Tội Phạm (Hãn Phỉ)
Chương 23: Thiếu niên nhiệt huyết
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Edit: Andrew Pastel
Hai đội bóng của đại đội 1 ngang nhiên đánh nhau trên sân bóng rổ, dĩ nhiên trận đấu bị đình chỉ ngay, cả hai đều bị phạt.
Thiệu Quân cả giận nói, “Phạt điểm, ngừng toàn bộ giải đấu, trừng phạt nghiêm khắc vào. Tôi không tin không trị hết thói xấu của La Cường."
La Cường trong phòng biệt giam cả đêm, Thiệu Tam gia cũng ở cùng với hắn cả đêm.
Thiệu Quân thậm chí còn không còng tay La Cường.
Điền Chính Nghĩa lo lắng theo sát Thiệu Quân nói: “Thiếu gia sao cậu lại mạo hiểm như thế? Cậu không đề phòng tên này một chút nào sao? Lỡ hắn ta điên lên gây thương tích cho cậu, gặp chuyện không may thì làm sao bây giờ?"
Thiệu Quân nói: “Anh ta phải phát điên, tôi phải làm anh ta phát điên, tôi phải để anh ấy trút giận. Tôi cũng không tin anh ta là người nhẫn tâm, thiếu hiểu biết đâu."
Điền Chính Nghĩa cũng chưa vừa bụng: “Vậy còn chuyện La Cường đánh mấy người bên ban tôi thì sao?"
Thiệu Quân đuối lý, than thở: “Thì chẳng phải cũng bị nhốt sao … Hơn nữa nếu không phải do Vương Báo ra tay thì đâu có chuyện như vậy?"
Đội trưởng Điền nghĩ bụng, La Cường ra tay là do Vương Báo à? Tên này rõ ràng là đang nghẹn một bụng lửa giận muốn tìm ai để xả ra mà thôi. Thiệu tiểu tam nhi là người giám hộ hay là mẹ người ta vậy, lúc nào cũng nhe nanh xòe vuốt như hổ cái bảo vệ đàn con.
Mới đầu xuân, sáng sớm phương Bắc rất lạnh, ngoài cửa sổ gió lay như ai đang khóc thút thít.
Thiệu Quân đem hai chiếc mền vào phòng giam, mỗi người một chiếc.
La Cường chưa ăn gì cả ngày, cả người choáng váng, cứng đờ ngồi trên ghế sắt, không nhúc nhích, cũng không nói tiếng nào.
Thiệu Quân hiểu người đàn ông này, cũng không ép buộc hay ra lệnh. Anh chỉ lặng lẽ kéo một chiếc ghế lại, ngồi đối mặt với La Cường.
Căn phòng lạnh như hầm băng, lạnh luồn vào cả tim. Thiệu Quân lôi chăn bông dày quấn lấy La Cường, sau đó cũng trùm cho mình một cái, bắt chéo chân cuộn tròn trong chăn. Hai người quấn chăn bông dày phồng nom như hai con gấu, cứ ngồi như vậy, mỗi người một đầu, giương mắt im lặng nhìn nhau.
Thật lâu sau, La Cường nói: “Cậu quay về đi."
Thiệu Quân nói: “Tôi ở đây trông anh."
Giọng La Cường khàn khàn: “Tôi sẽ không đập phá phòng, hay làm khó cậu … Cậu đi đi, tôi muốn ở một mình."
Thiệu Quân rất nghiêm túc: “Tôi là quản giáo của anh, anh là người của tôi, nếu anh cảm thấy không thoải mái, hay có gì khó khăn phải nói cho tôi biết."
Đáy mắt La Cường hiện lên một vẻ trốn tránh và nôn nóng, hắn muốn trốn tránh mọi người, muốn ở một mình, nhưng lại bị Thiệu Tam màn thầu này bám rịt đến khó chịu. Màn thầu làm bị hỏng sao? Bỏ quá nhiều men và quá ít baking soda à, sao không nở mà lại dính như thế!
La Cường thô lỗ nói: “Tôi đã nói là không, đó không phải là việc của cậu! Tôi đang bị nhốt vào biệt giam rồi, cậu cút đi giùm tôi."
Mắt Thiệu Quân đỏ lên: “Sao không nói với tôi? Anh quên những gì trước đó tôi đã nói rồi sao!"
“La Cường, hai chúng ta đã từng nói cái gì? Anh là người của tôi, nghe tôi nói, nhận thức tôi! Tôi chăm sóc anh, tôi giúp đỡ anh, tôi bảo vệ anh, anh đói bụng tôi cho anh ăn, anh bệnh tôi sẽ đưa anh đến bệnh viện. Anh già anh chết tôi cũng sẽ là người nhặt xác và lo hậu sự cho anh! Anh đánh người khác dĩ nhiên tôi phải cần một lời giải thích, vì nếu anh đánh người khác, tôi cũng sẽ bị trừng phạt chung với anh! “
“Hôm nay anh bắt nạt người khác, La Cường, anh gây chuyện, anh bị phạt, bị biệt giam, thì tôi cũng sẽ chịu chung như thế. Anh đánh nhau, người chịu trách nhiệm là tôi, người mất mặt cũng là tôi. Anh hiểu không! Con mẹ nó anh bị giam ở đây bao nhiêu ngày thì Thiệu tam gia sẽ ở với anh bấy nhiêu ngày. Anh còn dám nói không liên quan đến tôi?! Anh đã hứa với tôi như thế nào? Anh đã đồng ý với tôi như thế nào!!! “
La Cường quay mặt đi, không nhìn Thiệu Quân, nhưng đôi mắt hắn từ từ ươn ướt, đỏ ngầu, như muốn chảy máu ra, trộn lẫn máu và nước mắt.
Đây là lần đầu tiên hắn không biết phải làm gì, mờ mịt và tuyệt vọng.
La Cường vùi đầu vào chăn bông, lộ ra một mẩu xương cứng hơi lồi lên sau gáy. Tóc hắn cạo rất ngắn, chỉ để lại một lớp tóc mờ đen xám, dưới ánh trăng từng đường nét xương sọ lộ ra thật rõ ràng.
Xương sau ót này, người xưa gọi là “phản cốt’.
Người ta quan niệm, những người có ‘phản cốt’ là tai họa, là nghiệp chướng, súc sinh, không ai muốn giao du, người đời thì khinh rẻ!
Thiệu Quân cũng không dễ chịu gì, La Cường đã chiếm trọn tâm tư của anh, không thể làm lơ được. Trong tù, hàng tháng La Cường đều làm tốt hơn mọi người, luôn được thêm điểm cộng, bước từng bước nhỏ trên con đường cải tạo phóng thích, tiến gần hơn đến cánh cổng sắt lớn, từng bước mỗi ngày thật sự rất vất vả! Lần đánh nhau này điểm công của cả tháng bị trừ sạch sành sanh rồi, khó khăn lắm mới đi được một đoạn, giờ lại quay về vạch xuất phát?!
