Toàn Đạo Môn Đều Nợ Ta Một Ân Huệ
Chương 15
Một lúc sau cửa điện cót két mở ra.
Như Nhất từ trong bước ra.
Hắn vẫn chưa mở miệng thì Phong Như Cố đã cười to, nói: "Đồ đệ ta từ đâu đến, Yến sư muội lại đây chơi với ta nào."
Tang Lạc Cửu ho nhẹ, nhỏ giọng giải thích với Như Nhất: "Xin lỗi cư sĩ, sợ là sư phụ của ta say rồi nên mới đi nhầm."
Dứt lời, Lạc Cửu đổi giọng nói, âm thanh thiếu niên trong trẻo lập tức biến thành âm thanh mềm mại khó phân biệt: "Tiểu sư huynh, sư phụ ở trong điện chờ ngươi lâu đến nỗi sốt ruột rồi."
Phong Như Cố nuốt một ngụm nước bọt: "Sư nương có ở đó không?"
"Có đó. Sư nương chờ sư phụ cùng xuống núi đi du lịch, ngươi đến muộn, hắn đang muốn tức giận đấy."
Phong Như Cố rùng mình, vươn tay: "Mau mau mau, ta đi bây giờ đây."
Ai ngờ y vốn đang hoa mắt, đứng dậy quá gấp khiến hai chân mềm nhũn, lảo đảo đi ngược về phía sau.
Như Nhất phản ứng nhanh, một chưởng đỡ phía sau lưng y rồi lại thêm một chưởng nhẹ nhàng đẩy y vào trong ngực Tang Lạc Cửu.
Tang Lạc Cửu vững vàng đón lấy, rất khách khí: "Đã trễ vậy rồi còn quấy rầy cư sĩ. Mời ngài nghỉ ngơi sớm chút."
Nói xong liền đỡ Phong Như Cố về chính điện.
Như Nhất cũng vòng vào trong.
Hải Tịnh vỗ vỗ ngực, nói thầm: "May là Vân Trung Quân đang say."
Như Nhất không nói, thậm chí biểu tình vốn lãnh đạm từ trước đến giờ cũng hiện lên chút ảo não.
Nói xấu sau lưng, đặt điều vu khống đều là khẩu nghiệp, là tối kỵ của Phật gia.
Nhưng tiếng đàn của Phong Như Cố thật sự rất giống giai điệu của khúc an thần mà nghĩa phụ từng đàn tấu để giúp hắn dễ dàng đi vào giấc ngủ khi xưa, khiến hắn không thể không chú ý đến.
Có lẽ không một ai nghĩ rằng một người vẫn có thể nhớ được tiếng đàn, ngón đàn, kỹ thuật đàn của một người khác sau mười năm, thậm chí rõ ràng như ngày hôm qua.
Năm đó, nghĩa phụ cầm tay dạy hắn học công xích phổ, nhận biết phách, nhịp, thức cung điệu, rất ngại nói hắn ngu ngốc, đa số đều là khen hắn thông minh.
Như Nhất cho rằng hắn coi nghĩa phụ là duy nhất thì nghĩa phụ cũng coi hắn như thế.
* * * Nhưng, nghĩa phụ lại dạy Phong Như Cố đàn không hầu tốt như vậy, tốt đến nỗi như là cùng một người đàn.
Tiếng nhạc hòa với cảnh đẹp, Hải Tịnh càng khen không ngớt lời, trong lòng Như Nhất càng nổi nóng, bực bội không thôi nên mới thốt ra lời thất thố.
Từ lúc gặp Phong Như Cố tới giờ Như Nhất cẩm thấy bản thân quá thất thố, nên tự kiểm điểm mới phải.
Như Nhất nhắm mắt một lúc lâu, hạ quyết tâm, cầm lên một nhánh gỗ đàn hương ngậm vào miệng, từ trong những vật tùy thân lấy ra một tấm mộc bài khắc chữ 'cấm ngôn' treo bên hông.
Hải Tịnh thấy một màn này thì giật mình không thôi: "Tiểu sư thúc?"
Như Nhất chỉ tấm mộc bài rồi chỉ miệng mình, lắc đầu sau đó tiếp tục dốc lòng đả tọa.
Hải Tịnh sửng sốt, trong lòng sinh ra mấy phần kính nể.
Tiểu sư thúc nghiêm khắc với người khác cũng nghiêm khắc với bản thân, vừa tạo khẩu nghiệp đã muốn tu bế khẩu thiền để cảnh tỉnh.
Phải biết rằng, với quy định của chùa Hàn Sơn, ngậm một nhánh gỗ đàn hương thì không được nói chuyện suốt một tháng.
