Trở Lại Tìm Nhau (One Day, Perhaps)
Chương 36: Sống trong lửa
Không có sự tình cờ, chỉ có những cuộc hẹn trước.
Paul ELUARD 2
Hai tháng sau
Sáng ngày 31 tháng Mười hai
Tôi là Céline Paladino, tôi vừa tròn 30 tuổi và tôi đang chạy vòng quanh cái hồ đóng băng trong rừng vùng Maine. Tôi băng qua khung cảnh tuyết giá, say sưa ngắm quang cảnh giá lạnh trải ra trước mắt và hơi ấm mặt tời làm lấp lánh những mảnh băng bám vào cành thông. Từng đám hơi toát ra từ miệng tôi. Tôi sải dài bước chân, thử xem mình chịu đựng được đến đâu. Trái tim được ghép của tôi còn trơ ra nữa. Nó đập nhanh khi tôi tạm dừng và phản ứng chậm hơn khi tôi cố sức.
Tôi chạy.
Sau ca mổ, tôi ở lại bệnh viện bốn tuần, và từ một tháng nay tôi tập các bài rèn sức chịu đựng tại một dưỡng đường. Hầu như ngày nào tôi cũng làm các xét nghiệm nhằm phát hiện xem có bị sốt hay tim đập nhanh không, xem tim ghép có bị nhiễm trùng hay suy không. tôi biết là nguy cơ tử vong cao nhất trong vòng một năm sau khi ghép tim.
Vậy là tôi chạy.
Mỗi lúc một nhanh hơn.
Tôi sống trong lửa, tôi chạy bên bờ vực thẳm, tôi nhảy múa bên bờ vực. Nhưng còn được bao lâu nữa? Một tháng? Một năm? Mười năm? Ai biết được chính xác đây? Có lẽ đời tôi chỉ trông vào một sợi dây, nhưng đời bạn cũng vậy thôi.
Tôi đi ngược lên con đường mòn dẫn ra công viên phủ đầy tuyết bụi. Dưỡng đường cực kỳ hiện dại nằm ở bìa rừng, trông như cái hộp to bằng đá xám có vách kính. Tôi leo cầu thang lên phòng mình. Tôi tắm vòi sen trong chớp nhoáng, thay đồ và vội đi để khỏi muộn cuộc hẹn với bác sĩ tim mạch.
Anh lịch sự chào tôi, nhưng tôi đoán thấy vẻ lo lắng trên mặt anh. Tôi ngồi xuống trước mặt bác sĩ, sẵn sàng nghe dù là tin xấu nhất. Thời gian gần đây, tôi không còn phản ứng tốt với thuốc, tôi bị suy thận, cao huyết áp và tiểu đường.
- Tôi sẽ không nói vòng vo đâu, bác sĩ bắt đầu.
Bác sĩ đeo kính và kiểm tra một lần nữa các kết quả xét nghiệm mới nhất của tôi trên màn hình máy tính.
Tôi vẫn thẳng người. Tôi giữ bình tĩnh. Tôi không thấy sợ. Dù tôi thấy buồn nôn, chân nặng và mệt mỏi kinh khủng.
- Cô đã có thai.
Trong vài giây, lời thông báo lơ lửng trong phòng mà tôi chẳng hiểu được nghĩa của nó.
- Cô có thai, bác sĩ nhắc lại, nhưng đó không phải là tin tốt lành đâu.
Bỗng dưng tôi thấy nước mắt chảy trên má tôi và trái tim ghép của tôi tràn ngập lòng biết ơn.
- Tôi xin nói rõ thế này nhé: hoàn toàn có thể có thai sau khi ghép tạng, nhưng không phải là mới hai tháng sau ca mổ và trong tình trạng sức khỏe như của cô bây giờ. Cô còn sống được là nhờ theo một đợt điều trị miễn dịch rất mạnh. Thuốc sẽ ngấm vào nhau thai và làm tăng nguy cơ quái thai và dị tật bẩm sinh. Không nên liều giữ cái thai, điều đó vừa nguy hiểm cho cô, vừa nguy hiểm cho con cô.
