Tình Yêu Hoa Cỏ
Chương 102: Từ quan
Canh tư đêm ấy, Bình An một mình vào thiên lao của Hồ Phủ. Ông đến trước cửa nhà lao đang nhốt Huỳnh Hoa lặng lẽ nhìn cô. Huỳnh Hoa biết Bình An đến nhưng cô không không buồn mở mắt nhìn ông, vẫn nhắm nghiền mắt ngồi dựa lưng vào song sắt.
Bình An mỉm cười, cợt giọng:
- Giận ta nên không muốn nói chuyện à? Ta biết nàng biết ta sẽ đến và nàng đang thức. Cảm giác ở nhà ngục như thế nào hở con chim nhỏ của ta?
Huỳnh Hoa từ từ mở mắt nhưng vẫn không nhìn Bình An, cô cười nửa môi đáp:
- Rất tuyệt vời!
- Bây giờ có muốn ra ngoài không?
- Không muốn.
- Vì sao? Nơi này vừa tối vừa lạnh lại khiến nàng thích đến vậy sao?
- Đúng vậy. Ở nơi này con người ta không cần phải lo nghĩ đến cái ăn cái mặc vì vương gia nhất định không bỏ đói tôi.
- Nhưng nơi này không có ánh mặt trời rọi vào. Rất lạnh.
- Như vậy có gì không tốt, ánh mặt trời khiến người ta cảm thấy rát da.
- Được rồi, ta muốn đánh cược với nàng.
- Cược gì?
- Vụ án của cha nàng.
- Như thế nào?
- Trong vòng ba ngày nếu nàng minh oan được cho ông ấy thì nàng thắng, nếu không minh oan được nàng sẽ thua. Thắng nàng sẽ cứu được mọi người ra khỏi nơi âm u tăm tối này. Nếu tôi thua, nàng phải chấp nhận một mong muốn của ta.
- Lý do?
- Ta biết Hồ Kỳ bị oan, ta cũng biết nhất định có cách minh oan cho cha nàng nhưng vấn đề là thời gian. Chỉ trong vòng ba ngày với sức một mình ta thì không được.
- Tại sao phải là tôi?
- Vì ta biết trong hai canh giờ nàng ngồi đây nàng đã nghĩ được một vài việc.
- Khẩu cung đã mất.
- Bản sao chép vẫn có thể xem như bản chính, vấn đề còn lại chính là nhân chứng sống.
- Bản sao chép khẩu cung cũng đã mất.
- Ta lại nghĩ nàng vốn biết trước được những chuyện đang và sẽ xảy ra thì nhất định khi sao chép nàng không chỉ sao chép thêm mỗi một bản.
Huỳnh Hoa mỉm cười. Bình An lạnh giọng:
- Ra ngoài ngay cho ta.
- Không muốn.
- Đừng cứng đầu nữa, từ giờ phút này ta trao sinh mạng mấy mươi người của Hồ gia vào tay nàng, chắc nàng không có ý định để họ phải chết chứ?
- Họ sẽ không chết, vương gia sẽ không làm như vậy. Vì nếu muốn, họ đã chết dưới tay vương gia hai mươi năm trước!
- Giận thật rồi à?
- Bây giờ đâu đâu cũng là tai mắt của Ngô gia.
- Nàng muốn hành thích hoàng thượng thì cấm vệ có cả vạn cũng không ngăn nàng được.
Huỳnh Hoa đứng lên, lạnh tanh nhìn Bình An.
- Tôi vẫn chưa muốn bị rụng đầu chỉ vì một câu nói đùa đâu!
Bình An cười:
- Vậy thì ra ngoài đi.
Huỳnh Hoa lấy trong người ra cuộn giấy đưa qua khe hở song sắt:
- Doãn Văn Minh, Hoàng Văn Anh, Ngô Định.
- Ngày mai ta sẽ đến Bảo Liên thị sát thêm lần nữa. Ta muốn có người gióng trống kêu oan.
- Được thôi.
- Đừng quên nàng chỉ có ba ngày, nếu hơn ba ngày dù việc có thành ta vẫn thắng.
- Yêu cầu vương gia là gì nếu tôi thua?
- Nàng biết rõ ta hơn ai hết còn hỏi làm gì?
- Có lẽ tôi sẽ làm vương gia uất ức thêm lần nữa.
- Ta cũng mong như vậy.
Huỳnh Hoa mỉm cười, cô bước đến bên cửa bàn tay nhẹ nhàng chạm vào xích sắt, mớ sắt to đứt đoạn rơi ngay xuống đất. Hoa vừa bước ra khỏi nhà lao, Bình An lập tức choàng tay bế bổng nàng lên. Huỳnh Hoa kêu khẽ:
- Thả tôi xuống.
- Ở đây toàn người nhà, nàng sợ gì?
- Không phải sợ.
- Ta không nghĩ nàng biết thẹn thùng.
Huỳnh Hoa khựng người. Bình An lại cười:
- Ta nói cho nàng biết, nếu nàng không muốn gọi ta là phu quân thì phải thắng ta trong lần cá cược này. Nếu nàng muốn làm thê tử của ta thì không cần cược nữa, ta tự có cách giải thoát cha nàng.
- Tôi chấp nhận lời thách thức của vương gia.
- Thật là, tại sao với ai nàng cũng có thể giả vờ yêu, giả vờ luyến ái cho người ta mê đắm bi lụy. Còn với ta nàng luôn nói thẳng như thế, có biết ta đau lòng không?
- Hóa ra vương gia không muốn nghe lời nói thật lòng.
Bình An thả Huỳnh Hoa xuống, dịu giọng:
- Được rồi, nàng đi đi.
Huỳnh Hoa không nói gì, thoáng cái thân ảnh cô hòa vào màn đêm tĩnh mịch bên ngoài. Bình An chậm rãi rảo chân trở ra ngoài không nói với Hồ Kỳ và những người khác bất cứ câu nào. Mọi người có mặt ở đấy cũng chẳng dám nói gì, đến sáng hôm sau nếu không phải họ không còn nhìn thấy Huỳnh Hoa bị nhốt bên cạnh thì có lẽ ai cũng nghĩ mình nằm mơ. Hóa ra Bình An vương gia yêu Hồ nhị tiểu thư!!!
***
Trời chỉ mới tờ mờ sáng có bóng người từ trong Hồ Phủ lao vút ra ngoài như làn gió thoảng. Chiếc bóng ấy đáp nhẹ lên cành cây bên ngoài cửa hậu của ngôi phủ. Ở cửa trước Bình An đã lệnh cho người chuẩn bị ngựa xe, ông sẽ trở lại Bảo Liên thị sát lần cuối trước khi kết tội Hồ Kỳ. Trên nhánh cây bên dưới chỗ Huỳnh Hoa đứng cũng có một người đang đứng mắt nhìn chăm chăm vào Hồ Phủ.
Huỳnh Hoa buông người cho thân mình rơi xuống cành cây bên dưới, bàn tay vừa khít bịt chặt miệng người kia. Huỳnh Hoa nói rất khẽ vào tai người kia:
- Là em đây, chúng ta rời khỏi đây hãy nói chuyện. Bên dưới quân canh rất đông, nếu xuống dưới hay lên tiếng sẽ bị phát hiện.
Người đó là Dương Long. Sau khi ba tên sát thủ bị giết trên đường đưa về Hồ Phủ, anh liền cùng Thập Toàn lẩn trốn đi. Anh biết nếu ra mặt nhất định sẽ bị tóm và cơ hội minh oan rất mỏng manh. Nhưng chỉ ở ngoài mà đợi cũng không phải là cách trong khi đó Huỳnh Hoa và Tứ Bình đã vào phủ rồi sau đó bặt tăm bặt tích. Anh đang định trở lại lẻn vào xem thử. Cuối canh ba anh đến cửa sau Hồ phủ xem xét tình hình dự là sau đó sẽ lẻn vào. Nhưng bất ngờ quân canh gia tăng đột ngột, dường như chúng bảo nhau có phạm nhân vượt ngục. Vương gia ra lệnh tuần tra kỹ càng bắt lại cho bằng được tên phạm nhân ấy.
