nhăn, chính là vẻ bề ngoài của một người lao động vất vả. Ông là người tốt, , mẫu thân an táng xong, trong nhà không còn người ngoài, hắn thật cẩn thận chiếu cố ta, đem ta trở thành con gái của chính mình, không phiền hà chê bai trẻ con khóc nháo phiền toái, mặc kệ ta khóc hay yên lặng cha đều mỉm cười thật hiền lành, đáy lòng ta cũng ghi nhận con người nhân nghĩa này làm phụ thân cả đời.
Sau khi an táng mẫu thân, ngày ngày cha chăm sóc ta, ở nhà nuôi súc vật, khi ta ngủ lại đi làm, hành nghề thợ mộc cũng kiếm được chút tiền để sống, ta chưa bao giờ thấy hắn dùng tới những của cải mẹ để lại. Mỗi ngày cha chuẩn bị cho ta sữa dê hoặc canh trứng để ăn.., chính bản thân mình lại ăn lương khô hoặc chút đồ ăn thô tạp, mỗi tháng lo lắng ta không được bú sữa mẹ cơ thể không tốt còn dành tiền ra mua cho ta những thức thật bổ dưỡng, chính mình quần áo sơ sài, đồ ăn sơ giản kham khổ..
Mà ta sau nhiều lần nghe ngóng, cuối cùng cũng biết được thì ra mình trọng sinh đến thời Thuận Chí nhà Nguyên năm thứ bốn mươi, nơi này là Thiểm Tây cạnh sông Hán Thủy, ở tại một thôn trang nhỏ. Đáng tiếc thế đạo gian nan, cuộc sống khó khăn, mỗi năm vài ba lần lính Nguyên đều đến mang gia súc gia cầm chiếm đoạt, không để ý dân tình sống chết đói khổ thế nào, thậm chí một thôn dân khi phản kháng còn bị đánh đập thê thảm, một chút pháp luật hòa bình đều không có, khó trách nhà Nguyên thế nào lại suy tàn.
Nghe trong lời mọi người, cha ta sinh ra tại nơi này, cho đến khi mười tuổi liền rời nhà đi theo người ta học nghề thợ mộc hành tẩu kiếm sống nơi nơi, sau ba mươi năm đây là lần đầu tiên trở về mang theo mẹ trước khi ta sinh ra nửa năm. Mẹ động thai khí không đi đâu được nữa, nhà cũ của cha đã sớm rách nát hoang tàn không ở được, mới ở nơi này thuê một căn nhà cũ ở tạm. Sau khi ta sinh ra cha lại dựa vào nghề thợ mộc của mình tu bổ căn nhà, nuôi một ít gia súc, đáng tiếc cũng bị lính Nguyên cướp đoạt vài lần, cuộc sống thực nghèo khổ.
Ta hiện tại chính là một đứa trẻ chưa biết đi, không giúp được chút gì, sau ta thậm chí còn muốn tìm kiếm tài vật mẹ để lại cho cha không cần khổ lao vất vả như vậy, đáng tiếc đã xem nhẹ trí tuệ cổ nhân, thật lâu vẫn không thể tìm ra được của cải giấu tại nơi nào. Ngày tháng qua đi, bốn mùa thay đổi, rốt cuộc ta ở thời điểm một năm tuổi nói ra tiếng cha, tuy ta đã biết nói từ sớm, trải qua quá trình tu luyện kí ức cũ không hao tổn, ngược lại còn có điểm tốt là trí nhớ cùng năng lực học tập thực cường hãn, học qua là nhớ.
Thân thể cũng rất khỏe mạnh, tay chân khí lực thậm chí còn có thể so sánh với đứa trẻ bảy tám tuổi, có lẽ là do ta trọng sinh, hoặc là lực lượng ta tu luyện được đi. Phải biết rằng lúc này ta mới có một tuổi, bình thường cũng chính mình tự rèn luyện thân thể khí lực, thầm nghĩ lớn sớm chừng nào hay chừng ấy, có thể giải quyết khó khăn trong nhà, giúp cha sống thoải mái một chút.
Nghe ta nói được, cha thực vui vẻ cùng kích động, cử chỉ bối rối, đôi mắt sáng bừng. Ông là một người trầm tĩnh ít nói, bình thường thậm chí còn hiếm khi trước mặt ta nói chuyện, ta thấy cha vui vẻ như vậy liền thường trước mặt ông nói, lúc đầu là một hai tiếng, dần dần tốc độ nhanh hơn, nhưng lại nói bằng ngữ âm phổ thông bình thường tiêu chuẩn, chẳng qua ở kiếp trước ta vốn đã có thói quen, cho dù hiện tại nói chuyện cũng vẫn nói bằng ngữ âm như vậy, không giống với khẩu âm của cha.
Cha lúc đầu rất ngạc nhiên, không biết là ta học được ở đâu, nói học làng xóm xung quanh cũng không có khả năng, sau lại thấy ta không có gì khác thường hơn nữa, đành tự cho là cha mẹ thân sinh của ta trên trời phù hộ mói có thể vậy. Cổ nhân thực mê tín, có điều không còn cách giải thích nào khác.
Ta tuy rằng đã tốt nghiệp đại học nhưng đối với cổ văn không hiểu biết gì nhiều, bởi vì cha làm nghê mộc nhiều khi cần thiết phải đọc chữ nên biết Hán tự, một lần ta nhìn thấy đại thẩm nhà hàng xóm nhờ cha đọc thư mới biết được, liền sau đó bèn quấn quýt theo đòi cha dạy chữ. Cha mới đầu có chút do dự, sau lại thấy ta bộ dáng khẩn cầu đành đồng ý, mỗi ngày dạy ta một ít. Bởi vì nhà nghèo điều khiện thiếu thốn không mua nổi giấy, mực và bút, chỉ có thể dùng que vạch trên mặt đất, cuối cùng đem toàn bộ những chữ cơ bản thông thường là cổ tự cho ta học được.
Cha ở trong thôn không có ruộng, chỉ có thể dựa vào nghề mộc mà sống, nhưng cũng thực vất vả. Khi bốn tuổi, ta biết được rằng thôn này cách bến sông Hán Thủy chỉ có mười dặm không xa lắm, mà trên bến người qua kẻ lại khách thương không ít, bèn đề nghị cha làm một con thuyền nhỏ chở người qua lại trên sông, so với trong thôn làm tránh được nhiều điều phiền phức.
Cha nghe xong cảm thấy có lý. Lại thêm chủ nhà đến đây nói muốn thu hồi căn nhà cho con trai ông ta thành thân. Nghĩ đến cha phải làm thuyền, nếu đã không có nơi ở, ta hướng cha bàn xem không bằng dựng luôn chòi trên thuyền, về sau sống liền trên đó cũng tốt, người Nguyên không thạo thủy tính, có lẽ sẽ tránh được cảnh cướp bóc. Ban ngày có thể chở khách qua sông, khi không có khách thì đánh tôm bắt cá. Ta khi đó bốn tuổi nhờ thường xuyên tu luyện mà thân mình tuy không cao nhưng khí lực lại lớn, có thể so được với đứa trẻ mười tuổi. Nữ chánh ta cũng muốn học, có thể giúp cha nấu cơm, sửa quần áo thành thục, lại sửa sang dựng thêm một chút làm phòng bếp, đến lúc đó mỗi tháng chỉ cần một lần rời thuyền đi mua lương thực gạo muối là được, đồ ăn thanh đạm có sẵn, ngày ngày trôi qua có thể an bình tốt đẹp.
Qua bốn năm,lính Nguyên cướp bóc tàn bạo, hàng năm gia súc tài sản bị đoạt đi không ít. Nhớ năm trước khi sinh nhật ta cha dùng hết ngân lượng mấy năm vất vả tích cóp được đánh cho ta một cái khóa bạc nho nhỏ, không nghĩ tới lính Nguyên thấy được, chỉ là một đồ vật của tiểu cô nương cũng cướp đoạt không tha, mấy năm nay ta đều không thấy cha nổi giận nhưng không nghĩ tới lần đó cha suýt nữa mất đi tính mạng.
Vì muốn lấy lại khóa bạc cho ta, cha liều mạng ngăn cản ác tặc, đáng tiếc thôn dân yếu đuối không dám phản kháng, sau khi lính Nguyên đánh cha ta đến bất tỉnh rồi rời đi, mọi người mới dám đem cha vào nhà, mời lang trung đến chữa trị. Một lần như vậy đã khiến cha càng thêm già nua, hơn bốn mươi tuổi mà trông đã giống như người già vượt quá năm mươi, khi đó ta thực hận chính mình không có bản lĩnh gì giúp cha được.
Cha cũng hiểu được ta vì sao muốn rời đi như vậy, cẩn thận ngẫm nghĩ, cũng thật hận quân Nguyên hoành hành tác quái, rốt cuộc gật đầu. Ngày thứ hai đã sớm nhờ hàng xóm cùng lên núi tìm gỗ mang trở về, mà ta thì ở nhà thiết kế hình dáng con thuyền.
Cân nhắc một chút, con thuyền này chỉ có mình cha dựng, phải trong một tháng hoàn thành, thuyền không thể quá lớn, chỉ có mình ta cùng cha hai người ở là được, ban ngày có thể chở thêm khách, hai chỗ ở thêm một chỗ làm bếp như vậy dài hơn bốn thước là đủ rồi, bởi vì phải chở khách cho nên rộng thêm một chút, ta cùng cha ngoài quần áo cũng không có đồ gì khác, trừ có cái hòm của cải mẹ từng nhắc đến trước kia nhưng chưa từng thấy qua.
Cha mang trở về những thứ gỗ cần thiết, lại chỉnh sửa thêm một chút cho hợp lý, còn dự phòng thêm cho ta sau này lớn lên.. Sau hôm ấy công việc của cha bận rộn lu bù, mỗi ngày đều vì việc làm thuyền mà không ngừng nghỉ, phải qua nhiều quy trình chế tạo, lựa chọn vật liệu kĩ lưỡng..
Thuyền chế tạo qua nhiều công đoạn, một khoảng thời gian mới có thể hạ thủy, nhưng bởi vì thời cổ đại hạn chế, vật liệu thô sơ, lại làm hoàn toàn bằng thủ công dựa vào kinh nghiệm cùng mắt thường kiểm tra quan sát, cường độ lao động quá nhiều, thời gian lại không ngừng nghỉ, thêm vào là chủ nhà thúc giục ngày càng gấp, bao nhiêu thứ dồn lại khiến cha mệt muốn chết.
