Tống Thì Hành
Chương 97: Cảnh tượng này rất quen thuộc (Trung)
Muốn rập lấy chữ trên đàn sẽ rất khó khăn.
Đàn này phải rửa sạch, rập trên giấy cũng đòi hỏi yêu cầu cao.
Cho nên chỉ trong chốc lát cũng không thể xác định được lai lịch của đàn này nên ba người đành thôi. Yến Nô đã làm xong bữa sáng, Trần Đông và Lý Dật Phong cùng ở lại dùng, trên bàn cơm, đột nhiên Trần Đông hỏi:
- Tiểu Ất, nay ngươi coi như cũng có chút danh tiếng, sao trong nhà ngay cả một quyển sách cũng không có? Không bằng như này, lát quay về nhà Đại Lang mang một ít sách đến nhà ngươi.
- Việc này...
Ngọc Doãn do dự không muốn nhận đồ tặng của Lý Dật Phong.
Lý Dật Phong cười nói:
- Chỉ là vài cuốn sách chứ có gì đâu, đợi ta quay về sẽ bảo người mang tới cho ngươi.
Thời Bắc Tống, từ lúc kỹ thuật in sách tô-pi xuất hiện, sách vở đã không hiếm có như thời Hán Ngụy nữa. Trên thị trường có rất nhiều sách được bán, thậm chí có một số người muốn nổi danh đã tự xuất tiền in văn tập, được thế nhân coi trọng.
Tuy nhiên tuy rằng như thế nhưng nhà bình thường vẫn rất ít bởi việc in sách rất tốn kém.
Trừ phi trong nhà có người đọc sách, hoặc là có lòng cầu lấy công danh thì mới có sách. Mà Ngọc Doãn trước nay chỉ là một kẻ lưu manh nhàn rỗi, sao có nhiều nhàn tình nhã trí bình ổn tinh thần đọc sách chứ? Tuy nhiên hiện giờ Ngọc Doãn đối với chuyện này cũng có chút dao động.
Lập tức nói lời cảm ơn với Lý Dật Phong, tỏ rõ đồng ý chuyện này.
Lúc này Yến Nô đã ở trong phòng bếp làm xong điểm tâm, nói với Ngọc Doãn một câu, rồi đến cửa hàng Ngọc gia.
-Tiểu Ất ca, nhớ là lát nữa đi Thiên Thanh Tự.
- Nhớ rồi!
Nhìn theo Yến Nô đi rồi, Lý Dật Phong đột nhiên mặt biến sắc, lắp bắp nói:
- Tiểu Ất, trước đây ngươi vì Chân Nô mà sáng tác nhạc khúc Kim xà cuồng vũ, vô cùng được hoan nghênh! Chân Nô cũng bởi vì khúc phổ đó mà thanh danh truyền xa khiến không ít người hâm mộ nàng.
Tuy nhiên một khúc này, khó tránh khỏi...
Vậy có thể sáng tác tiếp một khúc nữa cho Chân Nô không? Ừm, lần này sẽ không để ngươi sáng tác không công đâu, Chân Nô nói khúc phổ của Tiểu Ất ngươi bán cho Mã Nương Tử và Phong Nghi Nô đưa giá cả như nào thì nàng cũng có thể theo thế. Ta cũng biết việc này có chút khó xử, tuy nhiên kính xin Tiểu Ất hãy bằng lòng.
Ngọc Doãn hơi sửng sốt, rồi chợt cười ha hả.
- Đại Lang thật là người si tình, nếu đã mở miệng, vậy ta thử làm xem.
Nhưng phải đợi một thời gian, sáng tác khúc phổ không phải nói có là có, cho nên kính xin Trương cô nương đợi mấy ngày. Mã Nương Tử và Phong Nghi Nô ra giá hai ngàn quan, ta cũng không để Đại Lang khó xử, sẽ vẫn theo giá tiền này, chẳng biết có hợp lý không?
- Phù hợp, sao không phù hợp chứ!
Lý Dật Phong mừng rỡ, liên tục gật đầu như gà mổ thóc.
Y biết giá này của Ngọc Doãn không cao.
