Trần Chân
Chương 2: Tân hôn
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
“Mẹ nói một đôi hài đẹp sẽ đưa con gái đi đến nơi hạnh phúc. Nhưng khi khăn đỏ che mặt giở lên, Trần Chân nhận ra rằng, thứ hạnh phúc mà mẹ nói, thật sự quá xa vời!"
Năm Thuận Thiên thứ nhất , Thần Vũ Hoàng Đế (**) dời đô về kinh thành Đại La, cũng là Thăng Long hiện nay, những vùng lân cận nhờ cung ứng hàng hóa cho triều đình mà kinh tế ngày càng phát triển. Trong số những phú hộ lúc bấy giờ, nổi tiếng nhất là nhà họ Đào ở phủ Phú Lương độc quyền cung ứng vàng và nhà họ Huỳnh ở Đông Hải chuyên cung ứng vải.
Mười hai năm trước, con gái thứ hai của nhà họ Huỳnh tiến cung. Nàng ấy nhờ dung mạo xinh đẹp, thông thạo cầm kỳ thi họa, lại có tài ăn nói nên nhanh chóng từ một Tú nữ nhỏ bé trở thành Thứ phi. Hiện nay nàng ấy là Nguyên phi, cấp bậc chốn hậu cung chỉ nhỏ hơn hoàng hậu. Nguyên phi được hoàng thượng sủng ái, nên nhà họ Huỳnh cũng được hưởng phước. Sau khi kiểm tra chất lượng vải nhà họ Huỳnh sản xuất, hoàng thượng liền hạ lệnh để nhà họ cung ứng vải cho triều đình.
Từ lúc trở thành cung ứng, nhà họ Huỳnh cho mở rộng diện tích canh tác dâu, nuôi tằm, xây dựng thêm xưởng dệt vải tạo việc làm cho người dân trong vùng. Cả lộ Hải Đông, không ai không nể mặt gọi anh cả của Nguyên phi là Huỳnh Phú một tiếng ông chủ Huỳnh.
Ông bà Huỳnh chẳng may qua đời sớm. Một tay Huỳnh Phú vừa tiếp quản sự nghiệp, lo hương khói cho cha mẹ, vừa chăm sóc đứa em út trong nhà - Huỳnh Cát. Lần này, tôi được gả cho Huỳnh Cát, còn người đàn ông đến nhà tôi dạm hỏi mấy tháng trước chính là Huỳnh Phú.
Tôi vừa ngắm sao vừa tổng hợp những gì mình biết về nhà họ Huỳnh. Đêm nay là đêm thứ ba chúng tôi lênh đênh trên biển. Hai đêm trước tôi vốn ngủ rất ngon, không hiểu sao đêm nay cứ nằm trằn trọc hoài vẫn không tài nào chợp mắt được. Có lẽ cái lành lạnh ẩm ướt của gió biển khiến tôi bứt rứt, hoặc cũng có thể do chiều ngày mai thôi là tôi đã đến nhà họ Huỳnh.
Gió ở bong thuyền thật lạnh lẽo, tôi kéo cổ áo mình chặt hơn để tránh nhiễm phong hàn. Có tiếng bước chân nhè nhẹ vang lên sau lưng, tôi đoán đó là của Nhược Lan.
Chiếc áo khoác choàng qua vai tôi nhẹ nhàng, Nhược Lan thỏ thẻ: “Cô hai, khuya rồi sao còn ra đây, không may bị bệnh thì biết làm sao?"
Tôi lại thở dài, có lẽ mấy tháng nay tôi đã thở dài cho suốt mười ba năm của mình: “Dưới thuyền ngột ngạt quá, em không ngủ được."
Nhược Lan nắm lấy tay tôi, trấn an: “Cô đang lo lắng cho ngày mai đúng không? Cô gái nào lớn lên không phải theo chồng, cô bận lòng làm chi!"
Tôi phì cười nhìn Nhược Lan. Chị ấy mặc dù lớn hơn tôi bốn tuổi nhưng chưa xuất giá thì làm sao hiểu được tâm trạng tôi lúc này. Tôi đáp lời chị - cũng như tự an ủi lấy mình: “Là phúc không phải họa, là họa thì không tránh khỏi. Em với anh Cát bên kia cũng xem như là có duyên, nếu đã là duyên thì em cũng thuận theo ý trời mà."
Nhược Lan nhìn tôi đầy ngạc nhiên: “Cô hai, dường như cô đã trưởng thành rồi!"
Tôi cũng không biết mình đã trưởng thành chưa. Tôi có gì thay đổi so với trước lúc lấy chồng đâu, cùng lắm là thêm những tiếng thở dài.
Không lâu sau tôi cùng Nhược Lan trở vào thuyền. Bên ngoài gió thổi từng cơn, sóng vỗ mạn thuyền rì rào rì rào. Biển Hải Đông không yên, hay những ngày sắp tới đây của tôi không yên?!