Trải qua hơn một tháng ngày đêm cực khổ không ngừng nghỉ, con thuyền cuối cùng cũng được hoàn thành đem hạ thủy. Trong nhà đồ vật cũng được thu thập toàn bộ, ngày mai sẽ dọn lên thuyền, ta cùng cha ăn cơm chiều xong dặn cha đừng quên mang đồ vật này nọ rồi về phòng nghỉ ngơi, cha theo lệ trầm mặc không nói gì.
Không biết yên lặng bao lâu, ta nghe được trong phòng cha có động tĩnh. Sắc trời rất tối, ta nghe được cha đứng dậy, bước chân hướng đi đến nhà kho lấy một cái xẻng mang ra ngay trong vườn dưới tàng cây đào lên.
Ta lặng lẽ đứng nhìn trộm qua cửa, bên ngoài tối đen nhưng bởi ta kiên trì tu luyện vẫn là có tác dụng, tai thính mắt sáng, hiện giờ so với trước đây khi mới sinh càng mạnh hơn, chỉ cần ta muốn nghe trong phạm vi một dặm không động tĩnh gì có thể thoát khỏi tai, mà trong đêm tối, bóng dáng cha ta vẫn nhìn rõ đến từng động tác.
Chỉ thấy cha đào bới một hồi, phỏng chừng có đến một thước mới dừng lại, buông xẻng, cúi người nhấc lên một cái hòm gỗ nhỏ, có lẽ là của cải vàng bạc cùng bảo vật gia truyền nhà ta đây chăng? Cái hòm kia thực cũng quá nhỏ, không biết đựng được bao nhiêu, mẹ lúc ấy còn dặn dò để ý cẩn thận khiến ta cao hứng một hồi.
Ngay lúc ta còn đang bực mình, cha đem một cái bao da trâu mở ra, chuyển hết đồ vật sang rồi buộc kĩ lại, lại đem đất cát lấp lại như cũ, mang cái bao da trâu cất vào trong áo vội vàng rời đi. Ta xem cha bộ dáng thần bí cũng không kìm được lén đi theo sau, thấy cha thẳng hướng bến sông mà đi. May mắn chân ta có sức, mười dặm lộ trình không làm khó ta, vẫn vững vàng đi theo phía sau.
Đến bến sông, cha đem túi da trâu đặt trên thuyền, hướng ra giữa sông bơi tới, ta liền hiểu được dụng ý. Cha vốn từ nhỏ đã lớn lên cạnh sông, từ nhỏ thủy tính đã cực tốt, đem túi da giấu xuống đáy sông khi muốn chỉ cần lặn xuống sông là lấy được, đỡ phải bị Nguyên tặc trông thấy cướp mất. Ta biết cha sợ ta chưa hiểu biết nên còn chưa nói cho ta mẹ lưu lại những gì, một lòng đợi ta lớn lên mới giao lại.
Đối với đồ mẹ lưu lại ta thực tò mò, xem ra sau này cần luyện tập thủy tính thật tốt, trong đêm đầu chợt nảy ra ý kiến hay. Thấy thuyền cha đã trở lại, ta chạy nhanh về nhà. Vừa khi ta về đến, vội vàng thay y phục đầy mồ hôi nằm xuống vờ ngủ mới thấy cha trở lại nhẹ nhàng bằng cửa sau. Cầm ngọn đèn lặng lẽ đi vào trong phòng thấy ta đầu đầy mồ hôi còn tưởng ta ngủ bị nóng, cha vội vàng nới chăn ra làm cho ta hít thở thoáng khí, khiến trong lòng ta cảm giác được tình thân thực ấm áp dễ chịu.
Ngày hôm sau ta cùng cha rốt cuộc rời khỏi thôn dọn lên thuyền. Ta không quên chuyện phải luyện tập thủy tính, thấy hiện tại là tháng năm, trời rất nóng, đúng là thời điểm luyện tập bơi lặn lý tưởng. Cha cũng biết cuộc sống sông nước cần tinh thông thủy tính nên không phản đối ta xuống nước, thậm chí còn mỗi ngày cẩn thận dạy dỗ.
Mà ta từ khi xuống nước liền rất thích cảm giác bơi trong nước, bởi vì ta phát hiện ở trong nước có thể tu luyện, tựa như ở trong bụng mẹ có vùng nước ấm áp bao bọc vây quanh, không cần hô hấp, lực lượng tự nhiên trong nước tự thẩm thấu cơ thể mỗi ngày một ít. Phát hiện này khiến ta vui vẻ vô cùng, đáng tiếc mỗi lần tĩnh tâm tu luyện tỉnh lại sẽ quên lúc ấy bế khí như thế nào.
Đành phải thật sự cùng cha học tập thủy tính, nhịn thở, bơi lội từ từ. Ta đây thân thể đích thực không tồi, chỉ sau mười ngày thủy tính của ta so với cha một chút cũng không kém, bởi vì ta ở trong nước căn bản không chịu áp lực của nước. Sau khi thủy tính thông thạo, mỗi đêm ta đều thừa dịp cha ngủ say liền lặn xuống sông tìm kiếm bảo vật gia truyền.
Ba năm tiếp theo là thời gian ta cố gắng học tập những tri thức cổ đại. Mấy năm đều bảo trì tu luyện, ta cảm giác được trí óc của mình ngày càng tinh thông linh hoạt, mấy năm một bên cùng cha học chữ, một bên thích ứng với xã hội, học tập phong tục, cha còn thường xuyên đem ta về thôn cùng đại thẩm hàng xóm trước đây học tập may vá, nữ công..
Ta lại thừa dịp hàng năm hạ thu hai mùa mỗi đêm đều lặn xuống sông tìm kiếm túi da mà cha cất giấu, tuy nhiên qua ba năm vẫn không tìm được, nhưng bù lại cũng kiếm được vài thứ tốt, tuy rằng ban đêm trong lòng sông tối đen mấy lần gặp phải cá lớn ăn thịt rất đáng sợ, nhưng cũng là một cách rèn luyện thể lực chạy trốn nguy hiểm.
Mà ở bến sông nơi nhà ta đậu thuyền, có một nơi bí mật ta cất giấu bảo vật chính mình tìm được. Bởi vì giặc Nguyên hung ác, hành khách ai cũng cẩn trọng, trên người thường không dám mang đồ quý trân bảo, càng huống chi là ta một cô bé con cùng một người cha già nua, đành kiếm lấy cái túi da trâu như cha để đựng những thứ bảo vật linh tinh qua ba năm ta lặn sông tìm được, bất quá cái gói này so sánh còn lớn hơn gói kia của cha rất nhiều.
Có hành khách chết đuối dưới đáy sông trên người còn mang theo trang sức, vàng bạc, có khi trong lòng sông ta lại tìm được nhiều trân châu ngọc thạch bị cuốn trôi, quý hơn nữa còn có một khối bạch ngọc tạc thành hình bàn tay, xinh đẹp phi phàm, còn có một viên đông châu to như nắm tay trẻ con, tuy hiện tại đông châu tại Trung Nguyên còn chưa được chú ý, nhưng là mấy trăm năm sau sẽ trở thành báu vật giá trị phi thường.
Đáng tiếc ta không có khả năng bảo vệ những thứ đồ vật quý giá này. Mỗi thời khắc ở thế giới này ta đều vô cùng tưởng niệm đến pháp trì xã hội thời hiện đại, ít nhất có trang sức vật phẩm quý giá đều có thể mang theo đi ra ngoài, mà ở thời đại này ngay cả quần áo xinh đẹp cũng không thể mặc, bởi nếu quần áo của ngươi mới mẻ sang trọng sẽ càng dễ lọt vào tầm cướp bóc của giặc Nguyên tàn bạo. Chỉ như vậy thôi cũng khiến ta hiểu tại sao chỉ trong vòng trăm năm ngắn ngủi quân Nguyên thống trị cũng là tai họa đến mức nào. Cho nên hoàng đế Chu Nguyên Chương dù phạm nhiều tội nghiệt nhưng vì công lao lớn là đuổi hết quân Nguyên trừ bỏ tai họa nên đều có thể triệt tiêu, bởi vì cuộc sống hiện tại của dân chúng đã quá thống khổ. Nhớ rằng trước đây từng đọc qua một vài cuốn truyện, có người xuyên qua về thời Nguyên, thế nhưng lại có thể cùng bọn quan lại nhà Nguyên luyến ái kết hôn, thậm chí yêu thích hoàng đế nhà Nguyên, thật không thể chấp nhận.
Là một người hiện đại trở về thời đại này, nhìn thấy đồng bào dân tộc của mình cuộc sống bị nô dịch giết hại, máu chảy thành sông, thật sự không thể bỏ qua kì thị. Dù trước mắt là giặc Nguyên tàn ác dã man, nhưng lại muốn hưởng thụ cuộc sống bình an, vinh hoa phú quý, tình yêu ngọt ngào…. Cùng bọn chúng. Xuyên qua như thế nào, trọng sinh lại thế nào, ta chỉ là một người dân bình thường cũng tốt hơn cái loại như vậy.
Thật tốt là hiện tại đã đến năm Nguyên Thuận Đế thứ mười một, ngày Nguyên diệt vong cũng không còn xa, nói vậy ta cũng có thể sống đến lúc Nguyên diệt, Minh lập đi! Nói vậy cũng có cơ hội nhìn thấy đám người Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, còn Chu Nguyên Chương thì miễn đi, nghe nói hắn sinh ra rất xấu, ta không muốn xem. Những anh hùng dân tộc kia thì khác, có thể có cơ hội được nhìn thấy họ cũng thật tốt.
Nguyên Thuận đế năm thứ mười một tháng ba. Ánh nắng tươi sáng, mưa xuân nhè nhẹ bay trên dòng sông gợn sóng. Bến sông ngày ngày người qua lại khá nhiều. Một ngày ta cùng cha trên thuyền chờ khách qua sông, trên thuyền đã có bảy tám người, còn chưa đủ, cha ở đầu thuyền cùng thuyền phu nói chuyện phiếm, ta ở trong khoang thuyền đốt lửa đun nước trà mời khách. Một lát lại tới thêm ba bốn người, trên thuyền cũng không còn trống nhiều, cha thấy có người đợi lâu, trên mặt đã hiện ra vẻ sốt ruột liền quyết định đưa thuyền rời bến.
