Toàn Đạo Môn Đều Nợ Ta Một Ân Huệ
Chương 9
"Muốn nhìn thì cho ngươi nhìn." Phong Như Cố thở dài: "Ngày tốt cảnh đẹp như vậy hay là tắm chung đi."
Như Nhất quay đầu rời đi.
Sau khi đuổi bọn họ đi, Phong Như Cố nhặt một cành cây tùng nho nhỏ, quay về lại với bể nước nóng lượn lờ sương trắng, trong làn nước sâu đến đầu gối, y hai tay dang rộng mà nằm, cặp chân dài để tùy ý, ngẩng đầu nhìn trăng.
Qua nửa buổi, đến giờ Tuất.
Dòng suối nóng đến khung giờ được chỉ định tự động thoát nước, sau khi cái miệng của con cóc bằng vàng ở sườn đông được rót nước nóng vào thì khép lại, con cóc bằng bạc ở sườn tây thì bắt đầu há miệng, nhả suối nước lạnh ra.
Phong Như Cố hứng thú nhìn hết thảy.
Từ trên xuống dưới núi Văn Thủy có mười mấy nguồn suối lớn nhỏ, những biệt quán ở đây cũng được thiết kế rất tinh xảo, thoải mái, cứ một canh giờ bơm suối nước nóng, một canh giờ sau bơm suối nước lạnh, thay đổi luân phiên, hơn nữa còn có bóng tùng, vào mùa hạ thì đúng là rất hợp để đi nghỉ mát.
Phong Như Cố dùng cành cây tùng gõ mấy nhịp lên những tảng đá trắng, như đang hợp ca với ai vậy.
Không bao lâu đôi mắt y nhắm nghiền, lộ ra vẻ buồn ngủ.
Phía sau truyền đến tiếng bước chân.
"Sư phụ." Là giọng của Tang Lạc Cửu: "Ngâm suối nước nóng lâu sẽ dễ bị choáng đầu."
Phong Như Cố 'ừ' một tiếng, duỗi tay ra: "Đỡ ta đứng dậy."
Người nọ đi tới đụng vào tay Phong Như Cố, không đề phòng nên vạt áo trước bị nắm lấy, cái đầu cắm vào ao nước có mùi lưu huỳnh.
Mà nói là 'đầu' thì không đúng.
Bởi vì 'người' này không có đầu.
Một xác chết nữ không đầu nằm úp mình trong nước, làn da căng mịn không giống với người chết.
Một thân ảnh nhanh chóng lao về phía bình phong, nhưng vừa mới chạy được hai bước đã bị bắt dừng lại.
"Chúng Sinh Tướng" lặng yên đặt lên cần cổ hắn.
Thanh kiếm gỗ này nhìn có vẻ không sắc nhọn, nhưng chỉ cần là người có kiến thức sẽ biết đây là một thứ kỳ công, nó được làm bằng một gốc gỗ mun có tuổi đời trăm năm, cây gỗ mun này trồng trước tháp Phật xá lợi, nhiễm sức mạnh của Phật môn, trảm được hết thảy yêu tà.
Như Nhất dùng một tay cầm kiếm, ánh mắt lãnh đạm, chẳng biết đã đợi ở sau bức bình phong bao lâu rồi.
Người nọ không muốn cứ đi vào tuyệt lộ như vậy, giả vờ giơ tay nhận thua, tiện đà nhấc lên một cơn gió lạ đánh trúng thân kiếm, tìm cách chạy trốn.
Ai ngờ, vừa xoay người say chỗ khác đã bị một nhánh tùng nhúng nước đập thẳng vào mặt.
Cái này còn đau hơn cả một bạt tai, khiến người nọ đầu hoa mắt váng, kêu thảm một tiếng, đầu đập vào tường đá.
Hắn che đi nửa bên mặt nóng rát, tự biết mình không có đường sống, hoảng hốt quay đầu thì lại bị dọa thêm lần nữa.
Nhánh tùng lượn lờ trước mắt hắn đã bị 'Nhân Sinh Tướng' chẻ thành hai đoạn, không ngờ đã cứu hắn một mạng.
* * * Nếu không có nhánh tùng ngăn lại, đầu hắn đã bị thanh kiếm gỗ kia chặt đứt.
Thật chất, một nhành tùng sao có thể ngăn được Như Nhất.
Nhưng hắn biết rằng Phong Như Cố cố tình để lại cho người nọ một mạng.
Bởi vậy hắn kịp thời thu kiếm, lui kiếm về sau, không tiếng động tụng Phật hiệu: "Bần tăng không biết Văn Trung Quân cũng có tâm địa Bồ Tát."
"Hắn không thật sự muốn giết ta. Nếu muốn như vậy thật thì sẽ không sai một khối thi thể không đầu tới đối phó ta, lại còn chỉ biết nhanh chân chạy trốn."