*
* *
Mồng tám tháng sáu, đoàn thuyền đưa dâu của tôi rốt cuộc cũng cập bến Hải Đông. Hai mươi ba chiếc thuyền đầu là của hồi môn còn thuyền tôi đến sau cùng. Lúc được bà mối dẫn lên chiếc kiệu chờ sẵn trên bờ tôi còn nghe được những tiếng xì xào xung quanh, bàn tán về đống rương to nhỏ theo tôi xuất giá. Chiếc kiệu từ từ được nâng lên, Nhược Lan đi cạnh kiệu, khe khẽ thông báo cho tôi: “Mọi người đã xuống thuyền về rồi thưa cô."
Tôi “Ừm" một tiếng rồi nghĩ đến hai mươi tư chiếc thuyền to lớn là vậy, chắc giờ cũng chỉ như những chấm nhỏ giao nhau giữa biển và trời.
Bên ngoài xôn xao tiếng chúc phúc. Những đứa trẻ chạy vòng quanh kiệu, miệng ê a mấy bài đồng dao. Khung cảnh náo nhiệt như vậy nhưng trong lòng tôi chẳng vui tí nào.
Cuối cùng kiệu cũng dừng lại. Nhược Lan hoảng hốt la lên bên tai tôi: “Cô hai ơi, không xong rồi!"
“Nói bậy bạ gì đó, mày theo mọi người ra sau phụ nhà trai chuẩn bị đi. Cô mày đã có tao lo rồi, ăn nói xúi quẩy quá đi."
Nhược Lan chưa kịp nói gì đã bị kéo đi, còn tôi thì được bà mối cẩn thận hướng dẫn bước qua lò than hồng đặt ở cổng. Miệng bà mối béo không quên lẩm nhẩm câu nói quen thuộc của bà.
“Đốt hết tà ma
Đốt luôn quỷ dữ
Lời cay ý nghiệt
Tuyệt không tàng trữ
Thành dâu nhà này
Làm tròn trách nhiệm
Sớm sinh quý tử
Kế thừa sản nghiệp"
Buổi lễ gia tiên khiến chân tôi mỏi nhừ. Tôi không biết mình đã lạy trời, lạy đất, lạy những ai, chỉ biết kết thúc buổi lễ tôi có thêm một chiếc vòng ngọc quý đeo trên tay. Lúc được đeo vòng, tôi nghe một giọng nói phụ nữ rất dịu dàng: “Đây là vòng ngọc cha mẹ chúng ta đặt làm, một bộ gồm ba chiếc. Nguyên phi giữ một chiếc, chị giữ một chiếc, bây giờ đến phiên em giữ chiếc còn lại. Từ nay em đã là người nhà họ Huỳnh rồi, nhớ phải bảo quản chiếc vòng này thật tốt để mai sau còn để lại cho con cháu nhé!"
Sau đó tôi được đưa vào phòng tân hôn chờ đợi chồng mình. Tôi vừa ngồi xuống giường chưa kịp ấm chỗ thì có tiếng mở cửa thật mạnh và tiếng người hối hả xông vào.
“Cô hai ơi, lớn chuyện rồi!" Nhược Lan vẫn lập lại câu nói như lúc chiều ở cổng. Tôi không biết chuyện nghiêm trọng thế nào mà làm một người bình tĩnh như Nhược Lan phải cả kinh như vậy.
“Chị bình tĩnh lại đi, chuyện gì mà chị hốt hoảng như vậy?" Tôi hỏi.
“Cô có biết chồng cô là ai không?" Nhược Lan úp mở.
“Là Huỳnh Cát" Tôi trả lời: “Anh ấy có gì không ổn sao?"
Nhược Lan bật khóc: “Không phải không ổn mà là không đúng rồi, chồng cô em thấy rất giống cậu Mai Xuân Phong!"
Đến lượt cổ họng tôi nghẹn cứng khi nghe thông tin này. Làm sao lại có chuyện hoang đường như vậy được: “Chị nhìn có kỹ không, biết đâu là người giống người thì sao?"
Đúng rồi, người giống người, trên thế gian này đâu thiếu những chuyện như vậy.
Nhược Lan vẫn nước mắt ngắn dài trả lời tôi: “Không nhầm được đâu, lúc chiều trông thấy em cậu em mỉm cười với em, chắc chắn là cậu Phong rồi cô ơi!"
Tôi nghe Nhược Lan nói mà cảm thấy như trời đất sụp đổ xuống chân mình. Nếu chuyện là như vậy thật thì không ổn rồi. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh, nói với Nhược Lan: “Chị ra ngoài ấy kêu ảnh vào đây đi."
Nhược Lan lắc đầu: “Không được, cậu còn bận tiếp khách, mỗi lần em đến gần là bị đuổi ra."
Tôi ngồi phịch xuống giường, đưa tay lên xoa lấy trán mình, đầu tôi nhức như ngàn nhát búa bổ vào.
