Trà Môn Khuê Tú
Chương 111: Hoàng gia
Bị Triệu nhị phu nhân trì hoãn nên Tô Ngọc Uyển không lên núi kịp, dứt khoát ở nhà thêm một đêm, hôm sau mới lên núi.
Lúc này đã là cuối xuân, cũng đến lúc thu hoạch trà Xuân thêm một lần nữa. Nhưng mà Tô Ngọc Uyển cũng không dùng bí phương mà Đại Phương đại sư cho nàng, chỉ để nhóm thợ sao trà trên núi mang theo đệ tử, dùng phương pháp cũ sao chế.
Đây cũng là do nàng xem chuẩn thời cơ, tranh thủ lúc mọi người còn chưa biết, sản xuất ra một lượng trà lớn rồi kiếm lợi, sau đó ra ngoài mua vườn trà, núi hoang trước để chiếm tiên cơ. Bây giờ mọi người đều đã biết rồi, mục tiêu quá lớn, chỉ cần tùy tiện thu mua một người làm công trong vườn trà, hoặc là phái cao thủ đến tìm hiểu tin tức, hoặc là trực tiếp bắt thợ sao trà biết rõ nội tình đi, nàng đều không thể phòng bị được. Cho nên nàng tình nguyện không kiếm chút tiền ấy.
Người đánh xe là Ngô Chính Hạo, lúc xe ngựa tới vườn trà hắn cũng không dừng lại, mà cho xe chạy thẳng vào hậu viện. Thủ vệ nhận ra hắn thì vừa mừng vừa sợ, biết đại cô nương nhà mình đã trở lại, chẳng những không ngăn trở còn liên tục chắp tay hành lễ với người trên xe ngựa.
“Trương bá có khỏe không?" Tô Ngọc Uyển xốc màn xe lên, cười cười hỏi hắn.
“Nhờ phúc của cô nương nên vẫn khỏe, tạ cô nương thương nhớ." Trương bá cười vui vẻ đáp lời, nhìn theo xe ngựa chạy vào bên trong.
Xe ngựa dừng lại trước cửa nội viện, Hoàng quản sự và mấy tiểu đầu mục đã sớm chờ ở đó.
Tô Ngọc Uyển xuống xe, hàn huyên với bọn họ mấy câu xong thì nói: “Mọi người đi làm việc của mình đi, Hoàng quản sự ở lại là được rồi."
Hoàng quản sự đi theo Tô Ngọc Uyển vào phòng tiếp khách, báo cáo tình huống vườn trà trong khoảng thời gian này cho nàng. Tô Ngọc Uyển đã nghe Tô Thế Thịnh nói qua một lần, cho nên bây giờ cũng chỉ chọn một vài chi tiết để hỏi, thấy tất cả đều ổn thỏa thì yên lòng nói: “Ngươi vất vả rồi, ta có mang ít vải từ phủ thành về, không đáng giá gì, ngươi lấy về cho lão phu nhân, hài tử may quần áo đi."
Tô Ngọc Uyển học được từ phụ thân rất nhiều thủ đoạn thu phục thuộc hạ. Đó là: cho dù đi đâu cũng sẽ mang một ít lễ vật về tặng người, có thể là đồ ăn, hoặc là vải vóc linh tinh, cũng không tốn kém bao nhiêu nhưng lại có thể làm cho thuộc hạ cảm động, cảm thấy ngươi dù bận bịu nhiều việc vẫn nhớ tới hắn.
Hoàng quản gia cũng không nghĩ tới chuyện Tô Ngọc Uyển sẽ mang quà về cho hắn nên hơi sửng sốt, một lúc sau mới run rẩy nói với Tô Ngọc Uyển: “Cảm ơn cô nương. Bọn họ đều có quần áo rồi, cô nương cứ giữ lại để thưởng cho người khác đi ạ."