Nói xong, Phong Như Cố chuyển hướng về phía người đang run rẩy kia.
"Phiền ngươi đến giám sát ta rồi, còn biết phải nên dùng giọng nói và bộ dáng của Lạc Cửu tận tâm nhất để mà tiếp cận ta." Phong Như Cố dùng càng tùng bị cắt một nửa, còn dính nước của suối nước lạnh vỗ lên mặt người nọ: "Mau tự mình giải 'dịch dung chú' trên mặt đi nào. Khuôn mặt đẹp đẽ như bạch ngọc này của Lạc Cửu bị ngươi dùng vào việc đáng khinh như vậy, đúng là phí phạm."
Người nọ không dám trốn, run rẩy giải chú thuật trên người, ấy vậy mà lại là một đứa nhóc mười một, mười hai tuổi, trên người mặc phục sức của Văn Thủy Sơn, khuôn mặt bình đạm, không có gì đặc biệt.
Khi Phong Như Cố thấy được khuôn mặt này thì lộ ra vẻ kỳ quái, nhìn về phía Như Nhất, mở miệng nói một câu khốn nạn.
"Ngươi vẫn chưa đi nhỉ." Phong Như Cố than thở: "Quả thật là muốn nhìn bổn quân tắm rồi."
Nếu là lúc nãy, có lẽ Như Nhất sẽ giải thích mấy câu, nói rằng khi nãy hắn đến đây là vì phát hiện chính điện chẳng có ai mà lại có kẻ lẻn vào biệt quán. Sau khi hắn đuổi đám tiểu đệ tử lỗ mãng đi thì luôn tuân thủ ước định với Thường Bá Ninh, chờ đợi tại nơi này để phòng ngừa có kẻ muốn làm Phong Như Cố bị thương.
Nhưng Phong Như Cố vừa mới nói như vậy làm hắn không thể mở miệng giải thích.
Chắc rằng đứa trẻ trước mắt không có ý chí chiến đấu, Như Nhất thu kiếm lại, áp thanh kiếm bên người, ánh mắt lay chuyển hướng về Phong Như Cố.
Lúc này y vừa mới ra khỏi bể tắm, không kịp thay quần áo khô ráo, áo tắm trên người bị nước nóng làm ướt hết cả.
Áo tắm trên người y được làm bằng chất liệu tốt nhất trong làng may mặc, giao tiêu*, một thước ba chỉ vàng, đủ thấy được Thường Bá Ninh yêu thương Phong Như Cố bao nhiêu.
(*) Giao tiêu (鲛绡) trong truyền thuyết là một loại vải do nhân ngư dệt ra.
Chuyện cũ thời thiếu niên đột nhiên tràn vào.
Lần đầu tiên hắn đi chợ tơ lụa là do Thường Bá Ninh dẫn đi.
Khi đó hắn không thể phân biệt được loại nào tốt loại nào xấu, Thường Bá Ninh liền chỉ bảo cho hắn, cái này là Tống Cẩm, cái kia là Khách Ty, cái nọ là Chương Đoạn..
Bọn họ đi tới đi lui nhưng không mua gì khiến cho tiểu nhị mất kiên nhẫn, cầm phất trần đuổi bọn họ.
Thường Bá Ninh hỏi hắn: "Thích cái nào?"
Khi đó, Như Nhất không biết tốt xấu, tùy tay chỉ một khúc lụa treo chính giữa.
Lúc tiểu nhị lộ ra vẻ mặt khinh miệt, Thường Bá Ninh đã mở túi tiền ra, ném hai nén vàng lên bàn: "Làm phiền may một bộ đồ mùa hè cho tiểu Hồng Trần nhà ta nhé."
Người nọ cười rộ lên làm lộ ra hàm răng tuyết trắng, đôi mắt sáng ngời, ánh mắt nhìn người khác như chuyên chú mà đa tình.
Không biết khi y nhìn Phong Như Cố có phải cũng như vậy?
* * *
Tuy rằng biệt quán ba trong ba ngoài nhưng không quá to.
Chỗ suối nước nóng xôn xao rất nhanh đã khiến ba tiểu đệ tử La Phù Xuân, Tang Lạc Cửu và Hải Tịnh chạy tới.
Mắt thấy tiểu đệ tử của Văn thủy Môn run rẩy đứng gần bình phong, La Phù Xuân lắp bắp kinh hãi.
Sau khi quay đầu nhìn về phía Phong Như Cố đang tập trung hong khô tóc, La Phù Xuân càng giật mình hơn.
Áo tắm y đã ướt đẫm, từng giọt nước tích tách rơi xuống.
Lớp áo mỏng dính vào da thịt, vừa rồi vì hơi nước nên không thể thấy rõ hình xăm, lúc này lại hiện ra rõ ràng.
* * * Trên nửa thân trên của Phong Như Cố xăm hình hoa sen.