“Chị Lan tạm thời ra ngoài đi. Chốc nữa anh ấy cũng sẽ vào đây. Đến lúc ấy chúng em sẽ giải quyết chuyện này. Bây giờ chị có lo lắng cũng không có ích gì."
Nhược Lan nghe lời tôi trở ra ngoài, còn tôi thì ngồi xuống ghế, thầm nghĩ xem chốc nữa Xuân Phong vào đây tôi phải phản ứng như thế nào. Tại sao từ anh kết nghĩa của tôi Mai Xuân Phong lại biến thành chồng tôi Huỳnh Cát?
Có tiếng bước chân chập choạng nơi cửa. Tiếng chúc mừng lại vang lên: “Đêm xuân đáng giá ngàn vàng, anh Cát hôm nay là người hạnh phúc nhất rồi, mau vào với vợ đi nhé!"
Tôi vội vã ngồi lại giường, không quên với lấy tấm khăn đỏ đội lên đầu mình.
Anh ngồi xuống cạnh tôi. Tôi càng xiết chặt chiếc khăn đang cầm trên tay.
Anh nắm lấy tay tôi. Tôi hoảng sợ giật tay lại, cố giấu thật sâu trong tay áo.
Anh phì cười, đứng lên chuẩn bị giở khăn che mặt của tôi lên.
Nụ cười hạnh phúc trên môi anh cứng dần rồi biến mất. Ngay cả tôi đã được Nhược Lan thông báo trước vẫn không tránh khỏi giật mình.
“Ngươi… là ai?" Anh ta giận dữ túm lấy cổ áo lôi tôi đứng lên. Gương mặt tôi lúc đó chắc hoảng loạn lắm, nếu không anh đã không kịp nhận ra mình thô lỗ mà buông cổ áo tôi ra: “Ngươi… rốt cuộc là nam – hay – nữ?"
“Em là nữ, cũng chính là Trần Chân. Chị ấy là chị họ em, Trần Tú Bình." Tôi cố gắng trả lời rõ ràng nhất để anh hiểu. Tôi không biết anh có thật sự hiểu không mà lại bỏ đi không hỏi thêm điều gì nữa. Tôi đoán anh ấy đi tìm Tú Bình. Nhưng anh có biết hiện tại chị ấy ở đâu hay không? Rồi từ đây đến Diễn Châu cũng mất mấy ngày, chẳng lẽ anh ấy định đi ngay trong đêm nay? Tôi cứ mải mê suy nghĩ mọi chuyện cho đến khi Nhược Lan chạy vào, lo lắng nắm lấy tay tôi: “Cô hai…"
Đêm đó gia đinh trong phủ nhốn nháo đi tìm cậu ba. Không ai bảo ai nhưng tôi có cảm giác mọi người đều nhìn tôi nghi hoặc. Anh cả thấy vậy nên kêu Nhược Lan đưa tôi trở về phòng.
Đêm đó cả nhà họ Huỳnh không ai ngủ được. Tôi nhìn mấy đĩa bánh hỷ, bình rượu mừng còn yên vị trên bàn mà không khỏi chạnh lòng. Từ lúc cha thông báo sẽ gả tôi đi, chưa bao giờ tôi suy nghĩ ra đêm tân hôn của mình sẽ trở nên thê thảm như thế này!
Ngoài sân tờ mờ sáng, con gà trống từ đâu cất tiếng gáy dõng dạc cũng là lúc Tiểu Xuân báo với tôi Huỳnh Cát đã quay về.
*
* *
Huỳnh Cát không tự về mà là được khiêng về. Tôi lo lắng chạy qua phòng riêng của anh để xem nhưng bị một nàng hầu bên nhà này cản lại: “Dạ thưa mợ, cậu ba chỉ bị ngất thôi. Mợ cứ về phòng nghỉ ngơi, ở đây có tôi chăm sóc cậu rồi."
Trên đường đi, Tiểu Xuân luôn miệng càu nhàu: “Tôi tớ nhà này thiệt không biết lớn nhỏ, đến cô hai gả vào làm mợ ba mà cũng không xem ra gì. Sao cô hai có thể đi như vậy, nếu là em em đã dạy dỗ cho ả đó biết mặt."
Nhược Lan quay qua trách Tiểu Xuân: “Mày thấy mọi chuyện chưa đủ rối ren hay sao mà còn châm dầu vào lửa?".
Tiểu Xuân im lặng nhưng có vẻ không phục. Tôi không trách nàng ấy vì nàng ấy chỉ muốn bênh vực tôi. Mà tôi lại càng không trách cô hầu lúc nãy vì thật ra ả cũng cũng chỉ muốn bênh vực chủ nhân mình.
Tiểu Hạ thông báo với tôi anh cả Huỳnh Phú và vợ đang ở nhà khách cùng với tên gia đinh đưa anh Cát về đây. Tôi liền đi đến đó.
