Tống Y
Chương 68: Quân cờ
Lâm Thanh Đại xoay người phân phó: "Anh Tử, ngươi mau đi gọi Tuyết Phi Nhi cùng Vũ Cầm tiểu thư, bảo các nàng đến nha môn. Ngô Thông, cùng lão Vương đầu, Vương thẩm các ngươi ở lại chiếu cố cho Lưu bộ khoái, có chuyện gì lập tức đến nha môn nói cho chúng ta biết! Ngốc béo theo chúng ta cùng đến nha môn với Đỗ đại phu".
Một dòng người đã đứng bên ngoài cửa nha môn, trước công đường, nhìn thấy Đỗ Văn Hạo đi vào, đưa tay chỉ chỏ, xì xào bàn tán.
Đỗ Văn Hạo đứng dưới nguyệt đài. Mặc dù hắn rất phẫn nộ nhưng hắn không dấu được sự tò mò đối với nha môn thời cổ đại. Hắn cẩn thận nhìn lướt qua công đường, việc bài trí khá giống như trong ti vi chỉ là công đường không được tu sửa thường xuyên nên thực tế trông cổ xưa hơn ti vi rất nhiều. Giữa công đường treo một tấm biển có viết bốn chữ khảm vàng: Công bằng, chính trực. Phía dưới là một tấm bình phong vẽ có cảnh thủy triều và mặt trăng. Phía trước tấm bình phong là án đường. Ở khoảng cách xa nhìn không rõ nhưng có một ống đồng đựng lệnh bài thì rất quen thuộc với Đỗ Văn Hạo. Hắn thường xuyên thấy quan huyện đại lão gia trong phim ảnh ném lệnh bài để gia hình đánh ai đó.
Hai bên công đường có dựng mấy khối chiêu bài, đứng trước chiêu bài là hai hàng công sai mặc hắc y, tay cầm côn sơn hai mầu đỏ và đen, mắt nhìn thẳng, không chớp. Bên trong công đường có một trung niên to béo, đầu đội khăn lục đen, tay cầm quạt dáng vẻ thư thái. Bên cạnh ông ta có hai người một nam, một nữ dang quỳ. Đó là phụ thân của Lưu bộ khoái, Lưu lão hán và phu nhân của Lưu bộ khoái, Ngô thị.
Lâm Thanh Đại nói với Đỗ Văn Hạo: "Người mập mạp kia chính là chưởng quỹ kiêm đại phụ tọa đường của Nhân Nghĩa đường Hứa Tứ Hải! Em rể của Chủ bộ Liêu đại nhân".
Hình như Hứa Tứ Hải nghe được hai người nói chyện, hắn nghiêng mặt liếc nhìn Đỗ Văn Hạo cùng Lâm Thanh Đại, khẽ cười, tay hắn phe phẩy cái quạt như thể hắn không quan tâm đến việc gì đang diễn ra.
Ở góc công đường kê một cái bàn dài. Ngồi sau bàn là một viên thư lại mặc thanh bào, thỉnh thoảng hắn lại nhìn ra phía hậu đường.
Đây là lần đầu tiên Đỗ Văn Hạo đến công đường cổ đại. Tâm lý hắn cũng hơi căng thẳng, tim đập lọan xạ. Hắn hồi hộp đứng chờ.
Lôi bộ đầu nói khẽ với Đỗ Văn Hạo: "Đỗ tiên sinh, chờ một lát truyền người thượng đường, ngài phải tỉnh táo, không được xúc động! Ngài phải nhớ: Tri huyện Đại lão gia ghét nhất là người tại thượng đường ngài không cho phép mà cứ nói loạn. Cho nên ngài phải nhớ khi Đại lão gia không cho phép ngài đừng nói lọan bậy nếu không ngài sẽ bị vả vào miệng".
Đỗ Văn Hạo cảm kích gật đầu: "Đa tạ nhắc nhở!".
Lôi bộ đầu vỗ vỗ vào bả vai Đỗ Văn Hạo, tay ấn chuôi đao, hắn vội vã đi lên nguyệt bàn. Hắn khẽ nói mấy câu với viên thư lại phụ trách ghi chép. Viên thư lại đứng dậy đi vào hậu đường, lát sau hắn đi ra đứng trước mái hiên của công đường nói lớn: “Tri huyện đại nhân thăng đường, tất cả im lặng".