Với tình thế đột ngột biến đổi như vậy Dương Long không dám manh động, chỉ cần sơ xuất một chút anh nhất định bị tóm cổ bỏ vào thiên lao chứ không phải chuyện đùa. Còn đang phân vân chưa quyết định, có bàn tay bịt chặt miệng anh và giọng nói dịu dàng như ru cất lên. Anh biết đó là Huỳnh Hoa, cô buông tay anh nhẹ gật đầu, cả hai cùng tung mình bay vọt qua cành cây khác, họ cứ di chuyển trên cành cây như vậy ngày một ra xa khỏi Hồ Phủ. Đến một khoảng cách an toàn, cô và anh cùng nhảy luôn lên mái tranh của một gian nhà.
Huỳnh Hoa quấn vào tay anh sợi dây dài rồi vạch mái tranh buông người xuống dưới. Cô vào nhà người đó lấy vài bộ y phục rồi giật dây cho anh kéo lên. Trong lúc ấy trời còn chưa sáng, người chủ nhà vẫn còn ngủ say nên hoàn toàn không hay biết nhà mình có trộm. Lấy được đồ Huỳnh Hoa cùng Dương Long phóng vào màn đêm tĩnh mịch trong thị trấn.
Ngay sau đó có hai con ngựa trong trại buôn ngựa bị trộm mất. Nó bị một ông lão tóc râu bạc phơ và một người đàn ông trung niên cưỡi lên và họ bắt chúng phi nước đại thẳng về hướng huyện Bảo Liên.
***
Tuy Dương Long và Huỳnh Hoa đi suốt ngày đêm nhưng cũng phải mất một ngày một đêm mới đến nơi. Tuy cô đến trước Bình An một chút nhưng vẫn chưa kịp hành động gì thì ông đã ra tay trước. Bình An vừa đến mở ngay công đường, cho gọi tất cả những người có tên trong bản khẩu cung Huỳnh Hoa đưa cho ông tối hôm trước – họ có tên với vai trò người bị hại, ông quyết định đích thân hỏi những người đó về những việc làm của Ngô Định trước lúc chết. Mỗi lời của họ lúc này vô cùng quan trọng, đều ảnh hưởng đến an nguy của Hồ Kỳ. Người dân trong huyện nghe vậy đến xem rầm rộ, trong số đó có Long và Hoa.
Thật ngạc nhiên, họ đều nói tốt cho Ngô Định. Huỳnh Hoa nghe một lúc bực tức quay ra. Dương Long vội bước theo cô, đi ra được một đoạn anh mới khẽ giọng:
- Em có chắc họ là những người từng là nạn nhân của Ngô Định hay không?
- Đúng vậy, ai trong bọn họ em cũng từng gặp qua.
- Vậy thì việc này có chút vấn đề… Chúng ta phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, có thể họ đang bị Ngô gia uy hiếp nên không dám nói thật. Chứ nếu là người bị hại không lý nào lại đi nói tốt cho người đã hại mình. Còn em, em thì thế nào?
- Em cũng nghĩ vậy.
Những gì Bình An thu được sau buổi sáng điều tra hôm ấy không có tin nào có lợi cho Hồ Kỳ. Cuối cùng ông cũng hạ lệnh bãi đường, cho mọi người ai về nhà nấy. Huỳnh Hoa và Dương Long thấy mọi người vừa tản ra lập tức hành động. Bình An biết Huỳnh Hoa cũng đã đến rồi nên sau buổi sáng hôm ấy ông bình thản nghỉ ngơi tại Ngô gia, họ khoản đãi ông cực kỳ chu đáo. Ông không bận tâm tìm hiểu nữa vì ông biết phần còn lại có Huỳnh Hoa chạy đôn chạy đáo lo thay.
Trở lại với Huỳnh Hoa và Dương Long, sau buổi sáng hôm đó họ tìm đến nhà những người được Bình An gọi lại ban sáng. Cô lân la dò hỏi không được kết quả gì, họ không khai cho cô biết. Nhẹ nhàng không được Huỳnh Hoa đành mạnh tay, cuối cùng những người đó cũng khai thật là người của Ngô gia đã bắt người thân của họ mang nhốt vào nhà lao của huyện đường để uy hiếp họ. Nếu họ không nói sai sự thật đi thì người thân họ sẽ bị hại ngay lập lập tức.
Đã biết được nguyên nhân và nơi người nhà của bọn người ấy bị nhốt mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Huỳnh Hoa và Dương Long chỉ việc đi thuyết phục họ lật lại vụ án và cô đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người thân của họ. Cô tự nhận mình là kẻ thù của Hồ Kỳ muốn cứu ông chỉ để đích thân hạ sát ông chứ không nói thật rằng mình là con gái Hồ Kỳ, những người kia hoàn toàn tin tưởng cô. Chỉ trong một đêm Huỳnh Hoa và Dương Long đã đột nhập tất cả những nhà từng bị Ngô Định thăm viếng đọc đi đọc lại bài diễn thuyết bảo đảm mạng sống cho người thân của họ và bảo họ sáng hôm sau đến báo cáo sự thật với Bình An vương. Chỉ có như vậy người thân của họ mới có thể an toàn.
Trong những người Huỳnh Hoa thuyết phục có người đồng ý ngay có người do dự, họ phân vân không biết có nên tin lời hay không. Nhưng đó không là vấn đề quan trọng, Huỳnh Hoa biết chỉ cần cô nói như vậy sáng hôm sau nhất định có người đến huyện đường. Lúc đó cô chỉ việc đưa những người thân đã bị bắt giữ của họ ra thì vụ án nhất định bị lật ngược. Sáng hôm sau, đúng như dự đoán có người đến huyện đường giống trống kêu oan cho Hồ Kỳ. Cũng lúc ấy, Huỳnh Hoa và Dương Long đột nhập vào thiên lao huyện Bảo Liên. Dương Long lãnh nhiệm vụ dọn dẹp đám cai ngục và quân canh gần khu vực nhà lao. Huỳnh Hoa đi vào bên trong cắt khóa thả những người bị bắt nhốt.
Bên ngoài công đường các cô gái đã từng bị Ngô Định cưỡng bức thế nào, những ai bị mất của ra sao đều khai ra tuốt tuồn tuột. Bình An hỏi tại sao hôm trước ông hỏi họ lại không nói thật. Họ khai rằng là người nhà của họ bị Ngô gia bắt làm con tin nên họ không giám nói thật. Ngô thái bà - mẹ của Ngô Định - từ đầu thấy tình thế không ổn đã cho thủ hạ vào thiên lao xử và phi tan người nhà của những kẻ đối đầu với bà để Bình An không tìm thấy. Nhưng bà không biết trong thiên lao lúc ấy đang bị đại náo một cách kinh hoàng. Bọn thủ hạ ấy vừa vào đã bị Dương Long và Huỳnh Hoa bắt sống, sau đó cô và anh dẫn tất cả cùng ra phía trước nơi công đường Bình An đang chủ trì.
Ngay khi mẹ chồng lui ra phía sau ra lệnh thủ hạ phi tan nhân chứng thì bên ngoài - Ngô thị - vợ Ngô Định luôn miệng cãi vã với những người tố cáo Ngô gia. Thị bảo rằng trong nhà lao chẳng hề có người thân của bọn người ấy. Bình An không nói gì để mặc cho họ cãi nhau như cái chợ. Ông chỉ ra hiệu cho người của mình vào nhà lao tra xét, nhưng họ đi mãi cũng không trở lại. Một lúc sau, khi người trên công đường cãi nhau đến rồi kịch liệt thì hai “đoàn người" bước vào. Nói là “đoàn" bởi vì họ bị cột dính với nhau bằng một một sợi dây dài, họ "được" hai người đàn ông lạ mặt áp giải vào. Vừa đến lão già râu tóc bạc phơ cởi trói cho nhóm người đi trước, cao giọng:
- Đừng cãi nữa, xem ai đến đây.
