Trí Tuệ Đại Tống
Quyển 4 - Chương 50: Áo mới của dũng sĩ
Tô Lỗ toàn thân giáp sắt đứng giữa đường, vung trảm mã đao nhằm Cao Đàm Thịnh bổ xuống, mặc kệ đao Cao Đàm Thịnh ném tới, qua cuộc chiến lần trước hắn biết, muốn chiến đấu với kẻ này, trước tiên phải vứt bỏ tính mạng trước, nếu không chẳng có chút cơ hội nào.
Bị thanh đao đã sứt mẻ lởm chởm như cái cưa đánh vào ngực, Tô Lỗ hự một tiếng đau đớn, lùi lại hai bước, trường đao chém hụt rồi, Cao Đàm Thịnh đang định bẻ đầu giáp sĩ này thì một mũi trường thương từ dưới nách Tô Lỗ đâm ra, nhắm thẳng vào yết hầu mình, đồng thời tên đầu có cung bắn tới, Cao Đàm Thịnh đành bỏ Tô Lỗ, bắn người ra sau, trường thương rạch một đường, cứa cổ liền ba tên sĩ tốt.
Cung bật liên hồi phát ra từ một chỗ, Cao Đàm Thịnh cả kinh, đây là tiễn liên châu, mũi chân dạp đất, không lùi mà tiến, nhào vào lòng Tô Lỗ, hai tay phát lực giơ hắn lên che chắn, nhưng muộn rồi, một mũi tên bắn vào lưng Tô Lỗ, mũi tên khác bắn vào vai ông ta, đau nhói tim, mũi tên này có tới năm đường gai ngược, không phải để giết người mà đả thương người.
Trở tay rút ngay mũi tên ra, mang theo cả khối thịt lớn, kêu một tiếng tựa sói tru, ném mũi tên về phía tên tiễn thủ nấp ở góc đường, tay còn lại quơ lấy một thi thể che chắn, ông ta rất muốn giết tên tiễn thủ kia, nhưng cơ hội bỏ trốn chỉ có trong tích tắc, phóng thẳng vào cái ngõ nhỏ, thoáng chốc đã biến mất dạng.
Dã Hỏa Hoàn Xích nhắm mắt lại không nói lên lời, tướng sĩ của mình đã tận lực rồi, là lão tướng ông ta biết không nên trách quân sĩ, mà ngay lập tức hạ lệnh toàn thành giới bị, đại quân lục soát từng nhà.
Cao Đàm Thịnh ngồi trên một cái đôn gỗ, bên cạnh là lò rèn cháy hừng hực, đó là một hiệu rèn, nhi tử của thợ rèn nằm dưới đất, đầu bị Cao Đàm Thịnh dẫm lên. Thợ rèn cầm bàn là sắt nung đỏ ra, nhìn Cao Đàm Thịnh, thấy ông ta gật đầu, cắn răng dí bàn là sắt vào vết thương đang chảy máu.
Khói xanh bốc lên cùng mùi thịt cháy khét lẹt tràn ngập phòng, mặt Cao Đàm Thịnh trắng bệch, mồ hôi từ trán ròng ròng chảy xuống, gân xanh chằng chịt cổ, cùng lúc ấy tiếng người ngựa từ xa truyền tới, chẳng kịp xem thương tích, ra tay đánh ngất hai cha con thợ rèn, ông ta giết người không bao giờ nương tay, nhưng tuyệt đối không phải kẻ hiếu sát, giờ quan binh tới đây kiểm tra thấy hai thi thể hay hai người ngất xỉu thì cũng truy ra mình.
Vấn đề lớn nhất là không quen thuộc đường xá, Cao Đàm Thịnh chỉ còn một lựa chọn là đi về phía nam, về tới Đại Tống mới an toàn, thật mỉa mai làm sao.
Trên đường bỏ chạy, Cam Đàm Thịnh đã kiếm đủ thức ăn nước uống, rời phủ Tây Bình sẽ có sa mạc bốn trăm dặm, ông ta định một mình vượt sa mạc, trong sa mạc, tốc độ ngựa chưa chắc đã nhanh hơn hai chân người.
