Trẻ Và Vụng Về
Chương 40: Người trẻ bây giờ nghèo đến mức nào?
Hiểu bản chất của cái nghèo để thoát nghèo là việc cần làm từ khi còn trẻ.
Thế nhưng, có một sự thật phũ phàng là rất ít người thực sự ý thức được là mình nghèo đến mức nào, thật lòng mà nói, nhìn xung quanh ta thì ai cũng rất nghèo. Nhưng cũng chính bởi cái sự nghèo này, mà chúng ta đôi khi chỉ tưởng là mình nghèo tiền. Các bạn hiền đã bao giờ thực sự nghiêm túc ngồi xuống suy nghĩ, tại sao mình lại nghèo-như-thế chưa? Làm thế nào để thoát khỏi cái cảnh này? Tại sao lại có những người lại vừa giàu có, vừa đáng nể trọng, đúng ra là họ đang có cái gì trong tay vậy nhỉ?
Để có thể thoát nghèo, trước tiên phải hiểu nguyên nhân của sự nghèo. Khoan nói theo kiểu hay phân chia ở nhà như "nhất quan hệ, nhì hậu duệ", hãy nói về những thứ liên quan trực tiếp đến bản thân mình, và mình có thể làm gì để khắc phục nó. Theo các chuyên gia kinh tế trên thế giới, "sự nghèo" có thể được đo đạc bằng bốn thước đo: nghèo tiền, nghèo tri thức, nghèo sức khỏe, nghèo thời gian.
1. Chuyện nghèo tiền thì chắc mình không cần nói dài nữa, chuyện này ai cũng hiểu, bởi vì tiền là một thứ vô cùng tận, càng nhiều càng ít, chẳng bao giờ thấy đủ cả. Điều buồn cười là ở chỗ, với người có tiền, họ sẽ luôn thấy thiếu vì họ vẫn muốn hưởng thụ nhiều hơn, hoặc đầu tư nhiều hơn. Còn đối với người không có điều kiện thì khỏi phải bàn rồi, chỉ đơn thuần là lo bữa cơm cho gia đình còn khó. Cơm áo gạo tiền luôn là mối quan tâm hàng đầu với tất cả mọi người, nhưng ba cái nghèo xếp sau đó mới khiến cho vòng luẩn quẩn của "sự nghèo" kéo dài ra mãi không cách nào thoát ra được.
2. Nghèo tri thức: mình có nói, đầu tư vào bản thân mình, vào kiến thức không bao giờ là lỗ. Nhưng chính mình cũng nói, bằng cấp đôi lúc không nói lên điều gì. Đối với những người khó khăn thì chỉ đơn thuần là có được giáo dục phổ cập đã là tốt rồi. Nhưng đối với những người có cơ hội thì nhất định phải luôn trau dồi kiến thức. Bạn hiền ạ, nếu bạn có cơ hội học thêm bất cứ cái gì mới, ngôn ngữ, nghề, ngành, sửa chữa, và đặc biệt là chuyện tích cóp được vốn kinh nghiệm sống ở ngoài đời thì TUYỆT ĐỐI không bao giờ được nói không. Chuyện học có thể đôi lúc khô khan một chút, nhưng nếu bạn hiền cảm thấy "vô nghĩa" khi cứ phải "mài đũng quần" trên ghế nhà trường thì hãy thôi ngay tư tưởng đó. Trị thức là sức mạnh. Được đi học ở bất cứ đâu, học bất cứ cái gì thì đừng bỏ, trừ khi đã có một dự định học cái gì khác chắc chắn phù hợp với mình hơn. Đi học không chỉ là để học những thứ trong sách vở, mà môi trường trường học là mô hình thu nhỏ của xã hội, là nơi đầu tiên bạn học cách va chạm và nhìn người ta sống, chuyển mình trong việc đối nhân xử thế. Chỉ cần có tri thức, có hiểu biết, nhất định sẽ thoát nghèo. Và những người đã có tri thức, thì nhất định phải lan tỏa nó với những người xung quanh. "Those have the privilege to know, have the duty to act" - Albert Einstein. (Những người có đặc ân được hiểu biết, có nghiã vụ phải chia sẻ)
3. Nghèo sức khỏe: nếu chỉ nói theo góc nhìn của các nhà nghiên cứu thì chuyên trẻ em không sống được quá 5 tuổi, người người nhà nhà mắc dịch bệnh là chuyện "nghèo sức khỏe". Nhưng nghèo sức khỏe ở đây có thể là chuyện khác nữa, sau tri thức thì sự đầu tư vào y tế không bao giờ là sai lầm. Hàn Quốc, từ một nước rất nghèo và với sự đầu tư mạnh mẽ vào cả hai mảng này, giờ đã trở thành một trong những con hổ trẻ tuổi của Á châu. Thế nên các bạn sinh viên đã và đang hoặc sắp vào Y Dược, hãy tự tin lên nhé, vì cả đất nước đang trông chờ vào thành quả của các bạn hiền. Nghèo sức khỏe cũng còn phụ thuộc vào các bạn hiền nữa, không có sức khỏe thù dù có bao nhiêu kiến thức và tiền của cũng không thể nào lao động mà thoát nghèo được đâu. Nên cho dù thế nào cũng nhất định phải yêu thương giữ gìn cơ thể mình, một cơ thể khỏe mạnh là kết tụ của một tinh thần minh mẫn, tràn ngập các ý tưởng. Nhất định phải khỏe để còn tiêu tiền mình kiếm ra đó.
