Tính Sư
Chương 123 Phạm 2
Tiếng kêu của ông Thẩm lập tức thức tỉnh mọi người, căn nhà tranh nằm lẻ loi giữa sườn núi cũng từ từ xuất hiện trong tầm mắt cả đoàn, đối với đoàn người bôn ba giữa núi rừng tận hai ba ngày này, đây có thể xem là một bước chuyển biến tốt.
Cả đoàn hào hứng chạy thật nhanh về phía trước, muốn lao lên trước nhất để đến gõ cửa nhà người ta, xem xem có kiếm được một bữa cơm nóng hổi lót dạ giữa chốn rừng núi heo hút này hay không.
Trong đó anh chàng Tiểu Tôn vạm vỡ và cặp vợ chồng họ Trịnh là kích động nhất, chỉ thiếu điều dùng cả tay lẫn chân vọt tới hàng rào trước cửa nhà người ta la to.
“Này! Này! Tôi nói chứ…… Mấy người chạy chậm chút thôi! Nhỏ giọng thôi! Đêm đã khuya rồi, người dân có lẽ đã ngủ từ lâu, chúng ta hô to gọi nhỏ như thế là rất vô ý vô tứ……"
Ngoại trừ Trầm Như Thấm cũng chậm chạp bị tụt lại sau cùng, chẳng một ai thèm nghe lời khuyên can của ông cụ cả.
Đám học sinh lỗ mãng thậm chí còn hớn hở đến mức vừa hoan hô vừa quẳng luôn chai nước uống gần hết với túi rác trong tay ra, sau đó túm tụm cùng nhau chạy về phía trước.
Ông Thẩm chẳng biết nói gì, chỉ đành lắc đầu bất đắc dĩ, nhưng khi đang định ngồi xuống nhặt nhạnh rác rưởi rồi đuổi theo bước chân của mấy người trẻ tuổi kia, ông bỗng sững người. Bởi vì ông nhìn thấy trong lớp đất lầy lội vì ngấm nước mưa ấy đang ẩn hiện hình dáng một vật gì đó màu vàng kim nom như đá quặng, làm ông ngạc nhiên phải dụi dụi mắt mình.
“Thầy…… Thầy Thẩm? Thầy sao vậy?"
Trần Như Thấm đang đi đằng trước, nhưng thấy ông lão vẫn ngồi xổm bất động, cô do dự nhìn đoàn người đã chạy xa tít phía trước, cuối cùng vẫn quay lại hỏi han ông cụ.
Ông cụ tóc bạc vuốt cằm suy nghĩ một lát, đầu tiên ra hiệu bảo cô chờ chút, sau đó dùng chiếc bấm móng tay gắn trên chùm chìa khóa giắt bên hông để đào đất. Sau vài lần dào, ông mới hoàn toàn tách được viên đá quặng màu vàng to chừng ngón cái từ dưới đất lên, ông cụ trố mắt ngạc nhiên, lẩm bẩm:
“Chuyện này…… Đúng là thần kỳ…… Thầy sống trên đời năm sáu mươi năm, không ngờ thứ này thật sự tồn tại……"
Ông Thẩm rõ ràng hào hứng khôn kể, đang nói sâu xa nửa chừng thì ông chợt để ý thấy ánh mắt thắc mắc của Trần Như Thấm, bèn lau viên đá quặng màu vàng kia vào vạt áo sơ mi của mình rồi giơ ra cho Trần Như Thấm xem. Bấy giờ, ông cụ cười tươi như một đứa trẻ, cất lời giải thích rằng:
“Xem ra đứa bé này rất có phúc khí, vừa nãy con đi qua chắc cũng từng dẫn lên thứ này, đây là một thứ tốt, có lợi cho cả con và đứa bé trong bụng đấy……"
“Thật, thật sao thầy? Nhưng mà…… Đây rốt cuộc là thứ gì ạ?"
“Thứ này ấy hả…… Nó chính là *"hổ uy" trăm năm khó gặp."
“Hổ uy?"
“Đúng vậy, “hổ uy", nghĩa đen tức là nơi chứa đựng uy nghiêm trong mắt hổ. Trước kia con sống ở phương Nam, từng nghe kể về nó chứ? Tương truyền rằng, ngày xửa ngày xưa, nếu tiều phu và thợ săn ở trên núi mà gặp phải hổ vào ban đêm, vì tốc độ của hổ quá nhanh nên họ thường cảm thấy hoa mắt, có lúc còn nhìn ra ba con hổ cùng xông về phía mình, lúc này họ phải dốc toàn lực đâm vào con ở chính giữa, bởi vì đó mới là chân thân của hổ."
