Triền Miên
Chương 13: Thành phố
…- Thành phố?
Những ngôi sao đó là đèn điện. Thế giới con người đã thay đổi trong giấc ngủ. Không biết bây giờ đã là thời đại nào rồi?
Hạ Vũ rời khỏi chổ ẩn nấp bấy lâu. Khác với chủ nhân, anh biết chấp nhận cuộc sống của mình. Hạ Vũ không ngồi lặng lẽ trong hang, mắt mở to chờ giấc ngủ ập xuống. Anh luôn chấp nhận thực tế, tìm cách thích nghi.
Lần này không biết bao lâu sẽ ngủ. Đành phải chờ đợi mà thôi.
Một đứa bé bỗng chạy đến bên cạnh Hạ Vũ, ngây thơ.
– Chú ơi! Cho chú nè.
Nó đặt vào tay Hạ Vũ một tờ giấy. Người phụ nữ đi cùng với nó khẽ gắt, tiếng tuy nhỏ nhưng Hạ Vũ vẫn nghe được.
– Chú đó khỏe mạnh như thế, sao con lại cho tiền chú? Nên cho ông lão đằng kia kìa!
– Nhưng mẹ ơi, chú quần áo rách hết rồi… Chú cũng dơ nữa, chắc không có nước để tắm. Ông thì sạch hơn, mặc quần áo lành.
Hạ Vũ nhìn lại mình, áo xống tả tơi, mà cũng may là nó rách nhiều rồi. Bằng không, trong dòng người ở đây, nó không giống với ai cả. Trông anh bây giờ không khác gì một kẻ ăn mày.
Đường phố đông đúc, hàng hóa treo đầy đường. Đã từng sống trong cuộc sống con người, Hạ Vũ biết muốn tồn tại thì phải hiểu rõ nơi mình đang sống, biết cư dân nơi này cần gì.
Đây là Thượng Hải năm 2010.
Thứ duy nhất ở con người không thay đổi vẫn là giá trị của vật chất. Ngày xưa là ngân lượng, bây giờ là tiền.
Lòng tin của con người ngày nay với nhau đã giảm sút nhiều. Ngày xưa dù học tập với ai, học giỏi hay không đều được đi thi rồi làm quan. Bây giờ muốn có việc làm, người ta phải có nhiều thứ khác, chứng tỏ thân phận mình…. Con người phải có giấy tờ tùy thân, bằng cấp, lý lịch phải rõ ràng.
Muốn sang nước ngoài cần phải có visa, hộ chiếu và nhiều thủ tục khác. Bù lại phương tiện di chuyển của họ rất nhanh, từ nước này sang nước khác chỉ tốn thời gian ngắn. Quả là rất thú vị. Hạ Vũ cũng muốn học cách di chuyển đó của loài người.
Nhưng càng tìm hiểu, anh lại thấy không thích đi học ở thời đại này… Có quá nhiều cái kiêng kị và nguyên tắc, hơn nữa việc giáo dục không còn xoay quanh những bài học làm người. Anh không quan tâm đến thế giới quanh mình, bởi ngay chính bản thân Hạ Vũ đã là một điều kỳ lạ cần khám phá. Việc đầu tiên là tìm cho mình một thân phận, một lý lịch rõ ràng để hòa mình vào với mọi người.
Anh bỏ không ít thời gian tìm hiểu khá kỹ các công việc để xác định cho mình một nhân thân phù hợp. Làm được cả giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, bản lý lịch ngắn gọn: Hạ Vũ, 26 tuổi, quê ở Thiên Tân, cha mẹ mất sớm, lên Thượng Hải tìm kế mưu sinh.
Ban ngày Hạ Vũ làm việc ở một tiệm mì nhỏ, nơi có ông chủ tốt bụng lần đầu tiên nhìn thấy anh đã cười: “Chú em đói bụng phải không? Ăn mì không, bác nấu cho một tô?"
Ông đến từ Tứ Xuyên, bán mì để lo cho con trai học đại học trên Bắc Kinh, chuyên ngành kinh tế. Học phí đắt, phí sinh hoạt cao, ông phải bán thêm mì buổi tối trong khi bà đi giúp việc nhà cho những gia đình bận rộn ở Thượng Hải hoa lệ này.