Lúc tôi đến anh chị cả đang ngồi nghe tên gia đinh ấy kể chuyện gì đấy. Tiểu Hạ nói với tôi hắn tên Mười – là đầy tớ thân cận của anh Cát. Mười đứng khoanh tay giữa sảnh, thấy tôi vào vội vã khom lưng chào. Chị cả ra hiệu cho tôi ngồi xuống ghế.
Mười lại tiếp tục câu chuyện: “Bẩm ông, con đuổi theo cậu ba ra tới bến thuyền để ngăn cản cậu liền bị cậu đánh cho một trận, rồi cậu leo lên thuyền, con bất chấp liều mình nhảy xuống sông bơi theo cậu. Lần này cậu lại định đánh con nhưng con cản lại. Lúc ấy con có lỡ đụng nhẹ vô cậu, thế là cậu ngất ra, nên con khiêng cậu về đây."
Anh cả liếc Mười: “Cậu ngất mà mày kêu đụng nhẹ? Rồi bây giờ cậu đâu? Liệu có bị làm sao không?"
Mười thành thật nói tiếp: “Dạ con đưa cậu vô phòng rồi, hiện tại Xuân Mai đang chăm sóc cho cậu. Cái vụ đánh ngất đó con đánh thằng Dần hoài nên không sao đâu ông. Ngủ xong một giấc là tỉnh dậy như chưa xảy ra chuyện gì. Thiệt cho con mấy cái mạng con cũng không dám làm cậu bị chút thương tổn nào đâu."
Anh cả nghe xong gật gù rồi cho Mười ra sau tắm rửa nghỉ ngơi. Nhưng hắn vẫn còn đứng đó, vẻ mặt đắn đo có điều khó nói. Tôi nhìn kĩ Mười, hắn cho dáng dấp cao ráo khỏe mạnh, chỉ có hai con mắt thâm quầng có lẽ vì cả đêm qua chưa được ngủ. Cũng may hắn đưa được anh Cát về đây, chứ nếu anh lên thuyền xuôi về Hải Đông thật chắc giờ này tên Mười ấy không biết như thế nào? Quay về hay ngốc nghếch bơi theo rồi làm mồi cho cá ngoài biền khơi!
Chị cả thấy hắn còn lưỡng lự nên hỏi: “Sao mày không đi đi còn đứng ngẩn ra đó làm gì?"
Hắn ậm ừ đôi chốc rồi cuối cùng quyết định nói huỵch toẹt ra: “Dạ bẩm bà… con nói chuyện này, nhưng ông bà hứa đừng la con… Số là lúc cậu đi cậu cưỡi một con ngựa, con cũng đuổi theo bằng một con ngựa. Ra tới bến thuyền cậu bỏ ngựa tại đó, con cũng bỏ ngựa bơi theo cậu. Lúc con đưa cậu vô bờ thì chỉ còn một con ngựa, con kia đâu mất tiêu. Ông bà tha cho con, đừng có trừ tiền công tháng này của con!"
Tôi mím môi cố gắng không cười trước sự thật thà của Mười. Nhưng sau lưng, tôi có thể nghe thấy một tiếng cười nhỏ của Tiểu Xuân và tiếng hắng giọng của Nhược Lan. Chỉ có anh cả là đăm đăm khó chịu. Sau khi cho nô bộc giải tán bớt, anh quay sang hỏi tôi: “Rốt cuộc đêm qua giữa hai đứa đã xảy ra chuyện gì?"
Tôi cúi đầu, suy nghĩ xem mình nên nói thể nào cho anh cả dễ hiểu chuyện xảy ra đêm qua. Chị cả thấy vậy tưởng tôi có điều khó nói nên nắm lấy tay tôi, vỗ về: “Em dâu à, bây giờ chúng ta đã là người một nhà rồi, nếu có gì khúc mắc em nên nói ra để anh chị có thể giúp em nghĩ cách giải quyết. Em cứ im lặng như vậy, nhiều khi thiệt thòi là em nhưng không ai có thể thấu hiểu cho em."
Cuối cùng tôi quyết định sẽ không nói gì trong lúc này: “Anh cả, chị cả, không phải em không muốn nói mà là bản thân em cũng có điều chưa tận tường. Hay anh chị đợi đến khi anh Cát tỉnh lại, chúng em sẽ giải thích chuyện này với anh chị, có được không ạ?"
Vợ chồng anh cả nghe vậy cũng không gượng ép tôi. Nhược Lan đưa tôi về phòng nghỉ ngơi. Sau đó chị cả sai người mang cho tôi bát cháo. Miệng tôi nhạt thếch nhưng vẫn cố gắng ăn để không phụ lòng chị. Vừa mới múc được vài muỗng, lại có gia nhân thông báo rằng anh Cát đã tỉnh lại, mọi người hiện đang tập trung ở nhà trên.
__________
Chú thích
Năm 1010;
(**) Niên hiệu hoàng đế Lý Thái Tổ.