Như Nhất ngậm gỗ đàn hương, cuối cùng trong lòng cũng bình tĩnh được một chút.
Thế nhưng bên tai hắn vẫn còn dư âm của tiếng đàn không hầu, quanh quẩn không dứt, lúc nào cũng nhiễu loạn tiếng lòng hắn.
* * *
Cửa lớn chính điện đóng lại, Phong Như Cố đang 'say rượu' rời khỏi sự nâng đỡ của Tang Lạc Cửu, đứng thẳng dậy.
"Lỗ tai của tiểu hòa thượng khá tốt đấy." Phong Như Cố cởi áo ngoài, nói: "Tài đàn Không Hầu của ta đúng là có danh sư chỉ dạy."
Tang Lạc Cửu không hề ngạc nhiên trước vị 'sư phụ không có say' nhà mình, đứng ở phía sau giúp y cởi áo, phân loại áo ngoài và ngọc đai lưng rồi treo lên, gọn gàng ngăn nắp rồi mới đáp: "Vâng, sư phụ đàn không hầu rất tốt. Chỉ là chưa bao giờ dạy cho đệ tử cả."
Phong Như Cố nói: "Ta không phải người dạy nhạc, dạy các ngươi cái này làm gì chứ."
Tang Lạc Cửu cười: "Ừm."
Phong Như Cố dạc dõng nói: "Ta làm sư phụ các ngươi, công tích lớn nhất chính là không liên lụy đến các ngươi."
Tang Lạc Cửu không nói.
Phong Như Cố quay đầu lại nhìn: "Lạc Cửu, vừa rồi con nghe được bọn họ nói chuyện nên mới lên tiếng nhỉ?"
Tang Lạc Cửu nâng đôi mắt sáng lấp lánh lên, không phủ nhận, ôn hòa cười: "Sư phụ, đệ tử biết sai rồi."
Phong Như Cố cũng không có ý trách cứ gì: "Không tồi, còn biết phối hợp với ta. Chỉ là lấy sư nương ra dọa ta, thật xấu tính. Con biết ta sợ hắn nhất mà."
Tang Lạc Cửu lùi lại hai bước, nói cười như chim yến: "Lạc Cửu vô ý làm sai, mong sư phụ thông cảm. Bây giờ không còn sớm nữa, sư phụ mau nghỉ ngơi thôi."
Phong Như Cố xua xua tay, tự cởi áo và thắt lưng.
Ra ngoài sân, Tang Lạc Cửu nghiêng đầu nhìn về phía thiên điện, nhất thời trầm ngâm.
Vừa rồi trong điện, Lạc Cửu không hỏi vấn đề linh tinh nhàm chán như 'sư phụ rất quan tâm đến Như Nhất sư sĩ sao'.
Sư phụ giả say cốt là để cư sĩ không phải mất mặt.
Sư phụ chưa từng săn sóc ai như vậy cả.
* * * Vì sao nhỉ?
Từ nhỏ Tang Lạc Cửu đã thông minh, chỉ có tầng tầng bí ẩn bao phủ trên người sư phụ là không phá nổi.
Cuối cùng không nghĩ nhiều nữa, xoay người tiến vào bên trong màn đêm, đi tìm vị sư huynh ngốc nghếch nhà mình.
Không biết là vì câu nói 'danh sư chỉ dẫn' của tiểu hòa thượng Hải Tịnh kia hay là vì nhắc đến vị sư nương khiến cả ba sư huynh muội bọn họ đều rén người kia mà tối nay Phong Như Cố mơ thấy chuyện thời thơ ấu.
Gạch đỏ cùng với mái ngói lưu ly giăng kín mười dặm đường tạo thành ngôi nhà tráng lệ một phương, ngoài viện được bao bọc bởi rừng trúc, trong viện có một cái hồ sen, phương xa có một ngọn núi nhỏ, mỗi khi đông đến trên đỉnh núi nhỏ sẽ mang một lớp tuyết trắng.
Đó là nhà Phong Như Cố khi còn bé.
Phong gia ở Giang Nam lập nghiệp bằng nghề bán thuốc, tam đại thương nhân, đạt tới cường thịnh vào thế hệ cha của Phong Như Cố, Phong Minh Nghĩa, kinh doanh nhân từ, làm ăn phát đạt, mùi thuốc thoang thoảng khắp nửa thành, không ai có thể khinh thường.
Cha mẹ mời thầy dạy đàn Không Hầu nổi tiếng nhất Giang Nam để chỉ dạy cho con trai độc nhất Phong Như Cố cầm nghệ.
