Trà Môn Khuê Tú
Chương 2: Lời đồn
Tô Trường Thanh có hai nhi tử, Tô Thế Xương là con vợ cả, năm nay mười một tuổi, con vợ lẽ Tô Thế Thịnh năm nay mười tuổi rưỡi, đang là tuổi bướng bỉnh. Nhị phu nhân sinh được hai nhi tử là Tô Thế Cát mười hai tuổi và Tô Thế Tường mười tuổi. Bốn người tuổi xấp xỉ nhau, lại cùng ở học đường đọc sách, tuy đã phân gia nhưng sân lại liền nhau, chỉ cách một bức tường, cho nên ngày thường cả bốn thường chơi cùng nhau.
Tô Thế Thịnh hơi nhát gan, vừa rồi bị dọa không ít nên nghe trưởng tỷ dặn dò liền gật đầu thật mạnh: “Đệ biết rồi."
Tô Thế Xương lại lôi kéo tay áo Tô Ngọc Uyển nói: “Tỷ, bây giờ mưa đang lớn, tỷ về phòng đổi quần áo trước đi, đợi mưa tạnh, đệ theo tỷ tới vườn trà."
Tô Ngọc Uyển trong lòng an ủi sờ sờ đầu hắn nói: “Cũng được, đệ lớn rồi cũng nên học cách quản lý vườn trà. Cha trước cũng từng nói qua, chờ khi nào đệ mười hai thì không cần đi học nữa, người sẽ mang đệ theo bên cạnh để dạy cách xử lý sinh ý." Nói đến đây thanh âm không khỏi có chút nghẹn ngào, rơi nước mắt.
Mọi người cũng thấp giọng nức nở theo, đại phu nhân Ân thị vừa mới dừng khóc cũng bi thương mà khóc lên.
Tô Ngọc Uyển hít hít mũi, lau khô nước mắt, ngẩng đầu liếc nhìn mọi người một vòng nói: “Cha đã không còn nữa nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục sống. Chỉ cần chúng ta đồng tâm hiệp lực, nhất định sẽ sống tốt thôi."
“Vâng" Tô Thế Xương dùng sức gật đầu.
“Được rồi mọi người trở về đi." Tô Ngọc Uyển thấy mẫu thân vẫn khóc không ngừng không khỏi thở dài.
Nhũ mẫu của Ân thị là Quan ma ma an ủi: “Phu nhân, người chết không thể sống lại, ngài nghĩ thoáng một chút. Nơi này gió lớn, chúng ta trở về đi." Nói đoạn đỡ nàng liền muốn rời đi.
“Các ngươi cũng trở về phòng đi. Uyển tỷ nhi, mưa lớn như vậy, vườn trà để ngày mai đi cũng được, hôm nay đừng đi nữa, sinh bệnh thì không tốt." Ân thị tuy tính tình yếu đuối, không có chủ kiến, mặc dù đau lòng trượng phu qua đời nhưng vẫn thực tâm yêu thương nhi, nữ nên quay đầu dặn dò một tiếng thấy mọi người đều ứng mới đỡ tay Quan ma ma, lau nước mắt mà đi.
Mẹ ruột Tô Thế Thịnh là Mạnh di nương thấy nu kéo tay Tô Thế Xương chuẩn bị rời đi, vội vàng dùng sức đẩy Tô Thế Thịnh một phen lại ở bên tai hắn nói thầm hai câu, Tô Thế Thịnh vô cùng đáng thương nhìn Tô Ngọc Uyển khẩn cầu: “Đại tỷ tỷ lúc nào đi vườn trà có thể mang theo đệ với được không?"
Tô Ngọc Uyển trời sinh tâm tư linh lung, vừa nhìn hành động của Mạnh di nương làm sao không biết nàng ta có chủ ý gì, chỉ là nàng vẫn cười liếc Mạnh di nương một cái, gật gật đầu nói: “Được, đến lúc đó tỷ cho người gọi đệ."
“Cảm ơn tỷ tỷ" Tô Thế Thịnh rất là cao hứng, còn Mạnh di nương bị cái liếc mắt kia khiên cho cả người không được tự nhiên.