Tô Ngọc Uyển hơi kinh ngạc nhìn hắn. Hoàng quản sự làm việc cho Tô gia đã lâu, trước đây mỗi khi phụ thân cho hắn thứ gì, hắn đều cảm kích tạ ơn chứ không chối từ, bây giờ lại không cần, còn trịnh trọng nghiêm túc như vậy thì hơi lạ.
“Sao thế? Lúc trước cha ta tặng đồ, ngươi đều nhận hết, sao tới phiên ta lại từ chối? Hay là đồ của ta có chỗ nào không tốt, nên ngươi không muốn nhận?" Tô Ngọc Uyển nửa đùa nửa thật hỏi.
“Không phải, không phải." Hoàng quản sự liên tục xua tay, giải thích: “Cô nương còn nhỏ đã phải đến một nơi xa lạ, ứng phó với thân thích không quen mà trong lòng còn có thể nhớ tới mấy người nô tài như chúng ta, đã khiến ta cảm động đến rơi nước mắt rồi. Chỉ là…" Hắn nói tới đây, dường như có chút rối rắm, không biết có nên nói hay không, cuối cùng hạ quyết tâm, quỳ xuống, hổ thẹn nói với Tô Ngọc Uyển, “Cô nương, là ta có lỗi với người. Lúc lão gia qua đời ta vốn đã hạ quyết tâm sẽ đi theo cô nương tới lúc không làm nổi nữa mới thôi. Nhưng mà ông trời không chịu chiều lòng người, để ta sinh ra một nhi tử hỗn trướng* như vậy…"
Hỗn trướng* (混账): có nghĩa là: vô liêm sỉ; hèn mạt; đồ khốn; thằng khốn; khốn nạn; vô sỉ; đồ vô liêm sỉ. Mình thấy để vậy hay hơn nên chỗ này không thay từ nhé.
Chỉ trong chốc lát, Hoàng quản sự đã rơi nước mắt.
“Hoàng quản sự, có chuyện gì người nhanh đứng lên đi rồi hẵng nói." Tô Ngọc Uyển ra hiệu cho Lập Xuân đỡ Hoàng quản sự dậy.
Nhưng Hoàng quản sự lại đẩy Lập Xuân ra, vừa khóc vừa nói với Tô Ngọc Uyển: “Lão gia có ơn với đứa con này của ta, còn cho hắn đến trường đọc sách mấy năm, muốn bồi dưỡng hắn để sau này điều đến phòng thu chi hoặc làm quản sự. Ai ngờ hắn lại khốn nạn như vậy, trước khi lão gia qua đời, hắn đánh bạc thua hơn trăm lượng, bị người ta đuổi tới tận nhà, ta đã phải dùng tiền tích cóp mấy chục năm qua trả nợ cho hắn, còn đánh gãy một chân, nhốt hắn ở nhà. Nào ngờ…" Hoàng quản sự hơi dừng lại, lau nước mắt, nói tiếp, “Nào ngờ, hắn… hắn vẫn ngựa quen đường cũ, chân vừa tốt lên đã chạy đi đánh bạc, còn thiếu người ta ba mươi lượng. Chủ nợ đến nhà bắt chúng ta giao tiền, nếu không thì phải làm nội ứng cho bọn hắn, lấy trộm bí phương của cô nương. Có một nhi tử vô sỉ như vậy, cho dù ta có muốn ở lại phụ giúp cô nương cho thật tốt cũng không được. Hi vọng cô nương cho ta từ chức quản sự, chuyển đến điền trang làm ruộng thôi."
Gia cảnh Hoàng quản sự thế nào Tô Ngọc Uyển đã biết từ sớm. Dù sao vườn trà này cũng là sản nghiệp quan trọng nhất cuả đại phòng, nàng đi theo phụ thân học quản lý gia nghiệp, tình huống của thuộc hạ ít nhiều cũng phải biết một hai.