Bọc trong chiếc chăn bông to, anh nhích ghế lại gần, vươn tay vỗ nhẹ vào ót La Cường: “Tôi biết anh đang khó chịu. Chuyện lớn như vậy, sao anh lại cứ muốn tự mình gánh vác? Anh có ngốc không, sao không nói cho tôi biết."
La Cường hừ mũi: “Nói cái gì với cậu? Cậu quen ông già nhà tôi sao?"
Thiệu Quân liếc nhìn hắn, tự tin nói: “Đương nhiên là tôi biết, tôi biết phụ huynh của tất cả những người trong ban 7."
“Bố anh sinh được ba người con trai, anh trai anh thật thà và tốt bụng, em anh là tai họa nhỏ, còn anh thì là một tai họa lớn. Bố anh rất khéo léo, tay nghề thủ công của anh cũng là học từ bố. Anh cũng học nấu ăn từ ông, bảy tuổi biết làm sủi cảo, chín tuổi biết hấp bánh bao … “
“Sau này anh làm ăn phát đạt. Một nửa hộp đêm ở thành phố Bắc Kinh là của anh. Người trong giới lớn tuổi hơn anh gọi anh là ‘lão Nhị’, những người nhỏ tuổi hơn anh gọi anh là “Anh Cường." Anh chưa kết hôn, không con, vợ của chủ tịch tập đoàn X vừa bị bắt chính ra là tình nhân của anh, bằng không anh giải quyết mấy chuyện kia như thế nào? Còn nữa, hai diễn viên nữ chính trong tiết mục trên TV hôm trước, Đừng nói với tôi anh chưa từng ngủ với hai cô ấy nhé, người ta đồn khắp chốn rồi!"
Có một số chuyện khi hai người nói chuyện phiếm với nhau La Cường chưa bao giờ đề cập đến, ví dụ như chuyện tình nhân này, làm sao mà nói cho Thiệu tiểu tam nhi được? Những thông tin này đều là Thiệu Quân đi ‘hóng hớt’ từ nhiều nguồn khác nhau. Anh rất giỏi trong chuyện này, ghi nhớ tất cả.
Những người mà anh không muốn gặp, anh chẳng bao giờ muốn nhớ tý gì về họ, còn những người anh quan tâm, anh nhớ rõ từng chuyện một.
Thiệu Quân giả vờ thoải mái, trêu chọc La Cường: “Tôi nói đúng không? Còn điều gì tôi không biết, anh kể tôi nghe với?"
La Cường trợn mắt nhìn anh một cái, khóe miệng kéo giãn ra: “Hừm, cậu không biết nhiều lắm."
Thiệu Quân nói: “Còn nữa, bố anh rất thương anh. Bố dạy anh trò bắt nạng. Hồi nhỏ chắc anh ăn nhiều thịt dê lắm hả?"
La Cường: “……"
Thiệu Quân thò tay vào chăn, lấy ra một vài chiếc nạng dê trong túi: “Phải không?"
Chiếc nạng dê hôm đó chơi xong La Cường vứt sang một bên, Thiệu Quân nhặt nó lên, bỏ vào túi cất đi, cũng chẳng hiểu tại sao, tay có cảm giác trơn, hơi dinh dính.
La Cường cụp mắt xuống, môi run rẩy, yết hầu giật giật, mắng hai câu “cút đi" và “Đồ đáng ghét", rồi lại vùi mặt vào chăn bông, cọ mạnh mấy cái…
La Cường rất ương bướng, nhưng hắn không ngờ rằng Thiệu Tam màn thầu còn ương bướng hơn cả hắn, chỉ vì muốn hắn cúi đầu.
Đêm đó, La Cường bị Thiệu Quân kéo lên giường, chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, yên tĩnh.
La Cường ôm chăn bông, mặt vùi sâu xuống giường không cho ai nhìn thấy.
Người đàn ông này thực sự đã không ngủ cả đêm, cứ lẩm bẩm, cằn nhằn, cảm xúc rối loạn lăn qua lăn lại. Thiệu Quân cũng quấn chăn bông, tựa vào đầu giường, bối rối, nhưng lại không dám rời đi, nghe La lão nhị than thở, nói thật nhiều.
La Cường thỉnh thoảng sẽ giật nảy mình, sống lưng run lên, thở hổn hển, ho khan, trông rất đau đớn.
Thiệu Quân xoa bóp cho người đàn ông này một chút, lòng bàn tay vuốt lưng hắn, thì thầm an ủi vài câu.
La Cường tóm lấy tay Thiệu Quân, cổ tay nổi đầy gân xanh, lòng bàn tay đầy mồ hôi lạnh. Hắn siết đến tay Thiệu Quân bị đau, mu bàn tay hằn mấy dấu đỏ.
Làm sao Thiệu Quân biết an ủi người khác? Anh có từng an ủi ai bao giờ đâu? Mọi ngày anh hay gần gũi thân mật kề vai tán dóc trêu đùa với các tù nhân, nhưng anh chưa bao giờ thật sự an ủi ai đó. Khi còn nhỏ ở đại viện, Tiểu Quân Quân là người hay khóc và ồn ào nhất, mỗi khi anh khóc, năm sáu người làm trong đại viên vội chạy tới ôm như ôm trứng, hứng như hứng hoa mà dỗ dành. Thiệu Quân đã từng dỗ người khác đâu? Thiệu Quân đã từng làm “bảo mẫu" cho ai bao giờ đâu? …
Đêm đó không yên tĩnh, anh nằm bên cạnh La Cường, xoa lưng vuốt tóc, cảm thấy người này giống như bị thu nhỏ lại. Một người đàn ông mấy chục tuổi, giờ lại như một đứa trẻ, gặp chuyện buồn thì đòi tam gia gia anh đến dỗ dành!
Thiệu Quân gần như nửa ôm lấy La Cường từ phía sau, vì người bên kia kéo tay anh quá mạnh khiến anh không thể buông ra.
Mồ hôi lạnh người đàn ông ấy ướt đẫm bộ đồng phục tù nhân, chạm vào ngực Thiệu Quân ẩm ướt lành lạnh. Nhìn thấy La Cường khó chịu, đau đớn như vậy, Thiệu Quân cũng đột nhiên cảm thấy khó chịu theo …
Anh nghiêng người, nghe thấy La Cường nói: “Bố của tôi, đã từ mặt tôi từ lâu."