“Trở về thôi." Tô Ngọc Uyển dẫn Tô Thế Xương chậm rãi đi dọc theo hành lang gấp khúc. Mạnh di nương nhìn bóng dáng yểu điệu của Tô Ngọc Uyển, phi một ngụm “Phi, đây là ý gì? Trước kia là lão gia sủng ái ngươi. Hiện giờ lão gia đã không còn, xem ngươi nhảy nhót được bao lâu?" nói đoạn cũng lôi kéo Tô Thế Thịnh trở về phòng.
Nha hoàn tiểu miêu thấy mọi người đều đi rồi cũng hướng Viên di nương nói “Di nương chúng ta cũng về thôi."
“Ừ." Viên di nương chỉ sinh được một nữ nhi, lại là người ôn nhu an tĩnh, tuân theo quy củ. Thấy mọi người đều đi rồi mới mang theo nữ nhi rời đi.
Tô Ngọc Uyển trở về thay đổi quần áo, Lê ma ma liền bưng canh gừng lên chờ nàng uống xong mới yên tâm, lại thấy nàng vừa ăn hai miếng điểm tâm đã vội vội vàng vàng chuẩn bị ra ngoài bèn khuyên nhủ: “Cô nương, bên ngoài mưa lớn như vậy, nếu không chờ mai hẵng đi? Người đã đáp ứng với phu nhân, phải đợi mưa tạnh mới đi mà."
“Ma ma, ta nói như vậy cũng là để nương an tâm thôi, làm sao có thể chờ mưa tạnh được. Mưa này cũng không biết mấy ngày mới ngừng. Cha đi đột ngột, vườn trà đã không biết loạn thành cái gì rồi. Cũng sắp tới lúc hái trà xuân rồi, ta không đi xem làm sao có thể an tâm? Tô Ngọc Uyển vừa khoác áo choàng vừa đi ra ngoài.
Lê ma ma cũng không có cách nào đành phải theo ở phía sau, thở dài nói: “Thật là khổ cho cô nương."
Tô lão thái thái Khổng thị làm mẹ kế, tuy không phải người ác độc hạ dược hại người gì đó nhưng cũng có chút tư tâm. Lúc Tô Trường Thanh nghị thân nàng chỉ nói Ân thị là nhi nữ của tú tài, tri thư đạt lý, dung mạo lại xuất chúng, là một cô nương tốt trăm dặm khó tìm. Tô lão thái gia làm công công, tự nhiên là không thể đi gặp mặt cô nương nhà người ta, chỉ có thể phái người đi hỏi thăm một chút, thấy Ân thị làm người đúng như lời Khổng thị nói nên cưới vào cửa cho đại nhi tử.
Nhưng vào cửa rồi mới biết, Ân thị chính là tượng bột, nhu nhược, không có chủ kiến, gặp chuyện chỉ biết khóc, không gánh vác được việc gì. Khổng thị liền coi đây là cái cớ, vẫn nắm chặt quyền quản gia, cho dù có càn giúp đỡ cũng chỉ kêu Nhị phu nhân Ngụy thị. Sau lại Tô lão thái gia qua đời, ba huynh đệ phân gia, đại phòng sống một mình, vẫn là Tô Ngọc Uyển tiếp nhận quyền quản gia, xử lý gọn gàng ngăn nắp Tô Trường Thanh mới bớt lo.
Nếu Tô Trường Thanh có thể sống lâu thêm một chút, giúp Tô Thế Xương cưới một thê tử có khả năng về, thì cho dù Tô Ngọc Uyển xuất giá, nhà này vẫn quá được rất tốt. Nào ngờ Tô Thế Xương còn chưa kịp lớn, phụ thân đã buông tay về trời, gánh nặng trong ngoài cả nhà tự nhiên đều đặt ở trên vai Tô Ngọc Uyển.
Tô Ngọc Uyển ăn qua điểm tâm, súc miệng rửa tay xong liền phân phó nha hoàn Cốc Vũ đi gọi Vương ma ma tới.
Cốc Vũ vâng lệnh rời đi.
Không bao lâu sau liền thấy một phụ nhân hơn bốn mươi tuổi, khoác áo ngoài bằng lụa màu cánh sen đến, hành lễ vấn an xong liền an tĩnh đứng ở đó chờ Tô Ngọc Uyển hỏi chuyện.