Vận mệnh của Hoàng quản sự cũng rất éo le, ban đầu hắn cũng chỉ là lương dân, phụ thân hắn khi làm việc đã bị gãy hai chân, cả nhà chỉ có thể dựa vào mẫu thân làm việc để nuôi sống. Nhìn mẫu thân mùa đông còn phải ngâm nước lạnh giặt quần áo cho người ta mà vẫn không kiếm đủ tiền để nuôi cả nhà, đừng nói gì đến chuyện xem bệnh cho cha, hắn liền cắn răng chạy đến chợ, cắm cỏ tự bán thân. Những người khác thấy hắn chỉ là một đưá bé chín tuổi thì không nguyện ý mua hắn, lúc ấy Tô Trường Thanh chỉ mới năm tuổi, đi theo Tô lão thái gia đến chợ mua người, thấy hắn đáng thương thì năn nỉ Tô lão thái gia mua về. Tô lão thái gia thấy hắn cũng nhanh nhẹn, hoạt bát nên để hắn làm sai vặt cho Tô Trường Thanh, cùng hắn đến trường đọc sách.
Sau này Tô Trường Thanh lớn lên, Tô lão thái gia muốn bồi dưỡng trợ thủ đắc lực cho trưởng tử nên đã cất nhắc Hoàng quản sự đến vườn trà học làm quản sự. Lúc đó hắn đã mười chín tuổi, đang chuẩn bị thành thân thì phụ thân qua đời, phải giữ đạo hiếu ba năm, sau ba năm muốn cưới hỏi thì vị hôn thê lại bị bệnh cấp tính mà chết, hắn thủ tang thêm một năm nữa, mãi đến lúc Tô Trường Thanh thành thân, Hoàng quản sự mới cưới nha hoàn hồi môn của Ân thị. Bởi vậy mặc dù Hoàng quản sự lớn hơn Tô Trường Thanh bốn tuổi nhưng nhi tử cũng chỉ bằng tuổi Tô Ngọc Uyển.
Nhi tử có tiền đồ nên Hoàng lão phu nhân cũng không còn phải đi làm thuê nữa. Sau khi trượng phu mất thì được nhi tử đón tới ở trong phòng của hạ nhân Tô gia. Nhi tử tới hai tư tuổi mới có được một mụn con nên bà rất yêu thương chìu chuộng đứa bé. Hoàng quản sự và thê tử lại bận rộn cả ngày, rất ít khi có thời gian về nhà, nhi tử đều do Hoàng lão phu nhân chăm sóc. Không ngờ lúc thê tử Hoàng quản sự sinh con thứ hai lại khó sinh mà chết cả mẹ lẫn con. Lúc này có người đồn đãi Hoàng quản sự khắc thê nên hắn cũng không muốn cưới thêm nữa, chỉ cùng với mẹ già và con nhỏ sống với nhau.
Hắn thường ở vườn trà làm việc, rất ít ở nhà. May mắn mẫu thân thân thể khỏe mạnh, lại không phải là hạ nhân Tô gia, cho nên mỗi ngày cũng không cần phải làm việc, chỉ cần ở nhà chăm sóc hài tử cho hắn là được. Ai ngờ đến lúc nhi tử mười tuổi, hắn muốn cho nhi tử đến trong phủ làm việc – dù sao nhi tử cũng là hạ nhân, không thể cả ngày đều ăn không ngồi rồi được – mới phát hiện nhi tử mình đã bị mẫu thân chiều hư, ham ăn biếng làm, suốt ngày chỉ lo trộm cắp chứ không chịu làm việc đàng hoàng. Hắn muốn dạy con thì Hoàng lão phu nhân lại ra sức bao che.
Đúng lúc này Tô lão thái gia lại mất, Tô Trường Thanh phân gia, để hắn lên làm quản sự vườn trà, việc ngày càng nhiều khiến hắn không còn thời gian và tinh lực tranh cãi với mẫu thân, quản thúc nhi tử nữa. Mà cũng vì con hắn như vậy nên trong phủ cũng không ai nguyện ý nhận, cứ vậy mà lăn lộn thêm mấy năm, không ngờ lại dẫn tới đại họa như bây giờ.