Đám đông đang ồn ào mất trật tự lập tức im lặng.
Viên thư lại trở lại bên công đường, đứng trước bàn hô to lên: “Thăng đường".
“Uy …vũ…" Hai hàng công sai tay cầm côn sơn đen, đỏ đứng hai bên đường cùng hô vang.
Lập tức từ hậu đườngtiến ra một người đầu đội mũ ô sa, mặc quan phục, lưng thắt đai ngọc, hai tay nâng đai từng bước đi tới. Sau khi tới nguyệt đài, ông ta từ từ ngồi xuống, đứng sau ông ta là một người mặt nhỏ, choắt, tay cầm quạt.
Lâm Thanh đại khẽ nói: "Người đang len công đường là Trang trị huyện đại nhân, Trang Huýnh Mưu, người khô gầy là Mạc liêu, sư gia của tri huyện đại nhân, họ Hầu".
Theo đạo lý, sư gia của tri huyện là do tự thuê nên không thể lên công đường xử án. Nhưng Trang tri huyện thường không có chủ ý, thường xuyên nghe chỉ dẫn của Hầu sư gia, lại ngại việc lên xuống công đường rất phiền toái nên bắt Hầu sư gia đứng bên cạnh nghe tra án, tùy cơ chỉ điểm. Dù sao trong huyện thì tri huyện là to nhất nên không sợ ai nói gì.
Thư lại khom người nói: "Khởi bẩm Đại lão gia, hai bên đã lên đường!".
Trang tri huyện ho nhẹ một tiếng, tay cầm Kinh mộc vỗ xuống hỏi: “Ai là nguyên cáo?’
Hứa Tứ Hải ôm quyền nói: "Đại nhân, đệ tử cùng khổ chu là Lưu lão hán và Ngô thị là nguyên cáo! Đệ tử là cử nhân, không thể quỳ trước công đường".
Đỗ Văn Hạo kinh ngạc thì ra hán tử mập mạp này cử nhân khoa bảng. ở thời Tống chế độ khoa cử đã rất hoàn thiện nhưng những người đỗ tiến sĩ để bước vào quan trường rất ít, đại bộ phận chỉ là tú tài. Những người này chỉ chờ những vị trí còn thiếu ở nha môn làm thư lại nhưng cũng có nhiều văn nhân chuyển sang học y nên đời Tống có rất nhiều đại phu nổi tiếng là người đọc sách. Những người này khi lên công đường đều không phải quỳ lạy.
Trang tri huyện gật đầu: "Ngươi đánh trống báo án, ngươi tố cáo ai? Vì sao?"
“Đệ tử tố cáo nhị chưởng quỹ kiêm đại phu tọa đường của Ngũ Vị đường là Đỗ Văn Hạo, tố cáo hắn là lang băm cố ý giết người, mưu sát con trai của Lưu lão hán và cũng chính là Lưu bộ khoái của huyện nha chúng ta".
“Lưu lão hán cùng ngươi có quan hệ gì?"
“Đệ tử không có quan hệ gì nhưng vì sự bất bình mà ra tay giúp đỡ. Đỗ Văn Hạo cố ý giết người, gây họa cho dân chúng. Theo luật pháp Đại Tống, ai cũng cố thể tố cáo. Đệ tử vì nghĩa nên đứng ra khiếu kiện việc này".
Hứa Tứ Hải nói xong. Trong đám người đứng xem bên ngoài có không ít người vỗ tay tán thưởng.
Trang tri huyện gật đầu: "Ừm, bị cáo đâu?"
Thư lại đáp: "Đang chờ bên dưới Đường".
“Truyền thượng Đường".
Viên thư lại đứng dậy, hướng ra bên ngoài kêu lớn: "Truyền bị cáo Đỗ Văn Hạo".
Đỗ Văn Hạo đi lên đến trước nguyệt đài. Hắn chắp tay nói: “Tiểu nhân Đỗ Văn Hạo ra mắt tri huyện đại nhân".
Hứa Tứ Hải hừ lạnh một tiếng nói: "Đại nhân, theo đệ tử biết bị cáo không có công danh, vì sao thấy đại nhân không quỳ? Rõ ràng là coi thường công đường, đáng bị phạt".