Nách ôm năm ngọn thiết thương, Cao Đàm Thịnh quan sát quân sĩ đi lại một hồi, chọn vị trí dễ đột phát nhất, nhảy lên mái nhả, liên tiếp phóng thương ra ghim vào tường thành, sau đó người như con chim lớn dẫm trường thương bay lên. Sĩ tốt trên tường thành há hốc mồm quên mất cả chuyện đầu tiên cần làm là phát tín hiệu cảnh báo, tới khi bị đâm trúng mới biết gào lên.
Phủ Tây Bình là phòng tuyến thứ hai chống lại Đại Tống, cho nên tường thành rất cao, dưới còn có sông hộ thành, nước này từ dưới cát đào ra, chảy thành con song nhỏ bao quanh thành.
Nhảy ra khỏi tường thành, Cao Đàm Thịnh cuộn mình lại thành quả cầu, lấy lưng làm lá chắn, đối phó với mưa tên sắp đổ xuống.
Tên liên tục bắn vào người, như có vô số nắm đấm đấm vào lưng, may có nhuyễn giáp cùng cơ bắp cứng như sắt, nên chống cự được, người rơi tõm xuống nước, nhanh chóng trồi lên, mắt vừa nhìn thấy bầu trời xanh bao la, chẳng hiểu vì sao, nước mắt tự động trào ra.
Quay đầu nhìn lại lưng mình, cảm giác quay về thời nhỏ, cha để lại cho mình con búp bê vải rách, nó cũng giống mình bây giờ, không dám đếm sau lưng có bao nhiêu vết thương, chỉ biết tình hình của mình rất tệ.
Nhanh, phải nhanh, nếu như không thể trốn vào sa mạc trước khi trời tối thì mọi chuyện làm trước đó đều vô ích, một cái chân đã tê dại, khả năng do mất máu quá nhiều, Cao Đàm Thịnh thấy đầu óc váng vất, đấm ngực một cái, không cho bản thân ngã xuống.
Mọi ngày thấy mặt trời trôi qua như bay, hôm nay lại lề nề không chịu lặn xuống, không có ráng chiều, chỉ có mây đen bao phủ phía mặt trời lặn, có lẽ trong sa mạc sắp có tuyết rơi.
Đằng sau có tiếng vó ngựa như sấm, hơn mười kỵ sĩ đuổi theo, Cao Đàm Thịnh biết mình không có sức đấu lại mười kỵ binh, chỉ còn cách dốc sức chạy vào sa mạc.
Có tiếng cung vang lên, Cao Đàm Thịnh cắn chặt răng, chuẩn bị đón nhận thêm thương tích, nhưng chẳng hề có cảm giác trúng tên, quay lại thì thấy có ba người tung hoành trong đám kỵ binh, thân thủ đều không kém, thoáng cái đã giết quá nửa.
Cao Đàm Thịnh không hề thấy nguy cơ đã qua, không thoát được rồi, thở dài đứng lại tích góp thể lực, đợi ba người kia.
Một lúc sau ba người kia tạo thành thế trận tam giác đi về phía Cao Đàm Thịnh.
Nhưng Cao Đàm Thịnh không có chút cơ hội nào, hai mũi tên xuyên qua đùi, biết hôm nay không thoát, nhịn đau hỏi:
- Ba vị anh hùng là ai, có thù oán gì với ta?
Một người đi lên đáp:
- Dù sao ngươi cũng là anh hùng người Tống, nên không thể chết dưới đao người Tây Hạ, nên bần đạo tới tiễn ngươi.
Cao Đàm Thịnh cười dài, cha ông ta tuy bị địch giết, nhưng thực sự hại chết là đám huynh đệ người Tống, cho nên ông ta không nhận ân tình này, cười một lúc nhận ra người kia:
- Ngươi, chủ nhân của ngươi là Vân Tranh.
- Chủ nhân của ta là quan gia Đại Tống, chủ nhân của họ mới là Vân Tranh.
- Y còn chưa chết?
Cao Đàm Thịnh rống lên:
- Đương nhiên là chưa rồi.
- Các ngươi giết bản tọa thì Vân Tranh cũng chết, y đã ăn Cực Lạc đan.