“Ông thương anh cả, yêu đứa út, ông ấy không muốn gặp tôi…"
“Khi tôi còn nhỏ, bố tôi không có khả năng để cho ba anh em chúng tôi sống một cuộc sống sung túc. Tôi không trách ông ấy. Nhưng khi tôi có thể cho ông ấy sống một cuộc sống tốt, ông ấy lại không muốn nhìn mặt tôi…"
“Bố tôi tức điên, là vì tôi, vì tôi…"
“Tiểu tam nhi giờ cũng đang giống như tôi, nếu bên cạnh nó có một người tốt như màn thầu cậu che chở thì tốt quá rồi …"
Mùa hè năm 1976 chẳng yên bình.
Năm đó là năm khó khăn nhất của nhà họ La, khi bà La được hàng xóm chở đến bệnh viện bằng chiếc xe ba bánh, mặt bà đã đỏ bừng, cả quần đầy máu.
Lúc nghe tin, La Cường chạy thẳng từ lò than nơi hắn làm những công việc lặt vặt đến bệnh viện, đầu tóc bết lại, trong túi vẫn còn vài đồng tiền kiếm được từ công việc làm thêm. Một đứa bé chín tuổi khi ấy có thể làm gì? Hắn kéo xe xà bần cho người ta ở lò than, hai xu một xe nhỏ, kéo một đêm hắn có thể kiếm được hai xu, hai xu thời ấy cũng vẫn có chút giá trị.
La Tiểu Tam nhi khó sinh, nghe nói do đầu quá to, lại thích đạp đá lung tung, làm động thai, vị trí thai nhi không đúng, nên khi sinh đẻ nó bị kẹt không thể ra ngoài.
Cuối cùng khi dùng kìm gắp nó ra được bên ngoài, khuôn mặt nhỏ bé của La Tiểu Tam nhi đã nghẹn lại, y tá hoảng đến mức đánh mông nó vài cái, bị đau nó mới chịu khóc lên oa oa.
Điều kiện của những bệnh viện nhỏ không tốt lắm, kho máu không đủ, đứa trẻ được cứu, nhưng người mẹ thì không.
Một người đàn ông góa vợ và ba đứa con nhỏ sống thật sự không dễ dàng gì. Các cô chú trong khu ai cũng rất yêu quý La Tiểu Tam nhi, người cho miếng cơm, người cho chút sữa, người tặng cái áo. La Tiểu Tam nhi lớn lên như thế.
La Tiểu Tam nhi cầm tinh con rồng, sinh ra đã nặng mười cân, là “em bé mười cân" (*) nổi tiếng xa gần trong ngõ hẻm. Hàng xóm đều nói, thằng nhóc thối tiểu tam nhi này là có là em bé đâu, nó là con Hắc Long thành tinh, giết mẹ ngay khi vừa sinh ra.
(*) 10 cân Trung = 5kg
Bố La lúc ấy đang làm việc trong một tiệm ăn lâu đời tên là Hồng Tân Lâu (1), tiệm ăn có những đầu bếp bậc thầy và những người thợ kỳ cựu. Ông là người có năng lực, khéo tay, và ít nói.
Hồng Tân Lâu là một nhà hàng nổi tiếng chuyên phục vụ các món ăn truyền thống Bắc Kinh – Thiên Tân, rất nổi tiếng vào thời đó, ngoại trừ ‘Lão Tam Thuận’ và Toàn Tự Đức thì hải sản và những món thịt dê của Hồng Tân Lâu rất được mọi người yêu thích. Bố La mặc đồ trắng, bận rộn trong căn bếp nóng và đông đúc, cầm dao cắt ra những lát thịt bò và thịt dê mỏng.
Sau khi tan tầm, Bố La ngồi trong ngôi nhà gỗ nhỏ hẹp chạm khắc vỏ trứng gà dưới ánh hoàng hôn.
La lão đại rửa cải thảo trong sân, dùng một cái vại lớn để muối chua dưa cải.
La Lão nhị thì đun cơm trong một cái nồi nhỏ, nghiền thành bột cháo cho vào một cái bình tráng men, đút tiểu tam nhi ăn.
La Chiến mặc cái quần hở đáy, chu mông trườn ra khỏi giường, cúi người xuống xách cái nồi nhôm đựng cơm vừa được múc sạch hết lên, thừa lúc anh trai không để ý, nó đội cái nồi lên đầu.
La Chiến đội nồi nhôm trên đầu, vui tít mắt, nó thè đầu liếm những hạt cơm trong nồi, trên má cũng dính đầy hạt cơm.
La Cường quay đầu lại, bĩu môi cười cười, cầm lấy thìa chỉ: “Tam nhi!"
La Tiểu Tam nhi mút tay: “Ưm…"
La Cường: “Có muốn ăn không? Lấy cái nồi xuống, không tao không cho ăn!"
La Tiểu Tam nhi ngẩn ra, rồi ngoan ngoãn giở nồi lên, mặt dính đầy cơm, vô tội: “Ưm ưm.." mấy cái.
Khóe miệng La Cường nhếch lên nụ cười tinh quái: “Gọi anh hai đi, tao cho mày ăn."
La Tiểu Tam nhi miệng đầy chảy chảy nước miếng: “Hắc hắc… Ha ha…"
Năm 1976 cũng là một năm thảm khốc đối với toàn bộ đồng bằng Hoa Bắc, phong thủy long mạch kinh đô bị phá hủy, hàng triệu người trong thành phố mất nhà mất cửa. (2)
Vào đêm trời đất rung chuyển, một thanh xà nhà trong cái phòng tám mét của nhà họ La bị sụp, rớt đè sụp cả lò than.
Bố La ngủ một mình trên tấm ván gỗ cạnh cửa sổ, ba đứa con của ông đều ngủ bên trong. Bố La vô cùng hoảng sợ chạy tới đào xới trong đống vữa tường mục nát, trong bóng tối lôi từng đứa con trai của mình ra ngoài…
La Tiểu Tam nhi quấn trong một chiếc chăn bông, được La Cường che chắn bên trên, chậm rãi trượt ra từ khe hở giữa đống đổ nát.
Bố La vội vàng mở chăn bông, sờ sờ tay chân thằng bé: “Tam nhi?! Tam nhi"
Đang định ôm đứa bé chạy ra, lão đại sực nhớ đến chuyện gì đó, chỉ tay vào bức tường trong bóng tối: “Bố? Bố! Lão nhị còn bên trong! Bố quên mất nó rồi …"
Trận động đất ở Đường Sơn năm đó, nghe bảo lò luyện thép của nhà máy thép Thủ Cương cũng bị rung chuyển, đường ống dẫn dầu của nhà máy tổng hợp hóa dầu Bắc Kinh bị vỡ, nhà máy luyện than Bắc Kinh thì chìm trong biển lửa.