“……"
“Sau khi hổ chết đi, đầu của nó thường gục xuống mặt đất, đôi mắt cũng hướng thẳng xuống dưới, lúc này chỉ cần nhớ kỹ chỗ đó, chờ đến đêm khi ánh trăng tan hết thì đào đất tới sâu hai thước tại chỗ mà con hổ chết, sẽ đào được một khối ngọc thạch màu vàng nom như hổ phách. Nó chính là sản phẩm ngưng tụ từ ánh mắt của hổ, cũng chính là…… “hổ uy" trong truyền thuyết, có thể trừ bách tà, giải tai ách."
“Hổ…… Nhưng sao ở đây lại có hổ chết được chứ…… Thầy Thẩm…… Chẳng phải hổ đều sống trong rừng sâu núi thẳm ư……"
“Ủa, cũng đúng ha? Đáng lẽ nơi này không có động vật hoang dã cỡ lớn chứ nhỉ, tại sao lại có một con hổ trưởng thành chết ở đây……"
Dứt lời, ông lão liền hoang mang cầm miếng “hổ uy" lên nhìn, cũng chẳng nghĩ ra được nguyên nhân tại sao. Song chưa chờ bọn họ tiếp tục thảo luận ra kết quả thì Tiểu Tôn chạy đằng trước đã hô to với họ:
“Ông cụ!! Cô Trần!! Hai người đâu rồi!! Bọn tôi tìm được chỗ qua đêm rồi! Hai người mau tới đây đi!"
“Ơi, đây đây đây, bọn tôi tới ngay đây…… Lập tức tới ngay đây, mọi người chờ một chút……"
Ông cụ cất cao giọng đáp lại, rồi hai người đành tạm gác lại đề tài kỳ quái này, vừa nói chuyện vừa cùng đi về phía căn nhà tranh cách đó không xa.
Hai người vất vả lội nước mưa đến cổng của căn nhà nông thôn kia, Trần Như Thấm đi sau ông Thẩm nửa bước, dựa vào ánh sáng le lói lọt qua khe cửa sổ, cô nhìn vào bên trong, bất thình lình đối diện với một cái bóng vặn vẹo trong nhà. Trên đầu cái bóng nọ có một bướu thịt, miệng thì vươn ra nhọn hoắt.
Cái bóng giống như động vật ấy dài ngoằng, làm nổi bật lên cặp mắt đỏ tươi, còn nép vào ô cửa sổ cũ kỹ dán chữ “Phúc", toát lên nét quỷ dị vô cùng, cho người ta cảm giác hỗn loạn đảo điên hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Ấy thế nhưng ngoại trừ Trần Như Thấm, ông Thẩm đi đằng trước lại chẳng hề phát hiện chỗ nào lạ thường.
Cô gái mang bầu sợ đến nỗi mặt cắt không còn hạt máu, cô vội dụi mắt nhìn kỹ lại lần nữa, lần này trừ bóng của một người phụ nữ xa lạ, cô lại không nhìn thấy gì nữa.
Cô tái mặt đỡ bụng, cẩn thận tiến lại gần ngôi nhà tranh, môi trắng nhợt đi vì cảnh tượng vừa rồi. Trần Như Thấm nghe thấy người phụ nữ kia cất giọng nhỏ nhẹ bằng khẩu âm thôn quê Sơn Đông, cười nói với đoàn người vừa vào cổng:
“Chồng tôi lên núi rồi, đêm nay chỉ có mình tôi thân đàn bà con gái ở nhà thôi. Hiện tôi đang bụng mang dạ chửa, nhà cửa cũng không rộng rãi gì, nhưng nếu các vị không chê thì cứ ăn chút cơm nước dân dã rồi nghỉ ngơi một đêm, chờ đến sáng sớm hẵng đi nhé?"
“Ôi, cám ơn chị rất nhiều, trong tình cảnh khó khăn thế này mà gặp được người tốt bụng như chị, quả thật là đáng quý không gì bằng…… Mọi người mau nói cảm ơn đi, đêm hôm khuya khoắt thế này mà còn phiền chị phải dọn cơm cho chúng tôi……"
“Không, không có gì, chỉ là không biết các vị ăn có quen hay không thôi. Bình thường tôi và chồng chẳng mấy khi ăn thịt, chỉ có cơm canh đạm bạc, sợ mọi người không thích……"
“Thích chứ thích chứ, ăn quen mà, cô đừng lo, lần này tôi với chồng tôi đến đây vốn là để nếm thử đặc sản thôn quê Đông Sơn đấy ha ha…… Mà cô nói mình đang có mang sao? Có phải là bầu đứa đầu không, nhìn bụng cô thì có vẻ không lộ lắm, đã mấy tháng rồi thế?"
