Trâm 2: Kẻ Yểu Mệnh
Chương 26: Sinh trai sinh gái
Mọi người nhìn sang Lữ Chí Nguyên, xôn sao bàn tán. Từ khi bước vào Đại Lý Tự, Lữ Chí Nguyên vẫn cúi đầu đứng trong góc. Ai nấy đều khinh bỉ Lữ Chí Nguyên, nên khi nhắc tới mấy người có quan hệ với Tích Thúy, mọi người chỉ nhìn lướt qua lão, chẳng ai để tâm.
Vậy mà giờ đây, Hoàng Tử Hà lại giơ sợi sắt hỏi lão.
Ánh mắt mọi người cũng theo đó mà đổ dồn đến.
Lữ Chí Nguyên đứng trong góc tôi công đường, ra sức giấu mình đi. Dáng người lão vẫn còng gập, mặc bộ đồ cũ kỹ, bóng tối khiến cho những đường nét trên gương mặt cũng thành ra sâu hoắm.
Rồi dường như vẫn chưa hiểu câu hỏi, lão chậm chạp ngước lên nhìn Hoàng Tử Hà, rề rà hỏi: “Công công bảo gì cơ?"
Thôi Thuần Trạm hùa theo: “Vừa nãy chẳng phải Dương công công nói vụ án này có liên quan đến thủ bút tiên đế do nhà họ Trương cất giữ ư? Đã được họ cất giữ, sao Lữ Chí Nguyên lại xem được?"
“Đương nhiên là xem được. Sau khi Ngụy Hỷ Mẫn chết, lão Lữ từng đến tìm Tích Thúy đòi tiền dưỡng dục, cô ấy bèn lấy bức họa này ra cho cha mình xem, đồng thời nói với lão nội dung của ba hình vẽ mà mấy người chúng tôi suy đoán được. Có điều bấy giờ lão Lữ không tin, nên cô ấy mới giận dữ đem tranh đi cầm lấy mười quan tiền đưa cho lão."
“Bởi vậy… lão Lữ thực sự đã từng xem bức tranh này." Chu Tử Tần khẳng định, xong vẻ mặt vẫn đầy hoài nghi: “Có điều… công công cũng nói lão ta đến vòi tiền mà, lẽ nào kẻ như vậy… lại giết người ư?"
“Hừ… đời nào. Lão đòi được tiền rồi, việc gì còn phải đi giết người báo thù cho con ranh ấy?" Lữ Chí Nguyên cười nhạt lắc đầu quả quyết, “Lão không hề bỏ thứ này vào nến, có lẽ là kẻ nào khác lén lút cho vào, hoặc nó vốn lẫn trong thẻ hương, cháy trong lư hương thành ra như thế, liên quan gì đến lão?"
“Nhưng bấy giờ lư hương lớn ở chùa Tiến Phúc không hề bị đổ, giả sử sợi sắt này lẫn trong đó thì làm sao rơi ra ngoài được? Còn như lời lão, có kẻ khác lén lút bỏ nó vào trong cây nến, lại càng không có khả năng." Đoạn cô giơ đầu cong ra trước mặt lão, “Nếu sợi dây này thẳng tắp thì may ra còn có thể cắm thẳng vào tim nến, nhưng đầu cong này lại ở phía dưới, trừ lão có thể bỏ vào trong khi chế tạo, còn ai cắm nổi đầu cong này vào sợi bấc nến thẳng tắp bện chặt chứ?"
Lữ Chí Nguyên rề rà đáp: “Lão… già rồi, mắt mũi kèm nhèm, có lẽ lúc nào đó vô tình để lẫn một sợi sắt vào bấc đèn mà không biết. Dám hỏi công công, chút sai sót đó của lão phạm vào tội gì mới được chứ?"
“Lão vô ý để lẫn một sợi sắt vào thực ư? Dù thế nào ta cũng không tin, bởi hành vi tưởng chừng như vô ý đó, lại là khởi đầu, cũng là trọng điểm của cả vụ án." Hoàng Tử Hà lắc đầu nói tiếp: “Lão Lữ, lão quả đã dốc nhiều tâm sức sắp đặt vụ này. Mấy ngày trước khi xảy ra chuyện, tiết trời oi bức, chỉ chực đổ mưa, lão cũng để ý thấy cây nến cao đến một trượng như thế, hẳn là ngang với đại điện, hễ cắm thêm một sợi sắt vào thì rất dề dẫn sấm sét. Vậy là lão thêm một sợi sắt mảnh vào tâm nến. Rồi đề phòng người khác phát hiện, lão lại khăng khăng đòi đích thân dựng nến. Như vậy, sau khi dựng xong, lão có thể rút một đầu sợi sắt giấu trong nến ra, tiện dẫn sấm sét. Hơn nữa, sau khi cất thang đi, những người phía dưới ai mà để ý trong ngọn nến đang cháy lại giấu một sợi sắt mảnh cơ chứ?"
“Thì ra… cái gọi là trời giáng sấm sét, lại do lão ta tạo ra ư?" Thôi Thuần Trạm trợn trừng cả mắt, “Vậy… chẳng phải lão quá may mắn ư, tự dưng sét lại đánh trúng ngay kẻ thù của lão!"
“Đương nhiên phải có nguyên do chứ, bằng không giữa bấy nhiêu người, sao thiên lôi lại chọn đúng Ngụy Hỷ Mẫn?" Hoàng Tử Hà đưa sợi sắt cho mọi người xem, “Sợi dây này vốn là trên thẳng dưới cong, không rõ các vị đại nhân có để ý hay không. Đoạn thẳng phía trên, không chỉ có vết cháy, mà còn dính ít tro than. Nhưng phần cong bên dưới lại không hề thấy vết cháy, lạ không cứ? Có lần nô tài từng quan sát lão Lữ làm tâm cho loại nến lớn này, sau khi dùng vải thô bọc kín sợi bấc, ngâm vào sáp lỏng, lão bèn móc một cây kim sắt đã nung đỏ vào đầu sợi bấc, rồi cắm vào thân sáp đã bắt đầu đông. Bởi vậy dù cây nến nổ tung thì dây bấc ghim sợi sắt có lớp vải bọc ngoài, lại có sáp nến bao bọc, sẽ rất khó bị nổ tan tác. Mà dù cho nổ tan tành thì sợi sắt ngâm trong sáp lỏng đã cháy âm ỉ một thời gian chắc chắn bị ám đen, cọ rửa không sạch nổi. Vậy mà đầu dưới của sợi sắt này vẫn trắng, là vì sao?"
Bọn Thôi Thuần Trạm, Vương Lân, Tưởng Quỳ chuyền tay nhau săm soi sợi sắt, trầm ngâm suy nghĩ.
Hoàng đế tuy tò mò về cái chết của Ngụy Hỷ Mẫn, xong còn canh cánh vụ án của con gái mình, bèn giục: “Dương Sùng Cổ, ngươi mau nói ra đi."
“Thưa vâng. Theo nô tài đoán thì tâm cây nến lúc trước Lữ Chí Nguyên làm, chỉ dài bằng nửa sợi thép này thôi. Phần thẳng tắp ám đen phía trên là cắm vào tâm nến, còn nửa cây nến bên dưới thực ra không hề có ruột, chỉ có sợi sắt trần, nên không thể cháy được."
Mọi người nghe xong đều ngạc nhiên ra mặt, Chu Tử Tần vội hỏi: “Lão tạo ra một cây nến lớn, lại rỗng ruột phân nửa như vậy làm gì?"
“Lão muốn dùng cây nến này giấu một vật. Đầu dưới sợi sắt bị bẻ cong, là để khỏi chọc vào vật đó."
Chu Tử Tần vỗ trán reo lên: “Nhất định lão giấu lưu huỳnh và thuốc nổ trong nến rồi! Thế nên khi sét đánh xuống, sợi sắt dẫn sét làm cây nến bùng cháy, Ngụy Hỷ Mẫn đứng cạnh đó mới bén lửa!"
“Không đúng, ngay sau vụ cháy ta đã tới tra xét, đâu có ngửi thấy mùi lưu huỳnh và thuốc nổ ở hiện trường." Thôi Thuần Trạm lập tức phản bác: “Huống hồ bấy giờ Lữ Chí Nguyên không có mặt, sao có thể đảm bảo khi cây nến phát nổ Ngụy Hỷ Mẫn đang ở gần đó, hơn nữa lửa lại bén ngay vào y chứ?"
Chu Tử Tần lúng túng gãi đầu, bối rối nhìn sang Hoàng Tử Hà.
“Trên đây là những chứng cứ mà chúng ta thấy được, nhưng vụ án này còn một chứng cứ vô hình nữa. Đó chính là: bấy giờ những người ở đó gồm có, Quỳ vương gia, Chu công tử, Trương nhị ca, Lữ Tích Thúy, và cả nô tài, năm người kẻ đứng gần, người đứng xa cây nến, nhưng trước khi nó phát nổ, không một ai trông thấy Ngụy Hỷ Mẫn cả." Nói đến đây, Hoàng Tử Hà quay sang nhìn Lý Thư Bạch.
Lý Thư Bạch gật đầu khẳng định: “Bản vương quả thực không hề trông thấy Ngụy Hỷ Mẫn. Y là người bên cạnh công chúa, nến bản vương nhác thấy trong chùa Tiến Phúc, nhất định sẽ có ấn tượng mới phải."
“Một người nhìn qua là nhớ kỹ như Quỳ vương gia mà không phát hiện ra Ngụy Hỷ Mẫn, còn có thể nói là y ở giữa đám đông chen lấn, đứng xa khó trông thấy được, nhưng Trương Hàng Anh và Lữ Tích Thúy bấy giờ ở ngay bên cạnh cây nến, hơn nữa họ Ngụy là kẻ góp phần tạo nên bi kịch của Tích Thúy, lại mặc y phục hoạn quan đỏ rực, sao hai người họ cũng không trông thấy?"
Trước ánh mắt ngỡ ngàng xen lẫn nghi hoặc của mọi người, Hoàng Tử Hà chốt lại kết luận quan trọng nhất: “Vì cây nến cao hơn một trượng, to bằng nửa người ôm, trừ phần sáp đã chảy phía trên và phần dưới cùng hơi nhỏ hơn ra, cũng còn cao đến tám thước, thân hình Ngụy Hỷ Mẫn chỉ năm thước rưỡi, thừa sức nhét vào trong!"
Trước phán đoán bất ngờ đến gần như điên rồ này, cả công đường lặng phắc, người kinh ngạc, kẻ thảng thốt, kẻ nghi ngờ.
“Sáp vốn đã đục, lại bị sơn phết màu đủ thứ màu lòe loẹt, thừa sức che kín thân người nên trong; để có không gian, lão Lữ đã bỏ phần ruột bên dưới đi, còn thừa lúc vẽ hoa văn trên thân nến mà đục thủng mấy lỗ nhỏ, để người bên trong vẫn có không khí; đồng thời bẻ cong một đầu sợi sắt để khỏi chọc vào đầu Ngụy Hỷ Mẫn, hơn nữa cũng có thể dẫn lửa vào trong, khiến cây nến tạo thành từ hỗn hợp những thứ dế cháy như chu sa, lưu huỳnh, dầu đen chóng nổ tung,"
Trương Hàng Anh, Chu Tử Tần, Lý Nhuận đều ngây ra nhìn Hoàng Tử Hà, rồi lại nhìn sang lão già còng gập, hèn hạ là Lữ Chí Nguyên, nghi ngờ ra mặt.
Lữ Chí Nguyên cúi nhìn nền gạch xanh dưới chân, cười nhạt: “Lão chẳng hiểu công công nói gì cả, bảo lão giấu một người sống sờ sờ trong cả cây nên ư? Còn đưa cả cây nến lẫn người đó đến chùa Tiến Phúc nữa? Suy nghĩ của công công kỳ quặc thật đấy!"
“Đúng là mới nghe thì hoang đường thật, nhưng trong tay ta lại có chứng cớ rành rành." Hoàng Tử Hà quả quyết nói tiếp: “Thứ nhất, hôm giao nến cho nhà chùa, rõ ràng lão đã thức làm suốt đêm, mệt mỏi rã rời, tại sao không để người khác đi, mà lại khăng khăng phải đích thân đưa đến chùa Tiến Phúc, dựng nến xong xuôi mới chịu về?"
“Lão thành tâm cúng phật, dốc hết tâm huyết mấy tháng mới làm được đôi nến, để người khác đưa đi, lão không yên tâm!"
Hoàng Tử Hà chẳng buồn phản bác, mà tiếp tục nói: “Thứ hai, chùa Tiến Phúc phải mất nửa năm mới gom đủ sáp để tạo ra hai cây nến ấy, kết quả bị sét đánh nổ tung, cháy rụi trong nháy mắt. Nếu dùng sáp thường, lẽ nào có thể cháy sạch sành sanh, chỉ còn lại vẻn vẹn nửa vò mà lão cạo về thôi ư? Lão sợ số sáp còn lại quá ít, sẽ bị người khác phát hiện ra chuyện cây nên rỗng ruột, nên mới bỏ vào lượng lớn phẩm màu, hễ gặp lửa là cháy bùng lên, phi tang toàn bộ số sáp nến còn dư."
Lữ Chí Nguyên nói mà chẳng buồn nhìn cô: “Công công thì biết gì? Lúc làm nến, để nhuộm màu, tất nhiên phải bỏ phẩm vào rồi."