Bác sĩ vẫn nói, nhưng tôi không nghe nữa.
Tôi đang phiêu bạt lang thang.
Cùng với Ethan.
Và với anh,
tôi bất tử.
Phần Kết - Cuộc Sống Và Không Gì Khác Nữa
Một năm rưỡi sau
Một ngày mùa xuân, trên bãi cỏ rộng mênh mông của Công viên Trung tâm, một đứa trẻ chập chững những bước đầu tiên dưới ánh nhìn trìu mến của mẹ và chị gái.
Tấn thảm kịch đã gán kết hai người với nhau. Từ đó, Céline và Jessie cảm thấy gắn bó với nhau bởi mối liên hệ đặc biệt và giúp nhau cùng trải qua những thăng trầm trong cuộc đời. Khi có hai người, có thể ta chạy chậm hơn, nhưng lại chạy được xa hơn rất nhiều...
Jessie đã quay lại trường và làm lành với bố mẹ. Còn về phần Céline, cô kiên trì đương đầu với những biến chứng của ca ghép tim.
Dù không bao giờ nói ra, nhưng cả hai người đều muốn nghĩ rằng ở đâu đó, trên trời cao, có người đàn ông đang nhìn và dõi theo họ.
Trong lúc đó, ở phía bên kia cầu Brooklyn, mặt trời lặn hắt tia nắng vào gương chiếu hậu một chiếc taxi hình dáng tròn trịa.
Tựa mình vào mui xe, một người da đen to lớn mắt sụp và một bác sĩ gốc Á ngộ nghĩnh đang trò chuyện rất say sưa.
Tối nay, cũng như mọi buổi tối khác, Số phận và Nghiệp chướng tranh luận về phần kết của một câu chuyện đã bắt đầu từ lâu.
Câu chuyện về tình yêu và cái chết.
Câu chuyện về địa ngục và ánh sáng.
Câu chuyện về đàn ông và đàn bà.
Nói tóm lại, cuộc sống vẫn tiếp diễn.
Tôi sử dụng trong cuốn sách này vài câu đã đọc được khiến tôi rất ấn tượng và có cảm hứng.
Ở trang 17, "New York là thành phố nơi ta cảm thấy như ở nhà mình khi ta không thuộc về nơi nào cả" trích trong cuốn sách của Mellisa Bank, Sách dạy săn bắn và câu cá dành cho con gái.
"Sự tình cờ, đó chính là khi Đức Chúa bí mật vi hành" ở trang 48, thường được coi là của Albert Einstein.
"Sáng hôm ấy, bóng đen của chết chóc bay lơ lửng" (trang 112) rút từ một bài báo của Bruno D. Cot và Michèle Leloup trong tờ L'Express ngày 20/09/2001.
"Phải chăng tình yêu làm người ta ngốc nghếch, hay chỉ có những kẻ ngốc mới phải lòng?" (trang 119) là một câu trích dẫn trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk 3, Tên tôi là đỏ.
Trang 120, câu mà Céline xăm lên vai là của tộc người da đỏ Yanomami, người ta có thể đọc được trong "Nỗi đau của người khác ở trong chính chúng ta", một bài báo của David Servan-Schreiber đăng trong Tạp chí Tâm lý tháng Năm năm 2004.
Trang 220, câu nói của Céline là mượn lời của Valéry Larbaud 4: "Những mối quan hệ bắt đầu bằng sâm banh và kết thúc bằng trà hoa cúc".
Cuối cùng, tôi tự cho phép mình dựa vào địa lý New York và cuốn lịch để hư cấu nên câu chuyện này.