“Bầu cũng một thời gian rồi, trước đó cũng đã đẻ bảy, tám đứa, cho nên bụng mới không lộ rõ…… Ở Đông Sơn có câu nói rằng, trẻ con lớn bằng quả trứng gà, một khi đẻ ra, à không, một khi sinh ra thì mới biết cụ thể như thế nào……" (Từ “đẻ" này dành cho việc sinh đẻ của động vật.)
“Bảy, tám đứa? Ôi trời, huyện Đông Sơn lỏng lẻo chuyện sinh nở đến thế ư? Cơ mà mấy đứa nhỏ kia đâu rồi? Cũng ra ngoài với chồng cô hả, hay là……"
“À, bọn nó đều…… đều ngủ cả rồi, giờ cũng muộn quá, bọn nó lại đang còn nhỏ, chưa biết cựa cũng chẳng biết nói…… Chờ đứa cuối cùng trong bụng ra đời thì tôi và chồng sẽ chuẩn bị mang bọn nhỏ vào trong núi……"
“Ồ, thì ra ở vùng này còn có phong tục như thế, đúng là hiếm thấy. Thật ra trong đoàn chúng tôi cũng có một cô gái đang mang thai, nhưng tôi thấy bụng to lắm, không giống cô chút nào. À mà, nhắc đến mới nhớ, Tiểu Trần đâu rồi nhỉ, Tiểu Trần, Tiểu Trần? Sao cứ đứng một mình ngoài cửa chưa chịu vào vậy……"
Nghe là biết ngay giọng chị Trịnh, Trần Như Thấm vốn đang đứng thẫn thờ đội mưa trước cửa, nghe vậy thì vội lên tiếng trả lời. Sắc mặt cô không tốt lắm, cô khó khăn đỡ bụng, bước vào trong cánh cửa.
Vào trong nhà rồi, cô mới nhận ra bà chủ nhà trùng hợp cũng định đứng dậy đi ra gian bếp bên ngoài.
Khi đối diện với tầm mắt của cô, chóp mũi và sống mũi của người đàn bà bỗng dưng teo quắt lại, mí mắt dính liền và con ngươi màu nâu tách ra rất xa, môi cũng đỏ ơi là đỏ, rồi bà ta liền nở một nụ cười kỳ quái với cô.
Bà ta vừa cười, Trần Như Thấm mới phát hiện trong miệng người đàn bà này không có răng, đôi tay đôi chân gầy guộc quá mức cũng giấu cẩn thận sau ống tay áo và ống quần từ nãy đến giờ, lúc đi dường nom hết sức kỳ cục.
Ngặt nỗi dường như tất cả mọi người xung quanh chẳng hề cảm thấy khác thường, ai nấy đều chỉ tha thiết chờ mong chủ nhân của căn nhà tranh vách đất này bưng lên cho mình ít cơm nóng.
Điều này làm Trần Như Thấm chẳng tiện nói gì, chỉ có thể khiếp đảm ngồi xuống chiếc ghế dài đặt sát cạnh góc nhà, tái mặt nhìn thầy Thẩm hồ hởi chia sẻ với mấy người khác chuyện mình vừa phát hiện ra “hổ uy".
Mọi người trong đoàn chưa từng thấy bảo bối bao giờ nên cũng hết sức tò mò, lần lượt chuyền tay nhau ngắm nghía. Người phong độ lịch thiệp như thầy Thẩm rõ ràng không giỏi giấu diếm của riêng, trái lại ông còn nhiệt tình giới thiệu cho tài xế Tiểu Tôn và các học sinh về nguồn gốc của “hổ uy".
Câu chuyện giống như từng kể với Trần Như Thấm mới đến nửa chừng thì bà chủ nhà đã vén rèm cửa, bước vào từ bên ngoài, mang theo một thứ trông như tô canh lớn.
Thầy Thẩm nhanh chóng ra hiệu bảo mọi người chú ý lễ phép, ông cất miếng “hổ uy" trên bàn đi, rồi bèn ngẩng đầu lên, đang định cười hỏi bà chủ là có mệt không. Nhưng rồi, ông và tất cả mọi người cùng trố mắt nhìn cái thau lớn đặt giữa bàn, đựng toàn cám và vỏ trấu.
