Trâm – Nữ Hoạn Quan
Chương 5: Vàng say tím đắm
Vương Nhược nhà họ Vương Lang Gia trở thành vương phi tương lai của Quỳ vương phủ.
Tin này chẳng mấy chốc đã lan khắp kinh thành, người trong kinh đều nói, nhà họ Vương chỉ trong mấy năm đã có hai hoàng hậu một vương phi, quả là rạng rỡ tổ tông.
Hoàng Tử Hà núp dưới cái tên Dương Sùng Cổ, vận bộ đồ hoạn quan, theo sau đoàn đưa sính lễ trùng trùng điệp điệp băng qua quá nửa thành Trường An, vừa đi vừa thong thả nghe mọi người bàn tán.
Cô sờ tay lên mặt, hôm nay trước lúc ra cửa cô đã phát hiện mặt mũi mình hồng hào quá, hẳn là vì gần đây nghỉ ngơi nhiều, đành chạy tới chỗ thị nữ trong vương phủ bịa chuyện xin một ít phấn vàng về xoa lên mặt để làm da vàng vọt đi. Bởi lẽ hôm nay cô phải tới dinh thự họ Vương Lang Gia ở kinh thành, rất có thể sẽ chạm mặt vị hôn phu khi trước – mà thực ra đến giờ vẫn chưa chính thức hủy hôn. Vương Uẩn.
Tuy hai người chưa từng chính thức gặp nhau, như lời Ngạc vương Lý Nhuận thì y mới chỉ lén trông thấy một bên mặt cô từ tận ba năm trước, song cẩn thận vẫn hơn, không thể không phòng bị. Lòng cô đã quyết, từ nay về sau, phấn vàng chính là vật thiết yếu mỗi khi ra cửa.
Trong việc hôn nhân chú trọng sáu lễ(*). Nạp thái, vấn danh và nạp cát đều đã xong xuôi, bởi thế hôm nay cô theo đoàn đến để nạp trưng, cũng tức là đưa sính lễ.
(*) Theo quan niệm hôn nhân cổ, để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ sau:
- Lễ nạp thái, sau khi bàn bạc, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
- Lễ vấn danh, là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
- Lễ nạp cát, lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi thì lấy được nhau, nếu xung khắc tuổi thì thôi.
- Lễ nạp tệ (hay nạp trưng), là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
- Lễ thỉnh kỳ, là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
- Lễ thân nghênh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới), đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Họ Vương Lang Gia là dòng dõi cao sang bậc nhất, dinh thự xây dựng ở kinh thành hết sức xa hoa lộng lẫy. Bảy ngôi đình viện, hai vườn hoa ở phía Đông và Tây, nhà rộng tường cao, nguy nga bề thế.
Là đích tôn chi trưởng duy nhất của nhà họ Vương hiện nay, Vương Uẩn cũng có phong thái đặc biệt của trâm anh thế phiệt. Tuy người trong thiên hạ đều biết vị hôn thê của y vì cự tuyệt hôn sự giữa họ mà đang tâm giết cả nhà, nhưng chuyện mất mặt như vậy không hề khiến y bớt đi chút đường hoàng tao nhã nào. Mình vận áo mỏng màu đỏ thẫm, tươi cười như gió xuân ban mai, mày mắt cử chỉ ung dung ôn hòa. Nếu không phải vọng tộc đã trăm năm thì không sao bồi đắp được thứ khí chất như thế.
Quỳ vương gia tôn quý vào hàng nhất nhì đương triều đưa sính lễ hỏi cưới thiên kim vọng tộc cao sang cũng vào hàng nhất nhì, đương nhiên phải rình rang bề thế hơn hẳn người thường. Trong một hàng dài những rương hòm thì lược vàng thước ngọc tiền bạc nữ trang mà các thái phi trong cung ban cho là bắt mắt người ta nhất, Vương Uẩn để họ đưa sính lễ đến tiểu viện Vương Nhược ở, rồi lần lượt gọi từng người đến phát phong bao đỏ, cả đội ngũ mấy trăm người đều được y thu xếp đâu ra đấy.
Hoàng Tử Hà cùng một nữ quan trong vương phủ tiến đến chỗ Vương Uẩn, hành lễ, “Bọn nô tài phụng mệnh tới chỉ dẫn cho vương phi quy củ trong vương phủ cùng lễ tiết cung đình."
Vương Uẩn miệng nói “Miễn lễ!" song ánh mắt cứ dán chặt vào người Hoàng Tử Hà, săm soi thật kỹ, dường như đang nghĩ ngợi gì đó.
Hoàng Tử Hà quay đi, cùng nữ quan Tố Khởi theo nạp trưng sứ ra vườn sau, nào ngờ Vương Uẩn lại đi theo cô hỏi han, “Chẳng hay quý tính tiểu công công?"
Cô gắng gượng đáp, “Nô tài Dương Sùng Cổ."
“Lẽ nào là Dương Sùng Cổ mới đây đã phá vụ án Bốn phương ở kinh thành? Quả là trăm nghe không bằng một thấy!" Vương Uẩn kinh ngạc thốt lên, đoạn quay sang hỏi tên nữ quan Tố Khởi, sau đó đưa bọn họ đến tận cửa tiểu viện mới dừng bước.
Hoàng Tử Hà bước đến dưới mái hiên, thấy lưng cứ nhoi nhói như bị kim chích, không nhịn được quay đầu lại, bắt gặp Vương Uẩn đang đứng trước cửa tiểu viện chăm chú nhìn mình như nghĩ ngợi. Thấy cô ngoái đầu, y lại cười cười chắp tay, “Lát nữa có đãi bánh ngũ phúc mong tiểu công công đừng để lỡ."
Cô cũng cúi đầu thi lễ, “Vâng, hôm nay nô tài chỉ xin bái kiến vương phi, ngày mai mới bắt đầu chính thức chỉ dẫn." Vì hiện giờ chính cô cũng chưa coi qua Lễ Nghi chí, muốn chỉ cũng không biết chỉ từ đâu.
Đi vào hành lang, có bốn a hoàn ra đón, nhất tề hành lễ nghênh tiếp. Trong phòng rộn rã tiếng cười đùa, bọn họ bước vào, thấy bên trong lộng lẫy gấm vóc, trước cửa sổ treo một bức mành thêu hoa sen, trong bình mai cắm đầy hải đường, mười quý phu nhân chải chuốt chỉnh tề đương ở đó, ai nấy đều áo gấm trâm hoa, hầu chuyện Vương Nhược đang ngồi trên sập lưu ly.
Hôm nay Vương Nhược ăn vận linh hoạt khác hẳn bữa trước, áo ngắn tay lỡ màu cánh sen thêu mẫu đơn đỏ, trông lộng lẫy và rạng rỡ. Tóc nàng vấn búi đồng tâm, cài đóa khởi lưu ly bữa trước, còn cắm xéo hai chiếc trâm ngọc xanh, trông trang trọng mà không đánh mất nét tươi trẻ của bản thân.
Hoàng Tử Hà nghĩ bụng, quả là một thiếu nữ biết phục sức, rõ ràng nàng rất am hiểu các lợi thế của mình.
Thấy nạp trưng sứ đã đến, tất cả đều đứng dậy đón tiếp. Vương Nhược yêu kiều bái chào, Lễ bộ thượng thư Tiết đại nhân đảm nhiệm vai trò nạp trưng sứ bắt đầu tuyên đọc sính thư(*). Nghe bức thư tràng giang đại hải dài đến phát mệt, Hoàng Tử Hà ngán ngẩm ngẩng đầu nhìn ra cảnh sắc ngoài song, thấy chim én líu ríu trên xà nhà, ngày xuân tươi tắn, cả đất trời đều bừng bừng nhựa sống.
(*) Thư cầu hôn của nhà trai gửi sang nhà gái.
Vương Nhược nhận lấy sính thư, ngước lên trông thấy Hoàng Tử Hà, khóe môi bất giác nở nụ cười mừng rỡ, “Ta xuất thân quê mùa, chưa từng được thấy uy nghi nhà trời, càng không hiểu phép tắc trong cung, phải phiền hai vị dạy bảo nhiều rồi."
Tố Khởi vội nói, “Đâu dám, vương phi xuất thân thế gia, lễ nghi chu toàn, đương nhiên chỉ một hiểu mười, không cần phải nói."
Vương Nhược mỉm cười nhìn Hoàng Tử Hà, vẻ ngây thơ chẳng khác nào đứa bé non nớt. Mấy phu nhân quây quần ngồi đây tuy đều tươi cười niềm nở, song chẳng qua là hàng mệnh phụ được các thái phi trong cung chọn ra sai tới giúp đỡ, vì hôm nay Quỳ vương nạp trưng mà nhà họ Vương mới đến lác đác được vài người. Trong phủ trừ Vương Uẩn và mấy nhũ mẫu thân cận, chỉ còn Hoàng Tử Hà là người duy nhất nàng từng gặp một lần.
Gặp được người quen giữa cả đám đông xa lạ, Vương Nhược mừng ra mặt, khiến Hoàng Tử Hà không khỏi cảm thấy vài phần hổ thẹn. Bụng bảo dạ, lẽ nào đằng sau cô gái đẹp đẽ thuần khiết nhường này lại ẩn giấu âm mưu gì đó được sao?
Đến lúc ra tới cửa, chuẩn bị về, chợt cảm thấy có người lén nắm ống tay áo mình, Hoàng Tử Hà bèn ngoái lại nhìn. Thì ra là Vương Nhược, vẻ mặt nàng đầy lo lắng. Cô mỉm cười quay lại hành lễ, “Vương phi có gì căn dặn?"
Vương Nhược khép nép, “Gặp được công công thật tốt, ở đây… toàn người ta không quen."
Hoàng Tử Hà tủm tỉm, “Chẳng phải còn có bà nhũ mẫu mà nô tài gặp lần trước trên xe đấy sao? Phải rồi, sao hôm nay không thấy bà ấy ở cạnh vương phi?"
“Ừm… Sau khi ta được tuyển làm vương phi, nhũ mẫu đã lập tức lên đường về Lang Gia, lấy cho ta một ít đồ dùng hằng ngày." Vương Nhược gượng gạo đáp, nghĩ ngợi chốc lát lại thêm một câu, “Nhũ mẫu cũng lớn tuổi rồi, có lẽ sẽ không trở lại nữa, ở lại quê nhà dưỡng già thôi."
“Thế chẳng phải vương phi sẽ rất quyến luyến sao? Dù gì cũng là người nuôi nấng vương phi từ nhỏ."
“Đúng thế, song cũng chẳng còn cách nào, đành phải tập làm quen thôi. Ta còn đỡ, nhưng nhũ mẫu già rồi, e rằng khó mà thích nghi được." Nàng cười, để lộ hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, “Huống hồ chẳng phải ta đã quen công công rồi đấy ư? Sáng nay ta còn nơm nớp không biết người tới dạy lễ nghi có phải một thái giám già nghiêm trang cổ hủ hay không nữa, nào ngờ lại là công công."
Hoàng Tử Hà cười đáp, “Đây cũng là nhờ vương phi hiền hậu, nên nô tài mới hân hạnh được ngồi cùng xe…"
Hàn huyên thêm một lúc nữa thì Tố Khởi đến gọi cô đi, hai người cùng tới đại sảnh dùng điểm tâm. Bánh ngũ phúc của nhà họ Vương đương nhiên không giống thứ bánh trong trà lầu tửu quán bình thường, năm loại bánh nhỏ được làm từ phục linh, sơn tra, tùng nhân, táo đỏ và vừng bày trên đĩa pha lê, Vương Uẩn đích thân bưng đến trước mặt Hoàng Tử Hà, “Tiểu công công thích ăn loại nào?"
Hoàng Tử Hà mới nhìn qua, còn chưa kịp đáp, y đã nhón một chiếc bánh phục linh đặt trước mặt cô giới thiệu, “Đầu bếp nhà chúng ta có một điểm giỏi là, bánh phục linh xưa nay không chứa vị thuốc, song vẫn giữ được mùi thơm mát, không tin công công ăn thử xem. Đương nhiên tốt nhất là thử hết mỗi loại một chiếc, như vậy mới đầy đủ cả ngũ phúc."
Hoàng Tử Hà vội cảm tạ hắn, đoạn nhón một chiếc bánh phục linh trắng thong thả ăn. Vương Uẩn ngồi xuống cạnh cô, hỏi thăm, “Tiểu công công quê quán ở đâu, có phải người trong kinh không?"
Cô gật đầu đáp, “Nô tài ở ngoại ô kinh thành."
Hắn lại hỏi, “Nghe công công nói hình như có pha giọng Thục, lẽ nào từng sống ở đó?"
Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Không hề. Có điều mẹ nô tài là người Thục."
“Ồ…"
“Nô tài vừa mới tịnh thân đã được Nội thị cục phái đến Quỳ vương phủ, vì biết vài chữ nên lần này vương gia sai nô tài đến chỉ dạy cho vương phi, thực là vinh hạnh vô cùng." Cô tỉnh bơ lôi Nội thị cục và Quỳ vương phủ ra che chắn cho mình, quả nhiên Vương Uẩn mỉm cười, hỏi lảng sang chuyện khác, “Chẳng hay quy củ trong cung và vương phủ có phức tạp lắm không?"
Cô tự nhiên đáp, “Cũng không nhiều lắm, vương phi thông minh nhanh nhẹn, chỉ mấy ngày nhất định sẽ thuộc cả."
“Hình như… hơi nhiều quá đáng thì phải."
Nhìn hai ba chục cuốn sách dày cộp Lý Thư Bạch đặt trước mặt mình, Hoàng Tử Hà trợn tròn mắt, “Quy củ trong hoàng cung và vương phủ nhiều thế này sao?"
“Không." Lý Thư Bạch ung dung đáp.
Cô thở phào nhẹ nhõm, “Có một phần không phải hả?"
“Không, đây chỉ là một phần thôi." Lý Thư Bạch thản nhiên nói, “Hơn nữa chỉ là một phần quy củ trong vương phủ."
Hoàng Tử Hà suýt hộc máu, “Trong mấy ngày tới tôi phải học hết từng này thứ để tới dạy vương phi?"
“Không, phải học xong trong tối nay, thuộc hết toàn bộ."
“Tôi cứ ngỡ không ai thuộc nổi những thứ này chứ?" Cô nghi hoặc hỏi.
Lý Thư Bạch nhìn Hoàng Tử Hà rồi nhặt bừa một quyển lên quăng tới trước mặt cô, nói, “Lật đại một trang chọn lấy một điều đi."
Hoàng Tử Hà lật ra, nhìn vào trang sách, “Thứ ba mươi lăm, ngày tết, điều mười chín."