4. Nghèo thời gian: đối với mình thì từ khi biết đến khái niệm này, mọi góc nhìn như được chuyển sang một trang mới. Nghèo thời gian là một trong những lý do khiến cho sự nghèo cứ tiếp tục mãi, và những ngưòi đã lỡ mắc chân vào nó rồi thì không thoát ra được. Ngưòi giàu người nghèo, đều không có thời gian, một khi đã bị cuốn vào công việc, vào chuyện kiếm tiền nuôi thân rồi thì bắt buộc sẽ phải bỏ quên những đam mê, sở thích, mục tiêu từng là rất lớn trong đời. Đặc biệt là với phụ nữ, nhiều ngưòi không có khả năng để đạt được sự nghiệp và hôn nhân cũng một lúc. Hoặc là đạt được thì sẽ quên mất những ước mơ thời con gái của mình. Chuyện không có thời gian "ăn cắp" của chúng ta tri thức, sức khỏe, cơ hội và cuối cùng là tiền.
Điều thú vị nhất, của bốn khái niệm trên đó là: nghèo thời gian + tri thức + sức khoẻ sẽ dẫn đến nghèo tiền. Và tiền thì lại không thể nào mua được sức khỏe + tri thức + thời gian. Cũng thật nực cười nhỉ? Với những bạn chuẩn bị thi đại học hay đứng trước một ngã rẽ quan trọng nào đó, dù có đôi lúc bạn cảm thấy con đường phiá trước có chông chênh một chút, tuyệt vọng, chán chường, mất phương hướng thì nhất định phải nhớ lấy những điều trên nhé. Cho dù tiền có thể chưa làm ra, nhưng nhất định phải trau dồi kiến thức sống, nếu không dành cả đời nghiên cứu vì sức khỏe của cộng đồng thì chỉ cần giữ gìn cho chính bản thân mình là đã tốt lắm rồi. Và một ngày sau này có bận đến mấy, cũng phải dành vài tiếng cho bản thân mình, gặp gỡ, tạo quan hệ, đừng quên mất những gì muốn làm trong đời nhé.
Thế nhưng, có một sự thật phũ phàng là rất ít người thực sự ý thức được là mình nghèo đến mức nào, thật lòng mà nói, nhìn xung quanh ta thì ai cũng rất nghèo. Nhưng cũng chính bởi cái sự nghèo này, mà chúng ta đôi khi chỉ tưởng là mình nghèo tiền. Các bạn hiền đã bao giờ thực sự nghiêm túc ngồi xuống suy nghĩ, tại sao mình lại nghèo-như-thế chưa? Làm thế nào để thoát khỏi cái cảnh này? Tại sao lại có những người lại vừa giàu có, vừa đáng nể trọng, đúng ra là họ đang có cái gì trong tay vậy nhỉ?
Để có thể thoát nghèo, trước tiên phải hiểu nguyên nhân của sự nghèo. Khoan nói theo kiểu hay phân chia ở nhà như "nhất quan hệ, nhì hậu duệ", hãy nói về những thứ liên quan trực tiếp đến bản thân mình, và mình có thể làm gì để khắc phục nó. Theo các chuyên gia kinh tế trên thế giới, "sự nghèo" có thể được đo đạc bằng bốn thước đo: nghèo tiền, nghèo tri thức, nghèo sức khỏe, nghèo thời gian.
1. Chuyện nghèo tiền thì chắc mình không cần nói dài nữa, chuyện này ai cũng hiểu, bởi vì tiền là một thứ vô cùng tận, càng nhiều càng ít, chẳng bao giờ thấy đủ cả. Điều buồn cười là ở chỗ, với người có tiền, họ sẽ luôn thấy thiếu vì họ vẫn muốn hưởng thụ nhiều hơn, hoặc đầu tư nhiều hơn. Còn đối với người không có điều kiện thì khỏi phải bàn rồi, chỉ đơn thuần là lo bữa cơm cho gia đình còn khó. Cơm áo gạo tiền luôn là mối quan tâm hàng đầu với tất cả mọi người, nhưng ba cái nghèo xếp sau đó mới khiến cho vòng luẩn quẩn của "sự nghèo" kéo dài ra mãi không cách nào thoát ra được.
