Tôi Là Đại Vai Ác
Chương 4
“Yến Tuân, gói hàng của ông này."
Trong một công xã nông trường ở tỉnh Lũng, một đoàn người đàn ông bốn năm mươi tuổi đang cầm xẻng dọn phân trong chuồng heo. Trời rất lạnh, hơi thở ra cũng muốn đóng băng, hai tay hở ra ngoài đông lạnh đỏ bừng, nứt nẻ, có thể nhìn thấy mưng mủ hoặc đóng vảy.
Trông cửa nông trường là một ông già góa bụa ở phụ cận. Đứa con trai duy nhất thành liệt sĩ nên cấp trên bồi thường, tìm cho ông một công việc nhẹ nhàng, chỉ cần cai quản phần tử xấu lao động cải tạo ở nông trường, mỗi tháng ăn ở đều ở nông trường lại có mười tám đồng tiền.
Lão Lý đã không còn vướng bận, nhiều tiền cũng chẳng để làm gì, tất nhiên sẽ không hoạnh họe những người vốn gặp nạn này. Bình thường mỗi khi người thân của những tội phạm đang bị cải tạo gửi gói hàng tới, ông chỉ đơn giản mở ra xem, nếu không có vật phẩm gì nguy hiểm sẽ trả đồ cho nguyên chủ.
Chỗ khác không tốt như vậy, bình thường có thư hoặc bưu kiện gửi đến, đồ tốt đều bị bóc lột hơn một nửa, để lại bao nhiêu phải xem số trời. Còn lại thư, người bình thường sẽ không bóc ra xem, có điều phải hi vọng nông trường mình đang ở không có những người thích khuấy gió khuấy mưa, nếu không sẽ bị đổ lên đầu một cái văn tự ngục[1], tăng thêm tội danh, không có cách nào.
[1] Văn tự ngục: tên gọi sự ngăn cản và trấn áp các phần tử trí thức chống lại tầng lớp thống trị, cố ý tầm chương trích cú trong từng tác phẩm, từ đó thêu dệt tội danh để đẩy người ta vào oan khuất.
“Gói hàng? Của tôi?"
Ở trong đoàn người, một người đàn ông cong lưng, nhìn qua có chút già nua nhấc tay, ánh mắt có chút kinh ngạc.
Người đàn ông đó nhìn trông bốn năm mươi tuổi, mặt đầy dấu vết của sương gió, trên trán hằn sâu mấy nếp nhăn, nửa mái tóc bạc trắng, bị gió to thổi lộn xộn.
Ông chính là cha của Yến Chử thế giới này, cũng là người anh muốn cứu. Lúc này nếu có người ngày trước quen biết đứng trước mặtYến Tuân, phỏng chừng cũng không nhận ra người trước mắt này chính là người đàn ông năm xưa làm kinh động toàn bộ đại học Yến Kinh.
Đếm ngày, ông đã sớm cải tạo ở nông trường này hơn mười năm. Từ trước đến nay không nhận được một bức thư, một gói hàng nào. Không chỉ ông, số lần những người bị lãng quên ở đây nhận được thư tín của người nhà chỉ đếm được trên ngón tay.
Thái độ này ở thời bấy giờ là bình thường. Tất cả mọi người muốn nhanh chóng cắt bỏ quan hệ với bọn họ còn chẳng được, nào có người sẽ chủ động thân cận.
Yến Tuân không nghĩ ra ai sẽ gửi gói hàng cho ông. Vợ cũ đã ly hôn với ông khi chuyện mới bắt đầu, mang theo đứa con trai khi ấy bảy tuổi, vả lại còn đăng báo cắt đứt quan hệ. Những học sinh của ông lúc ấy không bỏ đá xuống giếng đã không tệ lắm rồi, cha mẹ ông thì mất sớm, không có anh chị em ruột thịt. Yến Tuân bần thần, nghĩ mình nghe lầm.