Trang tri huyện gật đầu hỏi: "Bị cáo, ngươi có công danh không?"
Đỗ Văn Hạo toát mồ hôi trán, không biết giải thích ra sao. Lúc trước hắn cũng nghĩ đến vấn đề đó nhưng ở xã hội hiện đại không có thói quen quỳ lạy, dập đầu trước người khác. Hơn nữa bản thân hắn không làm sai điều gì. Phải quỳ lạy, dập đầu làm cho hắn thấy bị coi rẻ, đang do dự chưa quyết thì Hứa Tứ Hải lại nêu ra. Ở xã hội hiện đại hắn có bằng đại học y khoa, ít nhất cũng tương đương với tú tài nhưng lại không thể nói ra được nên Đỗ Văn Hạo vội thi lễ nói: “Tiểu nhân……, tiểu nhân không có công danh".
“Binh" Trang tri huyện vỗ chiếc , quát lớn: “To gan! Nếu không có công danh, thấy bổn quan lại không quỳ, người đâu. Kéo ra ngoài công đường đánh hai mươi gậy" Tay ông ta đưa ra cầm lấy lệnh bài trong ống đồng.
“Khụ, khụ, khụ!" Hầu sư gia ở bên cạnh lại khẽ ho khan. Trang tri huyện chợt hiểu, ông ta nói “Chờ một chút!" ông ta đặt lệnh bài vào ống, quay đầu về phía sư gia. Hầu sư gia tiến lên một bước, tay xòe rộng quạt, che mặt hai người rồi mới khẽ nói thì thào vào tai Trang tri huyện: “Đại nhân, người này không thể đánh".
“Vì sao?" Trang tri huyện cúi đầu khẽ hỏi.
“Lão mẫu của bàng huyện úy đã làm chủ, đem tam tiểu thư của Bàng huyện úy, Bàng Vũ Cầm hứa gả cho hắn, hắn chính là con rể của Bàng huyện úy. Đánh chó phải nhìn chủ. Đại nhân đánh hắn không phải là đánh Bàng huyện úy sao?"
“Ồ…., có lý, nhưng Chủ bộ đại nhân đã năm lần bảy lượt thăm viếng ta, nói với bổn quan Đỗ Văn Hạo là lang băm cố ý giết người, làm hại bách tính, tội không thể tha, nhất định phải xử phạt nặng" Trang tri huyện càng nói càng nhỏ, hắn ậm ừ rồi nói tiếp: “Hắn nói rằng: Phân lượng không hề nhẹ.
.
Hầu sư gia đương nhiên biết phân lượng chính là hối lộ, hắn mỉm cười nói: "Đại nhân, chuyện không đơn giản như vậy! Bàng đại nhân cùng Liêu dại nhân là nhị hổ tranh đấu ngấm ngầm đã lâu. Đỗ tiên sinh này chỉ là một quân cờ của bọn họ mà thôi! Xét cho cùng thì mọi chuyện cũng không hẳn như lời của Liêu đại nhân cùng Hứa Tứ Hải. Đại nhân tự nhiên minh xét, không nên làm ảnh hưởng đến hòa khí của đồng liêu".
“Ừm, vậy việc này giả quyết thế nào?"
“ Lưu bộ khoái bắt trộm khấu bị trọng thương. Vụ án này vốn từ việc này mà ra. Đỗ đại phu cứu chữa cho Lưu bộ khoái mà bị kiện lên công đường. Bọn bộ khoái không có phản ứng gì với việc này. Bàng huyện úy càng không thể khoanh tay ngồi nhìn. Lại nghe nói y thuật của Đỗ đại phu cũng rất cao tay. Có thật Đỗ đại phu là lang băm cố ý giết người hay không còn phải điều tra làm rõ. Đặc biệt mấy hôm trước Bàng huyện úy chỉ huy bộ khoái tiêu diệt được mấy tên trộm khấu bỏ chạy tới huyện thành ta, lập được công cao. Quan trên tất sẽ ban thưởng cho ông ta. Tương lai chuyện gì xảy ra vẫn còn chưa biết. Vì vậy đại nhân không nên có động tĩnh. Đừng vì mối lợi nhỏ gây ra đại họa sau này".