Một góc tường gạch của của Tử Cấm Thành nứt ra, di tích chùa Bạch Tháp, chùa Thiên Ninh và cửa Đức Thắng rung chuyển lung lay, cũng may vẫn đứng sừng sững.
Toàn bộ thành phố đều bị ảnh hưởng, khắp nơi đâu cũng có thương vong. Trận động đất lớn qua đi vẫn để lại di chấn, cứ vài giờ lại rung chuyển. Những ngôi nhà gỗ cũ nát lung lay sắp đổ, gạch ngói trên những bức tường thấp trong ngõ nứt từng mảng rơi xuống.
May mắn lúc đó đang mùa hè, ban đêm trời vẫn chưa lạnh. Những sân nhà trở thành phòng ở, người dân nằm ngủ la liệt trên đường.
La Cường chạy về nhà nhiều lần, giẫm lên những viên gạch ngói vỡ, cẩn thận kéo chiếc chăn bông ra khỏi đống đổ nát. Trên Tây Tứ, Đức Thắng quận Tây Thập chật kín các hộ gia đình túm tụm lại, quấn chăn bông ngủ trên đường.
La Tiểu Tam nhi quấn quần áo của anh trai, La Cường cởi trần, mặc một chiếc quần nhỏ …
Một năm sau, những ngôi nhà gỗ cũ được sửa sang lại, khu nhà lại tiếp tục vang lên tiếng pháo hoa, tiếng ồn ào của con người.
Bố La đi sớm về muộn mỗi ngày để kiếm tiền nuôi con. Một công nhân cấp hai trong một đơn vị quốc doanh có mức lương chết 41 tệ rưỡi một tháng, thời đó người ta gọi đùa là “415 Đại Mao".
La Cường ra khỏi viện mỗi buổi sáng, đổ bồn tiểu, cõng La Tiểu Tam nhi trên vai.
La Tiểu Tam nhi ôm đầu anh trai mình, cái mông vừa được rửa sạch sau khi đi tiểu cọ vào gáy La Cường.
Bồn tiểu được đổ xuống mương cống bên đường, mùa hè bốc mùi thối hoắc, mùa đông có thể nhìn thấy phân đông cứng trên mấy thanh sắt gỉ của cống.
Ăn vội vài miếng bánh bao dưa muối, sữa đậu nành và cháo kê, La Cường gảy bếp than, nhặt vụn than tổ ong cháy hết vào chiếc bồn rửa bị vỡ, rồi thêm than mới vào. Muội than được kéo ra ngoài, đổ vào chiếc xe rác của công nhân vệ sinh đậu ngoài đầu ngõ.
Trẻ con trong hẻm nhỏ không được đi nhà trẻ, nhà trẻ chỉ dành cho con em những nhà khá giả. Khi La Chiến còn nhỏ, nó được mấy dì mấy thím trong ngõ chuyền tay nhau trông hộ, mỗi ngày ngồi trên chiếc ghế đan trong sân phơi nắng.
Khi La Tiểu Tam nhi lớn hơn một chút, mỗi buổi tối đều ngồi trên ngưỡng cửa khu nhà, đợi La Cường tan học về. Khoảng thời gian sau khi anh trai tan học là khoảng thời gian hạnh phúc nhất mỗi ngày của nó.
La Tiểu Tam nhi có đồ chơi vịt bằng nhựa và xe đạp ba bánh nhỏ bố nó mua cho nó, là thứ hai người anh của nó chưa từng được chơi khi còn bé.
La Cường lén lấy xe đạp của bố La, theo sau là La Tiểu Tam nhi, cưỡi xe đạp ba bánh, hai anh em lang thang, ngông cuồng trong con hẻm nhỏ.
Xe đạp 28 tấc, gia đình nào cũng có một chiếc. Chiếc xe khá cao, lúc đó La Cường không cao lắm, chân hắn vẫn còn loay hoay để với đến bàn đạp.
Cưỡi bằng hai tay không cầm tay lái, ngồi trên ghế sau xe, hoặc cùng Tiểu tam nhi cưỡi trên xà, đều là những trò vui lần nào cũng có thể khiến Tiểu Tam nhi thích thú. Có khi hắn kéo ghế xe lên vị trí cao nhất, dỡ khung sau xe rồi thả tay đạp xe trong con hẻm nhỏ. Kéo ghế và dỡ khung là cách đi xe đạp thời thượng trong các con hẻm thời bấy giờ, gọi là “chơi nổi".
Trong lòng La Tiểu Tam nhi, anh hai quý báu của nó của nó là thiếu niên nhiệt huyết nhất trong tám con hẻm ở Tây Tứ.
Thiệu Tam gia và La lão nhị không giống nhau, thậm chí không cùng một thế hệ, năm 1976 anh còn chưa được sinh ra.
Có rất nhiều điều La Cường nói mà Thiệu Quân không hiểu hết. Anh chưa bao giờ nghe nói đến hoặc trải qua một cuộc đời như vậy. Khoảng cách không thể nối lại giữa hai người chính là quãng thời gian thanh xuân trong con hẻm cũ không bao giờ có thể quay trở lại ấy.
Cho nên đêm này, Thiệu Quân phải mất rất lâu để tiêu hóa, suy nghĩ quá nhiều trong thời gian ngắn, nghĩ về một người như La Cường.
La Cường trốn trong bóng tối với đôi mắt đỏ sẫm đêm nay, chỉ có Thiệu Quân mới có thể nhìn thấy.
La Cường trước mặt anh giống như củ hành lớn, từng lớp từng lớp vỏ được bóc ra, lộ ra bộ mặt chân thực rõ ràng nhất của người đàn ông này, làm mắt anh cay, làm tim anh như thiêu đốt, làm anh muốn ngừng cũng không được, muốn quên cũng chẳng thể nào quên…
—
(1): Nhà hàng Hồng Tân Lâu được thành lập vào năm 1853 (năm thứ 3 của Tây An Phong trong triều đại nhà Thanh). Ban đầu nằm ở Thiên Tân, năm 1955 vào Bắc Kinh theo lời mời của Thủ tướng Chu Ân Lai.
(2): Động đất Đường Sơn (chữ Hán: 唐山大地震, Hán Việt: Đường Sơn đại địa chấn) là một trận động đất xảy ra ngày 28 tháng 7 năm 1976 với chấn tâm nằm gần thành phố Đường Sơn, Hà Bắc (Trung Quốc). Đây thường được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ XX xếp trên cả Động đất Ấn Độ Dương 2004.Thiên tai này đã hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc, theo thống kê ban đầu của Chính phủ Trung Quốc đã có 655.000 người thiệt mạng, con số này sau đó được giảm xuống còn từ 240.000 đến 255.000 người, ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất.