2. Nghèo tri thức: mình có nói, đầu tư vào bản thân mình, vào kiến thức không bao giờ là lỗ. Nhưng chính mình cũng nói, bằng cấp đôi lúc không nói lên điều gì. Đối với những người khó khăn thì chỉ đơn thuần là có được giáo dục phổ cập đã là tốt rồi. Nhưng đối với những người có cơ hội thì nhất định phải luôn trau dồi kiến thức. Bạn hiền ạ, nếu bạn có cơ hội học thêm bất cứ cái gì mới, ngôn ngữ, nghề, ngành, sửa chữa, và đặc biệt là chuyện tích cóp được vốn kinh nghiệm sống ở ngoài đời thì TUYỆT ĐỐI không bao giờ được nói không. Chuyện học có thể đôi lúc khô khan một chút, nhưng nếu bạn hiền cảm thấy "vô nghĩa" khi cứ phải "mài đũng quần" trên ghế nhà trường thì hãy thôi ngay tư tưởng đó. Trị thức là sức mạnh. Được đi học ở bất cứ đâu, học bất cứ cái gì thì đừng bỏ, trừ khi đã có một dự định học cái gì khác chắc chắn phù hợp với mình hơn. Đi học không chỉ là để học những thứ trong sách vở, mà môi trường trường học là mô hình thu nhỏ của xã hội, là nơi đầu tiên bạn học cách va chạm và nhìn người ta sống, chuyển mình trong việc đối nhân xử thế. Chỉ cần có tri thức, có hiểu biết, nhất định sẽ thoát nghèo. Và những người đã có tri thức, thì nhất định phải lan tỏa nó với những người xung quanh. "Those have the privilege to know, have the duty to act" - Albert Einstein. (Những người có đặc ân được hiểu biết, có nghiã vụ phải chia sẻ)
3. Nghèo sức khỏe: nếu chỉ nói theo góc nhìn của các nhà nghiên cứu thì chuyên trẻ em không sống được quá 5 tuổi, người người nhà nhà mắc dịch bệnh là chuyện "nghèo sức khỏe". Nhưng nghèo sức khỏe ở đây có thể là chuyện khác nữa, sau tri thức thì sự đầu tư vào y tế không bao giờ là sai lầm. Hàn Quốc, từ một nước rất nghèo và với sự đầu tư mạnh mẽ vào cả hai mảng này, giờ đã trở thành một trong những con hổ trẻ tuổi của Á châu. Thế nên các bạn sinh viên đã và đang hoặc sắp vào Y Dược, hãy tự tin lên nhé, vì cả đất nước đang trông chờ vào thành quả của các bạn hiền. Nghèo sức khỏe cũng còn phụ thuộc vào các bạn hiền nữa, không có sức khỏe thù dù có bao nhiêu kiến thức và tiền của cũng không thể nào lao động mà thoát nghèo được đâu. Nên cho dù thế nào cũng nhất định phải yêu thương giữ gìn cơ thể mình, một cơ thể khỏe mạnh là kết tụ của một tinh thần minh mẫn, tràn ngập các ý tưởng. Nhất định phải khỏe để còn tiêu tiền mình kiếm ra đó.
4. Nghèo thời gian: đối với mình thì từ khi biết đến khái niệm này, mọi góc nhìn như được chuyển sang một trang mới. Nghèo thời gian là một trong những lý do khiến cho sự nghèo cứ tiếp tục mãi, và những ngưòi đã lỡ mắc chân vào nó rồi thì không thoát ra được. Ngưòi giàu người nghèo, đều không có thời gian, một khi đã bị cuốn vào công việc, vào chuyện kiếm tiền nuôi thân rồi thì bắt buộc sẽ phải bỏ quên những đam mê, sở thích, mục tiêu từng là rất lớn trong đời. Đặc biệt là với phụ nữ, nhiều ngưòi không có khả năng để đạt được sự nghiệp và hôn nhân cũng một lúc. Hoặc là đạt được thì sẽ quên mất những ước mơ thời con gái của mình. Chuyện không có thời gian "ăn cắp" của chúng ta tri thức, sức khỏe, cơ hội và cuối cùng là tiền.
Điều thú vị nhất, của bốn khái niệm trên đó là: nghèo thời gian + tri thức + sức khoẻ sẽ dẫn đến nghèo tiền. Và tiền thì lại không thể nào mua được sức khỏe + tri thức + thời gian. Cũng thật nực cười nhỉ? Với những bạn chuẩn bị thi đại học hay đứng trước một ngã rẽ quan trọng nào đó, dù có đôi lúc bạn cảm thấy con đường phiá trước có chông chênh một chút, tuyệt vọng, chán chường, mất phương hướng thì nhất định phải nhớ lấy những điều trên nhé. Cho dù tiền có thể chưa làm ra, nhưng nhất định phải trau dồi kiến thức sống, nếu không dành cả đời nghiên cứu vì sức khỏe của cộng đồng thì chỉ cần giữ gìn cho chính bản thân mình là đã tốt lắm rồi. Và một ngày sau này có bận đến mấy, cũng phải dành vài tiếng cho bản thân mình, gặp gỡ, tạo quan hệ, đừng quên mất những gì muốn làm trong đời nhé.
Tác giả :
Quỳnh in Seoul