Hàn Lâm cười nhạt:
- Vân Tranh còn nói, ông là anh hùng, vốn ngàn vạn lần không nên đụng vào thứ đó, bất kể là ai có thứ đó đều phải giết sạch, từ lúc ông mang Cực Lạc đan ra thì Vân Tranh quyết giết ông cho bằng được rồi...
Không đợi Cao Đàm Thịnh nói gì thêm, Hàn Lâm lia kiếm qua, một cái đầu lâu lìa khỏi cổ:
…
Vân Tranh ngồi trong xe ngựa êm ái, lật xem thư tín Tây Hạ mà đám Hàn Lâm thu được, lịch sử quả nhiên đi trên đúng con đường vốn có, Lý Nguyên Hạo bị thương, hai ngày sau không cầm máu được mà chết, Ninh Lệnh Ca cùng mẹ mình chưa kịp khống chế phủ Hưng Khánh thì bị đại quân Một Tàng Ngoa Bàng xông vào kinh sư không có chút phòng bị nào, danh nghĩa hộ chủ bắt nghịch tử.
Một Tàng Ngoa Bàng cũng cho Ninh Lệnh Ca đủ sự tôn kính, ít nhất là tôn kính ở cách giết hắn, dùng màn lụa xanh che tầm mắt mọi người, chỉ nghe được tiếng rống cùng máu văng ra như té nước.
Lương Trà vừa tròn hai tuổi thành người thống trị mới, Một Tàng thị thành thái hậu, Một Tàng Ngoa Bàng kiêm nhiệm đại tướng, thông cáo thiên hạ, yêu cầu tướng lĩnh bên ngoài giữ bổn phận, sẽ thăng quan tiến chức, người nhà ở kinh sư sẽ không bị quấy nhiễu.
Vân Tranh không thể không bội phục thủ đoạn phi thường của Một Tàng Ngoa Bàng, hắn dùng thủ đoạn gần như vô lại nói với tướng lĩnh, nếu ngoan ngoãn thì mọi người vẫn cùng bảo vệ Tây Hạ, nếu không đường ai nấy đi, quay về cuộc sống du mục, hơn nữa lấy Thổ Phồn làm ví dụ, trọng điểm nhấn mạnh một quốc gia sụp đổ gây nên hậu quả đáng sợ thế nào.
Ta sẵn sàng giết người, các ngươi nên ngoan ngoãn, vì ta chuẩn bị tan đàn sẻ nghé rồi, đó là hàm nghĩa của Một Tàng Ngoa Bàng, đúng là bậc gian hùng cái thế.
Hầu Tử hớn hở chạy tới, chui vào trong xe Vân Tranh, báo:
- Thiếu gia, đám đạo gia giết Cao Đàm Thịnh rồi, mang đầu ông ấy về.
Vân Tranh hơi thất thần rồi buông một tiếng thở dài:
- Chôn cất tử tế đi, ta không nhìn, phải giết một người như thế chẳng thể làm người ta vui được.
Hầu Tử không hiểu vì sao thiếu gia không vui, nhưng không ảnh hưởng tới hắn vui vẻ.
Vân Tranh đặt cuộn tin trong tay xuống, cầm lấy một cuốn sách đọc, đọc rất lâu, thấy không tĩnh tâm được, nhìn ra ngoài thấy đám Hầu Tử đang đào hố trên sườn dốc, cười vui vẻ. Cát Thu Yên thì kiếm tra đầu Cao Đàm Thịnh hết lần này tới lần khác, chỉ sợ nhầm người, ông ta là con người cực kỳ đáng sợ, những người này may mắn chưa được chứng kiến những điều đó.
- Hình Thiên cùng Thiên Đế tranh cướp thần vị, Thiên Đế chém đứt đầu của Hình Thiên, chôn đầu của Hình Thiên ở núi Thường Dương. Hình Thiên liền dùng đầu vú làm mắt, dùng rốn làm miệng, một tay cầm tấm khiên một tay khua lưỡi búa lớn tiếp tục chiến đấu. Nay ta không phải hoàng đế, nhưng ông là dũng sĩ, trả cho ông thủ cấp, mong rằng hồn ông bình an về quê hương.
