Tình Yêu Bảy Năm
Chương 36: Em là mùi hương của riêng anh 2
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Đình
Biên tập: Iris
Ngày hôm sau Trâu Diệc Minh phải đến bệnh viện tháo bột, mới sáng sớm Trần Phượng Tiên đã thay quần áo rồi đưa anh đi. Anh nói: “Mẹ ơi, tháo bột thôi mà, chỉ là chuyện nhỏ, để Giản Hinh đưa con đi là được rồi."
Trần Phượng Tiên không vui, xị mặt: “Sao nào, bây giờ chê mẹ thừa thãi hả?"
Trâu Diệc Minh ngồi trong phòng gọi điện cho Giản Hinh và kể lại nghe chuyện này. Giản Hinh nói: “Vậy em không đi nữa, đỡ để mẹ anh thấy em thì phiền lòng. Đúng lúc Tiền Vũ có chuyện tìm em, em về trước đây."
Trâu Diệc Minh gọi cô: “Giản Hinh."
“Hả?"
“Không có gì, nhớ đi đường cẩn thận."
Hai người không ai lên tiếng, Trần Phượng Tiên đẩy cửa vào hỏi: “Xong chưa? Còn bao lâu nữa?"
Giản Hinh nghe thấy, nói: “Em cúp trước đây."
Trâu Diệc Minh không biết làm thế nào đành kết thúc cuộc gọi, nói: “Xong rồi ạ, đi thôi mẹ."
Khu nội trú rất đông người nên không dám làm phiền đến vị trưởng khoa mà ông chủ nhỏ quen biết, đành mang bệnh án đến phòng khám tháo bột. Phụ trách là một bác sĩ quèn, anh ta cứ đọc đi đọc lại chữ viết như rồng bay phượng múa trên bệnh án. Trần Phượng Tiên sốt ruột hỏi: “Có phải có chuyện gì không?"
Bác sĩ đáp: “Không có gì nghiêm trọng cả. Nhưng tại sao anh bị người khác đánh gãy tay lại không báo cảnh sát? Rốt cuộc là chọc phải ai à?"
Trần Phượng Tiên nghe không hiểu, nói: “Bác sĩ nhìn nhầm rồi, là tai nạn xe cộ mà."
Trâu Diệc Minh duỗi tay lấy lại bệnh án, nói: “Bác sĩ, anh cứ tháo ra đi, không cần nói chuyện khác."
Khi nằm viện ông chủ nhỏ đã liên kết với trưởng khoa nên mọi người thông đồng giấu Trần Phượng Tiên, song nào ngờ đụng phải một bác sĩ quèn chết não. Trâu Diệc Minh quay lại nhìn mẹ mình, lúc này Trần Phượng Tiên mới nhớ ra còn phải xem lại bệnh án, đứng một đeo kính lão nghiên cứu.
Tháo bột xong, cảm giác có thể tự do hoạt động cánh tay thật sự rất tốt. Trâu Diệc Minh đưa nắm tay đến trước mặt mẹ mình rồi mở ra, nói: “Mẹ nhìn đi ạ, thật sự không sao rồi, đừng lo lắng."
Bà hỏi: “Thế đã xảy ra chuyện gì? Con đừng giấu mẹ nữa."
Hai mắt bà rơm rớm, từ nhỏ đến lớn con trai rất ít khi nói dối, chẳng lẽ càng lớn càng xa cách ư?
Dù sao mọi chuyện cũng đã qua, bây giờ kể lại cũng được, Trâu Diệc Minh bèn nói rõ đầu đuôi ngọn ngành.
Trần Phượng Tiên nghe xong lại hỏi: “Giản Hinh có biết không?"
Trâu Diệc Minh gật đầu.
Bà nhớ lại, khi đó có gặp Giản Hinh mấy lần ở bệnh viện, con bé nấu canh cho con trai, hai đứa vừa cười vừa nói.
Hiện giờ trong tay Trâu Diệc Minh có rất nhiều chuyện phải làm, chờ tháo bột xong sẽ giải quyết nên anh đưa Trần Phượng Tiên về nhà rồi đi ngay. Anh đến nhà ông chủ nhỏ lấy xe, chiếc xe bán tải second-hand nằm trong ga-ra, thiên sứ nhỏ gào khóc đòi gặm vô-lăng, biến chiếc xe thành đồ chơi lớn của mình. Trâu Diệc Minh trìu mến xoa nắn gương mặt nhỏ đầy thịt, tự nhiên càng nhớ Giản Hinh hơn.
Ông chủ nhỏ ôm con gái ra, cười: “Sao lại mắc bệnh tương tư rồi thế? Trước đây có thấy cậu vậy đâu."
Trâu Diệc Minh xoa xoa mặt, nói: “Muốn Đại Phúc về nhanh một tí, rồi vứt hết chuyện ở đây cho nó, chẳng thèm để ý nữa… Thằng thối tha đó!"
Về đến thành phố Mậu, Giản Hinh không về nhà ngay mà bắt taxi đến thẳng nhà Tiền Vũ, cô rất ít khi đến nhà Tiền Vũ. Thật ra rất hiếm khi Tiền Vũ ở nhà thẩn thơ một mình, mỗi ngày cũng bận rộn công việc ở ngoài, với cô nàng thì nhà chẳng qua chỉ là một chỗ ngủ, nơi nào cũng như nhau.
Khi đi lên có một người đàn ông đi trước cô, tay xách túi đựng đầy hộp thức ăn, mùi thơm theo gió bay vào mũi Giản Hinh, quan sát quần áo thì có vẻ không phải là người giao hàng. Vừa hay căn hộ người nọ ấn chuông cửa là nhà Tiền Vũ mà Giản Hinh cần đến, cô lẳng lặng đứng đằng sau. Thấy Tiền Vũ mở cửa ra, giọng có vẻ không kiên nhẫn: “Xong chưa, sao anh như keo da chó đuổi không đi vậy?"
Sau đó lướt thấy Giản Hinh đang đứng sau.
Tiền Vũ vội đưa tay đẩy người đàn ông mặc Âu phục đắt tiền đang đứng trước cửa sang một bên, kéo Giản Hinh về phía mình rồi nói: “Đến rồi sao không vào? Nhanh lên, mày xem ai về này."