“Thuyền gia, từ từ, chờ một chút." Một thư sinh còn trẻ tuổi mặc áo dài màu lam hướng bến sông chạy tới.
Cha thấy người này vội vàng gấp gáp liền đem thuyền tạm thời dừng lại một chút chờ hắn: “Này vị tướng công ngài nhanh lên, khách nhân đều vội cả." Cha lớn tiếng nói.
Thư sinh nghe thấy vội vàng lên thuyền, lúc này mới thôi gấp gáp, thở hổn hển. “ Cám ơn thuyền gia, đi sang bờ kia hết bao nhiêu tiền?" Thư sinh mỉm cười khách khí hỏi.
“Ngài không cần cảm tạ, đến bờ kia chỉ ba đồng là đủ rồi." Cha đẩy thuyền ra giữa dòng, một bên nhìn thư sinh đánh giá, nói.
Thư sinh trong mắt hiện ra vẻ kinh ngạc, lấy trong túi ra ba đồng nói: “Thuyền gia lấy giá này thật là thấp. Trước đây ta qua sông đều ít nhất là năm đồng, thật sự là cảm ơn thuyền gia chiếu cố."
Ta thấy cha lời lẽ không được tốt lắm, liền cười tươi, tay cầm một ấm nước rót trà ra mời thư sinh: “Đại ca uống miếng nước đi! Cha ta ngôn từ không được tốt, ngài cảm tạ cũng sẽ không biết đáp lời. Thuyền nhà ta so với nơi khác lớn hơn một chút, thủy lộ cũng giống nhau mỗi lần đều chở một lúc nhiều khách nên giá cả cũng tiện nghi hơn."
Thư sinh tiếp nhận chén trà đưa lên miệng, thấy nhiệt độ thích hợp không quá nóng, rất vừa miệng liền một ngum uống hết, mệt mỏi trên người vơi đi, trên mặt hiện ý cười đưa chén trà trả lại cho ta: “Thuyền gia, con gái của người nhỏ tuổi nhưng lời lẽ lanh lợi hào phóng, sinh ra mi thanh mục tú thật xinh xắn, không giống một đứa nhỏ tầm thường."
“A..a.. Để vị tướng công ngài chê cười rồi, lão hán gần bốn mươi mới sinh được một đứa con gái, chiều chuộng nàng sinh hư rồi, làm sao hào phóng, chỉ là một nha đầu bình thường thôi, nhưng đứa nhỏ này đúng là rất nhu thuận nghe lời, lão hán ngày ngày làm việc, nàng ngay tại một bên rót trà cho khách, nấu nướng làm lụng cũng coi như chăm chỉ tiết kiệm." Cha ngoài miệng khiêm tốn nhưng trong lòng rất đắc ý, xem ông vẻ mặt cùng bộ dáng tươi cười ta cũng biết. Đối phụ thân tự đắc tự khoa ta cũng không biết nói gì cho phải, chỉ đành tiếp nhận chén trà thư sinh trả lại, lại ra ngoài khoang thuyền ngắm cảnh, nghe thư sinh cùng cha tán gẫu.
Thư sinh nhìn thấy ta thần tình vui vẻ, lại thấy cha tự hào vui sướng, trong mắt không coi thường, mỉm cười nói: “Con gái của ngài mới nhỏ như vậy đã nhu thuận hiếu thảo, ngài thật có phúc, trên đời đứa nhỏ hiểu biết như vậy thật hiếm có."
“Đa tạ ngài khích lệ. Đứa nhỏ này mới bảy tuổi, là một đứa nhỏ thông minh, đáng tiếc lại là con gái nhà thuyền nghèo hèn, thật tiếc cho nó.." Cha nói lời này thần sắc có chút ảm đạm, ta biết cha lại nghĩ tới chuyện cha mẹ đẻ của ta, dù cha đang chiếu cố ta thực tốt nhưng vẫn cảm thấy ủy khuất ta.
Ta ngẩng đầu nhìn về hướng cha cười nói: “Cha, người đừng nói vậy, tự mình khoa trương, làm cho người ta chê cười, nào có giống như đang khích lệ nữ nhân như vậy. Ta làm con gái người mới thực có phúc, mỗi ngày cơm no áo ấm, được cha chăm lo, người khác coi con trai như bảo bối con gái chỉ là cây cỏ, nào có như người cha nào yêu thương nữ nhân như vậy?". Cha cùng thư sinh, khách trên thuyền nghe thấy đều ha ha cười to, thần tình thoải mái.
“Thuyền gia, con gái của ngươi thật là một đứa nhỏ tốt, mới bảy tuổi đã có thể nói có thể làm như vậy, tương lai nhất định sẽ gánh vác tốt gia đình, không biết tiểu cô nương xưng hô như thế nào? Lớn thêm vài năm ta sẽ phải đem người mai mối tốt. Cô nương tốt như vậy nếu gả cho thường gia thì thật là đáng tiếc." Một đại nương nhìn ta đánh giá vài lần nói.
Cha còn chưa nói gì, một người khách khác nói: “ Ôi, có mà mặt trời mọc đằng tây, người ngài mai mối …….. như thế nào đòi lấy khuê nữ nhà người ta, đáng tiếc mới bảy tuổi vẫn là một đứa nhỏ thôi, nếu muốn mai mối còn phải đợi thêm tám chín năm nữa đâu, ha ha……" Người nọ cười nói.
“Nguyên lai vẫn là một đứa nhỏ thôi, vài năm nữa lớn lên cần phải phiền toái ngài rồi. Ngài không nói lão hán cũng quên mất, đứa nhỏ này đã bảy tuổi rồi nhưng vẫn còn chưa có cái tên, bình thường vẫn gọi là nha đầu, nha đầu quen miệng rồi, chậm trễ chính là muốn tìm tiên sinh giúp đứa nhỏ tìm một cái tên tốt." Cha nói, kỳ thực phong kiến nam tôn nữ ti, chỉ có nam hài mới có thể tìm tiên sinh đặt tên, con gái bình thường đều gọi là nha đầu, khuê nữ nhà giàu cũng gọi như vậy, hoặc là chính cha mẹ tùy tiện tìm một cái tên, thậm chí rất nhiều tiểu thư nhà phú quý cũng gọi chỉ đơn giản là Nhất Nương, Nhị Nương, cha muốn tìm tiên sinh đặt tên cho ta đúng là cũng có chút vượt quá tưởng tượng của mọi người.
Thư sinh áo lam nhìn khách trên thuyền im lặng, thấy cha vẻ mặt kiên quyết, liền cười nói: “Tu trăm năm mới được ngồi cùng thuyền, hôm nay tại hạ lên thuyền của lão nhân gia cũng là duyên phận, tại hạ là giáo thư tiên sinh của Dương Hiểu trấn bên kia sông, không bằng để tại hạ đặt cho tiểu cô nương này cái tên đi!"
Người trên thuyền cùng cha đều kinh ngạc nhìn thư sinh, đối với người dân mà nói, giáo thư tiên sinh của một trấn chính là một đại nhân vật học vấn cực kỳ cao, cha vẻ mặt cảm kích, vội vàng nói: “Thì ra là giáo thư tiên sinh, lão hán thất lễ, tiên sinh hạ mình chiếu cố tiểu nữ như vậy, thật sự là tiểu nữ đã tu được phúc phận mấy kiếp, lão hán không biết cảm tạ người thế nào cho phải."
“Thuyền gia khách khí quá, tại hạ cũng không phải là cần ngài cảm ơn, chẳng qua là thật sự thích cô bé nhu thuận lanh lợi này của ngài, xem cô bé này hai mắt sáng ngời, sóng mắt trong suốt, thu ba thông tuệ, khuôn mặt thanh lệ tú nhã, như không cốc u lan, đẹp đẽ mà thoát tục, không dính khói bụi nhân gian, một thân áo vải bình phàm, tuổi tuy nhỏ cũng khó che lấp được khí chất thanh dật đạm nhã, thật sự là ‘Hỗ giang ly dữ tịch chi hề, nhẫn thu lan dĩ vi bội’*, không bằng đặt tên là Chỉ Nhược đi!" Thư sinh nhìn ta trong bộ quần áo vải thô mà đánh giá.
“Chỉ Nhược, Chỉ Nhược, tên rất hay, lão hán tuy lời tiên sinh không được hiểu rõ lắm, nhưng cái tên này thực hợp tiểu nữ, đa tạ tiên sinh." Cha vui vẻ tán thưởng nói, mà ta đã sớm sợ ngây người, cũng không để ý nghe thấy mọi người nói gì nữa, quay vào trong khoang thuyền, đầu óc cảm thấy ngây ngốc hỗn độn, thực không dám tin.
Chu Chỉ Nhược, sông Hán Thủy, thuyền phu.. Ta không biết hiện tại là tình huống gì nữa, trí nhớ của ta còn nhớ rất rõ thời hiện đại. Thời hiện đại có ai không xem qua tiểu thuyết Kim Dung, phim truyền hình Ỷ thiên đồ long? Ai lại không biết Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược một màn tình ái? Ta không biết không nhớ mới là lạ.
Ta vẫn nghĩ rằng mình trọng sinh về quá khứ trong lịch sử, cho nên nghe thuyền khách trò chuyện đến Trương Tam Phong, Võ Đang thất hiệp đều không thắc mắc bởi vì Trương Tam Phong, Tống Viễn Kiều… đều là nhân vật có thật trong lịch sử, không nghĩ tới thì ra mình đã nhầm, nguyên lai ta được sinh ra trong một thế giới võ hiệp, lại là một thế giới giang hồ tranh đấu hỗn loạn đẫm máu.
Tại sao khi trọng sinh, người khác được xuyên về thời thái bình yên ổn, vào nhà giàu có thành thiên kim, mà ta lại phải về thời Nguyên mạt loạn thế làm một nữ nhân thuyền gia, lại là một cô gái vận mệnh thê thảm kiêm vật hi sinh? Ta cẩn thận nhớ lại trong truyện Kim Dung số phận của Chu Chỉ Nhược, cha mẹ mất khi còn nhỏ, được gửi đến Nga My, bị Diệt Tuyệt sư thái tàn nhẫn tuyệt tình thu làm đệ tử, lại chịu sự đố kỵ của đồng môn sư tỷ muội.