“Mọi người dùng bữa thong thả nhé, nếu không đủ…… nếu không đủ thì trong bếp vẫn còn đấy."
Tuy ngoại hình bà chủ hơi bất bình thường song tính cách lại khí ngại ngùng hướng nội, nói xong câu đặc sệt khẩu âm quê hương ấy, bà ta còn run vai kỳ quái với mọi người. Ấy thế nhưng mặt mũi cả đoàn đều căng thẳng cứng đờ, rõ ràng cười không nổi, thậm chí bầu không khí trong nhà còn lập tức trở nên ngột ngạt nặng nề.
Chị Trịnh cười giả lả đáp “Cám ơn cám ơn", bà chủ bèn bảo “Vậy để tôi đi dọn dẹp phòng ốc cho mọi người" sau đó quay người đi ra ngoài. Bấy giờ, chị Trịnh tự dưng vung đũa bĩu môi, chỉ vào cái thau lớn trước mặt mà lầm bầm hạch họe:
“Mọi người nhìn xem đây là cái quái quỷ gì thế này, uổng công chúng ta chân thành cảm ơn con ả ấy cả buổi trời. Quả nhiên, bản tin nói đúng lắm, không thể hoàn toàn tin tưởng dân quê toàn người tốt lành được, đúng là cái đồ keo kiệt bủn xỉn, xem chúng ta là ăn xin ngoài đường thật đấy à, tưởng dùng thức ăn gia súc như này là đuổi được chúng ta hả……"
Mặc dù chị Trịnh nói hơi gay gắt khó nghe, nhưng không thể phủ nhận rằng, cả đoàn trông ngóng cả buổi, cuối cùng lại chờ được một thau thức ăn mà đến gà vịt còn chẳng thèm đếm xỉa, trong lòng mọi người nhất định chẳng dễ chịu gì cho cam. Ông Thẩm cũng đói bụng lắm rồi, song vẫn xua tay bày ra tư thế của một người hòa giải, bảo:
“Biết đâu bình thường hai vợ chồng họ ăn uống như vậy thật thì sao? Chúng ta đâu thể suy bụng ta ra bụng người, so sánh hoàn cảnh sinh hoạt của mình với hoàn cảnh của người khác, chê cái này không tốt cái kia không tốt, dù sao người ta vẫn cho chúng ta ở lại mà……"
Chị Trịnh đanh mặt mất hứng, nghe ông cụ nói vậy, chị ta càng được nước cười mỉa mai, còn hừ lạnh chỉ vào hàng rào tre và gian bếp bên ngoài, nhỏ giọng bảo:
“Tôi khuyên ông này…… Đừng lúc nào cũng nghĩ tốt về người khác như thế, nếu lúc nãy đi vào tôi không thấy ngoài kia có ổ gà, trong bếp còn có một rổ trứng gà, thì có khi tôi đã tin ả với chồng ả không ăn mặn thật rồi……"
“Ổ gà…… Trứng gà?! Thật không? Chị Trịnh, chị thấy ở đâu……"
“Ban nãy lúc đi qua bếp ấy, còn lấp kín rơm rạ lên rổ sợ chúng ta thấy nữa chứ. Xí, đáng mấy đồng cắc thôi chứ nhiêu, ăn rồi thì chúng ta đền tiền gấp đôi cho ả ta là xong……"
“……Bà chị kia cũng thật là, còn sợ chúng ta không trả tiền cho bả hay gì…… Mà có trứng gà thì tôi đoán kiểu gì cũng có cả gà mái nữa nhỉ, xem ra chúng ta có cơm tối để ăn rồi, mọi người mau nghe tôi nói này, chi bằng chúng ta làm như vầy……"
Tài xế Tiểu Tôn đang đói cồn cào nên nghe có gà là kích động quá thể, thấy thầy Thẩm liếc nhìn mình tỏ ý nhắc nhở, anh ta bèn bắt chước bộ dáng chị Trịnh, hạ thấp giọng mình xuống.
Anh ta dè chừng ngóng ra ngoài ô cửa sổ phủ rèm, trợn trừng hai con mắt đỏ ngầu, vẫy vẫy tay với tất cả mọi người bao gồm cả Trần Như Thấm. Tiếp đó, dưới ánh đèn, tài xế Tiểu Tôn với cái bụng réo vang liền làm động tác chặt cổ, tham lam nuốt một ngụm nước miếng, rồi lau miệng nói gấp gáp:
“Hay là…… Nhân lúc chị ta đi ngủ, chúng ta bắt gà…… rồi giết ăn đi, thế nào?"