Nhân lúc Giản Hinh ngẩng đầu nhìn qua khe hở, người đàn ông dáng vẻ đàng hoàng, hiền hòa nói chuyện với Tiền Vũ: “Vừa hay anh mua nhiều một phần cơm, chị em các em vào ăn đi, thiếu thì nói với anh là được."
Tiền Vũ còn phải đuổi người, song lại cảm giác sau lưng có gì đó lao vào mình. Hơi quen nên lập tức nhoài người lên lưng Giản Hinh, gọi: “Tiểu Hinh Hinh."
Giản Hinh không để ý kĩ người “anh hùng" đứng ở cửa này có phải là người mà Tiền Vũ đề cập hay không, nhưng vừa ngoảnh lại đã trông thấy người bị phơi đen đến suýt không nhận ra – Tăng Tuyền. Mà người đàn ông kia cũng nhân cơ hội đi vào, săn sóc dọn cơm lên bàn cho các cô gái.
Tăng Tuyền rỉ vào tai Giản Hinh: “Ngu người chưa? He he tao cũng vậy. Mày không biết đâu, lúc tao đến tí nữa cũng bị dọa chết khiếp luôn! Tiền Vũ và anh ta cùng ra khỏi phòng ngủ đấy! Thấy tao đến anh ta cũng không đi, cầm chìa khóa xe xuống dưới mua cơm cho hai đứa tao, tao ló đầu ra nhìn, là xe sang! Mày xem có phải Tiểu Vũ đang chơi đùa không? Dù sao đây cũng là lần đầu tao thấy nó đưa đàn ông về nhà."
Trong tai Giản Hinh như có con ong mật kêu vo ve vo ve, cãi nhau khiến người ta tức giận. Cô bịt miệng Tăng Tuyền và nhìn cô bạn với ánh mắt nghiêm nghị, Tăng Tuyền sợ không dám nói nữa, ngoan ngoãn đứng thẳng. Sự tĩnh lặng khiến Giản Hinh rất hoài niệm, rất lâu, rất lâu rồi không có ai ở bên cô nói nhiều thế này.
Cô buông tay ra, hắng giọng: “Mày, thành thật khai báo, từ đầu đến cuối, không được bỏ sót một chữ nào!"
Tiền Vũ dùng ánh mắt giết người ra hiệu, người đàn ông kia chắp tay tạm biệt.
Giản Hinh hất cằm: “Cả mày nữa!"
Vì vậy Tăng Tuyền ngoan ngoãn ngồi đằng trước còn Tiền Vũ ngồi sau, Giản Hinh giải quyết từng người một.
Cô quan sát Tăng Tuyền kĩ lưỡng, quả là thay đổi rất lớn, vốn là một cô gái thích làm đẹp thích chăm sóc bản thân mà bây giờ lại đen thui như ma. Quần áo trên người như đào từ khe núi ra, không biết ai cắt tóc cho mà tay nghề xấu đau xấu đớn. Cô nàng nở nụ cười lấy lòng, Giản Hinh lại thấy đuôi mắt bạn mình đã xuất hiện nếp nhăn!
Trong lòng buồn vô cùng, cô tưởng Tăng Tuyền sẽ tìm một nơi yên tĩnh đẹp đẽ, có màu xanh của biển, màu trắng của cát để xoa dịu vết thương và mải ăn chơi đến mức quên cả đường về lẫn thời gian phải về cơ.
Tăng Tuyền lắc lắc tay cô, nói: “Tiểu Hinh, đừng vậy mà, chẳng phải tao đã về rồi à!"
Giản Hinh hỏi: “Thế mày đã đi đâu?"
Thật ra ban đầu Tăng Tuyền định đến một nơi có phong cảnh đẹp để giải sầu, dù sao chuyện này cũng là Đại Phúc sai. Bố chồng cô cảm thấy có lỗi nên lúc ly dị cho kha khá tiền, nếu Đại Phúc cho rằng cô vì tiền mới ở bên hắn thì cô cũng không thể không gánh cái danh này. Số tiền đó, phải tiêu cho sướng tay.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, chẳng biết tên Đại Phúc kia có tin tức từ đâu mà đuổi theo cô đến tận nơi.
Vì thế Tăng Tuyền đổi hai nơi nhưng âm hồn Đại Phúc vẫn không tan.
Mặc dù mọi người nhìn bề ngoài tưởng khi li dị Tăng Tuyền rất phóng khoáng nhưng thực ra chỉ người trong cuộc mới biết đau thế nào, nên chỉ có thể để trong lòng. Cô không muốn gặp lại Đại Phúc, ngay cả bóng dáng thoáng qua cũng không. Lúc ấy, Tăng Tuyền cảm thấy mình có triệu chứng trầm cảm, ăn ở nhà hàng ngon nhất, uống rượu đắt tiền nhất, mặc quần áo đẹp nhất nhưng không thấy sung sướng chút nào cả. Giản Hinh và Trâu Diệc Minh đã bên nhau bảy năm, cô và đại Phúc vậy, cho nên bọn họ dễ sinh ra cảm giác nhàm chán. Đại Phúc cũng không chịu nổi nữa.
Cô muốn khóc nhưng không khóc nổi, dường như có gì đó nghẹn lại trong lồng ngực, người như đã chết.
Trong lúc vô tình cô thấy quảng cáo công ích trên ti-vi ở quầy rượu, đó là nơi Tăng Tuyền chưa từng nghe tên. Ở đó trẻ con không có quần áo mặc, đi học phải băng qua núi, giọng nữ ngọt ngào trong ti-vi kêu gọi mọi người quyên góp quần áo và thức ăn.
Tăng Tuyền kéo tay Giản Hinh, nói: “Khi đó tao cũng không biết sao nữa, đầu nóng lên nên quyết định đi ngay, chỗ đó không phải cực khổ bình thường. Tên khốn Ngô Vũ kia chắc chắn sẽ không chịu nổi, chì cần để tao không gặp lại hắn nữa thì thế nào cũng được."
Giản Hinh ngẩn người, không nhớ nổi Tăng Tuyền nói người tên Ngô Vũ là ai, đó vốn là tên của Đại Phúc.