Được sư phụ yêu thích một lòng khiến cho nàng xuất gia kế thừa ngôi chưởng môn phái Nga My, lại cũng chịu sự ghen tỵ, tính kế của đám người Đinh Mẫn Quân, sau lại không có mắt nhìn người yêu phải Trương Vô Kỵ phong lưu tình thánh, bị sư phụ đe dọa uy bức, bắt thề độc, lại bị Nhữ Dương Vương quận chúa Triệu Mẫn nhục mạ, phá hủy hôn lễ. Sau đoạt lại ngôi vị chưởng môn Nga My, lại vì trả thù Trương Vô Kỵ gả cho Tống Thanh Thư yếu đuối vô năng, ở hội Đồ Sư bị Ân Li đe dọa, giao đấu với hậu duệ của Dương Quá cũng thất bại chịu chế nhạo cùng đả kích, đối mặt với Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn yêu nhau, việc sai lầm duy nhất trong đời là phụng mệnh sư phụ đoạt Đồ Long đao Ỷ Thiên kiếm bị Triệu Mẫn vạch trần… bao nhiêu đả kích đã khiến nàng mất đi đầu tiên là tình cảm cùng Trương Vô Kỵ, sau đó là kiêu ngạo, tôn nghiêm đều mất sạch.
Rốt cuộc khiến cho Chu Chỉ Nhược tẩu hỏa nhập ma, vị trí chưởng môn cũng mất, kết cục không rõ, trời hỡi! Nhớ rõ trong sách nói Chu Chỉ Nhược bản tính thiện lương nhưng thông minh mẫn tiệp không kém Triệu Mẫn còn phải chịu qua bấy nhiêu khổ sở, mà cuối cùng cũng thân bại danh liệt, kết cục mất tích không rõ, ta đây một người trí tuệ có hạn, tâm tính bình phàm kém cỏi còn không bị giang hồ này tra tấn cho chết sớm hay sao.
Không được, nếu vận mệnh Chu Chỉ Nhược không thay đổi, ít nhất cũng không thể liên quan đến chốn giang hồ, nếu không cha ta mà theo như tình tiết trong sách phải chết đi, thực không đáng. Ta cũng không muốn làm đồ đệ của Diệt Tuyệt sư thái ngay cả đồ đệ đều giết không tha kia, không thích Trương Vô Kỵ đa tình, không muốn học được công phu võ nghệ liền đi chém chém giết giết, ta quả thực không thích hợp với chốn giang hồ.
Như vậy, chỉ có cách duy nhất là phải thay đổi vận mệnh. Ta nhớ trong sách nói Chu Chỉ Nhược lúc mười tuổi gặp được Trương Tam Phong cùng Trương Vô Kỵ, ta hiện tại bảy tuổi, vậy là thời gian còn ba năm, phải nhanh nhanh nghĩ biện pháp rời khỏi sông Hán Thủy, tránh đi đoạn gặp nhau kia, nếu có thể thay đổi vận mệnh, ta nghĩ chỉ muốn làm một người có cuộc sống bình thường, cuộc sống hiện tại cũng đủ khiến ta thực thỏa mãn.
Chính là phải thoát li nơi này, ta cùng cha tiền bạc còn chưa tích góp đủ, phải nhanh chóng tìm được di vật của mẹ. Những đồ vật châu báu ta tìm thấy dưới đáy sông rất khó tiêu thụ, xung quanh thôn trấn đều quen biết chúng ta, biết rõ gia cảnh nhà ta, chỉ sợ ta trước mặt vừa bán được đồ vật này nọ, sau lưng Nguyên tặc đã biết được mà tiến vào cướp bóc, chính là không biết đồ vật mẹ lưu lại thế nào, có bạc không, ngàn vạn lần đừng là đồ vật này nọ thực phiền toái.
Xem ra ta phải tăng cường tìm kiếm thêm thôi, nhanh chóng tìm thấy còn tính toán sau này, trời hỡi, về sau đêm không thể ngủ đủ giấc. Nghĩ đến đây, ta tự khích lệ chính mình, không thể khuất phục vận mệnh, tưởng tượng đến thời đại này đại hiệp đầy đường đi, bình dân hèn kém như súc vật, ta cũng sắp muốn phát điên.
Tình cảnh này giống như dao đặt trên cổ, cảm giác thật khó chịu khổ sở, tưởng tượng đến ta tùy thời có thể bởi vì hiệu ứng cánh bướm hoặc một biến cố nào đó đã đánh mất mạng nhỏ liền phẫn hận khủng hoảng không thôi. Tại sao không cho ta trọng sinh vào Thiên Long Bát Bộ, như vậy còn có thể đi Vô Lượng sơn học võ công Tiêu Diêu phái, nếu trọng sinh vào Thần Điêu thời đại còn có thể đi Cổ Mộ học Cửu Âm chân kinh, thuận tiện có thể chiêm ngưỡng phong thái Tiểu Long Nữ, Dương Quá, nếu không cũng có thể đi Thiếu Lâm học Cửu Dương thần công.
Chính là ở thời đại này, võ công đều bị các môn phái giữ kỹ, duy nhất chỉ còn có Cửu Dương thần công còn đang tại một sơn cốc dưới vách núi đợi Trương Vô Kỵ đến, ta đối với sơn cốc vách núi không có hứng thú, núi Côn Lôn cách nơi này phải đến ngàn dặm, trên đường đi nếu không có sài lang hổ báo ăn thịt thì ác bá thổ phỉ cũng không tha cho ta cái mạng nhỏ. Ta cẩn thận nghĩ, thời đại này cái gì đặc sắc một chút cũng đều không có, tuyệt thế thần công không có, tuyệt thế đẹp trai không có, tuyệt thế thần binh có, nhưng lại không có hi vọng tìm được.
Như vậy cũng biết ta một chút hi vọng cũng không có, tại sao không cho ta xuyên vào Thiên Long có thể gặp Tiêu Phong, Đoàn Dự, hòa thượng ngốc một lần, hoặc là tới Xạ Điêu anh hùng nhìn Hoàng Dược Sư Hoàng lão tà cũng tốt, vì cái gì lại đưa ta tới một thời loạn thế, ngay cả chút quà an ủi kèm theo cũng không, vận mệnh thật không công bằng.
*Hỗ giang ly dữ tịch chi hề. Nhẫn thu lan dĩ vi bội: Hai câu thơ trong bài Ly Tao của Khuất Nguyên, dịch thơ:
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
Nam tử cuống quýt tiến đến đem mẫu thân đứng dậy, nhìn thấy mẫu thân bộ dáng kiên trì, bất đắc dĩ đành gật đầu nói: “Được, Tiết phu nhân, Chu Xương đáp ứng, Chu Xương xin thề tuyệt đối bảo vệ Tiết tiểu thư bình an vui vẻ, còn thỉnh Tiết phu nhân đặt một cái tên cho đứa nhỏ!" Thì ra hắn tên Chu Xương. Chu Xương ôm lấy ta thật cẩn thận, nhìn mẫu thân nói.
“Nếu là con gái của đại ca, vậy tên cũng phiền đại ca đặt vậy. Sau này không cần nói nàng biết thân thế của mình, chỉ cần nói mẫu thân là người Tương Dương, tổ thượng cũng từng là một thế gia tốt, Chu đại ca đứa nhỏ này từ đây phó thác cho ngài, ta sẽ vĩnh viễn cảm tạ ân đức này, kiếp sau xin cắn cỏ ngậm vành báo đáp." Tiết phu nhân cảm giác được thân thể suy yếu, sinh mệnh sắp chấm dứt, không nỡ nhìn ta, cảm kích cùng đau lòng mà nói.
Chu Xương nhìn thấy Tiết phu nhân sắc mặt trắng bệch, biết là không kiên trì được bao lâu nữa, không đành lòng khiến nàng đau lòng, bèn đặt ta bên cạnh nàng, bi thương nói: “ Tốt lắm, về sau ta sẽ thỉnh tiên sinh đặt cho nàng một cái tên thực tốt, Tiết phu nhân nhìn đứa nhỏ này xem, thực ngoan ngoãn nhu thuận."
Tiết phu nhân tuy sắc mặt không tốt nhưng ánh mắt rất sáng, Chu Xương biết đây là hồi quang phản chiếu, cha mẹ thân sinh của mình trước lúc ra đi cũng vậy, cảm thấy chính mình thực vô dụng, ngay cả gia quyến của ân công cũng không chiếu cố tốt, ân công, Chu Xương nhất định sẽ chăm sóc đứa nhỏ thật tốt để báo đáp ngài.
Tiết phu nhân bắt lấy tay Chu Xương, im lặng một lát rồi nói, hơi thở dồn dập: “Chu đại ca, ta phải…. đi rồi….Đứa nhỏ….giao cho ngươi… Đồ đạc trước đây mang từ Tương Dương đến..trong đó ….có bảo vật…..Tiết gia gia truyền..cùng một ít vàng bạc.. Các người……phải sống thật tốt… “ Nói xong liền thở ra hơi cuối cùng, đôi mắt khép lại vĩnh viễn.
“Tiết phu nhân hãy yên tâm, Chu Xương quyết không tham lam tiền tài của ân công, tài vật lưu lại Chu Xương sẽ giữ lại cho đứa nhỏ, ngài ở trên trời hãy yên tâm đi!". Hán tử rơi lệ nói, âm thanh mang theo áy náy cùng bi thương, ôm lấy ta.
Ta vừa mới chào đời, chưa chịu qua ơn dưỡng dục của người mẹ này, nhưng cũng cảm thấy bi thương, vì lưu lại huyết mạch của trượng phu mà ngay cả mệnh cũng có thể hi sinh, nữ nhân bình thường nào ai có thể sánh bằng, cho dù ở hiện đại cũng không có thể bình tĩnh đối mặt với cái chết, bỏ qua sinh mệnh của chính mình sinh hạ đứa con.