Khi đội xe lăn bánh thì bên đường có thêm một ngôi mộ, không bia, phần đầu chỉ có một tảng đá lớn đặt lên đánh dấu, bất kể khi còn sống oai hùng hiển hách thế nào, chế rồi cũng chỉ có ba tấc đất thôi.
***Trích đoạn từ Sơn Hải Kinh.
Bị thanh đao đã sứt mẻ lởm chởm như cái cưa đánh vào ngực, Tô Lỗ hự một tiếng đau đớn, lùi lại hai bước, trường đao chém hụt rồi, Cao Đàm Thịnh đang định bẻ đầu giáp sĩ này thì một mũi trường thương từ dưới nách Tô Lỗ đâm ra, nhắm thẳng vào yết hầu mình, đồng thời tên đầu có cung bắn tới, Cao Đàm Thịnh đành bỏ Tô Lỗ, bắn người ra sau, trường thương rạch một đường, cứa cổ liền ba tên sĩ tốt.
Cung bật liên hồi phát ra từ một chỗ, Cao Đàm Thịnh cả kinh, đây là tiễn liên châu, mũi chân dạp đất, không lùi mà tiến, nhào vào lòng Tô Lỗ, hai tay phát lực giơ hắn lên che chắn, nhưng muộn rồi, một mũi tên bắn vào lưng Tô Lỗ, mũi tên khác bắn vào vai ông ta, đau nhói tim, mũi tên này có tới năm đường gai ngược, không phải để giết người mà đả thương người.
Trở tay rút ngay mũi tên ra, mang theo cả khối thịt lớn, kêu một tiếng tựa sói tru, ném mũi tên về phía tên tiễn thủ nấp ở góc đường, tay còn lại quơ lấy một thi thể che chắn, ông ta rất muốn giết tên tiễn thủ kia, nhưng cơ hội bỏ trốn chỉ có trong tích tắc, phóng thẳng vào cái ngõ nhỏ, thoáng chốc đã biến mất dạng.
Dã Hỏa Hoàn Xích nhắm mắt lại không nói lên lời, tướng sĩ của mình đã tận lực rồi, là lão tướng ông ta biết không nên trách quân sĩ, mà ngay lập tức hạ lệnh toàn thành giới bị, đại quân lục soát từng nhà.
Cao Đàm Thịnh ngồi trên một cái đôn gỗ, bên cạnh là lò rèn cháy hừng hực, đó là một hiệu rèn, nhi tử của thợ rèn nằm dưới đất, đầu bị Cao Đàm Thịnh dẫm lên. Thợ rèn cầm bàn là sắt nung đỏ ra, nhìn Cao Đàm Thịnh, thấy ông ta gật đầu, cắn răng dí bàn là sắt vào vết thương đang chảy máu.
Khói xanh bốc lên cùng mùi thịt cháy khét lẹt tràn ngập phòng, mặt Cao Đàm Thịnh trắng bệch, mồ hôi từ trán ròng ròng chảy xuống, gân xanh chằng chịt cổ, cùng lúc ấy tiếng người ngựa từ xa truyền tới, chẳng kịp xem thương tích, ra tay đánh ngất hai cha con thợ rèn, ông ta giết người không bao giờ nương tay, nhưng tuyệt đối không phải kẻ hiếu sát, giờ quan binh tới đây kiểm tra thấy hai thi thể hay hai người ngất xỉu thì cũng truy ra mình.
Vấn đề lớn nhất là không quen thuộc đường xá, Cao Đàm Thịnh chỉ còn một lựa chọn là đi về phía nam, về tới Đại Tống mới an toàn, thật mỉa mai làm sao.
Trên đường bỏ chạy, Cam Đàm Thịnh đã kiếm đủ thức ăn nước uống, rời phủ Tây Bình sẽ có sa mạc bốn trăm dặm, ông ta định một mình vượt sa mạc, trong sa mạc, tốc độ ngựa chưa chắc đã nhanh hơn hai chân người.
Nách ôm năm ngọn thiết thương, Cao Đàm Thịnh quan sát quân sĩ đi lại một hồi, chọn vị trí dễ đột phát nhất, nhảy lên mái nhả, liên tiếp phóng thương ra ghim vào tường thành, sau đó người như con chim lớn dẫm trường thương bay lên. Sĩ tốt trên tường thành há hốc mồm quên mất cả chuyện đầu tiên cần làm là phát tín hiệu cảnh báo, tới khi bị đâm trúng mới biết gào lên.