Cả đoàn hào hứng chạy thật nhanh về phía trước, muốn lao lên trước nhất để đến gõ cửa nhà người ta, xem xem có kiếm được một bữa cơm nóng hổi lót dạ giữa chốn rừng núi heo hút này hay không.
Trong đó anh chàng Tiểu Tôn vạm vỡ và cặp vợ chồng họ Trịnh là kích động nhất, chỉ thiếu điều dùng cả tay lẫn chân vọt tới hàng rào trước cửa nhà người ta la to.
“Này! Này! Tôi nói chứ…… Mấy người chạy chậm chút thôi! Nhỏ giọng thôi! Đêm đã khuya rồi, người dân có lẽ đã ngủ từ lâu, chúng ta hô to gọi nhỏ như thế là rất vô ý vô tứ……"
Ngoại trừ Trầm Như Thấm cũng chậm chạp bị tụt lại sau cùng, chẳng một ai thèm nghe lời khuyên can của ông cụ cả.
Đám học sinh lỗ mãng thậm chí còn hớn hở đến mức vừa hoan hô vừa quẳng luôn chai nước uống gần hết với túi rác trong tay ra, sau đó túm tụm cùng nhau chạy về phía trước.
Ông Thẩm chẳng biết nói gì, chỉ đành lắc đầu bất đắc dĩ, nhưng khi đang định ngồi xuống nhặt nhạnh rác rưởi rồi đuổi theo bước chân của mấy người trẻ tuổi kia, ông bỗng sững người. Bởi vì ông nhìn thấy trong lớp đất lầy lội vì ngấm nước mưa ấy đang ẩn hiện hình dáng một vật gì đó màu vàng kim nom như đá quặng, làm ông ngạc nhiên phải dụi dụi mắt mình.
“Thầy…… Thầy Thẩm? Thầy sao vậy?"
Trần Như Thấm đang đi đằng trước, nhưng thấy ông lão vẫn ngồi xổm bất động, cô do dự nhìn đoàn người đã chạy xa tít phía trước, cuối cùng vẫn quay lại hỏi han ông cụ.
Ông cụ tóc bạc vuốt cằm suy nghĩ một lát, đầu tiên ra hiệu bảo cô chờ chút, sau đó dùng chiếc bấm móng tay gắn trên chùm chìa khóa giắt bên hông để đào đất. Sau vài lần dào, ông mới hoàn toàn tách được viên đá quặng màu vàng to chừng ngón cái từ dưới đất lên, ông cụ trố mắt ngạc nhiên, lẩm bẩm:
“Chuyện này…… Đúng là thần kỳ…… Thầy sống trên đời năm sáu mươi năm, không ngờ thứ này thật sự tồn tại……"
Ông Thẩm rõ ràng hào hứng khôn kể, đang nói sâu xa nửa chừng thì ông chợt để ý thấy ánh mắt thắc mắc của Trần Như Thấm, bèn lau viên đá quặng màu vàng kia vào vạt áo sơ mi của mình rồi giơ ra cho Trần Như Thấm xem. Bấy giờ, ông cụ cười tươi như một đứa trẻ, cất lời giải thích rằng:
“Xem ra đứa bé này rất có phúc khí, vừa nãy con đi qua chắc cũng từng dẫn lên thứ này, đây là một thứ tốt, có lợi cho cả con và đứa bé trong bụng đấy……"
“Thật, thật sao thầy? Nhưng mà…… Đây rốt cuộc là thứ gì ạ?"
“Thứ này ấy hả…… Nó chính là *"hổ uy" trăm năm khó gặp."
“Hổ uy?"
“Đúng vậy, “hổ uy", nghĩa đen tức là nơi chứa đựng uy nghiêm trong mắt hổ. Trước kia con sống ở phương Nam, từng nghe kể về nó chứ? Tương truyền rằng, ngày xửa ngày xưa, nếu tiều phu và thợ săn ở trên núi mà gặp phải hổ vào ban đêm, vì tốc độ của hổ quá nhanh nên họ thường cảm thấy hoa mắt, có lúc còn nhìn ra ba con hổ cùng xông về phía mình, lúc này họ phải dốc toàn lực đâm vào con ở chính giữa, bởi vì đó mới là chân thân của hổ."