Chu Xương nhẹ nhàng ôm ta, cũng không nói chuyện, nhưng trên mặt ta cảm thấy có giọt nước rơi xuống ươn ướt, chứng minh hắn còn đang rơi lệ, là thương tâm phu nhân ân công sớm qua đời hay là đồng cảm với nữ tử, hay là cả hai. Mà ta nghe ngóng nửa ngày, ý thức cảm thấy mệt mỏi khiến ta cảm thấy buồn ngủ, nhưng lại biết rằng không thể ngủ, ta trước phải khôi phục lực lượng linh hồn đã tiêu hao, một hồi nghe ngóng cùng suy nghĩ cảm giác đã tiêu hao rất nhiều lực lượng, ta nhất định không thể quên chính mình.
Nghĩ đến đây, ta cố gắng khu trừ thương tâm khi chứng kiến sinh ly tử biệt trước mắt, cố gắng duy trì tinh thần yên ổn, tuy tay chân bị bao bọc chặt chẽ nhưng không cản trở ta tiến vào cảnh giới an tĩnh. Dần dần ta quên đi mẫu thân vừa mất, quên đi đau thương, vô lo vô nghĩ vô cầu vô hận, vô tham vô sân vô si….. Khiến cho an tĩnh trong tâm, hấp thu năng lượng trong thiên địa duy trì bảo vệ linh hồn chính mình.
Rốt cuộc ta cảm giác được huyết mạch trong thân lưu chuyển, tim đập nhè nhẹ, hô hấp đều đặn không đổi, ý thức được tất cả cùng dao động mang đến cho ta sinh cơ mạnh mẽ, có lẽ hôm nay ta đối mặt với sinh tử của người, tâm từ nay về sau càng thêm vững chắc, có thể bình tĩnh mà đối mặt với hết thảy.
Trong cảnh giới an tĩnh ta vẫn cảm nhận được Chu Xương cùng một đám người lo liệu bố trí linh đường cũng an táng mẫu thân. Ta cũng không thay đổi trạng thái, chính mình đối với việc sinh li tử biệt này cũng không làm được gì. Mấy ngày này mỗi khi tỉnh lại ta lại được cho uống sữa dê, sau đó cố gắng đem kí ức kiếp trước của mình nhớ lại, rồi lại tiếp tục tiến vào cảnh giới, cố gắng không cho mình quên đi. Mặc kệ đời này như thế nào, ta đều không thể quên đi trí nhớ của mình.
Mà nam nhân đáp ứng chiếu cố ta, Chu Xương, về sau chính là cha của ta, mấy ngày này không ngừng bận rộn, cho dù mọi nghi lễ đều giản đơn nhưng cũng không thiếu sót ủy khuất phu nhân của ân công. Những khi ta tỉnh, không chỉ nghe một lần những lời người ta tán dương hâm mộ mẫu thân, nói hắn là một nam nhân tốt khó tìm, yêu thương thê tử như vậy, mà cha ở thời điểm bận rộn cũng không quên chiếu cố ta, không quản ngại học theo phụ nhân học tập cách chăm sóc hài tử như thế nào.
Ta cố gắng áp chế nỗi xấu hổ khi chỉ là một đứa trẻ không tự chiếu cố mình được, may mắn là chính mình có ý thức, khống chế được cảm giác đại tiểu tiện có thể mau chóng giải quyết không sợ phát sinh chuyện tè dầm như trẻ sơ sinh khác. Mà tang sự mẫu thân xong hết, trong nhà yên ắng lại không còn ai giúp đỡ, cũng không có phụ nữ chiếu cố, bấy giờ ta cũng có thể nhìn ra điểm ảnh hưởng.
Giữa ánh sáng hôn ám không rõ ràng, ta có thể nhìn ra phụ thân hiện tại của ta , khuôn mặt tiều tụy, ước chừng trên dưới bốn mươi tuổi, da ngăm đen, trán hằn nếp nhăn, chính là vẻ bề ngoài của một người lao động vất vả. Ông là người tốt, , mẫu thân an táng xong, trong nhà không còn người ngoài, hắn thật cẩn thận chiếu cố ta, đem ta trở thành con gái của chính mình, không phiền hà chê bai trẻ con khóc nháo phiền toái, mặc kệ ta khóc hay yên lặng cha đều mỉm cười thật hiền lành, đáy lòng ta cũng ghi nhận con người nhân nghĩa này làm phụ thân cả đời.
Sau khi an táng mẫu thân, ngày ngày cha chăm sóc ta, ở nhà nuôi súc vật, khi ta ngủ lại đi làm, hành nghề thợ mộc cũng kiếm được chút tiền để sống, ta chưa bao giờ thấy hắn dùng tới những của cải mẹ để lại. Mỗi ngày cha chuẩn bị cho ta sữa dê hoặc canh trứng để ăn.., chính bản thân mình lại ăn lương khô hoặc chút đồ ăn thô tạp, mỗi tháng lo lắng ta không được bú sữa mẹ cơ thể không tốt còn dành tiền ra mua cho ta những thức thật bổ dưỡng, chính mình quần áo sơ sài, đồ ăn sơ giản kham khổ..
Mà ta sau nhiều lần nghe ngóng, cuối cùng cũng biết được thì ra mình trọng sinh đến thời Thuận Chí nhà Nguyên năm thứ bốn mươi, nơi này là Thiểm Tây cạnh sông Hán Thủy, ở tại một thôn trang nhỏ. Đáng tiếc thế đạo gian nan, cuộc sống khó khăn, mỗi năm vài ba lần lính Nguyên đều đến mang gia súc gia cầm chiếm đoạt, không để ý dân tình sống chết đói khổ thế nào, thậm chí một thôn dân khi phản kháng còn bị đánh đập thê thảm, một chút pháp luật hòa bình đều không có, khó trách nhà Nguyên thế nào lại suy tàn.
Nghe trong lời mọi người, cha ta sinh ra tại nơi này, cho đến khi mười tuổi liền rời nhà đi theo người ta học nghề thợ mộc hành tẩu kiếm sống nơi nơi, sau ba mươi năm đây là lần đầu tiên trở về mang theo mẹ trước khi ta sinh ra nửa năm. Mẹ động thai khí không đi đâu được nữa, nhà cũ của cha đã sớm rách nát hoang tàn không ở được, mới ở nơi này thuê một căn nhà cũ ở tạm. Sau khi ta sinh ra cha lại dựa vào nghề thợ mộc của mình tu bổ căn nhà, nuôi một ít gia súc, đáng tiếc cũng bị lính Nguyên cướp đoạt vài lần, cuộc sống thực nghèo khổ.
Ta hiện tại chính là một đứa trẻ chưa biết đi, không giúp được chút gì, sau ta thậm chí còn muốn tìm kiếm tài vật mẹ để lại cho cha không cần khổ lao vất vả như vậy, đáng tiếc đã xem nhẹ trí tuệ cổ nhân, thật lâu vẫn không thể tìm ra được của cải giấu tại nơi nào. Ngày tháng qua đi, bốn mùa thay đổi, rốt cuộc ta ở thời điểm một năm tuổi nói ra tiếng cha, tuy ta đã biết nói từ sớm, trải qua quá trình tu luyện kí ức cũ không hao tổn, ngược lại còn có điểm tốt là trí nhớ cùng năng lực học tập thực cường hãn, học qua là nhớ.
Thân thể cũng rất khỏe mạnh, tay chân khí lực thậm chí còn có thể so sánh với đứa trẻ bảy tám tuổi, có lẽ là do ta trọng sinh, hoặc là lực lượng ta tu luyện được đi. Phải biết rằng lúc này ta mới có một tuổi, bình thường cũng chính mình tự rèn luyện thân thể khí lực, thầm nghĩ lớn sớm chừng nào hay chừng ấy, có thể giải quyết khó khăn trong nhà, giúp cha sống thoải mái một chút.
Nghe ta nói được, cha thực vui vẻ cùng kích động, cử chỉ bối rối, đôi mắt sáng bừng. Ông là một người trầm tĩnh ít nói, bình thường thậm chí còn hiếm khi trước mặt ta nói chuyện, ta thấy cha vui vẻ như vậy liền thường trước mặt ông nói, lúc đầu là một hai tiếng, dần dần tốc độ nhanh hơn, nhưng lại nói bằng ngữ âm phổ thông bình thường tiêu chuẩn, chẳng qua ở kiếp trước ta vốn đã có thói quen, cho dù hiện tại nói chuyện cũng vẫn nói bằng ngữ âm như vậy, không giống với khẩu âm của cha.
Cha lúc đầu rất ngạc nhiên, không biết là ta học được ở đâu, nói học làng xóm xung quanh cũng không có khả năng, sau lại thấy ta không có gì khác thường hơn nữa, đành tự cho là cha mẹ thân sinh của ta trên trời phù hộ mói có thể vậy. Cổ nhân thực mê tín, có điều không còn cách giải thích nào khác.
Ta tuy rằng đã tốt nghiệp đại học nhưng đối với cổ văn không hiểu biết gì nhiều, bởi vì cha làm nghê mộc nhiều khi cần thiết phải đọc chữ nên biết Hán tự, một lần ta nhìn thấy đại thẩm nhà hàng xóm nhờ cha đọc thư mới biết được, liền sau đó bèn quấn quýt theo đòi cha dạy chữ. Cha mới đầu có chút do dự, sau lại thấy ta bộ dáng khẩn cầu đành đồng ý, mỗi ngày dạy ta một ít. Bởi vì nhà nghèo điều khiện thiếu thốn không mua nổi giấy, mực và bút, chỉ có thể dùng que vạch trên mặt đất, cuối cùng đem toàn bộ những chữ cơ bản thông thường là cổ tự cho ta học được.
Cha ở trong thôn không có ruộng, chỉ có thể dựa vào nghề mộc mà sống, nhưng cũng thực vất vả. Khi bốn tuổi, ta biết được rằng thôn này cách bến sông Hán Thủy chỉ có mười dặm không xa lắm, mà trên bến người qua kẻ lại khách thương không ít, bèn đề nghị cha làm một con thuyền nhỏ chở người qua lại trên sông, so với trong thôn làm tránh được nhiều điều phiền phức.