“Ba mươi lăm, ngày tết, điều mười chín. Xuân phân, nhà bếp theo lệ thưởng bánh xuân, lệ thưởng gồm: vú già, mười cuốn lụa, năm cuốn vải; tỳ thiếp tám cuộn lụa, ba cuốn vải; người hầu năm cuốn lụa, ba cuốn vải. Cung nhân hạng nhất trong phủ ban mười lạng bạc, hạng nhì năm lạng, hạng ba ba lạng. Còn lại những kẻ chạy vặt lẻ tẻ thưởng một lạng."
Khóe môi Hoàng Tử Hà giật giật, cô cầm một quyển khác lật ra, “Mười sáu, giảng học, điều thứ tư."
“Mười sáu, giảng học, điều thứ tư. Triều đình phái người tới dạy học cho các vương, năm ngày lên lớp một buổi, gọi là vương sư. Trước tuổi đội mũ, vương sư chọn trong những kinh điển thi thư lễ nhạc mà giảng giải và bình luận, sau khi đội mũ, vương có thể tự chọn, mười ngày giảng học một lần, không được bỏ bê."
Hèn chi người này có thể thuận miệng làu làu đọc ra tất cả tư liệu về một tên thị vệ bên cạnh. Hoàng Tử Hà rõ ràng đã phục sát đất, lại giở thêm một quyển nữa, “Hai mươi tư, quy chế về lầu gác đài quán, điều thứ chín mươi ba."
Lần này Lý Thư Bạch rốt cuộc đã khựng lại, cô đắc ý nhìn y, “Cuối cùng cũng không biết ư?"
“Đương nhiên không biết, quy chế về lầu gác đài quán tổng cộng chỉ có chín mươi điều, lấy đâu điều chín mươi ba?"
Hoàng Tử Hà không thể không nhìn y bằng ánh mắt bằng ánh mắt sùng bái, “Nói thực lòng, đời này tôi gặp người đọc qua là thuộc như vương gia, mới là lần đầu tiên đấy."
“Miễn để tâm thì chẳng có gì không nhớ được cả." Lý Thư Bạch nói, đoạn đè tay lên đống sách trên bàn, khóe môi khẽ cong lên rất khó nhận ra, “Bởi thế, sáng mai ta sẽ kiểm tra ngươi theo cách này, tốt nhất là ngươi hãy để tâm một chút."
…Đây rõ ràng là kiểu tiến độ muốn ép chết người ta mà!
Nhìn y quầy quả bỏ đi, cô bất giác thét lên một tiếng, nằm vật ra bàn.
Bất kể thế nào thì một đêm cũng không thể học nổi tất cả quy củ, song Hoàng Tử Hà vẫn gắng xốc lại tinh thần, ít ra đọc qua một lượt, nhớ được đại khái.
Sáng hôm sau trước khi tới nhà họ Vương, Hoàng Tử Hà cứ ngỡ sẽ phải trải qua cuộc sát hạch như cuồng phong bão táp của Lý Thư Bạch, nào ngờ lúc tới bái kiến lại nghe nói vương gia đã dậy sớm đi tuần tra tả vệ trong kinh, chỉ nhắn lại rằng, Dương Sùng Cổ mới đến vương phủ, nếu còn chưa thuộc hết quy củ, có thể đem theo sách tới chỗ vương phi để giảng dạy.
Nghe vậy, cô liền thở phào nhẹ nhõm, đồng thời cũng rầu rĩ nghĩ thầm, đã thế thì việc gì tối qua phải dọa dẫm mình?
Hôm nay Vương Nhược vận áo the xanh nhạt, những cành hoa vấn vít lấy nhau nở rộ trên vạt và tay áo, mái tóc đen nhánh búi lỏng, chỉ cài đôi ba đóa hải đường tơ rủ hồng phấn bên mai, quyến rũ khôn tả.
Thấy Hoàng Tử Hà tới, Vương Nhược rạng rỡ nhấc váy rảo bước ra cửa đón cô, cười tươi như hoa, khiến Hoàng Tử Hà cũng vui lây, chỉ trong chốc lát, cả hai đã quen thân như bạn tốt nhiều năm.
“Sáng nay Tố Khởi cô cô đã liệt kê mọi người trong cung từ thái phi đến các vương gia và công chúa rồi. Nhiều người quá, ta còn chưa nhớ hết được! Về sau Tố Khởi cô cô lại nói, quy củ mà công công sắp dạy còn nhiều hơn nữa, ôi làm sao bây giờ, ta lo quá đi mất."
Hoàng Tử Hà mỉm cười an ủi nàng, “Đừng lo, vương phi thông minh dĩnh ngộ, nhất định sẽ nhớ nhanh thôi."
“Đâu có, hồi nhỏ ta học đàn, khúc đơn giản nhất… à, chính là Lưu thủy phải không, kết quả mọi người đều học nhanh hơn ta, nhũ mẫu thường mắng ta ngốc, làm ta cuống muốn chết luôn!" Nói đoạn, dường như nàng hơi chột dạ, vội hỏi, “Quy củ trong vương phủ khó học lắm ư?"
“Chắc không sao đâu, vương phi xuất thân từ gia tộc hiển hách lâu đời, không chừng quy củ trong nhà còn nhiều hơn ấy chứ." Hoàng Tử Hà nói, đoạn đặt chồng sách mình đem đến xuống trước mặt nàng. Thấy nàng nhăn nhó, cô lại bồi thêm một câu, “Đây chỉ là một phần trong số các luật lệnh ở vương phủ thôi, đợi vương phi xem hết, nô tài sẽ đem phần khác đến."
Suốt một buổi chiều chỉ ăn quà bánh, nhìn Vương Nhược chăm chú đọc điều luật trong vương phủ, Hoàng Tử Hà cũng đâm chột dạ, bèn mở ra xem cùng. Lỡ kẻ giảng bài này lại không thuộc bằng vương phi thì thực mất mặt.
Hôm nay giở xem, tâm trạng không căng thẳng như tối qua. Hoàng Tử Hà đọc một lúc, thần trí chẳng biết đã trôi đến tận đâu, ánh mắt lơ đãng quét khắp phòng, chợt phát hiện Vương Nhược cứ cầm cuốn sách ngồi ngẩn người ra.
Hoàng Tử Hà thấy nàng không hề cử động, bèn gập cuốn sách trong tay lại, hỏi, “Vương phi đang nghĩ gì thế?"
“Ta đang nghĩ tới… vài việc Tố Khởi cô cô dạy bảo lúc trước." Nàng do dự đáp.
Hoàng Tử Hà cười hỏi, “Tố Khởi cô cô dạy thế nào?"
“Tố Khởi cô cô giảng phần Nữ giới, ở thiên Chuyên tâm, có nói, 'Gái trinh không gả hai chồng, chồng có thể lấy thêm vợ, nhưng vợ tuyệt đối không được tái giá. Giờ trong triều ta có rất nhiều phụ nữ vì bất mãn với nhà chồng mà đòi từ hôn, đúng là làm trái luân thường. Thân gái phải trọng trinh tiết, chỉ thờ một chồng, hoàng gia càng coi trọng chuyện này.'"
Hoàng Tử Hà gật đầu, “Nữ giới là bài học vỡ lòng trong chốn khuê các, Tố Khởi cô cô cũng chỉ giảng theo lệ đấy thôi, sao vương phi phải nghĩ ngợi?"
“Ta… đương nhiên trước đây đã đọc qua." Vương Nhược vội nói, “Chỉ là đột nhiên nghĩ tới vài việc, cảm thấy khó hiểu mà thôi."
“Khó hiểu chuyện gì? Vương phi có thể nói ra cho nô tài nghe chăng?"
“Chính là… Ta nghe nói năm xưa Võ hậu từng là tài nhân của Thái Tông, Dương quý phi là Thọ vương phi…" Nàng lưỡng lự đáp.
Hoàng Tử Hà không ngờ Vương Nhược lại đưa ra vấn đề khó khăn từ ngàn xưa chưa lý giải nổi này, có lẽ hàng nghìn hàng vạn sử quan còn chẳng lấp liếm được, cô làm thế nào được đây? Đành cười gượng, “Triều ta… quả thực có những chuyện khó mà kết luận."
“Vậy thì thời Hán cũng có Vương Chí, thân mẫu Hán Vũ Đế, sau khi thành thân sinh con gái ở ngoài cung, lại bỏ chồng bỏ con, ngụy tạo là lần đầu kết hôn mà tiến cung, cuối cùng vẫn thành mẫu nghi thiên hạ. Không phải sao?"
Hoàng Tử Hà cứng họng một lúc thật lâu, rốt cuộc đành đáp, “Trung Hoa chúng ta mênh mông bát ngát, trải khắp chín châu, trong dòng lịch sử cả ngàn năm ấy ắt phải có một vài kẻ không như những người khác, song dẫu sao đó cũng chỉ là thiểu số."
Vương Nhược cúi xuống nhìn vào cuốn sách trên bàn, lại ngần ngừ hỏi, “Sùng Cổ này! Công công thấy một người giấu giếm quá khứ để vào cung làm hoàng hậu như Vương Chí, nếu bị Hán Cảnh Đế phát giác, sẽ… có kết cục thế nào?"
Hoàng Tử Hà bất giác bật cười, “Vương phi việc gì phải lo thay người xưa? Vương hoàng hậu cuối cùng đã thành Vương thái hậu, cả nhà đều được hưởng phú quý. Hán Vũ Đế khi biết mẹ mình từng sinh một con gái với thường dân, còn đích thân đến nhà thăm hỏi, tôn là hoàng tỷ. Nô tài nghĩ hoàng gia cũng có tình cảm, việc gì cũng có thể dựa theo lệ thường mà suy."
“Ừm… ta cũng nghĩ thế." Vương Nhược ôm cuốn sách vào lòng, vẻ mặt vẫn chưa bớt hoang mang. Hoàng Tử Hà thầm duyệt lại một lượt những lời vừa nói, chẳng thấy điểm gì quan trọng, bèn nhìn theo ánh mắt Vương Nhược, phát hiện trên bàn đặt một cành mẫu đơn.
Cành mẫu đơn này chính là mẫu đơn khởi lưu ly hôm nào, giờ đang được cắm trong một chậu pha lê lớn, bên trong đổ nước xâm xấp, vừa đủ nhúng cành hoa để giữ tươi lâu. Song hoa đã bắt đầu có dấu hiệu héo úa, rụng mất mấy cánh, các cánh còn lại thì hơi quăn mép.
Thấy cô chăm chú nhìn đóa hoa, Vương Nhược lại đỏ bừng mặt lên, vội cúi gằm đầu, cuộn tròn quyển sách lại, bộ dạng hết sức thẹn thùng.
Cứ nhìn dáng vẻ kia, đủ thấy nàng đã rung động vì Quỳ vương. Hoàng Tử Hà cảm nhận rõ rệt niềm ái mộ và khao khát của thiếu nữ vừa chớm biết yêu này dành cho Lý Thư Bạch, nhất thời cũng ngơ ngẩn cả ra, tựa hồ bị lây tâm trạng của nàng.
Vương Nhược cúi đầu vuốt ve đóa khởi lưu ly ngâm trong nước, e thẹn nói khẽ, “Nhất định Sùng Cổ đang cười thầm ta."
“Nô tài cười gì vương phi chứ?" Hoàng Tử Hà cười hỏi.
Nàng ngượng ngùng giơ tay che mặt, nói khẽ, “Chẳng rõ công công có đồng cảm được với tâm trạng của ta không. Trước đây ta cứ nghĩ, chẳng rõ phu quân tương lai ra sao, cuộc đời về sau ra sao, ta sẽ nương tựa một người thế nào. Nhưng vào khoảnh khắc được dẫn vào nội điện, ngẩng đầu trông thấy Quỳ vương, ta đã hiểu ra tất cả, chỉ nháy mắt mà ta thấy cả đường đời mình bày ngay trước mắt, không còn sợ hãi tương lai… Ta thấy chàng đứng giữa hào quang, tay cầm cành mẫu đơn này, toàn thân sáng bừng như ngọc. Ngay lập tức, ta đã biết mình sẽ ở bên người ấy suốt cả một đời…"
Nhớ lại cảnh tượng Vương Nhược gặp Lý Thư Bạch lần đầu, Hoàng Tử Hà không thấy giống như nàng miêu tả gì hết, song vẫn cười đáp, “Nhìn dáng vẻ vương phi lúc ấy là đủ biết rồi."
“Sùng Cổ đừng nói lại với người khác nhé."
“Vâng." Hoàng Tử Hà ngồi cạnh, ngắm gương mặt ửng hồng cùng vẻ ước ao thiết tha trong mắt, chợt bâng khuâng mơ màng, như thấy lại một buổi hoàng hôn đầu hạ, chuồn chuồn bay rợp bên hồ, cô ôm một bó hoa sen ngoái nhìn, bắt gặp người thiếu niên ấy đứng xa xa chăm chú quan sát mình.
Mơ màng một lúc, đến khi định thần lại chỉ thấy lòng đau âm ỉ. Ngoảnh đầu nhìn vầng dương đã ngả về Tây, cô thong thả đứng dậy cáo từ, “Nô tài phải về đây, vương phi có thể giữ lại mấy cuốn sách này mà xem, cầm lên giường đọc đến khi ngủ càng tốt."
“Được." Bàn tay Vương Nhược vẫn vô thức vuốt ve cánh mẫu đơn, nhưng chỉ càng làm nó tàn tạ thêm.
Hoàng Tử Hà ra đến cửa, thấy tử đằng đã nở rộ trong đình viện nhỏ, sắc tím yêu kiều như sương như khói vấn vít trên giàn. Ráng chiều xuân vàng rực chói mắt rọi lên giàn tử đằng, khiến cả ngôi đình rợp trong ánh vàng sắc tím. Cô chợt thấy lòng xao xuyến, đã cảm nhận được niềm hân hoan đầy e thẹn và rụt rè của Vương Nhược, bởi thế cô ngoái lại nhìn nàng, cười nói, “Vương phi cứ yên tâm, nô tài sẽ không kể với ai cả, chỉ tâu với vương gia thôi. Nói rằng vương phi vẫn giữ gìn đóa khởi lưu ly gia tặng hôm ấy."
Vương Nhược vừa thẹn vừa giận, đứng bật dậy giậm chân mắng cô, “Ai da, ngươi thật là…"
Hoàng Tử Hà cười, đi thẳng ra cửa.
Xe ngựa tới đón đã dừng trước cổng nhà họ Vương. Cô bước lên xe, băng qua đủ mọi ngõ phố Trường An, đến gần chợ Đông xe đột nhiên dừng lại. Hoàng Tử Hà đang tự nhủ kẻ nào to gan dám cản xe ngựa của Quỳ vương phủ, vén rèm lên xem thì thấy xe dừng trước một tửu quán, trên lầu hai có một người đang đứng nhìn xuống. Y vận đồ tím, ráng chiều lồng bóng rạng rỡ chói ngời không khác gì giàn tử đằng vàng say tím đắm trong đình viện của Vương Nhược. Lúc này, y đang nhìn xuống cô ngồi trong xe, ánh mắt hững hờ, gương mặt sâu xa vời vợi bóng chiều, tâm tình hoàn toàn kín bưng.