Vì vậy Tăng Tuyền đi ngay, không ngờ chỗ đó còn nghèo nàn hơn trong tưởng tượng của cô, ô tô không vào được nên đành phải đi bộ. Trước khi đến đây, cô đã mua mấy hộp bút và vở, bây giờ phải tự vác đi nhưng có quá nhiều đồ nên cô vác không nổi. Tăng Tuyền hỏi tài xế: “Tôi trả tiền, anh vác lên đó giúp tôi được không?"
Ra giá tốt nên mọi chuyện đều dễ thương lượng, tài xế là người bản xứ nên đi một chuyến đường núi cũng không thấm vào đâu nhưng lại có người xuất hiện ngăn cản. Đại Phúc vác hộp lên đi thẳng, nói với Tăng Tuyền: “Còn hai hộp em cầm đi."
Đồ bị cướp mất, vụ làm ăn của tài xế bất thành, suốt quãng đường Tăng Tuyền cắn răng chịu đựng, ngược lại cô muốn nhìn xem người trước mặt lúc nào sẽ từ bỏ. Lần này, không cần cô đuổi, hắn sẽ tự động cuốn gói thôi.
Lần leo núi này thật khiến người ta khó quên, bùn sình đường núi làm bẩn giày của Tăng Tuyền, nhánh cây làm rách váy cô, loài côn trùng không biết tên cắn phần da thịt lộ ra ngoài của cô khiến vùng da đó sưng tấy, vừa nhói vừa đau. Đi đến cuối đường, Tăng Tuyền muốn bỏ cuộc nhưng người trước mặt không hề dừng lại, như đang so tài, cô cũng không được dừng.
Cuối cùng hai người cũng đến được trường học kia, ngạc nhiên vô cùng.
Có lẽ không nên tính là trường học, vài căn phòng hỏng hóc, nóc nhà bị dột nước, tất cả bàn học đều thiếu chân, nhưng bọn trẻ mang giọng quê đọc bài khiến lòng Tăng Tuyền bỗng dưng xúc động vô cùng.
Cô tìm trưởng thôn và mong muốn ở lại đây, tuy không biết làm việc đồng áng nhưng cô có thể dạy cho bọn trẻ, bởi vì có giấy phép hành nghề giáo viên. Ở đó, rất nhiều chuyện đã xảy ra mà cả đời khó có thể quên được: bàn tay gầy guộc của trưởng thôn nắm chặt tay cô nói cảm ơn, bọn trẻ rụt rè gọi cô Tăng. Bình thường cô sẽ không để ý đến phấn viết bảng, nhưng ở đây nó lại là thứ đồ quý báu biết nhường nào.
Trong núi thiếu nước nên phải mấy ngày cô mới tắm rửa một lần, gội đầu lại càng xa xỉ hơn. Khó khăn lắm mới có một giáo viên đích thực đến trường dạy nên toàn thôn từ trên xuống dưới ai ai cũng muốn lấy lòng. Vì vậy, tất cả mọi người đều góp một gáo nước, đổ vào thùng xách đến cho Tăng Tuyền để cô gội đầu. Lần đó Tăng Tuyền bật khóc, lúc ly dị không hề chảy nước mắt, vậy mà lần này lại không kìm nén nổi.
Cô vào nhà tìm cây kéo, không muốn cắt kiểu cách gì cả, chỉ cần cắt ngắn nhất là được. Hôm sau cô đưa cho trưởng thôn một tấm thẻ ngân hàng và bảo trưởng thôn rút tiền ra, nên mua thêm thứ gì.
Trưởng thôn từ chối, khuyên cô rất lâu, nơi này không phải cần một người quyên góp chút tiền là có thể thay đổi.
Hôm sau Tăng Tuyền tự mình xuống núi rút tiền, không giống như lúc lên núi, cô mặc bộ quần áo chị gái trong thôn cho mượn, hơi rộng, màu sắc cũng cổ lỗ sĩ, đi đường đói thì ăn lương khô mang theo người. Lương khô là hai củ khoai lang đỏ, mấy ngày qua cô đều ăn cái này, ăn đến xót dạ dày cũng không dám nói, vì có rất nhiều đứa trẻ ngay cả khoai lang đỏ cũng không có mà ăn.
Trong thị trấn chỉ có một ngân hàng, Tăng Tuyền điền vào phiếu rút tiền nhưng người ta bảo trong chốc lát không có nhiêu tiền như thế, phải điều động. Tăng Tuyền đúng là mở mang tầm mắt, bèn ở lại một đêm.
Đêm đó, Đại Phúc cứ luôn đi theo cô chủ động tìm cô nói chuyện: “Em quay về đi, em ở lại nơi này không nổi đâu."
Tăng Tuyền chỉ nói một chữ: “Cút."
Sau khi lấy được tiền Tăng Tuyền quay về trường học, lũ trẻ nhìn thấy cô thì khóc rồi chạy đến ôm cô, đứa nào cao hơn thì ôm eo còn đứa nhỏ hơn thì ôm chân. Có vài đứa cho rằng Đại Phúc và Tăng Tuyền cùng đường, cũng chạy đến ôm Đại Phúc, Tăng Tuyền bước nửa bước cũng không được đành hỏi bọn nhỏ sao lại khóc. Bọn nhỏ lau nước mắt nói cho rằng cô giáo Tăng đi rồi, không muốn chúng nữa.
Trưởng thôn nói: “Mấy tốp giáo viên đã đi mất, sau đó không có ai đến nữa."
Chỉ như vậy, Tăng Tuyền đã chính thức ở lại đó, đã có thói quen mấy ngày mới tắm một lần, quen ăn khoai lang đỏ, quen cách đi đường núi, có thói quen tiết kiệm mỗi một viên phấn, quen việc ngôi trường này có bóng dáng Đại Phúc.
Đại Phúc ở phòng bên cạnh, phụ trách sửa chữa trường học, trần nhà của trường không bị dột nữa, bàn học của lũ trẻ cũng không còn lung lay nữa. Đất vàng trên sân thể dục được anh trát xi măng, chạy bộ cũng sẽ không còn bụi đất tung bay nên lũ trẻ rất thích anh, gọi anh chú Ngô. Anh đóng một khung bóng rổ, dạy lũ trẻ chơi bóng.