Cha nghe xong cảm thấy có lý. Lại thêm chủ nhà đến đây nói muốn thu hồi căn nhà cho con trai ông ta thành thân. Nghĩ đến cha phải làm thuyền, nếu đã không có nơi ở, ta hướng cha bàn xem không bằng dựng luôn chòi trên thuyền, về sau sống liền trên đó cũng tốt, người Nguyên không thạo thủy tính, có lẽ sẽ tránh được cảnh cướp bóc. Ban ngày có thể chở khách qua sông, khi không có khách thì đánh tôm bắt cá. Ta khi đó bốn tuổi nhờ thường xuyên tu luyện mà thân mình tuy không cao nhưng khí lực lại lớn, có thể so được với đứa trẻ mười tuổi. Nữ chánh ta cũng muốn học, có thể giúp cha nấu cơm, sửa quần áo thành thục, lại sửa sang dựng thêm một chút làm phòng bếp, đến lúc đó mỗi tháng chỉ cần một lần rời thuyền đi mua lương thực gạo muối là được, đồ ăn thanh đạm có sẵn, ngày ngày trôi qua có thể an bình tốt đẹp.
Qua bốn năm,lính Nguyên cướp bóc tàn bạo, hàng năm gia súc tài sản bị đoạt đi không ít. Nhớ năm trước khi sinh nhật ta cha dùng hết ngân lượng mấy năm vất vả tích cóp được đánh cho ta một cái khóa bạc nho nhỏ, không nghĩ tới lính Nguyên thấy được, chỉ là một đồ vật của tiểu cô nương cũng cướp đoạt không tha, mấy năm nay ta đều không thấy cha nổi giận nhưng không nghĩ tới lần đó cha suýt nữa mất đi tính mạng.
Vì muốn lấy lại khóa bạc cho ta, cha liều mạng ngăn cản ác tặc, đáng tiếc thôn dân yếu đuối không dám phản kháng, sau khi lính Nguyên đánh cha ta đến bất tỉnh rồi rời đi, mọi người mới dám đem cha vào nhà, mời lang trung đến chữa trị. Một lần như vậy đã khiến cha càng thêm già nua, hơn bốn mươi tuổi mà trông đã giống như người già vượt quá năm mươi, khi đó ta thực hận chính mình không có bản lĩnh gì giúp cha được.
Cha cũng hiểu được ta vì sao muốn rời đi như vậy, cẩn thận ngẫm nghĩ, cũng thật hận quân Nguyên hoành hành tác quái, rốt cuộc gật đầu. Ngày thứ hai đã sớm nhờ hàng xóm cùng lên núi tìm gỗ mang trở về, mà ta thì ở nhà thiết kế hình dáng con thuyền.
Cân nhắc một chút, con thuyền này chỉ có mình cha dựng, phải trong một tháng hoàn thành, thuyền không thể quá lớn, chỉ có mình ta cùng cha hai người ở là được, ban ngày có thể chở thêm khách, hai chỗ ở thêm một chỗ làm bếp như vậy dài hơn bốn thước là đủ rồi, bởi vì phải chở khách cho nên rộng thêm một chút, ta cùng cha ngoài quần áo cũng không có đồ gì khác, trừ có cái hòm của cải mẹ từng nhắc đến trước kia nhưng chưa từng thấy qua.
Cha mang trở về những thứ gỗ cần thiết, lại chỉnh sửa thêm một chút cho hợp lý, còn dự phòng thêm cho ta sau này lớn lên.. Sau hôm ấy công việc của cha bận rộn lu bù, mỗi ngày đều vì việc làm thuyền mà không ngừng nghỉ, phải qua nhiều quy trình chế tạo, lựa chọn vật liệu kĩ lưỡng..
Thuyền chế tạo qua nhiều công đoạn, một khoảng thời gian mới có thể hạ thủy, nhưng bởi vì thời cổ đại hạn chế, vật liệu thô sơ, lại làm hoàn toàn bằng thủ công dựa vào kinh nghiệm cùng mắt thường kiểm tra quan sát, cường độ lao động quá nhiều, thời gian lại không ngừng nghỉ, thêm vào là chủ nhà thúc giục ngày càng gấp, bao nhiêu thứ dồn lại khiến cha mệt muốn chết.
Trải qua hơn một tháng ngày đêm cực khổ không ngừng nghỉ, con thuyền cuối cùng cũng được hoàn thành đem hạ thủy. Trong nhà đồ vật cũng được thu thập toàn bộ, ngày mai sẽ dọn lên thuyền, ta cùng cha ăn cơm chiều xong dặn cha đừng quên mang đồ vật này nọ rồi về phòng nghỉ ngơi, cha theo lệ trầm mặc không nói gì.
Không biết yên lặng bao lâu, ta nghe được trong phòng cha có động tĩnh. Sắc trời rất tối, ta nghe được cha đứng dậy, bước chân hướng đi đến nhà kho lấy một cái xẻng mang ra ngay trong vườn dưới tàng cây đào lên.
Ta lặng lẽ đứng nhìn trộm qua cửa, bên ngoài tối đen nhưng bởi ta kiên trì tu luyện vẫn là có tác dụng, tai thính mắt sáng, hiện giờ so với trước đây khi mới sinh càng mạnh hơn, chỉ cần ta muốn nghe trong phạm vi một dặm không động tĩnh gì có thể thoát khỏi tai, mà trong đêm tối, bóng dáng cha ta vẫn nhìn rõ đến từng động tác.
Chỉ thấy cha đào bới một hồi, phỏng chừng có đến một thước mới dừng lại, buông xẻng, cúi người nhấc lên một cái hòm gỗ nhỏ, có lẽ là của cải vàng bạc cùng bảo vật gia truyền nhà ta đây chăng? Cái hòm kia thực cũng quá nhỏ, không biết đựng được bao nhiêu, mẹ lúc ấy còn dặn dò để ý cẩn thận khiến ta cao hứng một hồi.
Ngay lúc ta còn đang bực mình, cha đem một cái bao da trâu mở ra, chuyển hết đồ vật sang rồi buộc kĩ lại, lại đem đất cát lấp lại như cũ, mang cái bao da trâu cất vào trong áo vội vàng rời đi. Ta xem cha bộ dáng thần bí cũng không kìm được lén đi theo sau, thấy cha thẳng hướng bến sông mà đi. May mắn chân ta có sức, mười dặm lộ trình không làm khó ta, vẫn vững vàng đi theo phía sau.
Đến bến sông, cha đem túi da trâu đặt trên thuyền, hướng ra giữa sông bơi tới, ta liền hiểu được dụng ý. Cha vốn từ nhỏ đã lớn lên cạnh sông, từ nhỏ thủy tính đã cực tốt, đem túi da giấu xuống đáy sông khi muốn chỉ cần lặn xuống sông là lấy được, đỡ phải bị Nguyên tặc trông thấy cướp mất. Ta biết cha sợ ta chưa hiểu biết nên còn chưa nói cho ta mẹ lưu lại những gì, một lòng đợi ta lớn lên mới giao lại.
Đối với đồ mẹ lưu lại ta thực tò mò, xem ra sau này cần luyện tập thủy tính thật tốt, trong đêm đầu chợt nảy ra ý kiến hay. Thấy thuyền cha đã trở lại, ta chạy nhanh về nhà. Vừa khi ta về đến, vội vàng thay y phục đầy mồ hôi nằm xuống vờ ngủ mới thấy cha trở lại nhẹ nhàng bằng cửa sau. Cầm ngọn đèn lặng lẽ đi vào trong phòng thấy ta đầu đầy mồ hôi còn tưởng ta ngủ bị nóng, cha vội vàng nới chăn ra làm cho ta hít thở thoáng khí, khiến trong lòng ta cảm giác được tình thân thực ấm áp dễ chịu.
Ngày hôm sau ta cùng cha rốt cuộc rời khỏi thôn dọn lên thuyền. Ta không quên chuyện phải luyện tập thủy tính, thấy hiện tại là tháng năm, trời rất nóng, đúng là thời điểm luyện tập bơi lặn lý tưởng. Cha cũng biết cuộc sống sông nước cần tinh thông thủy tính nên không phản đối ta xuống nước, thậm chí còn mỗi ngày cẩn thận dạy dỗ.
Mà ta từ khi xuống nước liền rất thích cảm giác bơi trong nước, bởi vì ta phát hiện ở trong nước có thể tu luyện, tựa như ở trong bụng mẹ có vùng nước ấm áp bao bọc vây quanh, không cần hô hấp, lực lượng tự nhiên trong nước tự thẩm thấu cơ thể mỗi ngày một ít. Phát hiện này khiến ta vui vẻ vô cùng, đáng tiếc mỗi lần tĩnh tâm tu luyện tỉnh lại sẽ quên lúc ấy bế khí như thế nào.
Đành phải thật sự cùng cha học tập thủy tính, nhịn thở, bơi lội từ từ. Ta đây thân thể đích thực không tồi, chỉ sau mười ngày thủy tính của ta so với cha một chút cũng không kém, bởi vì ta ở trong nước căn bản không chịu áp lực của nước. Sau khi thủy tính thông thạo, mỗi đêm ta đều thừa dịp cha ngủ say liền lặn xuống sông tìm kiếm bảo vật gia truyền.
Ba năm tiếp theo là thời gian ta cố gắng học tập những tri thức cổ đại. Mấy năm đều bảo trì tu luyện, ta cảm giác được trí óc của mình ngày càng tinh thông linh hoạt, mấy năm một bên cùng cha học chữ, một bên thích ứng với xã hội, học tập phong tục, cha còn thường xuyên đem ta về thôn cùng đại thẩm hàng xóm trước đây học tập may vá, nữ công..
Ta lại thừa dịp hàng năm hạ thu hai mùa mỗi đêm đều lặn xuống sông tìm kiếm túi da mà cha cất giấu, tuy nhiên qua ba năm vẫn không tìm được, nhưng bù lại cũng kiếm được vài thứ tốt, tuy rằng ban đêm trong lòng sông tối đen mấy lần gặp phải cá lớn ăn thịt rất đáng sợ, nhưng cũng là một cách rèn luyện thể lực chạy trốn nguy hiểm.
Mà ở bến sông nơi nhà ta đậu thuyền, có một nơi bí mật ta cất giấu bảo vật chính mình tìm được. Bởi vì giặc Nguyên hung ác, hành khách ai cũng cẩn trọng, trên người thường không dám mang đồ quý trân bảo, càng huống chi là ta một cô bé con cùng một người cha già nua, đành kiếm lấy cái túi da trâu như cha để đựng những thứ bảo vật linh tinh qua ba năm ta lặn sông tìm được, bất quá cái gói này so sánh còn lớn hơn gói kia của cha rất nhiều.