Chủ nhân đang đứng trên lầu trông xuống, đương nhiên cô không dám thất lễ. Vội nhảy khỏi xe bước vào quán, lên lầu đi đến gian riêng của y, gõ cửa. Lập tức có người mở cửa, chính là hoạn quan Cảnh Hữu hầu cận Lý Thư Bạch. Vì chưa khỏi hẳn phong hàn, Cảnh Hữu căn dặn Hoàng Tử Hà phải hầu hạ vương gia chu đáo rồi cài cửa cáo lui.
Trong nhã gian không chỉ có mình Lý Thư Bạch, mà còn Chiêu vương Lý Nhuế và Ngạc vương Lý Nhuận, đều mặc thường phục, cùng một nữ nhân đang thong thả gảy đàn. Người này khoảng bốn mươi tuổi, nét mặt đẹp đẽ, chỉ hiềm nhuốm phần tiều tụy. Thấy Hoàng Tử Hà bước vào, bà ta cũng không lên tiếng, chỉ khẽ gật đầu với cô, bàn tay vẫn nhấn nhẹ phím đàn, giai điệu càng lúc càng say lòng người.
Thấy cô đưa mắt quan sát bà ta, Lý Thư Bạch liền nói, “Đây là Trần Niệm Nương, đệ tử tái truyền của Đổng Đình Lan. Hôm trước nghe Chiêu vương kể bà ta đã đến Trường An, ta và Ngạc vương bèn hẹn nhau đến thưởng thức tài nghệ."
Có một dạo trong triều rộ lên trào lưu ưa chuộng nhạc cụ và âm nhạc của người Hồ Tây Vực, thất huyền cầm bị chê bỏ vì “tiếng cổ giờ nhạt nhẽo, chẳng xứng tình người nay", song Đổng Đình Lan giữa thời Thịnh Đường vẫn được muôn người tán thưởng vì tài đàn cao siêu của mình. Cao Thích từng làm thơ tặng, “Chớ buồn đường trước không tri kỷ, thiên hạ ai người chẳng biết ông(*)".
(*) Trích trong bài thơ Biệt Đổng Đại 2. Đổng Đại tức Đổng Đình Lan, cầm sư trứ danh thời Đường. Năm Khai nguyên thứ 23 (735), Cao Thích lên Trường An dự thi, hai người làm quen và kết bạn. Hai bài Biệt Đổng Đại làm nhân chứng cuộc trùng phùng ngắn ngủi sau nhiều năm xa cách rồi lại từ biệt mỗi người một nẻo Đông Tây.
Hoàng Tử Hà vội gật đầu đáp lễ.
Chiêu vương Lý Nhuế ngồi bên cười nói, “Tứ ca giờ trọng dụng tiểu hoạn quan này quá nhỉ, hôm nay vừa hối hả đi đâu về đây?"
“Trí nhớ hắn tốt nên ta sai đến nhà họ Vương giảng cho vương phi luật lệ trong phủ."
“Ồ, hóa ra trừ tài phá án, hắn cũng có khả năng đọc qua là nhớ như Tứ ca sao?" Lý Nhuế lại hỏi.
Lý Thư Bạch chỉ “ừm" một tiếng, rồi không nói thêm gì nữa.
Hoàng Tử Hà thấy nắng chiều đang chênh chếch rọi vào mắt Trần Niệm Nương, khiến bà ta phải cúi mặt xuống, khẽ cau mày, cô bèn bước đến nhẹ nhàng buông tấm rèm trúc trước mặt bà ta.
Lý Nhuế lại cười khen, “Tên tiểu hoạn quan này thực là chu đáo."
Khúc Châu ngư của Trần Niệm Nương đã đi đến hồi kết, tiếng vàng âm ngọc thánh thót bầu không, khiến người ta quên hết thế tục, chẳng ai đáp lời Lý Nhuế. Chỉ nghe dư âm lãng đãng, êm đềm hòa dịu, bàn tay đặt trên phím đàn dần dần thôi nhấn nhá, khi dứt hẳn Trần Niệm Nương mới đứng dậy hành lễ với mọi người.
Lý Nhuận tán thưởng, “Quả là tuyệt diệu, có thể hình dung ra phong thái của Đổng Đại thuở trước."
Lý Nhuế cũng khen ngợi, “Tài đàn tuyệt vời, bà có muốn vào giáo phường chăng? Chúng ta có thể giới thiệu cho."
Trần Niệm Nương thong thả lắc đầu, “Thiếp đã lớn tuổi, đương ở Vân Thiều Uyển Giang Nam làm cầm sư, cuộc sống không phải lo phiền, e rằng không thích ứng được với giáo phường."
Lý Nhuế lại hỏi, “Vậy lần này bà vào kinh có việc gì?"
Trần Niệm Nương đáp, “Năm xưa thiếp cùng sư tỷ Phùng Ức Nương học nghệ với thầy, tình cảm rất thân thiết. Đôi bên vẫn giúp đỡ nương tựa nhau bao năm nay. Mấy tháng trước Ức Nương đột ngột cáo từ thiếp, nói rằng phải hộ tống con gái người bạn cũ đến Trường An, lâu thì ba bốn tháng, chóng độ một hai tháng sẽ về, song giờ đã hơn năm tháng, chẳng những bặt tin tức, mà hỏi khắp mọi người cũng không biết sư tỷ đến Trường An có chuyện gì hay hộ tống ai, đành một mình lên kinh nghe ngóng, nào ngờ vẫn bóng chim tăm cá, lộ phí trong người lại cạn sạch. May sao gặp được mấy vị sư huynh đệ ngày trước, giới thiệu thiếp đến đây bán nghệ, mới được yết kiến quý nhân."
Lý Nhuận cười, “Ta hiểu ý bà, bà hy vọng chúng ta giúp một tay tìm ra tung tích sư tỷ phải không?"
“Đúng thế, nếu biết được tung tích sư tỷ, thiếp sẽ vô cùng cảm kích."
Lý Nhuận lại nói, “Trường An bảo nhỏ thì không nhỏ, bảo lớn thì không lớn, thế này đi, ta viết cho bà một phong thư, bà có thể đem đến nha môn bộ Hộ, nhờ họ họa giùm một bức hình rồi tìm."
Trần Niệm Nương mừng rỡ vái y một vái thật dài, đoạn thưa, “Không cần phiền họ vẽ hình, thiếp đây có một bức tranh họa cùng sư tỷ mấy năm trước, vẫn luôn đem bên người, người trong tranh giống hệt người thật, để thiếp đem tới cho họ xem là được."
“Vậy càng tốt, mau đưa cho chúng ta, để ta viết thư trước."
Lý Thư Bạch đưa mắt ra hiệu, Hoàng Tử Hà liền ngoan ngoãn ra cửa, hỏi mượn bút mực của chủ quán. Lý Nhuận ngồi một bên viết thư, Trần Niệm Nương ngồi trước cây đàn, so lại dây. Hoàng Tử Hà ngồi đối diện, giúp bà ta mở hộp phấn hương thông ra, tỉ mỉ bôi lên dây đàn.
Thấy ban nãy cô tỏ ra chu đáo, Trần Niệm Nương rất ưa thích, nhìn xuống tay cô hỏi, “Tiểu công công cũng biết chơi đàn ư?"
“Trước đây tôi từng học tỳ bà và không hầu, song thiếu kiên nhẫn nên chỉ biết sơ sơ thôi, giờ cũng bỏ bê cả rồi."
“Thực đáng tiếc, bàn tay công công rất hợp học đàn."
Hoàng Tử Hà ngạc nhiên nói, “Chưa ai khen tay tôi đẹp cả."
“Không phải đẹp, là thanh thoát mạnh mẽ, gảy cổ cầm hoặc tỳ bà thì bàn tay rộng thế này là hợp, lúc nhấn phím mới bao quát được."
Hoàng Tử Hà cười đáp, “Chắc tại hồi xưa tôi thích đá mã cầu nên mới thành ra thế."
Nghe đến mã cầu, Lý Nhuế liền chen ngang, “Ô, tên tiểu hoạn quan nhà ngươi cũng thích đá mã cầu ư? Hôm nào đá chúng ta sẽ gọi ngươi nhé."
Hoàng Tử Hà vội chống chế, “Nô tài chỉ mới tham gia mấy trận mà thôi."
“Đúng là không nhìn ra được, ngươi mảnh khảnh thế này mà dám chơi mã cầu, môn đó không cẩn thận là gãy chân què tay như chơi." Lý Nhuế nói, đoạn vươn tay bóp bóp vai cô, Hoàng Tử Hà hơi co người lại, đưa mắt nhìn Lý Thư Bạch. Y phớt lờ, chỉ khẽ đằng hắng một tiếng.
Lý Nhuế cười mỉa, quay người lại ngồi xuống bên cạnh Lý Thư Bạch. Hoàng Tử Hà tiếp tục cặm cụi thoa phấn hương thông lên dây đàn, ngẫu nhiên ngẩng lên, trông thấy gương mặt cúi thấp của Trần Niệm Nương với sống mũi cao cùng chiếc cằm nhỏ, không khỏi nhủ thầm, nét mặt bà ta có vài phần nhang nhác mẹ mình.
Bất giác cô thấy thân thiết với Trần Niệm Nương hơn, bèn gợi chuyện hỏi han, “Niệm Nương, nếu tôi muốn học đàn thì phải học từ khúc nào?"
“Mới học thì Thanh ức, Thường tư, Đông ly cúc đều là những bài vỡ lòng hay, được người đương thời ưa thích, giai điệu đơn giản, kỹ thuật dễ dàng."
Hoàng Tử Hà sực nhớ tới một chuyện, liền hỏi, “Nếu nhập môn từ Lưu thủy thì sao?"
“Tiểu công công nói đùa, muốn đàn hay được Lưu thủy rất khó, ngay sư phụ ta năm xưa gảy Lưu thủy cũng thường than rằng chưa đạt được đỉnh cao, đàn không ra được chỗ tinh diệu."
“Vậy có khúc đàn nhập môn nào mở đầu bằng chữ 'lưu' chăng?"
Trần Niệm Nương nghĩ ngợi chốc lát rồi đáp, “Ta ở Giang Nam bấy lâu, dạy qua không ít nhạc khúc, song không nhớ có khúc nào bắt đầu bằng chữ ‘lưu’ cả."
“Đồng âm cận âm cũng được, ví như liễu, lục gì đó?"
“Có một khúc Lục yêu, nhưng dài lắm. Về ‘liễu’ thì có một khúc Chiết liễu, cũng đơn giản dễ học."
Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Không phải Chiết liễu, bắt đầu bằng ‘lưu’ kia."
Trần Niệm Nương ngẫm nghĩ, chợt “ồ" lên một tiếng, “Quả là còn một khúc, đơn giản dễ học, có điều khúc này triền miên êm ái, chỉ thịnh hành ở Dương Châu, rất nhiều cô nương như các cô ở Vân Thiều Uyển lúc mới học đàn từng học, ta cũng có thể dạy. Khúc ấy tên gọi Liễu miên. Nhưng công công là người trong kinh, sống tại vương phủ cao quý, ắt hẳn không biết."
Nghĩ đến Vương Nhược e lệ ngại ngùng. Hoàng Tử Hà cũng hơi ngượng nghịu, “Vậy hẳn là không phải."
“Tôi cũng nghĩ vậy, loại nhạc này rất khó được tấu tại nơi phong nhã cao sang."
Trong lúc hai người trò chuyện, Lý Nhuận đã viết xong bức thư, đóng cả triện ngay ngắn. Hoàng Tử Hà rất thông thạo Trường An, liền theo Trần Niệm Nương đi lấy bức tranh bà ta và Phùng Ức Nương để Trần Niệm Nương yên lòng giao việc này lại cho mình, đoạn tiện tay mở bức tranh ra xem.
Trong bức họa là hai người phụ nữ, một ngồi một đứng. Người ngồi là Trần Niệm Nương, quả nhiên họa rất giống, mày mắt sinh động có thần. Người kia đứng dựa vào Trần Niệm Nương, miệng tủm tỉm, mày mắt cong cong, đã ngoài bốn mươi mà vẫn toát lên phong vận quyến rũ khôn tả.
Hoàng Tử Hà chăm chú nhìn người trong hình, “Đây là Phùng Ức Nương ư?"
“Đúng thế, sư tỷ ta rất đẹp."
“Theo tôi thấy thì xuân lan thu cúc, mỗi người một vẻ." Hoàng Tử Hà thong dong nói.
“Phong vận tư thái của sư tỷ mới là tuyệt mỹ, tranh vẽ không thể hiện hết được đâu, khi nào công công gặp sẽ biết ngay." Trần Niệm Nương cười.
Đúng vậy, phải chính mắt trông thấy mới cảm nhận được dáng vẻ mê hồn ấy. Hoàng Tử Hà thầm nhủ, bà làm sao biết được, mấy ngày trước tôi vừa gặp bà ta ở ngay ngoại ô thành Trường An, bà ta ngồi cùng xe với Vương Nhược, vương phi tương lai của Quỳ vương, còn mời tôi lên đi cùng nữa.
Vương tiểu thư đi cùng một cầm sư ở Vân Thiều Uyển Dương Châu, còn luôn miệng nhận bà ta là người nhà – xem ra những chuyện lạ lùng quanh Vương Nhược không hề ít.
Cứ vậy mà suy thì con gái người bạn cũ của bà ta hẳn là Vương Nhược? Một thiên kim xuất thân vọng tộc họ Vương ở Lang Gia như Vương Nhược, sao cha mẹ lại quen biết Phùng Ức Nương, thậm chí còn giao cả con gái mình cho bà ta đưa tới Trường An trước?
Cô nghĩ ngợi rồi quyết định chưa nói với Trần Niệm Nương vội, dù sao người giống nhau trên đời cũng rất nhiều, chi bằng cứ vờ không biết, có lẽ bên bộ Hộ sẽ có tư liệu ghi chép về Phùng Ức Nương, để tra xem người nhà họ Vương viết gì về thân phận của bà ta.
Nghĩ vậy, cô cuộn bức tranh lại, bình thản cáo từ Trần Niệm Nương, lên xe.
Đương lúc cô bước lên xe, Trần Niệm Nương như sực nhớ ra chuyện gì đó, vội chỉ bức tranh trong ngực áo cô nói, “Ta vừa nhớ ra, giữa hai chân mày sư tỷ, hơi lệch về bên trái, có một nốt ruồi đen, ai trông thấy cũng sẽ chú ý."
Hoàng Tử Hà gắng lục lại đặc điểm người phụ nữ ngồi trong xe Vương Nhược hôm ấy, song chỉ nhớ bà ta để tóc mái trước trán, vừa khéo che mất phần giữa hai chân mày.