“Lão Lý gọi ông đó, hơn nửa năm rồi chỗ bọn mình không nhận được đồ bên ngoài gửi đến nhỉ?"
Người bên cạnh Yến Tuân đẩy ông một phen, lúc này ông mới phục hồi tinh thần, đi theo lão Lý ra ngoài, chốc sau trở lại, đoàn người đã thấy hốc mắt ông hồng hồng, còn mang theo một phong thư với túi đồ không nhỏ, không biết là ai gửi tới.
“Con trai tôi gửi thư, đã hơn mười năm tôi không gặp nó rồi. Nhóc con lúc trước trắng trẻo mập mạp, không biết lớn lên có cao không, khỏe mạnh không."
Yến Tuân tiến vào từ bên ngoài, lúc đi đường cứ như giẫm lên bông, nhẹ nhẹ phiêu phiêu, cảm giác như nằm mơ.
Năm ấy vợ cũ mang theo con trai bỏ đi, ông không muốn chút nào. Nhưng ai bảo ông lâm vào hoàn cảnh ấy đâu, cô ấy mang con trai đi, ít nhất không bị ông liên lụy.
Nghĩ thì nghĩ như thế, ở cái nông trường khép kín này, không lúc nào Yến Tuân không nhớ đứa con trai duy nhất của mình. Lòng ông hiểu rõ, năm ấy vợ cũ sớm muộn gì cũng tái hôn, con trai còn bé như vậy, có lẽ qua mấy năm rồi sẽ quên mình có một người cha như ông.
Đôi khi Yến Tuân còn sợ, sợ con trai có oán cái người cha ruột để lại vết nhơ như ông không, sợ rằng cả đời này ông cũng không được gặp lại con trai mình.
“Khóc cái gì, con trai ông viết thư gửi đồ cho ông phải vui mới đúng chứ." Người đàn ông bên cạnh Yến Tuân cười nói nói, vừa vui thay cho ông vừa có chút cô đơn. Con trai con gái của mình đang ở nơi nào đây?
Yến Tuân gật đầu liên tục, ông không mở thư với gói đồ ra xem ngay, cán sự nông trường thường đến tuần tra giám sát, nếu bắt gặp bọn ông lười biếng không làm việc sẽ trừ cơm.
Làm xong việc buổi sáng, mọi người cầm theo hộp cơm của mình đi múc cơm. Cơm trưa hôm nay có một cái bánh bao ngô trộn lẫn ngũ cốc với trấu, một chén cháo loãng chiếu ra bóng người, lượng cơm này căn bản không đủ no, song nhìn bộ dáng của đoàn người, dường như đã quen với việc đó.
“Nhìn xem, con trai ông gửi đến cái gì?"
Mọi người ở chung đã lâu, đều hiểu biết lai lịch tình huống cơ bản của mỗi người, bọn họ cũng biết lúc Yến Tuân bị đưa tới còn có một đứa con trai bảy tuổi, bị vợ cũ mang đi, không ngờ đứa con trai này thế mà vẫn nhớ rõ người cha ruột này, cố ý nghe ngóng tin ông bị đưa đến nông trường nào, còn gửi thư với đồ vật lại đây.
Cháo bọn họ múc đã lạnh ngắt, trời rét căn bản không ăn được, cũng may nhân viên trông giữ ở nông trường này không tệ, cho bọn họ một cái bếp lò nông trường bỏ đi, củi nhóm lửa tự bọn họ lên núi phụ cận nhặt, có cái bếp lò này với ấm sành Lão Lý trông cửa đưa bọn họ, mùa đông cũng có thể uống cháo với nước nóng hầm hập.
Trong phòng bảy ông già cho cháo với bánh bao ngô được phát nấu trong ấm sành, tụm một chỗ ngồi xếp bằng trên giường đất chờ Yến Tuân mở túi.
Yến Tuân đưa túi to cho người bên cạnh, để bọn họ từ từ xem, còn ông không chờ được mở lá thư con trai gửi, lúc xé thư, ngón tay còn run rẩy.