“Ồ, có đạo lý" Trang tri huyện vuốt chòm râu hoa râm, ông ta hỏi lại: “Vậy vụ án này nên giải quyết thế nào".
“Trước hết chỉ lắng nghe. Cứ để xem mọi chuyện diễn ra như thế nào đã".
Một dòng người đã đứng bên ngoài cửa nha môn, trước công đường, nhìn thấy Đỗ Văn Hạo đi vào, đưa tay chỉ chỏ, xì xào bàn tán.
Đỗ Văn Hạo đứng dưới nguyệt đài. Mặc dù hắn rất phẫn nộ nhưng hắn không dấu được sự tò mò đối với nha môn thời cổ đại. Hắn cẩn thận nhìn lướt qua công đường, việc bài trí khá giống như trong ti vi chỉ là công đường không được tu sửa thường xuyên nên thực tế trông cổ xưa hơn ti vi rất nhiều. Giữa công đường treo một tấm biển có viết bốn chữ khảm vàng: Công bằng, chính trực. Phía dưới là một tấm bình phong vẽ có cảnh thủy triều và mặt trăng. Phía trước tấm bình phong là án đường. Ở khoảng cách xa nhìn không rõ nhưng có một ống đồng đựng lệnh bài thì rất quen thuộc với Đỗ Văn Hạo. Hắn thường xuyên thấy quan huyện đại lão gia trong phim ảnh ném lệnh bài để gia hình đánh ai đó.
Hai bên công đường có dựng mấy khối chiêu bài, đứng trước chiêu bài là hai hàng công sai mặc hắc y, tay cầm côn sơn hai mầu đỏ và đen, mắt nhìn thẳng, không chớp. Bên trong công đường có một trung niên to béo, đầu đội khăn lục đen, tay cầm quạt dáng vẻ thư thái. Bên cạnh ông ta có hai người một nam, một nữ dang quỳ. Đó là phụ thân của Lưu bộ khoái, Lưu lão hán và phu nhân của Lưu bộ khoái, Ngô thị.
Lâm Thanh Đại nói với Đỗ Văn Hạo: "Người mập mạp kia chính là chưởng quỹ kiêm đại phụ tọa đường của Nhân Nghĩa đường Hứa Tứ Hải! Em rể của Chủ bộ Liêu đại nhân".
Hình như Hứa Tứ Hải nghe được hai người nói chyện, hắn nghiêng mặt liếc nhìn Đỗ Văn Hạo cùng Lâm Thanh Đại, khẽ cười, tay hắn phe phẩy cái quạt như thể hắn không quan tâm đến việc gì đang diễn ra.
Ở góc công đường kê một cái bàn dài. Ngồi sau bàn là một viên thư lại mặc thanh bào, thỉnh thoảng hắn lại nhìn ra phía hậu đường.
Đây là lần đầu tiên Đỗ Văn Hạo đến công đường cổ đại. Tâm lý hắn cũng hơi căng thẳng, tim đập lọan xạ. Hắn hồi hộp đứng chờ.
Lôi bộ đầu nói khẽ với Đỗ Văn Hạo: "Đỗ tiên sinh, chờ một lát truyền người thượng đường, ngài phải tỉnh táo, không được xúc động! Ngài phải nhớ: Tri huyện Đại lão gia ghét nhất là người tại thượng đường ngài không cho phép mà cứ nói loạn. Cho nên ngài phải nhớ khi Đại lão gia không cho phép ngài đừng nói lọan bậy nếu không ngài sẽ bị vả vào miệng".
Đỗ Văn Hạo cảm kích gật đầu: "Đa tạ nhắc nhở!".
Lôi bộ đầu vỗ vỗ vào bả vai Đỗ Văn Hạo, tay ấn chuôi đao, hắn vội vã đi lên nguyệt bàn. Hắn khẽ nói mấy câu với viên thư lại phụ trách ghi chép. Viên thư lại đứng dậy đi vào hậu đường, lát sau hắn đi ra đứng trước mái hiên của công đường nói lớn: “Tri huyện đại nhân thăng đường, tất cả im lặng".
Đám đông đang ồn ào mất trật tự lập tức im lặng.
Viên thư lại trở lại bên công đường, đứng trước bàn hô to lên: “Thăng đường".