Cô liền gật đầu ghi nhớ. Xe ngựa lăn bánh, hướng về phía bộ Hộ.
Tam tỉnh lục bộ bản triều đều nằm trong hoàng thành. Hoàng Tử Hà vào theo cửa An Thượng, đi thẳng đến bộ Hộ. Viên tri sự họ Hồ đang có mặt ở đó rất nhiệt tình, niềm nở giúp cô tra cứu một lượt các hồ sơ về những phụ nữ vào kinh trong mấy tháng nay, cuối cùng kẻ thì chênh lệch tuổi tác, kẻ lại không giống hình dáng, chẳng có ai tên Phùng Ức Nương cả.
Sau khi cảm tạ Hồ tri sự, cô đương quay người định đi thì lại sực nhớ ra gì đó, bèn ngại ngùng lại gần Hồ tri sự khẽ trình bày, “Hồ đại nhân, tôi có một yêu cầu hơi quá đáng, nhờ ông giúp một chút, chẳng rõ có được hay không…"
Giờ đây trên triều, uy thế của Quỳ vương ngày càng hiển hách, Hồ tri sự đương nhiên không dám thất lễ với người của y, vội chắp tay nói, “Tiểu công công có gì xin cứ căn dặn."
“Là thế này, vương gia nhà chúng tôi đã đưa sính lễ sang nhà họ Vương rồi, chỉ ít hôm nữa sẽ thành thân. Mấy ngày trước tôi cũng chạy đi chạy lại nhà họ Vương, tiếc rằng trí nhớ quá tệ, những người hầu hạ vương phi tuy đều đã báo danh với tôi, song tôi chẳng nhớ được ai cả… Nghe nói bọn họ đều theo vương phi tương lai nhà chúng tôi vào kinh, chẳng biết đại nhân có thể giúp tôi chút việc, cho tôi xem danh sách bọn họ chăng?"
“Chuyện nhỏ." Hồ tri sự lập tức quay lại rút ra một cuốn từ tập hồ sơ tháng trước, “Ta còn nhớ rõ, ngày 26 tháng trước có một người họ Vương mời ta đến đăng ký hộ tịch, là cô nương chi thứ tư gia tộc ở Lang Gia… Phải rồi, chính là đây, tổng cộng bốn người."
Hoàng Tử Hà vội châu đầu ngó vào trang đó, chỉ thấy trên có ghi: Vương Nhược, con gái chi thứ tư nhà họ Vương Lang Gia vào kinh, gia nhân gồm a hoàn Nhàn Vân, Nhiễm Vân, đều mười lăm tuổi, gia đinh Lỗ Dực, ba mươi lăm tuổi.
Bản triều quản lý hộ tịch rất nghiêm, nhất là kinh thành nằm dưới chân thiên tử, những người từ nơi khác đến dẫu chỉ tạm trú, cũng phải vào bộ Hộ báo cáo.
“Ôi chà, chỉ có tên hai a hoàn thôi ư, xem ra tôi phải dày mặt đi nghe ngóng về mấy người khác rồi." Hoàng Tử Hà làm bộ rầu rĩ, cảm tạ Hồ tri sự lần nữa rồi bước tới thu dọn đồ đạc của mình, toan rời khỏi bộ Hộ.
Cô đang định cuộn bức họa thì nhác thấy một tên tiểu lại bộ Hộ đương nhìn chằm chằm vào đó, vẻ kinh ngạc. Hoàng Tử Hà liền hỏi, “Vị đại nhân này, có phải từng gặp người phụ nữ trong tranh không?"
“À… Bỉ chức từng gặp một người gần giống, nhưng cũng chưa chắc…" Tiểu lại ấp úng đáp, có vẻ khó mở miệng.
Hoàng Tử Hà vội gặng, “Xin hỏi đại nhân gặp ở đâu?"
Tiểu lại do dự chốc lát mới đáp, “Nghĩa trang phía Tây Thành."
Nghĩa trang. Hai chữ này vừa lọt vào tai, Hoàng Tử Hà tức thì cau mày, lòng trào lên dự cảm không lành. Xuất hiện ở nghĩa trang, lại do bộ Hộ xử lý, thông thường đều là xác vô danh.
Quả nhiên tiểu lại kia quay vào rút trong tủ ra một cuốn sổ, “Bên Tây thành có hơn mười người từ U Châu tới, mấy hôm trước nhiễm bệnh chết cả. Sáng nay bỉ chức tới vào sổ, thấy trong đó có một kẻ… rất giống người phụ nữ công công đang tìm." Nói đoạn, tiểu lại lật cuốn sổ ra đọc lên, “Ngươi chết là nữ, không biết tên, chừng trên dưới bốn mươi, thân cao năm thước ba tấc, đầy đặn cân xứng, da rất trắng, tóc đen dày, má bầu mũi cao, mày trái có một nốt ruồi đen."
Mày trái có nốt ruồi đen.
Hoàng Tử Hà vội ngồi thẳng dậy, hối hả hỏi, “Thi thể ấy còn ở nghĩa trang không? Đại nhân có thể chỉ cho tôi tới tra xét thử?"
Tiểu lại cất cuốn sách vào tủ, lắc đầu đáp, “Không được, đám người đó mắc bệnh dịch mà chết, theo lệ đã hỏa táng cùng tất cả di vật, chôn sâu tro cốt rồi."
“Như vậy… là hết cách." Hoàng Tử Hà cẩn thận cuộn bức họa, cảm tạ tên tiểu lại lần nữa rồi nói, “Xem ra tôi vẫn phải theo lời dặn là đi tìm khắp lượt trong kinh xem có ai giống với bức vẽ này không. Nếu quả không tìm được thì đành bảo với bà ta rằng, có lẽ người đã chết rồi."
Cô rời bộ Hộ, xe ngựa lộc cộc lăn bánh. Cô xem đi xem lại bức vẽ, ngắm nhìn hai người phụ nữ mỉm cười trong tranh rồi trầm ngâm nhớ lại những lời Vương Nhược nói lúc trước.
Nàng nói, ta được tuyển làm vương phi, nên nhũ mẫu đã vội vã về Lang Gia, giúp ta lấy ít đồ dùng hằng ngày.
Vẻ mặt nàng khi ấy hơi gượng gạo, sau đó còn bổ sung một câu, nhũ mẫu đã lớn tuổi, có lẽ sẽ không quay lại nữa, ở dưới quê nhà dưỡng già.
Không quay lại nữa. Thế này quả là không quay lại được nữa rồi.
Nhớ đến hai lúm đồng tiền mờ mờ trên má Vương Nhược và vẻ thẹn thùng khả ái, Hoàng Tử Hà chỉ thấy bàng hoàng, như thể đã bị giàn tử đằng trước đình viện kia làm hoa mắt.
Hoàng Tử Hà không vội đi tìm Trần Niệm Nương mà về Quỳ vương phủ trước, trải bức vẽ ra, kể cho Lý Thư Bạch nghe chuyện ở bộ Hộ, đoạn trỏ vào giữa hai chân mày mình, nói, “Phùng Ức Nương và xác chết kia đều có một nốt ruồi đen giữa hai mày nghiêng về bên trái. Nhưng hôm ấy tôi không cách nào nhìn rõ nhũ mẫu của Vương Nhược có nốt ruồi ở đây hay không."
“Bất kể ra sao, cũng là một manh mối để bắt tay vào." Hiếm lắm mới thấy Lý Thư Bạch lộ vẻ hứng thú. Y đặt chiếc bình lưu ly đang cầm trên tay lên bàn, con cá nhỏ bên trong hơi giật mình, vội xòe chiếc đuôi dài ra.
“Một cầm sư kỹ viện từ Dương Châu đến lại cùng một thiếu nữ gia thế lên kinh tuyển phi, sau đó chết lẫn trong đám nạn dân U Châu, xem ra đằng sau chứa đựng rất nhiều việc đáng truy cứu." Lý Thư Bạch hài lòng ra mặt với tin tức cô đem về, “Thứ nhất, cô ta dùng canh thiếp giả, ngụy tạo ngày sinh. Phải là người rất có năng lực giúp cô ta làm giả, bằng không khó lòng vượt qua vòng thẩm định. Thứ hai, Vương Uẩn tuy không quen thân với cô ta, nhưng thân phận cô ta quả có tồn tại trong tài liệu cũ từ mười mấy năm trước, không phải là bịa đặt. Sách phong vương phi theo lệ phải chuyển hộ tịch đến Trường An, ta đã sai người đi tra xét, quả thực trong hồ sơ mười mấy năm trước có ghi lại, con gái chi thứ tư của nhà họ Vương ở Lang Gia tên Vương Nhược, không thể giả mạo được."
Lý Thư Bạch nói mà không nhìn cô, thong thả giơ ngón tay thứ ba lên, “Trên đây là những điểm ta thấy không hợp lý, giờ nói ta nghe những chuyện ngươi thấy không hợp lý đi."
Hoàng Tử Hà rút cây trâm trên tóc, vạch lên bàn, “Thứ ba…"
Vừa dứt lời, cô lại vội vã giơ tay túm lấy mái tóc xổ ra, sau đó lập tức dùng trâm búi lại.
Thấy Lý Thư Bạch chỉ nhìn, chẳng nói năng gì, cô lúng túng bỏ tay xuống phân bua, “Tôi cứ quen tay, quên khuấy giờ mình đang là tiểu hoạn quan, chỉ có một cây trâm búi tóc…"
“Quen tay gì mà lạ vậy, một hai ba bốn còn không nhớ được, lại định dùng trâm vạch nữa." Lý Thư Bạch cau mày, rút một tờ giấy Trừng tâm đường(*) ném cho cô.
(*) Giấy Trừng tâm đường là một dạng giấy Tuyên do người Hán ở Huy Châu sản xuất, được xếp vào hàng thượng phẩm và xưng tụng là mịn như da, bền như ngọc, mỏng mà sáng.
Hoàng Tử Hà nhón một cây bút gần mình, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu rồi lần lượt viết ba chữ một, hai, ba, nói, “Thứ ba, theo Trần Niệm Nương kể thì Phùng Ức Nương tạm thời hộ tống con gái cố nhân vào kinh, song Vương Nhược lại nói Phùng Ức Nương đã ở bên chăm bẵm cô ta từ bé. Hơn nữa tôi cũng cảm thấy trước đây họ từng quen nhau, vì vương phi học đàn từ nhỏ, rất có thể do chính Phùng Ức Nương dạy, những khúc đầu tiên đều là âm nhạc thịnh hành trong kỹ viện ở Dương Châu… ví như Liễu miên."
“Nhà họ Vương là vọng tộc cả trăm năm nay, lại để một cầm sư xuất thân từ kỹ viện Dương Châu dạy cho con cái trong nhà mấy khúc hát ấy, hơn nữa còn nhờ bà ta theo hộ tống con cháu mình lên kinh tuyển phi, đây là điểm đáng ngờ nhất. Còn nữa…" Ánh mắt Lý Thư Bạch lạnh hẳn đi, giọng nói cũng chậm rãi mà thấp trầm, “Phùng Ức Nương chết, có thể là do họ thấy bà ta không nên tồn tại trên đời nữa, tránh rước lấy phiền phức không cần thiết."
“Vấn đề cần chứng thực bây giờ là, người phụ nữ đã chết có diện mạo giống Phùng Ức Nương rốt cuộc có phải bà ta hay không. Dù sao trên đời cũng có rất nhiều người giống nhau, một bức vẽ chẳng làm bằng được, lúc trước tôi lại không trông rõ chân mày nhũ mẫu của vương phi."
Lý Thư Bạch gõ nhẹ xuống mặt bàn hồi lâu mới nói, “Dựa theo những gì ta biết về đám sai dịch ở bộ Hộ thì hễ làm biếng được chỗ nào chúng sẽ làm biếng ngay chỗ ấy, nhất định không đốt lâu chôn sâu đâu."
Dự cảm không lành nhen lên trong lòng Hoàng Tử Hà, da đầu cô bất giác tê dại cả đi. Quả nhiên, Lý Thư Bạch mở ngăn tủ lấy ra một con cá nhỏ bằng vàng ném cho cô, “Ngươi đến nhà họ Chu ở gần mộ Đổng Trọng Thư phường Sùng Nhân, tìm tiểu thiếu gia Chu Tử Tần đi."
Hoàng Tử Hà đương nhiên vẫn nhớ câu chuyện về tiểu thiếu gia nhà họ Chu lập chí muốn làm ngỗ tác kia, dự cảm không lành càng thêm mạnh mẽ, “Vương gia muốn tôi đi là để…?"
Y nhìn cô, khóe môi hơi nhếch lên. Lạ thực, rõ ràng y đang cười với mình mà sao cô thấy sởn cả gai ốc, tưởng đâu mình sắp bị kẻ trước mặt đạp xuống ao bùn.
Quả nhiên, y đáp, “Đương nhiên là cùng Chu Tử Tần đào thi thể lên khám nghiệm rồi."
Hoàng Tử Hà cảm thấy mình sắp gục ngã tới nơi!
“Quỳ vương gia! Tôi là phận liễu yếu đào tơ mà! Là một thiếu nữ mới mười bảy tuổi thôi đấy! Vương gia bảo tôi nửa đêm canh ba dẫn một gã thanh niên lạ mặt đi đào mồ ư?"
“Trước đây chẳng phải ngươi vẫn theo cha mình đi tra án đấy thôi? Ta nghĩ ngươi đã thấy không ít thi thể rồi." Trước lời lên án đầy huyết lệ của cô, Lý Thư Bạch chẳng mảy may cảm động, “Hay phải nói, thực ra ngươi chỉ biết lải nhải cái gì mà rửa oan cho cha mẹ, chứ không hề thực lòng muốn làm?"
“…" Hoàng Tử Hà phẫn nộ nhìn khóe môi đã cong lên của y cùng vẻ háo hức chờ xem kịch hay lồ lộ trên mặt, nhưng vừa nghe y nhắc đến việc của cha mẹ, bỗng chốc một luồng hơi lạnh như nước đá đổ xối xuống đầu, lan ra khắp người cô.
Hoàng Tử Hà, trước đây chẳng phải ngươi đã hạ quyết tâm, gác mọi thứ trên đời qua một bên, chỉ có món nợ máu của cả gia đình mới là lý do duy nhất để sống tiếp đấy sao?
Nghiến chặt răng, cô nhặt lấy con cá vàng trên mặt bàn, quay ngoắt người đi thẳng.
Lý Thư Bạch lắng tai nghe tiếng đồng hồ nước bên ngoài, giục giã, “Đi nhanh lên, sắp đến canh một rồi, kinh thành sẽ có giới nghiêm đấy."
Cô quay ngoắt lại hét lớn, “Cho tôi một thớt ngựa!"