“Mẹ nói một đôi hài đẹp sẽ đưa con gái đi đến nơi hạnh phúc. Nhưng khi khăn đỏ che mặt giở lên, Trần Chân nhận ra rằng, thứ hạnh phúc mà mẹ nói, thật sự quá xa vời!"
Năm Thuận Thiên thứ nhất , Thần Vũ Hoàng Đế (**) dời đô về kinh thành Đại La, cũng là Thăng Long hiện nay, những vùng lân cận nhờ cung ứng hàng hóa cho triều đình mà kinh tế ngày càng phát triển. Trong số những phú hộ lúc bấy giờ, nổi tiếng nhất là nhà họ Đào ở phủ Phú Lương độc quyền cung ứng vàng và nhà họ Huỳnh ở Đông Hải chuyên cung ứng vải.
Mười hai năm trước, con gái thứ hai của nhà họ Huỳnh tiến cung. Nàng ấy nhờ dung mạo xinh đẹp, thông thạo cầm kỳ thi họa, lại có tài ăn nói nên nhanh chóng từ một Tú nữ nhỏ bé trở thành Thứ phi. Hiện nay nàng ấy là Nguyên phi, cấp bậc chốn hậu cung chỉ nhỏ hơn hoàng hậu. Nguyên phi được hoàng thượng sủng ái, nên nhà họ Huỳnh cũng được hưởng phước. Sau khi kiểm tra chất lượng vải nhà họ Huỳnh sản xuất, hoàng thượng liền hạ lệnh để nhà họ cung ứng vải cho triều đình.
Từ lúc trở thành cung ứng, nhà họ Huỳnh cho mở rộng diện tích canh tác dâu, nuôi tằm, xây dựng thêm xưởng dệt vải tạo việc làm cho người dân trong vùng. Cả lộ Hải Đông, không ai không nể mặt gọi anh cả của Nguyên phi là Huỳnh Phú một tiếng ông chủ Huỳnh.
Ông bà Huỳnh chẳng may qua đời sớm. Một tay Huỳnh Phú vừa tiếp quản sự nghiệp, lo hương khói cho cha mẹ, vừa chăm sóc đứa em út trong nhà - Huỳnh Cát. Lần này, tôi được gả cho Huỳnh Cát, còn người đàn ông đến nhà tôi dạm hỏi mấy tháng trước chính là Huỳnh Phú.
Tôi vừa ngắm sao vừa tổng hợp những gì mình biết về nhà họ Huỳnh. Đêm nay là đêm thứ ba chúng tôi lênh đênh trên biển. Hai đêm trước tôi vốn ngủ rất ngon, không hiểu sao đêm nay cứ nằm trằn trọc hoài vẫn không tài nào chợp mắt được. Có lẽ cái lành lạnh ẩm ướt của gió biển khiến tôi bứt rứt, hoặc cũng có thể do chiều ngày mai thôi là tôi đã đến nhà họ Huỳnh.
Gió ở bong thuyền thật lạnh lẽo, tôi kéo cổ áo mình chặt hơn để tránh nhiễm phong hàn. Có tiếng bước chân nhè nhẹ vang lên sau lưng, tôi đoán đó là của Nhược Lan.
Chiếc áo khoác choàng qua vai tôi nhẹ nhàng, Nhược Lan thỏ thẻ: “Cô hai, khuya rồi sao còn ra đây, không may bị bệnh thì biết làm sao?"
Tôi lại thở dài, có lẽ mấy tháng nay tôi đã thở dài cho suốt mười ba năm của mình: “Dưới thuyền ngột ngạt quá, em không ngủ được."
Nhược Lan nắm lấy tay tôi, trấn an: “Cô đang lo lắng cho ngày mai đúng không? Cô gái nào lớn lên không phải theo chồng, cô bận lòng làm chi!"
Tôi phì cười nhìn Nhược Lan. Chị ấy mặc dù lớn hơn tôi bốn tuổi nhưng chưa xuất giá thì làm sao hiểu được tâm trạng tôi lúc này. Tôi đáp lời chị - cũng như tự an ủi lấy mình: “Là phúc không phải họa, là họa thì không tránh khỏi. Em với anh Cát bên kia cũng xem như là có duyên, nếu đã là duyên thì em cũng thuận theo ý trời mà."
Nhược Lan nhìn tôi đầy ngạc nhiên: “Cô hai, dường như cô đã trưởng thành rồi!"
Tôi cũng không biết mình đã trưởng thành chưa. Tôi có gì thay đổi so với trước lúc lấy chồng đâu, cùng lắm là thêm những tiếng thở dài.
Không lâu sau tôi cùng Nhược Lan trở vào thuyền. Bên ngoài gió thổi từng cơn, sóng vỗ mạn thuyền rì rào rì rào. Biển Hải Đông không yên, hay những ngày sắp tới đây của tôi không yên?!