Từ nhỏ y đã chân dài tay dài, ngón tay tinh tế, khi vây quanh đàn không hầu mà gảy tình tính tang thì mẹ y sẽ ngồi trên giường thêu hoa, tay cầm quyển sách nhịu dàng nhìn y.
Tính cách Phong Như Cố hoạt bát, nhà cửa đủ lớn để y chơi đùa, bởi vậy khi làm xong công khóa đã vui vẻ chạy nhảy.
Y thích đi bên dưới bức tường đỏ nhà mình, dùng bước chân nhỏ nhỏ của mình đo xem tường nhà y dài bao nhiêu.
Ma ma già bước từng bước nhỏ, từ xa kêu y: "Tiểu thiếu gia, đừng để ngã."
Ma ma già đã chăm y từ khi còn nhỏ, có bà ấy bảo vệ, Phong Như Cố chưa từng một lần ngã đau.
Bà hô: "Dưa hấu mới múc từ giếng lên, lạnh lắm, mau tới ăn."
Phong Như Cố chạy lại, giữ chặt góc áo của ma ma, làm nũng: "Con muốn ăn quả vải."
Ma ma bất đắc dĩ sờ đầu y: "Tổ tông, đêm qua vừa mới ăn mà, con không sợ bị nóng trong sao."
"Nhưng ma ma vẫn chưa ăn mà."
"Vật quý như vậy, sao hạ nhân như ta có thể ăn được. Nếu phu nhân và lão gia nhìn thấy sẽ không vừa lòng đâu."
Phong Như Cố nhìn xung quanh, lấy từ trong túi ra một quả vải thiều vỏ đỏ: "Vậy để ta canh cho ma ma ăn!"
Dứt lời, y bướng bỉnh chớp chớp mắt nhìn ma ma.
Tuổi còn nhỏ mà y đã có tướng tá trai trẻ phong lưu rồi.
Theo lý thuyết, cả đời này Phong Như Cố sẽ không nhập tiên đạo.
Y sẽ ở trong bức tường màu đỏ này, làm một thiếu gia giàu có và sung túc cả đời, tiếp nhận dược phòng của cha mình và sản nghiệp của gia đình, nếu hắn không có dã tâm quá lớn thì cứ đàn Không Hầu, nghe tỳ bà, sống một đời vô lo vô nghĩ.
Như Nhất từ trong bước ra.
Hắn vẫn chưa mở miệng thì Phong Như Cố đã cười to, nói: "Đồ đệ ta từ đâu đến, Yến sư muội lại đây chơi với ta nào."
Tang Lạc Cửu ho nhẹ, nhỏ giọng giải thích với Như Nhất: "Xin lỗi cư sĩ, sợ là sư phụ của ta say rồi nên mới đi nhầm."
Dứt lời, Lạc Cửu đổi giọng nói, âm thanh thiếu niên trong trẻo lập tức biến thành âm thanh mềm mại khó phân biệt: "Tiểu sư huynh, sư phụ ở trong điện chờ ngươi lâu đến nỗi sốt ruột rồi."
Phong Như Cố nuốt một ngụm nước bọt: "Sư nương có ở đó không?"
"Có đó. Sư nương chờ sư phụ cùng xuống núi đi du lịch, ngươi đến muộn, hắn đang muốn tức giận đấy."
Phong Như Cố rùng mình, vươn tay: "Mau mau mau, ta đi bây giờ đây."
Ai ngờ y vốn đang hoa mắt, đứng dậy quá gấp khiến hai chân mềm nhũn, lảo đảo đi ngược về phía sau.
Như Nhất phản ứng nhanh, một chưởng đỡ phía sau lưng y rồi lại thêm một chưởng nhẹ nhàng đẩy y vào trong ngực Tang Lạc Cửu.
Tang Lạc Cửu vững vàng đón lấy, rất khách khí: "Đã trễ vậy rồi còn quấy rầy cư sĩ. Mời ngài nghỉ ngơi sớm chút."
Nói xong liền đỡ Phong Như Cố về chính điện.
Như Nhất cũng vòng vào trong.
Hải Tịnh vỗ vỗ ngực, nói thầm: "May là Vân Trung Quân đang say."
Như Nhất không nói, thậm chí biểu tình vốn lãnh đạm từ trước đến giờ cũng hiện lên chút ảo não.
Nói xấu sau lưng, đặt điều vu khống đều là khẩu nghiệp, là tối kỵ của Phật gia.