Y phất tay đuổi cô, “Cho hai thớt, nhanh lên!"
Tin này chẳng mấy chốc đã lan khắp kinh thành, người trong kinh đều nói, nhà họ Vương chỉ trong mấy năm đã có hai hoàng hậu một vương phi, quả là rạng rỡ tổ tông.
Hoàng Tử Hà núp dưới cái tên Dương Sùng Cổ, vận bộ đồ hoạn quan, theo sau đoàn đưa sính lễ trùng trùng điệp điệp băng qua quá nửa thành Trường An, vừa đi vừa thong thả nghe mọi người bàn tán.
Cô sờ tay lên mặt, hôm nay trước lúc ra cửa cô đã phát hiện mặt mũi mình hồng hào quá, hẳn là vì gần đây nghỉ ngơi nhiều, đành chạy tới chỗ thị nữ trong vương phủ bịa chuyện xin một ít phấn vàng về xoa lên mặt để làm da vàng vọt đi. Bởi lẽ hôm nay cô phải tới dinh thự họ Vương Lang Gia ở kinh thành, rất có thể sẽ chạm mặt vị hôn phu khi trước – mà thực ra đến giờ vẫn chưa chính thức hủy hôn. Vương Uẩn.
Tuy hai người chưa từng chính thức gặp nhau, như lời Ngạc vương Lý Nhuận thì y mới chỉ lén trông thấy một bên mặt cô từ tận ba năm trước, song cẩn thận vẫn hơn, không thể không phòng bị. Lòng cô đã quyết, từ nay về sau, phấn vàng chính là vật thiết yếu mỗi khi ra cửa.
Trong việc hôn nhân chú trọng sáu lễ(*). Nạp thái, vấn danh và nạp cát đều đã xong xuôi, bởi thế hôm nay cô theo đoàn đến để nạp trưng, cũng tức là đưa sính lễ.
(*) Theo quan niệm hôn nhân cổ, để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ sau:
- Lễ nạp thái, sau khi bàn bạc, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
- Lễ vấn danh, là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
- Lễ nạp cát, lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi thì lấy được nhau, nếu xung khắc tuổi thì thôi.
- Lễ nạp tệ (hay nạp trưng), là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
- Lễ thỉnh kỳ, là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
- Lễ thân nghênh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới), đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Họ Vương Lang Gia là dòng dõi cao sang bậc nhất, dinh thự xây dựng ở kinh thành hết sức xa hoa lộng lẫy. Bảy ngôi đình viện, hai vườn hoa ở phía Đông và Tây, nhà rộng tường cao, nguy nga bề thế.
Là đích tôn chi trưởng duy nhất của nhà họ Vương hiện nay, Vương Uẩn cũng có phong thái đặc biệt của trâm anh thế phiệt. Tuy người trong thiên hạ đều biết vị hôn thê của y vì cự tuyệt hôn sự giữa họ mà đang tâm giết cả nhà, nhưng chuyện mất mặt như vậy không hề khiến y bớt đi chút đường hoàng tao nhã nào. Mình vận áo mỏng màu đỏ thẫm, tươi cười như gió xuân ban mai, mày mắt cử chỉ ung dung ôn hòa. Nếu không phải vọng tộc đã trăm năm thì không sao bồi đắp được thứ khí chất như thế.
Quỳ vương gia tôn quý vào hàng nhất nhì đương triều đưa sính lễ hỏi cưới thiên kim vọng tộc cao sang cũng vào hàng nhất nhì, đương nhiên phải rình rang bề thế hơn hẳn người thường. Trong một hàng dài những rương hòm thì lược vàng thước ngọc tiền bạc nữ trang mà các thái phi trong cung ban cho là bắt mắt người ta nhất, Vương Uẩn để họ đưa sính lễ đến tiểu viện Vương Nhược ở, rồi lần lượt gọi từng người đến phát phong bao đỏ, cả đội ngũ mấy trăm người đều được y thu xếp đâu ra đấy.
Hoàng Tử Hà cùng một nữ quan trong vương phủ tiến đến chỗ Vương Uẩn, hành lễ, “Bọn nô tài phụng mệnh tới chỉ dẫn cho vương phi quy củ trong vương phủ cùng lễ tiết cung đình."
Vương Uẩn miệng nói “Miễn lễ!" song ánh mắt cứ dán chặt vào người Hoàng Tử Hà, săm soi thật kỹ, dường như đang nghĩ ngợi gì đó.
Hoàng Tử Hà quay đi, cùng nữ quan Tố Khởi theo nạp trưng sứ ra vườn sau, nào ngờ Vương Uẩn lại đi theo cô hỏi han, “Chẳng hay quý tính tiểu công công?"
Cô gắng gượng đáp, “Nô tài Dương Sùng Cổ."
“Lẽ nào là Dương Sùng Cổ mới đây đã phá vụ án Bốn phương ở kinh thành? Quả là trăm nghe không bằng một thấy!" Vương Uẩn kinh ngạc thốt lên, đoạn quay sang hỏi tên nữ quan Tố Khởi, sau đó đưa bọn họ đến tận cửa tiểu viện mới dừng bước.
Hoàng Tử Hà bước đến dưới mái hiên, thấy lưng cứ nhoi nhói như bị kim chích, không nhịn được quay đầu lại, bắt gặp Vương Uẩn đang đứng trước cửa tiểu viện chăm chú nhìn mình như nghĩ ngợi. Thấy cô ngoái đầu, y lại cười cười chắp tay, “Lát nữa có đãi bánh ngũ phúc mong tiểu công công đừng để lỡ."
Cô cũng cúi đầu thi lễ, “Vâng, hôm nay nô tài chỉ xin bái kiến vương phi, ngày mai mới bắt đầu chính thức chỉ dẫn." Vì hiện giờ chính cô cũng chưa coi qua Lễ Nghi chí, muốn chỉ cũng không biết chỉ từ đâu.
Đi vào hành lang, có bốn a hoàn ra đón, nhất tề hành lễ nghênh tiếp. Trong phòng rộn rã tiếng cười đùa, bọn họ bước vào, thấy bên trong lộng lẫy gấm vóc, trước cửa sổ treo một bức mành thêu hoa sen, trong bình mai cắm đầy hải đường, mười quý phu nhân chải chuốt chỉnh tề đương ở đó, ai nấy đều áo gấm trâm hoa, hầu chuyện Vương Nhược đang ngồi trên sập lưu ly.
Hôm nay Vương Nhược ăn vận linh hoạt khác hẳn bữa trước, áo ngắn tay lỡ màu cánh sen thêu mẫu đơn đỏ, trông lộng lẫy và rạng rỡ. Tóc nàng vấn búi đồng tâm, cài đóa khởi lưu ly bữa trước, còn cắm xéo hai chiếc trâm ngọc xanh, trông trang trọng mà không đánh mất nét tươi trẻ của bản thân.
Hoàng Tử Hà nghĩ bụng, quả là một thiếu nữ biết phục sức, rõ ràng nàng rất am hiểu các lợi thế của mình.
Thấy nạp trưng sứ đã đến, tất cả đều đứng dậy đón tiếp. Vương Nhược yêu kiều bái chào, Lễ bộ thượng thư Tiết đại nhân đảm nhiệm vai trò nạp trưng sứ bắt đầu tuyên đọc sính thư(*). Nghe bức thư tràng giang đại hải dài đến phát mệt, Hoàng Tử Hà ngán ngẩm ngẩng đầu nhìn ra cảnh sắc ngoài song, thấy chim én líu ríu trên xà nhà, ngày xuân tươi tắn, cả đất trời đều bừng bừng nhựa sống.
(*) Thư cầu hôn của nhà trai gửi sang nhà gái.
Vương Nhược nhận lấy sính thư, ngước lên trông thấy Hoàng Tử Hà, khóe môi bất giác nở nụ cười mừng rỡ, “Ta xuất thân quê mùa, chưa từng được thấy uy nghi nhà trời, càng không hiểu phép tắc trong cung, phải phiền hai vị dạy bảo nhiều rồi."
Tố Khởi vội nói, “Đâu dám, vương phi xuất thân thế gia, lễ nghi chu toàn, đương nhiên chỉ một hiểu mười, không cần phải nói."
Vương Nhược mỉm cười nhìn Hoàng Tử Hà, vẻ ngây thơ chẳng khác nào đứa bé non nớt. Mấy phu nhân quây quần ngồi đây tuy đều tươi cười niềm nở, song chẳng qua là hàng mệnh phụ được các thái phi trong cung chọn ra sai tới giúp đỡ, vì hôm nay Quỳ vương nạp trưng mà nhà họ Vương mới đến lác đác được vài người. Trong phủ trừ Vương Uẩn và mấy nhũ mẫu thân cận, chỉ còn Hoàng Tử Hà là người duy nhất nàng từng gặp một lần.
Gặp được người quen giữa cả đám đông xa lạ, Vương Nhược mừng ra mặt, khiến Hoàng Tử Hà không khỏi cảm thấy vài phần hổ thẹn. Bụng bảo dạ, lẽ nào đằng sau cô gái đẹp đẽ thuần khiết nhường này lại ẩn giấu âm mưu gì đó được sao?
Đến lúc ra tới cửa, chuẩn bị về, chợt cảm thấy có người lén nắm ống tay áo mình, Hoàng Tử Hà bèn ngoái lại nhìn. Thì ra là Vương Nhược, vẻ mặt nàng đầy lo lắng. Cô mỉm cười quay lại hành lễ, “Vương phi có gì căn dặn?"
Vương Nhược khép nép, “Gặp được công công thật tốt, ở đây… toàn người ta không quen."
Hoàng Tử Hà tủm tỉm, “Chẳng phải còn có bà nhũ mẫu mà nô tài gặp lần trước trên xe đấy sao? Phải rồi, sao hôm nay không thấy bà ấy ở cạnh vương phi?"
“Ừm… Sau khi ta được tuyển làm vương phi, nhũ mẫu đã lập tức lên đường về Lang Gia, lấy cho ta một ít đồ dùng hằng ngày." Vương Nhược gượng gạo đáp, nghĩ ngợi chốc lát lại thêm một câu, “Nhũ mẫu cũng lớn tuổi rồi, có lẽ sẽ không trở lại nữa, ở lại quê nhà dưỡng già thôi."
“Thế chẳng phải vương phi sẽ rất quyến luyến sao? Dù gì cũng là người nuôi nấng vương phi từ nhỏ."
“Đúng thế, song cũng chẳng còn cách nào, đành phải tập làm quen thôi. Ta còn đỡ, nhưng nhũ mẫu già rồi, e rằng khó mà thích nghi được." Nàng cười, để lộ hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, “Huống hồ chẳng phải ta đã quen công công rồi đấy ư? Sáng nay ta còn nơm nớp không biết người tới dạy lễ nghi có phải một thái giám già nghiêm trang cổ hủ hay không nữa, nào ngờ lại là công công."
Hoàng Tử Hà cười đáp, “Đây cũng là nhờ vương phi hiền hậu, nên nô tài mới hân hạnh được ngồi cùng xe…"
Hàn huyên thêm một lúc nữa thì Tố Khởi đến gọi cô đi, hai người cùng tới đại sảnh dùng điểm tâm. Bánh ngũ phúc của nhà họ Vương đương nhiên không giống thứ bánh trong trà lầu tửu quán bình thường, năm loại bánh nhỏ được làm từ phục linh, sơn tra, tùng nhân, táo đỏ và vừng bày trên đĩa pha lê, Vương Uẩn đích thân bưng đến trước mặt Hoàng Tử Hà, “Tiểu công công thích ăn loại nào?"
Hoàng Tử Hà mới nhìn qua, còn chưa kịp đáp, y đã nhón một chiếc bánh phục linh đặt trước mặt cô giới thiệu, “Đầu bếp nhà chúng ta có một điểm giỏi là, bánh phục linh xưa nay không chứa vị thuốc, song vẫn giữ được mùi thơm mát, không tin công công ăn thử xem. Đương nhiên tốt nhất là thử hết mỗi loại một chiếc, như vậy mới đầy đủ cả ngũ phúc."
Hoàng Tử Hà vội cảm tạ hắn, đoạn nhón một chiếc bánh phục linh trắng thong thả ăn. Vương Uẩn ngồi xuống cạnh cô, hỏi thăm, “Tiểu công công quê quán ở đâu, có phải người trong kinh không?"
Cô gật đầu đáp, “Nô tài ở ngoại ô kinh thành."
Hắn lại hỏi, “Nghe công công nói hình như có pha giọng Thục, lẽ nào từng sống ở đó?"
Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Không hề. Có điều mẹ nô tài là người Thục."
“Ồ…"
“Nô tài vừa mới tịnh thân đã được Nội thị cục phái đến Quỳ vương phủ, vì biết vài chữ nên lần này vương gia sai nô tài đến chỉ dạy cho vương phi, thực là vinh hạnh vô cùng." Cô tỉnh bơ lôi Nội thị cục và Quỳ vương phủ ra che chắn cho mình, quả nhiên Vương Uẩn mỉm cười, hỏi lảng sang chuyện khác, “Chẳng hay quy củ trong cung và vương phủ có phức tạp lắm không?"
Cô tự nhiên đáp, “Cũng không nhiều lắm, vương phi thông minh nhanh nhẹn, chỉ mấy ngày nhất định sẽ thuộc cả."
“Hình như… hơi nhiều quá đáng thì phải."
Nhìn hai ba chục cuốn sách dày cộp Lý Thư Bạch đặt trước mặt mình, Hoàng Tử Hà trợn tròn mắt, “Quy củ trong hoàng cung và vương phủ nhiều thế này sao?"
“Không." Lý Thư Bạch ung dung đáp.
Cô thở phào nhẹ nhõm, “Có một phần không phải hả?"
“Không, đây chỉ là một phần thôi." Lý Thư Bạch thản nhiên nói, “Hơn nữa chỉ là một phần quy củ trong vương phủ."
Hoàng Tử Hà suýt hộc máu, “Trong mấy ngày tới tôi phải học hết từng này thứ để tới dạy vương phi?"
“Không, phải học xong trong tối nay, thuộc hết toàn bộ."
“Tôi cứ ngỡ không ai thuộc nổi những thứ này chứ?" Cô nghi hoặc hỏi.
Lý Thư Bạch nhìn Hoàng Tử Hà rồi nhặt bừa một quyển lên quăng tới trước mặt cô, nói, “Lật đại một trang chọn lấy một điều đi."
Hoàng Tử Hà lật ra, nhìn vào trang sách, “Thứ ba mươi lăm, ngày tết, điều mười chín."
“Ba mươi lăm, ngày tết, điều mười chín. Xuân phân, nhà bếp theo lệ thưởng bánh xuân, lệ thưởng gồm: vú già, mười cuốn lụa, năm cuốn vải; tỳ thiếp tám cuộn lụa, ba cuốn vải; người hầu năm cuốn lụa, ba cuốn vải. Cung nhân hạng nhất trong phủ ban mười lạng bạc, hạng nhì năm lạng, hạng ba ba lạng. Còn lại những kẻ chạy vặt lẻ tẻ thưởng một lạng."