“Nhưng lão làm nến mấy chục năm nay, lẽ nào không biết nếu bỏ quá nhiều chu sa, lưu huỳnh, dầu đen vào, thì gặp lửa cả cây nến sẽ cháy bùng nên sao?" Đoạn Hoàng Tử Hà lắc đầu tiếp: “Huống hồ, lão còn phạm phải một sai lầm mà người thợ làm nến luôn phải tránh, chính là bỏ chu sa vào sáp nến."
Lữ Chí Nguyên cười nhạt: “Ai bảo lão bỏ chu sa vào? Rõ ràng lão chỉ dùng phẩm màu thông thường, công công không bằng không cớ, sao lại tùy tiện gán tội cho lão?"
“Tuy mọi người ở đó không sao, nhưng ta có chứng cứ rành rành. Sau vụ cháy thì trời đổ mưa, nước mưa đã xối trôi số sáp nến còn lại xuống hồ cá, khiến tất cả cá trong hồ phóng sinh chết hết trong một đêm!" Hoàng Tử Hà nói, đoạn quay lại nhìn Chu Tử Tần đang há hốc miệng: “Bấy giờ Chu công tử từng nhặt một con về kiểm nghiệm, nguyên nhân chết là gì?"
“Trúng độc thủy ngân." Chu Tử Tần đáp ngay.
“Đúng thế, đây chính là lý do tại sao khi làm nến không được dùng chu sa. Vì sau khi chu sa gặp lửa cháy bùng lên, sẽ tạo thành hơi thủy ngân, hơi thủy ngân tan vào không khí, ai hít phải sẽ trúng độc, sao có thể dùng được? Vậy mà để ngọn nến dễ bắt cháy, lão cả gan bỏ chu sa vào!" Hoàng Tử Hà nhìn xoáy vào Lữ Chí Nguyên, “Lúc trước khi ta đến tiệm của lão, từng thấy lão quết màu đỏ lên nến, cây nên đỏ ấy hẳn là không bỏ chu sa, cũng không tỏa ra khói độc. Thế thì tại sao lão lại nhất quyết phải bỏ chu sa, thứ vừa đắt đỏ vừa nguy hiểm vào cây nến ở chùa hôm ấy? Lão luôn miệng nói cái gì thành tâm cúng Phật, sao lại làm một cây nến độc hại như thế dâng lên pháp hội Phật môn? Lẽ nào không sợ nam phụ lão ấu ở chùa hôm ấy hít phải khói độc hay sao?"
Lữ Chí Nguyên cứng họng. Lão đứng ngược sáng, những nếp nhăn trên mặt hằn lên làm cả gương mặt thoắt chốc già sọm đi.
Lão há miệng, nhưng chẳng thốt nổi lời nào.
“Thực ra cũng không sao cả, đúng không nào? Từ đầu lão đã biết cây nến cháy không được bao lâu sẽ phát nổ, tới lúc đó mọi người bỏ chạy tứ tán, chút thủy ngân ấy không hại được ai cả." Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Nhưng dẫu sắp xếp cẩn thận đến đâu, lão vẫn để lộ sơ hở. Chùa Tiến Phúc mất nửa năm trời mới gom được chừng ấy sáp, vậy mà chỉ vỏn vẹn mấy ngày, lão đã tìm đủ lượng sáp để chế tạo một cây nến tương tự, không rõ lão lấy sáp ở đâu ra? Lão nói là do mình tích trữ nhiều năm nay, nếu vậy thì chùa Tiến Phúc cần gì phải đi khắp nơi thu mua nữa? Thực ra ngay từ đầu lão đã chẳng dùng hết số sáp kia, vì cây nến của lão vốn rỗng ruột!"
Thấy Lữ Chí Nguyên mặt mày tái ngắt, không còn lời nào để phân bua, Chu Tử Tần liền thắc mắc: “Sùng Cổ, ta vẫn có một điểm chưa hiểu! Tuy mấy hôm đó thời tiết oi bức chỉ chực mưa, nhưng nếu trời không đổ mưa thì lão ta định thế nào?
“Dù sợi sắt kia không dẫn được sấm sét thì lớp sáp bên dưới chẳng phải vẫn được trộn dầu đen và lưu huỳnh đó ư? Cây nến cứ cháy như vậy thêm một lúc nữa cũng sẽ phát nổ, lửa bùng lên thiêu chết Ngụy Hỷ Mẫn bên trong. Đến lúc ấy lão chỉ cần nói rằng trong lúc làm nên có sơ suất, khiến cây nến phát nổ, vô tình làm bị thương người khác là xong."
Thôi Thuần Trạm cau mày: “Đúng là… Ngụy Hỷ Mẫn bị giấu trong cây nến, Liễu Chân pháp sư đúng lúc ấy đang giảng đến việc báo ứng thì sấm sét rền vang, sợi sắt dẫn sét làm nổ cây nến, nhìn bề ngoài cứ như trời giáng thiên lôi trừng phạt vậy. Trong lúc hoảng loạn chen lấn như thế, mọi người sẽ chỉ cho rằng kẻ bén lửa là người đứng gần cây nến mà thôi."
Chu Tử Tần vẫn chưa hết nghi hoặc: “Bấy giờ chẳng phải Ngụy Hỷ Mẫn đã lăn lộn kêu gào ư, sao một người sống sờ sờ lại chịu ngồi yên trong cây nến chừng ấy thời gian?"
“Công tử quên linh lăng hương rồi ư? Tiền Quan Sách nghe Lữ Chí Nguyên nói mới nhập một lô linh lăng hương thượng hạng, bèn mua tặng cho Xương Bồ ở phủ công chúa để tạ ơn. Xương Bồ là người dưới, theo quy củ trong phủ, hễ có thứ gì quý phải dâng lên công chúa xem trước. Công chúa sau khi thành hôn vẫn chưa sinh con, đời nào lại dùng thứ không tốt cho việc hoài thai như thế. Trái lại, Ngụy Hỷ Mẫn một là tham lam, hai là mắc chứng đau đầu, đối với y, linh lăng hương chính là bảo bối, bèn điềm nhiên chiếm dụng. Mỗi ngày dùng một lạng, đến ngày thứ bảy thì hết sạch, y bèn đến chỗ Xương Bồ đòi thêm, sau khi làm rộn cả một trận lại chạy tới nhà Tiền Quan Sách uy hiếp, Tiền Quan Sách bèn dẫn y tới tiệm của Lữ Chí Nguyên. Ấy là đêm trước pháp hội ở chùa Tiến Phúc. Ngụy Hỷ Mẫn đi cả đêm không về, để rồi đến ngày hôm sau, kẻ xưa nay không tin thần Phật như y thình lình xuất hiện tại chùa, vừa xuất hiện đã bén lửa cháy bùng lên, chết trong tiếng kêu gào thảm thiết." Hoàng Tử Hà nhìn xoáy vào Lữ Chí Nguyên, chậm rãi tiếp: “Lữ Chí Nguyên tính toán mọi chuyện rất kín kẽ; một là theo quy củ phủ công chúa, bất cứ kẻ nào có được vật gì quý giá đều phải dâng lên cho chủ nhân xem trước; hai là lợi dụng Tiền Quan Sách đưa linh lăng hương cho họ Ngụy; ba là ước lượng chính xác liều dùng cho bệnh nhân mắc chứng đau đầu, khiến mấy ngày sau y phải tới xin thêm. Mọi chuyện đều nằm trong dự kiến của lão, Ngụy Hỷ Mẫn tự đâm đầu vào lưới, hơn nữa còn mất tích trong tiệm nhang đèn của lão. Ta đoán hẳn đêm ấy lão đã dùng linh lăng hương trong tiệm, khiến Ngụy Hỷ Mẫn ngủ thiếp đi, mãi tới hôm sau khi cả người bén lửa mới tỉnh dậy."
Ánh mắt mọi người đều đổ dồn vào Lữ Chí Nguyên, thân hình già nua gầy gộc của lão bất động như gốc cây cằn cỗi nhiều năm, nhuốm đầy sương gió, nhưng cũng đầy cứng cỏi.
Hoàng Tử Hà hùng hồn nói tiếp: “Cái chết của Tôn ghẻ, lão cũng không thoát khỏi liên quan đâu."
“Không, vụ Tôn ghẻ có lẽ Dương công công đoán sai rồi." Trương Hàng Anh nhìn Lữ Chí Nguyên nãy giờ vẫn lặng thinh không nói, biện bạch, “Tôn ghẻ chết đúng vào giữa trưa… Bấy giờ tôi và A Địch đều đến nhà hắn định ra tay, nhưng không tìm được cơ hội, mà cũng không hề gặp… lão Lữ ở phường Đại Ninh, hơn nữa về sau có rất nhiều người làm chứng, cũng lúc ấy lão ta đang ở cửa tiệm chợ Tây làm nến, tôi không tin lão ta sát hại Tôn ghẻ."
“Đương nhiên lão ta không cần tới đó, bởi từ khoảnh khắc gọi người tới sửa nhà, Tôn ghẻ đã chết chắc rồi." Đoạn Hoàng Tử Hà ngoái lại ra hiệu cho Chu Tử Tần lấy chiếc hộp sắt gỡ từ cửa nhà họ Tôn xuống cho mọi người xem, “Trên cửa chính nhà họ Tôn có gắn một chiếc hộp sắt, loại đang thịnh hành trong kinh như thế này, bấy giờ người thợ sửa nhà cho Tôn ghẻ đã gắn cho hắn một chiếc hộp mới, nước sơn còn tươi rói, nhưng sau khi xảy ra vụ án, sơn đã tróc hết ra."
“Chiếc hộp sắt này… là Tiền Quan Sách làm mà!" Thôi Thuần Trạm chỉ ngay vào Tiền Quan Sách đang quỳ mọp dưới đất.
Ánh mắt mọi người một lần nữa dồn vào họ Tiền.
Tiền Quan Sách đã tái ngắt mặt mày, rũ ra như một cái xác không hồn, lúc này chợt nhìn Hoàng Tử Hà, rồi lại nhìn sang Lữ Chí Nguyên, cặp mắt đờ đẫn cuối cùng cũng trợn trừng lên, chẳng biết lấy đâu ra sức lực, hắn lồm cồm bò dậy gào lên: “ Oan uổng… Oan uổng quá! Tiểu nhân không hề giết người! Cái hộp sắt đó… mua từ lò rèn Lưu Ký, sau khi lấy một lô hàng về, tiểu nhân cũng chỉ xem qua thôi!"
Chu Tử Tần cuống lên, kéo tay Hoàng Tử Hà hỏi: “Theo công công thì cái hộp sắt này liên quan gì đến cái chết của Tôn ghẻ?"
Hoàng Tử Hà hỏi lại: “Lý chính phường Đại Ninh từng nói, lúc ông chủ Tiền đạp cửa xông vào nhà họ Tôn thì một luồng khí đen từ trong nhà xộc ra, mọi người đều cho rằng đó là sát khí của oan hồn Tích Thúy, công tử có nhớ không?"
“Ta nhớ, đúng là lý chính từng nói vậy." Đoạn Chu Tử Tần nhìn sang Trương Hàng Anh, gãi đầu bối rối: “Nhưng Tích Thúy chưa chết, lấy đâu ra sát khí với chẳng oan hồn?"
“Là thế này, có người đốt cháy thứ bên trong hộp sắt đặt trên cửa, khi cánh cửa bị đạp tung, tro bụi cũng lả tả rơi xuống, mà không khí trong nhà bị bịt kín mấy hôm, nên cửa vừa mở ra, tro than tức thì theo luồng khí xộc ra ngoài, tạo thành cái gọi là sát khí đen." Hoàng Tử Hà lại trỏ lớp sơn đã cháy đen, bong tróc mà nói, “ Nhưng trong phòng không có dấu vết đồng lửa, chỉ có chút tro than còn sót lại bên trong chiếc hộp này mà thôi. Bởi thế, tôi cho rằng, hung thủ đã ra tay từ đây.
“Sau khi phát hiện xác chết Tôn ghẻ, Đại Lý Tự lập tức niêm phong căn nhà, không một ai chạm vào cái hộp này được nữa, nên khả năng duy nhất là sau khi nhà cửa được sửa sang lại, vào khoảng thời gian từ đêm hôm trước đến trưa ngày hôm sau, có kẻ đã đốt thứ gì đó trong chiếc hộp này. Thứ đó, như tôi phán đoán, nhất định là linh lăng hương. Vì tối hôm chúng tôi tới tra xét, Vương đô úy, con trai Vương thượng thư cũng đi theo, vừa vào nhà, đô úy đã ngửi thấy mùi linh lăng hương. Vương đô úy vốn nổi dang kinh thành về phân biệt mùi hương, hẳn không thể ngửi lầm được. Hơn nữa tôi dám chắc loại linh lăng hương này giống hệt thứ đã khiến Ngụy Hỷ Mẫn hôn mê, nên Tôn ghẻ bị đâm hai nhát mà vẫn nằm yên không nhúc nhích, cứ thế chết đi."
Thôi Thuần Trạm vội gặng: “Nhưng Lữ Chí Nguyên làm sao lẻn vào căn phòng kín như thế để giết Tôn ghẻ được? Lẽ nào… lão cũng biết đường nước ngầm chạy qua đó?"