“……"
“Sau khi hổ chết đi, đầu của nó thường gục xuống mặt đất, đôi mắt cũng hướng thẳng xuống dưới, lúc này chỉ cần nhớ kỹ chỗ đó, chờ đến đêm khi ánh trăng tan hết thì đào đất tới sâu hai thước tại chỗ mà con hổ chết, sẽ đào được một khối ngọc thạch màu vàng nom như hổ phách. Nó chính là sản phẩm ngưng tụ từ ánh mắt của hổ, cũng chính là…… “hổ uy" trong truyền thuyết, có thể trừ bách tà, giải tai ách."
“Hổ…… Nhưng sao ở đây lại có hổ chết được chứ…… Thầy Thẩm…… Chẳng phải hổ đều sống trong rừng sâu núi thẳm ư……"
“Ủa, cũng đúng ha? Đáng lẽ nơi này không có động vật hoang dã cỡ lớn chứ nhỉ, tại sao lại có một con hổ trưởng thành chết ở đây……"
Dứt lời, ông lão liền hoang mang cầm miếng “hổ uy" lên nhìn, cũng chẳng nghĩ ra được nguyên nhân tại sao. Song chưa chờ bọn họ tiếp tục thảo luận ra kết quả thì Tiểu Tôn chạy đằng trước đã hô to với họ:
“Ông cụ!! Cô Trần!! Hai người đâu rồi!! Bọn tôi tìm được chỗ qua đêm rồi! Hai người mau tới đây đi!"
“Ơi, đây đây đây, bọn tôi tới ngay đây…… Lập tức tới ngay đây, mọi người chờ một chút……"
Ông cụ cất cao giọng đáp lại, rồi hai người đành tạm gác lại đề tài kỳ quái này, vừa nói chuyện vừa cùng đi về phía căn nhà tranh cách đó không xa.
Hai người vất vả lội nước mưa đến cổng của căn nhà nông thôn kia, Trần Như Thấm đi sau ông Thẩm nửa bước, dựa vào ánh sáng le lói lọt qua khe cửa sổ, cô nhìn vào bên trong, bất thình lình đối diện với một cái bóng vặn vẹo trong nhà. Trên đầu cái bóng nọ có một bướu thịt, miệng thì vươn ra nhọn hoắt.
Cái bóng giống như động vật ấy dài ngoằng, làm nổi bật lên cặp mắt đỏ tươi, còn nép vào ô cửa sổ cũ kỹ dán chữ “Phúc", toát lên nét quỷ dị vô cùng, cho người ta cảm giác hỗn loạn đảo điên hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Ấy thế nhưng ngoại trừ Trần Như Thấm, ông Thẩm đi đằng trước lại chẳng hề phát hiện chỗ nào lạ thường.
Cô gái mang bầu sợ đến nỗi mặt cắt không còn hạt máu, cô vội dụi mắt nhìn kỹ lại lần nữa, lần này trừ bóng của một người phụ nữ xa lạ, cô lại không nhìn thấy gì nữa.
Cô tái mặt đỡ bụng, cẩn thận tiến lại gần ngôi nhà tranh, môi trắng nhợt đi vì cảnh tượng vừa rồi. Trần Như Thấm nghe thấy người phụ nữ kia cất giọng nhỏ nhẹ bằng khẩu âm thôn quê Sơn Đông, cười nói với đoàn người vừa vào cổng:
“Chồng tôi lên núi rồi, đêm nay chỉ có mình tôi thân đàn bà con gái ở nhà thôi. Hiện tôi đang bụng mang dạ chửa, nhà cửa cũng không rộng rãi gì, nhưng nếu các vị không chê thì cứ ăn chút cơm nước dân dã rồi nghỉ ngơi một đêm, chờ đến sáng sớm hẵng đi nhé?"
“Ôi, cám ơn chị rất nhiều, trong tình cảnh khó khăn thế này mà gặp được người tốt bụng như chị, quả thật là đáng quý không gì bằng…… Mọi người mau nói cảm ơn đi, đêm hôm khuya khoắt thế này mà còn phiền chị phải dọn cơm cho chúng tôi……"
“Không, không có gì, chỉ là không biết các vị ăn có quen hay không thôi. Bình thường tôi và chồng chẳng mấy khi ăn thịt, chỉ có cơm canh đạm bạc, sợ mọi người không thích……"
“Thích chứ thích chứ, ăn quen mà, cô đừng lo, lần này tôi với chồng tôi đến đây vốn là để nếm thử đặc sản thôn quê Đông Sơn đấy ha ha…… Mà cô nói mình đang có mang sao? Có phải là bầu đứa đầu không, nhìn bụng cô thì có vẻ không lộ lắm, đã mấy tháng rồi thế?"