Khóe môi Hoàng Tử Hà giật giật, cô cầm một quyển khác lật ra, “Mười sáu, giảng học, điều thứ tư."
“Mười sáu, giảng học, điều thứ tư. Triều đình phái người tới dạy học cho các vương, năm ngày lên lớp một buổi, gọi là vương sư. Trước tuổi đội mũ, vương sư chọn trong những kinh điển thi thư lễ nhạc mà giảng giải và bình luận, sau khi đội mũ, vương có thể tự chọn, mười ngày giảng học một lần, không được bỏ bê."
Hèn chi người này có thể thuận miệng làu làu đọc ra tất cả tư liệu về một tên thị vệ bên cạnh. Hoàng Tử Hà rõ ràng đã phục sát đất, lại giở thêm một quyển nữa, “Hai mươi tư, quy chế về lầu gác đài quán, điều thứ chín mươi ba."
Lần này Lý Thư Bạch rốt cuộc đã khựng lại, cô đắc ý nhìn y, “Cuối cùng cũng không biết ư?"
“Đương nhiên không biết, quy chế về lầu gác đài quán tổng cộng chỉ có chín mươi điều, lấy đâu điều chín mươi ba?"
Hoàng Tử Hà không thể không nhìn y bằng ánh mắt bằng ánh mắt sùng bái, “Nói thực lòng, đời này tôi gặp người đọc qua là thuộc như vương gia, mới là lần đầu tiên đấy."
“Miễn để tâm thì chẳng có gì không nhớ được cả." Lý Thư Bạch nói, đoạn đè tay lên đống sách trên bàn, khóe môi khẽ cong lên rất khó nhận ra, “Bởi thế, sáng mai ta sẽ kiểm tra ngươi theo cách này, tốt nhất là ngươi hãy để tâm một chút."
…Đây rõ ràng là kiểu tiến độ muốn ép chết người ta mà!
Nhìn y quầy quả bỏ đi, cô bất giác thét lên một tiếng, nằm vật ra bàn.
Bất kể thế nào thì một đêm cũng không thể học nổi tất cả quy củ, song Hoàng Tử Hà vẫn gắng xốc lại tinh thần, ít ra đọc qua một lượt, nhớ được đại khái.
Sáng hôm sau trước khi tới nhà họ Vương, Hoàng Tử Hà cứ ngỡ sẽ phải trải qua cuộc sát hạch như cuồng phong bão táp của Lý Thư Bạch, nào ngờ lúc tới bái kiến lại nghe nói vương gia đã dậy sớm đi tuần tra tả vệ trong kinh, chỉ nhắn lại rằng, Dương Sùng Cổ mới đến vương phủ, nếu còn chưa thuộc hết quy củ, có thể đem theo sách tới chỗ vương phi để giảng dạy.
Nghe vậy, cô liền thở phào nhẹ nhõm, đồng thời cũng rầu rĩ nghĩ thầm, đã thế thì việc gì tối qua phải dọa dẫm mình?
Hôm nay Vương Nhược vận áo the xanh nhạt, những cành hoa vấn vít lấy nhau nở rộ trên vạt và tay áo, mái tóc đen nhánh búi lỏng, chỉ cài đôi ba đóa hải đường tơ rủ hồng phấn bên mai, quyến rũ khôn tả.
Thấy Hoàng Tử Hà tới, Vương Nhược rạng rỡ nhấc váy rảo bước ra cửa đón cô, cười tươi như hoa, khiến Hoàng Tử Hà cũng vui lây, chỉ trong chốc lát, cả hai đã quen thân như bạn tốt nhiều năm.
“Sáng nay Tố Khởi cô cô đã liệt kê mọi người trong cung từ thái phi đến các vương gia và công chúa rồi. Nhiều người quá, ta còn chưa nhớ hết được! Về sau Tố Khởi cô cô lại nói, quy củ mà công công sắp dạy còn nhiều hơn nữa, ôi làm sao bây giờ, ta lo quá đi mất."
Hoàng Tử Hà mỉm cười an ủi nàng, “Đừng lo, vương phi thông minh dĩnh ngộ, nhất định sẽ nhớ nhanh thôi."
“Đâu có, hồi nhỏ ta học đàn, khúc đơn giản nhất… à, chính là Lưu thủy phải không, kết quả mọi người đều học nhanh hơn ta, nhũ mẫu thường mắng ta ngốc, làm ta cuống muốn chết luôn!" Nói đoạn, dường như nàng hơi chột dạ, vội hỏi, “Quy củ trong vương phủ khó học lắm ư?"
“Chắc không sao đâu, vương phi xuất thân từ gia tộc hiển hách lâu đời, không chừng quy củ trong nhà còn nhiều hơn ấy chứ." Hoàng Tử Hà nói, đoạn đặt chồng sách mình đem đến xuống trước mặt nàng. Thấy nàng nhăn nhó, cô lại bồi thêm một câu, “Đây chỉ là một phần trong số các luật lệnh ở vương phủ thôi, đợi vương phi xem hết, nô tài sẽ đem phần khác đến."
Suốt một buổi chiều chỉ ăn quà bánh, nhìn Vương Nhược chăm chú đọc điều luật trong vương phủ, Hoàng Tử Hà cũng đâm chột dạ, bèn mở ra xem cùng. Lỡ kẻ giảng bài này lại không thuộc bằng vương phi thì thực mất mặt.
Hôm nay giở xem, tâm trạng không căng thẳng như tối qua. Hoàng Tử Hà đọc một lúc, thần trí chẳng biết đã trôi đến tận đâu, ánh mắt lơ đãng quét khắp phòng, chợt phát hiện Vương Nhược cứ cầm cuốn sách ngồi ngẩn người ra.
Hoàng Tử Hà thấy nàng không hề cử động, bèn gập cuốn sách trong tay lại, hỏi, “Vương phi đang nghĩ gì thế?"
“Ta đang nghĩ tới… vài việc Tố Khởi cô cô dạy bảo lúc trước." Nàng do dự đáp.
Hoàng Tử Hà cười hỏi, “Tố Khởi cô cô dạy thế nào?"
“Tố Khởi cô cô giảng phần Nữ giới, ở thiên Chuyên tâm, có nói, 'Gái trinh không gả hai chồng, chồng có thể lấy thêm vợ, nhưng vợ tuyệt đối không được tái giá. Giờ trong triều ta có rất nhiều phụ nữ vì bất mãn với nhà chồng mà đòi từ hôn, đúng là làm trái luân thường. Thân gái phải trọng trinh tiết, chỉ thờ một chồng, hoàng gia càng coi trọng chuyện này.'"
Hoàng Tử Hà gật đầu, “Nữ giới là bài học vỡ lòng trong chốn khuê các, Tố Khởi cô cô cũng chỉ giảng theo lệ đấy thôi, sao vương phi phải nghĩ ngợi?"
“Ta… đương nhiên trước đây đã đọc qua." Vương Nhược vội nói, “Chỉ là đột nhiên nghĩ tới vài việc, cảm thấy khó hiểu mà thôi."
“Khó hiểu chuyện gì? Vương phi có thể nói ra cho nô tài nghe chăng?"
“Chính là… Ta nghe nói năm xưa Võ hậu từng là tài nhân của Thái Tông, Dương quý phi là Thọ vương phi…" Nàng lưỡng lự đáp.
Hoàng Tử Hà không ngờ Vương Nhược lại đưa ra vấn đề khó khăn từ ngàn xưa chưa lý giải nổi này, có lẽ hàng nghìn hàng vạn sử quan còn chẳng lấp liếm được, cô làm thế nào được đây? Đành cười gượng, “Triều ta… quả thực có những chuyện khó mà kết luận."
“Vậy thì thời Hán cũng có Vương Chí, thân mẫu Hán Vũ Đế, sau khi thành thân sinh con gái ở ngoài cung, lại bỏ chồng bỏ con, ngụy tạo là lần đầu kết hôn mà tiến cung, cuối cùng vẫn thành mẫu nghi thiên hạ. Không phải sao?"
Hoàng Tử Hà cứng họng một lúc thật lâu, rốt cuộc đành đáp, “Trung Hoa chúng ta mênh mông bát ngát, trải khắp chín châu, trong dòng lịch sử cả ngàn năm ấy ắt phải có một vài kẻ không như những người khác, song dẫu sao đó cũng chỉ là thiểu số."
Vương Nhược cúi xuống nhìn vào cuốn sách trên bàn, lại ngần ngừ hỏi, “Sùng Cổ này! Công công thấy một người giấu giếm quá khứ để vào cung làm hoàng hậu như Vương Chí, nếu bị Hán Cảnh Đế phát giác, sẽ… có kết cục thế nào?"
Hoàng Tử Hà bất giác bật cười, “Vương phi việc gì phải lo thay người xưa? Vương hoàng hậu cuối cùng đã thành Vương thái hậu, cả nhà đều được hưởng phú quý. Hán Vũ Đế khi biết mẹ mình từng sinh một con gái với thường dân, còn đích thân đến nhà thăm hỏi, tôn là hoàng tỷ. Nô tài nghĩ hoàng gia cũng có tình cảm, việc gì cũng có thể dựa theo lệ thường mà suy."
“Ừm… ta cũng nghĩ thế." Vương Nhược ôm cuốn sách vào lòng, vẻ mặt vẫn chưa bớt hoang mang. Hoàng Tử Hà thầm duyệt lại một lượt những lời vừa nói, chẳng thấy điểm gì quan trọng, bèn nhìn theo ánh mắt Vương Nhược, phát hiện trên bàn đặt một cành mẫu đơn.
Cành mẫu đơn này chính là mẫu đơn khởi lưu ly hôm nào, giờ đang được cắm trong một chậu pha lê lớn, bên trong đổ nước xâm xấp, vừa đủ nhúng cành hoa để giữ tươi lâu. Song hoa đã bắt đầu có dấu hiệu héo úa, rụng mất mấy cánh, các cánh còn lại thì hơi quăn mép.
Thấy cô chăm chú nhìn đóa hoa, Vương Nhược lại đỏ bừng mặt lên, vội cúi gằm đầu, cuộn tròn quyển sách lại, bộ dạng hết sức thẹn thùng.
Cứ nhìn dáng vẻ kia, đủ thấy nàng đã rung động vì Quỳ vương. Hoàng Tử Hà cảm nhận rõ rệt niềm ái mộ và khao khát của thiếu nữ vừa chớm biết yêu này dành cho Lý Thư Bạch, nhất thời cũng ngơ ngẩn cả ra, tựa hồ bị lây tâm trạng của nàng.
Vương Nhược cúi đầu vuốt ve đóa khởi lưu ly ngâm trong nước, e thẹn nói khẽ, “Nhất định Sùng Cổ đang cười thầm ta."
“Nô tài cười gì vương phi chứ?" Hoàng Tử Hà cười hỏi.
Nàng ngượng ngùng giơ tay che mặt, nói khẽ, “Chẳng rõ công công có đồng cảm được với tâm trạng của ta không. Trước đây ta cứ nghĩ, chẳng rõ phu quân tương lai ra sao, cuộc đời về sau ra sao, ta sẽ nương tựa một người thế nào. Nhưng vào khoảnh khắc được dẫn vào nội điện, ngẩng đầu trông thấy Quỳ vương, ta đã hiểu ra tất cả, chỉ nháy mắt mà ta thấy cả đường đời mình bày ngay trước mắt, không còn sợ hãi tương lai… Ta thấy chàng đứng giữa hào quang, tay cầm cành mẫu đơn này, toàn thân sáng bừng như ngọc. Ngay lập tức, ta đã biết mình sẽ ở bên người ấy suốt cả một đời…"
Nhớ lại cảnh tượng Vương Nhược gặp Lý Thư Bạch lần đầu, Hoàng Tử Hà không thấy giống như nàng miêu tả gì hết, song vẫn cười đáp, “Nhìn dáng vẻ vương phi lúc ấy là đủ biết rồi."
“Sùng Cổ đừng nói lại với người khác nhé."
“Vâng." Hoàng Tử Hà ngồi cạnh, ngắm gương mặt ửng hồng cùng vẻ ước ao thiết tha trong mắt, chợt bâng khuâng mơ màng, như thấy lại một buổi hoàng hôn đầu hạ, chuồn chuồn bay rợp bên hồ, cô ôm một bó hoa sen ngoái nhìn, bắt gặp người thiếu niên ấy đứng xa xa chăm chú quan sát mình.
Mơ màng một lúc, đến khi định thần lại chỉ thấy lòng đau âm ỉ. Ngoảnh đầu nhìn vầng dương đã ngả về Tây, cô thong thả đứng dậy cáo từ, “Nô tài phải về đây, vương phi có thể giữ lại mấy cuốn sách này mà xem, cầm lên giường đọc đến khi ngủ càng tốt."
“Được." Bàn tay Vương Nhược vẫn vô thức vuốt ve cánh mẫu đơn, nhưng chỉ càng làm nó tàn tạ thêm.
Hoàng Tử Hà ra đến cửa, thấy tử đằng đã nở rộ trong đình viện nhỏ, sắc tím yêu kiều như sương như khói vấn vít trên giàn. Ráng chiều xuân vàng rực chói mắt rọi lên giàn tử đằng, khiến cả ngôi đình rợp trong ánh vàng sắc tím. Cô chợt thấy lòng xao xuyến, đã cảm nhận được niềm hân hoan đầy e thẹn và rụt rè của Vương Nhược, bởi thế cô ngoái lại nhìn nàng, cười nói, “Vương phi cứ yên tâm, nô tài sẽ không kể với ai cả, chỉ tâu với vương gia thôi. Nói rằng vương phi vẫn giữ gìn đóa khởi lưu ly gia tặng hôm ấy."
Vương Nhược vừa thẹn vừa giận, đứng bật dậy giậm chân mắng cô, “Ai da, ngươi thật là…"
Hoàng Tử Hà cười, đi thẳng ra cửa.
Xe ngựa tới đón đã dừng trước cổng nhà họ Vương. Cô bước lên xe, băng qua đủ mọi ngõ phố Trường An, đến gần chợ Đông xe đột nhiên dừng lại. Hoàng Tử Hà đang tự nhủ kẻ nào to gan dám cản xe ngựa của Quỳ vương phủ, vén rèm lên xem thì thấy xe dừng trước một tửu quán, trên lầu hai có một người đang đứng nhìn xuống. Y vận đồ tím, ráng chiều lồng bóng rạng rỡ chói ngời không khác gì giàn tử đằng vàng say tím đắm trong đình viện của Vương Nhược. Lúc này, y đang nhìn xuống cô ngồi trong xe, ánh mắt hững hờ, gương mặt sâu xa vời vợi bóng chiều, tâm tình hoàn toàn kín bưng.