“Vụ này chẳng liên quan gì tới đường nước cả, nếu hung thủ lẻn vào theo đường nước, nhất định nền đất sẽ có dấu vết đào xới, dù bị những người chạy theo Tiền Quan Sách tới xem náo nhiệt san phẳng, thì cũng không thể lèn chặt, phẳng phiu như thế được. Huống hồ Lữ Chí Nguyên lúc đó đang dở tay trong tiệm, làm gì có thời gian bò vào nhà người ta bằng đường nước?" Hoàng Tử Hà bảo Chu Tử Tần vạch lớp hoa văn chạm trổ trên hộp ra, nói tiếp: “Các vị thấy đấy. giữa đám tro tàn vẫn còn hai đầu ngón tay quẹt qua. Khi chúng tôi chứ xem xét đến, ai mà để tâm tới cái hộp chìm nghỉm trong lớp lớp bùa chú tranh vẽ chất chồng trên tường nhà họ Tôn chứ? Càng không ai ngờ trong hộp còn cất giấu đồ vật. Tôi nghĩ, kẻ duy nhất có khả năng thò ngón tay vào lấy thứ bên trong ra, ắt là hung thủ. Nhưng hung thủ muốn lấy cái gì?"
Mọi người đều nhìn chằm chằm vào lỗ hổng nhỏ trên mặt hộp, vắt óc ngẫm nghĩ, nhất thời cả công đường lặng phắc, chỉ mình Trương Hàng Anh ngẩn ngơ nhìn cha của Tích Thúy như nhìn một người xa lạ, bản thân Lữ Chí Nguyên cũng thẫn thờ đứng đó, chẳng nói chẳng rằng, tựa hồ tất cả những gì Hoàng Tử Hà nói không liên quan gì đến lão.
Sau một khắc im lặng ngắn ngủi, Lý Thư Bạch chậm rãi cất tiếng: “Là một cái lẫy đàn hồi."
“Đúng vậy, chính là loại lẫy đàn hồi thường gắn vào cung nỏ. Khi nó cọ vào lớp tro, sẽ để lại một đường cong khá lớn, nhưng dù lỗ hổng này có nhỏ hơn thế chăng nữa, chỉ cần xoay vài lần là lấy ra dễ dàng." Hoàng Tử Hà nhìn sang Lữ Chí Nguyên, nói như than thở: “Lão Lữ năm xưa từng tòng quân, hơn nữa lại gia nhập đội cung nỏ."
“Lẽ nào Lữ Chí Nguyên… đặt một cây nỏ vào bên trong ư?" Chu Tử Tần sững người.
“Không, chỉ cần hai cái lẫy là đủ." Hoàng Tử Hà trỏ chiếc hộp giảng giải, “Phết lân tinh lên mặt hộp hướng ra ngoài, đặt linh lăng hương đằng sau, phía sau lớp linh lăng hương lại dùng sáp nến ghim chặt một cái lẫy, bên trên gài hai lá sắt mỏng tẩm độc."
“Ta nghĩ ra rồi! Tôn ghẻ lở loét khắp người, nên lúc ngủ phải nằm nghiêng, mà lão Lữ lại ở trong đội cung nỏ nhiều năm, thừa sức căn chỉnh lẫy theo độ lớn của góc giữa giường và cửa chính rồi dùng sáp nến cố định lại, ngắm chuẩn kẻ luôn nằm nghiêng trên chiếc giường ngổn ngang đủ thứ!" Chu Tử Tần sực hiểu ra: “Trưa hôm ấy… à có lẽ chẳng cần đến trưa, hễ ánh nắng mặt trời đủ nóng, rọi vào hộp, lân tinh bị hun sẽ đốt cháy linh lăng hương. Mùi hương an thần này ắt làm Tôn ghẻ thiếp đi, mà giường của hắn vừa khéo nằm đối diện với cửa chính. Đợi linh lăng hương cháy hết, ngọn lửa bắt đầu lan ra trong hộp, lớp sáp cố định lẫy nỏ tan chảy, hai lá sắt gài bên trên sẽ bắn ra, găm vào người Tôn ghẻ. Loại linh lăng hương này có thể khiến Ngụy Hỷ Mẫn ngủ mê mệt suốt đêm, bị đưa lên xe lắc lư tròng trành cũng không tỉnh, huống hồ Tôn ghẻ, có lẽ chẳng kịp cảm thấy gì đã ô hô ai tai rồi!"
“Đúng thế, khi biết Tôn ghẻ đang tìm người gia cố nhà cửa, Lữ Chí Nguyên đã nghĩ ra kế hoạch này. Trước hết lão chọn lấy một chiếc hộp sắt từ cửa tiệm của ông chủ Tiền, dù sao thì hình vẽ trên mặt hộp cũng tương tự như nhau, sửa lại vài chỗ bên trong rồi đóng lại như cũ, sau đó xách rương đồ nghề đi đến, vờ như đến nơi mới phát hiện ra là đặt giá nến cho nhà Tôn ghẻ, làm ầm lên một trận rồi đi thẳng. Những người ở đó không hề phát hiện, thực ra lão đã đánh tráo chiếc hộp sắt mình vừa cải tạo vào, đám thợ thuyền lại nhanh nhảu, chỉ lo gắn hộp vào vị trí mà chẳng buồn nhìn lại."
“Nếu vậy thì tất cả thợ thuyền tại đó đều bị tình nghi tráo hộp, phải không nào?" Thôi Thuần Trạm xen vào, “Hơn nữa, chúng ta chỉ cần phát hiện hai lá sắt tây găm vào người hắn, là có thể chiếu theo góc độ bắn tới mà lần ra hung khí rồi. Nhưng Tử Tần và ngỗ tác của Đại Lý Tự chẳng tìm thấy lá sắt nào trên thi thể Tôn ghẻ cả!"
“Thưa phải, lá sắt tẩm độc sẽ vạch trần bí mật cái chết trong phòng kín của Tôn ghẻ, nếu vậy thì chẳng ai cho đó là trời phạt nữa. Bởi thế chiều hôm ấy hung thủ nhất định phải đến phường Đại Ninh, sắp xếp một vở kịch, làm toáng cái chết của họ Tôn lên, hơn nữa còn phải khiến mình trở thành người đầu tiên tiếp cận thi thể. Vậy là chiều hôm ấy, trong quán rượu gần nhà họ Tôn, Tiền Quan Sách lăm le đi tính sổ lại gặp ngay Lữ Chí Nguyên hằm hè muốn đòi nợ, cả hai cùng phá cửa nhà Tôn ghẻ. Lữ Chí Nguyên đưa búa để Tiền Quan Sách phá cửa. Cả hai xông vào trước nhất, Tiền Quan Sách ngà ngà say, vô ý lôi tuột thi thể xuống đất, còn Lữ Chí Nguyên vớ như không biết nội tình, bèn thừa cơ lật cái xác lại. Nhưng không ai trông thấy, một trong hai kẻ ở gần cái xác nhất đã âm thầm rút hung khí găm vào thi thể ra, rồi giả bộ sợ hãi, cùng người kia loạng choạng lùi ra cửa. Nhân lúc mọi người nháo nhào cả lên, kẻ chạy đi báo quan, người mon men đến gần quan sát, hung thủ cũng thừa sức lấy hai cái lẫy giấu trong hộp ra." Nói đến đây, Hoàng Tử Hà nhìn khắp công đường một lượt: “Bởi thế, trong vụ Tôn ghẻ, kẻ tiếp cận thi thể đầu tiên chính là hung thủ."
Cô ngoái lại, ánh mắt dừng ở Tiền Quan Sách vẫn quỳ mọp tại chỗ. Vẻ mặt họ Tiền chẳng biết là kinh ngạc hay mừng rỡ, chỉ thấy hắn nhìn Lữ Chí Nguyên, lớp mỡ trên mặt rung rung.
Lý Nhuận hỏi: “ Tiền Quan Sách và Lữ Chí Nguyên đều tiếp cận thi thể đầu tiên, đúng như ngươi nói, chỉ bọn họ mới có cơ hội âm thầm rút hung khí ra. Nhưng tại sao ngươi dám quả quyết hung thủ là họ Lữ chứ không phải họ Tiền?"
“Chẳng phải rất đơn giản ư? Thứ nhất, Tiền Quan Sách chưa có dịp nhìn thấy bức họa kia, nên không thể dựa theo hình vẽ mà giết người được. Thứ hai, chỉ có hai người họ tiếp cận thi thể trước nhất. Nhưng trong hai người, Lữ Chí Nguyên đang tỉnh táo, nếu Tiền Quan Sách lén đoạt lấy hung khí, nhất định lão sẽ phát hiện ra; còn Tiền Quan Sách lại ngà ngà say, Lữ Chí Nguyên có đoạt lấy hung khí, e rằng ông ta cũng chẳng biết."
Lữ Chí Nguyên đứng yên tại chỗ, khom lưng, cúi đầu bất động. Cặp mắt lão vẫn nhìn dán vào miếng gạch xanh dưới chân.
Ánh nắng gay gắt từ ngoài cửa rọi vào, tuy mọi người trên công đường đều quay lưng ra cửa, nhưng hơi nóng vẫn hầm hập như thiêu đốt, khiến người ta nóng lòng sốt ruột.
Cuối cùng Lữ Chí Nguyên cũng lên tiếng, phá vỡ bầu không khí im lặng, tuy gương mặt lão tái nhợt đầy mệt mỏi, xong khi ngẩng đầu lên lại để lộ ánh mắt sắc sảo khác thường.
“Đúng thế. Lão đã giết Ngụy Hỷ Mẫn và Tôn ghẻ. Chẳng phải bọn chúng đều đáng chết ư?" Giọng lão khàn đặc, nhưng hết sức bình thản, “Có lúc lão cũng ngạc nhiên, không hiểu sao mọi chuyện mình bày ra lại suôn sẻ đến thế. Thực ra lúc làm xong phần vỏ nến bên ngoài, lão đã làm cả phần ruột bên trong, một khắc trước khi Ngụy Hỷ Mẫn đến, lão cũng đã nản lòng, quyết định từ bỏ kế hoạch, gắn phần ruột vào… Nào ngờ trời vừa sẩm tối thì y mò đến, ông trời rốt cuộc đã tác thành cho lão! Lão từng nghĩ, có phải trời cao cũng rủ lòng thương con bé, nên mới giúp lão thuận lợi giết chết bọn chúng hay không…"
“Nhưng khi giết công chúa, dường như lão khá vội vã, ta đánh bạo đoán rằng việc này không nằm trong dự tính của lão phải không? Hoàng Tử Hà hỏi khẽ.
Lời này thốt ra khiến cả công đường lặng phắc, mọi người thậm chí không dám thở mạnh.
Hoàng đế tức thì biến sắc, đập bàn đứng phắt dậy, trừng trừng nhìn Lữ Chí Nguyên, mắt vằn tơ máu, gầm lên: “Đồng Xương… Đồng Xương cũng là ngươi… ra tay ư!"
Lữ Chí Nguyên cúi đầu bất động, chỉ đáp lấp lửng: “Thảo dân chưa từng bước chân vào phủ công chúa, cũng chưa bao giờ thấy mặt công chúa."
Hình bộ thượng thư Vương Lân từ nãy lặng thinh, giờ mới lên tiếng: “Dương công công, bản quan thấy việc này còn nhiều nghi vấn. Ngươi chớ quên công chúa đã bỏ mình dưới trâm Cửu loan, mà trước khi công chúa qua đời, cây trâm này từng biến mất một cách bí ẩn. Ta nghĩ ông chủ một tiệm nhang đèn, hẳn khó mà lẻn vào phủ công chúa đánh cắp nó được?"
Quách thục phi cũng gật đầu nghẹn ngào nói: “Đồng Xương hết mực nâng niu cây trâm ấy, lần này vì gặp giấc mộng lạ nên càng trân trọng giữ gìn, ai ngờ… ai ngờ vẫn có kẻ bày ra đủ mưu ma chước quỷ lấy cắp nó…"
Hoàng Tử Hà lắc đầu: “Nô tài cho rằng, muốn lấy cắp cây trâm Cửu loan giữa trùng trùng vòng vây canh gác, chỉ cần một cách hết sức đơn giản."
Hoàng đế trỏ cô gằn giọng: “Nói mau!"
“Miêu tả bằng lời thì hơi khó, xin Đại Lý Tự chuẩn bị cho nô tài một chiếc rương cùng hai ổ khóa một to một nhỏ, nô tài sẽ tái hiện lại cách làm cây trâm không cánh mà bay."
Thôi Thuần Trạm lập tức cho người khiêng đến một chiếc rương, Hoàng Tử Hà liền bảo họ kê sát vào tường, rồi mượn Ngạc vương chiếc hộp đựng mảnh giấy bông, rút cây trâm ngọc trên đầu ra, dùng khăn tay gói lại đặt vào hộp.
Sau khi mời mọi người xem kỹ, cô bèn nhờ Lý Nhuận khóa hộp lại, rồi bỏ hộp và rương, khóa lại bằng một ổ khóa khác, cất chìa đi.
Xong xuôi, cô trỏ chiếc rương hỏi bọn Thùy Châu: “Lúc cất trâm Cửu loan vào kho, công chúa cũng là như vậy đúng không?"
Các ả đều rơi nước mắt thưa: “Chính là thế, không sai một bước."
Hoàng Tử Hà gật đầu, quay sang nói với tất cả: “Các vị thấy đấy, nô tài chưa hề chạm một ngón tay vào vật trong rương, xong thực ra đã lấy được thứ bên trong rồi."
Lý Nhuận ngạc nhiên: “Không thể nào! Ngươi luôn đứng cách ta hai bước, làm sao ra tay được?"