Trẻ con ở đây sẽ có đủ loại lí do mà Tăng Tuyền không tưởng tượng nổi để bỏ học, ví dụ như nhà làm ruộng thiếu người, em trai nhỏ không ai chăm sóc, học tập là chuyện lãng phí thời gian, không bằng làm ruộng. Tăng Tuyền đến từng nhà tận tình khuyên bảo, thời đại này, không đọc sách thì vĩnh viễn không thoát ra khỏi cảnh này.
Nhìn những đứa trẻ ở đây rồi lại nghĩ về những đứa trẻ trong thành phố, Tăng Tuyền cảm thấy bọn chúng là người của hai thế giới.
Giản Hinh nghe mà kinh hồn bạt vía, nếu xảy ra chuyện thì phải làm sao!
Tăng Tuyền nói: “Đúng là có một lần xảy ra chuyện, mưa lớn ngập cả đường núi, bọn nhỏ không đi học được. Tao đến đón chúng nó, muốn ôm từng đứa một sang, sau đó suýt nữa tao ngã xuống."
Không chú ý một chút là sẽ bị lũ lụt cuốn trôi không tìm được người, bàn tay Tăng Tuyền không bắt được vật gì có thể giữ cô lại. Vốn cho rằng lần này mình xong đời rồi, không nghĩ đến Đại Phúc lao đến, nhảy vào dòng lũ lôi cô ra, bọn nhỏ đưa cho một nhánh cây, mấy đứa nhỏ cùng kéo cô lên bờ. Nhìn thấy Đại Phúc cũng đã leo lên bờ, cả người toàn là nước bẩn.
Đó là lần đầu tiên sau ly dị Tăng Tuyền bị Đại Phúc mắng, chỉ vào mũi mắng: “Tăng Tuyền đầu óc em bị nhúng nước à? Chỗ đó sâu như thế mà em cũng dám nhảy? Mẹ kiếp, em muốn anh khó chịu đến chết phải không? Có phải anh chết em mới chịu sống tốt? Em nói đi, nếu gật đầu anh không nói hai lời sẽ nhảy vào đó."
Tăng Tuyền không nói gì cả, phủi mông dắt bọn nhỏ đi.
“Sau đó thì sao?" Giản Hinh hỏi.
“Sau đó…" Tăng Tuyền trầm tư một lát: “Thật ra ở đó rất tốt, thật lòng tao không muốn quay về đâu. Giản Hinh, tao học cho gà ăn này rồi còn biết phân biệt rau củ nữa, tuy ở đó nghèo nhưng đều là người hiền lành."
Giản Hinh nện mạnh cô nàng: “Mày không biết bọn tao nhớ mày lắm à?"
Tăng Tuyền cười: “Tao cũng nhớ bọn mày, nên không dám gọi điện thoại đấy!"
Tiền Vũ hỏi cô: “Sao lần này lại về?"
Tăng Tuyền trả lời miễn cưỡng: “Mẹ tao nằm viện."
Chuyện này do Đại Phúc nói cô biết, điện thoại di động của cô hỏng rồi, dù sao cũng không dùng nên không sửa, không biết tại sao Đại Phúc và mẹ cô vẫn còn liên lạc.
Mấy ngày trước đưa điện thoại cho cô nghe, nhận máy thì nghe thấy bác sĩ hỏi cô: “Cô là người nhà bệnh nhân à? Bây giờ bệnh tình bà ấy rất nặng, cô có thể đến đây không?"
Tăng Tuyền quay về như thế đó, lúc đi lũ trẻ trốn trong phòng khóc, không có ai ra tiễn cô.
Trong lòng Tăng Tuyền rất khó chịu nhưng đó là mẹ ruột cô.
Cô đi bộ xuống núi, ngồi xe rồi chuyển qua máy bay, qua kiểm tra an ninh suýt chút nữa người ta không để cô đi, là Đại Phúc ở phía sau giải quyết. Cô cũng không biết anh ta nói thế nào với người ta, khi đó trong đầu toàn là chuyện của mẹ cô, sau khi quay về trực tiếp đến bệnh viện. Chưa vào phòng bệnh đã khóc, vào rồi khóc không nổi nữa.
Tăng Tuyền nói: “Mẹ tao thuộc phái diễn xuất đó, không được nhận giải Oscar đúng là lãng phí nhân tài. Cao huyết áp mà nói thành bệnh tình nguy kịch, còn miêu tả tao thành đứa con gái bất hiếu ly dị xong bỏ nhà ra đi. Khiến bác sĩ dao động, cùng diễn vở kịch này với mẹ tao."
Tiền Vũ xì một tiếng bật cười: “Cho nên mày cứ thế về đây?"
Tăng Tuyền gật đầu một cái, biết mình bị lừa quay đầu đi ngay, Đại Phúc muốn kéo cô trở lại, cô hất tay tặng anh ta một bạt tai: “Mẹ nó, Ngô Vũ anh không phải người, dùng chuyện này lừa tôi quay về."
Giản Hinh suy nghĩ một lát rồi nói: “Nhất định là mẹ mày lo lắng cho mày mới bị cao huyết áp."
Tăng Tuyền mệt mỏi nhắm mắt dựa vào Giản Hinh: “Cho là vậy đi."
Thức ăn đã lạnh, Tiền Vũ mang đi hâm nóng, Tăng Tuyền mở mắt ra lần nữa rồi nói: “Người đàn ông lúc nãy tao cảm thấy Tiền Vũ đấu không lại anh ta."
Giản Hinh nhìn lại, hôm nay Tiền Vũ mặc đồ ở nhà, chân mang dép bông mềm, gọi các cô: “Đến đây, ăn được rồi."
Giản Hinh tìm tất cả mọi nơi, len lén hỏi Tăng Tuyền: “Mày có thấy thuốc lá của Tiền Vũ?"
Tăng Tuyền lắc đầu: “Từ nãy đến giờ không thấy."
Lúc ăn cơm Tiền Vũ nói: Chờ tao nghĩ kỹ rồi nói với tụi bây.
Giản Hinh và Tăng Tuyền cùng “a" một tiếng, không hỏi đến cùng nữa.
Bởi vì đó là Tiền Vũ, Tiền Vũ cái gì cũng biết làm.