Có hành khách chết đuối dưới đáy sông trên người còn mang theo trang sức, vàng bạc, có khi trong lòng sông ta lại tìm được nhiều trân châu ngọc thạch bị cuốn trôi, quý hơn nữa còn có một khối bạch ngọc tạc thành hình bàn tay, xinh đẹp phi phàm, còn có một viên đông châu to như nắm tay trẻ con, tuy hiện tại đông châu tại Trung Nguyên còn chưa được chú ý, nhưng là mấy trăm năm sau sẽ trở thành báu vật giá trị phi thường.
Đáng tiếc ta không có khả năng bảo vệ những thứ đồ vật quý giá này. Mỗi thời khắc ở thế giới này ta đều vô cùng tưởng niệm đến pháp trì xã hội thời hiện đại, ít nhất có trang sức vật phẩm quý giá đều có thể mang theo đi ra ngoài, mà ở thời đại này ngay cả quần áo xinh đẹp cũng không thể mặc, bởi nếu quần áo của ngươi mới mẻ sang trọng sẽ càng dễ lọt vào tầm cướp bóc của giặc Nguyên tàn bạo. Chỉ như vậy thôi cũng khiến ta hiểu tại sao chỉ trong vòng trăm năm ngắn ngủi quân Nguyên thống trị cũng là tai họa đến mức nào. Cho nên hoàng đế Chu Nguyên Chương dù phạm nhiều tội nghiệt nhưng vì công lao lớn là đuổi hết quân Nguyên trừ bỏ tai họa nên đều có thể triệt tiêu, bởi vì cuộc sống hiện tại của dân chúng đã quá thống khổ. Nhớ rằng trước đây từng đọc qua một vài cuốn truyện, có người xuyên qua về thời Nguyên, thế nhưng lại có thể cùng bọn quan lại nhà Nguyên luyến ái kết hôn, thậm chí yêu thích hoàng đế nhà Nguyên, thật không thể chấp nhận.
Là một người hiện đại trở về thời đại này, nhìn thấy đồng bào dân tộc của mình cuộc sống bị nô dịch giết hại, máu chảy thành sông, thật sự không thể bỏ qua kì thị. Dù trước mắt là giặc Nguyên tàn ác dã man, nhưng lại muốn hưởng thụ cuộc sống bình an, vinh hoa phú quý, tình yêu ngọt ngào…. Cùng bọn chúng. Xuyên qua như thế nào, trọng sinh lại thế nào, ta chỉ là một người dân bình thường cũng tốt hơn cái loại như vậy.
Thật tốt là hiện tại đã đến năm Nguyên Thuận Đế thứ mười một, ngày Nguyên diệt vong cũng không còn xa, nói vậy ta cũng có thể sống đến lúc Nguyên diệt, Minh lập đi! Nói vậy cũng có cơ hội nhìn thấy đám người Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, còn Chu Nguyên Chương thì miễn đi, nghe nói hắn sinh ra rất xấu, ta không muốn xem. Những anh hùng dân tộc kia thì khác, có thể có cơ hội được nhìn thấy họ cũng thật tốt.
Nguyên Thuận đế năm thứ mười một tháng ba. Ánh nắng tươi sáng, mưa xuân nhè nhẹ bay trên dòng sông gợn sóng. Bến sông ngày ngày người qua lại khá nhiều. Một ngày ta cùng cha trên thuyền chờ khách qua sông, trên thuyền đã có bảy tám người, còn chưa đủ, cha ở đầu thuyền cùng thuyền phu nói chuyện phiếm, ta ở trong khoang thuyền đốt lửa đun nước trà mời khách. Một lát lại tới thêm ba bốn người, trên thuyền cũng không còn trống nhiều, cha thấy có người đợi lâu, trên mặt đã hiện ra vẻ sốt ruột liền quyết định đưa thuyền rời bến.
“Thuyền gia, từ từ, chờ một chút." Một thư sinh còn trẻ tuổi mặc áo dài màu lam hướng bến sông chạy tới.
Cha thấy người này vội vàng gấp gáp liền đem thuyền tạm thời dừng lại một chút chờ hắn: “Này vị tướng công ngài nhanh lên, khách nhân đều vội cả." Cha lớn tiếng nói.
Thư sinh nghe thấy vội vàng lên thuyền, lúc này mới thôi gấp gáp, thở hổn hển. “ Cám ơn thuyền gia, đi sang bờ kia hết bao nhiêu tiền?" Thư sinh mỉm cười khách khí hỏi.
“Ngài không cần cảm tạ, đến bờ kia chỉ ba đồng là đủ rồi." Cha đẩy thuyền ra giữa dòng, một bên nhìn thư sinh đánh giá, nói.
Thư sinh trong mắt hiện ra vẻ kinh ngạc, lấy trong túi ra ba đồng nói: “Thuyền gia lấy giá này thật là thấp. Trước đây ta qua sông đều ít nhất là năm đồng, thật sự là cảm ơn thuyền gia chiếu cố."
Ta thấy cha lời lẽ không được tốt lắm, liền cười tươi, tay cầm một ấm nước rót trà ra mời thư sinh: “Đại ca uống miếng nước đi! Cha ta ngôn từ không được tốt, ngài cảm tạ cũng sẽ không biết đáp lời. Thuyền nhà ta so với nơi khác lớn hơn một chút, thủy lộ cũng giống nhau mỗi lần đều chở một lúc nhiều khách nên giá cả cũng tiện nghi hơn."
Thư sinh tiếp nhận chén trà đưa lên miệng, thấy nhiệt độ thích hợp không quá nóng, rất vừa miệng liền một ngum uống hết, mệt mỏi trên người vơi đi, trên mặt hiện ý cười đưa chén trà trả lại cho ta: “Thuyền gia, con gái của người nhỏ tuổi nhưng lời lẽ lanh lợi hào phóng, sinh ra mi thanh mục tú thật xinh xắn, không giống một đứa nhỏ tầm thường."
“A..a.. Để vị tướng công ngài chê cười rồi, lão hán gần bốn mươi mới sinh được một đứa con gái, chiều chuộng nàng sinh hư rồi, làm sao hào phóng, chỉ là một nha đầu bình thường thôi, nhưng đứa nhỏ này đúng là rất nhu thuận nghe lời, lão hán ngày ngày làm việc, nàng ngay tại một bên rót trà cho khách, nấu nướng làm lụng cũng coi như chăm chỉ tiết kiệm." Cha ngoài miệng khiêm tốn nhưng trong lòng rất đắc ý, xem ông vẻ mặt cùng bộ dáng tươi cười ta cũng biết. Đối phụ thân tự đắc tự khoa ta cũng không biết nói gì cho phải, chỉ đành tiếp nhận chén trà thư sinh trả lại, lại ra ngoài khoang thuyền ngắm cảnh, nghe thư sinh cùng cha tán gẫu.
Thư sinh nhìn thấy ta thần tình vui vẻ, lại thấy cha tự hào vui sướng, trong mắt không coi thường, mỉm cười nói: “Con gái của ngài mới nhỏ như vậy đã nhu thuận hiếu thảo, ngài thật có phúc, trên đời đứa nhỏ hiểu biết như vậy thật hiếm có."
“Đa tạ ngài khích lệ. Đứa nhỏ này mới bảy tuổi, là một đứa nhỏ thông minh, đáng tiếc lại là con gái nhà thuyền nghèo hèn, thật tiếc cho nó.." Cha nói lời này thần sắc có chút ảm đạm, ta biết cha lại nghĩ tới chuyện cha mẹ đẻ của ta, dù cha đang chiếu cố ta thực tốt nhưng vẫn cảm thấy ủy khuất ta.
Ta ngẩng đầu nhìn về hướng cha cười nói: “Cha, người đừng nói vậy, tự mình khoa trương, làm cho người ta chê cười, nào có giống như đang khích lệ nữ nhân như vậy. Ta làm con gái người mới thực có phúc, mỗi ngày cơm no áo ấm, được cha chăm lo, người khác coi con trai như bảo bối con gái chỉ là cây cỏ, nào có như người cha nào yêu thương nữ nhân như vậy?". Cha cùng thư sinh, khách trên thuyền nghe thấy đều ha ha cười to, thần tình thoải mái.
“Thuyền gia, con gái của ngươi thật là một đứa nhỏ tốt, mới bảy tuổi đã có thể nói có thể làm như vậy, tương lai nhất định sẽ gánh vác tốt gia đình, không biết tiểu cô nương xưng hô như thế nào? Lớn thêm vài năm ta sẽ phải đem người mai mối tốt. Cô nương tốt như vậy nếu gả cho thường gia thì thật là đáng tiếc." Một đại nương nhìn ta đánh giá vài lần nói.
Cha còn chưa nói gì, một người khách khác nói: “ Ôi, có mà mặt trời mọc đằng tây, người ngài mai mối …….. như thế nào đòi lấy khuê nữ nhà người ta, đáng tiếc mới bảy tuổi vẫn là một đứa nhỏ thôi, nếu muốn mai mối còn phải đợi thêm tám chín năm nữa đâu, ha ha……" Người nọ cười nói.
“Nguyên lai vẫn là một đứa nhỏ thôi, vài năm nữa lớn lên cần phải phiền toái ngài rồi. Ngài không nói lão hán cũng quên mất, đứa nhỏ này đã bảy tuổi rồi nhưng vẫn còn chưa có cái tên, bình thường vẫn gọi là nha đầu, nha đầu quen miệng rồi, chậm trễ chính là muốn tìm tiên sinh giúp đứa nhỏ tìm một cái tên tốt." Cha nói, kỳ thực phong kiến nam tôn nữ ti, chỉ có nam hài mới có thể tìm tiên sinh đặt tên, con gái bình thường đều gọi là nha đầu, khuê nữ nhà giàu cũng gọi như vậy, hoặc là chính cha mẹ tùy tiện tìm một cái tên, thậm chí rất nhiều tiểu thư nhà phú quý cũng gọi chỉ đơn giản là Nhất Nương, Nhị Nương, cha muốn tìm tiên sinh đặt tên cho ta đúng là cũng có chút vượt quá tưởng tượng của mọi người.