Nhưng tiếng đàn của Phong Như Cố thật sự rất giống giai điệu của khúc an thần mà nghĩa phụ từng đàn tấu để giúp hắn dễ dàng đi vào giấc ngủ khi xưa, khiến hắn không thể không chú ý đến.
Có lẽ không một ai nghĩ rằng một người vẫn có thể nhớ được tiếng đàn, ngón đàn, kỹ thuật đàn của một người khác sau mười năm, thậm chí rõ ràng như ngày hôm qua.
Năm đó, nghĩa phụ cầm tay dạy hắn học công xích phổ, nhận biết phách, nhịp, thức cung điệu, rất ngại nói hắn ngu ngốc, đa số đều là khen hắn thông minh.
Như Nhất cho rằng hắn coi nghĩa phụ là duy nhất thì nghĩa phụ cũng coi hắn như thế.
* * * Nhưng, nghĩa phụ lại dạy Phong Như Cố đàn không hầu tốt như vậy, tốt đến nỗi như là cùng một người đàn.
Tiếng nhạc hòa với cảnh đẹp, Hải Tịnh càng khen không ngớt lời, trong lòng Như Nhất càng nổi nóng, bực bội không thôi nên mới thốt ra lời thất thố.
Từ lúc gặp Phong Như Cố tới giờ Như Nhất cẩm thấy bản thân quá thất thố, nên tự kiểm điểm mới phải.
Như Nhất nhắm mắt một lúc lâu, hạ quyết tâm, cầm lên một nhánh gỗ đàn hương ngậm vào miệng, từ trong những vật tùy thân lấy ra một tấm mộc bài khắc chữ 'cấm ngôn' treo bên hông.
Hải Tịnh thấy một màn này thì giật mình không thôi: "Tiểu sư thúc?"
Như Nhất chỉ tấm mộc bài rồi chỉ miệng mình, lắc đầu sau đó tiếp tục dốc lòng đả tọa.
Hải Tịnh sửng sốt, trong lòng sinh ra mấy phần kính nể.
Tiểu sư thúc nghiêm khắc với người khác cũng nghiêm khắc với bản thân, vừa tạo khẩu nghiệp đã muốn tu bế khẩu thiền để cảnh tỉnh.
Phải biết rằng, với quy định của chùa Hàn Sơn, ngậm một nhánh gỗ đàn hương thì không được nói chuyện suốt một tháng.
Như Nhất ngậm gỗ đàn hương, cuối cùng trong lòng cũng bình tĩnh được một chút.
Thế nhưng bên tai hắn vẫn còn dư âm của tiếng đàn không hầu, quanh quẩn không dứt, lúc nào cũng nhiễu loạn tiếng lòng hắn.
* * *
Cửa lớn chính điện đóng lại, Phong Như Cố đang 'say rượu' rời khỏi sự nâng đỡ của Tang Lạc Cửu, đứng thẳng dậy.
"Lỗ tai của tiểu hòa thượng khá tốt đấy." Phong Như Cố cởi áo ngoài, nói: "Tài đàn Không Hầu của ta đúng là có danh sư chỉ dạy."
Tang Lạc Cửu không hề ngạc nhiên trước vị 'sư phụ không có say' nhà mình, đứng ở phía sau giúp y cởi áo, phân loại áo ngoài và ngọc đai lưng rồi treo lên, gọn gàng ngăn nắp rồi mới đáp: "Vâng, sư phụ đàn không hầu rất tốt. Chỉ là chưa bao giờ dạy cho đệ tử cả."
Phong Như Cố nói: "Ta không phải người dạy nhạc, dạy các ngươi cái này làm gì chứ."
Tang Lạc Cửu cười: "Ừm."
Phong Như Cố dạc dõng nói: "Ta làm sư phụ các ngươi, công tích lớn nhất chính là không liên lụy đến các ngươi."
Tang Lạc Cửu không nói.
Phong Như Cố quay đầu lại nhìn: "Lạc Cửu, vừa rồi con nghe được bọn họ nói chuyện nên mới lên tiếng nhỉ?"
Tang Lạc Cửu nâng đôi mắt sáng lấp lánh lên, không phủ nhận, ôn hòa cười: "Sư phụ, đệ tử biết sai rồi."
Phong Như Cố cũng không có ý trách cứ gì: "Không tồi, còn biết phối hợp với ta. Chỉ là lấy sư nương ra dọa ta, thật xấu tính. Con biết ta sợ hắn nhất mà."
Tang Lạc Cửu lùi lại hai bước, nói cười như chim yến: "Lạc Cửu vô ý làm sai, mong sư phụ thông cảm. Bây giờ không còn sớm nữa, sư phụ mau nghỉ ngơi thôi."