Chuyển ngữ: Đình
Biên tập: Iris
Ngày hôm sau Trâu Diệc Minh phải đến bệnh viện tháo bột, mới sáng sớm Trần Phượng Tiên đã thay quần áo rồi đưa anh đi. Anh nói: “Mẹ ơi, tháo bột thôi mà, chỉ là chuyện nhỏ, để Giản Hinh đưa con đi là được rồi."
Trần Phượng Tiên không vui, xị mặt: “Sao nào, bây giờ chê mẹ thừa thãi hả?"
Trâu Diệc Minh ngồi trong phòng gọi điện cho Giản Hinh và kể lại nghe chuyện này. Giản Hinh nói: “Vậy em không đi nữa, đỡ để mẹ anh thấy em thì phiền lòng. Đúng lúc Tiền Vũ có chuyện tìm em, em về trước đây."
Trâu Diệc Minh gọi cô: “Giản Hinh."
“Hả?"
“Không có gì, nhớ đi đường cẩn thận."
Hai người không ai lên tiếng, Trần Phượng Tiên đẩy cửa vào hỏi: “Xong chưa? Còn bao lâu nữa?"
Giản Hinh nghe thấy, nói: “Em cúp trước đây."
Trâu Diệc Minh không biết làm thế nào đành kết thúc cuộc gọi, nói: “Xong rồi ạ, đi thôi mẹ."
Khu nội trú rất đông người nên không dám làm phiền đến vị trưởng khoa mà ông chủ nhỏ quen biết, đành mang bệnh án đến phòng khám tháo bột. Phụ trách là một bác sĩ quèn, anh ta cứ đọc đi đọc lại chữ viết như rồng bay phượng múa trên bệnh án. Trần Phượng Tiên sốt ruột hỏi: “Có phải có chuyện gì không?"
Bác sĩ đáp: “Không có gì nghiêm trọng cả. Nhưng tại sao anh bị người khác đánh gãy tay lại không báo cảnh sát? Rốt cuộc là chọc phải ai à?"
Trần Phượng Tiên nghe không hiểu, nói: “Bác sĩ nhìn nhầm rồi, là tai nạn xe cộ mà."
Trâu Diệc Minh duỗi tay lấy lại bệnh án, nói: “Bác sĩ, anh cứ tháo ra đi, không cần nói chuyện khác."
Khi nằm viện ông chủ nhỏ đã liên kết với trưởng khoa nên mọi người thông đồng giấu Trần Phượng Tiên, song nào ngờ đụng phải một bác sĩ quèn chết não. Trâu Diệc Minh quay lại nhìn mẹ mình, lúc này Trần Phượng Tiên mới nhớ ra còn phải xem lại bệnh án, đứng một đeo kính lão nghiên cứu.
Tháo bột xong, cảm giác có thể tự do hoạt động cánh tay thật sự rất tốt. Trâu Diệc Minh đưa nắm tay đến trước mặt mẹ mình rồi mở ra, nói: “Mẹ nhìn đi ạ, thật sự không sao rồi, đừng lo lắng."
Bà hỏi: “Thế đã xảy ra chuyện gì? Con đừng giấu mẹ nữa."
Hai mắt bà rơm rớm, từ nhỏ đến lớn con trai rất ít khi nói dối, chẳng lẽ càng lớn càng xa cách ư?
Dù sao mọi chuyện cũng đã qua, bây giờ kể lại cũng được, Trâu Diệc Minh bèn nói rõ đầu đuôi ngọn ngành.
Trần Phượng Tiên nghe xong lại hỏi: “Giản Hinh có biết không?"
Trâu Diệc Minh gật đầu.
Bà nhớ lại, khi đó có gặp Giản Hinh mấy lần ở bệnh viện, con bé nấu canh cho con trai, hai đứa vừa cười vừa nói.
Hiện giờ trong tay Trâu Diệc Minh có rất nhiều chuyện phải làm, chờ tháo bột xong sẽ giải quyết nên anh đưa Trần Phượng Tiên về nhà rồi đi ngay. Anh đến nhà ông chủ nhỏ lấy xe, chiếc xe bán tải second-hand nằm trong ga-ra, thiên sứ nhỏ gào khóc đòi gặm vô-lăng, biến chiếc xe thành đồ chơi lớn của mình. Trâu Diệc Minh trìu mến xoa nắn gương mặt nhỏ đầy thịt, tự nhiên càng nhớ Giản Hinh hơn.
Ông chủ nhỏ ôm con gái ra, cười: “Sao lại mắc bệnh tương tư rồi thế? Trước đây có thấy cậu vậy đâu."
Trâu Diệc Minh xoa xoa mặt, nói: “Muốn Đại Phúc về nhanh một tí, rồi vứt hết chuyện ở đây cho nó, chẳng thèm để ý nữa… Thằng thối tha đó!"
Về đến thành phố Mậu, Giản Hinh không về nhà ngay mà bắt taxi đến thẳng nhà Tiền Vũ, cô rất ít khi đến nhà Tiền Vũ. Thật ra rất hiếm khi Tiền Vũ ở nhà thẩn thơ một mình, mỗi ngày cũng bận rộn công việc ở ngoài, với cô nàng thì nhà chẳng qua chỉ là một chỗ ngủ, nơi nào cũng như nhau.
Khi đi lên có một người đàn ông đi trước cô, tay xách túi đựng đầy hộp thức ăn, mùi thơm theo gió bay vào mũi Giản Hinh, quan sát quần áo thì có vẻ không phải là người giao hàng. Vừa hay căn hộ người nọ ấn chuông cửa là nhà Tiền Vũ mà Giản Hinh cần đến, cô lẳng lặng đứng đằng sau. Thấy Tiền Vũ mở cửa ra, giọng có vẻ không kiên nhẫn: “Xong chưa, sao anh như keo da chó đuổi không đi vậy?"
Sau đó lướt thấy Giản Hinh đang đứng sau.
Tiền Vũ vội đưa tay đẩy người đàn ông mặc Âu phục đắt tiền đang đứng trước cửa sang một bên, kéo Giản Hinh về phía mình rồi nói: “Đến rồi sao không vào? Nhanh lên, mày xem ai về này."