“Bố à, mấy ngày nay, con thường hay nằm mơ về bố, nhớ về cuộc sống lúc nhỏ."
......
“Bây giờ mẹ đã không phải chỉ là mẹ của riêng con, mẹ dùng tên của con thay tên anh trai kế, hiện tại, con là một thanh niên trí thức xuống nông thôn, mỗi ngày đều phải xuống ruộng làm việc, vai mỏi lưng đau, mỗi lần như vậy, con không nhịn được nghĩ, có phải bố làm việc so con càng mệt, càng vất vả hay không."
......
“Trong phút chốc lại nhớ về năm ấy, rất nhớ hương vị lúc còn nhỏ bố dẫn con đi mua kẹo hồ lô, nhớ những mùa đông bố dẫn con đi nghịch tuyết, bố, con nhớ bố."
......
Yến Tuân chua xót đến không thở nổi, bụm mặt, không cho nước mắt rơi trên giấy, ông cho rằng mặc dù vợ cũ mang con trai đi, ít nhất vẫn là mẹ ruột của con, không đến mức bạc đãi con cái, nhưng bây giờ đọc những dòng chữ này, đứa con ấy chỉ sợ không thiếu tủi thân.
Việc này khiến Yến Tuân vừa đau lòng vừa oán trách vợ cũ. Năm ấy con trai còn nhỏ, có lẽ không biết chuyện lúc trước ông mới xảy ra chuyện, vợ cũ đòi ly hôn mang theo con trai cắt đứt quan hệ, ông đã đưa một hộp vàng thỏi cha mẹ để lại cho vợ, xem như tấm lòng của một người cha về sau không làm tròn trách nhiệm được.
Hộp vàng ấy cũng đủ nuôi lớn trẻ con đầy sân, kết quả là, người đàn bà đó đối xử với con trai ông như vậy, làm nó thay con riêng của bà trở thành thanh niên trí thức.
Tim Yến Tuân co chặt, chỉ muốn chạy đến bên con trai, nói cho nó bố vẫn ở đây, về sau bố sẽ cẩn thận che chở con.
“Tiểu Tuân này, ông đừng thương tâm quá."
Ông già bên cạnh vỗ vỗ bả vai Yến Tuân, ông là người lớn tuổi nhất nhóm này.
“Ông thấy không con trai ông rất quan tâm ông đấy. Cái bao tay này với cái bao đầu gối này có thể dùng được luôn, nó chuẩn bị cho ông mấy thứ này, cũng là có tâm. Lúc tôi múc cháo nghe được mấy cán sự nói chuyện phiếm, nói hồng binh nông trường cách chúng ta không xa có hai tội phạm đang cải tạo sửa lại án xử sai, hiện tại đã được trở về, bốn đám người rơi đài, phía trên rất chú ý những vụ án sai năm đó, không chừng chúng ta cũng có ngày trở về."
Ông khuyến khích Yến Tuân: “Nghĩ về con trai ông, nó mới có mười bảy tuổi, chẳng lẽ ông không muốn thấy nó cưới vợ sinh con à. Cha kế luôn kém hơn cha ruột."
Câu nói răn dạy của ông bạn khiến Yến Tuân có quyết tâm chưa từng có, ông nắm chặt lá thư trong tay, đúng, ông phải sống thật tốt.
*****
“Đinh —— độ hoàn thành nhiệm vụ phụ 80%, kiss, phải không ngừng cố gắng nha!"
Yến Chử đang ở trong cung tiêu xã huyện, bị tin tức đột nhiên bắn ra hoảng sợ.
“Làm sao vậy?" Lâm Thanh Sơn thấy hai mắt Yến Chử thẳng lăng lăng nhìn giữa không trung, theo tầm mắt cậu ta nhìn qua, không thấy gì cả.
“Không có gì." Yến Chử lắc đầu, đoàn chừng lá thư kia của mình đã có tác dụng.