Edit: Andrew Pastel
Hai đội bóng của đại đội 1 ngang nhiên đánh nhau trên sân bóng rổ, dĩ nhiên trận đấu bị đình chỉ ngay, cả hai đều bị phạt.
Thiệu Quân cả giận nói, “Phạt điểm, ngừng toàn bộ giải đấu, trừng phạt nghiêm khắc vào. Tôi không tin không trị hết thói xấu của La Cường."
La Cường trong phòng biệt giam cả đêm, Thiệu Tam gia cũng ở cùng với hắn cả đêm.
Thiệu Quân thậm chí còn không còng tay La Cường.
Điền Chính Nghĩa lo lắng theo sát Thiệu Quân nói: “Thiếu gia sao cậu lại mạo hiểm như thế? Cậu không đề phòng tên này một chút nào sao? Lỡ hắn ta điên lên gây thương tích cho cậu, gặp chuyện không may thì làm sao bây giờ?"
Thiệu Quân nói: “Anh ta phải phát điên, tôi phải làm anh ta phát điên, tôi phải để anh ấy trút giận. Tôi cũng không tin anh ta là người nhẫn tâm, thiếu hiểu biết đâu."
Điền Chính Nghĩa cũng chưa vừa bụng: “Vậy còn chuyện La Cường đánh mấy người bên ban tôi thì sao?"
Thiệu Quân đuối lý, than thở: “Thì chẳng phải cũng bị nhốt sao … Hơn nữa nếu không phải do Vương Báo ra tay thì đâu có chuyện như vậy?"
Đội trưởng Điền nghĩ bụng, La Cường ra tay là do Vương Báo à? Tên này rõ ràng là đang nghẹn một bụng lửa giận muốn tìm ai để xả ra mà thôi. Thiệu tiểu tam nhi là người giám hộ hay là mẹ người ta vậy, lúc nào cũng nhe nanh xòe vuốt như hổ cái bảo vệ đàn con.
Mới đầu xuân, sáng sớm phương Bắc rất lạnh, ngoài cửa sổ gió lay như ai đang khóc thút thít.
Thiệu Quân đem hai chiếc mền vào phòng giam, mỗi người một chiếc.
La Cường chưa ăn gì cả ngày, cả người choáng váng, cứng đờ ngồi trên ghế sắt, không nhúc nhích, cũng không nói tiếng nào.
Thiệu Quân hiểu người đàn ông này, cũng không ép buộc hay ra lệnh. Anh chỉ lặng lẽ kéo một chiếc ghế lại, ngồi đối mặt với La Cường.
Căn phòng lạnh như hầm băng, lạnh luồn vào cả tim. Thiệu Quân lôi chăn bông dày quấn lấy La Cường, sau đó cũng trùm cho mình một cái, bắt chéo chân cuộn tròn trong chăn. Hai người quấn chăn bông dày phồng nom như hai con gấu, cứ ngồi như vậy, mỗi người một đầu, giương mắt im lặng nhìn nhau.
Thật lâu sau, La Cường nói: “Cậu quay về đi."
Thiệu Quân nói: “Tôi ở đây trông anh."
Giọng La Cường khàn khàn: “Tôi sẽ không đập phá phòng, hay làm khó cậu … Cậu đi đi, tôi muốn ở một mình."
Thiệu Quân rất nghiêm túc: “Tôi là quản giáo của anh, anh là người của tôi, nếu anh cảm thấy không thoải mái, hay có gì khó khăn phải nói cho tôi biết."
Đáy mắt La Cường hiện lên một vẻ trốn tránh và nôn nóng, hắn muốn trốn tránh mọi người, muốn ở một mình, nhưng lại bị Thiệu Tam màn thầu này bám rịt đến khó chịu. Màn thầu làm bị hỏng sao? Bỏ quá nhiều men và quá ít baking soda à, sao không nở mà lại dính như thế!
La Cường thô lỗ nói: “Tôi đã nói là không, đó không phải là việc của cậu! Tôi đang bị nhốt vào biệt giam rồi, cậu cút đi giùm tôi."
Mắt Thiệu Quân đỏ lên: “Sao không nói với tôi? Anh quên những gì trước đó tôi đã nói rồi sao!"
“La Cường, hai chúng ta đã từng nói cái gì? Anh là người của tôi, nghe tôi nói, nhận thức tôi! Tôi chăm sóc anh, tôi giúp đỡ anh, tôi bảo vệ anh, anh đói bụng tôi cho anh ăn, anh bệnh tôi sẽ đưa anh đến bệnh viện. Anh già anh chết tôi cũng sẽ là người nhặt xác và lo hậu sự cho anh! Anh đánh người khác dĩ nhiên tôi phải cần một lời giải thích, vì nếu anh đánh người khác, tôi cũng sẽ bị trừng phạt chung với anh! “
“Hôm nay anh bắt nạt người khác, La Cường, anh gây chuyện, anh bị phạt, bị biệt giam, thì tôi cũng sẽ chịu chung như thế. Anh đánh nhau, người chịu trách nhiệm là tôi, người mất mặt cũng là tôi. Anh hiểu không! Con mẹ nó anh bị giam ở đây bao nhiêu ngày thì Thiệu tam gia sẽ ở với anh bấy nhiêu ngày. Anh còn dám nói không liên quan đến tôi?! Anh đã hứa với tôi như thế nào? Anh đã đồng ý với tôi như thế nào!!! “
La Cường quay mặt đi, không nhìn Thiệu Quân, nhưng đôi mắt hắn từ từ ươn ướt, đỏ ngầu, như muốn chảy máu ra, trộn lẫn máu và nước mắt.
Đây là lần đầu tiên hắn không biết phải làm gì, mờ mịt và tuyệt vọng.
La Cường vùi đầu vào chăn bông, lộ ra một mẩu xương cứng hơi lồi lên sau gáy. Tóc hắn cạo rất ngắn, chỉ để lại một lớp tóc mờ đen xám, dưới ánh trăng từng đường nét xương sọ lộ ra thật rõ ràng.
Xương sau ót này, người xưa gọi là “phản cốt’.
Người ta quan niệm, những người có ‘phản cốt’ là tai họa, là nghiệp chướng, súc sinh, không ai muốn giao du, người đời thì khinh rẻ!
Thiệu Quân cũng không dễ chịu gì, La Cường đã chiếm trọn tâm tư của anh, không thể làm lơ được. Trong tù, hàng tháng La Cường đều làm tốt hơn mọi người, luôn được thêm điểm cộng, bước từng bước nhỏ trên con đường cải tạo phóng thích, tiến gần hơn đến cánh cổng sắt lớn, từng bước mỗi ngày thật sự rất vất vả! Lần đánh nhau này điểm công của cả tháng bị trừ sạch sành sanh rồi, khó khăn lắm mới đi được một đoạn, giờ lại quay về vạch xuất phát?!