“Nếu không tin, xin Ngạc vương gia đưa chìa khóa, nô tài sẽ mở ra cho gia xem. Giống như lúc trước công chúa giao chìa khóa cho thị nữ, sai họ đi lấy trâm vậy." Đoạn cô ngoái lại cười bảo đám thị nữ đang im thin thít: “Đương nhiên phải có vài người đi cùng, để giám sát lẫn nhau."
Cùng lúc, cô đi đến trước chiếc rương, ra hiệu cho bốn ả thị nữ đứng ra sau mình, hỏi: “Trong nhà kho kê hàng dãy giá, các cô lúc ấy đứng vào đâu?"
Các ả nghĩ ngợi rồi lần lượt ai vào chỗ nấy, đứng sau lưng cô.
“Vì bị những chiếc giá xung quanh choán chỗ nên các cô chỉ có thể đứng phía sau, nhìn thấy lưng ta, nhưng không thấy được tay ta làm gì, đúng không nào?" Vừa nói, cô vừa quay mặt vào tường, mở rương, lấy chiếc hộp bên trong ra, đóng nắp rương lại, đặt hộp lên nắp, rồi lại mở hộp, kêu lên: “Cây trâm biến mất rồi!"
Nghe cô nói, không chỉ mấy thị nữ, mà tất cả mọi người trên công đường đều xúm lại. Chỉ thấy Hoàng Tử Hà đứng trước chiếc rương mở toang, tay bưng hộp không, ngoái đầu nhìn họ.
Trụy Ngọc sợ đến tái mét mặt: “Đúng thế! Cây trâm Cửu loan chẳng phải cũng biến mất thế này ư! Thùy Châu, Thùy Châu, tỷ nói có phải không?"
Thùy Châu đứng đờ ra bất động, không trả lời.
Hoàng Tử Hà lạnh lùng nói tiếp: “Cách này chỉ có người mở rương mới thực hiện được thôi."
Chu Tử Tần sực hiểu ra, vội hỏi: “Nói vậy là khi công công mở hộp, đã tranh thủ giấu cây trâm vào tay áo hoặc ngực áo, rồi vờ như trong hộp không có gì ư?"
“Không thể nào!" Lạc Bội nói ngay, “Vừa được tin cây trâm biến mất, công chúa đã lập tức cho soát người tất cả, đừng nói là mấy người nô tỳ đi lấy trâm, mà toàn bộ thị nữ ở gác Thê Vân đều bị soát người, soát phòng. Cây trâm Cửu loan lớn như thế, nếu Thùy Châu lén giấu đi, ắt đã bị phát hiện từ sớm rồi."
“Đương nhiên đâu thể giấu trong người." Hoàng Tử Hà vén tay áo lên, để tất cả thấy bên trong không giấu vật gì cả, “Ta chỉ nhân lúc mở nắp rương ra lần thứ hai, nhét nó vào một chỗ mà người khác không chú ý đấy thôi."
Đoạn cô kéo chiếc rương lùi ra xa khỏi tường một chút, tức thì mọi người đều trông thấy, cây trâm được khăn tay gói lại, bỏ vào hộp do Ngạc vương chính tay bấm khóa, đang nằm sờ sờ trong khe hở giữa tường và rương.
Giữa những tiếng ồ à kinh ngạc, Hoàng Tử Hà mở khăn tay ra, rút cây trâm gài lại lên đầu rồi đậy nắp hộp lại đưa trả Ngạc vương: “Trong khi tất cả đang bị soát người, soát phòng, chẳng ai nghĩ đến việc kéo rương ra khỏi tầng giá cuối cùng, nhìn xem có gì trong kẽ hở phía sau nó không. Mà trong kho ở gác Thê Vân, cũng chỉ riêng chiếc rương này được lót vải bên dưới, ắt hẳn do Thùy Châu sắp đặt từ trước, sợ khi thả cây trâm xuống sẽ phát ra tiếng, nên trải sẵn vải ở đó đề phòng, phải không nào?"
Thùy Châu thẫn thờ lắng nghe, cuối cũng hai đầu gối mềm nhũn ra, cả người sụp xuống.
Quách thục phi chồm lên quát: “Thùy Châu! Hóa ra là ngươi! Hừ… Hằng ngày công chúa đối với ngươi không bạc, vậy mà… ngươi lại dám mưu sát công chúa!"
“Nô tỳ không dám! Nô tỳ chỉ… chỉ giấu trâm Cửu loan đi thôi, nô tỳ… nô tỳ cũng là bị người ta ép buộc…" Thùy Châu khóc nức lên, lắc đầu quầy quậy, “Nô tỳ sao dám ra tay với công chúa chứ? Dù có một vạn lá gan, nô tỳ cũng không dám!"
Phò mã Vi Bảo Hoành vốn đã tiều tụy thất thần, lúc này sắc mặt càng thêm khó coi, gần như xám ngoét. Hắn lảo đảo đứng dậy, mấp máy môi, nhưng chẳng thốt nổi lời nào.
“Ngươi mau khai thật cho trẫm!" Hoàng đế rảo bước đi tới, chỉ mặt Thùy Châu quát, “Ngươi là người hầu bên cạnh Linh Huy, thường ngày công chúa coi trọng nhất là ngươi, tại sao ngươi lại cố ý đánh cắp trâm Cửu loan, để công chúa lo âu thành bệnh hả?"
“Là vì… là vì…" Thùy Châu run rẩy lắp bắp, xong chẳng cất nổi lên lời, chỉ biết nức nở quỳ sụp dưới đất, gần như ngất lịm đi.
Hoàng Tử Hà ngoái lại nhìn Tiền Quan Sách đang quỳ dưới đất run như cầy sấy, chậm rãi nói: “Đương nhiên là vì Tiền Quan Sách, cha của cô."
Thùy Châu vẫn phủ phục dưới đất khóc lóc, không dám ngẩng lên.
Tiền Quan Sách giật bắn mình, từ từ quay cái cổ béo xệ sang nhìn Thùy Châu đang co rúm người dưới đất khóc lóc thảm thiết, khóe môi run bần bật, nhưng mãi không nặn ra nổi một chữ.
“Rốt cuộc là chuyện gì vậy? Nói rõ ra cho trẫm nghe." Hoàng đế khoát tay trỏ Hoàng Tử Hà, cao giọng.
“Thưa vâng. Nô tài nghĩ chuyện này phải kể từ mười năm trước." Thấy Tiền Quan Sách ngỡ ngàng, Thùy Châu khóc đến lịm người đi còn hoàng đế đang đứng sừng sững trước mặt chờ đáp án, Hoàng Tử Hà đành thuật lại: “Bấy giờ ông chủ Tiền túng quẫn quá, đành đem bán con gái Hạnh nhi cho một hoạn quan. Sau khi vào cung, Hạnh nhi được đổi tên thành Thùy Châu, phái đến hầu hạ công chúa. Vì thông minh lại cần mẫn, sau mười năm rèn giũa, Thùy Châu trở thành người quan trọng nhất bên cạnh công chúa. Khi cô ấy, dưới sự nâng đỡ của công chúa, sắp được gả cho một quan viên quan trẻ tuổi tiền đồ xán lạn thì người cha đã vứt bỏ cô ấy lại xuất hiện. Mà triều ta xưa nay, tuy cũng có rất nhiều quan viên thông gia với thương nhân, nhưng trong con mắt nhà chồng cô ấy, một cô gái con nhà buôn bán và một thị nữ được công chúa xé giấy bán thân cho, lại đích thân ban hôn, ai danh giá hơn?"
Tất cả mọi người nín lặng, chăm chú nhìn Thùy Châu run rẩy phủ phục dưới đất.
Cuối cùng Thùy Châu cũng ngẩng lên, nước mắt ròng ròng. Ả gắng mở to mắt nhìn kỹ cha mình, tiếc rằng nước mắt cứ tuôn ra, không sao nhìn rõ được, đành thổn thức lẩm bẩm: “Đúng thế… Tôi chịu đựng suốt mười năm qua, cuối cùng cũng đến ngày mở mày mở mặt, nhưng ông… sao ông lại đột nhiên xuất hiện, sao lại muốn cắt đứt tiền đồ gấm vóc mà công chúa trải sẵn cho tôi? Ông có biết nếu tôi nhận ông thì mối duyên lành kia cũng đi tong không! Dù người ta không từ hôn, thì một đứa con gái nhà buôn ngày sau ở nhà chồng làm sao ngẩng đầu lên được?"
Hoàng Tử Hà lặng lẽ nhìn ả, nói khẽ: “Nhưng mà, ông ấy luôn mong một ngày gặp lại được cô."
“Đúng thế, đứa con gái bị mình bán đi, chẳng những chưa chết mà còn sống vẻ vang trong phủ công chúa, lúc ông ta hí hửng ôm con cóc vàng về khoe khoang với mọi người, có biết đâu tôi lo lắng đến mất ngủ cả đêm. Tôi rất sợ… rất sợ người ta phát hiện ra mình chỉ là con gái một nhà buôn." Thùy Châu rũ rượi ngã ngồi xuống đất, trong mắt người ngoài, vẻ mặt và tư thế tuyệt vọng này của ả giống hệt họ Tiền không sai một mảy.
Bấy giờ Tiền Quan Sách mới ấp úng nỏi khẽ: “Nhưng… nhưng lúc gặp nhau, con vẫn vui vẻ cho ta xem cái bớt, ta còn nghe thấy tiếng con cười… còn nữa, cả con cóc vàng kia cũng là con tự biếu, ta đâu có đòi…"
Thùy Châu sững sờ ngồi ngây ra không đáp.
Hoàng Tử Hà liền hỏi: “Ông chủ Tiền không cảm thấy giọng cô ‘con gái’ trước đây và Thùy Châu hiện giờ khác nhau ư?"
Tiền Quan Sách rầu rĩ gật đầu: “Đúng thế… đúng là không giống lắm."
“Người trò chuyện với cha, cho cha xem vết bớt, lại đem con cóc tặng cho cha, không phải con." Thùy Châu vừa run rẩy nói, vừa lấm lét liếc hoàng đế và Quách thục phi: “Mà là… là…"
“Là Đồng Xương công chúa, phải không nào?" Thấy ả lắp bắp mãi không dám nói ra, Hoàng Tử Hà bèn tranh nói giúp, “Tuy ta không hiểu vì sao công chúa phải mạo xưng là con gái Tiền Quan Sách, nhưng ta từng trông thấy bên cạnh công chúa có một con chó sứ. Đó là thứ đồ chơi phổ biến ngoài phố, nhưng đặt trong phủ công chúa lại hết sức lạc lõng. Bấy giờ ta đã thấy lạ, thuở nhỏ công chúa từng bị mảnh sứ vỡ cứa đứt cổ tay, nên thánh thượng hạ lệnh không được để bất cứ đồ gốm sứ nào quanh công chúa, vậy thì con chó sứ kia từ đâu mà ra? Sau khi công chúa qua đời, kẻ nào lại ném vỡ nó hòng phi tang vật chứng?"
Thùy Châu thở gấp, nước mắt lã chã, xong cương quyết làm thinh không đáp.
“Giờ nghĩ lại hẳn là do ông chủ Tiền tặng, coi như trao đổi với con cóc vàng. Sau khi công chúa qua đời, người bên cạnh, ắt là Thùy Châu, bèn hủy nó đi để giấu giếm. Cách đơn giản nhất là ném từ cửa sổ xuống, sau đó vờ vô ý đi đến dưới gốc hợp hoan, đá mấy mảnh sứ vỡ vào đống lá hoa, thế là thần không hay quỷ không biết." Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Hơn nữa, ta nghĩ chỉ công chúa mới có thể khiến cả cô lẫn Xương Bồ dù phải nói dối, thậm chí dẫn lửa đốt mình cũng nhất quyết che dấu, cũng chỉ công chúa mới dám tùy ý lấy đồ vật được hoàng thượng ban thưởng đem cho người khác mà thôi."
“Phải…" Thùy Châu cuối cùng cũng lên tiếng. Ả cúi gằm mặt cực thấp, không dám nhìn bất cứ ai, thấp đến nỗi gần như không nghe thấy ả nói gì. “Nô tỳ nghe Xương Bồ nói ông… ông chủ Tiền muốn tìm một đứa con gái có vết bớt trên tay, vì tay tôi sau khi bị bỏng đã không còn vết bớt nữa, bèn vờ như không biết. Nào ngờ lúc ấy công chúa tình cờ tỉnh giấc, nghe được chuyện này, bèn nói hằng ngày mình nhàn rỗi mãi cũng chán, sai nô tỳ dùng chỉ kẻ mày vẽ một cái bớt trên cổ tay, rồi bàn với nô tỳ làm thế nào để gạt ông ấy. Thấy công chúa hào hứng như thế, nô tỳ đành thuận theo, vẽ cho công chúa một cái bớt theo tri nhớ, rồi bày ra cách để công chúa đứng sau bình phong nói chuyện, chỉ nghĩ công chúa đùa giỡn ít lâu rồi thôi, nào ngờ trong lúc chuyện trò, họ ngẫu nhiên nhắc tới con chó sứ, ông… ông chủ Tiền lập tức đi tìm mua về, đôi bên thường xuyên qua lại, công chúa cũng đóng kịch mãi không biết chán…"
Một vị công chúa được sủng ái nhất trong triều lại mạo xưng một cô gái mồ côi bị bán đi từ nhỏ, mà cô gái này, thực trùng hợp, lại là thị nữ hầu hạ bên nàng. Nghe câu chuyện hoang đường này, cả công đường đều im phăng phắc.