Lúc này đã là cuối xuân, cũng đến lúc thu hoạch trà Xuân thêm một lần nữa. Nhưng mà Tô Ngọc Uyển cũng không dùng bí phương mà Đại Phương đại sư cho nàng, chỉ để nhóm thợ sao trà trên núi mang theo đệ tử, dùng phương pháp cũ sao chế.
Đây cũng là do nàng xem chuẩn thời cơ, tranh thủ lúc mọi người còn chưa biết, sản xuất ra một lượng trà lớn rồi kiếm lợi, sau đó ra ngoài mua vườn trà, núi hoang trước để chiếm tiên cơ. Bây giờ mọi người đều đã biết rồi, mục tiêu quá lớn, chỉ cần tùy tiện thu mua một người làm công trong vườn trà, hoặc là phái cao thủ đến tìm hiểu tin tức, hoặc là trực tiếp bắt thợ sao trà biết rõ nội tình đi, nàng đều không thể phòng bị được. Cho nên nàng tình nguyện không kiếm chút tiền ấy.
Người đánh xe là Ngô Chính Hạo, lúc xe ngựa tới vườn trà hắn cũng không dừng lại, mà cho xe chạy thẳng vào hậu viện. Thủ vệ nhận ra hắn thì vừa mừng vừa sợ, biết đại cô nương nhà mình đã trở lại, chẳng những không ngăn trở còn liên tục chắp tay hành lễ với người trên xe ngựa.
“Trương bá có khỏe không?" Tô Ngọc Uyển xốc màn xe lên, cười cười hỏi hắn.
“Nhờ phúc của cô nương nên vẫn khỏe, tạ cô nương thương nhớ." Trương bá cười vui vẻ đáp lời, nhìn theo xe ngựa chạy vào bên trong.
Xe ngựa dừng lại trước cửa nội viện, Hoàng quản sự và mấy tiểu đầu mục đã sớm chờ ở đó.
Tô Ngọc Uyển xuống xe, hàn huyên với bọn họ mấy câu xong thì nói: “Mọi người đi làm việc của mình đi, Hoàng quản sự ở lại là được rồi."
Hoàng quản sự đi theo Tô Ngọc Uyển vào phòng tiếp khách, báo cáo tình huống vườn trà trong khoảng thời gian này cho nàng. Tô Ngọc Uyển đã nghe Tô Thế Thịnh nói qua một lần, cho nên bây giờ cũng chỉ chọn một vài chi tiết để hỏi, thấy tất cả đều ổn thỏa thì yên lòng nói: “Ngươi vất vả rồi, ta có mang ít vải từ phủ thành về, không đáng giá gì, ngươi lấy về cho lão phu nhân, hài tử may quần áo đi."
Tô Ngọc Uyển học được từ phụ thân rất nhiều thủ đoạn thu phục thuộc hạ. Đó là: cho dù đi đâu cũng sẽ mang một ít lễ vật về tặng người, có thể là đồ ăn, hoặc là vải vóc linh tinh, cũng không tốn kém bao nhiêu nhưng lại có thể làm cho thuộc hạ cảm động, cảm thấy ngươi dù bận bịu nhiều việc vẫn nhớ tới hắn.
Hoàng quản gia cũng không nghĩ tới chuyện Tô Ngọc Uyển sẽ mang quà về cho hắn nên hơi sửng sốt, một lúc sau mới run rẩy nói với Tô Ngọc Uyển: “Cảm ơn cô nương. Bọn họ đều có quần áo rồi, cô nương cứ giữ lại để thưởng cho người khác đi ạ."
Tô Ngọc Uyển hơi kinh ngạc nhìn hắn. Hoàng quản sự làm việc cho Tô gia đã lâu, trước đây mỗi khi phụ thân cho hắn thứ gì, hắn đều cảm kích tạ ơn chứ không chối từ, bây giờ lại không cần, còn trịnh trọng nghiêm túc như vậy thì hơi lạ.