Nàng là thê tử của quản gia Lưu an Vương thị.
Lưu An trước đây là gã sai vặt của Tô Trường Thanh, càng lớn càng có năng lực, sau khi phân gia Tô Trường Thanh liền để hắn làm quản gia của đại phòng. Mà Vương thị vốn là nha hoàn hồi môn của Ân thị, sau lại gả cho Lưu An. Từ khi Tô Ngọc Uyển quản gia liền cất nhắc Vương thị lên làm quản sự tú phòng. Nàng ban đầu vốn định thông qua Vương thị bên người Lưu An để nắm được hướng đi của ngoại viện, từ đó có thể trợ giúp Tô Trường Thanh. Không nghĩ tới cách làm này lại trở thành một nước cờ hay, giúp nàng nhanh chóng khống chế được cả nội viện lẫn ngoại viện trong tay mình.
Nghĩ đến đây Tô Ngọc Uyển cố nén đau xót trong lòng hỏi Vương thị: “Trong khoảng thời gian này, vườn trà bên kia có ôn không?"
Vương thị lắc đầu, cười khổ nói: “Thật đúng như cô nương dự liệu, hiện giờ nhân tâm ở vườn trà vô cùng hoảng sợ. Không biết từ đâu tung ra lời đồn, nói cô nương căn bản không quản được vườn trà. Nếu không bị bán đi thì cũng đưa cho nhị lão gia quản, những quản sự cũ chỉ e sẽ bị đôi hết cho nên mọi người đều vô tâm làm việc."
Nói đoạn nàng nâng mắt lên nhìn sắc mặt Tô Ngọc Uyển, thật cẩn thận nói: “Thực tình mà nói chuyện ở vườn trà vẫn còn tốt một chút, nông dân trồng trà bên kia còn tệ hơn, nghe nói đã có người đi tìm trà thương rồi."
Trà thương ở Huy Châu lúc này cơ bản vẫn là tự sản tự tiêu, tức là trà nhà mình thu được đều do trà trang nhà mình bán ra. Còn những tiểu địa chủ hoặc nông hộ bình thường có vườn trà nhưng không có khả năng mở trà trang thì phụ thuộc vào những trà thương lớn, đem chè sô mỗi quý bán cho bọn họ.
Từ lúc trà Tùng La ra đời tới nay, Tô lão thái gia là nhóm đầu tiên trồng trà, bán trà. Chỉ mười mấy năm ngắn ngủi, Tô gia từ một tiểu địa chủ có chút ruộng đất đã mở rộng thành vườn trà trăm mẫu, cũng có một ít tiểu nông hộ trồng chè dựa vào, ở Hưu Ninh huyện này cũng xem như là một phú thương. Trước khi Tô đại thái gia qua đời cấp ba huynh đệ phân gia, đại phòng được phân hơn ba mươi mẫu vườn trà, công thêm một gian trà sạn ở huyện Hưu Ninh, một gian trà trang ở phủ Huy Châu, dựa vào mấy chục mẫu núi trồng chè của nông dân. Mỗi năm sản lượng thu được ở đây còn nhiều gấp đôi sản lượng chè thu được của nhà mình.
Nếu những nông dân trồng chè đó đem chè sô bán cho người khác, đại phòng không chỉ mất đại bộ phận lợi nhuận của một năm nay, sau này muốn mua lại chè của những nông dân này chỉ sợ là rất khó. Ở Huy Châu này, người làm buôn bán đều lấy chữ tín là gốc, nông dân trồng chè cùng trà thương hợp tác, chỉ cần giá cả hợp lý lại không có mâu thuẫn gì lớn, nông dân trồng chè tự nhiên sẽ không chủ động đổi người hợp tác khác.
Nghe được lời này, Lê ma ma không khỏ lo lắng hỏi: “Chúng ta không phải đã lập khế ước với những nông dân trồng chè đó sao? Chẳng lẽ bọn họ không sợ bị kiện?"
Vương thị gả cho Lưu An mười mấy năm, đối với những chuyện bên ngoài hiểu biết không ít, so với Lê ma ma cả ngày bị nhốt ở đại trạch tự nhiên là nhiều hơn vài phần kiến thức.