Nay lan truyền Ngọc Doãn bán khúc phổ “Lương Chúc" cho lầu Bạch Phàn giá hai ngàn quan, hơn nữa còn có Phong Nghi Nô cũng ra giá hai ngàn quan yêu cầu Ngọc Doãn sáng tác khúc phổ mới. Sau khi hai tin tức này truyền ra khiến giá trị con người Ngọc Doãn đã tăng lên gấp bội! Đã rất nhiều người nghe “Lương Chúc", đương nhiên biết hay dở; nhưng Phong Nghi Nô ra giá hai ngàn xâu yêu cầu sáng tác khúc phổ mới, chứng minh Ngọc Doãn quả thật có bản lĩnh chứ không phải “phù dung sớm nở tối tàn".
Kể từ đó, muốn hai ngàn quan mua một khúc phổ là điều vô cùng khó khăn.
Từ sau đêm qua Ngọc Doãn tại cửa hàng Lý gia đánh thắng Lã Chi Sĩ, giá trị con người lại nâng cao...
Lý Dật Phong cũng đã hỏi thăm, nay muốn yêu cầu Ngọc Doãn sáng tác khúc phổ, không có năm ba ngàn quan chỉ sợ cũng khó mà mở miệng được.
Trần Đông ngồi bên âm thầm cảm thán: ngày xưa khi lần đầu gặp Tiểu Ất, hắn vẫn luôn sầu não vì món nợ ba trăm quan tiền.
Nay chỉ cần một khúc nhạc mà giá trị ngàn vàng, thật sự khiến người ta cảm thán.
- Hận không thể tái sinh để học được đàn hay.
Y vừa bật thốt ra khiến Ngọc Doãn và Lý Dật Phong bật cười to không ngừng.
Lý Dật Phong càng cười nói:
- Thiếu Dương, ngươi là một tục nhân, sao có thể có nhã cốt? Dù có tái sinh mười lần cũng khó mà thành công. Túc tuệ có thế nào, khó mà gò ép được. “Nhân cố hữu sinh nhi tri chi giả!" Theo ta thấy, hẳn là kiếp trước Tiểu Ất là một nhân vật cấp tông sư.
“Nhân cố hữu sinh nhi tri chi giả?"
Ngọc Doãn thật không dám nhận.
Nhưng câu “túc tuệ kiếp trước" mà Lý Dật Phong nói cũng gần là sự thật.
Hắn có bản lĩnh như hiện nay chẳng phải là bởi từ kiếp trước mang đến?
Nghĩ đến đây, Ngọc Doãn nở nụ cười thản nhiên...
***
Ăn xong điểm tâm, ngọc Doãn muốn đi Thiên Thanh Tự cầu y.
Lý Dật Phong và Trần Đông cũng muốn đi theo, còn nói phải cùng Ngọc Doãn đi xã cầm Hòa Nhuận gần Châu Kiều, mua đồ dùng sửa cầm.
-Xã cầm Hòa Nhuận là đệ tử Thôi Tôn Đệ sáng chế, hai chữ Hòa Nhuận cũng lấy từ cách nói "Thanh lệ nhi tĩnh, hòa nhuận nhi viễn" của Thôi Tôn Độ. Cũng được coi là xã cầm tốt nhất tại Phủ Khai Phong, ở đó tất cả khí cụ đều rất đầy đủ, giá cả cũng khá hợp lý.
Trên đường đi Lý Dật Phong giải thích lai lịch xã cầm Hòa Nhuận với Ngọc Doãn.
Ngọc Doãn đương nhiên biết Thôi Tôn Độ, đó là một vị cầm phái tông sư thời kỳ Bắc Tống. Từng sáng tác một quyển “Cầm tiên" lưu truyền hậu thế. Ngọc Doãn từng có vinh dự được đọc cuốn sách này nên vô cùng kính trọng đối với Thôi Tôn Độ.
Nếu Lý Dật Phong nói vậy thì cũng không nên từ chối.
Vì thế liền đồng ý, đến Thiên Thanh Tự tìm An Đạo Toàn khám và chữa bệnh xong thì cùng đến cầm xã Hòa Nhuận.
Thiên Thanh Tự nằm ở phía đông nam Khai Phong.
Vốn Thiên Thanh Tự gọi là Phồn Đài, là một đài cao lớn dài rộng trăm mét. Tương truyền thời kỳ Ngũ Đại, cao tổ Hậu Lương Chu Ôn từng ở trên đài cao duyệt binh, cho nên được gọi là Giảng Vũ Đài. Năm Hậu Chu Hiển Đức thứ hai, Chu Thế Tông Sài Vinh đã cho xây dựng cải tạo phật tự, lúc khánh thành đúng lúc là “Thiên Thanh tiết" sinh nhật của Thu Thế Tông, vì thế liền đặt tên là Thiên Thanh Tự.