Nhân lúc Giản Hinh ngẩng đầu nhìn qua khe hở, người đàn ông dáng vẻ đàng hoàng, hiền hòa nói chuyện với Tiền Vũ: “Vừa hay anh mua nhiều một phần cơm, chị em các em vào ăn đi, thiếu thì nói với anh là được."
Tiền Vũ còn phải đuổi người, song lại cảm giác sau lưng có gì đó lao vào mình. Hơi quen nên lập tức nhoài người lên lưng Giản Hinh, gọi: “Tiểu Hinh Hinh."
Giản Hinh không để ý kĩ người “anh hùng" đứng ở cửa này có phải là người mà Tiền Vũ đề cập hay không, nhưng vừa ngoảnh lại đã trông thấy người bị phơi đen đến suýt không nhận ra – Tăng Tuyền. Mà người đàn ông kia cũng nhân cơ hội đi vào, săn sóc dọn cơm lên bàn cho các cô gái.
Tăng Tuyền rỉ vào tai Giản Hinh: “Ngu người chưa? He he tao cũng vậy. Mày không biết đâu, lúc tao đến tí nữa cũng bị dọa chết khiếp luôn! Tiền Vũ và anh ta cùng ra khỏi phòng ngủ đấy! Thấy tao đến anh ta cũng không đi, cầm chìa khóa xe xuống dưới mua cơm cho hai đứa tao, tao ló đầu ra nhìn, là xe sang! Mày xem có phải Tiểu Vũ đang chơi đùa không? Dù sao đây cũng là lần đầu tao thấy nó đưa đàn ông về nhà."
Trong tai Giản Hinh như có con ong mật kêu vo ve vo ve, cãi nhau khiến người ta tức giận. Cô bịt miệng Tăng Tuyền và nhìn cô bạn với ánh mắt nghiêm nghị, Tăng Tuyền sợ không dám nói nữa, ngoan ngoãn đứng thẳng. Sự tĩnh lặng khiến Giản Hinh rất hoài niệm, rất lâu, rất lâu rồi không có ai ở bên cô nói nhiều thế này.
Cô buông tay ra, hắng giọng: “Mày, thành thật khai báo, từ đầu đến cuối, không được bỏ sót một chữ nào!"
Tiền Vũ dùng ánh mắt giết người ra hiệu, người đàn ông kia chắp tay tạm biệt.
Giản Hinh hất cằm: “Cả mày nữa!"
Vì vậy Tăng Tuyền ngoan ngoãn ngồi đằng trước còn Tiền Vũ ngồi sau, Giản Hinh giải quyết từng người một.
Cô quan sát Tăng Tuyền kĩ lưỡng, quả là thay đổi rất lớn, vốn là một cô gái thích làm đẹp thích chăm sóc bản thân mà bây giờ lại đen thui như ma. Quần áo trên người như đào từ khe núi ra, không biết ai cắt tóc cho mà tay nghề xấu đau xấu đớn. Cô nàng nở nụ cười lấy lòng, Giản Hinh lại thấy đuôi mắt bạn mình đã xuất hiện nếp nhăn!
Trong lòng buồn vô cùng, cô tưởng Tăng Tuyền sẽ tìm một nơi yên tĩnh đẹp đẽ, có màu xanh của biển, màu trắng của cát để xoa dịu vết thương và mải ăn chơi đến mức quên cả đường về lẫn thời gian phải về cơ.
Tăng Tuyền lắc lắc tay cô, nói: “Tiểu Hinh, đừng vậy mà, chẳng phải tao đã về rồi à!"
Giản Hinh hỏi: “Thế mày đã đi đâu?"
Thật ra ban đầu Tăng Tuyền định đến một nơi có phong cảnh đẹp để giải sầu, dù sao chuyện này cũng là Đại Phúc sai. Bố chồng cô cảm thấy có lỗi nên lúc ly dị cho kha khá tiền, nếu Đại Phúc cho rằng cô vì tiền mới ở bên hắn thì cô cũng không thể không gánh cái danh này. Số tiền đó, phải tiêu cho sướng tay.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, chẳng biết tên Đại Phúc kia có tin tức từ đâu mà đuổi theo cô đến tận nơi.
Vì thế Tăng Tuyền đổi hai nơi nhưng âm hồn Đại Phúc vẫn không tan.
Mặc dù mọi người nhìn bề ngoài tưởng khi li dị Tăng Tuyền rất phóng khoáng nhưng thực ra chỉ người trong cuộc mới biết đau thế nào, nên chỉ có thể để trong lòng. Cô không muốn gặp lại Đại Phúc, ngay cả bóng dáng thoáng qua cũng không. Lúc ấy, Tăng Tuyền cảm thấy mình có triệu chứng trầm cảm, ăn ở nhà hàng ngon nhất, uống rượu đắt tiền nhất, mặc quần áo đẹp nhất nhưng không thấy sung sướng chút nào cả. Giản Hinh và Trâu Diệc Minh đã bên nhau bảy năm, cô và đại Phúc vậy, cho nên bọn họ dễ sinh ra cảm giác nhàm chán. Đại Phúc cũng không chịu nổi nữa.
Cô muốn khóc nhưng không khóc nổi, dường như có gì đó nghẹn lại trong lồng ngực, người như đã chết.
Trong lúc vô tình cô thấy quảng cáo công ích trên ti-vi ở quầy rượu, đó là nơi Tăng Tuyền chưa từng nghe tên. Ở đó trẻ con không có quần áo mặc, đi học phải băng qua núi, giọng nữ ngọt ngào trong ti-vi kêu gọi mọi người quyên góp quần áo và thức ăn.
Tăng Tuyền kéo tay Giản Hinh, nói: “Khi đó tao cũng không biết sao nữa, đầu nóng lên nên quyết định đi ngay, chỗ đó không phải cực khổ bình thường. Tên khốn Ngô Vũ kia chắc chắn sẽ không chịu nổi, chì cần để tao không gặp lại hắn nữa thì thế nào cũng được."
Giản Hinh ngẩn người, không nhớ nổi Tăng Tuyền nói người tên Ngô Vũ là ai, đó vốn là tên của Đại Phúc.