Bọc trong chiếc chăn bông to, anh nhích ghế lại gần, vươn tay vỗ nhẹ vào ót La Cường: “Tôi biết anh đang khó chịu. Chuyện lớn như vậy, sao anh lại cứ muốn tự mình gánh vác? Anh có ngốc không, sao không nói cho tôi biết."
La Cường hừ mũi: “Nói cái gì với cậu? Cậu quen ông già nhà tôi sao?"
Thiệu Quân liếc nhìn hắn, tự tin nói: “Đương nhiên là tôi biết, tôi biết phụ huynh của tất cả những người trong ban 7."
“Bố anh sinh được ba người con trai, anh trai anh thật thà và tốt bụng, em anh là tai họa nhỏ, còn anh thì là một tai họa lớn. Bố anh rất khéo léo, tay nghề thủ công của anh cũng là học từ bố. Anh cũng học nấu ăn từ ông, bảy tuổi biết làm sủi cảo, chín tuổi biết hấp bánh bao … “
“Sau này anh làm ăn phát đạt. Một nửa hộp đêm ở thành phố Bắc Kinh là của anh. Người trong giới lớn tuổi hơn anh gọi anh là ‘lão Nhị’, những người nhỏ tuổi hơn anh gọi anh là “Anh Cường." Anh chưa kết hôn, không con, vợ của chủ tịch tập đoàn X vừa bị bắt chính ra là tình nhân của anh, bằng không anh giải quyết mấy chuyện kia như thế nào? Còn nữa, hai diễn viên nữ chính trong tiết mục trên TV hôm trước, Đừng nói với tôi anh chưa từng ngủ với hai cô ấy nhé, người ta đồn khắp chốn rồi!"
Có một số chuyện khi hai người nói chuyện phiếm với nhau La Cường chưa bao giờ đề cập đến, ví dụ như chuyện tình nhân này, làm sao mà nói cho Thiệu tiểu tam nhi được? Những thông tin này đều là Thiệu Quân đi ‘hóng hớt’ từ nhiều nguồn khác nhau. Anh rất giỏi trong chuyện này, ghi nhớ tất cả.
Những người mà anh không muốn gặp, anh chẳng bao giờ muốn nhớ tý gì về họ, còn những người anh quan tâm, anh nhớ rõ từng chuyện một.
Thiệu Quân giả vờ thoải mái, trêu chọc La Cường: “Tôi nói đúng không? Còn điều gì tôi không biết, anh kể tôi nghe với?"
La Cường trợn mắt nhìn anh một cái, khóe miệng kéo giãn ra: “Hừm, cậu không biết nhiều lắm."
Thiệu Quân nói: “Còn nữa, bố anh rất thương anh. Bố dạy anh trò bắt nạng. Hồi nhỏ chắc anh ăn nhiều thịt dê lắm hả?"
La Cường: “……"
Thiệu Quân thò tay vào chăn, lấy ra một vài chiếc nạng dê trong túi: “Phải không?"
Chiếc nạng dê hôm đó chơi xong La Cường vứt sang một bên, Thiệu Quân nhặt nó lên, bỏ vào túi cất đi, cũng chẳng hiểu tại sao, tay có cảm giác trơn, hơi dinh dính.
La Cường cụp mắt xuống, môi run rẩy, yết hầu giật giật, mắng hai câu “cút đi" và “Đồ đáng ghét", rồi lại vùi mặt vào chăn bông, cọ mạnh mấy cái…
La Cường rất ương bướng, nhưng hắn không ngờ rằng Thiệu Tam màn thầu còn ương bướng hơn cả hắn, chỉ vì muốn hắn cúi đầu.
Đêm đó, La Cường bị Thiệu Quân kéo lên giường, chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, yên tĩnh.
La Cường ôm chăn bông, mặt vùi sâu xuống giường không cho ai nhìn thấy.
Người đàn ông này thực sự đã không ngủ cả đêm, cứ lẩm bẩm, cằn nhằn, cảm xúc rối loạn lăn qua lăn lại. Thiệu Quân cũng quấn chăn bông, tựa vào đầu giường, bối rối, nhưng lại không dám rời đi, nghe La lão nhị than thở, nói thật nhiều.
La Cường thỉnh thoảng sẽ giật nảy mình, sống lưng run lên, thở hổn hển, ho khan, trông rất đau đớn.
Thiệu Quân xoa bóp cho người đàn ông này một chút, lòng bàn tay vuốt lưng hắn, thì thầm an ủi vài câu.
La Cường tóm lấy tay Thiệu Quân, cổ tay nổi đầy gân xanh, lòng bàn tay đầy mồ hôi lạnh. Hắn siết đến tay Thiệu Quân bị đau, mu bàn tay hằn mấy dấu đỏ.
Làm sao Thiệu Quân biết an ủi người khác? Anh có từng an ủi ai bao giờ đâu? Mọi ngày anh hay gần gũi thân mật kề vai tán dóc trêu đùa với các tù nhân, nhưng anh chưa bao giờ thật sự an ủi ai đó. Khi còn nhỏ ở đại viện, Tiểu Quân Quân là người hay khóc và ồn ào nhất, mỗi khi anh khóc, năm sáu người làm trong đại viên vội chạy tới ôm như ôm trứng, hứng như hứng hoa mà dỗ dành. Thiệu Quân đã từng dỗ người khác đâu? Thiệu Quân đã từng làm “bảo mẫu" cho ai bao giờ đâu? …
Đêm đó không yên tĩnh, anh nằm bên cạnh La Cường, xoa lưng vuốt tóc, cảm thấy người này giống như bị thu nhỏ lại. Một người đàn ông mấy chục tuổi, giờ lại như một đứa trẻ, gặp chuyện buồn thì đòi tam gia gia anh đến dỗ dành!
Thiệu Quân gần như nửa ôm lấy La Cường từ phía sau, vì người bên kia kéo tay anh quá mạnh khiến anh không thể buông ra.
Mồ hôi lạnh người đàn ông ấy ướt đẫm bộ đồng phục tù nhân, chạm vào ngực Thiệu Quân ẩm ướt lành lạnh. Nhìn thấy La Cường khó chịu, đau đớn như vậy, Thiệu Quân cũng đột nhiên cảm thấy khó chịu theo …
Anh nghiêng người, nghe thấy La Cường nói: “Bố của tôi, đã từ mặt tôi từ lâu."