Tiền Quan Sách sững sờ quỳ bên dưới, lúc này thân thể hắn không còn run lên nữa, tựa hồ đã trơ lì trước những vết thương chi chít khắp người. Hắn cứ đờ đẫn quỳ ở đó, nghĩ mãi mà không hiểu, vừa hoang mang, lại vừa bi ai.
Vậy mà giờ đây, Hoàng Tử Hà lại giơ sợi sắt hỏi lão.
Ánh mắt mọi người cũng theo đó mà đổ dồn đến.
Lữ Chí Nguyên đứng trong góc tôi công đường, ra sức giấu mình đi. Dáng người lão vẫn còng gập, mặc bộ đồ cũ kỹ, bóng tối khiến cho những đường nét trên gương mặt cũng thành ra sâu hoắm.
Rồi dường như vẫn chưa hiểu câu hỏi, lão chậm chạp ngước lên nhìn Hoàng Tử Hà, rề rà hỏi: “Công công bảo gì cơ?"
Thôi Thuần Trạm hùa theo: “Vừa nãy chẳng phải Dương công công nói vụ án này có liên quan đến thủ bút tiên đế do nhà họ Trương cất giữ ư? Đã được họ cất giữ, sao Lữ Chí Nguyên lại xem được?"
“Đương nhiên là xem được. Sau khi Ngụy Hỷ Mẫn chết, lão Lữ từng đến tìm Tích Thúy đòi tiền dưỡng dục, cô ấy bèn lấy bức họa này ra cho cha mình xem, đồng thời nói với lão nội dung của ba hình vẽ mà mấy người chúng tôi suy đoán được. Có điều bấy giờ lão Lữ không tin, nên cô ấy mới giận dữ đem tranh đi cầm lấy mười quan tiền đưa cho lão."
“Bởi vậy… lão Lữ thực sự đã từng xem bức tranh này." Chu Tử Tần khẳng định, xong vẻ mặt vẫn đầy hoài nghi: “Có điều… công công cũng nói lão ta đến vòi tiền mà, lẽ nào kẻ như vậy… lại giết người ư?"
“Hừ… đời nào. Lão đòi được tiền rồi, việc gì còn phải đi giết người báo thù cho con ranh ấy?" Lữ Chí Nguyên cười nhạt lắc đầu quả quyết, “Lão không hề bỏ thứ này vào nến, có lẽ là kẻ nào khác lén lút cho vào, hoặc nó vốn lẫn trong thẻ hương, cháy trong lư hương thành ra như thế, liên quan gì đến lão?"
“Nhưng bấy giờ lư hương lớn ở chùa Tiến Phúc không hề bị đổ, giả sử sợi sắt này lẫn trong đó thì làm sao rơi ra ngoài được? Còn như lời lão, có kẻ khác lén lút bỏ nó vào trong cây nến, lại càng không có khả năng." Đoạn cô giơ đầu cong ra trước mặt lão, “Nếu sợi dây này thẳng tắp thì may ra còn có thể cắm thẳng vào tim nến, nhưng đầu cong này lại ở phía dưới, trừ lão có thể bỏ vào trong khi chế tạo, còn ai cắm nổi đầu cong này vào sợi bấc nến thẳng tắp bện chặt chứ?"
Lữ Chí Nguyên rề rà đáp: “Lão… già rồi, mắt mũi kèm nhèm, có lẽ lúc nào đó vô tình để lẫn một sợi sắt vào bấc đèn mà không biết. Dám hỏi công công, chút sai sót đó của lão phạm vào tội gì mới được chứ?"
“Lão vô ý để lẫn một sợi sắt vào thực ư? Dù thế nào ta cũng không tin, bởi hành vi tưởng chừng như vô ý đó, lại là khởi đầu, cũng là trọng điểm của cả vụ án." Hoàng Tử Hà lắc đầu nói tiếp: “Lão Lữ, lão quả đã dốc nhiều tâm sức sắp đặt vụ này. Mấy ngày trước khi xảy ra chuyện, tiết trời oi bức, chỉ chực đổ mưa, lão cũng để ý thấy cây nến cao đến một trượng như thế, hẳn là ngang với đại điện, hễ cắm thêm một sợi sắt vào thì rất dề dẫn sấm sét. Vậy là lão thêm một sợi sắt mảnh vào tâm nến. Rồi đề phòng người khác phát hiện, lão lại khăng khăng đòi đích thân dựng nến. Như vậy, sau khi dựng xong, lão có thể rút một đầu sợi sắt giấu trong nến ra, tiện dẫn sấm sét. Hơn nữa, sau khi cất thang đi, những người phía dưới ai mà để ý trong ngọn nến đang cháy lại giấu một sợi sắt mảnh cơ chứ?"
“Thì ra… cái gọi là trời giáng sấm sét, lại do lão ta tạo ra ư?" Thôi Thuần Trạm trợn trừng cả mắt, “Vậy… chẳng phải lão quá may mắn ư, tự dưng sét lại đánh trúng ngay kẻ thù của lão!"
“Đương nhiên phải có nguyên do chứ, bằng không giữa bấy nhiêu người, sao thiên lôi lại chọn đúng Ngụy Hỷ Mẫn?" Hoàng Tử Hà đưa sợi sắt cho mọi người xem, “Sợi dây này vốn là trên thẳng dưới cong, không rõ các vị đại nhân có để ý hay không. Đoạn thẳng phía trên, không chỉ có vết cháy, mà còn dính ít tro than. Nhưng phần cong bên dưới lại không hề thấy vết cháy, lạ không cứ? Có lần nô tài từng quan sát lão Lữ làm tâm cho loại nến lớn này, sau khi dùng vải thô bọc kín sợi bấc, ngâm vào sáp lỏng, lão bèn móc một cây kim sắt đã nung đỏ vào đầu sợi bấc, rồi cắm vào thân sáp đã bắt đầu đông. Bởi vậy dù cây nến nổ tung thì dây bấc ghim sợi sắt có lớp vải bọc ngoài, lại có sáp nến bao bọc, sẽ rất khó bị nổ tan tác. Mà dù cho nổ tan tành thì sợi sắt ngâm trong sáp lỏng đã cháy âm ỉ một thời gian chắc chắn bị ám đen, cọ rửa không sạch nổi. Vậy mà đầu dưới của sợi sắt này vẫn trắng, là vì sao?"
Bọn Thôi Thuần Trạm, Vương Lân, Tưởng Quỳ chuyền tay nhau săm soi sợi sắt, trầm ngâm suy nghĩ.
Hoàng đế tuy tò mò về cái chết của Ngụy Hỷ Mẫn, xong còn canh cánh vụ án của con gái mình, bèn giục: “Dương Sùng Cổ, ngươi mau nói ra đi."
“Thưa vâng. Theo nô tài đoán thì tâm cây nến lúc trước Lữ Chí Nguyên làm, chỉ dài bằng nửa sợi thép này thôi. Phần thẳng tắp ám đen phía trên là cắm vào tâm nến, còn nửa cây nến bên dưới thực ra không hề có ruột, chỉ có sợi sắt trần, nên không thể cháy được."
Mọi người nghe xong đều ngạc nhiên ra mặt, Chu Tử Tần vội hỏi: “Lão tạo ra một cây nến lớn, lại rỗng ruột phân nửa như vậy làm gì?"
“Lão muốn dùng cây nến này giấu một vật. Đầu dưới sợi sắt bị bẻ cong, là để khỏi chọc vào vật đó."
Chu Tử Tần vỗ trán reo lên: “Nhất định lão giấu lưu huỳnh và thuốc nổ trong nến rồi! Thế nên khi sét đánh xuống, sợi sắt dẫn sét làm cây nến bùng cháy, Ngụy Hỷ Mẫn đứng cạnh đó mới bén lửa!"
“Không đúng, ngay sau vụ cháy ta đã tới tra xét, đâu có ngửi thấy mùi lưu huỳnh và thuốc nổ ở hiện trường." Thôi Thuần Trạm lập tức phản bác: “Huống hồ bấy giờ Lữ Chí Nguyên không có mặt, sao có thể đảm bảo khi cây nến phát nổ Ngụy Hỷ Mẫn đang ở gần đó, hơn nữa lửa lại bén ngay vào y chứ?"
Chu Tử Tần lúng túng gãi đầu, bối rối nhìn sang Hoàng Tử Hà.
“Trên đây là những chứng cứ mà chúng ta thấy được, nhưng vụ án này còn một chứng cứ vô hình nữa. Đó chính là: bấy giờ những người ở đó gồm có, Quỳ vương gia, Chu công tử, Trương nhị ca, Lữ Tích Thúy, và cả nô tài, năm người kẻ đứng gần, người đứng xa cây nến, nhưng trước khi nó phát nổ, không một ai trông thấy Ngụy Hỷ Mẫn cả." Nói đến đây, Hoàng Tử Hà quay sang nhìn Lý Thư Bạch.
Lý Thư Bạch gật đầu khẳng định: “Bản vương quả thực không hề trông thấy Ngụy Hỷ Mẫn. Y là người bên cạnh công chúa, nến bản vương nhác thấy trong chùa Tiến Phúc, nhất định sẽ có ấn tượng mới phải."
“Một người nhìn qua là nhớ kỹ như Quỳ vương gia mà không phát hiện ra Ngụy Hỷ Mẫn, còn có thể nói là y ở giữa đám đông chen lấn, đứng xa khó trông thấy được, nhưng Trương Hàng Anh và Lữ Tích Thúy bấy giờ ở ngay bên cạnh cây nến, hơn nữa họ Ngụy là kẻ góp phần tạo nên bi kịch của Tích Thúy, lại mặc y phục hoạn quan đỏ rực, sao hai người họ cũng không trông thấy?"
Trước ánh mắt ngỡ ngàng xen lẫn nghi hoặc của mọi người, Hoàng Tử Hà chốt lại kết luận quan trọng nhất: “Vì cây nến cao hơn một trượng, to bằng nửa người ôm, trừ phần sáp đã chảy phía trên và phần dưới cùng hơi nhỏ hơn ra, cũng còn cao đến tám thước, thân hình Ngụy Hỷ Mẫn chỉ năm thước rưỡi, thừa sức nhét vào trong!"
Trước phán đoán bất ngờ đến gần như điên rồ này, cả công đường lặng phắc, người kinh ngạc, kẻ thảng thốt, kẻ nghi ngờ.
“Sáp vốn đã đục, lại bị sơn phết màu đủ thứ màu lòe loẹt, thừa sức che kín thân người nên trong; để có không gian, lão Lữ đã bỏ phần ruột bên dưới đi, còn thừa lúc vẽ hoa văn trên thân nến mà đục thủng mấy lỗ nhỏ, để người bên trong vẫn có không khí; đồng thời bẻ cong một đầu sợi sắt để khỏi chọc vào đầu Ngụy Hỷ Mẫn, hơn nữa cũng có thể dẫn lửa vào trong, khiến cây nến tạo thành từ hỗn hợp những thứ dế cháy như chu sa, lưu huỳnh, dầu đen chóng nổ tung,"
Trương Hàng Anh, Chu Tử Tần, Lý Nhuận đều ngây ra nhìn Hoàng Tử Hà, rồi lại nhìn sang lão già còng gập, hèn hạ là Lữ Chí Nguyên, nghi ngờ ra mặt.
Lữ Chí Nguyên cúi nhìn nền gạch xanh dưới chân, cười nhạt: “Lão chẳng hiểu công công nói gì cả, bảo lão giấu một người sống sờ sờ trong cả cây nên ư? Còn đưa cả cây nến lẫn người đó đến chùa Tiến Phúc nữa? Suy nghĩ của công công kỳ quặc thật đấy!"
“Đúng là mới nghe thì hoang đường thật, nhưng trong tay ta lại có chứng cớ rành rành." Hoàng Tử Hà quả quyết nói tiếp: “Thứ nhất, hôm giao nến cho nhà chùa, rõ ràng lão đã thức làm suốt đêm, mệt mỏi rã rời, tại sao không để người khác đi, mà lại khăng khăng phải đích thân đưa đến chùa Tiến Phúc, dựng nến xong xuôi mới chịu về?"
“Lão thành tâm cúng phật, dốc hết tâm huyết mấy tháng mới làm được đôi nến, để người khác đưa đi, lão không yên tâm!"
Hoàng Tử Hà chẳng buồn phản bác, mà tiếp tục nói: “Thứ hai, chùa Tiến Phúc phải mất nửa năm mới gom đủ sáp để tạo ra hai cây nến ấy, kết quả bị sét đánh nổ tung, cháy rụi trong nháy mắt. Nếu dùng sáp thường, lẽ nào có thể cháy sạch sành sanh, chỉ còn lại vẻn vẹn nửa vò mà lão cạo về thôi ư? Lão sợ số sáp còn lại quá ít, sẽ bị người khác phát hiện ra chuyện cây nên rỗng ruột, nên mới bỏ vào lượng lớn phẩm màu, hễ gặp lửa là cháy bùng lên, phi tang toàn bộ số sáp nến còn dư."
Lữ Chí Nguyên nói mà chẳng buồn nhìn cô: “Công công thì biết gì? Lúc làm nến, để nhuộm màu, tất nhiên phải bỏ phẩm vào rồi."
“Nhưng lão làm nến mấy chục năm nay, lẽ nào không biết nếu bỏ quá nhiều chu sa, lưu huỳnh, dầu đen vào, thì gặp lửa cả cây nến sẽ cháy bùng nên sao?" Đoạn Hoàng Tử Hà lắc đầu tiếp: “Huống hồ, lão còn phạm phải một sai lầm mà người thợ làm nến luôn phải tránh, chính là bỏ chu sa vào sáp nến."