Tới Thiên Thanh Tự, đưng nhiên không thể thiếu nhắc đến phồn tháp.
Thời Bắc Tống, rất nhiều thi nhân từng sáng tác thơ, mà trong đó nổi danh nhất là những sáng tác của Mai Nghiêu Thần:
“Nhị tam quân thiếu tráng
Tẩu thượng phù đồ điên
Hà vi khổ tư ngã
Bình bộ do bất tiền
Cẩu đắc tòng nhi đăng
Lưỡng cổ ứng dĩ luyên
Phục tưởng hạ thì hiểm
Suyễn hãn đầu mục toàn
Bất như thả an tọa
Hưu dụng khuy vân yên"
Phồn tháp chín tầng lục giác, cao tới hơn 80 mét.
Kiếp trước Ngọc Doãn từng đến đó xem, nhưng do nhiều nguyên nhân mà Phồn tháp ngày xưa nguy nga cao ngất đã biến thành tháp nhỏ sáu tầng.
Bất luận là hình dáng bên ngoài hay là khí độ kết cấu cũng không còn sự hùng vĩ như xưa.
Lúc đi vào Thiên Thanh Tự trời còn sớm.
Các tăng nhân vừa mới làm xong tảo khóa, một số như đang bận rộn.
Tìm được người tiếp khách tăng, hỏi thăm tung tích An Đạo Toàn, vẻ mặt người tiếp bất đắc dĩ chỉ tay vào thiện phòng phía sau, cười khổ nói:
- Người kia hôm qua lại uống nhiều rượu, điên đến hơn nửa đêm, hừng đông mới đi ngủ, chắc lúc này vẫn chưa dậy.
Người này thật là!
Ngọc Doãn thầm nhủ trong lòng: chạy tới phật tự uống rượu làm càn, An Đạo Toàn này thật sự là người có cá tính.
Dường như ngoại trừ hòa thượng Lỗ Trí Thâm ra thì chưa từng nghe nói có người nào như thế.
Đàn này phải rửa sạch, rập trên giấy cũng đòi hỏi yêu cầu cao.
Cho nên chỉ trong chốc lát cũng không thể xác định được lai lịch của đàn này nên ba người đành thôi. Yến Nô đã làm xong bữa sáng, Trần Đông và Lý Dật Phong cùng ở lại dùng, trên bàn cơm, đột nhiên Trần Đông hỏi:
- Tiểu Ất, nay ngươi coi như cũng có chút danh tiếng, sao trong nhà ngay cả một quyển sách cũng không có? Không bằng như này, lát quay về nhà Đại Lang mang một ít sách đến nhà ngươi.
- Việc này...
Ngọc Doãn do dự không muốn nhận đồ tặng của Lý Dật Phong.
Lý Dật Phong cười nói:
- Chỉ là vài cuốn sách chứ có gì đâu, đợi ta quay về sẽ bảo người mang tới cho ngươi.
Thời Bắc Tống, từ lúc kỹ thuật in sách tô-pi xuất hiện, sách vở đã không hiếm có như thời Hán Ngụy nữa. Trên thị trường có rất nhiều sách được bán, thậm chí có một số người muốn nổi danh đã tự xuất tiền in văn tập, được thế nhân coi trọng.
Tuy nhiên tuy rằng như thế nhưng nhà bình thường vẫn rất ít bởi việc in sách rất tốn kém.
Trừ phi trong nhà có người đọc sách, hoặc là có lòng cầu lấy công danh thì mới có sách. Mà Ngọc Doãn trước nay chỉ là một kẻ lưu manh nhàn rỗi, sao có nhiều nhàn tình nhã trí bình ổn tinh thần đọc sách chứ? Tuy nhiên hiện giờ Ngọc Doãn đối với chuyện này cũng có chút dao động.
Lập tức nói lời cảm ơn với Lý Dật Phong, tỏ rõ đồng ý chuyện này.
Lúc này Yến Nô đã ở trong phòng bếp làm xong điểm tâm, nói với Ngọc Doãn một câu, rồi đến cửa hàng Ngọc gia.