“Bầu cũng một thời gian rồi, trước đó cũng đã đẻ bảy, tám đứa, cho nên bụng mới không lộ rõ…… Ở Đông Sơn có câu nói rằng, trẻ con lớn bằng quả trứng gà, một khi đẻ ra, à không, một khi sinh ra thì mới biết cụ thể như thế nào……" (Từ “đẻ" này dành cho việc sinh đẻ của động vật.)
“Bảy, tám đứa? Ôi trời, huyện Đông Sơn lỏng lẻo chuyện sinh nở đến thế ư? Cơ mà mấy đứa nhỏ kia đâu rồi? Cũng ra ngoài với chồng cô hả, hay là……"
“À, bọn nó đều…… đều ngủ cả rồi, giờ cũng muộn quá, bọn nó lại đang còn nhỏ, chưa biết cựa cũng chẳng biết nói…… Chờ đứa cuối cùng trong bụng ra đời thì tôi và chồng sẽ chuẩn bị mang bọn nhỏ vào trong núi……"
“Ồ, thì ra ở vùng này còn có phong tục như thế, đúng là hiếm thấy. Thật ra trong đoàn chúng tôi cũng có một cô gái đang mang thai, nhưng tôi thấy bụng to lắm, không giống cô chút nào. À mà, nhắc đến mới nhớ, Tiểu Trần đâu rồi nhỉ, Tiểu Trần, Tiểu Trần? Sao cứ đứng một mình ngoài cửa chưa chịu vào vậy……"
Nghe là biết ngay giọng chị Trịnh, Trần Như Thấm vốn đang đứng thẫn thờ đội mưa trước cửa, nghe vậy thì vội lên tiếng trả lời. Sắc mặt cô không tốt lắm, cô khó khăn đỡ bụng, bước vào trong cánh cửa.
Vào trong nhà rồi, cô mới nhận ra bà chủ nhà trùng hợp cũng định đứng dậy đi ra gian bếp bên ngoài.
Khi đối diện với tầm mắt của cô, chóp mũi và sống mũi của người đàn bà bỗng dưng teo quắt lại, mí mắt dính liền và con ngươi màu nâu tách ra rất xa, môi cũng đỏ ơi là đỏ, rồi bà ta liền nở một nụ cười kỳ quái với cô.
Bà ta vừa cười, Trần Như Thấm mới phát hiện trong miệng người đàn bà này không có răng, đôi tay đôi chân gầy guộc quá mức cũng giấu cẩn thận sau ống tay áo và ống quần từ nãy đến giờ, lúc đi dường nom hết sức kỳ cục.
Ngặt nỗi dường như tất cả mọi người xung quanh chẳng hề cảm thấy khác thường, ai nấy đều chỉ tha thiết chờ mong chủ nhân của căn nhà tranh vách đất này bưng lên cho mình ít cơm nóng.
Điều này làm Trần Như Thấm chẳng tiện nói gì, chỉ có thể khiếp đảm ngồi xuống chiếc ghế dài đặt sát cạnh góc nhà, tái mặt nhìn thầy Thẩm hồ hởi chia sẻ với mấy người khác chuyện mình vừa phát hiện ra “hổ uy".
Mọi người trong đoàn chưa từng thấy bảo bối bao giờ nên cũng hết sức tò mò, lần lượt chuyền tay nhau ngắm nghía. Người phong độ lịch thiệp như thầy Thẩm rõ ràng không giỏi giấu diếm của riêng, trái lại ông còn nhiệt tình giới thiệu cho tài xế Tiểu Tôn và các học sinh về nguồn gốc của “hổ uy".
Câu chuyện giống như từng kể với Trần Như Thấm mới đến nửa chừng thì bà chủ nhà đã vén rèm cửa, bước vào từ bên ngoài, mang theo một thứ trông như tô canh lớn.
Thầy Thẩm nhanh chóng ra hiệu bảo mọi người chú ý lễ phép, ông cất miếng “hổ uy" trên bàn đi, rồi bèn ngẩng đầu lên, đang định cười hỏi bà chủ là có mệt không. Nhưng rồi, ông và tất cả mọi người cùng trố mắt nhìn cái thau lớn đặt giữa bàn, đựng toàn cám và vỏ trấu.
“Mọi người dùng bữa thong thả nhé, nếu không đủ…… nếu không đủ thì trong bếp vẫn còn đấy."