Lữ Chí Nguyên cười nhạt: “Ai bảo lão bỏ chu sa vào? Rõ ràng lão chỉ dùng phẩm màu thông thường, công công không bằng không cớ, sao lại tùy tiện gán tội cho lão?"
“Tuy mọi người ở đó không sao, nhưng ta có chứng cứ rành rành. Sau vụ cháy thì trời đổ mưa, nước mưa đã xối trôi số sáp nến còn lại xuống hồ cá, khiến tất cả cá trong hồ phóng sinh chết hết trong một đêm!" Hoàng Tử Hà nói, đoạn quay lại nhìn Chu Tử Tần đang há hốc miệng: “Bấy giờ Chu công tử từng nhặt một con về kiểm nghiệm, nguyên nhân chết là gì?"
“Trúng độc thủy ngân." Chu Tử Tần đáp ngay.
“Đúng thế, đây chính là lý do tại sao khi làm nến không được dùng chu sa. Vì sau khi chu sa gặp lửa cháy bùng lên, sẽ tạo thành hơi thủy ngân, hơi thủy ngân tan vào không khí, ai hít phải sẽ trúng độc, sao có thể dùng được? Vậy mà để ngọn nến dễ bắt cháy, lão cả gan bỏ chu sa vào!" Hoàng Tử Hà nhìn xoáy vào Lữ Chí Nguyên, “Lúc trước khi ta đến tiệm của lão, từng thấy lão quết màu đỏ lên nến, cây nên đỏ ấy hẳn là không bỏ chu sa, cũng không tỏa ra khói độc. Thế thì tại sao lão lại nhất quyết phải bỏ chu sa, thứ vừa đắt đỏ vừa nguy hiểm vào cây nến ở chùa hôm ấy? Lão luôn miệng nói cái gì thành tâm cúng Phật, sao lại làm một cây nến độc hại như thế dâng lên pháp hội Phật môn? Lẽ nào không sợ nam phụ lão ấu ở chùa hôm ấy hít phải khói độc hay sao?"
Lữ Chí Nguyên cứng họng. Lão đứng ngược sáng, những nếp nhăn trên mặt hằn lên làm cả gương mặt thoắt chốc già sọm đi.
Lão há miệng, nhưng chẳng thốt nổi lời nào.
“Thực ra cũng không sao cả, đúng không nào? Từ đầu lão đã biết cây nến cháy không được bao lâu sẽ phát nổ, tới lúc đó mọi người bỏ chạy tứ tán, chút thủy ngân ấy không hại được ai cả." Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Nhưng dẫu sắp xếp cẩn thận đến đâu, lão vẫn để lộ sơ hở. Chùa Tiến Phúc mất nửa năm trời mới gom được chừng ấy sáp, vậy mà chỉ vỏn vẹn mấy ngày, lão đã tìm đủ lượng sáp để chế tạo một cây nến tương tự, không rõ lão lấy sáp ở đâu ra? Lão nói là do mình tích trữ nhiều năm nay, nếu vậy thì chùa Tiến Phúc cần gì phải đi khắp nơi thu mua nữa? Thực ra ngay từ đầu lão đã chẳng dùng hết số sáp kia, vì cây nến của lão vốn rỗng ruột!"
Thấy Lữ Chí Nguyên mặt mày tái ngắt, không còn lời nào để phân bua, Chu Tử Tần liền thắc mắc: “Sùng Cổ, ta vẫn có một điểm chưa hiểu! Tuy mấy hôm đó thời tiết oi bức chỉ chực mưa, nhưng nếu trời không đổ mưa thì lão ta định thế nào?
“Dù sợi sắt kia không dẫn được sấm sét thì lớp sáp bên dưới chẳng phải vẫn được trộn dầu đen và lưu huỳnh đó ư? Cây nến cứ cháy như vậy thêm một lúc nữa cũng sẽ phát nổ, lửa bùng lên thiêu chết Ngụy Hỷ Mẫn bên trong. Đến lúc ấy lão chỉ cần nói rằng trong lúc làm nên có sơ suất, khiến cây nến phát nổ, vô tình làm bị thương người khác là xong."
Thôi Thuần Trạm cau mày: “Đúng là… Ngụy Hỷ Mẫn bị giấu trong cây nến, Liễu Chân pháp sư đúng lúc ấy đang giảng đến việc báo ứng thì sấm sét rền vang, sợi sắt dẫn sét làm nổ cây nến, nhìn bề ngoài cứ như trời giáng thiên lôi trừng phạt vậy. Trong lúc hoảng loạn chen lấn như thế, mọi người sẽ chỉ cho rằng kẻ bén lửa là người đứng gần cây nến mà thôi."
Chu Tử Tần vẫn chưa hết nghi hoặc: “Bấy giờ chẳng phải Ngụy Hỷ Mẫn đã lăn lộn kêu gào ư, sao một người sống sờ sờ lại chịu ngồi yên trong cây nến chừng ấy thời gian?"
“Công tử quên linh lăng hương rồi ư? Tiền Quan Sách nghe Lữ Chí Nguyên nói mới nhập một lô linh lăng hương thượng hạng, bèn mua tặng cho Xương Bồ ở phủ công chúa để tạ ơn. Xương Bồ là người dưới, theo quy củ trong phủ, hễ có thứ gì quý phải dâng lên công chúa xem trước. Công chúa sau khi thành hôn vẫn chưa sinh con, đời nào lại dùng thứ không tốt cho việc hoài thai như thế. Trái lại, Ngụy Hỷ Mẫn một là tham lam, hai là mắc chứng đau đầu, đối với y, linh lăng hương chính là bảo bối, bèn điềm nhiên chiếm dụng. Mỗi ngày dùng một lạng, đến ngày thứ bảy thì hết sạch, y bèn đến chỗ Xương Bồ đòi thêm, sau khi làm rộn cả một trận lại chạy tới nhà Tiền Quan Sách uy hiếp, Tiền Quan Sách bèn dẫn y tới tiệm của Lữ Chí Nguyên. Ấy là đêm trước pháp hội ở chùa Tiến Phúc. Ngụy Hỷ Mẫn đi cả đêm không về, để rồi đến ngày hôm sau, kẻ xưa nay không tin thần Phật như y thình lình xuất hiện tại chùa, vừa xuất hiện đã bén lửa cháy bùng lên, chết trong tiếng kêu gào thảm thiết." Hoàng Tử Hà nhìn xoáy vào Lữ Chí Nguyên, chậm rãi tiếp: “Lữ Chí Nguyên tính toán mọi chuyện rất kín kẽ; một là theo quy củ phủ công chúa, bất cứ kẻ nào có được vật gì quý giá đều phải dâng lên cho chủ nhân xem trước; hai là lợi dụng Tiền Quan Sách đưa linh lăng hương cho họ Ngụy; ba là ước lượng chính xác liều dùng cho bệnh nhân mắc chứng đau đầu, khiến mấy ngày sau y phải tới xin thêm. Mọi chuyện đều nằm trong dự kiến của lão, Ngụy Hỷ Mẫn tự đâm đầu vào lưới, hơn nữa còn mất tích trong tiệm nhang đèn của lão. Ta đoán hẳn đêm ấy lão đã dùng linh lăng hương trong tiệm, khiến Ngụy Hỷ Mẫn ngủ thiếp đi, mãi tới hôm sau khi cả người bén lửa mới tỉnh dậy."
Ánh mắt mọi người đều đổ dồn vào Lữ Chí Nguyên, thân hình già nua gầy gộc của lão bất động như gốc cây cằn cỗi nhiều năm, nhuốm đầy sương gió, nhưng cũng đầy cứng cỏi.
Hoàng Tử Hà hùng hồn nói tiếp: “Cái chết của Tôn ghẻ, lão cũng không thoát khỏi liên quan đâu."
“Không, vụ Tôn ghẻ có lẽ Dương công công đoán sai rồi." Trương Hàng Anh nhìn Lữ Chí Nguyên nãy giờ vẫn lặng thinh không nói, biện bạch, “Tôn ghẻ chết đúng vào giữa trưa… Bấy giờ tôi và A Địch đều đến nhà hắn định ra tay, nhưng không tìm được cơ hội, mà cũng không hề gặp… lão Lữ ở phường Đại Ninh, hơn nữa về sau có rất nhiều người làm chứng, cũng lúc ấy lão ta đang ở cửa tiệm chợ Tây làm nến, tôi không tin lão ta sát hại Tôn ghẻ."
“Đương nhiên lão ta không cần tới đó, bởi từ khoảnh khắc gọi người tới sửa nhà, Tôn ghẻ đã chết chắc rồi." Đoạn Hoàng Tử Hà ngoái lại ra hiệu cho Chu Tử Tần lấy chiếc hộp sắt gỡ từ cửa nhà họ Tôn xuống cho mọi người xem, “Trên cửa chính nhà họ Tôn có gắn một chiếc hộp sắt, loại đang thịnh hành trong kinh như thế này, bấy giờ người thợ sửa nhà cho Tôn ghẻ đã gắn cho hắn một chiếc hộp mới, nước sơn còn tươi rói, nhưng sau khi xảy ra vụ án, sơn đã tróc hết ra."
“Chiếc hộp sắt này… là Tiền Quan Sách làm mà!" Thôi Thuần Trạm chỉ ngay vào Tiền Quan Sách đang quỳ mọp dưới đất.
Ánh mắt mọi người một lần nữa dồn vào họ Tiền.
Tiền Quan Sách đã tái ngắt mặt mày, rũ ra như một cái xác không hồn, lúc này chợt nhìn Hoàng Tử Hà, rồi lại nhìn sang Lữ Chí Nguyên, cặp mắt đờ đẫn cuối cùng cũng trợn trừng lên, chẳng biết lấy đâu ra sức lực, hắn lồm cồm bò dậy gào lên: “ Oan uổng… Oan uổng quá! Tiểu nhân không hề giết người! Cái hộp sắt đó… mua từ lò rèn Lưu Ký, sau khi lấy một lô hàng về, tiểu nhân cũng chỉ xem qua thôi!"
Chu Tử Tần cuống lên, kéo tay Hoàng Tử Hà hỏi: “Theo công công thì cái hộp sắt này liên quan gì đến cái chết của Tôn ghẻ?"
Hoàng Tử Hà hỏi lại: “Lý chính phường Đại Ninh từng nói, lúc ông chủ Tiền đạp cửa xông vào nhà họ Tôn thì một luồng khí đen từ trong nhà xộc ra, mọi người đều cho rằng đó là sát khí của oan hồn Tích Thúy, công tử có nhớ không?"
“Ta nhớ, đúng là lý chính từng nói vậy." Đoạn Chu Tử Tần nhìn sang Trương Hàng Anh, gãi đầu bối rối: “Nhưng Tích Thúy chưa chết, lấy đâu ra sát khí với chẳng oan hồn?"
“Là thế này, có người đốt cháy thứ bên trong hộp sắt đặt trên cửa, khi cánh cửa bị đạp tung, tro bụi cũng lả tả rơi xuống, mà không khí trong nhà bị bịt kín mấy hôm, nên cửa vừa mở ra, tro than tức thì theo luồng khí xộc ra ngoài, tạo thành cái gọi là sát khí đen." Hoàng Tử Hà lại trỏ lớp sơn đã cháy đen, bong tróc mà nói, “ Nhưng trong phòng không có dấu vết đồng lửa, chỉ có chút tro than còn sót lại bên trong chiếc hộp này mà thôi. Bởi thế, tôi cho rằng, hung thủ đã ra tay từ đây.
“Sau khi phát hiện xác chết Tôn ghẻ, Đại Lý Tự lập tức niêm phong căn nhà, không một ai chạm vào cái hộp này được nữa, nên khả năng duy nhất là sau khi nhà cửa được sửa sang lại, vào khoảng thời gian từ đêm hôm trước đến trưa ngày hôm sau, có kẻ đã đốt thứ gì đó trong chiếc hộp này. Thứ đó, như tôi phán đoán, nhất định là linh lăng hương. Vì tối hôm chúng tôi tới tra xét, Vương đô úy, con trai Vương thượng thư cũng đi theo, vừa vào nhà, đô úy đã ngửi thấy mùi linh lăng hương. Vương đô úy vốn nổi dang kinh thành về phân biệt mùi hương, hẳn không thể ngửi lầm được. Hơn nữa tôi dám chắc loại linh lăng hương này giống hệt thứ đã khiến Ngụy Hỷ Mẫn hôn mê, nên Tôn ghẻ bị đâm hai nhát mà vẫn nằm yên không nhúc nhích, cứ thế chết đi."
Thôi Thuần Trạm vội gặng: “Nhưng Lữ Chí Nguyên làm sao lẻn vào căn phòng kín như thế để giết Tôn ghẻ được? Lẽ nào… lão cũng biết đường nước ngầm chạy qua đó?"
“Vụ này chẳng liên quan gì tới đường nước cả, nếu hung thủ lẻn vào theo đường nước, nhất định nền đất sẽ có dấu vết đào xới, dù bị những người chạy theo Tiền Quan Sách tới xem náo nhiệt san phẳng, thì cũng không thể lèn chặt, phẳng phiu như thế được. Huống hồ Lữ Chí Nguyên lúc đó đang dở tay trong tiệm, làm gì có thời gian bò vào nhà người ta bằng đường nước?" Hoàng Tử Hà bảo Chu Tử Tần vạch lớp hoa văn chạm trổ trên hộp ra, nói tiếp: “Các vị thấy đấy. giữa đám tro tàn vẫn còn hai đầu ngón tay quẹt qua. Khi chúng tôi chứ xem xét đến, ai mà để tâm tới cái hộp chìm nghỉm trong lớp lớp bùa chú tranh vẽ chất chồng trên tường nhà họ Tôn chứ? Càng không ai ngờ trong hộp còn cất giấu đồ vật. Tôi nghĩ, kẻ duy nhất có khả năng thò ngón tay vào lấy thứ bên trong ra, ắt là hung thủ. Nhưng hung thủ muốn lấy cái gì?"