Từ đùi, eo, mông trở lên, hình xăm duyên dáng dọc theo sống lưng thẳng đi tới đường eo vừa thon vừa rắn chắc cho đến tận ngực trái.
Nhưng không phải hình hoa sen nở rộ mà chỉ là mới chớm nở.
Nước trong, lá xanh, đá trắng, nhụy xanh.
Bông sen sống động vào cuối xuân khiến người khác không khỏi nghi ngờ rằng hình xăm sẽ lay động theo gió.
* * *Nhưng sao lại chân thực như vậy?
Lá sen như nổi trên mặt nước, sống động như thật, không thể nào chỉ dùng một câu "diệu pháp đan thanh" để nói được.
"Sư huynh vẽ cho ta đấy." Chú ý tới tầm mắt của bọn họ, Phong Như Cố mặt dày cười nói: "Tay nghề tốt nhỉ?"
Tang Lạc Cửu vội vàng dời ánh mắt, cầm lấy áo, khoác lên người Phong Như Cố.
Ánh mắt Như Nhất tối sầm, năm ngón tay siết chặt lấy chuôi kiếm.
* * * Người Phật tử từ bỏ sân hận, trong lòng đố kỵ chính là nghiệp chướng.
Nhận ra tâm tư của bản thân rối bời, Như Nhất yên lặng tụng một đoạn [Đại Trang Nghiêm Luận Kinh], đến câu "Có gặp có biệt ly, đó là nhân duyên trên đời" * tâm niệm lại dao động, chỉ là không hiện trên mặt thôi.
(*) Nguyên gốc là "毕竟必别离, 以是因缘故", câu này mình edit bừa thôi..
Đứa trẻ vốn muốn rút lui nhưng lại bị mọi người vây quanh, đôi mắt đỏ lên, run như cầy sấy.
La Phù Xuân quát hỏi: "Ngươi là đệ tử nào? Cớ gì lẻn vào biệt quán giữa đêm khuya."
Nhóc con sợ tới mức không nói lên lời, chỉ liều mạng lắc đầu, mắt ngập nước như muốn khóc, bộ dáng như sắp chết đến nơi.
Bên kia, Phong Như Cố duỗi eo lưng: "Cho ngươi thêm chút thời gian nữa, nếu không chịu nói ta sẽ ngâm ngươi đến bấy nhừ."
Câu này vừa dứt đã khiến mọi người kinh ngạc.
Ngay cả Như Nhất cũng liếc mắt nhìn y thêm vài cái.
Tang Lạc Cửu lấy làm lạ nói: "Sư phụ, ngài muốn ngủ lại là vì.."
"Cái chết của Văn tam tiểu thư là nhằm vào ta, cùng lắm là muốn ép ta xuống núi thôi." Phong Như Cố dựa vào bức bình phong, lười nhác nói: "Vì tên sát nhân dùng đao Đường kia có khả năng vẫn đang tự nhiên ra vào Văn Thủy Sơn, nơi này là chỗ trú cuối cùng của hắn, ta ở lại chỗ này biết đâu chừng có thể thấy được mặt hắn."
La Phù Xuân hoảng hốt, dần dần hiểu ra, nắm lấy vạt áo của tiểu đạo sĩ trước mặt: "Chính ngươi đã giết tam tiểu thư nhà mình sao?"
Lời còn chưa xong đã bị Phong Như Cố vỗ vào gáy một cái.
"Đồ ngốc." Phong Như Cố nói: "Con ở đây suy đoán lung tung chẳng bằng vào trong kia nhìn thi thể đi."
".. thi thể?"
Phong Như Cố lại thốt ra câu nói khiến người khác kinh sợ: "Văn tam tiểu thư ở bên trong, nhớ chăm sóc cho tốt, đừng đường đột."
La Phù Xuân vội vàng đi vào sau bình phong.
Dưới ánh trăng quả thực có một khối nữ thi không đầu, nàng úp mặt vào suối nước lạnh, máu trước lồng ngực đã khô lại, vạt áo trước còn đọng lại một vệt máu lớn.
Xác chết nữ mặc áo tắm, khuy vải tinh tế, bên trên còn thêu phượng bằng chỉ bạc.
Trang phục này tuyệt đối không phải dùng để ra ngoài.
Khi xoa bóp tay nữ thi, La Phù Xuân lắp bắp kinh hãi.
Thân thể lạnh lẽo như người chết nhưng lại mềm mại lạ thường.
La Phù Xuân bỗng nhiên đứng dậy, bước nhanh ra khỏi tường đá, không nói lời nào đã cố định cổ tay thiếu niên, thăm dò linh mạch hắn, cơn tức giận ùn ùn kéo đến: "Ngươi là ma đạo?"
Chưa nói hết đã nghe được âm thanh chê cười của Phong Như Cố: "Con là pháo đốt đấy à?"
La Phù Xuân bị cắt lời, cả giận nói: "Sư phụ! Văn tam tiểu thư bị luyện thành xác sống rồi!"