Nhóm người đầu tiên bước vào ấy ai nấy ăn mặc lem luốc do bị nhốt trong thiên lao nhiều ngày. Họ là người nhà của những người vừa mới gióng trống kêu oan cho Hồ Kỳ. Cha con chồng vợ gặp nhau, người thân ôm chầm lấy người thân mừng rỡ vô cùng, vội quỳ xuống lạy tạ người đã cứu thoát mình, người đó là một lão nhân râu tóc bạc phơ!
Bình An khẽ cau mày nhìn người vừa đến, ngay sau đó ông mỉm cười vì nhận ra Huỳnh Hoa đang trong lốp lão nhân râu tóc bạc phơ kia. Cô xua tay bảo những người kia đừng đa lễ. Khi tất cả đã đứng lên, Huỳnh Hoa mới ngoảnh nhìn Ngô thái bà và vợ Ngô Định, cao giọng hỏi:
- Ngô lão thái bà, Ngô phu nhân, thế này thì còn gì để nói nữa không, chịu thừa nhận hay vẫn chưa chịu thừa nhận?
Ngô lão phu nhân run giọng hỏi lại:
- Ngươi… ngươi là ai?
Huỳnh Hoa không đáp mà quay sang những người vừa được cô cứu từ thiên lao ra bảo:
- Trên kia là Bình An ngự đệ vương, các ngươi bị Ngô gia hà hiếp thế nào thì bẩm rõ ra. Vương gia sẽ làm chủ cho các người!
Tất cả lần lượt kể cho Bình An nghe Ngô lão thái bà và Ngô thị đã bắt và uy hiếp họ như thế nào. Tất cả được ghi chép lại có điểm chỉ của người cung khai. Ngô lão thái bà nghe xong tái mặt nhưng Ngô thị vẫn cố cãi:
- Tất cả đều là giả do… do người ta dùng tiền điều khiển để vu oan hãm hại chúng thần, xin vương gia minh xét.
Huỳnh Hoa mỉm cười. Chợt có tiếng bật lên:
- Những người kia có thể là giả, nhưng những người này thì không phải là giả.
Tiếng vừa dứt, một người đàn ông trung niên tay nắm sợi dây dài kéo những người bị trói từ trong bước ra. Tất cả bọn họ đều mặc quân phục, người lôi họ ra không ai khác hơn chính là Dương Long. Có tiếng gọi:
- Vương gia, cứu chúng tôi.
Bình An quay nhìn lại những người bị trói, trong đó có những tên lính ông sai vào tra xét thiên lao. Bình An ra lệnh cởi trói cho tất cả, thủ hạ của ông vội đến đứng cạnh ông. Họ được Bình An sai vào lao khám xét không ngờ bị Huỳnh Hoa và Dương Long tưởng là người của huyện đường, bắt hết trói lại thành một khối cùng với bọn người kia. Những người còn lại vội quỳ ngay xuống ra mắt Bình An. Bình An tra xét bọn người ấy, có vài tên là cai ngục, chúng khai khoảng nửa tháng trước Ngô thái bà và Ngô phu nhân bắt một nhóm người rất đông tống vào thiên lao bắt họ canh giữ cẩn thận. Một nhóm vốn là sát thủ được mướn vào đóng vai lính huyện, chờ có việc cấp bách sẽ đến thiên lao hủy ngay chứng cứ. Nhưng vừa rồi khi đến nơi họ gặp hai người đàn ông kia đang định thả mấy người đó ra chúng ta tay ngăn nhưng đánh không lại nên bị bắt trói. Bình An nghe xong giận sôi gan, cho chúng điểm chỉ vào tờ khẩu cung rồi nhốt cả bọn vào ngục.
Xong phần của bọn người đó Bình An quay lại Ngô lão bà và Ngô thị hỏi:
- Bây giờ các ngươi đã biết tội mình hay chưa?
Cả hai không còn biết nói gì cùng dập đầu trước Bình An nhận tội. Bình An hừ giọng:
- Thế còn kỵ mã mang thư của Hồ Kỳ về trình báo chuyện của Bảo Liên cho hoàng thượng hiện giờ ở đâu?
Lão thái bà run run giọng:
- Chúng tôi không biết.
Bình An vỗ tay lên bàn đánh “rầm" một tiếng làm tất cả giật mình. Vợ Ngô Định lập tức rối rít.
- Xin vương gia tha mạng chúng tôi xin khai ra ạ!
Bình An hừ giọng:
- Trước ta mà còn đặt điều kiện à?
- Chúng thần không dám.
Bình An đanh giọng:
- Đã vậy còn chưa chịu khai báo, muốn ăn đòn phải không?
- Bẩm vương gia, chúng tôi không làm gì người kị mã đó chỉ cho người về cung trước báo cáo tình hình cho cửu phụ xin người giúp một tay lật ngược vụ án này. Cửu phụ là người xử lý tên kị mã kia, nên hắn thế nào chúng tôi hoàn toàn không biết. Chỉ biết thư báo sẽ không bao giờ đến được tay hoàng thượng…
Bình An nghe xong giận đến tái mặt, ông vỗ bàn một cái thật mạnh quát:
- Cho đòi Đỗ Hoàng.
Ngay lập tức Đỗ Hoàng bị gọi vào. Bình An vấn tội lão chối quanh. Bỗng từ ngoài một kẻ bước vào lên tiếng:
- Bẩm vương gia những lời của Đỗ đại nhân nói là đều xàm ngôn xảo ngữ.
Bình An nhìn sững người vừa bước vào cau mày hỏi:
- Ngươi là ai, tại sao lại nói về Đỗ đại nhân như vậy?
Người đó là một thanh niên trạc ngoại tam tuần, y đến trước Bình An quỳ tâu:
- Bẩm thần là Thái Văn, phó tả tướng của Hồ phủ cũng là người được Hồ Kỳ phái đi đưa thư báo cáo về hoàng cung. Khi thần đến kinh thành, Đỗ đại nhân cho người đón sẵn, vì thần võ công không bằng người của Đỗ đại nhân nên bị bắt đưa đến một nơi. Đến đó thần gặp Đỗ đại nhân, ông ấy lấy thư và xé tan tành rồi bảo nếu thần không nghe theo những gì ông ấy nói thì thần không tránh khỏi tội thất trách. Thần biết đó chỉ là một câu nói mở cho mình con đường sống nên thần nghe theo cốt để sống chờ đợi ngày minh oan cho Hồ đại nhân. Thần biết ngày đó nếu thần phản kháng nhất định bị Đỗ đại nhân giết người diệt khẩu.
Bình An lạnh lùng hỏi:
- Những gì ngươi nói có thật không?
- Bẩm, hoàn toàn là sự thật.
Chợt Bình An quay sang Huỳnh Hoa và Dương Long hỏi:
- Hắn có phải là Thái Văn phó tả tướng của Hồ phủ không, tả, hữu tướng?
Huỳnh Hoa gật đầu:
- Đúng vậy.
Thái Văn còn đang kinh ngạc nhìn cô và Dương Long. Bình An đập bàn đánh “ầm" một tiếng làm ai nấy giật nảy mình. Bình An quát lên:
- Đỗ Hoàng ngươi to gan lắm, dám xé thư trình của Hồ Kỳ thay vào đó là thư tố cáo, bảo cháu mình là tốt trong khi y là kẻ mất hết tính người cướp của hiếp dâm, gieo rắc dân lành. Bảo Hồ Kỳ xử cháu ngươi là muốn thống trị Đại Quyển này, ghép tội mưu phản. Nếu Phụng Nga từ sớm không dùng bồ câu truyền thư cho ta, thì ta và hoàng thượng đã lầm ông!
Đỗ Hoàng quỳ phục van xin tha tội. Bình An quát:
- Không thể được.