-Tiểu Ất ca, nhớ là lát nữa đi Thiên Thanh Tự.
- Nhớ rồi!
Nhìn theo Yến Nô đi rồi, Lý Dật Phong đột nhiên mặt biến sắc, lắp bắp nói:
- Tiểu Ất, trước đây ngươi vì Chân Nô mà sáng tác nhạc khúc Kim xà cuồng vũ, vô cùng được hoan nghênh! Chân Nô cũng bởi vì khúc phổ đó mà thanh danh truyền xa khiến không ít người hâm mộ nàng.
Tuy nhiên một khúc này, khó tránh khỏi...
Vậy có thể sáng tác tiếp một khúc nữa cho Chân Nô không? Ừm, lần này sẽ không để ngươi sáng tác không công đâu, Chân Nô nói khúc phổ của Tiểu Ất ngươi bán cho Mã Nương Tử và Phong Nghi Nô đưa giá cả như nào thì nàng cũng có thể theo thế. Ta cũng biết việc này có chút khó xử, tuy nhiên kính xin Tiểu Ất hãy bằng lòng.
Ngọc Doãn hơi sửng sốt, rồi chợt cười ha hả.
- Đại Lang thật là người si tình, nếu đã mở miệng, vậy ta thử làm xem.
Nhưng phải đợi một thời gian, sáng tác khúc phổ không phải nói có là có, cho nên kính xin Trương cô nương đợi mấy ngày. Mã Nương Tử và Phong Nghi Nô ra giá hai ngàn quan, ta cũng không để Đại Lang khó xử, sẽ vẫn theo giá tiền này, chẳng biết có hợp lý không?
- Phù hợp, sao không phù hợp chứ!
Lý Dật Phong mừng rỡ, liên tục gật đầu như gà mổ thóc.
Y biết giá này của Ngọc Doãn không cao.
Nay lan truyền Ngọc Doãn bán khúc phổ “Lương Chúc" cho lầu Bạch Phàn giá hai ngàn quan, hơn nữa còn có Phong Nghi Nô cũng ra giá hai ngàn quan yêu cầu Ngọc Doãn sáng tác khúc phổ mới. Sau khi hai tin tức này truyền ra khiến giá trị con người Ngọc Doãn đã tăng lên gấp bội! Đã rất nhiều người nghe “Lương Chúc", đương nhiên biết hay dở; nhưng Phong Nghi Nô ra giá hai ngàn xâu yêu cầu sáng tác khúc phổ mới, chứng minh Ngọc Doãn quả thật có bản lĩnh chứ không phải “phù dung sớm nở tối tàn".
Kể từ đó, muốn hai ngàn quan mua một khúc phổ là điều vô cùng khó khăn.
Từ sau đêm qua Ngọc Doãn tại cửa hàng Lý gia đánh thắng Lã Chi Sĩ, giá trị con người lại nâng cao...
Lý Dật Phong cũng đã hỏi thăm, nay muốn yêu cầu Ngọc Doãn sáng tác khúc phổ, không có năm ba ngàn quan chỉ sợ cũng khó mà mở miệng được.
Trần Đông ngồi bên âm thầm cảm thán: ngày xưa khi lần đầu gặp Tiểu Ất, hắn vẫn luôn sầu não vì món nợ ba trăm quan tiền.
Nay chỉ cần một khúc nhạc mà giá trị ngàn vàng, thật sự khiến người ta cảm thán.
- Hận không thể tái sinh để học được đàn hay.
Y vừa bật thốt ra khiến Ngọc Doãn và Lý Dật Phong bật cười to không ngừng.
Lý Dật Phong càng cười nói:
- Thiếu Dương, ngươi là một tục nhân, sao có thể có nhã cốt? Dù có tái sinh mười lần cũng khó mà thành công. Túc tuệ có thế nào, khó mà gò ép được. “Nhân cố hữu sinh nhi tri chi giả!" Theo ta thấy, hẳn là kiếp trước Tiểu Ất là một nhân vật cấp tông sư.
“Nhân cố hữu sinh nhi tri chi giả?"
Ngọc Doãn thật không dám nhận.
Nhưng câu “túc tuệ kiếp trước" mà Lý Dật Phong nói cũng gần là sự thật.
Hắn có bản lĩnh như hiện nay chẳng phải là bởi từ kiếp trước mang đến?