(*) Nguyên gốc là 醒尸 (tỉnh thi) nhưng mình để là xác sống nha.
"Hét cái gì." Phong Như Cố liếc hắn: "Không thể nhìn, không thể nói, không thể cầm nắm hung khí, chỉ biết duỗi tay đánh người, nếu người trong ma đạo luyện ra cái loại xác sống như thế này mà muốn đi hại người thì bỏ tu, về nhà trồng khoai lang đi."
Thứ gọi là xác sống này vốn là xác chết biến thành, thi thể có thể nói có thể hoạt động, giống như đang sống, chỉ là thiện ác đảo lộn, không biết ấm lạnh, không rõ trắng đen.
Xác sống mà văn tam tiểu thư biến thành vô cùng thô sơ, nhẹ nhàng kéo một cái đã ngã, bởi vì tu vi chủ nhân thấp kém, dốc hết toàn lực mà chỉ có thể khiến nàng hoạt động trong chốc lát.
Như Nhất thờ ơ nói: "Vấn đề hiện giờ là vì sao một kẻ ma đạo lại mặc quần áo đệ tử của Văn Thủy Sơn, thao túng thi thể không đầu của Văn tam tiểu thư tìm đến đây."
Tiểu ma đạo mặc áo tu sĩ run rẩy không nói được lời nào, nhìn có chút đáng thương, trong lòng Hải Tịnh sinh ra lòng trắc ẩn, vội vàng niệm vài câu a di đà phật.
Lúc này, Phong Như Cố đột nhiên nói: "Ngươi đến đây để đưa ta thi thể này, đúng không?"
Tiểu ma đạo ngẩng đầu lên, đôi mắt ngập nước cũng lung lay sắp đổ như thân thể hắn.
"Ta đang đợi kẻ sát nhân, không ngờ lại đợi được ngươi. Ngươi đưa cái xác đến rồi quay đầu bỏ chạy.. Thật thú vị."
Phong Như Cố ngồi xổm xuống, nhìn thẳng vào hắn, giọt nước rơi xuống từ mi mắt rồi chảy một đường đến cằm, y cũng lười lau, chỉ hơi nghiêng đầu, chăm chú nhìn hắn.
"Ngươi là đệ tử hạ cấp." Phong Như Cố kéo quần áo tu sĩ của hắn qua xem xét rồi cúi đầu ngửi ngửi: "Có thể quen cửa quen nẻo lẻn vào, trên người có mùi lưu huỳnh. Thường ngày ngươi phụ trách quét tước biệt quán này đúng không. Nhưng hôm nay ngươi lại không ở đây, đệ tử tới hầu hạ tay thô chân vụng, không quen thuộc với nơi này."
Người thường không để ý tới sự khác thường của những đệ tử dẫn đường nhưng Phong Như Cố lại khác.
Y rất biết cách tận hưởng, qua dăm ba câu đã biết đó là người mới, bởi vì ngay cả vị trí của phù thương gã cũng không biết.
La Phù Xuân suy đoán: "Chẳng lẽ khi Tam tiểu thư đến đây tắm rửa, bị hắn nhân cơ hội.."
Phong Như Cố liếc mắt nhìn hắn một cái: "Văn tam tiểu thư có vô dụng đến đâu cũng có tu vi Luyện khí tam kỳ, với bàng môn tà đạo thô lậu này của hắn, cho dù là đánh lén cũng không thể một đao chặt đầu."
La Phù Xuân không khỏi nghĩ tới trên xác chết của Văn tam tiểu thư, áo choàng tắm gọn gàng, ngay cả khuy vải cũng chưa cởi ra, ngoại trừ vết thương chí mạng trên cổ, quả thực không có vết thương nào, nhìn tiểu ma tu trước mắt, cũng nổi lên nghi ngờ.
Phong Như Cố nhìn tiểu ma tu, ánh mắt và giọng nói dịu dàng hẳn, âm thanh trầm giống như đang thì thầm: ".. Ngươi nhìn thấy gì? Ngươi đem xác chết kia tới là muốn cho ta biết điều gì? Ngươi không an phận ở 'di thế' mà đến đây làm chi?"
Từ khi Phong Như Cố cứu hắn khỏi nhát kiếm kia thì luôn che chở hắn, còn thì thầm nhẹ nhàng như vậy, cuối cùng tiểu ma tu cũng có dũng khí, mở miệng, lắp bắp nói: ".. Đại, đại công tử."
Mọi người nhìn hắn, chờ hắn nói tiếp.
Nhưng không ai nghĩ tới lại kinh hãi thế tục như vậy.
"Chính mắt ta nhìn thấy đại công tử Văn Thầm chém một nhát vào đầu tam tiểu thư ở suối nước nóng của biệt quán.." Tiểu ma tu quỳ gối trên mặt đất, đập đầu xuống đất kêu ba tiếng bộp bộp bộp, "Cầu Vân Trung Quân tróc nã đại công tử, cứu ta ra khỏi đây.."