Đỗ Hoàng trấn tĩnh:
- Bẩm Vương gia hạ quan đã biết lỗi, thần đã khi quân phạm thượng đáng chết ngàn lần. Nhưng cũng xin một ân điển cuối cùng là được biết Phụng Nga là ai mà thần cơ diệu toán hơn hạ quan.
Bình An suýt chút phì cười. Huỳnh Hoa gở bộ tóc râu giả để mái tóc đen huyền xổ xuống, giọng nói cũng trở lại bình thường:
- Chính là ta. Hữu tướng của Hồ phủ.
Đỗ Hoàng nhìn Hoa lập tức sững người, một kế hoạch gần như hoàn hảo lại bị một đứa con gái phá hỏng khiến ông bất phục, chòm râu bạc của lão run lên mãi. Bình An đanh giọng:
- Đỗ Hoàng, Ngô lão thái bà, Ngô thị các ngươi biết tội mình chưa?
Im lặng. Bình An tiếp:
- Dám giả bản tấu trình lên hoàng thượng là khi quân. Tố cáo Hồ Kỳ hãm hại trung thần là bất trung. Kết bè kết lũ bắt người uy hiếp, việc không thành lại ra tay hạ sát để diệt khẩu là sát nhân!
Cả ba quỳ phục cúi đầu. Bình An quay lại những người vừa tố cáo Ngô gia:
- Cám ơn mọi người vì công lý mà nói ra sự thật. Giờ các vị có thể về.
Có một vài người cung tay đồng thanh nói:
- Vương gia, xin hãy trả công bằng lại cho Hồ đại nhân.
Bình An cười liền:
- Hồ Kỳ làm quan có vẻ cũng được lòng người nhỉ. Được rồi, mọi chuyện đã sáng tỏ rồi ta đâu còn lý do gì để bắt tội Hồ Kỳ. Ngay hôm nay ta chính thức phán án, Hồ Kỳ vô tội.
Rất nhiều người cùng lúc quỳ bái tạ, đồng thanh hô:
- Tạ vương gia, vương gia vạn tuế.
Bình An vẫy tay bảo họ đứng lên rồi quay nhìn lại Đỗ Hoàng:
- Giờ đến lượt Ngô gia!
Đứng đầu Ngô gia có ba người giờ đang quỳ phục trước công đường không nói lời nào được nữa.
Những người dân hiếu kỳ xem xử án đã đứng chật bên ngoài. Những người được Bình An cho phép đứng lên và ra về vẫn còn quyến luyến, họ lui ra cửa đứng tiếp tục theo dõi buổi tra án của Bình An hôm nay.
Khi tất cả cùng lui ra rồi, giữa công đường còn lại ba người đứng đầu Ngô gia và hai người vẫn đang quỳ chưa chịu rời đi. Hai người đó mặc bộ y phục bình thường có phần lem luốc vì vừa rồi họ cũng từ trong nhà lao đi ra. Thấy ai cũng đứng lên rời đi chỉ còn lại hai kẻ đó vẫn quỳ ở giữa có vẻ như vẫn chưa muốn đi Bình An nghĩ có lẽ họ điều gì uất tất. Bình An đang định xử Ngô gia xong hỏi đến việc của hai kẻ đó nhưng không ngờ khi nghe ông đòi xử Ngô gia thì hai kẻ đó lập tức dập đầu liên tục xuống nền đá của công đường, dập đầu đến trán bật máu. Bình An thấy vậy lấy làm lạ hỏi:
- Hai tên kia, các người có oan khuất gì muốn nói, muốn tố cáo Ngô gia hay chuyện riêng gì, cứ nói ra, tiện đây ta xử luôn cho.
Kẻ đó ngẩng mặt lên nhìn Bình An, ánh mắt như khẩn khoản van xin rất thiết tha, gã là một nam nhân râu tóc bơ phờ, đôi môi cứ mấp máy mãi nhưng không thốt ra được tiếng nào. Bình An cau mày khó hiểu. Huỳnh Hoa đứng bên phải Bình An, thấy kẻ đó làm vậy cô cũng có phần thấy lạ nên chăm chú nhìn y. Vì khi nãy gã cúi mặt nên cô không nhìn rõ nhưng lúc này gã ngẩng mặt lên nhìn Bình An, cô có thể nhìn rõ khuôn mặt đó. Tuy râu tóc bơ phờ, đôi má hóp sâu hốc hác nhưng trên đó vẫn còn những đường nét thân quen. Huỳnh Hoa cau mày nhìn thêm lúc nữa rồi bật thốt:
- Ngô Định.
Nghe Huỳnh Hoa cất tiếng gọi kẻ kia là Ngô Định, lập tức tất cả ánh mắt đều đổ dồn về kẻ đó. Còn kẻ đó thì trân trối nhìn cô. Huỳnh Hoa bước nhanh đến vén tóc người đó lên. Dù mấy tháng không gặp nhưng cô vẫn chưa quên gương mặt của Ngô Định, nhất là đến chết y vẫn nở nụ cười. Giờ đây gương mặt này lại giống Ngô Định y đúc khiến cô không kiềm được thốt lên Ngô Định. Gã đó nghe Huỳnh Hoa gọi Ngô Định rồi bước lại gần mình thì gật đầu lia lịa. Mọi người có mặt nơi đó không ai hiểu kẻ kia làm vậy là có ý gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Ngay khi Huỳnh Hoa vén mái tóc lòa xòa phía trước mặt gã đó lên, Ngô lão thái bà đang quỳ bên cạnh ngoảnh lại rồi bất giác sững sờ không thốt nên lời.
Bình An đứng phắt dậy. Công đường bắt đầu có những tiếng rì rầm, bàn tán, tiên đoán. Kẻ đó sau khi gật đầu với Huỳnh Hoa một lúc thì cúi lạy cô, gương mặt ánh mắt lộ vẻ mừng rỡ vô cùng. Huỳnh Hoa càng nhìn càng kinh dị chẳng biết vì sao kẻ đó cứ lạy mình. Thấy vậy Huỳnh Hoa đưa tay ra ngăn y:
- Đừng lạy tôi nữa. Thật ra anh là ai, là gì của Ngô Định, tại sao lại giống anh ta đến như vậy?
Người kia lắc đầu, môi mấp máy không thành tiếng. Huỳnh Hoa bối rối không biết như vậy là có ý gì nên vội nói:
- Trên kia chính là Bình An ngự đệ vương, anh có chuyện gì oan ức cứ việc trình tâu. Vương gia sẽ làm chủ cho anh!
Kẻ đó nhìn Huỳnh Hoa như muốn nói nhưng môi cứ mấp máy không thành tiếng thành âm. Huỳnh Hoa cau mày khó hiểu. Chợt kẻ bên cạnh gã đưa vội ngón tay lên miệng cắn mạnh cho máu tuôn ra rồi đưa ngón tay vạch xuống nền đá của công đường. Viết ra dòng chữ: “Chúng tôi không thể nói được."
Huỳnh Hoa cau mày hỏi lại:
- Tại sao?
Gã đó viết: “Do trúng độc."
Bình An vừa lúc bước đến bên cạnh, nhìn thấy dòng chữ bằng máu đó. Đến lúc này Huỳnh Hoa mới nhìn kĩ kẻ đang viết chữ kia cũng là một gương mặt quen thuộc. Hoa lặng người ngẫm nghĩ lúc:
- Đừng dùng máu mà viết nữa.
Kẻ đó ngẩng lên nhìn cô, gương mặt đó là của sư gia Hoàng Văn Anh. Thấy cô im lặng kẻ đó lại cúi lạy cô. Huỳnh Hoa vội đưa tay ra giữ lại:
- Ngươi là Hoàng Văn Anh phải không, nếu phải thì gật đầu.
Người đó gật đầu, y tha thiết nhìn Huỳnh Hoa. Huỳnh Hoa hỏi tiếp:
- Hai người đang có điều rất uất ức, muốn nói nhưng không nói được phải không?