Phủ Tây Bình là phòng tuyến thứ hai chống lại Đại Tống, cho nên tường thành rất cao, dưới còn có sông hộ thành, nước này từ dưới cát đào ra, chảy thành con song nhỏ bao quanh thành.
Nhảy ra khỏi tường thành, Cao Đàm Thịnh cuộn mình lại thành quả cầu, lấy lưng làm lá chắn, đối phó với mưa tên sắp đổ xuống.
Tên liên tục bắn vào người, như có vô số nắm đấm đấm vào lưng, may có nhuyễn giáp cùng cơ bắp cứng như sắt, nên chống cự được, người rơi tõm xuống nước, nhanh chóng trồi lên, mắt vừa nhìn thấy bầu trời xanh bao la, chẳng hiểu vì sao, nước mắt tự động trào ra.
Quay đầu nhìn lại lưng mình, cảm giác quay về thời nhỏ, cha để lại cho mình con búp bê vải rách, nó cũng giống mình bây giờ, không dám đếm sau lưng có bao nhiêu vết thương, chỉ biết tình hình của mình rất tệ.
Nhanh, phải nhanh, nếu như không thể trốn vào sa mạc trước khi trời tối thì mọi chuyện làm trước đó đều vô ích, một cái chân đã tê dại, khả năng do mất máu quá nhiều, Cao Đàm Thịnh thấy đầu óc váng vất, đấm ngực một cái, không cho bản thân ngã xuống.
Mọi ngày thấy mặt trời trôi qua như bay, hôm nay lại lề nề không chịu lặn xuống, không có ráng chiều, chỉ có mây đen bao phủ phía mặt trời lặn, có lẽ trong sa mạc sắp có tuyết rơi.
Đằng sau có tiếng vó ngựa như sấm, hơn mười kỵ sĩ đuổi theo, Cao Đàm Thịnh biết mình không có sức đấu lại mười kỵ binh, chỉ còn cách dốc sức chạy vào sa mạc.
Có tiếng cung vang lên, Cao Đàm Thịnh cắn chặt răng, chuẩn bị đón nhận thêm thương tích, nhưng chẳng hề có cảm giác trúng tên, quay lại thì thấy có ba người tung hoành trong đám kỵ binh, thân thủ đều không kém, thoáng cái đã giết quá nửa.
Cao Đàm Thịnh không hề thấy nguy cơ đã qua, không thoát được rồi, thở dài đứng lại tích góp thể lực, đợi ba người kia.
Một lúc sau ba người kia tạo thành thế trận tam giác đi về phía Cao Đàm Thịnh.
Nhưng Cao Đàm Thịnh không có chút cơ hội nào, hai mũi tên xuyên qua đùi, biết hôm nay không thoát, nhịn đau hỏi:
- Ba vị anh hùng là ai, có thù oán gì với ta?
Một người đi lên đáp:
- Dù sao ngươi cũng là anh hùng người Tống, nên không thể chết dưới đao người Tây Hạ, nên bần đạo tới tiễn ngươi.
Cao Đàm Thịnh cười dài, cha ông ta tuy bị địch giết, nhưng thực sự hại chết là đám huynh đệ người Tống, cho nên ông ta không nhận ân tình này, cười một lúc nhận ra người kia:
- Ngươi, chủ nhân của ngươi là Vân Tranh.
- Chủ nhân của ta là quan gia Đại Tống, chủ nhân của họ mới là Vân Tranh.
- Y còn chưa chết?
Cao Đàm Thịnh rống lên:
- Đương nhiên là chưa rồi.
- Các ngươi giết bản tọa thì Vân Tranh cũng chết, y đã ăn Cực Lạc đan.
Hàn Lâm cười nhạt:
- Vân Tranh còn nói, ông là anh hùng, vốn ngàn vạn lần không nên đụng vào thứ đó, bất kể là ai có thứ đó đều phải giết sạch, từ lúc ông mang Cực Lạc đan ra thì Vân Tranh quyết giết ông cho bằng được rồi...