Như Nhất quay đầu rời đi.
Sau khi đuổi bọn họ đi, Phong Như Cố nhặt một cành cây tùng nho nhỏ, quay về lại với bể nước nóng lượn lờ sương trắng, trong làn nước sâu đến đầu gối, y hai tay dang rộng mà nằm, cặp chân dài để tùy ý, ngẩng đầu nhìn trăng.
Qua nửa buổi, đến giờ Tuất.
Dòng suối nóng đến khung giờ được chỉ định tự động thoát nước, sau khi cái miệng của con cóc bằng vàng ở sườn đông được rót nước nóng vào thì khép lại, con cóc bằng bạc ở sườn tây thì bắt đầu há miệng, nhả suối nước lạnh ra.
Phong Như Cố hứng thú nhìn hết thảy.
Từ trên xuống dưới núi Văn Thủy có mười mấy nguồn suối lớn nhỏ, những biệt quán ở đây cũng được thiết kế rất tinh xảo, thoải mái, cứ một canh giờ bơm suối nước nóng, một canh giờ sau bơm suối nước lạnh, thay đổi luân phiên, hơn nữa còn có bóng tùng, vào mùa hạ thì đúng là rất hợp để đi nghỉ mát.
Phong Như Cố dùng cành cây tùng gõ mấy nhịp lên những tảng đá trắng, như đang hợp ca với ai vậy.
Không bao lâu đôi mắt y nhắm nghiền, lộ ra vẻ buồn ngủ.
Phía sau truyền đến tiếng bước chân.
"Sư phụ." Là giọng của Tang Lạc Cửu: "Ngâm suối nước nóng lâu sẽ dễ bị choáng đầu."
Phong Như Cố 'ừ' một tiếng, duỗi tay ra: "Đỡ ta đứng dậy."
Người nọ đi tới đụng vào tay Phong Như Cố, không đề phòng nên vạt áo trước bị nắm lấy, cái đầu cắm vào ao nước có mùi lưu huỳnh.
Mà nói là 'đầu' thì không đúng.
Bởi vì 'người' này không có đầu.
Một xác chết nữ không đầu nằm úp mình trong nước, làn da căng mịn không giống với người chết.
Một thân ảnh nhanh chóng lao về phía bình phong, nhưng vừa mới chạy được hai bước đã bị bắt dừng lại.
"Chúng Sinh Tướng" lặng yên đặt lên cần cổ hắn.
Thanh kiếm gỗ này nhìn có vẻ không sắc nhọn, nhưng chỉ cần là người có kiến thức sẽ biết đây là một thứ kỳ công, nó được làm bằng một gốc gỗ mun có tuổi đời trăm năm, cây gỗ mun này trồng trước tháp Phật xá lợi, nhiễm sức mạnh của Phật môn, trảm được hết thảy yêu tà.
Như Nhất dùng một tay cầm kiếm, ánh mắt lãnh đạm, chẳng biết đã đợi ở sau bức bình phong bao lâu rồi.
Người nọ không muốn cứ đi vào tuyệt lộ như vậy, giả vờ giơ tay nhận thua, tiện đà nhấc lên một cơn gió lạ đánh trúng thân kiếm, tìm cách chạy trốn.
Ai ngờ, vừa xoay người say chỗ khác đã bị một nhánh tùng nhúng nước đập thẳng vào mặt.
Cái này còn đau hơn cả một bạt tai, khiến người nọ đầu hoa mắt váng, kêu thảm một tiếng, đầu đập vào tường đá.
Hắn che đi nửa bên mặt nóng rát, tự biết mình không có đường sống, hoảng hốt quay đầu thì lại bị dọa thêm lần nữa.
Nhánh tùng lượn lờ trước mắt hắn đã bị 'Nhân Sinh Tướng' chẻ thành hai đoạn, không ngờ đã cứu hắn một mạng.
* * * Nếu không có nhánh tùng ngăn lại, đầu hắn đã bị thanh kiếm gỗ kia chặt đứt.
Thật chất, một nhành tùng sao có thể ngăn được Như Nhất.
Nhưng hắn biết rằng Phong Như Cố cố tình để lại cho người nọ một mạng.
Bởi vậy hắn kịp thời thu kiếm, lui kiếm về sau, không tiếng động tụng Phật hiệu: "Bần tăng không biết Văn Trung Quân cũng có tâm địa Bồ Tát."
"Hắn không thật sự muốn giết ta. Nếu muốn như vậy thật thì sẽ không sai một khối thi thể không đầu tới đối phó ta, lại còn chỉ biết nhanh chân chạy trốn."
Nói xong, Phong Như Cố chuyển hướng về phía người đang run rẩy kia.