“Sao thế? Lúc trước cha ta tặng đồ, ngươi đều nhận hết, sao tới phiên ta lại từ chối? Hay là đồ của ta có chỗ nào không tốt, nên ngươi không muốn nhận?" Tô Ngọc Uyển nửa đùa nửa thật hỏi.
“Không phải, không phải." Hoàng quản sự liên tục xua tay, giải thích: “Cô nương còn nhỏ đã phải đến một nơi xa lạ, ứng phó với thân thích không quen mà trong lòng còn có thể nhớ tới mấy người nô tài như chúng ta, đã khiến ta cảm động đến rơi nước mắt rồi. Chỉ là…" Hắn nói tới đây, dường như có chút rối rắm, không biết có nên nói hay không, cuối cùng hạ quyết tâm, quỳ xuống, hổ thẹn nói với Tô Ngọc Uyển, “Cô nương, là ta có lỗi với người. Lúc lão gia qua đời ta vốn đã hạ quyết tâm sẽ đi theo cô nương tới lúc không làm nổi nữa mới thôi. Nhưng mà ông trời không chịu chiều lòng người, để ta sinh ra một nhi tử hỗn trướng* như vậy…"
Hỗn trướng* (混账): có nghĩa là: vô liêm sỉ; hèn mạt; đồ khốn; thằng khốn; khốn nạn; vô sỉ; đồ vô liêm sỉ. Mình thấy để vậy hay hơn nên chỗ này không thay từ nhé.
Chỉ trong chốc lát, Hoàng quản sự đã rơi nước mắt.
“Hoàng quản sự, có chuyện gì người nhanh đứng lên đi rồi hẵng nói." Tô Ngọc Uyển ra hiệu cho Lập Xuân đỡ Hoàng quản sự dậy.
Nhưng Hoàng quản sự lại đẩy Lập Xuân ra, vừa khóc vừa nói với Tô Ngọc Uyển: “Lão gia có ơn với đứa con này của ta, còn cho hắn đến trường đọc sách mấy năm, muốn bồi dưỡng hắn để sau này điều đến phòng thu chi hoặc làm quản sự. Ai ngờ hắn lại khốn nạn như vậy, trước khi lão gia qua đời, hắn đánh bạc thua hơn trăm lượng, bị người ta đuổi tới tận nhà, ta đã phải dùng tiền tích cóp mấy chục năm qua trả nợ cho hắn, còn đánh gãy một chân, nhốt hắn ở nhà. Nào ngờ…" Hoàng quản sự hơi dừng lại, lau nước mắt, nói tiếp, “Nào ngờ, hắn… hắn vẫn ngựa quen đường cũ, chân vừa tốt lên đã chạy đi đánh bạc, còn thiếu người ta ba mươi lượng. Chủ nợ đến nhà bắt chúng ta giao tiền, nếu không thì phải làm nội ứng cho bọn hắn, lấy trộm bí phương của cô nương. Có một nhi tử vô sỉ như vậy, cho dù ta có muốn ở lại phụ giúp cô nương cho thật tốt cũng không được. Hi vọng cô nương cho ta từ chức quản sự, chuyển đến điền trang làm ruộng thôi."
Gia cảnh Hoàng quản sự thế nào Tô Ngọc Uyển đã biết từ sớm. Dù sao vườn trà này cũng là sản nghiệp quan trọng nhất cuả đại phòng, nàng đi theo phụ thân học quản lý gia nghiệp, tình huống của thuộc hạ ít nhiều cũng phải biết một hai.