*
* *
Mồng tám tháng sáu, đoàn thuyền đưa dâu của tôi rốt cuộc cũng cập bến Hải Đông. Hai mươi ba chiếc thuyền đầu là của hồi môn còn thuyền tôi đến sau cùng. Lúc được bà mối dẫn lên chiếc kiệu chờ sẵn trên bờ tôi còn nghe được những tiếng xì xào xung quanh, bàn tán về đống rương to nhỏ theo tôi xuất giá. Chiếc kiệu từ từ được nâng lên, Nhược Lan đi cạnh kiệu, khe khẽ thông báo cho tôi: “Mọi người đã xuống thuyền về rồi thưa cô."
Tôi “Ừm" một tiếng rồi nghĩ đến hai mươi tư chiếc thuyền to lớn là vậy, chắc giờ cũng chỉ như những chấm nhỏ giao nhau giữa biển và trời.
Bên ngoài xôn xao tiếng chúc phúc. Những đứa trẻ chạy vòng quanh kiệu, miệng ê a mấy bài đồng dao. Khung cảnh náo nhiệt như vậy nhưng trong lòng tôi chẳng vui tí nào.
Cuối cùng kiệu cũng dừng lại. Nhược Lan hoảng hốt la lên bên tai tôi: “Cô hai ơi, không xong rồi!"
“Nói bậy bạ gì đó, mày theo mọi người ra sau phụ nhà trai chuẩn bị đi. Cô mày đã có tao lo rồi, ăn nói xúi quẩy quá đi."
Nhược Lan chưa kịp nói gì đã bị kéo đi, còn tôi thì được bà mối cẩn thận hướng dẫn bước qua lò than hồng đặt ở cổng. Miệng bà mối béo không quên lẩm nhẩm câu nói quen thuộc của bà.
“Đốt hết tà ma
Đốt luôn quỷ dữ
Lời cay ý nghiệt
Tuyệt không tàng trữ
Thành dâu nhà này
Làm tròn trách nhiệm
Sớm sinh quý tử
Kế thừa sản nghiệp"
Buổi lễ gia tiên khiến chân tôi mỏi nhừ. Tôi không biết mình đã lạy trời, lạy đất, lạy những ai, chỉ biết kết thúc buổi lễ tôi có thêm một chiếc vòng ngọc quý đeo trên tay. Lúc được đeo vòng, tôi nghe một giọng nói phụ nữ rất dịu dàng: “Đây là vòng ngọc cha mẹ chúng ta đặt làm, một bộ gồm ba chiếc. Nguyên phi giữ một chiếc, chị giữ một chiếc, bây giờ đến phiên em giữ chiếc còn lại. Từ nay em đã là người nhà họ Huỳnh rồi, nhớ phải bảo quản chiếc vòng này thật tốt để mai sau còn để lại cho con cháu nhé!"
Sau đó tôi được đưa vào phòng tân hôn chờ đợi chồng mình. Tôi vừa ngồi xuống giường chưa kịp ấm chỗ thì có tiếng mở cửa thật mạnh và tiếng người hối hả xông vào.
“Cô hai ơi, lớn chuyện rồi!" Nhược Lan vẫn lập lại câu nói như lúc chiều ở cổng. Tôi không biết chuyện nghiêm trọng thế nào mà làm một người bình tĩnh như Nhược Lan phải cả kinh như vậy.
“Chị bình tĩnh lại đi, chuyện gì mà chị hốt hoảng như vậy?" Tôi hỏi.
“Cô có biết chồng cô là ai không?" Nhược Lan úp mở.
“Là Huỳnh Cát" Tôi trả lời: “Anh ấy có gì không ổn sao?"
Nhược Lan bật khóc: “Không phải không ổn mà là không đúng rồi, chồng cô em thấy rất giống cậu Mai Xuân Phong!"
Đến lượt cổ họng tôi nghẹn cứng khi nghe thông tin này. Làm sao lại có chuyện hoang đường như vậy được: “Chị nhìn có kỹ không, biết đâu là người giống người thì sao?"
Đúng rồi, người giống người, trên thế gian này đâu thiếu những chuyện như vậy.
Nhược Lan vẫn nước mắt ngắn dài trả lời tôi: “Không nhầm được đâu, lúc chiều trông thấy em cậu em mỉm cười với em, chắc chắn là cậu Phong rồi cô ơi!"
Tôi nghe Nhược Lan nói mà cảm thấy như trời đất sụp đổ xuống chân mình. Nếu chuyện là như vậy thật thì không ổn rồi. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh, nói với Nhược Lan: “Chị ra ngoài ấy kêu ảnh vào đây đi."
Nhược Lan lắc đầu: “Không được, cậu còn bận tiếp khách, mỗi lần em đến gần là bị đuổi ra."
Tôi ngồi phịch xuống giường, đưa tay lên xoa lấy trán mình, đầu tôi nhức như ngàn nhát búa bổ vào.