"Phiền ngươi đến giám sát ta rồi, còn biết phải nên dùng giọng nói và bộ dáng của Lạc Cửu tận tâm nhất để mà tiếp cận ta." Phong Như Cố dùng càng tùng bị cắt một nửa, còn dính nước của suối nước lạnh vỗ lên mặt người nọ: "Mau tự mình giải 'dịch dung chú' trên mặt đi nào. Khuôn mặt đẹp đẽ như bạch ngọc này của Lạc Cửu bị ngươi dùng vào việc đáng khinh như vậy, đúng là phí phạm."
Người nọ không dám trốn, run rẩy giải chú thuật trên người, ấy vậy mà lại là một đứa nhóc mười một, mười hai tuổi, trên người mặc phục sức của Văn Thủy Sơn, khuôn mặt bình đạm, không có gì đặc biệt.
Khi Phong Như Cố thấy được khuôn mặt này thì lộ ra vẻ kỳ quái, nhìn về phía Như Nhất, mở miệng nói một câu khốn nạn.
"Ngươi vẫn chưa đi nhỉ." Phong Như Cố than thở: "Quả thật là muốn nhìn bổn quân tắm rồi."
Nếu là lúc nãy, có lẽ Như Nhất sẽ giải thích mấy câu, nói rằng khi nãy hắn đến đây là vì phát hiện chính điện chẳng có ai mà lại có kẻ lẻn vào biệt quán. Sau khi hắn đuổi đám tiểu đệ tử lỗ mãng đi thì luôn tuân thủ ước định với Thường Bá Ninh, chờ đợi tại nơi này để phòng ngừa có kẻ muốn làm Phong Như Cố bị thương.
Nhưng Phong Như Cố vừa mới nói như vậy làm hắn không thể mở miệng giải thích.
Chắc rằng đứa trẻ trước mắt không có ý chí chiến đấu, Như Nhất thu kiếm lại, áp thanh kiếm bên người, ánh mắt lay chuyển hướng về Phong Như Cố.
Lúc này y vừa mới ra khỏi bể tắm, không kịp thay quần áo khô ráo, áo tắm trên người bị nước nóng làm ướt hết cả.
Áo tắm trên người y được làm bằng chất liệu tốt nhất trong làng may mặc, giao tiêu*, một thước ba chỉ vàng, đủ thấy được Thường Bá Ninh yêu thương Phong Như Cố bao nhiêu.
(*) Giao tiêu (鲛绡) trong truyền thuyết là một loại vải do nhân ngư dệt ra.
Chuyện cũ thời thiếu niên đột nhiên tràn vào.
Lần đầu tiên hắn đi chợ tơ lụa là do Thường Bá Ninh dẫn đi.
Khi đó hắn không thể phân biệt được loại nào tốt loại nào xấu, Thường Bá Ninh liền chỉ bảo cho hắn, cái này là Tống Cẩm, cái kia là Khách Ty, cái nọ là Chương Đoạn..
Bọn họ đi tới đi lui nhưng không mua gì khiến cho tiểu nhị mất kiên nhẫn, cầm phất trần đuổi bọn họ.
Thường Bá Ninh hỏi hắn: "Thích cái nào?"
Khi đó, Như Nhất không biết tốt xấu, tùy tay chỉ một khúc lụa treo chính giữa.
Lúc tiểu nhị lộ ra vẻ mặt khinh miệt, Thường Bá Ninh đã mở túi tiền ra, ném hai nén vàng lên bàn: "Làm phiền may một bộ đồ mùa hè cho tiểu Hồng Trần nhà ta nhé."
Người nọ cười rộ lên làm lộ ra hàm răng tuyết trắng, đôi mắt sáng ngời, ánh mắt nhìn người khác như chuyên chú mà đa tình.
Không biết khi y nhìn Phong Như Cố có phải cũng như vậy?
* * *
Tuy rằng biệt quán ba trong ba ngoài nhưng không quá to.
Chỗ suối nước nóng xôn xao rất nhanh đã khiến ba tiểu đệ tử La Phù Xuân, Tang Lạc Cửu và Hải Tịnh chạy tới.
Mắt thấy tiểu đệ tử của Văn thủy Môn run rẩy đứng gần bình phong, La Phù Xuân lắp bắp kinh hãi.
Sau khi quay đầu nhìn về phía Phong Như Cố đang tập trung hong khô tóc, La Phù Xuân càng giật mình hơn.
Áo tắm y đã ướt đẫm, từng giọt nước tích tách rơi xuống.
Lớp áo mỏng dính vào da thịt, vừa rồi vì hơi nước nên không thể thấy rõ hình xăm, lúc này lại hiện ra rõ ràng.
* * * Trên nửa thân trên của Phong Như Cố xăm hình hoa sen.
Từ đùi, eo, mông trở lên, hình xăm duyên dáng dọc theo sống lưng thẳng đi tới đường eo vừa thon vừa rắn chắc cho đến tận ngực trái.