Nàng lắc đầu nói: “Những chuyện như thế này quan phủ tự dự là sẽ không quản, nay lão gia đã không còn nữa, những nông dân đó vì lợi ích lâu dài mà tìm trà thương khác mua bán cũng là chuyện bình thường, nhiều nhất cũng chỉ bồi thường phí vi phạm khế ước thôi."
Tô Thế Thịnh hơi nhát gan, vừa rồi bị dọa không ít nên nghe trưởng tỷ dặn dò liền gật đầu thật mạnh: “Đệ biết rồi."
Tô Thế Xương lại lôi kéo tay áo Tô Ngọc Uyển nói: “Tỷ, bây giờ mưa đang lớn, tỷ về phòng đổi quần áo trước đi, đợi mưa tạnh, đệ theo tỷ tới vườn trà."
Tô Ngọc Uyển trong lòng an ủi sờ sờ đầu hắn nói: “Cũng được, đệ lớn rồi cũng nên học cách quản lý vườn trà. Cha trước cũng từng nói qua, chờ khi nào đệ mười hai thì không cần đi học nữa, người sẽ mang đệ theo bên cạnh để dạy cách xử lý sinh ý." Nói đến đây thanh âm không khỏi có chút nghẹn ngào, rơi nước mắt.
Mọi người cũng thấp giọng nức nở theo, đại phu nhân Ân thị vừa mới dừng khóc cũng bi thương mà khóc lên.
Tô Ngọc Uyển hít hít mũi, lau khô nước mắt, ngẩng đầu liếc nhìn mọi người một vòng nói: “Cha đã không còn nữa nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục sống. Chỉ cần chúng ta đồng tâm hiệp lực, nhất định sẽ sống tốt thôi."
“Vâng" Tô Thế Xương dùng sức gật đầu.
“Được rồi mọi người trở về đi." Tô Ngọc Uyển thấy mẫu thân vẫn khóc không ngừng không khỏi thở dài.
Nhũ mẫu của Ân thị là Quan ma ma an ủi: “Phu nhân, người chết không thể sống lại, ngài nghĩ thoáng một chút. Nơi này gió lớn, chúng ta trở về đi." Nói đoạn đỡ nàng liền muốn rời đi.
“Các ngươi cũng trở về phòng đi. Uyển tỷ nhi, mưa lớn như vậy, vườn trà để ngày mai đi cũng được, hôm nay đừng đi nữa, sinh bệnh thì không tốt." Ân thị tuy tính tình yếu đuối, không có chủ kiến, mặc dù đau lòng trượng phu qua đời nhưng vẫn thực tâm yêu thương nhi, nữ nên quay đầu dặn dò một tiếng thấy mọi người đều ứng mới đỡ tay Quan ma ma, lau nước mắt mà đi.
Mẹ ruột Tô Thế Thịnh là Mạnh di nương thấy nu kéo tay Tô Thế Xương chuẩn bị rời đi, vội vàng dùng sức đẩy Tô Thế Thịnh một phen lại ở bên tai hắn nói thầm hai câu, Tô Thế Thịnh vô cùng đáng thương nhìn Tô Ngọc Uyển khẩn cầu: “Đại tỷ tỷ lúc nào đi vườn trà có thể mang theo đệ với được không?"
Tô Ngọc Uyển trời sinh tâm tư linh lung, vừa nhìn hành động của Mạnh di nương làm sao không biết nàng ta có chủ ý gì, chỉ là nàng vẫn cười liếc Mạnh di nương một cái, gật gật đầu nói: “Được, đến lúc đó tỷ cho người gọi đệ."
“Cảm ơn tỷ tỷ" Tô Thế Thịnh rất là cao hứng, còn Mạnh di nương bị cái liếc mắt kia khiên cho cả người không được tự nhiên.
“Trở về thôi." Tô Ngọc Uyển dẫn Tô Thế Xương chậm rãi đi dọc theo hành lang gấp khúc. Mạnh di nương nhìn bóng dáng yểu điệu của Tô Ngọc Uyển, phi một ngụm “Phi, đây là ý gì? Trước kia là lão gia sủng ái ngươi. Hiện giờ lão gia đã không còn, xem ngươi nhảy nhót được bao lâu?" nói đoạn cũng lôi kéo Tô Thế Thịnh trở về phòng.