“Chị Lan tạm thời ra ngoài đi. Chốc nữa anh ấy cũng sẽ vào đây. Đến lúc ấy chúng em sẽ giải quyết chuyện này. Bây giờ chị có lo lắng cũng không có ích gì."
Nhược Lan nghe lời tôi trở ra ngoài, còn tôi thì ngồi xuống ghế, thầm nghĩ xem chốc nữa Xuân Phong vào đây tôi phải phản ứng như thế nào. Tại sao từ anh kết nghĩa của tôi Mai Xuân Phong lại biến thành chồng tôi Huỳnh Cát?
Có tiếng bước chân chập choạng nơi cửa. Tiếng chúc mừng lại vang lên: “Đêm xuân đáng giá ngàn vàng, anh Cát hôm nay là người hạnh phúc nhất rồi, mau vào với vợ đi nhé!"
Tôi vội vã ngồi lại giường, không quên với lấy tấm khăn đỏ đội lên đầu mình.
Anh ngồi xuống cạnh tôi. Tôi càng xiết chặt chiếc khăn đang cầm trên tay.
Anh nắm lấy tay tôi. Tôi hoảng sợ giật tay lại, cố giấu thật sâu trong tay áo.
Anh phì cười, đứng lên chuẩn bị giở khăn che mặt của tôi lên.
Nụ cười hạnh phúc trên môi anh cứng dần rồi biến mất. Ngay cả tôi đã được Nhược Lan thông báo trước vẫn không tránh khỏi giật mình.
“Ngươi… là ai?" Anh ta giận dữ túm lấy cổ áo lôi tôi đứng lên. Gương mặt tôi lúc đó chắc hoảng loạn lắm, nếu không anh đã không kịp nhận ra mình thô lỗ mà buông cổ áo tôi ra: “Ngươi… rốt cuộc là nam – hay – nữ?"
“Em là nữ, cũng chính là Trần Chân. Chị ấy là chị họ em, Trần Tú Bình." Tôi cố gắng trả lời rõ ràng nhất để anh hiểu. Tôi không biết anh có thật sự hiểu không mà lại bỏ đi không hỏi thêm điều gì nữa. Tôi đoán anh ấy đi tìm Tú Bình. Nhưng anh có biết hiện tại chị ấy ở đâu hay không? Rồi từ đây đến Diễn Châu cũng mất mấy ngày, chẳng lẽ anh ấy định đi ngay trong đêm nay? Tôi cứ mải mê suy nghĩ mọi chuyện cho đến khi Nhược Lan chạy vào, lo lắng nắm lấy tay tôi: “Cô hai…"
Đêm đó gia đinh trong phủ nhốn nháo đi tìm cậu ba. Không ai bảo ai nhưng tôi có cảm giác mọi người đều nhìn tôi nghi hoặc. Anh cả thấy vậy nên kêu Nhược Lan đưa tôi trở về phòng.
Đêm đó cả nhà họ Huỳnh không ai ngủ được. Tôi nhìn mấy đĩa bánh hỷ, bình rượu mừng còn yên vị trên bàn mà không khỏi chạnh lòng. Từ lúc cha thông báo sẽ gả tôi đi, chưa bao giờ tôi suy nghĩ ra đêm tân hôn của mình sẽ trở nên thê thảm như thế này!
Ngoài sân tờ mờ sáng, con gà trống từ đâu cất tiếng gáy dõng dạc cũng là lúc Tiểu Xuân báo với tôi Huỳnh Cát đã quay về.
*
* *
Huỳnh Cát không tự về mà là được khiêng về. Tôi lo lắng chạy qua phòng riêng của anh để xem nhưng bị một nàng hầu bên nhà này cản lại: “Dạ thưa mợ, cậu ba chỉ bị ngất thôi. Mợ cứ về phòng nghỉ ngơi, ở đây có tôi chăm sóc cậu rồi."
Trên đường đi, Tiểu Xuân luôn miệng càu nhàu: “Tôi tớ nhà này thiệt không biết lớn nhỏ, đến cô hai gả vào làm mợ ba mà cũng không xem ra gì. Sao cô hai có thể đi như vậy, nếu là em em đã dạy dỗ cho ả đó biết mặt."
Nhược Lan quay qua trách Tiểu Xuân: “Mày thấy mọi chuyện chưa đủ rối ren hay sao mà còn châm dầu vào lửa?".
Tiểu Xuân im lặng nhưng có vẻ không phục. Tôi không trách nàng ấy vì nàng ấy chỉ muốn bênh vực tôi. Mà tôi lại càng không trách cô hầu lúc nãy vì thật ra ả cũng cũng chỉ muốn bênh vực chủ nhân mình.
Tiểu Hạ thông báo với tôi anh cả Huỳnh Phú và vợ đang ở nhà khách cùng với tên gia đinh đưa anh Cát về đây. Tôi liền đi đến đó.