“Ông thương anh cả, yêu đứa út, ông ấy không muốn gặp tôi…"
“Khi tôi còn nhỏ, bố tôi không có khả năng để cho ba anh em chúng tôi sống một cuộc sống sung túc. Tôi không trách ông ấy. Nhưng khi tôi có thể cho ông ấy sống một cuộc sống tốt, ông ấy lại không muốn nhìn mặt tôi…"
“Bố tôi tức điên, là vì tôi, vì tôi…"
“Tiểu tam nhi giờ cũng đang giống như tôi, nếu bên cạnh nó có một người tốt như màn thầu cậu che chở thì tốt quá rồi …"
Mùa hè năm 1976 chẳng yên bình.
Năm đó là năm khó khăn nhất của nhà họ La, khi bà La được hàng xóm chở đến bệnh viện bằng chiếc xe ba bánh, mặt bà đã đỏ bừng, cả quần đầy máu.
Lúc nghe tin, La Cường chạy thẳng từ lò than nơi hắn làm những công việc lặt vặt đến bệnh viện, đầu tóc bết lại, trong túi vẫn còn vài đồng tiền kiếm được từ công việc làm thêm. Một đứa bé chín tuổi khi ấy có thể làm gì? Hắn kéo xe xà bần cho người ta ở lò than, hai xu một xe nhỏ, kéo một đêm hắn có thể kiếm được hai xu, hai xu thời ấy cũng vẫn có chút giá trị.
La Tiểu Tam nhi khó sinh, nghe nói do đầu quá to, lại thích đạp đá lung tung, làm động thai, vị trí thai nhi không đúng, nên khi sinh đẻ nó bị kẹt không thể ra ngoài.
Cuối cùng khi dùng kìm gắp nó ra được bên ngoài, khuôn mặt nhỏ bé của La Tiểu Tam nhi đã nghẹn lại, y tá hoảng đến mức đánh mông nó vài cái, bị đau nó mới chịu khóc lên oa oa.
Điều kiện của những bệnh viện nhỏ không tốt lắm, kho máu không đủ, đứa trẻ được cứu, nhưng người mẹ thì không.
Một người đàn ông góa vợ và ba đứa con nhỏ sống thật sự không dễ dàng gì. Các cô chú trong khu ai cũng rất yêu quý La Tiểu Tam nhi, người cho miếng cơm, người cho chút sữa, người tặng cái áo. La Tiểu Tam nhi lớn lên như thế.
La Tiểu Tam nhi cầm tinh con rồng, sinh ra đã nặng mười cân, là “em bé mười cân" (*) nổi tiếng xa gần trong ngõ hẻm. Hàng xóm đều nói, thằng nhóc thối tiểu tam nhi này là có là em bé đâu, nó là con Hắc Long thành tinh, giết mẹ ngay khi vừa sinh ra.
(*) 10 cân Trung = 5kg
Bố La lúc ấy đang làm việc trong một tiệm ăn lâu đời tên là Hồng Tân Lâu (1), tiệm ăn có những đầu bếp bậc thầy và những người thợ kỳ cựu. Ông là người có năng lực, khéo tay, và ít nói.
Hồng Tân Lâu là một nhà hàng nổi tiếng chuyên phục vụ các món ăn truyền thống Bắc Kinh – Thiên Tân, rất nổi tiếng vào thời đó, ngoại trừ ‘Lão Tam Thuận’ và Toàn Tự Đức thì hải sản và những món thịt dê của Hồng Tân Lâu rất được mọi người yêu thích. Bố La mặc đồ trắng, bận rộn trong căn bếp nóng và đông đúc, cầm dao cắt ra những lát thịt bò và thịt dê mỏng.
Sau khi tan tầm, Bố La ngồi trong ngôi nhà gỗ nhỏ hẹp chạm khắc vỏ trứng gà dưới ánh hoàng hôn.
La lão đại rửa cải thảo trong sân, dùng một cái vại lớn để muối chua dưa cải.
La Lão nhị thì đun cơm trong một cái nồi nhỏ, nghiền thành bột cháo cho vào một cái bình tráng men, đút tiểu tam nhi ăn.
La Chiến mặc cái quần hở đáy, chu mông trườn ra khỏi giường, cúi người xuống xách cái nồi nhôm đựng cơm vừa được múc sạch hết lên, thừa lúc anh trai không để ý, nó đội cái nồi lên đầu.
La Chiến đội nồi nhôm trên đầu, vui tít mắt, nó thè đầu liếm những hạt cơm trong nồi, trên má cũng dính đầy hạt cơm.
La Cường quay đầu lại, bĩu môi cười cười, cầm lấy thìa chỉ: “Tam nhi!"
La Tiểu Tam nhi mút tay: “Ưm…"
La Cường: “Có muốn ăn không? Lấy cái nồi xuống, không tao không cho ăn!"
La Tiểu Tam nhi ngẩn ra, rồi ngoan ngoãn giở nồi lên, mặt dính đầy cơm, vô tội: “Ưm ưm.." mấy cái.
Khóe miệng La Cường nhếch lên nụ cười tinh quái: “Gọi anh hai đi, tao cho mày ăn."
La Tiểu Tam nhi miệng đầy chảy chảy nước miếng: “Hắc hắc… Ha ha…"
Năm 1976 cũng là một năm thảm khốc đối với toàn bộ đồng bằng Hoa Bắc, phong thủy long mạch kinh đô bị phá hủy, hàng triệu người trong thành phố mất nhà mất cửa. (2)
Vào đêm trời đất rung chuyển, một thanh xà nhà trong cái phòng tám mét của nhà họ La bị sụp, rớt đè sụp cả lò than.
Bố La ngủ một mình trên tấm ván gỗ cạnh cửa sổ, ba đứa con của ông đều ngủ bên trong. Bố La vô cùng hoảng sợ chạy tới đào xới trong đống vữa tường mục nát, trong bóng tối lôi từng đứa con trai của mình ra ngoài…
La Tiểu Tam nhi quấn trong một chiếc chăn bông, được La Cường che chắn bên trên, chậm rãi trượt ra từ khe hở giữa đống đổ nát.
Bố La vội vàng mở chăn bông, sờ sờ tay chân thằng bé: “Tam nhi?! Tam nhi"
Đang định ôm đứa bé chạy ra, lão đại sực nhớ đến chuyện gì đó, chỉ tay vào bức tường trong bóng tối: “Bố? Bố! Lão nhị còn bên trong! Bố quên mất nó rồi …"
Trận động đất ở Đường Sơn năm đó, nghe bảo lò luyện thép của nhà máy thép Thủ Cương cũng bị rung chuyển, đường ống dẫn dầu của nhà máy tổng hợp hóa dầu Bắc Kinh bị vỡ, nhà máy luyện than Bắc Kinh thì chìm trong biển lửa.