Vận mệnh của Hoàng quản sự cũng rất éo le, ban đầu hắn cũng chỉ là lương dân, phụ thân hắn khi làm việc đã bị gãy hai chân, cả nhà chỉ có thể dựa vào mẫu thân làm việc để nuôi sống. Nhìn mẫu thân mùa đông còn phải ngâm nước lạnh giặt quần áo cho người ta mà vẫn không kiếm đủ tiền để nuôi cả nhà, đừng nói gì đến chuyện xem bệnh cho cha, hắn liền cắn răng chạy đến chợ, cắm cỏ tự bán thân. Những người khác thấy hắn chỉ là một đưá bé chín tuổi thì không nguyện ý mua hắn, lúc ấy Tô Trường Thanh chỉ mới năm tuổi, đi theo Tô lão thái gia đến chợ mua người, thấy hắn đáng thương thì năn nỉ Tô lão thái gia mua về. Tô lão thái gia thấy hắn cũng nhanh nhẹn, hoạt bát nên để hắn làm sai vặt cho Tô Trường Thanh, cùng hắn đến trường đọc sách.
Sau này Tô Trường Thanh lớn lên, Tô lão thái gia muốn bồi dưỡng trợ thủ đắc lực cho trưởng tử nên đã cất nhắc Hoàng quản sự đến vườn trà học làm quản sự. Lúc đó hắn đã mười chín tuổi, đang chuẩn bị thành thân thì phụ thân qua đời, phải giữ đạo hiếu ba năm, sau ba năm muốn cưới hỏi thì vị hôn thê lại bị bệnh cấp tính mà chết, hắn thủ tang thêm một năm nữa, mãi đến lúc Tô Trường Thanh thành thân, Hoàng quản sự mới cưới nha hoàn hồi môn của Ân thị. Bởi vậy mặc dù Hoàng quản sự lớn hơn Tô Trường Thanh bốn tuổi nhưng nhi tử cũng chỉ bằng tuổi Tô Ngọc Uyển.
Nhi tử có tiền đồ nên Hoàng lão phu nhân cũng không còn phải đi làm thuê nữa. Sau khi trượng phu mất thì được nhi tử đón tới ở trong phòng của hạ nhân Tô gia. Nhi tử tới hai tư tuổi mới có được một mụn con nên bà rất yêu thương chìu chuộng đứa bé. Hoàng quản sự và thê tử lại bận rộn cả ngày, rất ít khi có thời gian về nhà, nhi tử đều do Hoàng lão phu nhân chăm sóc. Không ngờ lúc thê tử Hoàng quản sự sinh con thứ hai lại khó sinh mà chết cả mẹ lẫn con. Lúc này có người đồn đãi Hoàng quản sự khắc thê nên hắn cũng không muốn cưới thêm nữa, chỉ cùng với mẹ già và con nhỏ sống với nhau.
Hắn thường ở vườn trà làm việc, rất ít ở nhà. May mắn mẫu thân thân thể khỏe mạnh, lại không phải là hạ nhân Tô gia, cho nên mỗi ngày cũng không cần phải làm việc, chỉ cần ở nhà chăm sóc hài tử cho hắn là được. Ai ngờ đến lúc nhi tử mười tuổi, hắn muốn cho nhi tử đến trong phủ làm việc – dù sao nhi tử cũng là hạ nhân, không thể cả ngày đều ăn không ngồi rồi được – mới phát hiện nhi tử mình đã bị mẫu thân chiều hư, ham ăn biếng làm, suốt ngày chỉ lo trộm cắp chứ không chịu làm việc đàng hoàng. Hắn muốn dạy con thì Hoàng lão phu nhân lại ra sức bao che.
Đúng lúc này Tô lão thái gia lại mất, Tô Trường Thanh phân gia, để hắn lên làm quản sự vườn trà, việc ngày càng nhiều khiến hắn không còn thời gian và tinh lực tranh cãi với mẫu thân, quản thúc nhi tử nữa. Mà cũng vì con hắn như vậy nên trong phủ cũng không ai nguyện ý nhận, cứ vậy mà lăn lộn thêm mấy năm, không ngờ lại dẫn tới đại họa như bây giờ.
Tác giả :
Gia Mộc