Phong Như Cố xua xua tay, tự cởi áo và thắt lưng.
Ra ngoài sân, Tang Lạc Cửu nghiêng đầu nhìn về phía thiên điện, nhất thời trầm ngâm.
Vừa rồi trong điện, Lạc Cửu không hỏi vấn đề linh tinh nhàm chán như 'sư phụ rất quan tâm đến Như Nhất sư sĩ sao'.
Sư phụ giả say cốt là để cư sĩ không phải mất mặt.
Sư phụ chưa từng săn sóc ai như vậy cả.
* * * Vì sao nhỉ?
Từ nhỏ Tang Lạc Cửu đã thông minh, chỉ có tầng tầng bí ẩn bao phủ trên người sư phụ là không phá nổi.
Cuối cùng không nghĩ nhiều nữa, xoay người tiến vào bên trong màn đêm, đi tìm vị sư huynh ngốc nghếch nhà mình.
Không biết là vì câu nói 'danh sư chỉ dẫn' của tiểu hòa thượng Hải Tịnh kia hay là vì nhắc đến vị sư nương khiến cả ba sư huynh muội bọn họ đều rén người kia mà tối nay Phong Như Cố mơ thấy chuyện thời thơ ấu.
Gạch đỏ cùng với mái ngói lưu ly giăng kín mười dặm đường tạo thành ngôi nhà tráng lệ một phương, ngoài viện được bao bọc bởi rừng trúc, trong viện có một cái hồ sen, phương xa có một ngọn núi nhỏ, mỗi khi đông đến trên đỉnh núi nhỏ sẽ mang một lớp tuyết trắng.
Đó là nhà Phong Như Cố khi còn bé.
Phong gia ở Giang Nam lập nghiệp bằng nghề bán thuốc, tam đại thương nhân, đạt tới cường thịnh vào thế hệ cha của Phong Như Cố, Phong Minh Nghĩa, kinh doanh nhân từ, làm ăn phát đạt, mùi thuốc thoang thoảng khắp nửa thành, không ai có thể khinh thường.
Cha mẹ mời thầy dạy đàn Không Hầu nổi tiếng nhất Giang Nam để chỉ dạy cho con trai độc nhất Phong Như Cố cầm nghệ.
Từ nhỏ y đã chân dài tay dài, ngón tay tinh tế, khi vây quanh đàn không hầu mà gảy tình tính tang thì mẹ y sẽ ngồi trên giường thêu hoa, tay cầm quyển sách nhịu dàng nhìn y.
Tính cách Phong Như Cố hoạt bát, nhà cửa đủ lớn để y chơi đùa, bởi vậy khi làm xong công khóa đã vui vẻ chạy nhảy.
Y thích đi bên dưới bức tường đỏ nhà mình, dùng bước chân nhỏ nhỏ của mình đo xem tường nhà y dài bao nhiêu.
Ma ma già bước từng bước nhỏ, từ xa kêu y: "Tiểu thiếu gia, đừng để ngã."
Ma ma già đã chăm y từ khi còn nhỏ, có bà ấy bảo vệ, Phong Như Cố chưa từng một lần ngã đau.
Bà hô: "Dưa hấu mới múc từ giếng lên, lạnh lắm, mau tới ăn."
Phong Như Cố chạy lại, giữ chặt góc áo của ma ma, làm nũng: "Con muốn ăn quả vải."
Ma ma bất đắc dĩ sờ đầu y: "Tổ tông, đêm qua vừa mới ăn mà, con không sợ bị nóng trong sao."
"Nhưng ma ma vẫn chưa ăn mà."
"Vật quý như vậy, sao hạ nhân như ta có thể ăn được. Nếu phu nhân và lão gia nhìn thấy sẽ không vừa lòng đâu."
Phong Như Cố nhìn xung quanh, lấy từ trong túi ra một quả vải thiều vỏ đỏ: "Vậy để ta canh cho ma ma ăn!"
Dứt lời, y bướng bỉnh chớp chớp mắt nhìn ma ma.
Tuổi còn nhỏ mà y đã có tướng tá trai trẻ phong lưu rồi.
Theo lý thuyết, cả đời này Phong Như Cố sẽ không nhập tiên đạo.
Y sẽ ở trong bức tường màu đỏ này, làm một thiếu gia giàu có và sung túc cả đời, tiếp nhận dược phòng của cha mình và sản nghiệp của gia đình, nếu hắn không có dã tâm quá lớn thì cứ đàn Không Hầu, nghe tỳ bà, sống một đời vô lo vô nghĩ.
Tác giả :
Kỵ Kình Nam Khứ