Lúc trước chỉ muốn thử một lần, đánh cuộc vào tình cảm ông ấy dành cho đứa con trai này. Trong lá thư anh thể hiện nỗi nhớ, cũng âm thầm nói về cảnh ngộ của mình lúc này. Nếu anh sống tốt sẽ làm cho Yến Tuân yên lòng, hoàn toàn không có vướng bận, chỉ có anh sống không tốt, Yến Tuân mới có thể không yên tâm, lấy ý chí chiến đấu chịu đựng qua.
Hiện tại xem ra, anh thắng, chỉ có điều tiếng hệ thống tự động nhắc nhở như thế nào còn có bán manh[2].
[2] Bán manh: giả bộ đáng yêu để người ta thích
“Chúng ta phải khẩn trương lên, Đinh Nam ca đang chờ ở ngoài huyện, tôi thấy các cô ấy sắp mua xong đồ tết rồi, về đi thôi."
Lâm Thanh Sơn nói với Yến Chử một câu. Không có gì bất ngờ xảy ra thì đây là lần cuối bọn họ vào thành năm nay, trừ một số nhu yếu phẩm sinh hoạt, nhóm thanh niên trí thức cũng phải mua một ít đồ ăn Tết, anh cùng Yến Chử thay mặt mua.
Đồ cần mua dựa theo danh sách đã mua gần xong, hiện tại hai người đi dạo khắp nơi, mua đồ dùng cá nhân.
Yến Chử gật đầu, lúc đi ngang qua quầy bán son phấn, bước chân ngừng lại một chút.
Tuy rằng anh không có bạn gái, nhưng cũng nghe qua câu “túi xách chữa bách bệnh" gì đó. Mọi cô gái đều thích túi xách, son phấn, đồ trang điểm phải không?
Yến Chử không chắc lắm, thời này không mua được mấy đồ kia, nhìn trong quầy có mấy hộp kem dưỡng da đóng gói tinh xảo, cuối cùng anh vẫn cầm một hộp, móc tiền thanh toán.
Trong một công xã nông trường ở tỉnh Lũng, một đoàn người đàn ông bốn năm mươi tuổi đang cầm xẻng dọn phân trong chuồng heo. Trời rất lạnh, hơi thở ra cũng muốn đóng băng, hai tay hở ra ngoài đông lạnh đỏ bừng, nứt nẻ, có thể nhìn thấy mưng mủ hoặc đóng vảy.
Trông cửa nông trường là một ông già góa bụa ở phụ cận. Đứa con trai duy nhất thành liệt sĩ nên cấp trên bồi thường, tìm cho ông một công việc nhẹ nhàng, chỉ cần cai quản phần tử xấu lao động cải tạo ở nông trường, mỗi tháng ăn ở đều ở nông trường lại có mười tám đồng tiền.
Lão Lý đã không còn vướng bận, nhiều tiền cũng chẳng để làm gì, tất nhiên sẽ không hoạnh họe những người vốn gặp nạn này. Bình thường mỗi khi người thân của những tội phạm đang bị cải tạo gửi gói hàng tới, ông chỉ đơn giản mở ra xem, nếu không có vật phẩm gì nguy hiểm sẽ trả đồ cho nguyên chủ.
Chỗ khác không tốt như vậy, bình thường có thư hoặc bưu kiện gửi đến, đồ tốt đều bị bóc lột hơn một nửa, để lại bao nhiêu phải xem số trời. Còn lại thư, người bình thường sẽ không bóc ra xem, có điều phải hi vọng nông trường mình đang ở không có những người thích khuấy gió khuấy mưa, nếu không sẽ bị đổ lên đầu một cái văn tự ngục[1], tăng thêm tội danh, không có cách nào.
[1] Văn tự ngục: tên gọi sự ngăn cản và trấn áp các phần tử trí thức chống lại tầng lớp thống trị, cố ý tầm chương trích cú trong từng tác phẩm, từ đó thêu dệt tội danh để đẩy người ta vào oan khuất.