Thư sinh áo lam nhìn khách trên thuyền im lặng, thấy cha vẻ mặt kiên quyết, liền cười nói: “Tu trăm năm mới được ngồi cùng thuyền, hôm nay tại hạ lên thuyền của lão nhân gia cũng là duyên phận, tại hạ là giáo thư tiên sinh của Dương Hiểu trấn bên kia sông, không bằng để tại hạ đặt cho tiểu cô nương này cái tên đi!"
Người trên thuyền cùng cha đều kinh ngạc nhìn thư sinh, đối với người dân mà nói, giáo thư tiên sinh của một trấn chính là một đại nhân vật học vấn cực kỳ cao, cha vẻ mặt cảm kích, vội vàng nói: “Thì ra là giáo thư tiên sinh, lão hán thất lễ, tiên sinh hạ mình chiếu cố tiểu nữ như vậy, thật sự là tiểu nữ đã tu được phúc phận mấy kiếp, lão hán không biết cảm tạ người thế nào cho phải."
“Thuyền gia khách khí quá, tại hạ cũng không phải là cần ngài cảm ơn, chẳng qua là thật sự thích cô bé nhu thuận lanh lợi này của ngài, xem cô bé này hai mắt sáng ngời, sóng mắt trong suốt, thu ba thông tuệ, khuôn mặt thanh lệ tú nhã, như không cốc u lan, đẹp đẽ mà thoát tục, không dính khói bụi nhân gian, một thân áo vải bình phàm, tuổi tuy nhỏ cũng khó che lấp được khí chất thanh dật đạm nhã, thật sự là ‘Hỗ giang ly dữ tịch chi hề, nhẫn thu lan dĩ vi bội’*, không bằng đặt tên là Chỉ Nhược đi!" Thư sinh nhìn ta trong bộ quần áo vải thô mà đánh giá.
“Chỉ Nhược, Chỉ Nhược, tên rất hay, lão hán tuy lời tiên sinh không được hiểu rõ lắm, nhưng cái tên này thực hợp tiểu nữ, đa tạ tiên sinh." Cha vui vẻ tán thưởng nói, mà ta đã sớm sợ ngây người, cũng không để ý nghe thấy mọi người nói gì nữa, quay vào trong khoang thuyền, đầu óc cảm thấy ngây ngốc hỗn độn, thực không dám tin.
Chu Chỉ Nhược, sông Hán Thủy, thuyền phu.. Ta không biết hiện tại là tình huống gì nữa, trí nhớ của ta còn nhớ rất rõ thời hiện đại. Thời hiện đại có ai không xem qua tiểu thuyết Kim Dung, phim truyền hình Ỷ thiên đồ long? Ai lại không biết Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược một màn tình ái? Ta không biết không nhớ mới là lạ.
Ta vẫn nghĩ rằng mình trọng sinh về quá khứ trong lịch sử, cho nên nghe thuyền khách trò chuyện đến Trương Tam Phong, Võ Đang thất hiệp đều không thắc mắc bởi vì Trương Tam Phong, Tống Viễn Kiều… đều là nhân vật có thật trong lịch sử, không nghĩ tới thì ra mình đã nhầm, nguyên lai ta được sinh ra trong một thế giới võ hiệp, lại là một thế giới giang hồ tranh đấu hỗn loạn đẫm máu.
Tại sao khi trọng sinh, người khác được xuyên về thời thái bình yên ổn, vào nhà giàu có thành thiên kim, mà ta lại phải về thời Nguyên mạt loạn thế làm một nữ nhân thuyền gia, lại là một cô gái vận mệnh thê thảm kiêm vật hi sinh? Ta cẩn thận nhớ lại trong truyện Kim Dung số phận của Chu Chỉ Nhược, cha mẹ mất khi còn nhỏ, được gửi đến Nga My, bị Diệt Tuyệt sư thái tàn nhẫn tuyệt tình thu làm đệ tử, lại chịu sự đố kỵ của đồng môn sư tỷ muội.
Được sư phụ yêu thích một lòng khiến cho nàng xuất gia kế thừa ngôi chưởng môn phái Nga My, lại cũng chịu sự ghen tỵ, tính kế của đám người Đinh Mẫn Quân, sau lại không có mắt nhìn người yêu phải Trương Vô Kỵ phong lưu tình thánh, bị sư phụ đe dọa uy bức, bắt thề độc, lại bị Nhữ Dương Vương quận chúa Triệu Mẫn nhục mạ, phá hủy hôn lễ. Sau đoạt lại ngôi vị chưởng môn Nga My, lại vì trả thù Trương Vô Kỵ gả cho Tống Thanh Thư yếu đuối vô năng, ở hội Đồ Sư bị Ân Li đe dọa, giao đấu với hậu duệ của Dương Quá cũng thất bại chịu chế nhạo cùng đả kích, đối mặt với Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn yêu nhau, việc sai lầm duy nhất trong đời là phụng mệnh sư phụ đoạt Đồ Long đao Ỷ Thiên kiếm bị Triệu Mẫn vạch trần… bao nhiêu đả kích đã khiến nàng mất đi đầu tiên là tình cảm cùng Trương Vô Kỵ, sau đó là kiêu ngạo, tôn nghiêm đều mất sạch.
Rốt cuộc khiến cho Chu Chỉ Nhược tẩu hỏa nhập ma, vị trí chưởng môn cũng mất, kết cục không rõ, trời hỡi! Nhớ rõ trong sách nói Chu Chỉ Nhược bản tính thiện lương nhưng thông minh mẫn tiệp không kém Triệu Mẫn còn phải chịu qua bấy nhiêu khổ sở, mà cuối cùng cũng thân bại danh liệt, kết cục mất tích không rõ, ta đây một người trí tuệ có hạn, tâm tính bình phàm kém cỏi còn không bị giang hồ này tra tấn cho chết sớm hay sao.
Không được, nếu vận mệnh Chu Chỉ Nhược không thay đổi, ít nhất cũng không thể liên quan đến chốn giang hồ, nếu không cha ta mà theo như tình tiết trong sách phải chết đi, thực không đáng. Ta cũng không muốn làm đồ đệ của Diệt Tuyệt sư thái ngay cả đồ đệ đều giết không tha kia, không thích Trương Vô Kỵ đa tình, không muốn học được công phu võ nghệ liền đi chém chém giết giết, ta quả thực không thích hợp với chốn giang hồ.
Như vậy, chỉ có cách duy nhất là phải thay đổi vận mệnh. Ta nhớ trong sách nói Chu Chỉ Nhược lúc mười tuổi gặp được Trương Tam Phong cùng Trương Vô Kỵ, ta hiện tại bảy tuổi, vậy là thời gian còn ba năm, phải nhanh nhanh nghĩ biện pháp rời khỏi sông Hán Thủy, tránh đi đoạn gặp nhau kia, nếu có thể thay đổi vận mệnh, ta nghĩ chỉ muốn làm một người có cuộc sống bình thường, cuộc sống hiện tại cũng đủ khiến ta thực thỏa mãn.
Chính là phải thoát li nơi này, ta cùng cha tiền bạc còn chưa tích góp đủ, phải nhanh chóng tìm được di vật của mẹ. Những đồ vật châu báu ta tìm thấy dưới đáy sông rất khó tiêu thụ, xung quanh thôn trấn đều quen biết chúng ta, biết rõ gia cảnh nhà ta, chỉ sợ ta trước mặt vừa bán được đồ vật này nọ, sau lưng Nguyên tặc đã biết được mà tiến vào cướp bóc, chính là không biết đồ vật mẹ lưu lại thế nào, có bạc không, ngàn vạn lần đừng là đồ vật này nọ thực phiền toái.
Xem ra ta phải tăng cường tìm kiếm thêm thôi, nhanh chóng tìm thấy còn tính toán sau này, trời hỡi, về sau đêm không thể ngủ đủ giấc. Nghĩ đến đây, ta tự khích lệ chính mình, không thể khuất phục vận mệnh, tưởng tượng đến thời đại này đại hiệp đầy đường đi, bình dân hèn kém như súc vật, ta cũng sắp muốn phát điên.
Tình cảnh này giống như dao đặt trên cổ, cảm giác thật khó chịu khổ sở, tưởng tượng đến ta tùy thời có thể bởi vì hiệu ứng cánh bướm hoặc một biến cố nào đó đã đánh mất mạng nhỏ liền phẫn hận khủng hoảng không thôi. Tại sao không cho ta trọng sinh vào Thiên Long Bát Bộ, như vậy còn có thể đi Vô Lượng sơn học võ công Tiêu Diêu phái, nếu trọng sinh vào Thần Điêu thời đại còn có thể đi Cổ Mộ học Cửu Âm chân kinh, thuận tiện có thể chiêm ngưỡng phong thái Tiểu Long Nữ, Dương Quá, nếu không cũng có thể đi Thiếu Lâm học Cửu Dương thần công.
Chính là ở thời đại này, võ công đều bị các môn phái giữ kỹ, duy nhất chỉ còn có Cửu Dương thần công còn đang tại một sơn cốc dưới vách núi đợi Trương Vô Kỵ đến, ta đối với sơn cốc vách núi không có hứng thú, núi Côn Lôn cách nơi này phải đến ngàn dặm, trên đường đi nếu không có sài lang hổ báo ăn thịt thì ác bá thổ phỉ cũng không tha cho ta cái mạng nhỏ. Ta cẩn thận nghĩ, thời đại này cái gì đặc sắc một chút cũng đều không có, tuyệt thế thần công không có, tuyệt thế đẹp trai không có, tuyệt thế thần binh có, nhưng lại không có hi vọng tìm được.
Như vậy cũng biết ta một chút hi vọng cũng không có, tại sao không cho ta xuyên vào Thiên Long có thể gặp Tiêu Phong, Đoàn Dự, hòa thượng ngốc một lần, hoặc là tới Xạ Điêu anh hùng nhìn Hoàng Dược Sư Hoàng lão tà cũng tốt, vì cái gì lại đưa ta tới một thời loạn thế, ngay cả chút quà an ủi kèm theo cũng không, vận mệnh thật không công bằng.
*Hỗ giang ly dữ tịch chi hề. Nhẫn thu lan dĩ vi bội: Hai câu thơ trong bài Ly Tao của Khuất Nguyên, dịch thơ:
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
Tác giả :
Phượng Vũ Linh Lạc