Vì vậy Tăng Tuyền đi ngay, không ngờ chỗ đó còn nghèo nàn hơn trong tưởng tượng của cô, ô tô không vào được nên đành phải đi bộ. Trước khi đến đây, cô đã mua mấy hộp bút và vở, bây giờ phải tự vác đi nhưng có quá nhiều đồ nên cô vác không nổi. Tăng Tuyền hỏi tài xế: “Tôi trả tiền, anh vác lên đó giúp tôi được không?"
Ra giá tốt nên mọi chuyện đều dễ thương lượng, tài xế là người bản xứ nên đi một chuyến đường núi cũng không thấm vào đâu nhưng lại có người xuất hiện ngăn cản. Đại Phúc vác hộp lên đi thẳng, nói với Tăng Tuyền: “Còn hai hộp em cầm đi."
Đồ bị cướp mất, vụ làm ăn của tài xế bất thành, suốt quãng đường Tăng Tuyền cắn răng chịu đựng, ngược lại cô muốn nhìn xem người trước mặt lúc nào sẽ từ bỏ. Lần này, không cần cô đuổi, hắn sẽ tự động cuốn gói thôi.
Lần leo núi này thật khiến người ta khó quên, bùn sình đường núi làm bẩn giày của Tăng Tuyền, nhánh cây làm rách váy cô, loài côn trùng không biết tên cắn phần da thịt lộ ra ngoài của cô khiến vùng da đó sưng tấy, vừa nhói vừa đau. Đi đến cuối đường, Tăng Tuyền muốn bỏ cuộc nhưng người trước mặt không hề dừng lại, như đang so tài, cô cũng không được dừng.
Cuối cùng hai người cũng đến được trường học kia, ngạc nhiên vô cùng.
Có lẽ không nên tính là trường học, vài căn phòng hỏng hóc, nóc nhà bị dột nước, tất cả bàn học đều thiếu chân, nhưng bọn trẻ mang giọng quê đọc bài khiến lòng Tăng Tuyền bỗng dưng xúc động vô cùng.
Cô tìm trưởng thôn và mong muốn ở lại đây, tuy không biết làm việc đồng áng nhưng cô có thể dạy cho bọn trẻ, bởi vì có giấy phép hành nghề giáo viên. Ở đó, rất nhiều chuyện đã xảy ra mà cả đời khó có thể quên được: bàn tay gầy guộc của trưởng thôn nắm chặt tay cô nói cảm ơn, bọn trẻ rụt rè gọi cô Tăng. Bình thường cô sẽ không để ý đến phấn viết bảng, nhưng ở đây nó lại là thứ đồ quý báu biết nhường nào.
Trong núi thiếu nước nên phải mấy ngày cô mới tắm rửa một lần, gội đầu lại càng xa xỉ hơn. Khó khăn lắm mới có một giáo viên đích thực đến trường dạy nên toàn thôn từ trên xuống dưới ai ai cũng muốn lấy lòng. Vì vậy, tất cả mọi người đều góp một gáo nước, đổ vào thùng xách đến cho Tăng Tuyền để cô gội đầu. Lần đó Tăng Tuyền bật khóc, lúc ly dị không hề chảy nước mắt, vậy mà lần này lại không kìm nén nổi.
Cô vào nhà tìm cây kéo, không muốn cắt kiểu cách gì cả, chỉ cần cắt ngắn nhất là được. Hôm sau cô đưa cho trưởng thôn một tấm thẻ ngân hàng và bảo trưởng thôn rút tiền ra, nên mua thêm thứ gì.
Trưởng thôn từ chối, khuyên cô rất lâu, nơi này không phải cần một người quyên góp chút tiền là có thể thay đổi.
Hôm sau Tăng Tuyền tự mình xuống núi rút tiền, không giống như lúc lên núi, cô mặc bộ quần áo chị gái trong thôn cho mượn, hơi rộng, màu sắc cũng cổ lỗ sĩ, đi đường đói thì ăn lương khô mang theo người. Lương khô là hai củ khoai lang đỏ, mấy ngày qua cô đều ăn cái này, ăn đến xót dạ dày cũng không dám nói, vì có rất nhiều đứa trẻ ngay cả khoai lang đỏ cũng không có mà ăn.
Trong thị trấn chỉ có một ngân hàng, Tăng Tuyền điền vào phiếu rút tiền nhưng người ta bảo trong chốc lát không có nhiêu tiền như thế, phải điều động. Tăng Tuyền đúng là mở mang tầm mắt, bèn ở lại một đêm.
Đêm đó, Đại Phúc cứ luôn đi theo cô chủ động tìm cô nói chuyện: “Em quay về đi, em ở lại nơi này không nổi đâu."
Tăng Tuyền chỉ nói một chữ: “Cút."
Sau khi lấy được tiền Tăng Tuyền quay về trường học, lũ trẻ nhìn thấy cô thì khóc rồi chạy đến ôm cô, đứa nào cao hơn thì ôm eo còn đứa nhỏ hơn thì ôm chân. Có vài đứa cho rằng Đại Phúc và Tăng Tuyền cùng đường, cũng chạy đến ôm Đại Phúc, Tăng Tuyền bước nửa bước cũng không được đành hỏi bọn nhỏ sao lại khóc. Bọn nhỏ lau nước mắt nói cho rằng cô giáo Tăng đi rồi, không muốn chúng nữa.
Trưởng thôn nói: “Mấy tốp giáo viên đã đi mất, sau đó không có ai đến nữa."
Chỉ như vậy, Tăng Tuyền đã chính thức ở lại đó, đã có thói quen mấy ngày mới tắm một lần, quen ăn khoai lang đỏ, quen cách đi đường núi, có thói quen tiết kiệm mỗi một viên phấn, quen việc ngôi trường này có bóng dáng Đại Phúc.
Đại Phúc ở phòng bên cạnh, phụ trách sửa chữa trường học, trần nhà của trường không bị dột nữa, bàn học của lũ trẻ cũng không còn lung lay nữa. Đất vàng trên sân thể dục được anh trát xi măng, chạy bộ cũng sẽ không còn bụi đất tung bay nên lũ trẻ rất thích anh, gọi anh chú Ngô. Anh đóng một khung bóng rổ, dạy lũ trẻ chơi bóng.