Cả hai cùng liên tục gật đầu. Hoa lại hỏi:
- Là muốn xin tha cho Ngô lão?
Gã lắc đầu. Hoa hỏi:
- Vậy thì là chuyện liên quan hai người?
Họ gật đầu. Huỳnh Hoa đưa tay gải đầu, lúc sau cô chợt hỏi:
- Nếu là việc riêng thì lát nữa xét việc của hai người sau còn giờ hãy để Vương gia xử Ngô lão thái bà và Đỗ đại nhân trước nhé. Hai người chờ một chút được hay không?
Hai người đó không đợi Hoa dứt tiếng đã lập tức vừa lắc đầu vừa xua tay. Bình An thấy vậy liền nói:
- Được rồi, vụ án này có vẻ còn nhiều uẩn khúc. Hai ngươi không nói được thì hãy viết hết những gì đang uất ức ra giấy.
Hai người bọn họ được Bình An đưa cho xấp giấy nghiên mực và bút. Cả hai nhận bút mực và cảm kích nhìn Bình An sau đó cùng chấm bút rồi hí hoáy viết vào tờ giấy trắng. Huỳnh Hoa đứng bên cạnh thấy rõ từng câu từng chữ họ viết ra. Đầu tiên họ xác nhận mình là huyện lệnh thật sự Ngô Định và sư gia Hoàng Văn Anh. Tiếp sau là y kể về một câu chuyện xảy ra cách đấy khoảng mười năm. Lúc đó cha y còn là huyện lệnh huyện Bảo Liên, đã từng xử oan một người đàn ông họ Doãn về tội sát nhân, sau khi án trảm được thi hành thì ông mới biết mình đã xử oan nhưng chuyện đã rồi nên chỉ đành bắt hung thủ thật đền tội. Sau đó Ngô huyện lệnh dùng tiền trợ cấp cho Doãn gia trong năm năm để vợ người họ Doãn nuôi lớn ba đứa con trai, xem như chuộc tội và vợ người họ Doãn cũng chấp nhận như vậy.
Sau thời hạn năm năm đã định Ngô huyện lệnh tiền nhiệm vẫn còn chu cấp cho vợ người họ Doãn thêm năm năm, lúc đó ba đứa con trai người họ Doãn đều khôn lớn. Ông nhận con thứ của họ vào làm bộ đầu của huyện. Vài năm sau thì ông qua đời. Sau khi ông chết hoàng thượng đã hạ chiếu cho Ngô Định lên thay cha. Theo lời cha Ngô Định biết trước đó ông từng làm lỗi với người họ Doãn, ông căn dặn con trai đến ngày giỗ của người đàn ông đó phải đến cúng viếng. Hơn một năm trước, khi gần đến ngày giỗ người họ Doãn thì Doãn thị bạo bệnh qua đời. Ba tháng sau chính là ngày giỗ của người đàn ông họ Doãn, Ngô Định cùng Văn Anh đến nhà cúng viếng theo lời trăn trối của cha thì ba người con của họ bắt trói Ngô Định và Văn Anh lại.
Ba người con của người đàn ông họ Doãn tên là Văn Phúc, Văn Minh và Văn Đức. Họ bắt Ngô Định và nói với anh mối thù giết cha họ chưa bao giờ quên, vì khi mẹ còn sống luôn ngăn cản nên họ không trả thù được. Bây giờ mẹ qua đời họ không thể không báo thù xưa. Họ cho Ngô Định và Văn Anh uống loại thuốc khiến họ không thể nói được nữa rồi bắt họ bỏ vào nhà lao. Ba anh em đó nói với Ngô Định rằng: "Nhất định làm cho Ngô gia nhà tan cửa nát, thân bại danh liệt!" như đã gây cho Doãn gia ngày trước.
Hai anh em Văn Phúc và Văn Đức đứng trước mặt Ngô Định cải trang thành huyện lệnh và sư gia. Xong gã soi gương cùng Ngô Định rồi nói: "Từ nay ta sẽ là ngươi, và danh của ngươi sẽ được lưu truyền mãi mãi". Ngô Định và Văn Anh tuy tức giận nhưng không làm gì được, cả hai không nói được. Bị nhốt trong thiên lao, người vào đó đều là tử tội chờ ngày hành quyết, đa phần là võ phu vô học, Ngô Định và Văn Anh không thể cầu cứu được. Kể từ đó cả hai không biết Ngô Định và Văn Anh giả bên ngoài đã làm những việc gì.
Sau gần một năm dài bất ngờ từ đâu có mấy mươi người bị quân của huyện tống vào thiên lao, họ la khóc suốt ngày, bàn nhau về tội ác của Ngô Định. Cả hai lờ mờ biết Ngô Định giả ở ngoài đã làm nhơ danh dòng họ Ngô. Họ cũng là những người dân bình thường, đa phần là người già và phụ nữ, họ không biết chữ nên Văn Anh cũng vô phương cầu cứu. May mắn mỉm cười với họ khi sáng nay bỗng đâu có hai người vào đó mở cửa nhà lao thả mấy người đó ra, hai người họ bị nhốt bên cạnh cũng đập cửa hy vọng cũng được thả ra. Hai người kia thấy họ mặc thường phục chứ không phải đồ dành cho phạm nhân thì mở cửa cho họ ra ngoài. Sau đó trói tất cả mọi người lại lôi ra chỗ này…
Tờ giấy cuối cùng Ngô Định chỉ viết hai từ "cảm ơn" rồi đưa cho Huỳnh Hoa. Cô đưa tay đón lấy mà trong lòng thắt lại, bây giờ thì cô hiểu vì sao ngày hôm đó Ngô Định "giả" bị giết lại nở nụ cười tươi. Bình An xem đi xem lại sắp tờ cung của Ngô Định đôi mày kiếm liên tục nhíu lại rồi giãn ra. Lúc sau Bình An nhìn người quỳ bên dưới hỏi:
- Những gì ngươi nói có thật hay không?
Ngô Định nhìn ông gật đầu rồi liên tục dập đầu lạy Bình An. Bình An vội xua tay:
- Được rồi.
Bình An buông những tờ khai của Ngô Định, cau mày ngẫm nghĩ. Cả công đường ai nấy đều căng thẳng nhìn ông. Lúc sau nữa Bình An lên tiếng:
- Nếu sự thật là thế này thì tội danh trộm đạo và hiếp dâm kia phải là của anh em nhà họ Doãn. Thật không ngờ thủ thuật cải trang qua mắt người của Văn Phúc và Văn Đức hay nhỉ.
Hoa khẽ giọng:
- Đúng vậy, cả tôi còn bị lừa thì đâu thể tầm thường.
Bình An gật đầu:
- Đã vậy ta trả sự trong sạch lại cho Ngô Định và Văn Anh thoát khỏi tội danh hiếp dâm và cướp của. Trao tội danh kia lại cho hai anh em họ Doãn. Nhưng không thể xử chúng thêm lần nữa vì chúng đã chết rồi!
Văn Anh và Ngô Định cúi lạy Bình An ba lạy tạ ơn. Bình An ngoảnh lại Đỗ Hoàng:
- Còn Đỗ đại nhân…
Ông chợt dừng lại một lúc. Lão Đỗ cúi đầu im lặng đợi chờ phán quyết của Bình An. Huỳnh Hoa thấy Bình An nghĩ mãi vẫn chưa quyết định thì lên tiếng.
- Vương gia, tuy rằng Đỗ đại nhân xảo ngôn lừa hoàng thượng nhưng chính vì vậy vương gia mới thân chính đến đây, sự thật này mới được đưa ra ánh sáng. Vừa có công, vừa có tội, công giúp Hồ Kỳ không mang tội với Ngô gia vì gieo oán cho Ngô Định, còn tội thì như vương gia đã xét từ trước. Công bù tội, tội bù công. Xin vương gia xử nhẹ cho ông ấy dù sao ông ấy cũng vì nóng việc nhà nên nông nổi. Nhưng suốt mấy chục năm qua luôn một lòng ái quốc trung quân…
Bình An đưa tay lên ngăn cô nói tiếp:
- Xử thế nào ta tự có cách… Đỗ Hoàng!