Chú thích
1. Tựa đề một tác phẩm của Marina Tsvetaeva, nhà thơ Nga (1892-1941).
2. Paul Éluard (1895-1952), nhà thơ Pháp.
3. Orhan Pamuk, sinh năm 1952, nhà thơ, nhà văn ThổNhĩ kỳ, nhận giải Nobel Văn học năm 2006.
4. Valéry Larbaud (1881-1956), nữ nhà văn Pháp.
Paul ELUARD 2
Hai tháng sau
Sáng ngày 31 tháng Mười hai
Tôi là Céline Paladino, tôi vừa tròn 30 tuổi và tôi đang chạy vòng quanh cái hồ đóng băng trong rừng vùng Maine. Tôi băng qua khung cảnh tuyết giá, say sưa ngắm quang cảnh giá lạnh trải ra trước mắt và hơi ấm mặt tời làm lấp lánh những mảnh băng bám vào cành thông. Từng đám hơi toát ra từ miệng tôi. Tôi sải dài bước chân, thử xem mình chịu đựng được đến đâu. Trái tim được ghép của tôi còn trơ ra nữa. Nó đập nhanh khi tôi tạm dừng và phản ứng chậm hơn khi tôi cố sức.
Tôi chạy.
Sau ca mổ, tôi ở lại bệnh viện bốn tuần, và từ một tháng nay tôi tập các bài rèn sức chịu đựng tại một dưỡng đường. Hầu như ngày nào tôi cũng làm các xét nghiệm nhằm phát hiện xem có bị sốt hay tim đập nhanh không, xem tim ghép có bị nhiễm trùng hay suy không. tôi biết là nguy cơ tử vong cao nhất trong vòng một năm sau khi ghép tim.
Vậy là tôi chạy.
Mỗi lúc một nhanh hơn.
Tôi sống trong lửa, tôi chạy bên bờ vực thẳm, tôi nhảy múa bên bờ vực. Nhưng còn được bao lâu nữa? Một tháng? Một năm? Mười năm? Ai biết được chính xác đây? Có lẽ đời tôi chỉ trông vào một sợi dây, nhưng đời bạn cũng vậy thôi.
Tôi đi ngược lên con đường mòn dẫn ra công viên phủ đầy tuyết bụi. Dưỡng đường cực kỳ hiện dại nằm ở bìa rừng, trông như cái hộp to bằng đá xám có vách kính. Tôi leo cầu thang lên phòng mình. Tôi tắm vòi sen trong chớp nhoáng, thay đồ và vội đi để khỏi muộn cuộc hẹn với bác sĩ tim mạch.
Anh lịch sự chào tôi, nhưng tôi đoán thấy vẻ lo lắng trên mặt anh. Tôi ngồi xuống trước mặt bác sĩ, sẵn sàng nghe dù là tin xấu nhất. Thời gian gần đây, tôi không còn phản ứng tốt với thuốc, tôi bị suy thận, cao huyết áp và tiểu đường.
- Tôi sẽ không nói vòng vo đâu, bác sĩ bắt đầu.
Bác sĩ đeo kính và kiểm tra một lần nữa các kết quả xét nghiệm mới nhất của tôi trên màn hình máy tính.
Tôi vẫn thẳng người. Tôi giữ bình tĩnh. Tôi không thấy sợ. Dù tôi thấy buồn nôn, chân nặng và mệt mỏi kinh khủng.
- Cô đã có thai.
Trong vài giây, lời thông báo lơ lửng trong phòng mà tôi chẳng hiểu được nghĩa của nó.
- Cô có thai, bác sĩ nhắc lại, nhưng đó không phải là tin tốt lành đâu.
Bỗng dưng tôi thấy nước mắt chảy trên má tôi và trái tim ghép của tôi tràn ngập lòng biết ơn.
- Tôi xin nói rõ thế này nhé: hoàn toàn có thể có thai sau khi ghép tạng, nhưng không phải là mới hai tháng sau ca mổ và trong tình trạng sức khỏe như của cô bây giờ. Cô còn sống được là nhờ theo một đợt điều trị miễn dịch rất mạnh. Thuốc sẽ ngấm vào nhau thai và làm tăng nguy cơ quái thai và dị tật bẩm sinh. Không nên liều giữ cái thai, điều đó vừa nguy hiểm cho cô, vừa nguy hiểm cho con cô.
Bác sĩ vẫn nói, nhưng tôi không nghe nữa.