Trẻ con ở đây sẽ có đủ loại lí do mà Tăng Tuyền không tưởng tượng nổi để bỏ học, ví dụ như nhà làm ruộng thiếu người, em trai nhỏ không ai chăm sóc, học tập là chuyện lãng phí thời gian, không bằng làm ruộng. Tăng Tuyền đến từng nhà tận tình khuyên bảo, thời đại này, không đọc sách thì vĩnh viễn không thoát ra khỏi cảnh này.
Nhìn những đứa trẻ ở đây rồi lại nghĩ về những đứa trẻ trong thành phố, Tăng Tuyền cảm thấy bọn chúng là người của hai thế giới.
Giản Hinh nghe mà kinh hồn bạt vía, nếu xảy ra chuyện thì phải làm sao!
Tăng Tuyền nói: “Đúng là có một lần xảy ra chuyện, mưa lớn ngập cả đường núi, bọn nhỏ không đi học được. Tao đến đón chúng nó, muốn ôm từng đứa một sang, sau đó suýt nữa tao ngã xuống."
Không chú ý một chút là sẽ bị lũ lụt cuốn trôi không tìm được người, bàn tay Tăng Tuyền không bắt được vật gì có thể giữ cô lại. Vốn cho rằng lần này mình xong đời rồi, không nghĩ đến Đại Phúc lao đến, nhảy vào dòng lũ lôi cô ra, bọn nhỏ đưa cho một nhánh cây, mấy đứa nhỏ cùng kéo cô lên bờ. Nhìn thấy Đại Phúc cũng đã leo lên bờ, cả người toàn là nước bẩn.
Đó là lần đầu tiên sau ly dị Tăng Tuyền bị Đại Phúc mắng, chỉ vào mũi mắng: “Tăng Tuyền đầu óc em bị nhúng nước à? Chỗ đó sâu như thế mà em cũng dám nhảy? Mẹ kiếp, em muốn anh khó chịu đến chết phải không? Có phải anh chết em mới chịu sống tốt? Em nói đi, nếu gật đầu anh không nói hai lời sẽ nhảy vào đó."
Tăng Tuyền không nói gì cả, phủi mông dắt bọn nhỏ đi.
“Sau đó thì sao?" Giản Hinh hỏi.
“Sau đó…" Tăng Tuyền trầm tư một lát: “Thật ra ở đó rất tốt, thật lòng tao không muốn quay về đâu. Giản Hinh, tao học cho gà ăn này rồi còn biết phân biệt rau củ nữa, tuy ở đó nghèo nhưng đều là người hiền lành."
Giản Hinh nện mạnh cô nàng: “Mày không biết bọn tao nhớ mày lắm à?"
Tăng Tuyền cười: “Tao cũng nhớ bọn mày, nên không dám gọi điện thoại đấy!"
Tiền Vũ hỏi cô: “Sao lần này lại về?"
Tăng Tuyền trả lời miễn cưỡng: “Mẹ tao nằm viện."
Chuyện này do Đại Phúc nói cô biết, điện thoại di động của cô hỏng rồi, dù sao cũng không dùng nên không sửa, không biết tại sao Đại Phúc và mẹ cô vẫn còn liên lạc.
Mấy ngày trước đưa điện thoại cho cô nghe, nhận máy thì nghe thấy bác sĩ hỏi cô: “Cô là người nhà bệnh nhân à? Bây giờ bệnh tình bà ấy rất nặng, cô có thể đến đây không?"
Tăng Tuyền quay về như thế đó, lúc đi lũ trẻ trốn trong phòng khóc, không có ai ra tiễn cô.
Trong lòng Tăng Tuyền rất khó chịu nhưng đó là mẹ ruột cô.
Cô đi bộ xuống núi, ngồi xe rồi chuyển qua máy bay, qua kiểm tra an ninh suýt chút nữa người ta không để cô đi, là Đại Phúc ở phía sau giải quyết. Cô cũng không biết anh ta nói thế nào với người ta, khi đó trong đầu toàn là chuyện của mẹ cô, sau khi quay về trực tiếp đến bệnh viện. Chưa vào phòng bệnh đã khóc, vào rồi khóc không nổi nữa.
Tăng Tuyền nói: “Mẹ tao thuộc phái diễn xuất đó, không được nhận giải Oscar đúng là lãng phí nhân tài. Cao huyết áp mà nói thành bệnh tình nguy kịch, còn miêu tả tao thành đứa con gái bất hiếu ly dị xong bỏ nhà ra đi. Khiến bác sĩ dao động, cùng diễn vở kịch này với mẹ tao."
Tiền Vũ xì một tiếng bật cười: “Cho nên mày cứ thế về đây?"
Tăng Tuyền gật đầu một cái, biết mình bị lừa quay đầu đi ngay, Đại Phúc muốn kéo cô trở lại, cô hất tay tặng anh ta một bạt tai: “Mẹ nó, Ngô Vũ anh không phải người, dùng chuyện này lừa tôi quay về."
Giản Hinh suy nghĩ một lát rồi nói: “Nhất định là mẹ mày lo lắng cho mày mới bị cao huyết áp."
Tăng Tuyền mệt mỏi nhắm mắt dựa vào Giản Hinh: “Cho là vậy đi."
Thức ăn đã lạnh, Tiền Vũ mang đi hâm nóng, Tăng Tuyền mở mắt ra lần nữa rồi nói: “Người đàn ông lúc nãy tao cảm thấy Tiền Vũ đấu không lại anh ta."
Giản Hinh nhìn lại, hôm nay Tiền Vũ mặc đồ ở nhà, chân mang dép bông mềm, gọi các cô: “Đến đây, ăn được rồi."
Giản Hinh tìm tất cả mọi nơi, len lén hỏi Tăng Tuyền: “Mày có thấy thuốc lá của Tiền Vũ?"
Tăng Tuyền lắc đầu: “Từ nãy đến giờ không thấy."
Lúc ăn cơm Tiền Vũ nói: Chờ tao nghĩ kỹ rồi nói với tụi bây.
Giản Hinh và Tăng Tuyền cùng “a" một tiếng, không hỏi đến cùng nữa.
Bởi vì đó là Tiền Vũ, Tiền Vũ cái gì cũng biết làm.
Tác giả :
Tịch Hòa