- Có hạ quan!
- Lão có ba tội trọng dối vua là khi quân, hại trung thần là bất trung, cuối cùng là tội sát nhân.
- Bẩm Vương gia.
- Còn gì muốn nói?
- Hạ quan nhận tội, chỉ xin tha cho nhị muội và các cháu.
Bình An mỉm cười:
- Ta vẫn chưa nói hết mà… Nhưng vừa rồi ái nữ của Hồ Kỳ đồng thời là Hộ Quốc tướng quân đã có lời khẩn xin. Và ta cũng xét thấy suốt mấy năm làm quan trong triều ông có nhiều cống hiến, trong cả cuộc đời làm quan một lòng trung nghĩa, nay vì một chút xót cháu thương con sa chân vào tội lỗi, tội chết được tha, tội sống phải trừng, tước áo mũ cho về làm dân dã.
Đỗ Hoàng vội vàng cúi lạy:
- Tạ ơn vương gia khai ân.
- Còn Ngô lão phu nhân và Ngô thị cũng vì thương con xót chồng mà gây tội. Ngô Định phải chịu bị nhốt trong thiên lao gần một năm đồng thời bị hại không nói chuyện được, xét kĩ Ngô Định không làm tội gì đáng lẽ vẫn giữ chức huyện lệnh. Nhưng mẹ và vợ gây tội vì mình, giờ phải lãnh tội thay mẹ và vợ, cùng bị tước chức đuổi về dân dã.
Ngô Định, vợ và mẹ cùng cúi lạy Bình An. Ngay sau đó Bình An chợt trầm giọng:
- Nếu như Ngô mẫu và Ngô phu nhân không làm việc sai trái ắt ta sẽ cho Ngô Định phục chức. Nhưng giờ thì không thể, tất cả hãy đi đi!
Ngô gia cúi lạy Bình An một lạy dài rồi đứng dậy thất thỉu rời đi. Bình An nhìn lại người cuối cùng còn quỳ dưới công đường hỏi:
- Ngươi là Văn Anh, gia sư Bảo Liên phải không?
Văn Anh gật đầu. Bình An tiếp:
- Ngươi không cùng dòng họ Ngô nhưng gần một năm qua phải cùng Ngô Định chịu khổ, ta rất cảm thương. Nay ta phục nguyên chức sư gia cho ngươi đồng thời cho đại phu chữa bệnh cho ngươi. Vài hôm nữa, huyện lệnh mới sẽ đến đây nhậm chức, ngươi hãy hầu hạ tận tình, một lòng trung nghĩa, về sau sẽ thăng quan tiến chức.
Văn Anh lạy tạ Bình An. Bình An mỉm cười cao giọng:
- Bãi đường.
Khi Bình An bước xuống Huỳnh Hoa mỉm cười với ông và đưa hai ngón tay ra. Bình An dừng lại, cô dịu giọng:
- Hai ngày.
Bình An gật đầu:
- Nàng… luôn như vậy.
Huỳnh Hoa mỉm cười không nói gì, Bình An quay lưng đi thẳng.
Án tra xong, Huỳnh Hoa và Dương Long cùng Bình An quay về Nam Sơn trấn. Về đến nơi Bình An lập tức ra lệnh thả Hồ Kỳ ra. Khi nghe Bình An kể về chuyện ở huyện Bảo Liên, Hồ Kỳ chỉ còn biết đưa mắt nhìn con gái đầy cảm kích. Bình An cười nói:
- Giờ thì ta trả lại tự do cho ông, mấy ngày qua đã phải chịu khổ rồi Hồ đại nhân nhỉ?
Hồ Kỳ quỳ xuống:
- Đa tạ Vương gia anh minh khai ơn.
Bình An xua tay:
- Không phải ta, ông được tự do là do con gái và con rể ông đấy, chính họ làm sáng tỏ vụ án này.
Hồ Kỳ ngoảnh lại, Hoa mỉm cười khẽ nhìn Long. Hồ Kỳ trầm giọng:
- Ta cảm ơn hai con.
Bình An gõ gõ tay lên bàn:
- Thật ra thì lần này ta phụng mệnh của hoàng thượng xuống đây tra rõ vụ án của Bảo Liên. Nếu ông thật sự có tội ta sẽ tước bỏ phẩm trậc sau đó ta sẽ ở lại đây như trước kia tiếp quản Quyển Nam này. Nhưng nay xét ra ông vô tội, thôi thì ông cứ giữ chức Tổng đốc của mình, tiếp tục phục vụ quốc gia. Ta phong tước huyện lệnh huyện Bảo Liên xong sẽ lập tức hồi cung ngay.
Huỳnh Hoa chợt hỏi:
- Vương gia bảo về ngay là bao giờ?
- Có thể là ngày mai. À, Khắc Triệu khanh qua đây!
Được gọi Triệu vội bước vào giữa:
- Dạ có thần!
- Khi còn ở kinh thành cậu làm việc rất có hiệu quả, hoàng thượng rất coi trọng cậu. Khi đến đây ta xem lại những công trạng của cậu suốt quãng thời gian qua cũng rất khá. Tinh thần như vậy là tốt, ta có lời khen.
- Đa tạ vương gia.
- Đó là thời gian thử thách của cậu, giờ là lúc ta cho cậu vượt vũ môn cá chép hóa rồng.
Khắc Triệu không hiểu ý hỏi lại:
- Vương gia…
- Đừng sợ, từ nay Bảo Liên giao lại cho cậu cai quản, trực thuộc quyền quản lý của Hồ đại nhân và triều đình. Hãy một lòng trung quân ái quốc sẽ còn thăng quan tiến chức, bằng ngược lại luật Quyển quốc không tha thứ! Cậu nhớ lời ta nói rồi phải không? Đây là ấn tín của huyện lệnh Bảo Liên, giao lại cho cậu, giờ cậu đã chính thức là huyện lệnh của Bảo Liên.
Khắc Triệu quỳ nhận ấn tín:
- Đa tạ Vương gia tin tưởng. Thần nguyện hết lòng dốc sức vì một Đại Quyển trường tồn vĩnh cửu.
- Đứng lên đi.
Hồ Kỳ tự nãy giờ vẫn đứng cạnh, gương mặt ông phản phất nét căng thẳng như đang suy nghĩ điều gì. Đến khi Khắc Triệu nhận ấn tín xong ông mới lên tiếng:
- Vương gia.
Bình An ngoảnh lại hỏi:
- Có việc gì?
- Hạ quan xin được từ chức.
- Hửm, sao lại…
- Hơn một năm trôi qua, hạ quan thấy quá mình mệt mỏi với chức Tổng Đốc này. Sau tất cả những chuyện đã xảy ra, hạ quan thấy mình là người tài hèn sức mọn không xứng đáng là người đứng đầu vùng đất phía nam này. Càng không dám to gan bám víu chức vị lâu dài, e lại xảy ra nhiều chuyện phiền hà khác, khó thoát tội trước vương gia và hoàng thượng. Nên hạ quan xin được từ quan lui về cố hương làm ăn sinh sống bình thường, bao giờ quốc gia có việc cần đến vẫn nguyện hết lòng phò trợ cứu nguy.
- Ông đã nói vậy, ta không miễn cưỡng. Vậy là ta phải ở lại Nam Sơn trấn này nữa rồi. Được rồi, ta phê chuẩn cho ông.
- Đa tạ vương gia.
- Bao giờ ông trở lại Bình An trấn?
- Bẩm, ngày mai.
- Sao lại gấp gáp vậy, hay ở lại đây thêm ít hôm nữa, ta sẽ mở tiệc khoản đãi như là tiễn chân ông. Trải qua bao sóng gió ta đã xem ông như một cố tri. Nếu cần ta giúp gì cứ nói với ta một tiếng, ta làm chủ cho ông!