Nha hoàn tiểu miêu thấy mọi người đều đi rồi cũng hướng Viên di nương nói “Di nương chúng ta cũng về thôi."
“Ừ." Viên di nương chỉ sinh được một nữ nhi, lại là người ôn nhu an tĩnh, tuân theo quy củ. Thấy mọi người đều đi rồi mới mang theo nữ nhi rời đi.
Tô Ngọc Uyển trở về thay đổi quần áo, Lê ma ma liền bưng canh gừng lên chờ nàng uống xong mới yên tâm, lại thấy nàng vừa ăn hai miếng điểm tâm đã vội vội vàng vàng chuẩn bị ra ngoài bèn khuyên nhủ: “Cô nương, bên ngoài mưa lớn như vậy, nếu không chờ mai hẵng đi? Người đã đáp ứng với phu nhân, phải đợi mưa tạnh mới đi mà."
“Ma ma, ta nói như vậy cũng là để nương an tâm thôi, làm sao có thể chờ mưa tạnh được. Mưa này cũng không biết mấy ngày mới ngừng. Cha đi đột ngột, vườn trà đã không biết loạn thành cái gì rồi. Cũng sắp tới lúc hái trà xuân rồi, ta không đi xem làm sao có thể an tâm? Tô Ngọc Uyển vừa khoác áo choàng vừa đi ra ngoài.
Lê ma ma cũng không có cách nào đành phải theo ở phía sau, thở dài nói: “Thật là khổ cho cô nương."
Tô lão thái thái Khổng thị làm mẹ kế, tuy không phải người ác độc hạ dược hại người gì đó nhưng cũng có chút tư tâm. Lúc Tô Trường Thanh nghị thân nàng chỉ nói Ân thị là nhi nữ của tú tài, tri thư đạt lý, dung mạo lại xuất chúng, là một cô nương tốt trăm dặm khó tìm. Tô lão thái gia làm công công, tự nhiên là không thể đi gặp mặt cô nương nhà người ta, chỉ có thể phái người đi hỏi thăm một chút, thấy Ân thị làm người đúng như lời Khổng thị nói nên cưới vào cửa cho đại nhi tử.
Nhưng vào cửa rồi mới biết, Ân thị chính là tượng bột, nhu nhược, không có chủ kiến, gặp chuyện chỉ biết khóc, không gánh vác được việc gì. Khổng thị liền coi đây là cái cớ, vẫn nắm chặt quyền quản gia, cho dù có càn giúp đỡ cũng chỉ kêu Nhị phu nhân Ngụy thị. Sau lại Tô lão thái gia qua đời, ba huynh đệ phân gia, đại phòng sống một mình, vẫn là Tô Ngọc Uyển tiếp nhận quyền quản gia, xử lý gọn gàng ngăn nắp Tô Trường Thanh mới bớt lo.
Nếu Tô Trường Thanh có thể sống lâu thêm một chút, giúp Tô Thế Xương cưới một thê tử có khả năng về, thì cho dù Tô Ngọc Uyển xuất giá, nhà này vẫn quá được rất tốt. Nào ngờ Tô Thế Xương còn chưa kịp lớn, phụ thân đã buông tay về trời, gánh nặng trong ngoài cả nhà tự nhiên đều đặt ở trên vai Tô Ngọc Uyển.
Tô Ngọc Uyển ăn qua điểm tâm, súc miệng rửa tay xong liền phân phó nha hoàn Cốc Vũ đi gọi Vương ma ma tới.
Cốc Vũ vâng lệnh rời đi.
Không bao lâu sau liền thấy một phụ nhân hơn bốn mươi tuổi, khoác áo ngoài bằng lụa màu cánh sen đến, hành lễ vấn an xong liền an tĩnh đứng ở đó chờ Tô Ngọc Uyển hỏi chuyện.
Nàng là thê tử của quản gia Lưu an Vương thị.