“Gói hàng? Của tôi?"
Ở trong đoàn người, một người đàn ông cong lưng, nhìn qua có chút già nua nhấc tay, ánh mắt có chút kinh ngạc.
Người đàn ông đó nhìn trông bốn năm mươi tuổi, mặt đầy dấu vết của sương gió, trên trán hằn sâu mấy nếp nhăn, nửa mái tóc bạc trắng, bị gió to thổi lộn xộn.
Ông chính là cha của Yến Chử thế giới này, cũng là người anh muốn cứu. Lúc này nếu có người ngày trước quen biết đứng trước mặtYến Tuân, phỏng chừng cũng không nhận ra người trước mắt này chính là người đàn ông năm xưa làm kinh động toàn bộ đại học Yến Kinh.
Đếm ngày, ông đã sớm cải tạo ở nông trường này hơn mười năm. Từ trước đến nay không nhận được một bức thư, một gói hàng nào. Không chỉ ông, số lần những người bị lãng quên ở đây nhận được thư tín của người nhà chỉ đếm được trên ngón tay.
Thái độ này ở thời bấy giờ là bình thường. Tất cả mọi người muốn nhanh chóng cắt bỏ quan hệ với bọn họ còn chẳng được, nào có người sẽ chủ động thân cận.
Yến Tuân không nghĩ ra ai sẽ gửi gói hàng cho ông. Vợ cũ đã ly hôn với ông khi chuyện mới bắt đầu, mang theo đứa con trai khi ấy bảy tuổi, vả lại còn đăng báo cắt đứt quan hệ. Những học sinh của ông lúc ấy không bỏ đá xuống giếng đã không tệ lắm rồi, cha mẹ ông thì mất sớm, không có anh chị em ruột thịt. Yến Tuân bần thần, nghĩ mình nghe lầm.
“Lão Lý gọi ông đó, hơn nửa năm rồi chỗ bọn mình không nhận được đồ bên ngoài gửi đến nhỉ?"
Người bên cạnh Yến Tuân đẩy ông một phen, lúc này ông mới phục hồi tinh thần, đi theo lão Lý ra ngoài, chốc sau trở lại, đoàn người đã thấy hốc mắt ông hồng hồng, còn mang theo một phong thư với túi đồ không nhỏ, không biết là ai gửi tới.
“Con trai tôi gửi thư, đã hơn mười năm tôi không gặp nó rồi. Nhóc con lúc trước trắng trẻo mập mạp, không biết lớn lên có cao không, khỏe mạnh không."
Yến Tuân tiến vào từ bên ngoài, lúc đi đường cứ như giẫm lên bông, nhẹ nhẹ phiêu phiêu, cảm giác như nằm mơ.
Năm ấy vợ cũ mang theo con trai bỏ đi, ông không muốn chút nào. Nhưng ai bảo ông lâm vào hoàn cảnh ấy đâu, cô ấy mang con trai đi, ít nhất không bị ông liên lụy.
Nghĩ thì nghĩ như thế, ở cái nông trường khép kín này, không lúc nào Yến Tuân không nhớ đứa con trai duy nhất của mình. Lòng ông hiểu rõ, năm ấy vợ cũ sớm muộn gì cũng tái hôn, con trai còn bé như vậy, có lẽ qua mấy năm rồi sẽ quên mình có một người cha như ông.
Đôi khi Yến Tuân còn sợ, sợ con trai có oán cái người cha ruột để lại vết nhơ như ông không, sợ rằng cả đời này ông cũng không được gặp lại con trai mình.
“Khóc cái gì, con trai ông viết thư gửi đồ cho ông phải vui mới đúng chứ." Người đàn ông bên cạnh Yến Tuân cười nói nói, vừa vui thay cho ông vừa có chút cô đơn. Con trai con gái của mình đang ở nơi nào đây?