“Uy …vũ…" Hai hàng công sai tay cầm côn sơn đen, đỏ đứng hai bên đường cùng hô vang.
Lập tức từ hậu đườngtiến ra một người đầu đội mũ ô sa, mặc quan phục, lưng thắt đai ngọc, hai tay nâng đai từng bước đi tới. Sau khi tới nguyệt đài, ông ta từ từ ngồi xuống, đứng sau ông ta là một người mặt nhỏ, choắt, tay cầm quạt.
Lâm Thanh đại khẽ nói: "Người đang len công đường là Trang trị huyện đại nhân, Trang Huýnh Mưu, người khô gầy là Mạc liêu, sư gia của tri huyện đại nhân, họ Hầu".
Theo đạo lý, sư gia của tri huyện là do tự thuê nên không thể lên công đường xử án. Nhưng Trang tri huyện thường không có chủ ý, thường xuyên nghe chỉ dẫn của Hầu sư gia, lại ngại việc lên xuống công đường rất phiền toái nên bắt Hầu sư gia đứng bên cạnh nghe tra án, tùy cơ chỉ điểm. Dù sao trong huyện thì tri huyện là to nhất nên không sợ ai nói gì.
Thư lại khom người nói: "Khởi bẩm Đại lão gia, hai bên đã lên đường!".
Trang tri huyện ho nhẹ một tiếng, tay cầm Kinh mộc vỗ xuống hỏi: “Ai là nguyên cáo?’
Hứa Tứ Hải ôm quyền nói: "Đại nhân, đệ tử cùng khổ chu là Lưu lão hán và Ngô thị là nguyên cáo! Đệ tử là cử nhân, không thể quỳ trước công đường".
Đỗ Văn Hạo kinh ngạc thì ra hán tử mập mạp này cử nhân khoa bảng. ở thời Tống chế độ khoa cử đã rất hoàn thiện nhưng những người đỗ tiến sĩ để bước vào quan trường rất ít, đại bộ phận chỉ là tú tài. Những người này chỉ chờ những vị trí còn thiếu ở nha môn làm thư lại nhưng cũng có nhiều văn nhân chuyển sang học y nên đời Tống có rất nhiều đại phu nổi tiếng là người đọc sách. Những người này khi lên công đường đều không phải quỳ lạy.
Trang tri huyện gật đầu: "Ngươi đánh trống báo án, ngươi tố cáo ai? Vì sao?"
“Đệ tử tố cáo nhị chưởng quỹ kiêm đại phu tọa đường của Ngũ Vị đường là Đỗ Văn Hạo, tố cáo hắn là lang băm cố ý giết người, mưu sát con trai của Lưu lão hán và cũng chính là Lưu bộ khoái của huyện nha chúng ta".
“Lưu lão hán cùng ngươi có quan hệ gì?"
“Đệ tử không có quan hệ gì nhưng vì sự bất bình mà ra tay giúp đỡ. Đỗ Văn Hạo cố ý giết người, gây họa cho dân chúng. Theo luật pháp Đại Tống, ai cũng cố thể tố cáo. Đệ tử vì nghĩa nên đứng ra khiếu kiện việc này".
Hứa Tứ Hải nói xong. Trong đám người đứng xem bên ngoài có không ít người vỗ tay tán thưởng.
Trang tri huyện gật đầu: "Ừm, bị cáo đâu?"
Thư lại đáp: "Đang chờ bên dưới Đường".
“Truyền thượng Đường".
Viên thư lại đứng dậy, hướng ra bên ngoài kêu lớn: "Truyền bị cáo Đỗ Văn Hạo".
Đỗ Văn Hạo đi lên đến trước nguyệt đài. Hắn chắp tay nói: “Tiểu nhân Đỗ Văn Hạo ra mắt tri huyện đại nhân".
Hứa Tứ Hải hừ lạnh một tiếng nói: "Đại nhân, theo đệ tử biết bị cáo không có công danh, vì sao thấy đại nhân không quỳ? Rõ ràng là coi thường công đường, đáng bị phạt".
Trang tri huyện gật đầu hỏi: "Bị cáo, ngươi có công danh không?"