Lưu An trước đây là gã sai vặt của Tô Trường Thanh, càng lớn càng có năng lực, sau khi phân gia Tô Trường Thanh liền để hắn làm quản gia của đại phòng. Mà Vương thị vốn là nha hoàn hồi môn của Ân thị, sau lại gả cho Lưu An. Từ khi Tô Ngọc Uyển quản gia liền cất nhắc Vương thị lên làm quản sự tú phòng. Nàng ban đầu vốn định thông qua Vương thị bên người Lưu An để nắm được hướng đi của ngoại viện, từ đó có thể trợ giúp Tô Trường Thanh. Không nghĩ tới cách làm này lại trở thành một nước cờ hay, giúp nàng nhanh chóng khống chế được cả nội viện lẫn ngoại viện trong tay mình.
Nghĩ đến đây Tô Ngọc Uyển cố nén đau xót trong lòng hỏi Vương thị: “Trong khoảng thời gian này, vườn trà bên kia có ôn không?"
Vương thị lắc đầu, cười khổ nói: “Thật đúng như cô nương dự liệu, hiện giờ nhân tâm ở vườn trà vô cùng hoảng sợ. Không biết từ đâu tung ra lời đồn, nói cô nương căn bản không quản được vườn trà. Nếu không bị bán đi thì cũng đưa cho nhị lão gia quản, những quản sự cũ chỉ e sẽ bị đôi hết cho nên mọi người đều vô tâm làm việc."
Nói đoạn nàng nâng mắt lên nhìn sắc mặt Tô Ngọc Uyển, thật cẩn thận nói: “Thực tình mà nói chuyện ở vườn trà vẫn còn tốt một chút, nông dân trồng trà bên kia còn tệ hơn, nghe nói đã có người đi tìm trà thương rồi."
Trà thương ở Huy Châu lúc này cơ bản vẫn là tự sản tự tiêu, tức là trà nhà mình thu được đều do trà trang nhà mình bán ra. Còn những tiểu địa chủ hoặc nông hộ bình thường có vườn trà nhưng không có khả năng mở trà trang thì phụ thuộc vào những trà thương lớn, đem chè sô mỗi quý bán cho bọn họ.
Từ lúc trà Tùng La ra đời tới nay, Tô lão thái gia là nhóm đầu tiên trồng trà, bán trà. Chỉ mười mấy năm ngắn ngủi, Tô gia từ một tiểu địa chủ có chút ruộng đất đã mở rộng thành vườn trà trăm mẫu, cũng có một ít tiểu nông hộ trồng chè dựa vào, ở Hưu Ninh huyện này cũng xem như là một phú thương. Trước khi Tô đại thái gia qua đời cấp ba huynh đệ phân gia, đại phòng được phân hơn ba mươi mẫu vườn trà, công thêm một gian trà sạn ở huyện Hưu Ninh, một gian trà trang ở phủ Huy Châu, dựa vào mấy chục mẫu núi trồng chè của nông dân. Mỗi năm sản lượng thu được ở đây còn nhiều gấp đôi sản lượng chè thu được của nhà mình.
Nếu những nông dân trồng chè đó đem chè sô bán cho người khác, đại phòng không chỉ mất đại bộ phận lợi nhuận của một năm nay, sau này muốn mua lại chè của những nông dân này chỉ sợ là rất khó. Ở Huy Châu này, người làm buôn bán đều lấy chữ tín là gốc, nông dân trồng chè cùng trà thương hợp tác, chỉ cần giá cả hợp lý lại không có mâu thuẫn gì lớn, nông dân trồng chè tự nhiên sẽ không chủ động đổi người hợp tác khác.
Nghe được lời này, Lê ma ma không khỏ lo lắng hỏi: “Chúng ta không phải đã lập khế ước với những nông dân trồng chè đó sao? Chẳng lẽ bọn họ không sợ bị kiện?"
Vương thị gả cho Lưu An mười mấy năm, đối với những chuyện bên ngoài hiểu biết không ít, so với Lê ma ma cả ngày bị nhốt ở đại trạch tự nhiên là nhiều hơn vài phần kiến thức.
Nàng lắc đầu nói: “Những chuyện như thế này quan phủ tự dự là sẽ không quản, nay lão gia đã không còn nữa, những nông dân đó vì lợi ích lâu dài mà tìm trà thương khác mua bán cũng là chuyện bình thường, nhiều nhất cũng chỉ bồi thường phí vi phạm khế ước thôi."
Tác giả :
Gia Mộc