Mọi người đều nhìn chằm chằm vào lỗ hổng nhỏ trên mặt hộp, vắt óc ngẫm nghĩ, nhất thời cả công đường lặng phắc, chỉ mình Trương Hàng Anh ngẩn ngơ nhìn cha của Tích Thúy như nhìn một người xa lạ, bản thân Lữ Chí Nguyên cũng thẫn thờ đứng đó, chẳng nói chẳng rằng, tựa hồ tất cả những gì Hoàng Tử Hà nói không liên quan gì đến lão.
Sau một khắc im lặng ngắn ngủi, Lý Thư Bạch chậm rãi cất tiếng: “Là một cái lẫy đàn hồi."
“Đúng vậy, chính là loại lẫy đàn hồi thường gắn vào cung nỏ. Khi nó cọ vào lớp tro, sẽ để lại một đường cong khá lớn, nhưng dù lỗ hổng này có nhỏ hơn thế chăng nữa, chỉ cần xoay vài lần là lấy ra dễ dàng." Hoàng Tử Hà nhìn sang Lữ Chí Nguyên, nói như than thở: “Lão Lữ năm xưa từng tòng quân, hơn nữa lại gia nhập đội cung nỏ."
“Lẽ nào Lữ Chí Nguyên… đặt một cây nỏ vào bên trong ư?" Chu Tử Tần sững người.
“Không, chỉ cần hai cái lẫy là đủ." Hoàng Tử Hà trỏ chiếc hộp giảng giải, “Phết lân tinh lên mặt hộp hướng ra ngoài, đặt linh lăng hương đằng sau, phía sau lớp linh lăng hương lại dùng sáp nến ghim chặt một cái lẫy, bên trên gài hai lá sắt mỏng tẩm độc."
“Ta nghĩ ra rồi! Tôn ghẻ lở loét khắp người, nên lúc ngủ phải nằm nghiêng, mà lão Lữ lại ở trong đội cung nỏ nhiều năm, thừa sức căn chỉnh lẫy theo độ lớn của góc giữa giường và cửa chính rồi dùng sáp nến cố định lại, ngắm chuẩn kẻ luôn nằm nghiêng trên chiếc giường ngổn ngang đủ thứ!" Chu Tử Tần sực hiểu ra: “Trưa hôm ấy… à có lẽ chẳng cần đến trưa, hễ ánh nắng mặt trời đủ nóng, rọi vào hộp, lân tinh bị hun sẽ đốt cháy linh lăng hương. Mùi hương an thần này ắt làm Tôn ghẻ thiếp đi, mà giường của hắn vừa khéo nằm đối diện với cửa chính. Đợi linh lăng hương cháy hết, ngọn lửa bắt đầu lan ra trong hộp, lớp sáp cố định lẫy nỏ tan chảy, hai lá sắt gài bên trên sẽ bắn ra, găm vào người Tôn ghẻ. Loại linh lăng hương này có thể khiến Ngụy Hỷ Mẫn ngủ mê mệt suốt đêm, bị đưa lên xe lắc lư tròng trành cũng không tỉnh, huống hồ Tôn ghẻ, có lẽ chẳng kịp cảm thấy gì đã ô hô ai tai rồi!"
“Đúng thế, khi biết Tôn ghẻ đang tìm người gia cố nhà cửa, Lữ Chí Nguyên đã nghĩ ra kế hoạch này. Trước hết lão chọn lấy một chiếc hộp sắt từ cửa tiệm của ông chủ Tiền, dù sao thì hình vẽ trên mặt hộp cũng tương tự như nhau, sửa lại vài chỗ bên trong rồi đóng lại như cũ, sau đó xách rương đồ nghề đi đến, vờ như đến nơi mới phát hiện ra là đặt giá nến cho nhà Tôn ghẻ, làm ầm lên một trận rồi đi thẳng. Những người ở đó không hề phát hiện, thực ra lão đã đánh tráo chiếc hộp sắt mình vừa cải tạo vào, đám thợ thuyền lại nhanh nhảu, chỉ lo gắn hộp vào vị trí mà chẳng buồn nhìn lại."
“Nếu vậy thì tất cả thợ thuyền tại đó đều bị tình nghi tráo hộp, phải không nào?" Thôi Thuần Trạm xen vào, “Hơn nữa, chúng ta chỉ cần phát hiện hai lá sắt tây găm vào người hắn, là có thể chiếu theo góc độ bắn tới mà lần ra hung khí rồi. Nhưng Tử Tần và ngỗ tác của Đại Lý Tự chẳng tìm thấy lá sắt nào trên thi thể Tôn ghẻ cả!"
“Thưa phải, lá sắt tẩm độc sẽ vạch trần bí mật cái chết trong phòng kín của Tôn ghẻ, nếu vậy thì chẳng ai cho đó là trời phạt nữa. Bởi thế chiều hôm ấy hung thủ nhất định phải đến phường Đại Ninh, sắp xếp một vở kịch, làm toáng cái chết của họ Tôn lên, hơn nữa còn phải khiến mình trở thành người đầu tiên tiếp cận thi thể. Vậy là chiều hôm ấy, trong quán rượu gần nhà họ Tôn, Tiền Quan Sách lăm le đi tính sổ lại gặp ngay Lữ Chí Nguyên hằm hè muốn đòi nợ, cả hai cùng phá cửa nhà Tôn ghẻ. Lữ Chí Nguyên đưa búa để Tiền Quan Sách phá cửa. Cả hai xông vào trước nhất, Tiền Quan Sách ngà ngà say, vô ý lôi tuột thi thể xuống đất, còn Lữ Chí Nguyên vớ như không biết nội tình, bèn thừa cơ lật cái xác lại. Nhưng không ai trông thấy, một trong hai kẻ ở gần cái xác nhất đã âm thầm rút hung khí găm vào thi thể ra, rồi giả bộ sợ hãi, cùng người kia loạng choạng lùi ra cửa. Nhân lúc mọi người nháo nhào cả lên, kẻ chạy đi báo quan, người mon men đến gần quan sát, hung thủ cũng thừa sức lấy hai cái lẫy giấu trong hộp ra." Nói đến đây, Hoàng Tử Hà nhìn khắp công đường một lượt: “Bởi thế, trong vụ Tôn ghẻ, kẻ tiếp cận thi thể đầu tiên chính là hung thủ."
Cô ngoái lại, ánh mắt dừng ở Tiền Quan Sách vẫn quỳ mọp tại chỗ. Vẻ mặt họ Tiền chẳng biết là kinh ngạc hay mừng rỡ, chỉ thấy hắn nhìn Lữ Chí Nguyên, lớp mỡ trên mặt rung rung.
Lý Nhuận hỏi: “ Tiền Quan Sách và Lữ Chí Nguyên đều tiếp cận thi thể đầu tiên, đúng như ngươi nói, chỉ bọn họ mới có cơ hội âm thầm rút hung khí ra. Nhưng tại sao ngươi dám quả quyết hung thủ là họ Lữ chứ không phải họ Tiền?"
“Chẳng phải rất đơn giản ư? Thứ nhất, Tiền Quan Sách chưa có dịp nhìn thấy bức họa kia, nên không thể dựa theo hình vẽ mà giết người được. Thứ hai, chỉ có hai người họ tiếp cận thi thể trước nhất. Nhưng trong hai người, Lữ Chí Nguyên đang tỉnh táo, nếu Tiền Quan Sách lén đoạt lấy hung khí, nhất định lão sẽ phát hiện ra; còn Tiền Quan Sách lại ngà ngà say, Lữ Chí Nguyên có đoạt lấy hung khí, e rằng ông ta cũng chẳng biết."
Lữ Chí Nguyên đứng yên tại chỗ, khom lưng, cúi đầu bất động. Cặp mắt lão vẫn nhìn dán vào miếng gạch xanh dưới chân.
Ánh nắng gay gắt từ ngoài cửa rọi vào, tuy mọi người trên công đường đều quay lưng ra cửa, nhưng hơi nóng vẫn hầm hập như thiêu đốt, khiến người ta nóng lòng sốt ruột.
Cuối cùng Lữ Chí Nguyên cũng lên tiếng, phá vỡ bầu không khí im lặng, tuy gương mặt lão tái nhợt đầy mệt mỏi, xong khi ngẩng đầu lên lại để lộ ánh mắt sắc sảo khác thường.
“Đúng thế. Lão đã giết Ngụy Hỷ Mẫn và Tôn ghẻ. Chẳng phải bọn chúng đều đáng chết ư?" Giọng lão khàn đặc, nhưng hết sức bình thản, “Có lúc lão cũng ngạc nhiên, không hiểu sao mọi chuyện mình bày ra lại suôn sẻ đến thế. Thực ra lúc làm xong phần vỏ nến bên ngoài, lão đã làm cả phần ruột bên trong, một khắc trước khi Ngụy Hỷ Mẫn đến, lão cũng đã nản lòng, quyết định từ bỏ kế hoạch, gắn phần ruột vào… Nào ngờ trời vừa sẩm tối thì y mò đến, ông trời rốt cuộc đã tác thành cho lão! Lão từng nghĩ, có phải trời cao cũng rủ lòng thương con bé, nên mới giúp lão thuận lợi giết chết bọn chúng hay không…"
“Nhưng khi giết công chúa, dường như lão khá vội vã, ta đánh bạo đoán rằng việc này không nằm trong dự tính của lão phải không? Hoàng Tử Hà hỏi khẽ.
Lời này thốt ra khiến cả công đường lặng phắc, mọi người thậm chí không dám thở mạnh.
Hoàng đế tức thì biến sắc, đập bàn đứng phắt dậy, trừng trừng nhìn Lữ Chí Nguyên, mắt vằn tơ máu, gầm lên: “Đồng Xương… Đồng Xương cũng là ngươi… ra tay ư!"
Lữ Chí Nguyên cúi đầu bất động, chỉ đáp lấp lửng: “Thảo dân chưa từng bước chân vào phủ công chúa, cũng chưa bao giờ thấy mặt công chúa."
Hình bộ thượng thư Vương Lân từ nãy lặng thinh, giờ mới lên tiếng: “Dương công công, bản quan thấy việc này còn nhiều nghi vấn. Ngươi chớ quên công chúa đã bỏ mình dưới trâm Cửu loan, mà trước khi công chúa qua đời, cây trâm này từng biến mất một cách bí ẩn. Ta nghĩ ông chủ một tiệm nhang đèn, hẳn khó mà lẻn vào phủ công chúa đánh cắp nó được?"
Quách thục phi cũng gật đầu nghẹn ngào nói: “Đồng Xương hết mực nâng niu cây trâm ấy, lần này vì gặp giấc mộng lạ nên càng trân trọng giữ gìn, ai ngờ… ai ngờ vẫn có kẻ bày ra đủ mưu ma chước quỷ lấy cắp nó…"
Hoàng Tử Hà lắc đầu: “Nô tài cho rằng, muốn lấy cắp cây trâm Cửu loan giữa trùng trùng vòng vây canh gác, chỉ cần một cách hết sức đơn giản."
Hoàng đế trỏ cô gằn giọng: “Nói mau!"
“Miêu tả bằng lời thì hơi khó, xin Đại Lý Tự chuẩn bị cho nô tài một chiếc rương cùng hai ổ khóa một to một nhỏ, nô tài sẽ tái hiện lại cách làm cây trâm không cánh mà bay."
Thôi Thuần Trạm lập tức cho người khiêng đến một chiếc rương, Hoàng Tử Hà liền bảo họ kê sát vào tường, rồi mượn Ngạc vương chiếc hộp đựng mảnh giấy bông, rút cây trâm ngọc trên đầu ra, dùng khăn tay gói lại đặt vào hộp.
Sau khi mời mọi người xem kỹ, cô bèn nhờ Lý Nhuận khóa hộp lại, rồi bỏ hộp và rương, khóa lại bằng một ổ khóa khác, cất chìa đi.
Xong xuôi, cô trỏ chiếc rương hỏi bọn Thùy Châu: “Lúc cất trâm Cửu loan vào kho, công chúa cũng là như vậy đúng không?"
Các ả đều rơi nước mắt thưa: “Chính là thế, không sai một bước."
Hoàng Tử Hà gật đầu, quay sang nói với tất cả: “Các vị thấy đấy, nô tài chưa hề chạm một ngón tay vào vật trong rương, xong thực ra đã lấy được thứ bên trong rồi."
Lý Nhuận ngạc nhiên: “Không thể nào! Ngươi luôn đứng cách ta hai bước, làm sao ra tay được?"
“Nếu không tin, xin Ngạc vương gia đưa chìa khóa, nô tài sẽ mở ra cho gia xem. Giống như lúc trước công chúa giao chìa khóa cho thị nữ, sai họ đi lấy trâm vậy." Đoạn cô ngoái lại cười bảo đám thị nữ đang im thin thít: “Đương nhiên phải có vài người đi cùng, để giám sát lẫn nhau."