- Đa tạ vương gia có lòng. Nhưng có thể tôi không cần đến.
- Ừ, ta chỉ nói vậy. Ông ở lại dự tiệc cùng ta chứ?
- Vâng.
- Khắc Triệu cũng ở lại dự tiệc xem như mọi người tiễn chân cậu nhé!
- Vâng.
- Phụng Nga, buổi tiệc không thể vắng nàng. Hãy múa cho ta xem điệu "Phượng Hoàng du sơn" xem như lần cuối… Vì khi nàng về Bình An trấn nàng đã có chồng! Và có lẽ ta không còn cơ hội gặp lại nàng…
- Vâng thưa vương gia!
Vài hôm sau, một buổi tiệc linh đình được bày ra. Trong buổi tiệc có Bình An, toàn bộ Hồ gia và tân huyện lệnh Bảo Liên – Hạ Khắc Triệu. Ngày hôm đó “Kỹ nữ" Phụng Nga đã múa theo lời đề nghị của Bình An ngự đệ vương và đó có lẽ là lần cuối cùng trong đời nàng được nhảy múa. Diệu múa “Phượng Hoàng du sơn" từng đường từng nét trên cơ thể người con gái uốn lượn theo nhịp nhạc, như một con phượng hoàng rực rỡ bay lượn giữa không trung, chốc chốc dừng lại để ngắm nhìn nhân sinh thiên hạ. Người trong buổi tiệc mê đắm ngắm nhìn.
Ngày hôm sau, Huỳnh Hoa và Dương Long cùng trả lại ấn tín để theo Hồ Kỳ trở về Bình An trấn. Khắc Triệu cùng một số thủ hạ và người truyền chỉ của Bình An lên đường đến Bảo Liên. Đoàn gia quyến của Hồ Kỳ ra đi, Bình An lưu luyến tiễn đưa bởi trong ấy có người con gái mà cả đời ông yêu thương, nhưng mãi mãi không bao giờ có được. Nay lại nhìn nàng vui vẻ bên người đàn ông khác, ông thấy đau nhưng chỉ có thể âm thầm nguyện cầu cho nàng gặp được nhiều hạnh phúc mà thôi…
Chuyến đi này của Hồ Kỳ có một người không cùng ông trở lại Bình An trấn, người đó chỉ đứng ở xa âm thầm đưa tiễn, đó là Thập Toàn. Việc Hồ Kỳ quyết định quay về Bình An trấn Huỳnh Hoa có cho em trai biết nhưng Thập Toàn quyết định không cùng cha trở về nơi đó nữa, anh muốn ở lại canh giữ phần mộ của người yêu. Dù thoạt nghe mọi người ai cũng kinh ngạc, nhưng đó là quyết định của Thập Toàn nên Hồ Kỳ cũng không miễn cưỡng. Huỳnh Hoa chính thức giao Việt Xuân Yên lại cho em trai quản lý, còn cô theo cha về Bình An trấn.
Tuy Thập Toàn không theo cha nhưng chuyến trở về này của mọi người có cả Hạnh Nguyên và Tuấn Kiệt đi cùng. Hạnh Nguyên cuối cùng cũng quyết định cùng chồng trở về chính quê hương của mình, nơi bà sinh ra và lớn lên trước khi lưu lạc phong trần. Còn đối với Nhật Lan, đây là lần đầu tiên bà được đặt chân đến nơi được gọi “quê chồng", một chút lạ lẫm người, một chút rộn rạo trong lòng, cảm giác bồi hồi khó tả. Với Kiệt và Quyên đến Bình An trấn lần này tuy không là lần đầu, nhưng lại là lần đầu tiên với danh nghĩa con cháu Hồ gia, trong lòng cũng dâng lên một cảm giác nao nao.
Đoàn người Hồ Kỳ đi gần nửa tháng thì đến Bình An trấn. Nơi đó tuy có đổi thay nhưng vẫn còn hoang sơ, cư dân vẫn còn thưa thớt, nhà cửa đổ ngửa đổ nghiêng. Và Hồ Kỳ lại được dịp huyên thuyên với vợ út về cảnh và người nơi này…
***
Đến Bình An trấn Hồ Kỳ về ngay nhà mình là Hồ Kỳ sơn trang. Ra đón ông là hai người đàn ông lạ, họ là con của thúc phụ Hồ Kỳ, tên của hai người họ là Hồ Viễn và Hồ Kiếm Bình. Anh em lâu ngày gặp nhau hỏi han niềm nở. Dương Long nhìn sơn trang đồ sộ của Hồ Kỳ chép miệng:
- Đây là Hồ Kỳ sơn trang sao?
Huỳnh Hoa ngoảnh lại hỏi:
- Từ trước đến nay anh chưa từng đến nơi này hay sao mà hỏi vậy?
- Đã từng nhưng cách nay đã hơn mười năm rồi. Khi đó nơi đây không rộng lớn như thế này! Sau đó anh cùng nghĩa phụ đến Viễn Bình sơn trang ở Lạc Ngạn trấn đến nay chưa từng trở lại đây, không ngờ lại đổi thay nhanh như vậy.
Nói một cách chính xác hơn là mười năm trước Dương Long đã ở nơi này, sau đó thì cùng Hải Bằng đến Lạc Ngạn trấn. Ở cùng Hồ Viễn và Hồ Kiếm Bình. Viễn Bình sơn trang là tên của hai người em tên Viễn và Bình của Hồ Kỳ làm chủ! Hồ Kỳ cũng hay thường xuyên lui tới nơi đó nhưng Hồ Kỳ sơn trang mới chính là sơn trang riêng của ông. Tuy nhiên tất cả những căn nhà đồ sộ ấy điều do một tay Hồ Kỳ gầy dựng lên, nên sự tồn vong của chúng đều phụ thuộc Hồ Kỳ.
Và Viễn Bình sơn trang đã bị bán sau lần Bình An vương phủ bị Hắc Long bất ngờ tấn công, vơ vét sạch lương thực bạc tiền, số tiền bán sơn trang ấy cũng kha khá, Hồ Kỳ dùng tất cả cho Bình An vương phủ. Vì Viễn Bình sơn trang đã không còn nên Hồ Viễn và Hồ Kiếm Bình cùng người thân về Hồ Kỳ sơn trang nương náo, thay Hồ Kỳ chăm sóc sơn trang.
Giờ Hồ Kỳ rời Hồ phủ trở về Bình An trấn, Hải Bằng và những đứa con cũng về Hồ Kỳ sơn trang. Có tiếng hỏi làm Huỳnh Hoa bất giác ngoảnh nhìn:
- Kỳ huynh, huynh về đây còn Toàn nhi đâu rồi. Nó theo mẹ nó rồi à?
- À không, nó giận ta nên ở lại Nam Sơn rồi.
- Chuyện gì thế, vì chuyện của mẹ nó sao?
- Không! Để thư thả ta kể cho mọi người nghe. À, nhị vị đệ đệ dạo này bình an cả chứ?
- Ổn cả đại ca à!
Câu nói ấy phát ra từ một người đàn ông trông có vẻ lớn hơn Hồ Kỳ vài tuổi, không rõ Hồ Viễn hay Hồ Kiếm Bình. Bởi hai người ấy có vai vế trong dòng họ nhỏ hơn nên phải gọi Hồ Kỳ bằng anh, nhưng nếu luận về tuổi tác cả hai đều hơn Hồ Kỳ vài tuổi!
Huỳnh Hoa vừa quay lại định hỏi Long xem người ấy là ai thì vừa lúc có một cô gái nhỏ, cũng khá xinh xắn trẻ trung, tuổi độ mười sáu mười bảy từ đâu chạy lại nhào lên ôm lấy Dương Long, mừng rỡ reo lên:
- Long ca, anh về rồi em mừng quá, đã hai năm rồi anh đi không về thăm em lấy một lần, có biết là em nhớ anh lắm không?