Chủ nhân đang đứng trên lầu trông xuống, đương nhiên cô không dám thất lễ. Vội nhảy khỏi xe bước vào quán, lên lầu đi đến gian riêng của y, gõ cửa. Lập tức có người mở cửa, chính là hoạn quan Cảnh Hữu hầu cận Lý Thư Bạch. Vì chưa khỏi hẳn phong hàn, Cảnh Hữu căn dặn Hoàng Tử Hà phải hầu hạ vương gia chu đáo rồi cài cửa cáo lui.
Trong nhã gian không chỉ có mình Lý Thư Bạch, mà còn Chiêu vương Lý Nhuế và Ngạc vương Lý Nhuận, đều mặc thường phục, cùng một nữ nhân đang thong thả gảy đàn. Người này khoảng bốn mươi tuổi, nét mặt đẹp đẽ, chỉ hiềm nhuốm phần tiều tụy. Thấy Hoàng Tử Hà bước vào, bà ta cũng không lên tiếng, chỉ khẽ gật đầu với cô, bàn tay vẫn nhấn nhẹ phím đàn, giai điệu càng lúc càng say lòng người.
Thấy cô đưa mắt quan sát bà ta, Lý Thư Bạch liền nói, “Đây là Trần Niệm Nương, đệ tử tái truyền của Đổng Đình Lan. Hôm trước nghe Chiêu vương kể bà ta đã đến Trường An, ta và Ngạc vương bèn hẹn nhau đến thưởng thức tài nghệ."
Có một dạo trong triều rộ lên trào lưu ưa chuộng nhạc cụ và âm nhạc của người Hồ Tây Vực, thất huyền cầm bị chê bỏ vì “tiếng cổ giờ nhạt nhẽo, chẳng xứng tình người nay", song Đổng Đình Lan giữa thời Thịnh Đường vẫn được muôn người tán thưởng vì tài đàn cao siêu của mình. Cao Thích từng làm thơ tặng, “Chớ buồn đường trước không tri kỷ, thiên hạ ai người chẳng biết ông(*)".
(*) Trích trong bài thơ Biệt Đổng Đại 2. Đổng Đại tức Đổng Đình Lan, cầm sư trứ danh thời Đường. Năm Khai nguyên thứ 23 (735), Cao Thích lên Trường An dự thi, hai người làm quen và kết bạn. Hai bài Biệt Đổng Đại làm nhân chứng cuộc trùng phùng ngắn ngủi sau nhiều năm xa cách rồi lại từ biệt mỗi người một nẻo Đông Tây.
Hoàng Tử Hà vội gật đầu đáp lễ.
Chiêu vương Lý Nhuế ngồi bên cười nói, “Tứ ca giờ trọng dụng tiểu hoạn quan này quá nhỉ, hôm nay vừa hối hả đi đâu về đây?"
“Trí nhớ hắn tốt nên ta sai đến nhà họ Vương giảng cho vương phi luật lệ trong phủ."
“Ồ, hóa ra trừ tài phá án, hắn cũng có khả năng đọc qua là nhớ như Tứ ca sao?" Lý Nhuế lại hỏi.
Lý Thư Bạch chỉ “ừm" một tiếng, rồi không nói thêm gì nữa.
Hoàng Tử Hà thấy nắng chiều đang chênh chếch rọi vào mắt Trần Niệm Nương, khiến bà ta phải cúi mặt xuống, khẽ cau mày, cô bèn bước đến nhẹ nhàng buông tấm rèm trúc trước mặt bà ta.
Lý Nhuế lại cười khen, “Tên tiểu hoạn quan này thực là chu đáo."
Khúc Châu ngư của Trần Niệm Nương đã đi đến hồi kết, tiếng vàng âm ngọc thánh thót bầu không, khiến người ta quên hết thế tục, chẳng ai đáp lời Lý Nhuế. Chỉ nghe dư âm lãng đãng, êm đềm hòa dịu, bàn tay đặt trên phím đàn dần dần thôi nhấn nhá, khi dứt hẳn Trần Niệm Nương mới đứng dậy hành lễ với mọi người.
Lý Nhuận tán thưởng, “Quả là tuyệt diệu, có thể hình dung ra phong thái của Đổng Đại thuở trước."
Lý Nhuế cũng khen ngợi, “Tài đàn tuyệt vời, bà có muốn vào giáo phường chăng? Chúng ta có thể giới thiệu cho."
Trần Niệm Nương thong thả lắc đầu, “Thiếp đã lớn tuổi, đương ở Vân Thiều Uyển Giang Nam làm cầm sư, cuộc sống không phải lo phiền, e rằng không thích ứng được với giáo phường."
Lý Nhuế lại hỏi, “Vậy lần này bà vào kinh có việc gì?"
Trần Niệm Nương đáp, “Năm xưa thiếp cùng sư tỷ Phùng Ức Nương học nghệ với thầy, tình cảm rất thân thiết. Đôi bên vẫn giúp đỡ nương tựa nhau bao năm nay. Mấy tháng trước Ức Nương đột ngột cáo từ thiếp, nói rằng phải hộ tống con gái người bạn cũ đến Trường An, lâu thì ba bốn tháng, chóng độ một hai tháng sẽ về, song giờ đã hơn năm tháng, chẳng những bặt tin tức, mà hỏi khắp mọi người cũng không biết sư tỷ đến Trường An có chuyện gì hay hộ tống ai, đành một mình lên kinh nghe ngóng, nào ngờ vẫn bóng chim tăm cá, lộ phí trong người lại cạn sạch. May sao gặp được mấy vị sư huynh đệ ngày trước, giới thiệu thiếp đến đây bán nghệ, mới được yết kiến quý nhân."
Lý Nhuận cười, “Ta hiểu ý bà, bà hy vọng chúng ta giúp một tay tìm ra tung tích sư tỷ phải không?"
“Đúng thế, nếu biết được tung tích sư tỷ, thiếp sẽ vô cùng cảm kích."
Lý Nhuận lại nói, “Trường An bảo nhỏ thì không nhỏ, bảo lớn thì không lớn, thế này đi, ta viết cho bà một phong thư, bà có thể đem đến nha môn bộ Hộ, nhờ họ họa giùm một bức hình rồi tìm."
Trần Niệm Nương mừng rỡ vái y một vái thật dài, đoạn thưa, “Không cần phiền họ vẽ hình, thiếp đây có một bức tranh họa cùng sư tỷ mấy năm trước, vẫn luôn đem bên người, người trong tranh giống hệt người thật, để thiếp đem tới cho họ xem là được."
“Vậy càng tốt, mau đưa cho chúng ta, để ta viết thư trước."
Lý Thư Bạch đưa mắt ra hiệu, Hoàng Tử Hà liền ngoan ngoãn ra cửa, hỏi mượn bút mực của chủ quán. Lý Nhuận ngồi một bên viết thư, Trần Niệm Nương ngồi trước cây đàn, so lại dây. Hoàng Tử Hà ngồi đối diện, giúp bà ta mở hộp phấn hương thông ra, tỉ mỉ bôi lên dây đàn.
Thấy ban nãy cô tỏ ra chu đáo, Trần Niệm Nương rất ưa thích, nhìn xuống tay cô hỏi, “Tiểu công công cũng biết chơi đàn ư?"
“Trước đây tôi từng học tỳ bà và không hầu, song thiếu kiên nhẫn nên chỉ biết sơ sơ thôi, giờ cũng bỏ bê cả rồi."
“Thực đáng tiếc, bàn tay công công rất hợp học đàn."
Hoàng Tử Hà ngạc nhiên nói, “Chưa ai khen tay tôi đẹp cả."
“Không phải đẹp, là thanh thoát mạnh mẽ, gảy cổ cầm hoặc tỳ bà thì bàn tay rộng thế này là hợp, lúc nhấn phím mới bao quát được."
Hoàng Tử Hà cười đáp, “Chắc tại hồi xưa tôi thích đá mã cầu nên mới thành ra thế."
Nghe đến mã cầu, Lý Nhuế liền chen ngang, “Ô, tên tiểu hoạn quan nhà ngươi cũng thích đá mã cầu ư? Hôm nào đá chúng ta sẽ gọi ngươi nhé."
Hoàng Tử Hà vội chống chế, “Nô tài chỉ mới tham gia mấy trận mà thôi."
“Đúng là không nhìn ra được, ngươi mảnh khảnh thế này mà dám chơi mã cầu, môn đó không cẩn thận là gãy chân què tay như chơi." Lý Nhuế nói, đoạn vươn tay bóp bóp vai cô, Hoàng Tử Hà hơi co người lại, đưa mắt nhìn Lý Thư Bạch. Y phớt lờ, chỉ khẽ đằng hắng một tiếng.
Lý Nhuế cười mỉa, quay người lại ngồi xuống bên cạnh Lý Thư Bạch. Hoàng Tử Hà tiếp tục cặm cụi thoa phấn hương thông lên dây đàn, ngẫu nhiên ngẩng lên, trông thấy gương mặt cúi thấp của Trần Niệm Nương với sống mũi cao cùng chiếc cằm nhỏ, không khỏi nhủ thầm, nét mặt bà ta có vài phần nhang nhác mẹ mình.
Bất giác cô thấy thân thiết với Trần Niệm Nương hơn, bèn gợi chuyện hỏi han, “Niệm Nương, nếu tôi muốn học đàn thì phải học từ khúc nào?"
“Mới học thì Thanh ức, Thường tư, Đông ly cúc đều là những bài vỡ lòng hay, được người đương thời ưa thích, giai điệu đơn giản, kỹ thuật dễ dàng."
Hoàng Tử Hà sực nhớ tới một chuyện, liền hỏi, “Nếu nhập môn từ Lưu thủy thì sao?"
“Tiểu công công nói đùa, muốn đàn hay được Lưu thủy rất khó, ngay sư phụ ta năm xưa gảy Lưu thủy cũng thường than rằng chưa đạt được đỉnh cao, đàn không ra được chỗ tinh diệu."
“Vậy có khúc đàn nhập môn nào mở đầu bằng chữ 'lưu' chăng?"
Trần Niệm Nương nghĩ ngợi chốc lát rồi đáp, “Ta ở Giang Nam bấy lâu, dạy qua không ít nhạc khúc, song không nhớ có khúc nào bắt đầu bằng chữ ‘lưu’ cả."
“Đồng âm cận âm cũng được, ví như liễu, lục gì đó?"
“Có một khúc Lục yêu, nhưng dài lắm. Về ‘liễu’ thì có một khúc Chiết liễu, cũng đơn giản dễ học."
Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Không phải Chiết liễu, bắt đầu bằng ‘lưu’ kia."
Trần Niệm Nương ngẫm nghĩ, chợt “ồ" lên một tiếng, “Quả là còn một khúc, đơn giản dễ học, có điều khúc này triền miên êm ái, chỉ thịnh hành ở Dương Châu, rất nhiều cô nương như các cô ở Vân Thiều Uyển lúc mới học đàn từng học, ta cũng có thể dạy. Khúc ấy tên gọi Liễu miên. Nhưng công công là người trong kinh, sống tại vương phủ cao quý, ắt hẳn không biết."
Nghĩ đến Vương Nhược e lệ ngại ngùng. Hoàng Tử Hà cũng hơi ngượng nghịu, “Vậy hẳn là không phải."
“Tôi cũng nghĩ vậy, loại nhạc này rất khó được tấu tại nơi phong nhã cao sang."
Trong lúc hai người trò chuyện, Lý Nhuận đã viết xong bức thư, đóng cả triện ngay ngắn. Hoàng Tử Hà rất thông thạo Trường An, liền theo Trần Niệm Nương đi lấy bức tranh bà ta và Phùng Ức Nương để Trần Niệm Nương yên lòng giao việc này lại cho mình, đoạn tiện tay mở bức tranh ra xem.
Trong bức họa là hai người phụ nữ, một ngồi một đứng. Người ngồi là Trần Niệm Nương, quả nhiên họa rất giống, mày mắt sinh động có thần. Người kia đứng dựa vào Trần Niệm Nương, miệng tủm tỉm, mày mắt cong cong, đã ngoài bốn mươi mà vẫn toát lên phong vận quyến rũ khôn tả.
Hoàng Tử Hà chăm chú nhìn người trong hình, “Đây là Phùng Ức Nương ư?"
“Đúng thế, sư tỷ ta rất đẹp."
“Theo tôi thấy thì xuân lan thu cúc, mỗi người một vẻ." Hoàng Tử Hà thong dong nói.
“Phong vận tư thái của sư tỷ mới là tuyệt mỹ, tranh vẽ không thể hiện hết được đâu, khi nào công công gặp sẽ biết ngay." Trần Niệm Nương cười.
Đúng vậy, phải chính mắt trông thấy mới cảm nhận được dáng vẻ mê hồn ấy. Hoàng Tử Hà thầm nhủ, bà làm sao biết được, mấy ngày trước tôi vừa gặp bà ta ở ngay ngoại ô thành Trường An, bà ta ngồi cùng xe với Vương Nhược, vương phi tương lai của Quỳ vương, còn mời tôi lên đi cùng nữa.
Vương tiểu thư đi cùng một cầm sư ở Vân Thiều Uyển Dương Châu, còn luôn miệng nhận bà ta là người nhà – xem ra những chuyện lạ lùng quanh Vương Nhược không hề ít.
Cứ vậy mà suy thì con gái người bạn cũ của bà ta hẳn là Vương Nhược? Một thiên kim xuất thân vọng tộc họ Vương ở Lang Gia như Vương Nhược, sao cha mẹ lại quen biết Phùng Ức Nương, thậm chí còn giao cả con gái mình cho bà ta đưa tới Trường An trước?
Cô nghĩ ngợi rồi quyết định chưa nói với Trần Niệm Nương vội, dù sao người giống nhau trên đời cũng rất nhiều, chi bằng cứ vờ không biết, có lẽ bên bộ Hộ sẽ có tư liệu ghi chép về Phùng Ức Nương, để tra xem người nhà họ Vương viết gì về thân phận của bà ta.
Nghĩ vậy, cô cuộn bức tranh lại, bình thản cáo từ Trần Niệm Nương, lên xe.
Đương lúc cô bước lên xe, Trần Niệm Nương như sực nhớ ra chuyện gì đó, vội chỉ bức tranh trong ngực áo cô nói, “Ta vừa nhớ ra, giữa hai chân mày sư tỷ, hơi lệch về bên trái, có một nốt ruồi đen, ai trông thấy cũng sẽ chú ý."
Hoàng Tử Hà gắng lục lại đặc điểm người phụ nữ ngồi trong xe Vương Nhược hôm ấy, song chỉ nhớ bà ta để tóc mái trước trán, vừa khéo che mất phần giữa hai chân mày.