Yến Tuân gật đầu liên tục, ông không mở thư với gói đồ ra xem ngay, cán sự nông trường thường đến tuần tra giám sát, nếu bắt gặp bọn ông lười biếng không làm việc sẽ trừ cơm.
Làm xong việc buổi sáng, mọi người cầm theo hộp cơm của mình đi múc cơm. Cơm trưa hôm nay có một cái bánh bao ngô trộn lẫn ngũ cốc với trấu, một chén cháo loãng chiếu ra bóng người, lượng cơm này căn bản không đủ no, song nhìn bộ dáng của đoàn người, dường như đã quen với việc đó.
“Nhìn xem, con trai ông gửi đến cái gì?"
Mọi người ở chung đã lâu, đều hiểu biết lai lịch tình huống cơ bản của mỗi người, bọn họ cũng biết lúc Yến Tuân bị đưa tới còn có một đứa con trai bảy tuổi, bị vợ cũ mang đi, không ngờ đứa con trai này thế mà vẫn nhớ rõ người cha ruột này, cố ý nghe ngóng tin ông bị đưa đến nông trường nào, còn gửi thư với đồ vật lại đây.
Cháo bọn họ múc đã lạnh ngắt, trời rét căn bản không ăn được, cũng may nhân viên trông giữ ở nông trường này không tệ, cho bọn họ một cái bếp lò nông trường bỏ đi, củi nhóm lửa tự bọn họ lên núi phụ cận nhặt, có cái bếp lò này với ấm sành Lão Lý trông cửa đưa bọn họ, mùa đông cũng có thể uống cháo với nước nóng hầm hập.
Trong phòng bảy ông già cho cháo với bánh bao ngô được phát nấu trong ấm sành, tụm một chỗ ngồi xếp bằng trên giường đất chờ Yến Tuân mở túi.
Yến Tuân đưa túi to cho người bên cạnh, để bọn họ từ từ xem, còn ông không chờ được mở lá thư con trai gửi, lúc xé thư, ngón tay còn run rẩy.
“Bố à, mấy ngày nay, con thường hay nằm mơ về bố, nhớ về cuộc sống lúc nhỏ."
......
“Bây giờ mẹ đã không phải chỉ là mẹ của riêng con, mẹ dùng tên của con thay tên anh trai kế, hiện tại, con là một thanh niên trí thức xuống nông thôn, mỗi ngày đều phải xuống ruộng làm việc, vai mỏi lưng đau, mỗi lần như vậy, con không nhịn được nghĩ, có phải bố làm việc so con càng mệt, càng vất vả hay không."
......
“Trong phút chốc lại nhớ về năm ấy, rất nhớ hương vị lúc còn nhỏ bố dẫn con đi mua kẹo hồ lô, nhớ những mùa đông bố dẫn con đi nghịch tuyết, bố, con nhớ bố."
......
Yến Tuân chua xót đến không thở nổi, bụm mặt, không cho nước mắt rơi trên giấy, ông cho rằng mặc dù vợ cũ mang con trai đi, ít nhất vẫn là mẹ ruột của con, không đến mức bạc đãi con cái, nhưng bây giờ đọc những dòng chữ này, đứa con ấy chỉ sợ không thiếu tủi thân.
Việc này khiến Yến Tuân vừa đau lòng vừa oán trách vợ cũ. Năm ấy con trai còn nhỏ, có lẽ không biết chuyện lúc trước ông mới xảy ra chuyện, vợ cũ đòi ly hôn mang theo con trai cắt đứt quan hệ, ông đã đưa một hộp vàng thỏi cha mẹ để lại cho vợ, xem như tấm lòng của một người cha về sau không làm tròn trách nhiệm được.
Hộp vàng ấy cũng đủ nuôi lớn trẻ con đầy sân, kết quả là, người đàn bà đó đối xử với con trai ông như vậy, làm nó thay con riêng của bà trở thành thanh niên trí thức.
Tim Yến Tuân co chặt, chỉ muốn chạy đến bên con trai, nói cho nó bố vẫn ở đây, về sau bố sẽ cẩn thận che chở con.