Nhìn thấy Hạ Vũ lui cui bưng bê, rửa chén, bác Vương vừa nêm lại nước mì, vừa cười nhẹ, hỏi anh:
– Bác trả cháu 850 tệ mỗi tháng nhé?
– Không cần đâu ạ!….Cháu cũng đâu có cần tiền.
Bác Vương nhìn sững đứa con trai trước mặt. Nó đơn thuần đến đáng ngạc nhiên. Ban đầu nó ăn mì của ông, ông không cần gì, nhưng nó lẳng lặng bưng mì ra cho khách phụ ông. Buổi tối, ông thương nó lạnh lẽo bảo ở lại tiệm, hôm sau nó lại cặm cụi giúp ông tiếp tục bưng mì.
Bà Vương về nhà, nghe ông kể đã nhẹ nhàng bảo chồng thôi thì cứ thuê nó làm việc, dù sao tuổi đã hơn 50, cũng cần có đỡ đần. Hạ Vũ rất chăm chỉ….Anh làm việc không ngơi tay, lúc bưng mì, lúc rửa bát, rảnh rỗi lại nhặt rau. Ông chỉ có mỗi việc nấu mì. Một cậu con trai tốt như vậy, ước gì…
Điện thoại reo…
– Alo… Tiệm mì Vương Ký nghe.
– Phiền bác mang sang tiệm hoa Châu Yên hai bát mì…
– Vâng!
Ông quay xuống gọi:
– Đi bưng mì đi Tiểu Vũ. Tiệm hoa Châu Yên…
-Dạ…
Tiệm hoa Châu Yên là khách quen của tiệm mì Vương Ký, chủ tiệm là một cô gái, thường xuyên sang qua ăn mì. Tuy nhiên dạo gần đây do tình hình kinh doanh khó khăn nên cô ấy ít khi ở tiệm, trông chừng là cô em gái và một nhân viên nữ, từ đó mới hay gọi ông nấu mì đem qua…Kể từ khi Hạ Vũ tới làm, dường như tần suất gọi mì càng lúc càng nhiều.
Bọn trẻ này…Bác Vương nhìn theo bóng Hạ Vũ, khẽ mỉm cười…
Những ngôi sao đó là đèn điện. Thế giới con người đã thay đổi trong giấc ngủ. Không biết bây giờ đã là thời đại nào rồi?
Hạ Vũ rời khỏi chổ ẩn nấp bấy lâu. Khác với chủ nhân, anh biết chấp nhận cuộc sống của mình. Hạ Vũ không ngồi lặng lẽ trong hang, mắt mở to chờ giấc ngủ ập xuống. Anh luôn chấp nhận thực tế, tìm cách thích nghi.
Lần này không biết bao lâu sẽ ngủ. Đành phải chờ đợi mà thôi.
Một đứa bé bỗng chạy đến bên cạnh Hạ Vũ, ngây thơ.
– Chú ơi! Cho chú nè.
Nó đặt vào tay Hạ Vũ một tờ giấy. Người phụ nữ đi cùng với nó khẽ gắt, tiếng tuy nhỏ nhưng Hạ Vũ vẫn nghe được.
– Chú đó khỏe mạnh như thế, sao con lại cho tiền chú? Nên cho ông lão đằng kia kìa!
– Nhưng mẹ ơi, chú quần áo rách hết rồi… Chú cũng dơ nữa, chắc không có nước để tắm. Ông thì sạch hơn, mặc quần áo lành.
Hạ Vũ nhìn lại mình, áo xống tả tơi, mà cũng may là nó rách nhiều rồi. Bằng không, trong dòng người ở đây, nó không giống với ai cả. Trông anh bây giờ không khác gì một kẻ ăn mày.
Đường phố đông đúc, hàng hóa treo đầy đường. Đã từng sống trong cuộc sống con người, Hạ Vũ biết muốn tồn tại thì phải hiểu rõ nơi mình đang sống, biết cư dân nơi này cần gì.
Đây là Thượng Hải năm 2010.
Thứ duy nhất ở con người không thay đổi vẫn là giá trị của vật chất. Ngày xưa là ngân lượng, bây giờ là tiền.