Một góc tường gạch của của Tử Cấm Thành nứt ra, di tích chùa Bạch Tháp, chùa Thiên Ninh và cửa Đức Thắng rung chuyển lung lay, cũng may vẫn đứng sừng sững.
Toàn bộ thành phố đều bị ảnh hưởng, khắp nơi đâu cũng có thương vong. Trận động đất lớn qua đi vẫn để lại di chấn, cứ vài giờ lại rung chuyển. Những ngôi nhà gỗ cũ nát lung lay sắp đổ, gạch ngói trên những bức tường thấp trong ngõ nứt từng mảng rơi xuống.
May mắn lúc đó đang mùa hè, ban đêm trời vẫn chưa lạnh. Những sân nhà trở thành phòng ở, người dân nằm ngủ la liệt trên đường.
La Cường chạy về nhà nhiều lần, giẫm lên những viên gạch ngói vỡ, cẩn thận kéo chiếc chăn bông ra khỏi đống đổ nát. Trên Tây Tứ, Đức Thắng quận Tây Thập chật kín các hộ gia đình túm tụm lại, quấn chăn bông ngủ trên đường.
La Tiểu Tam nhi quấn quần áo của anh trai, La Cường cởi trần, mặc một chiếc quần nhỏ …
Một năm sau, những ngôi nhà gỗ cũ được sửa sang lại, khu nhà lại tiếp tục vang lên tiếng pháo hoa, tiếng ồn ào của con người.
Bố La đi sớm về muộn mỗi ngày để kiếm tiền nuôi con. Một công nhân cấp hai trong một đơn vị quốc doanh có mức lương chết 41 tệ rưỡi một tháng, thời đó người ta gọi đùa là “415 Đại Mao".
La Cường ra khỏi viện mỗi buổi sáng, đổ bồn tiểu, cõng La Tiểu Tam nhi trên vai.
La Tiểu Tam nhi ôm đầu anh trai mình, cái mông vừa được rửa sạch sau khi đi tiểu cọ vào gáy La Cường.
Bồn tiểu được đổ xuống mương cống bên đường, mùa hè bốc mùi thối hoắc, mùa đông có thể nhìn thấy phân đông cứng trên mấy thanh sắt gỉ của cống.
Ăn vội vài miếng bánh bao dưa muối, sữa đậu nành và cháo kê, La Cường gảy bếp than, nhặt vụn than tổ ong cháy hết vào chiếc bồn rửa bị vỡ, rồi thêm than mới vào. Muội than được kéo ra ngoài, đổ vào chiếc xe rác của công nhân vệ sinh đậu ngoài đầu ngõ.
Trẻ con trong hẻm nhỏ không được đi nhà trẻ, nhà trẻ chỉ dành cho con em những nhà khá giả. Khi La Chiến còn nhỏ, nó được mấy dì mấy thím trong ngõ chuyền tay nhau trông hộ, mỗi ngày ngồi trên chiếc ghế đan trong sân phơi nắng.
Khi La Tiểu Tam nhi lớn hơn một chút, mỗi buổi tối đều ngồi trên ngưỡng cửa khu nhà, đợi La Cường tan học về. Khoảng thời gian sau khi anh trai tan học là khoảng thời gian hạnh phúc nhất mỗi ngày của nó.
La Tiểu Tam nhi có đồ chơi vịt bằng nhựa và xe đạp ba bánh nhỏ bố nó mua cho nó, là thứ hai người anh của nó chưa từng được chơi khi còn bé.
La Cường lén lấy xe đạp của bố La, theo sau là La Tiểu Tam nhi, cưỡi xe đạp ba bánh, hai anh em lang thang, ngông cuồng trong con hẻm nhỏ.
Xe đạp 28 tấc, gia đình nào cũng có một chiếc. Chiếc xe khá cao, lúc đó La Cường không cao lắm, chân hắn vẫn còn loay hoay để với đến bàn đạp.
Cưỡi bằng hai tay không cầm tay lái, ngồi trên ghế sau xe, hoặc cùng Tiểu tam nhi cưỡi trên xà, đều là những trò vui lần nào cũng có thể khiến Tiểu Tam nhi thích thú. Có khi hắn kéo ghế xe lên vị trí cao nhất, dỡ khung sau xe rồi thả tay đạp xe trong con hẻm nhỏ. Kéo ghế và dỡ khung là cách đi xe đạp thời thượng trong các con hẻm thời bấy giờ, gọi là “chơi nổi".
Trong lòng La Tiểu Tam nhi, anh hai quý báu của nó của nó là thiếu niên nhiệt huyết nhất trong tám con hẻm ở Tây Tứ.
Thiệu Tam gia và La lão nhị không giống nhau, thậm chí không cùng một thế hệ, năm 1976 anh còn chưa được sinh ra.
Có rất nhiều điều La Cường nói mà Thiệu Quân không hiểu hết. Anh chưa bao giờ nghe nói đến hoặc trải qua một cuộc đời như vậy. Khoảng cách không thể nối lại giữa hai người chính là quãng thời gian thanh xuân trong con hẻm cũ không bao giờ có thể quay trở lại ấy.
Cho nên đêm này, Thiệu Quân phải mất rất lâu để tiêu hóa, suy nghĩ quá nhiều trong thời gian ngắn, nghĩ về một người như La Cường.
La Cường trốn trong bóng tối với đôi mắt đỏ sẫm đêm nay, chỉ có Thiệu Quân mới có thể nhìn thấy.
La Cường trước mặt anh giống như củ hành lớn, từng lớp từng lớp vỏ được bóc ra, lộ ra bộ mặt chân thực rõ ràng nhất của người đàn ông này, làm mắt anh cay, làm tim anh như thiêu đốt, làm anh muốn ngừng cũng không được, muốn quên cũng chẳng thể nào quên…
—
(1): Nhà hàng Hồng Tân Lâu được thành lập vào năm 1853 (năm thứ 3 của Tây An Phong trong triều đại nhà Thanh). Ban đầu nằm ở Thiên Tân, năm 1955 vào Bắc Kinh theo lời mời của Thủ tướng Chu Ân Lai.
(2): Động đất Đường Sơn (chữ Hán: 唐山大地震, Hán Việt: Đường Sơn đại địa chấn) là một trận động đất xảy ra ngày 28 tháng 7 năm 1976 với chấn tâm nằm gần thành phố Đường Sơn, Hà Bắc (Trung Quốc). Đây thường được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ XX xếp trên cả Động đất Ấn Độ Dương 2004.Thiên tai này đã hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc, theo thống kê ban đầu của Chính phủ Trung Quốc đã có 655.000 người thiệt mạng, con số này sau đó được giảm xuống còn từ 240.000 đến 255.000 người, ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất.
Tác giả :
Hương Tiểu Mạch