“Tiểu Tuân này, ông đừng thương tâm quá."
Ông già bên cạnh vỗ vỗ bả vai Yến Tuân, ông là người lớn tuổi nhất nhóm này.
“Ông thấy không con trai ông rất quan tâm ông đấy. Cái bao tay này với cái bao đầu gối này có thể dùng được luôn, nó chuẩn bị cho ông mấy thứ này, cũng là có tâm. Lúc tôi múc cháo nghe được mấy cán sự nói chuyện phiếm, nói hồng binh nông trường cách chúng ta không xa có hai tội phạm đang cải tạo sửa lại án xử sai, hiện tại đã được trở về, bốn đám người rơi đài, phía trên rất chú ý những vụ án sai năm đó, không chừng chúng ta cũng có ngày trở về."
Ông khuyến khích Yến Tuân: “Nghĩ về con trai ông, nó mới có mười bảy tuổi, chẳng lẽ ông không muốn thấy nó cưới vợ sinh con à. Cha kế luôn kém hơn cha ruột."
Câu nói răn dạy của ông bạn khiến Yến Tuân có quyết tâm chưa từng có, ông nắm chặt lá thư trong tay, đúng, ông phải sống thật tốt.
*****
“Đinh —— độ hoàn thành nhiệm vụ phụ 80%, kiss, phải không ngừng cố gắng nha!"
Yến Chử đang ở trong cung tiêu xã huyện, bị tin tức đột nhiên bắn ra hoảng sợ.
“Làm sao vậy?" Lâm Thanh Sơn thấy hai mắt Yến Chử thẳng lăng lăng nhìn giữa không trung, theo tầm mắt cậu ta nhìn qua, không thấy gì cả.
“Không có gì." Yến Chử lắc đầu, đoàn chừng lá thư kia của mình đã có tác dụng.
Lúc trước chỉ muốn thử một lần, đánh cuộc vào tình cảm ông ấy dành cho đứa con trai này. Trong lá thư anh thể hiện nỗi nhớ, cũng âm thầm nói về cảnh ngộ của mình lúc này. Nếu anh sống tốt sẽ làm cho Yến Tuân yên lòng, hoàn toàn không có vướng bận, chỉ có anh sống không tốt, Yến Tuân mới có thể không yên tâm, lấy ý chí chiến đấu chịu đựng qua.
Hiện tại xem ra, anh thắng, chỉ có điều tiếng hệ thống tự động nhắc nhở như thế nào còn có bán manh[2].
[2] Bán manh: giả bộ đáng yêu để người ta thích
“Chúng ta phải khẩn trương lên, Đinh Nam ca đang chờ ở ngoài huyện, tôi thấy các cô ấy sắp mua xong đồ tết rồi, về đi thôi."
Lâm Thanh Sơn nói với Yến Chử một câu. Không có gì bất ngờ xảy ra thì đây là lần cuối bọn họ vào thành năm nay, trừ một số nhu yếu phẩm sinh hoạt, nhóm thanh niên trí thức cũng phải mua một ít đồ ăn Tết, anh cùng Yến Chử thay mặt mua.
Đồ cần mua dựa theo danh sách đã mua gần xong, hiện tại hai người đi dạo khắp nơi, mua đồ dùng cá nhân.
Yến Chử gật đầu, lúc đi ngang qua quầy bán son phấn, bước chân ngừng lại một chút.
Tuy rằng anh không có bạn gái, nhưng cũng nghe qua câu “túi xách chữa bách bệnh" gì đó. Mọi cô gái đều thích túi xách, son phấn, đồ trang điểm phải không?
Yến Chử không chắc lắm, thời này không mua được mấy đồ kia, nhìn trong quầy có mấy hộp kem dưỡng da đóng gói tinh xảo, cuối cùng anh vẫn cầm một hộp, móc tiền thanh toán.
Tác giả :
Máy Đánh Chữ Số N