Lúc tôi đến anh chị cả đang ngồi nghe tên gia đinh ấy kể chuyện gì đấy. Tiểu Hạ nói với tôi hắn tên Mười – là đầy tớ thân cận của anh Cát. Mười đứng khoanh tay giữa sảnh, thấy tôi vào vội vã khom lưng chào. Chị cả ra hiệu cho tôi ngồi xuống ghế.
Mười lại tiếp tục câu chuyện: “Bẩm ông, con đuổi theo cậu ba ra tới bến thuyền để ngăn cản cậu liền bị cậu đánh cho một trận, rồi cậu leo lên thuyền, con bất chấp liều mình nhảy xuống sông bơi theo cậu. Lần này cậu lại định đánh con nhưng con cản lại. Lúc ấy con có lỡ đụng nhẹ vô cậu, thế là cậu ngất ra, nên con khiêng cậu về đây."
Anh cả liếc Mười: “Cậu ngất mà mày kêu đụng nhẹ? Rồi bây giờ cậu đâu? Liệu có bị làm sao không?"
Mười thành thật nói tiếp: “Dạ con đưa cậu vô phòng rồi, hiện tại Xuân Mai đang chăm sóc cho cậu. Cái vụ đánh ngất đó con đánh thằng Dần hoài nên không sao đâu ông. Ngủ xong một giấc là tỉnh dậy như chưa xảy ra chuyện gì. Thiệt cho con mấy cái mạng con cũng không dám làm cậu bị chút thương tổn nào đâu."
Anh cả nghe xong gật gù rồi cho Mười ra sau tắm rửa nghỉ ngơi. Nhưng hắn vẫn còn đứng đó, vẻ mặt đắn đo có điều khó nói. Tôi nhìn kĩ Mười, hắn cho dáng dấp cao ráo khỏe mạnh, chỉ có hai con mắt thâm quầng có lẽ vì cả đêm qua chưa được ngủ. Cũng may hắn đưa được anh Cát về đây, chứ nếu anh lên thuyền xuôi về Hải Đông thật chắc giờ này tên Mười ấy không biết như thế nào? Quay về hay ngốc nghếch bơi theo rồi làm mồi cho cá ngoài biền khơi!
Chị cả thấy hắn còn lưỡng lự nên hỏi: “Sao mày không đi đi còn đứng ngẩn ra đó làm gì?"
Hắn ậm ừ đôi chốc rồi cuối cùng quyết định nói huỵch toẹt ra: “Dạ bẩm bà… con nói chuyện này, nhưng ông bà hứa đừng la con… Số là lúc cậu đi cậu cưỡi một con ngựa, con cũng đuổi theo bằng một con ngựa. Ra tới bến thuyền cậu bỏ ngựa tại đó, con cũng bỏ ngựa bơi theo cậu. Lúc con đưa cậu vô bờ thì chỉ còn một con ngựa, con kia đâu mất tiêu. Ông bà tha cho con, đừng có trừ tiền công tháng này của con!"
Tôi mím môi cố gắng không cười trước sự thật thà của Mười. Nhưng sau lưng, tôi có thể nghe thấy một tiếng cười nhỏ của Tiểu Xuân và tiếng hắng giọng của Nhược Lan. Chỉ có anh cả là đăm đăm khó chịu. Sau khi cho nô bộc giải tán bớt, anh quay sang hỏi tôi: “Rốt cuộc đêm qua giữa hai đứa đã xảy ra chuyện gì?"
Tôi cúi đầu, suy nghĩ xem mình nên nói thể nào cho anh cả dễ hiểu chuyện xảy ra đêm qua. Chị cả thấy vậy tưởng tôi có điều khó nói nên nắm lấy tay tôi, vỗ về: “Em dâu à, bây giờ chúng ta đã là người một nhà rồi, nếu có gì khúc mắc em nên nói ra để anh chị có thể giúp em nghĩ cách giải quyết. Em cứ im lặng như vậy, nhiều khi thiệt thòi là em nhưng không ai có thể thấu hiểu cho em."
Cuối cùng tôi quyết định sẽ không nói gì trong lúc này: “Anh cả, chị cả, không phải em không muốn nói mà là bản thân em cũng có điều chưa tận tường. Hay anh chị đợi đến khi anh Cát tỉnh lại, chúng em sẽ giải thích chuyện này với anh chị, có được không ạ?"
Vợ chồng anh cả nghe vậy cũng không gượng ép tôi. Nhược Lan đưa tôi về phòng nghỉ ngơi. Sau đó chị cả sai người mang cho tôi bát cháo. Miệng tôi nhạt thếch nhưng vẫn cố gắng ăn để không phụ lòng chị. Vừa mới múc được vài muỗng, lại có gia nhân thông báo rằng anh Cát đã tỉnh lại, mọi người hiện đang tập trung ở nhà trên.
__________
Chú thích
Năm 1010;
(**) Niên hiệu hoàng đế Lý Thái Tổ.
Tác giả :
Búp Bê