Không đợi Cao Đàm Thịnh nói gì thêm, Hàn Lâm lia kiếm qua, một cái đầu lâu lìa khỏi cổ:
…
Vân Tranh ngồi trong xe ngựa êm ái, lật xem thư tín Tây Hạ mà đám Hàn Lâm thu được, lịch sử quả nhiên đi trên đúng con đường vốn có, Lý Nguyên Hạo bị thương, hai ngày sau không cầm máu được mà chết, Ninh Lệnh Ca cùng mẹ mình chưa kịp khống chế phủ Hưng Khánh thì bị đại quân Một Tàng Ngoa Bàng xông vào kinh sư không có chút phòng bị nào, danh nghĩa hộ chủ bắt nghịch tử.
Một Tàng Ngoa Bàng cũng cho Ninh Lệnh Ca đủ sự tôn kính, ít nhất là tôn kính ở cách giết hắn, dùng màn lụa xanh che tầm mắt mọi người, chỉ nghe được tiếng rống cùng máu văng ra như té nước.
Lương Trà vừa tròn hai tuổi thành người thống trị mới, Một Tàng thị thành thái hậu, Một Tàng Ngoa Bàng kiêm nhiệm đại tướng, thông cáo thiên hạ, yêu cầu tướng lĩnh bên ngoài giữ bổn phận, sẽ thăng quan tiến chức, người nhà ở kinh sư sẽ không bị quấy nhiễu.
Vân Tranh không thể không bội phục thủ đoạn phi thường của Một Tàng Ngoa Bàng, hắn dùng thủ đoạn gần như vô lại nói với tướng lĩnh, nếu ngoan ngoãn thì mọi người vẫn cùng bảo vệ Tây Hạ, nếu không đường ai nấy đi, quay về cuộc sống du mục, hơn nữa lấy Thổ Phồn làm ví dụ, trọng điểm nhấn mạnh một quốc gia sụp đổ gây nên hậu quả đáng sợ thế nào.
Ta sẵn sàng giết người, các ngươi nên ngoan ngoãn, vì ta chuẩn bị tan đàn sẻ nghé rồi, đó là hàm nghĩa của Một Tàng Ngoa Bàng, đúng là bậc gian hùng cái thế.
Hầu Tử hớn hở chạy tới, chui vào trong xe Vân Tranh, báo:
- Thiếu gia, đám đạo gia giết Cao Đàm Thịnh rồi, mang đầu ông ấy về.
Vân Tranh hơi thất thần rồi buông một tiếng thở dài:
- Chôn cất tử tế đi, ta không nhìn, phải giết một người như thế chẳng thể làm người ta vui được.
Hầu Tử không hiểu vì sao thiếu gia không vui, nhưng không ảnh hưởng tới hắn vui vẻ.
Vân Tranh đặt cuộn tin trong tay xuống, cầm lấy một cuốn sách đọc, đọc rất lâu, thấy không tĩnh tâm được, nhìn ra ngoài thấy đám Hầu Tử đang đào hố trên sườn dốc, cười vui vẻ. Cát Thu Yên thì kiếm tra đầu Cao Đàm Thịnh hết lần này tới lần khác, chỉ sợ nhầm người, ông ta là con người cực kỳ đáng sợ, những người này may mắn chưa được chứng kiến những điều đó.
- Hình Thiên cùng Thiên Đế tranh cướp thần vị, Thiên Đế chém đứt đầu của Hình Thiên, chôn đầu của Hình Thiên ở núi Thường Dương. Hình Thiên liền dùng đầu vú làm mắt, dùng rốn làm miệng, một tay cầm tấm khiên một tay khua lưỡi búa lớn tiếp tục chiến đấu. Nay ta không phải hoàng đế, nhưng ông là dũng sĩ, trả cho ông thủ cấp, mong rằng hồn ông bình an về quê hương.
Khi đội xe lăn bánh thì bên đường có thêm một ngôi mộ, không bia, phần đầu chỉ có một tảng đá lớn đặt lên đánh dấu, bất kể khi còn sống oai hùng hiển hách thế nào, chế rồi cũng chỉ có ba tấc đất thôi.
***Trích đoạn từ Sơn Hải Kinh.
Tác giả :
Kiết Dữ 2