Lòng tin của con người ngày nay với nhau đã giảm sút nhiều. Ngày xưa dù học tập với ai, học giỏi hay không đều được đi thi rồi làm quan. Bây giờ muốn có việc làm, người ta phải có nhiều thứ khác, chứng tỏ thân phận mình…. Con người phải có giấy tờ tùy thân, bằng cấp, lý lịch phải rõ ràng.
Muốn sang nước ngoài cần phải có visa, hộ chiếu và nhiều thủ tục khác. Bù lại phương tiện di chuyển của họ rất nhanh, từ nước này sang nước khác chỉ tốn thời gian ngắn. Quả là rất thú vị. Hạ Vũ cũng muốn học cách di chuyển đó của loài người.
Nhưng càng tìm hiểu, anh lại thấy không thích đi học ở thời đại này… Có quá nhiều cái kiêng kị và nguyên tắc, hơn nữa việc giáo dục không còn xoay quanh những bài học làm người. Anh không quan tâm đến thế giới quanh mình, bởi ngay chính bản thân Hạ Vũ đã là một điều kỳ lạ cần khám phá. Việc đầu tiên là tìm cho mình một thân phận, một lý lịch rõ ràng để hòa mình vào với mọi người.
Anh bỏ không ít thời gian tìm hiểu khá kỹ các công việc để xác định cho mình một nhân thân phù hợp. Làm được cả giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, bản lý lịch ngắn gọn: Hạ Vũ, 26 tuổi, quê ở Thiên Tân, cha mẹ mất sớm, lên Thượng Hải tìm kế mưu sinh.
Ban ngày Hạ Vũ làm việc ở một tiệm mì nhỏ, nơi có ông chủ tốt bụng lần đầu tiên nhìn thấy anh đã cười: “Chú em đói bụng phải không? Ăn mì không, bác nấu cho một tô?"
Ông đến từ Tứ Xuyên, bán mì để lo cho con trai học đại học trên Bắc Kinh, chuyên ngành kinh tế. Học phí đắt, phí sinh hoạt cao, ông phải bán thêm mì buổi tối trong khi bà đi giúp việc nhà cho những gia đình bận rộn ở Thượng Hải hoa lệ này.
Nhìn thấy Hạ Vũ lui cui bưng bê, rửa chén, bác Vương vừa nêm lại nước mì, vừa cười nhẹ, hỏi anh:
– Bác trả cháu 850 tệ mỗi tháng nhé?
– Không cần đâu ạ!….Cháu cũng đâu có cần tiền.
Bác Vương nhìn sững đứa con trai trước mặt. Nó đơn thuần đến đáng ngạc nhiên. Ban đầu nó ăn mì của ông, ông không cần gì, nhưng nó lẳng lặng bưng mì ra cho khách phụ ông. Buổi tối, ông thương nó lạnh lẽo bảo ở lại tiệm, hôm sau nó lại cặm cụi giúp ông tiếp tục bưng mì.
Bà Vương về nhà, nghe ông kể đã nhẹ nhàng bảo chồng thôi thì cứ thuê nó làm việc, dù sao tuổi đã hơn 50, cũng cần có đỡ đần. Hạ Vũ rất chăm chỉ….Anh làm việc không ngơi tay, lúc bưng mì, lúc rửa bát, rảnh rỗi lại nhặt rau. Ông chỉ có mỗi việc nấu mì. Một cậu con trai tốt như vậy, ước gì…
Điện thoại reo…
– Alo… Tiệm mì Vương Ký nghe.
– Phiền bác mang sang tiệm hoa Châu Yên hai bát mì…
– Vâng!
Ông quay xuống gọi:
– Đi bưng mì đi Tiểu Vũ. Tiệm hoa Châu Yên…
-Dạ…
Tiệm hoa Châu Yên là khách quen của tiệm mì Vương Ký, chủ tiệm là một cô gái, thường xuyên sang qua ăn mì. Tuy nhiên dạo gần đây do tình hình kinh doanh khó khăn nên cô ấy ít khi ở tiệm, trông chừng là cô em gái và một nhân viên nữ, từ đó mới hay gọi ông nấu mì đem qua…Kể từ khi Hạ Vũ tới làm, dường như tần suất gọi mì càng lúc càng nhiều.
Bọn trẻ này…Bác Vương nhìn theo bóng Hạ Vũ, khẽ mỉm cười…
Tác giả :
Ngưng Văn