Dương Long cười hiền hòa xoa xoa đầu cô bé:
- Vậy à? Thế hai năm nay Ly nhi sống có tốt không?
Cô bé ngúng nguẫy làm nũng:
- Không tốt, không tốt chút nào. Không có anh, em buồn muốn chết, lại phải dời nhà, sống không tốt chút nào. À, anh về lần này có ở lại đây luôn không?
- Ừ.
Cô gái reo lên:
- Vậy thì hay quá! Vậy thì từ nay em đã có thể bên anh không xa nhau nữa, em sẽ xin cha cưới anh làm chồng.
Long hơi cau mày:
- Ly nhi em nói gì vậy?
Cô bé cười hồn nhiên:
- Lúc trước chúng ta chơi trò cô dâu chú rể tất là vui, nếu mình thành vợ chồng thật chắc là vui hơn nữa phải không, Long ca. Em ghét anh ghê vậy, gì mà cứ bỏ em đi hoài. Nhưng không sao lần này anh đã bảo về đây luôn rồi, em vui lắm, em phải đi báo tin vui cho cha, và xin cha cưới anh cho em, em đi nha…
Cô gái vừa nói vừa buông cổ anh chạy đi. Dương Long gọi theo:
- Ly nhi…
Nhưng cô bé chạy mất. Huỳnh Hoa bước đến cạnh anh, nhỏ giọng:
- Cô bé tên gì vậy?
Long quay nhìn Hoa mỉm cười:
- Cô bé vừa rồi à? Tên là Ái Ly, chỉ vừa mười tám tuổi nên còn rất ngây thơ, đôi lúc cứ như trẻ con vậy, như vừa rồi ấy, em thấy thế cũng đừng trách.
Hoa cũng mỉm cười:
- Ừm !
- Ái Ly là tiểu muội của em đấy!
- Hửm?
- Tiểu Ly là con của Hồ Viễn thúc phụ, là người đang nói chuyện với cha em ngoài kia đó!
Hoa ngoảnh nhìn, thì ra là người đàn ông vừa rồi cô định hỏi anh xem là ai. Chợt có tiếng gọi:
- Long Nhi, Quyên nhi, phụ mọi người một tay mang hành lý vào cho nhanh nè.
- Dạ.
***
Huỳnh Hoa về đây lần này, những người ở Hồ Kỳ sơn trang từ trước đã nhận ra cô. Có rất nhiều người bàn tán về chuyện của cô và Minh Minh. Mãi đến khi Hồ Kỳ giới thiệu cô, Kiệt, Hạnh Nguyên và Nhật Lan là vợ và con mình, trước lưu lạc giờ gặp lại, thì ai nấy ngỡ ngàng. Những lời bàn tán ngay lập tức im bặt.
Về được ba hôm, Hồ Kỳ bắt đầu xây dựng cho sơn trang rộng lớn thêm ra. Sau một tháng Hồ Kỳ sơn trang đã rộng lớn hơn lúc mới về gần gấp đôi. Ngày Hồ Kỳ sơn trang hoàn thành công trình xây cất rộng thêm thì sơn trang cũng đổi tên thành Hồ Kỳ tiêu cục. Trước đó mấy hôm Hồ Kỳ đã cho người đi phát thiệp mời tới các vị bằng hữu của mình ở khắp bốn phương cùng về dự lễ khai trương tiêu cục. Hồ Kỳ quyết định trở lại nghề bảo tiêu, cái nghề mà tổ tông ông đã truyền đời đến giờ cũng được mấy trăm năm.
Ngày khai trương tiêu cục là ngày mười lăm tháng mười. Buổi tiệc vô cùng linh đình, Hồ gia tất bật đãi khách, tiệc đến tận sáng ngày hôm sau mới tàn. Huỳnh Hoa là người đứng đãi khách xuyên suốt cả ngày đêm. Ngoài cô ra, những người khác say rồi ngủ, xong lại dậy tiếp khách, trong đó có cả Hồ Kỳ. Khai trương xong, Hồ Kỳ phân công nhiệm vụ cho từng người.
Hồ Kỳ là Tổng tiêu đầu kiêm nhiệm Tiêu Đông – khi có người thuê Tiêu cục tải hàng về hướng đông thì ông là người chỉ huy các tiêu sư khác bảo vệ vật hàng và giao hàng hướng đó. Hồ Viễn là Tiêu Tây, Hồ Kiếm Bình là Tiêu Nam. Còn Hải Bằng là Tiêu Bắc.
Còn phần con gái, Hồ Kỳ giao cho cô trọng trách là ở nhà tiếp khách ký kết các giao kèo hợp tác làm ăn đồng nghĩa Huỳnh Hoa toàn quyền quyết định nhận hay không nhận hàng và cũng có nghĩa là suốt ngày cô phải ở nhà không thể đi đâu ngoài Bình An trấn; lý do cô hoạt bát, và có thể đoán biết trước mọi chuyện! Huỳnh Hoa thì thích phiêu du, tuy thấy ấm ức vẫn cố cam chịu.
Ngoài ra, Hồ Kỳ còn chia nhân lực trong tiêu cục ra làm bốn đội, mỗi đội chia làm hai nhóm nhỏ, một nhóm do các Tiêu chính gồm ông, Hồ Viễn, Kiếm Bình và Hải Bằng nắm giữ. Nhóm còn lại do một Tiêu phó nắm giữ, tiêu phó của hướng Đông là Tuấn Kiệt, hướng Tây là Dương Long, hướng Nam là Tứ Bình, hướng Bắc là Trọng Nghĩa. Họ được giao trọng trách như vậy vì võ công cao hơn những người còn lại trong tiêu cục.
Như thế cũng có nghĩa là công việc đã được chỉ định, khi nào có hàng cứ phân theo phương hướng mà đi, không ai tỵ nạnh ai.
Ngay ngày hôm sau khi tiêu cục khai trương đã có một vài người khách đến muốn được hợp tác làm ăn. Có kẻ tỏ ý nếu lần đầu thành công mĩ mãn họ sẽ cùng tiêu cục hợp tác làm ăn lâu dài. Vì thời buổi ấy khắp nơi nơi đều có cướp bóc những thương nhân thường là người không có võ nên họ phải thuê tiêu sư bảo vệ hàng hóa cho mình. Từ đó, ngày nào tiêu cục cũng không ngớt khách, khách đến mỗi lúc một đông, họ đến hai phần vì tên tuổi của Hồ Kỳ, tám phần vì cô con gái xinh như hoa như ngọc của tổng tiêu đầu, giọng nói lại êm ái như ru, người ta muốn đến để ngắm nhìn, để lắng nghe hơn là giao dịch làm ăn.
Một tháng qua đi suôn sẻ, Huỳnh Hoa bắt đầu cảm thấy chán, đòi Hồ Kỳ thay người ông lại không chịu. Cô đành nghĩ kế khác để giảm áp lực công việc, đặt ra một số điều kiện oái ăm cho khách, ai không chấp nhận cô sẽ không nể mặt mà mời họ đi tìm tiêu sư khác. Cô tự tìm cho mình một người tiếp khách lần một, thay cô sắp lịch, hẹn ngày cho nhị tiểu thư và khách gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận, ký kết. Thời gian Huỳnh Hoa đặt ra để gặp khách là từ sáng sớm đến nửa trưa, chiều không làm gì hết rảnh rang đi chơi!
Quả nhiên ít lâu sau đó khách giảm đi khoảng một phần ba trước đó. Nhờ vậy, mà những nhóm tải tiêu cả bốn hướng có thời gian đi, có thời gian nghỉ dưỡng sức mà cũng chẳng tổn hại gì đến tiêu cục. Hồ Kỳ biết nhưng không có ý kiến gì nên mọi việc cứ tiếp tục. Cuối cùng sau hơn một tháng làm việc không ngơi tay Huỳnh Hoa bắt đầu có những buổi chiều rảnh rỗi để đi đây đi đó.