Nhưng không phải hình hoa sen nở rộ mà chỉ là mới chớm nở.
Nước trong, lá xanh, đá trắng, nhụy xanh.
Bông sen sống động vào cuối xuân khiến người khác không khỏi nghi ngờ rằng hình xăm sẽ lay động theo gió.
* * *Nhưng sao lại chân thực như vậy?
Lá sen như nổi trên mặt nước, sống động như thật, không thể nào chỉ dùng một câu "diệu pháp đan thanh" để nói được.
"Sư huynh vẽ cho ta đấy." Chú ý tới tầm mắt của bọn họ, Phong Như Cố mặt dày cười nói: "Tay nghề tốt nhỉ?"
Tang Lạc Cửu vội vàng dời ánh mắt, cầm lấy áo, khoác lên người Phong Như Cố.
Ánh mắt Như Nhất tối sầm, năm ngón tay siết chặt lấy chuôi kiếm.
* * * Người Phật tử từ bỏ sân hận, trong lòng đố kỵ chính là nghiệp chướng.
Nhận ra tâm tư của bản thân rối bời, Như Nhất yên lặng tụng một đoạn [Đại Trang Nghiêm Luận Kinh], đến câu "Có gặp có biệt ly, đó là nhân duyên trên đời" * tâm niệm lại dao động, chỉ là không hiện trên mặt thôi.
(*) Nguyên gốc là "毕竟必别离, 以是因缘故", câu này mình edit bừa thôi..
Đứa trẻ vốn muốn rút lui nhưng lại bị mọi người vây quanh, đôi mắt đỏ lên, run như cầy sấy.
La Phù Xuân quát hỏi: "Ngươi là đệ tử nào? Cớ gì lẻn vào biệt quán giữa đêm khuya."
Nhóc con sợ tới mức không nói lên lời, chỉ liều mạng lắc đầu, mắt ngập nước như muốn khóc, bộ dáng như sắp chết đến nơi.
Bên kia, Phong Như Cố duỗi eo lưng: "Cho ngươi thêm chút thời gian nữa, nếu không chịu nói ta sẽ ngâm ngươi đến bấy nhừ."
Câu này vừa dứt đã khiến mọi người kinh ngạc.
Ngay cả Như Nhất cũng liếc mắt nhìn y thêm vài cái.
Tang Lạc Cửu lấy làm lạ nói: "Sư phụ, ngài muốn ngủ lại là vì.."
"Cái chết của Văn tam tiểu thư là nhằm vào ta, cùng lắm là muốn ép ta xuống núi thôi." Phong Như Cố dựa vào bức bình phong, lười nhác nói: "Vì tên sát nhân dùng đao Đường kia có khả năng vẫn đang tự nhiên ra vào Văn Thủy Sơn, nơi này là chỗ trú cuối cùng của hắn, ta ở lại chỗ này biết đâu chừng có thể thấy được mặt hắn."
La Phù Xuân hoảng hốt, dần dần hiểu ra, nắm lấy vạt áo của tiểu đạo sĩ trước mặt: "Chính ngươi đã giết tam tiểu thư nhà mình sao?"
Lời còn chưa xong đã bị Phong Như Cố vỗ vào gáy một cái.
"Đồ ngốc." Phong Như Cố nói: "Con ở đây suy đoán lung tung chẳng bằng vào trong kia nhìn thi thể đi."
".. thi thể?"
Phong Như Cố lại thốt ra câu nói khiến người khác kinh sợ: "Văn tam tiểu thư ở bên trong, nhớ chăm sóc cho tốt, đừng đường đột."
La Phù Xuân vội vàng đi vào sau bình phong.
Dưới ánh trăng quả thực có một khối nữ thi không đầu, nàng úp mặt vào suối nước lạnh, máu trước lồng ngực đã khô lại, vạt áo trước còn đọng lại một vệt máu lớn.
Xác chết nữ mặc áo tắm, khuy vải tinh tế, bên trên còn thêu phượng bằng chỉ bạc.
Trang phục này tuyệt đối không phải dùng để ra ngoài.
Khi xoa bóp tay nữ thi, La Phù Xuân lắp bắp kinh hãi.
Thân thể lạnh lẽo như người chết nhưng lại mềm mại lạ thường.
La Phù Xuân bỗng nhiên đứng dậy, bước nhanh ra khỏi tường đá, không nói lời nào đã cố định cổ tay thiếu niên, thăm dò linh mạch hắn, cơn tức giận ùn ùn kéo đến: "Ngươi là ma đạo?"
Chưa nói hết đã nghe được âm thanh chê cười của Phong Như Cố: "Con là pháo đốt đấy à?"
La Phù Xuân bị cắt lời, cả giận nói: "Sư phụ! Văn tam tiểu thư bị luyện thành xác sống rồi!"
(*) Nguyên gốc là 醒尸 (tỉnh thi) nhưng mình để là xác sống nha.