Cùng lúc, cô đi đến trước chiếc rương, ra hiệu cho bốn ả thị nữ đứng ra sau mình, hỏi: “Trong nhà kho kê hàng dãy giá, các cô lúc ấy đứng vào đâu?"
Các ả nghĩ ngợi rồi lần lượt ai vào chỗ nấy, đứng sau lưng cô.
“Vì bị những chiếc giá xung quanh choán chỗ nên các cô chỉ có thể đứng phía sau, nhìn thấy lưng ta, nhưng không thấy được tay ta làm gì, đúng không nào?" Vừa nói, cô vừa quay mặt vào tường, mở rương, lấy chiếc hộp bên trong ra, đóng nắp rương lại, đặt hộp lên nắp, rồi lại mở hộp, kêu lên: “Cây trâm biến mất rồi!"
Nghe cô nói, không chỉ mấy thị nữ, mà tất cả mọi người trên công đường đều xúm lại. Chỉ thấy Hoàng Tử Hà đứng trước chiếc rương mở toang, tay bưng hộp không, ngoái đầu nhìn họ.
Trụy Ngọc sợ đến tái mét mặt: “Đúng thế! Cây trâm Cửu loan chẳng phải cũng biến mất thế này ư! Thùy Châu, Thùy Châu, tỷ nói có phải không?"
Thùy Châu đứng đờ ra bất động, không trả lời.
Hoàng Tử Hà lạnh lùng nói tiếp: “Cách này chỉ có người mở rương mới thực hiện được thôi."
Chu Tử Tần sực hiểu ra, vội hỏi: “Nói vậy là khi công công mở hộp, đã tranh thủ giấu cây trâm vào tay áo hoặc ngực áo, rồi vờ như trong hộp không có gì ư?"
“Không thể nào!" Lạc Bội nói ngay, “Vừa được tin cây trâm biến mất, công chúa đã lập tức cho soát người tất cả, đừng nói là mấy người nô tỳ đi lấy trâm, mà toàn bộ thị nữ ở gác Thê Vân đều bị soát người, soát phòng. Cây trâm Cửu loan lớn như thế, nếu Thùy Châu lén giấu đi, ắt đã bị phát hiện từ sớm rồi."
“Đương nhiên đâu thể giấu trong người." Hoàng Tử Hà vén tay áo lên, để tất cả thấy bên trong không giấu vật gì cả, “Ta chỉ nhân lúc mở nắp rương ra lần thứ hai, nhét nó vào một chỗ mà người khác không chú ý đấy thôi."
Đoạn cô kéo chiếc rương lùi ra xa khỏi tường một chút, tức thì mọi người đều trông thấy, cây trâm được khăn tay gói lại, bỏ vào hộp do Ngạc vương chính tay bấm khóa, đang nằm sờ sờ trong khe hở giữa tường và rương.
Giữa những tiếng ồ à kinh ngạc, Hoàng Tử Hà mở khăn tay ra, rút cây trâm gài lại lên đầu rồi đậy nắp hộp lại đưa trả Ngạc vương: “Trong khi tất cả đang bị soát người, soát phòng, chẳng ai nghĩ đến việc kéo rương ra khỏi tầng giá cuối cùng, nhìn xem có gì trong kẽ hở phía sau nó không. Mà trong kho ở gác Thê Vân, cũng chỉ riêng chiếc rương này được lót vải bên dưới, ắt hẳn do Thùy Châu sắp đặt từ trước, sợ khi thả cây trâm xuống sẽ phát ra tiếng, nên trải sẵn vải ở đó đề phòng, phải không nào?"
Thùy Châu thẫn thờ lắng nghe, cuối cũng hai đầu gối mềm nhũn ra, cả người sụp xuống.
Quách thục phi chồm lên quát: “Thùy Châu! Hóa ra là ngươi! Hừ… Hằng ngày công chúa đối với ngươi không bạc, vậy mà… ngươi lại dám mưu sát công chúa!"
“Nô tỳ không dám! Nô tỳ chỉ… chỉ giấu trâm Cửu loan đi thôi, nô tỳ… nô tỳ cũng là bị người ta ép buộc…" Thùy Châu khóc nức lên, lắc đầu quầy quậy, “Nô tỳ sao dám ra tay với công chúa chứ? Dù có một vạn lá gan, nô tỳ cũng không dám!"
Phò mã Vi Bảo Hoành vốn đã tiều tụy thất thần, lúc này sắc mặt càng thêm khó coi, gần như xám ngoét. Hắn lảo đảo đứng dậy, mấp máy môi, nhưng chẳng thốt nổi lời nào.
“Ngươi mau khai thật cho trẫm!" Hoàng đế rảo bước đi tới, chỉ mặt Thùy Châu quát, “Ngươi là người hầu bên cạnh Linh Huy, thường ngày công chúa coi trọng nhất là ngươi, tại sao ngươi lại cố ý đánh cắp trâm Cửu loan, để công chúa lo âu thành bệnh hả?"
“Là vì… là vì…" Thùy Châu run rẩy lắp bắp, xong chẳng cất nổi lên lời, chỉ biết nức nở quỳ sụp dưới đất, gần như ngất lịm đi.
Hoàng Tử Hà ngoái lại nhìn Tiền Quan Sách đang quỳ dưới đất run như cầy sấy, chậm rãi nói: “Đương nhiên là vì Tiền Quan Sách, cha của cô."
Thùy Châu vẫn phủ phục dưới đất khóc lóc, không dám ngẩng lên.
Tiền Quan Sách giật bắn mình, từ từ quay cái cổ béo xệ sang nhìn Thùy Châu đang co rúm người dưới đất khóc lóc thảm thiết, khóe môi run bần bật, nhưng mãi không nặn ra nổi một chữ.
“Rốt cuộc là chuyện gì vậy? Nói rõ ra cho trẫm nghe." Hoàng đế khoát tay trỏ Hoàng Tử Hà, cao giọng.
“Thưa vâng. Nô tài nghĩ chuyện này phải kể từ mười năm trước." Thấy Tiền Quan Sách ngỡ ngàng, Thùy Châu khóc đến lịm người đi còn hoàng đế đang đứng sừng sững trước mặt chờ đáp án, Hoàng Tử Hà đành thuật lại: “Bấy giờ ông chủ Tiền túng quẫn quá, đành đem bán con gái Hạnh nhi cho một hoạn quan. Sau khi vào cung, Hạnh nhi được đổi tên thành Thùy Châu, phái đến hầu hạ công chúa. Vì thông minh lại cần mẫn, sau mười năm rèn giũa, Thùy Châu trở thành người quan trọng nhất bên cạnh công chúa. Khi cô ấy, dưới sự nâng đỡ của công chúa, sắp được gả cho một quan viên quan trẻ tuổi tiền đồ xán lạn thì người cha đã vứt bỏ cô ấy lại xuất hiện. Mà triều ta xưa nay, tuy cũng có rất nhiều quan viên thông gia với thương nhân, nhưng trong con mắt nhà chồng cô ấy, một cô gái con nhà buôn bán và một thị nữ được công chúa xé giấy bán thân cho, lại đích thân ban hôn, ai danh giá hơn?"
Tất cả mọi người nín lặng, chăm chú nhìn Thùy Châu run rẩy phủ phục dưới đất.
Cuối cùng Thùy Châu cũng ngẩng lên, nước mắt ròng ròng. Ả gắng mở to mắt nhìn kỹ cha mình, tiếc rằng nước mắt cứ tuôn ra, không sao nhìn rõ được, đành thổn thức lẩm bẩm: “Đúng thế… Tôi chịu đựng suốt mười năm qua, cuối cùng cũng đến ngày mở mày mở mặt, nhưng ông… sao ông lại đột nhiên xuất hiện, sao lại muốn cắt đứt tiền đồ gấm vóc mà công chúa trải sẵn cho tôi? Ông có biết nếu tôi nhận ông thì mối duyên lành kia cũng đi tong không! Dù người ta không từ hôn, thì một đứa con gái nhà buôn ngày sau ở nhà chồng làm sao ngẩng đầu lên được?"
Hoàng Tử Hà lặng lẽ nhìn ả, nói khẽ: “Nhưng mà, ông ấy luôn mong một ngày gặp lại được cô."
“Đúng thế, đứa con gái bị mình bán đi, chẳng những chưa chết mà còn sống vẻ vang trong phủ công chúa, lúc ông ta hí hửng ôm con cóc vàng về khoe khoang với mọi người, có biết đâu tôi lo lắng đến mất ngủ cả đêm. Tôi rất sợ… rất sợ người ta phát hiện ra mình chỉ là con gái một nhà buôn." Thùy Châu rũ rượi ngã ngồi xuống đất, trong mắt người ngoài, vẻ mặt và tư thế tuyệt vọng này của ả giống hệt họ Tiền không sai một mảy.
Bấy giờ Tiền Quan Sách mới ấp úng nỏi khẽ: “Nhưng… nhưng lúc gặp nhau, con vẫn vui vẻ cho ta xem cái bớt, ta còn nghe thấy tiếng con cười… còn nữa, cả con cóc vàng kia cũng là con tự biếu, ta đâu có đòi…"
Thùy Châu sững sờ ngồi ngây ra không đáp.
Hoàng Tử Hà liền hỏi: “Ông chủ Tiền không cảm thấy giọng cô ‘con gái’ trước đây và Thùy Châu hiện giờ khác nhau ư?"
Tiền Quan Sách rầu rĩ gật đầu: “Đúng thế… đúng là không giống lắm."
“Người trò chuyện với cha, cho cha xem vết bớt, lại đem con cóc tặng cho cha, không phải con." Thùy Châu vừa run rẩy nói, vừa lấm lét liếc hoàng đế và Quách thục phi: “Mà là… là…"
“Là Đồng Xương công chúa, phải không nào?" Thấy ả lắp bắp mãi không dám nói ra, Hoàng Tử Hà bèn tranh nói giúp, “Tuy ta không hiểu vì sao công chúa phải mạo xưng là con gái Tiền Quan Sách, nhưng ta từng trông thấy bên cạnh công chúa có một con chó sứ. Đó là thứ đồ chơi phổ biến ngoài phố, nhưng đặt trong phủ công chúa lại hết sức lạc lõng. Bấy giờ ta đã thấy lạ, thuở nhỏ công chúa từng bị mảnh sứ vỡ cứa đứt cổ tay, nên thánh thượng hạ lệnh không được để bất cứ đồ gốm sứ nào quanh công chúa, vậy thì con chó sứ kia từ đâu mà ra? Sau khi công chúa qua đời, kẻ nào lại ném vỡ nó hòng phi tang vật chứng?"
Thùy Châu thở gấp, nước mắt lã chã, xong cương quyết làm thinh không đáp.
“Giờ nghĩ lại hẳn là do ông chủ Tiền tặng, coi như trao đổi với con cóc vàng. Sau khi công chúa qua đời, người bên cạnh, ắt là Thùy Châu, bèn hủy nó đi để giấu giếm. Cách đơn giản nhất là ném từ cửa sổ xuống, sau đó vờ vô ý đi đến dưới gốc hợp hoan, đá mấy mảnh sứ vỡ vào đống lá hoa, thế là thần không hay quỷ không biết." Hoàng Tử Hà lắc đầu, “Hơn nữa, ta nghĩ chỉ công chúa mới có thể khiến cả cô lẫn Xương Bồ dù phải nói dối, thậm chí dẫn lửa đốt mình cũng nhất quyết che dấu, cũng chỉ công chúa mới dám tùy ý lấy đồ vật được hoàng thượng ban thưởng đem cho người khác mà thôi."
“Phải…" Thùy Châu cuối cùng cũng lên tiếng. Ả cúi gằm mặt cực thấp, không dám nhìn bất cứ ai, thấp đến nỗi gần như không nghe thấy ả nói gì. “Nô tỳ nghe Xương Bồ nói ông… ông chủ Tiền muốn tìm một đứa con gái có vết bớt trên tay, vì tay tôi sau khi bị bỏng đã không còn vết bớt nữa, bèn vờ như không biết. Nào ngờ lúc ấy công chúa tình cờ tỉnh giấc, nghe được chuyện này, bèn nói hằng ngày mình nhàn rỗi mãi cũng chán, sai nô tỳ dùng chỉ kẻ mày vẽ một cái bớt trên cổ tay, rồi bàn với nô tỳ làm thế nào để gạt ông ấy. Thấy công chúa hào hứng như thế, nô tỳ đành thuận theo, vẽ cho công chúa một cái bớt theo tri nhớ, rồi bày ra cách để công chúa đứng sau bình phong nói chuyện, chỉ nghĩ công chúa đùa giỡn ít lâu rồi thôi, nào ngờ trong lúc chuyện trò, họ ngẫu nhiên nhắc tới con chó sứ, ông… ông chủ Tiền lập tức đi tìm mua về, đôi bên thường xuyên qua lại, công chúa cũng đóng kịch mãi không biết chán…"
Một vị công chúa được sủng ái nhất trong triều lại mạo xưng một cô gái mồ côi bị bán đi từ nhỏ, mà cô gái này, thực trùng hợp, lại là thị nữ hầu hạ bên nàng. Nghe câu chuyện hoang đường này, cả công đường đều im phăng phắc.
Tiền Quan Sách sững sờ quỳ bên dưới, lúc này thân thể hắn không còn run lên nữa, tựa hồ đã trơ lì trước những vết thương chi chít khắp người. Hắn cứ đờ đẫn quỳ ở đó, nghĩ mãi mà không hiểu, vừa hoang mang, lại vừa bi ai.
Tác giả :
Châu Văn Văn