Nghĩ đến đây, Ngọc Doãn nở nụ cười thản nhiên...
***
Ăn xong điểm tâm, ngọc Doãn muốn đi Thiên Thanh Tự cầu y.
Lý Dật Phong và Trần Đông cũng muốn đi theo, còn nói phải cùng Ngọc Doãn đi xã cầm Hòa Nhuận gần Châu Kiều, mua đồ dùng sửa cầm.
-Xã cầm Hòa Nhuận là đệ tử Thôi Tôn Đệ sáng chế, hai chữ Hòa Nhuận cũng lấy từ cách nói "Thanh lệ nhi tĩnh, hòa nhuận nhi viễn" của Thôi Tôn Độ. Cũng được coi là xã cầm tốt nhất tại Phủ Khai Phong, ở đó tất cả khí cụ đều rất đầy đủ, giá cả cũng khá hợp lý.
Trên đường đi Lý Dật Phong giải thích lai lịch xã cầm Hòa Nhuận với Ngọc Doãn.
Ngọc Doãn đương nhiên biết Thôi Tôn Độ, đó là một vị cầm phái tông sư thời kỳ Bắc Tống. Từng sáng tác một quyển “Cầm tiên" lưu truyền hậu thế. Ngọc Doãn từng có vinh dự được đọc cuốn sách này nên vô cùng kính trọng đối với Thôi Tôn Độ.
Nếu Lý Dật Phong nói vậy thì cũng không nên từ chối.
Vì thế liền đồng ý, đến Thiên Thanh Tự tìm An Đạo Toàn khám và chữa bệnh xong thì cùng đến cầm xã Hòa Nhuận.
Thiên Thanh Tự nằm ở phía đông nam Khai Phong.
Vốn Thiên Thanh Tự gọi là Phồn Đài, là một đài cao lớn dài rộng trăm mét. Tương truyền thời kỳ Ngũ Đại, cao tổ Hậu Lương Chu Ôn từng ở trên đài cao duyệt binh, cho nên được gọi là Giảng Vũ Đài. Năm Hậu Chu Hiển Đức thứ hai, Chu Thế Tông Sài Vinh đã cho xây dựng cải tạo phật tự, lúc khánh thành đúng lúc là “Thiên Thanh tiết" sinh nhật của Thu Thế Tông, vì thế liền đặt tên là Thiên Thanh Tự.
Tới Thiên Thanh Tự, đưng nhiên không thể thiếu nhắc đến phồn tháp.
Thời Bắc Tống, rất nhiều thi nhân từng sáng tác thơ, mà trong đó nổi danh nhất là những sáng tác của Mai Nghiêu Thần:
“Nhị tam quân thiếu tráng
Tẩu thượng phù đồ điên
Hà vi khổ tư ngã
Bình bộ do bất tiền
Cẩu đắc tòng nhi đăng
Lưỡng cổ ứng dĩ luyên
Phục tưởng hạ thì hiểm
Suyễn hãn đầu mục toàn
Bất như thả an tọa
Hưu dụng khuy vân yên"
Phồn tháp chín tầng lục giác, cao tới hơn 80 mét.
Kiếp trước Ngọc Doãn từng đến đó xem, nhưng do nhiều nguyên nhân mà Phồn tháp ngày xưa nguy nga cao ngất đã biến thành tháp nhỏ sáu tầng.
Bất luận là hình dáng bên ngoài hay là khí độ kết cấu cũng không còn sự hùng vĩ như xưa.
Lúc đi vào Thiên Thanh Tự trời còn sớm.
Các tăng nhân vừa mới làm xong tảo khóa, một số như đang bận rộn.
Tìm được người tiếp khách tăng, hỏi thăm tung tích An Đạo Toàn, vẻ mặt người tiếp bất đắc dĩ chỉ tay vào thiện phòng phía sau, cười khổ nói:
- Người kia hôm qua lại uống nhiều rượu, điên đến hơn nửa đêm, hừng đông mới đi ngủ, chắc lúc này vẫn chưa dậy.
Người này thật là!
Ngọc Doãn thầm nhủ trong lòng: chạy tới phật tự uống rượu làm càn, An Đạo Toàn này thật sự là người có cá tính.
Dường như ngoại trừ hòa thượng Lỗ Trí Thâm ra thì chưa từng nghe nói có người nào như thế.
Tác giả :
Canh Tân