"Hét cái gì." Phong Như Cố liếc hắn: "Không thể nhìn, không thể nói, không thể cầm nắm hung khí, chỉ biết duỗi tay đánh người, nếu người trong ma đạo luyện ra cái loại xác sống như thế này mà muốn đi hại người thì bỏ tu, về nhà trồng khoai lang đi."
Thứ gọi là xác sống này vốn là xác chết biến thành, thi thể có thể nói có thể hoạt động, giống như đang sống, chỉ là thiện ác đảo lộn, không biết ấm lạnh, không rõ trắng đen.
Xác sống mà văn tam tiểu thư biến thành vô cùng thô sơ, nhẹ nhàng kéo một cái đã ngã, bởi vì tu vi chủ nhân thấp kém, dốc hết toàn lực mà chỉ có thể khiến nàng hoạt động trong chốc lát.
Như Nhất thờ ơ nói: "Vấn đề hiện giờ là vì sao một kẻ ma đạo lại mặc quần áo đệ tử của Văn Thủy Sơn, thao túng thi thể không đầu của Văn tam tiểu thư tìm đến đây."
Tiểu ma đạo mặc áo tu sĩ run rẩy không nói được lời nào, nhìn có chút đáng thương, trong lòng Hải Tịnh sinh ra lòng trắc ẩn, vội vàng niệm vài câu a di đà phật.
Lúc này, Phong Như Cố đột nhiên nói: "Ngươi đến đây để đưa ta thi thể này, đúng không?"
Tiểu ma đạo ngẩng đầu lên, đôi mắt ngập nước cũng lung lay sắp đổ như thân thể hắn.
"Ta đang đợi kẻ sát nhân, không ngờ lại đợi được ngươi. Ngươi đưa cái xác đến rồi quay đầu bỏ chạy.. Thật thú vị."
Phong Như Cố ngồi xổm xuống, nhìn thẳng vào hắn, giọt nước rơi xuống từ mi mắt rồi chảy một đường đến cằm, y cũng lười lau, chỉ hơi nghiêng đầu, chăm chú nhìn hắn.
"Ngươi là đệ tử hạ cấp." Phong Như Cố kéo quần áo tu sĩ của hắn qua xem xét rồi cúi đầu ngửi ngửi: "Có thể quen cửa quen nẻo lẻn vào, trên người có mùi lưu huỳnh. Thường ngày ngươi phụ trách quét tước biệt quán này đúng không. Nhưng hôm nay ngươi lại không ở đây, đệ tử tới hầu hạ tay thô chân vụng, không quen thuộc với nơi này."
Người thường không để ý tới sự khác thường của những đệ tử dẫn đường nhưng Phong Như Cố lại khác.
Y rất biết cách tận hưởng, qua dăm ba câu đã biết đó là người mới, bởi vì ngay cả vị trí của phù thương gã cũng không biết.
La Phù Xuân suy đoán: "Chẳng lẽ khi Tam tiểu thư đến đây tắm rửa, bị hắn nhân cơ hội.."
Phong Như Cố liếc mắt nhìn hắn một cái: "Văn tam tiểu thư có vô dụng đến đâu cũng có tu vi Luyện khí tam kỳ, với bàng môn tà đạo thô lậu này của hắn, cho dù là đánh lén cũng không thể một đao chặt đầu."
La Phù Xuân không khỏi nghĩ tới trên xác chết của Văn tam tiểu thư, áo choàng tắm gọn gàng, ngay cả khuy vải cũng chưa cởi ra, ngoại trừ vết thương chí mạng trên cổ, quả thực không có vết thương nào, nhìn tiểu ma tu trước mắt, cũng nổi lên nghi ngờ.
Phong Như Cố nhìn tiểu ma tu, ánh mắt và giọng nói dịu dàng hẳn, âm thanh trầm giống như đang thì thầm: ".. Ngươi nhìn thấy gì? Ngươi đem xác chết kia tới là muốn cho ta biết điều gì? Ngươi không an phận ở 'di thế' mà đến đây làm chi?"
Từ khi Phong Như Cố cứu hắn khỏi nhát kiếm kia thì luôn che chở hắn, còn thì thầm nhẹ nhàng như vậy, cuối cùng tiểu ma tu cũng có dũng khí, mở miệng, lắp bắp nói: ".. Đại, đại công tử."
Mọi người nhìn hắn, chờ hắn nói tiếp.
Nhưng không ai nghĩ tới lại kinh hãi thế tục như vậy.
"Chính mắt ta nhìn thấy đại công tử Văn Thầm chém một nhát vào đầu tam tiểu thư ở suối nước nóng của biệt quán.." Tiểu ma tu quỳ gối trên mặt đất, đập đầu xuống đất kêu ba tiếng bộp bộp bộp, "Cầu Vân Trung Quân tróc nã đại công tử, cứu ta ra khỏi đây.."
Tác giả :
Kỵ Kình Nam Khứ