Tuy ngoại hình bà chủ hơi bất bình thường song tính cách lại khí ngại ngùng hướng nội, nói xong câu đặc sệt khẩu âm quê hương ấy, bà ta còn run vai kỳ quái với mọi người. Ấy thế nhưng mặt mũi cả đoàn đều căng thẳng cứng đờ, rõ ràng cười không nổi, thậm chí bầu không khí trong nhà còn lập tức trở nên ngột ngạt nặng nề.
Chị Trịnh cười giả lả đáp “Cám ơn cám ơn", bà chủ bèn bảo “Vậy để tôi đi dọn dẹp phòng ốc cho mọi người" sau đó quay người đi ra ngoài. Bấy giờ, chị Trịnh tự dưng vung đũa bĩu môi, chỉ vào cái thau lớn trước mặt mà lầm bầm hạch họe:
“Mọi người nhìn xem đây là cái quái quỷ gì thế này, uổng công chúng ta chân thành cảm ơn con ả ấy cả buổi trời. Quả nhiên, bản tin nói đúng lắm, không thể hoàn toàn tin tưởng dân quê toàn người tốt lành được, đúng là cái đồ keo kiệt bủn xỉn, xem chúng ta là ăn xin ngoài đường thật đấy à, tưởng dùng thức ăn gia súc như này là đuổi được chúng ta hả……"
Mặc dù chị Trịnh nói hơi gay gắt khó nghe, nhưng không thể phủ nhận rằng, cả đoàn trông ngóng cả buổi, cuối cùng lại chờ được một thau thức ăn mà đến gà vịt còn chẳng thèm đếm xỉa, trong lòng mọi người nhất định chẳng dễ chịu gì cho cam. Ông Thẩm cũng đói bụng lắm rồi, song vẫn xua tay bày ra tư thế của một người hòa giải, bảo:
“Biết đâu bình thường hai vợ chồng họ ăn uống như vậy thật thì sao? Chúng ta đâu thể suy bụng ta ra bụng người, so sánh hoàn cảnh sinh hoạt của mình với hoàn cảnh của người khác, chê cái này không tốt cái kia không tốt, dù sao người ta vẫn cho chúng ta ở lại mà……"
Chị Trịnh đanh mặt mất hứng, nghe ông cụ nói vậy, chị ta càng được nước cười mỉa mai, còn hừ lạnh chỉ vào hàng rào tre và gian bếp bên ngoài, nhỏ giọng bảo:
“Tôi khuyên ông này…… Đừng lúc nào cũng nghĩ tốt về người khác như thế, nếu lúc nãy đi vào tôi không thấy ngoài kia có ổ gà, trong bếp còn có một rổ trứng gà, thì có khi tôi đã tin ả với chồng ả không ăn mặn thật rồi……"
“Ổ gà…… Trứng gà?! Thật không? Chị Trịnh, chị thấy ở đâu……"
“Ban nãy lúc đi qua bếp ấy, còn lấp kín rơm rạ lên rổ sợ chúng ta thấy nữa chứ. Xí, đáng mấy đồng cắc thôi chứ nhiêu, ăn rồi thì chúng ta đền tiền gấp đôi cho ả ta là xong……"
“……Bà chị kia cũng thật là, còn sợ chúng ta không trả tiền cho bả hay gì…… Mà có trứng gà thì tôi đoán kiểu gì cũng có cả gà mái nữa nhỉ, xem ra chúng ta có cơm tối để ăn rồi, mọi người mau nghe tôi nói này, chi bằng chúng ta làm như vầy……"
Tài xế Tiểu Tôn đang đói cồn cào nên nghe có gà là kích động quá thể, thấy thầy Thẩm liếc nhìn mình tỏ ý nhắc nhở, anh ta bèn bắt chước bộ dáng chị Trịnh, hạ thấp giọng mình xuống.
Anh ta dè chừng ngóng ra ngoài ô cửa sổ phủ rèm, trợn trừng hai con mắt đỏ ngầu, vẫy vẫy tay với tất cả mọi người bao gồm cả Trần Như Thấm. Tiếp đó, dưới ánh đèn, tài xế Tiểu Tôn với cái bụng réo vang liền làm động tác chặt cổ, tham lam nuốt một ngụm nước miếng, rồi lau miệng nói gấp gáp:
“Hay là…… Nhân lúc chị ta đi ngủ, chúng ta bắt gà…… rồi giết ăn đi, thế nào?"
Tác giả :
Thạch Đầu Dương