Cô liền gật đầu ghi nhớ. Xe ngựa lăn bánh, hướng về phía bộ Hộ.
Tam tỉnh lục bộ bản triều đều nằm trong hoàng thành. Hoàng Tử Hà vào theo cửa An Thượng, đi thẳng đến bộ Hộ. Viên tri sự họ Hồ đang có mặt ở đó rất nhiệt tình, niềm nở giúp cô tra cứu một lượt các hồ sơ về những phụ nữ vào kinh trong mấy tháng nay, cuối cùng kẻ thì chênh lệch tuổi tác, kẻ lại không giống hình dáng, chẳng có ai tên Phùng Ức Nương cả.
Sau khi cảm tạ Hồ tri sự, cô đương quay người định đi thì lại sực nhớ ra gì đó, bèn ngại ngùng lại gần Hồ tri sự khẽ trình bày, “Hồ đại nhân, tôi có một yêu cầu hơi quá đáng, nhờ ông giúp một chút, chẳng rõ có được hay không…"
Giờ đây trên triều, uy thế của Quỳ vương ngày càng hiển hách, Hồ tri sự đương nhiên không dám thất lễ với người của y, vội chắp tay nói, “Tiểu công công có gì xin cứ căn dặn."
“Là thế này, vương gia nhà chúng tôi đã đưa sính lễ sang nhà họ Vương rồi, chỉ ít hôm nữa sẽ thành thân. Mấy ngày trước tôi cũng chạy đi chạy lại nhà họ Vương, tiếc rằng trí nhớ quá tệ, những người hầu hạ vương phi tuy đều đã báo danh với tôi, song tôi chẳng nhớ được ai cả… Nghe nói bọn họ đều theo vương phi tương lai nhà chúng tôi vào kinh, chẳng biết đại nhân có thể giúp tôi chút việc, cho tôi xem danh sách bọn họ chăng?"
“Chuyện nhỏ." Hồ tri sự lập tức quay lại rút ra một cuốn từ tập hồ sơ tháng trước, “Ta còn nhớ rõ, ngày 26 tháng trước có một người họ Vương mời ta đến đăng ký hộ tịch, là cô nương chi thứ tư gia tộc ở Lang Gia… Phải rồi, chính là đây, tổng cộng bốn người."
Hoàng Tử Hà vội châu đầu ngó vào trang đó, chỉ thấy trên có ghi: Vương Nhược, con gái chi thứ tư nhà họ Vương Lang Gia vào kinh, gia nhân gồm a hoàn Nhàn Vân, Nhiễm Vân, đều mười lăm tuổi, gia đinh Lỗ Dực, ba mươi lăm tuổi.
Bản triều quản lý hộ tịch rất nghiêm, nhất là kinh thành nằm dưới chân thiên tử, những người từ nơi khác đến dẫu chỉ tạm trú, cũng phải vào bộ Hộ báo cáo.
“Ôi chà, chỉ có tên hai a hoàn thôi ư, xem ra tôi phải dày mặt đi nghe ngóng về mấy người khác rồi." Hoàng Tử Hà làm bộ rầu rĩ, cảm tạ Hồ tri sự lần nữa rồi bước tới thu dọn đồ đạc của mình, toan rời khỏi bộ Hộ.
Cô đang định cuộn bức họa thì nhác thấy một tên tiểu lại bộ Hộ đương nhìn chằm chằm vào đó, vẻ kinh ngạc. Hoàng Tử Hà liền hỏi, “Vị đại nhân này, có phải từng gặp người phụ nữ trong tranh không?"
“À… Bỉ chức từng gặp một người gần giống, nhưng cũng chưa chắc…" Tiểu lại ấp úng đáp, có vẻ khó mở miệng.
Hoàng Tử Hà vội gặng, “Xin hỏi đại nhân gặp ở đâu?"
Tiểu lại do dự chốc lát mới đáp, “Nghĩa trang phía Tây Thành."
Nghĩa trang. Hai chữ này vừa lọt vào tai, Hoàng Tử Hà tức thì cau mày, lòng trào lên dự cảm không lành. Xuất hiện ở nghĩa trang, lại do bộ Hộ xử lý, thông thường đều là xác vô danh.
Quả nhiên tiểu lại kia quay vào rút trong tủ ra một cuốn sổ, “Bên Tây thành có hơn mười người từ U Châu tới, mấy hôm trước nhiễm bệnh chết cả. Sáng nay bỉ chức tới vào sổ, thấy trong đó có một kẻ… rất giống người phụ nữ công công đang tìm." Nói đoạn, tiểu lại lật cuốn sổ ra đọc lên, “Ngươi chết là nữ, không biết tên, chừng trên dưới bốn mươi, thân cao năm thước ba tấc, đầy đặn cân xứng, da rất trắng, tóc đen dày, má bầu mũi cao, mày trái có một nốt ruồi đen."
Mày trái có nốt ruồi đen.
Hoàng Tử Hà vội ngồi thẳng dậy, hối hả hỏi, “Thi thể ấy còn ở nghĩa trang không? Đại nhân có thể chỉ cho tôi tới tra xét thử?"
Tiểu lại cất cuốn sách vào tủ, lắc đầu đáp, “Không được, đám người đó mắc bệnh dịch mà chết, theo lệ đã hỏa táng cùng tất cả di vật, chôn sâu tro cốt rồi."
“Như vậy… là hết cách." Hoàng Tử Hà cẩn thận cuộn bức họa, cảm tạ tên tiểu lại lần nữa rồi nói, “Xem ra tôi vẫn phải theo lời dặn là đi tìm khắp lượt trong kinh xem có ai giống với bức vẽ này không. Nếu quả không tìm được thì đành bảo với bà ta rằng, có lẽ người đã chết rồi."
Cô rời bộ Hộ, xe ngựa lộc cộc lăn bánh. Cô xem đi xem lại bức vẽ, ngắm nhìn hai người phụ nữ mỉm cười trong tranh rồi trầm ngâm nhớ lại những lời Vương Nhược nói lúc trước.
Nàng nói, ta được tuyển làm vương phi, nên nhũ mẫu đã vội vã về Lang Gia, giúp ta lấy ít đồ dùng hằng ngày.
Vẻ mặt nàng khi ấy hơi gượng gạo, sau đó còn bổ sung một câu, nhũ mẫu đã lớn tuổi, có lẽ sẽ không quay lại nữa, ở dưới quê nhà dưỡng già.
Không quay lại nữa. Thế này quả là không quay lại được nữa rồi.
Nhớ đến hai lúm đồng tiền mờ mờ trên má Vương Nhược và vẻ thẹn thùng khả ái, Hoàng Tử Hà chỉ thấy bàng hoàng, như thể đã bị giàn tử đằng trước đình viện kia làm hoa mắt.
Hoàng Tử Hà không vội đi tìm Trần Niệm Nương mà về Quỳ vương phủ trước, trải bức vẽ ra, kể cho Lý Thư Bạch nghe chuyện ở bộ Hộ, đoạn trỏ vào giữa hai chân mày mình, nói, “Phùng Ức Nương và xác chết kia đều có một nốt ruồi đen giữa hai mày nghiêng về bên trái. Nhưng hôm ấy tôi không cách nào nhìn rõ nhũ mẫu của Vương Nhược có nốt ruồi ở đây hay không."
“Bất kể ra sao, cũng là một manh mối để bắt tay vào." Hiếm lắm mới thấy Lý Thư Bạch lộ vẻ hứng thú. Y đặt chiếc bình lưu ly đang cầm trên tay lên bàn, con cá nhỏ bên trong hơi giật mình, vội xòe chiếc đuôi dài ra.
“Một cầm sư kỹ viện từ Dương Châu đến lại cùng một thiếu nữ gia thế lên kinh tuyển phi, sau đó chết lẫn trong đám nạn dân U Châu, xem ra đằng sau chứa đựng rất nhiều việc đáng truy cứu." Lý Thư Bạch hài lòng ra mặt với tin tức cô đem về, “Thứ nhất, cô ta dùng canh thiếp giả, ngụy tạo ngày sinh. Phải là người rất có năng lực giúp cô ta làm giả, bằng không khó lòng vượt qua vòng thẩm định. Thứ hai, Vương Uẩn tuy không quen thân với cô ta, nhưng thân phận cô ta quả có tồn tại trong tài liệu cũ từ mười mấy năm trước, không phải là bịa đặt. Sách phong vương phi theo lệ phải chuyển hộ tịch đến Trường An, ta đã sai người đi tra xét, quả thực trong hồ sơ mười mấy năm trước có ghi lại, con gái chi thứ tư của nhà họ Vương ở Lang Gia tên Vương Nhược, không thể giả mạo được."
Lý Thư Bạch nói mà không nhìn cô, thong thả giơ ngón tay thứ ba lên, “Trên đây là những điểm ta thấy không hợp lý, giờ nói ta nghe những chuyện ngươi thấy không hợp lý đi."
Hoàng Tử Hà rút cây trâm trên tóc, vạch lên bàn, “Thứ ba…"
Vừa dứt lời, cô lại vội vã giơ tay túm lấy mái tóc xổ ra, sau đó lập tức dùng trâm búi lại.
Thấy Lý Thư Bạch chỉ nhìn, chẳng nói năng gì, cô lúng túng bỏ tay xuống phân bua, “Tôi cứ quen tay, quên khuấy giờ mình đang là tiểu hoạn quan, chỉ có một cây trâm búi tóc…"
“Quen tay gì mà lạ vậy, một hai ba bốn còn không nhớ được, lại định dùng trâm vạch nữa." Lý Thư Bạch cau mày, rút một tờ giấy Trừng tâm đường(*) ném cho cô.
(*) Giấy Trừng tâm đường là một dạng giấy Tuyên do người Hán ở Huy Châu sản xuất, được xếp vào hàng thượng phẩm và xưng tụng là mịn như da, bền như ngọc, mỏng mà sáng.
Hoàng Tử Hà nhón một cây bút gần mình, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu rồi lần lượt viết ba chữ một, hai, ba, nói, “Thứ ba, theo Trần Niệm Nương kể thì Phùng Ức Nương tạm thời hộ tống con gái cố nhân vào kinh, song Vương Nhược lại nói Phùng Ức Nương đã ở bên chăm bẵm cô ta từ bé. Hơn nữa tôi cũng cảm thấy trước đây họ từng quen nhau, vì vương phi học đàn từ nhỏ, rất có thể do chính Phùng Ức Nương dạy, những khúc đầu tiên đều là âm nhạc thịnh hành trong kỹ viện ở Dương Châu… ví như Liễu miên."
“Nhà họ Vương là vọng tộc cả trăm năm nay, lại để một cầm sư xuất thân từ kỹ viện Dương Châu dạy cho con cái trong nhà mấy khúc hát ấy, hơn nữa còn nhờ bà ta theo hộ tống con cháu mình lên kinh tuyển phi, đây là điểm đáng ngờ nhất. Còn nữa…" Ánh mắt Lý Thư Bạch lạnh hẳn đi, giọng nói cũng chậm rãi mà thấp trầm, “Phùng Ức Nương chết, có thể là do họ thấy bà ta không nên tồn tại trên đời nữa, tránh rước lấy phiền phức không cần thiết."
“Vấn đề cần chứng thực bây giờ là, người phụ nữ đã chết có diện mạo giống Phùng Ức Nương rốt cuộc có phải bà ta hay không. Dù sao trên đời cũng có rất nhiều người giống nhau, một bức vẽ chẳng làm bằng được, lúc trước tôi lại không trông rõ chân mày nhũ mẫu của vương phi."
Lý Thư Bạch gõ nhẹ xuống mặt bàn hồi lâu mới nói, “Dựa theo những gì ta biết về đám sai dịch ở bộ Hộ thì hễ làm biếng được chỗ nào chúng sẽ làm biếng ngay chỗ ấy, nhất định không đốt lâu chôn sâu đâu."
Dự cảm không lành nhen lên trong lòng Hoàng Tử Hà, da đầu cô bất giác tê dại cả đi. Quả nhiên, Lý Thư Bạch mở ngăn tủ lấy ra một con cá nhỏ bằng vàng ném cho cô, “Ngươi đến nhà họ Chu ở gần mộ Đổng Trọng Thư phường Sùng Nhân, tìm tiểu thiếu gia Chu Tử Tần đi."
Hoàng Tử Hà đương nhiên vẫn nhớ câu chuyện về tiểu thiếu gia nhà họ Chu lập chí muốn làm ngỗ tác kia, dự cảm không lành càng thêm mạnh mẽ, “Vương gia muốn tôi đi là để…?"
Y nhìn cô, khóe môi hơi nhếch lên. Lạ thực, rõ ràng y đang cười với mình mà sao cô thấy sởn cả gai ốc, tưởng đâu mình sắp bị kẻ trước mặt đạp xuống ao bùn.
Quả nhiên, y đáp, “Đương nhiên là cùng Chu Tử Tần đào thi thể lên khám nghiệm rồi."
Hoàng Tử Hà cảm thấy mình sắp gục ngã tới nơi!
“Quỳ vương gia! Tôi là phận liễu yếu đào tơ mà! Là một thiếu nữ mới mười bảy tuổi thôi đấy! Vương gia bảo tôi nửa đêm canh ba dẫn một gã thanh niên lạ mặt đi đào mồ ư?"
“Trước đây chẳng phải ngươi vẫn theo cha mình đi tra án đấy thôi? Ta nghĩ ngươi đã thấy không ít thi thể rồi." Trước lời lên án đầy huyết lệ của cô, Lý Thư Bạch chẳng mảy may cảm động, “Hay phải nói, thực ra ngươi chỉ biết lải nhải cái gì mà rửa oan cho cha mẹ, chứ không hề thực lòng muốn làm?"
“…" Hoàng Tử Hà phẫn nộ nhìn khóe môi đã cong lên của y cùng vẻ háo hức chờ xem kịch hay lồ lộ trên mặt, nhưng vừa nghe y nhắc đến việc của cha mẹ, bỗng chốc một luồng hơi lạnh như nước đá đổ xối xuống đầu, lan ra khắp người cô.
Hoàng Tử Hà, trước đây chẳng phải ngươi đã hạ quyết tâm, gác mọi thứ trên đời qua một bên, chỉ có món nợ máu của cả gia đình mới là lý do duy nhất để sống tiếp đấy sao?
Nghiến chặt răng, cô nhặt lấy con cá vàng trên mặt bàn, quay ngoắt người đi thẳng.
Lý Thư Bạch lắng tai nghe tiếng đồng hồ nước bên ngoài, giục giã, “Đi nhanh lên, sắp đến canh một rồi, kinh thành sẽ có giới nghiêm đấy."
Cô quay ngoắt lại hét lớn, “Cho tôi một thớt ngựa!"
Y phất tay đuổi cô, “Cho hai thớt, nhanh lên!"
Tác giả :
Châu Văn Văn