Tôi đang phiêu bạt lang thang.
Cùng với Ethan.
Và với anh,
tôi bất tử.
Phần Kết - Cuộc Sống Và Không Gì Khác Nữa
Một năm rưỡi sau
Một ngày mùa xuân, trên bãi cỏ rộng mênh mông của Công viên Trung tâm, một đứa trẻ chập chững những bước đầu tiên dưới ánh nhìn trìu mến của mẹ và chị gái.
Tấn thảm kịch đã gán kết hai người với nhau. Từ đó, Céline và Jessie cảm thấy gắn bó với nhau bởi mối liên hệ đặc biệt và giúp nhau cùng trải qua những thăng trầm trong cuộc đời. Khi có hai người, có thể ta chạy chậm hơn, nhưng lại chạy được xa hơn rất nhiều...
Jessie đã quay lại trường và làm lành với bố mẹ. Còn về phần Céline, cô kiên trì đương đầu với những biến chứng của ca ghép tim.
Dù không bao giờ nói ra, nhưng cả hai người đều muốn nghĩ rằng ở đâu đó, trên trời cao, có người đàn ông đang nhìn và dõi theo họ.
Trong lúc đó, ở phía bên kia cầu Brooklyn, mặt trời lặn hắt tia nắng vào gương chiếu hậu một chiếc taxi hình dáng tròn trịa.
Tựa mình vào mui xe, một người da đen to lớn mắt sụp và một bác sĩ gốc Á ngộ nghĩnh đang trò chuyện rất say sưa.
Tối nay, cũng như mọi buổi tối khác, Số phận và Nghiệp chướng tranh luận về phần kết của một câu chuyện đã bắt đầu từ lâu.
Câu chuyện về tình yêu và cái chết.
Câu chuyện về địa ngục và ánh sáng.
Câu chuyện về đàn ông và đàn bà.
Nói tóm lại, cuộc sống vẫn tiếp diễn.
Tôi sử dụng trong cuốn sách này vài câu đã đọc được khiến tôi rất ấn tượng và có cảm hứng.
Ở trang 17, "New York là thành phố nơi ta cảm thấy như ở nhà mình khi ta không thuộc về nơi nào cả" trích trong cuốn sách của Mellisa Bank, Sách dạy săn bắn và câu cá dành cho con gái.
"Sự tình cờ, đó chính là khi Đức Chúa bí mật vi hành" ở trang 48, thường được coi là của Albert Einstein.
"Sáng hôm ấy, bóng đen của chết chóc bay lơ lửng" (trang 112) rút từ một bài báo của Bruno D. Cot và Michèle Leloup trong tờ L'Express ngày 20/09/2001.
"Phải chăng tình yêu làm người ta ngốc nghếch, hay chỉ có những kẻ ngốc mới phải lòng?" (trang 119) là một câu trích dẫn trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk 3, Tên tôi là đỏ.
Trang 120, câu mà Céline xăm lên vai là của tộc người da đỏ Yanomami, người ta có thể đọc được trong "Nỗi đau của người khác ở trong chính chúng ta", một bài báo của David Servan-Schreiber đăng trong Tạp chí Tâm lý tháng Năm năm 2004.
Trang 220, câu nói của Céline là mượn lời của Valéry Larbaud 4: "Những mối quan hệ bắt đầu bằng sâm banh và kết thúc bằng trà hoa cúc".
Cuối cùng, tôi tự cho phép mình dựa vào địa lý New York và cuốn lịch để hư cấu nên câu chuyện này.
Chú thích
1. Tựa đề một tác phẩm của Marina Tsvetaeva, nhà thơ Nga (1892-1941).
2. Paul Éluard (1895-1952), nhà thơ Pháp.
3. Orhan Pamuk, sinh năm 1952, nhà thơ, nhà văn ThổNhĩ kỳ, nhận giải Nobel Văn học năm 2006.
4. Valéry Larbaud (1881-1956), nữ nhà văn Pháp.
Tác giả :
Guillaume Musso