Đỗ Văn Hạo toát mồ hôi trán, không biết giải thích ra sao. Lúc trước hắn cũng nghĩ đến vấn đề đó nhưng ở xã hội hiện đại không có thói quen quỳ lạy, dập đầu trước người khác. Hơn nữa bản thân hắn không làm sai điều gì. Phải quỳ lạy, dập đầu làm cho hắn thấy bị coi rẻ, đang do dự chưa quyết thì Hứa Tứ Hải lại nêu ra. Ở xã hội hiện đại hắn có bằng đại học y khoa, ít nhất cũng tương đương với tú tài nhưng lại không thể nói ra được nên Đỗ Văn Hạo vội thi lễ nói: “Tiểu nhân……, tiểu nhân không có công danh".
“Binh" Trang tri huyện vỗ chiếc , quát lớn: “To gan! Nếu không có công danh, thấy bổn quan lại không quỳ, người đâu. Kéo ra ngoài công đường đánh hai mươi gậy" Tay ông ta đưa ra cầm lấy lệnh bài trong ống đồng.
“Khụ, khụ, khụ!" Hầu sư gia ở bên cạnh lại khẽ ho khan. Trang tri huyện chợt hiểu, ông ta nói “Chờ một chút!" ông ta đặt lệnh bài vào ống, quay đầu về phía sư gia. Hầu sư gia tiến lên một bước, tay xòe rộng quạt, che mặt hai người rồi mới khẽ nói thì thào vào tai Trang tri huyện: “Đại nhân, người này không thể đánh".
“Vì sao?" Trang tri huyện cúi đầu khẽ hỏi.
“Lão mẫu của bàng huyện úy đã làm chủ, đem tam tiểu thư của Bàng huyện úy, Bàng Vũ Cầm hứa gả cho hắn, hắn chính là con rể của Bàng huyện úy. Đánh chó phải nhìn chủ. Đại nhân đánh hắn không phải là đánh Bàng huyện úy sao?"
“Ồ…., có lý, nhưng Chủ bộ đại nhân đã năm lần bảy lượt thăm viếng ta, nói với bổn quan Đỗ Văn Hạo là lang băm cố ý giết người, làm hại bách tính, tội không thể tha, nhất định phải xử phạt nặng" Trang tri huyện càng nói càng nhỏ, hắn ậm ừ rồi nói tiếp: “Hắn nói rằng: Phân lượng không hề nhẹ.
.
Hầu sư gia đương nhiên biết phân lượng chính là hối lộ, hắn mỉm cười nói: "Đại nhân, chuyện không đơn giản như vậy! Bàng đại nhân cùng Liêu dại nhân là nhị hổ tranh đấu ngấm ngầm đã lâu. Đỗ tiên sinh này chỉ là một quân cờ của bọn họ mà thôi! Xét cho cùng thì mọi chuyện cũng không hẳn như lời của Liêu đại nhân cùng Hứa Tứ Hải. Đại nhân tự nhiên minh xét, không nên làm ảnh hưởng đến hòa khí của đồng liêu".
“Ừm, vậy việc này giả quyết thế nào?"
“ Lưu bộ khoái bắt trộm khấu bị trọng thương. Vụ án này vốn từ việc này mà ra. Đỗ đại phu cứu chữa cho Lưu bộ khoái mà bị kiện lên công đường. Bọn bộ khoái không có phản ứng gì với việc này. Bàng huyện úy càng không thể khoanh tay ngồi nhìn. Lại nghe nói y thuật của Đỗ đại phu cũng rất cao tay. Có thật Đỗ đại phu là lang băm cố ý giết người hay không còn phải điều tra làm rõ. Đặc biệt mấy hôm trước Bàng huyện úy chỉ huy bộ khoái tiêu diệt được mấy tên trộm khấu bỏ chạy tới huyện thành ta, lập được công cao. Quan trên tất sẽ ban thưởng cho ông ta. Tương lai chuyện gì xảy ra vẫn còn chưa biết. Vì vậy đại nhân không nên có động tĩnh. Đừng vì mối lợi nhỏ gây ra đại họa sau này".
“Ồ, có đạo lý" Trang tri huyện vuốt chòm râu hoa râm, ông ta hỏi lại: “Vậy vụ án này nên giải quyết thế nào".
“Trước hết chỉ lắng nghe. Cứ để xem mọi chuyện diễn ra như thế nào đã".
Tác giả :
Mộc Dật