Tình Ơi Là Tình
Chương 6: Và ví dụ tiêu cực paula vẫn tiếp diễn
Lúc nọ lúc kia song song với ví dụ tích cực brigitte, ví dụ tiêu cực paula nhằng nhẵng tiến triển theo.
Trời còn tối đen thì ví dụ tiêu cực paula đã mò mẫm tới địa phương láng giềng, gần như có thể gọi là thành phố mà ở đó có thể học được một nghề biết đâu thay đổi cả một đời: nghề thợ may.
ở địa phương láng giềng người ta học cả những thứ vô bổ rất có thể đưa vào con đường lầm lạc: tới rạp phim và quán cà phê.
Paula hay được cảnh báo trước hai thứ đó.
Ngồi trong quán cà phê thích lắm.
Tựa như ta sinh ra cho điều gì tươi đẹp vậy. trong khi ta sinh ra cho một điều tồi tệ: cuộc sống ngang trái tên là công việc nội trợ mà chẳng may thò tay vào là nó cứ đeo đẳng mãi không buông.
Paula làm việc tại gia cho thân quyến là những người đem đến cho cô cuộc sống ngang trái nọ.
Vậy thì ai còn ngạc nhiên khi trong paula có một khao khát?
Thêm nữa, đi trên xe buýt còn một đống trẻ con đến trường và một đống đàn bà đến hàng thịt, hàng xúc xích, hay đến nghĩa trang!
Trên xe buýt không có đàn ông nào dưới 70 tuổi, trừ loại đang ốm. đang ốm thì lại không được đi xe buýt, mỗi hình thức nhởn nhơ lập tức được mách lẻo cho thợ cả biết ngay. vì thế cứ đàn ông nào dưới 70 trên xe buýt là hành động bất hợp pháp. đàn ông dưới 70 hợp pháp phóng xe jeep vào rừng sâu cơ.
Đám nội trợ trên xe buýt đồng thanh tuyên bố rằng paula thuộc về bọn họ.
Trong thâm tâm, paula tự tin rằng mình cao hơn bọn họ.
Đám nội trợ trên xe buýt tuyên bố nhấn mạnh rằng paula chẳng hơn gì.
Nhưng, tình yêu cao hơn tất cả, tình yêu là thượng hạng, paula đáp lời. paula cao hơn, vì cô sẽ mang trong mình một tình yêu, khi thời khắc chín muồi một ngày nào đó sẽ đến. trước tiên paula cao hơn vì có nghề may, rồi thì cô được tình yêu nâng cấp. tình yêu sẽ thế chỗ cho nghề may. sung sướng quá.
Paula giữ chặt chiếc túi da, tử tế hơn những cái túi nylon của các đồng loại. các bà kia giữ chặt kiến thức về cánh đàn ông mà paula chưa có.
Đàn ông có thể là đồ chó má, nhưng cũng có thể ngược lại. ngược lại của chó má là gì nhỉ?
bù lại thì đàn ông lao động nặng nhọc suốt cả tuần. thứ bảy là ngày quỵ luỵ vĩ đại. cả làng rung chuyển vì tiếng giập đầu cúi lưng khom vai.
Paula nghe tiếng đó thì run lên, cô sẽ hoàn toàn khác, tốt hơn.
Ngồi uống cà phê là lúc liếm láp cho lành vết thương và xem vô tuyến. đúng thế, xem vô tuyến! chương trình buổi chiều. những phim hoạt hình vui nhộn mà người ta chỉ hiểu có một nửa vì tốc độ quá nhanh, chúng làm quên đi nỗi đau quặn xé trong bụng.
Tuy nhiên một khi nỗi đau trong bụng thò đầu ra như con sâu ngó ra ngoài quả táo thì đã quá muộn, câu thành ngữ cổ có nói rằng đàn bà sinh ra để chịu khổ còn đàn ông sinh ra để làm việc. người này đào sâu vào bụng người kia và trụ lại đó như một ký sinh trùng, sống và ăn ngủ trong đó, người ta gọi đó là hiện tượng cộng sinh.
Ngoài ra đám đàn bà trên xe buýt biết hơn paula về tác dụng trị liệu của nỗi đau sinh hạ. sự vượt trội này lớn, nhưng không phải không thể đuổi kịp. trong không khí ngột ngạt vang vang những cuộc trò chuyện về nỗi đau chung chung, về nỗi đau bệnh hoạn của vác nặng, mổ xẻ, tê thấp, sa ruột, sụn lưng, thiên đầu thống hay ung thư. xong rồi họ tranh luận về nỗi đau khoẻ mạnh của sinh đẻ làm cho người phụ nữ sau mỗi lần sinh nở càng sung sức thêm. rồi lập tức không cần gạch nối chuyển ngay sang niềm vui lớn khi có con, kéo theo niềm vui siêu lớn của mấy tuần lễ hồi phục sau khi đẻ.
Là nạn nhân của công việc chân tay nặng nhọc, paula học nghề may. may cái yếm thì dễ rồi. còn chậm, nhưng làm được. công việc đụng chạm đến vải làm paula vui. nhưng thường xuyên, cứ khi paula đang phải may một đường may cực phức tạp thì tình yêu lại thọc mũi vào. vì paula trong những giờ giải lao ngày càng biết thêm về tình yêu, nhất là qua các hoạ báo, nên trong thời gian đi làm cô đã biết chuyện giữa đàn ông và đàn bà diễn ra thế nào. ít nhất là mới lạ và khác với những gì cô từng được nghe. những gì cô từng được nghe từ gia đình và các bạn gái. trông mong gì ở những thành phần hạ đẳng ấy chứ! paula có mà phát điên lên nếu bị đánh đồng với những mụ đàn bà trong nhà, những kẻ đầu tắt mặt tối! paula ưa được đánh đồng với bạn gái thân nhất của cô, uschi glas, hay với bạn gái thân nhì của cô, cô vợ tóc vàng xinh đẹp của tay danh ca đen (tóc đen) xinh đẹp chuyên hát nhạc sến.
Trong giờ giải lao paula tọng cho no nê tình yêu, lúc làm việc cô lại nôn hết ra. chủ yếu paula bực bội vì tình yêu vừa phải sạch sẽ lại vừa khêu gợi. làm sao tình yêu trong khung cảnh không sạch sẽ và không khêu gợi của cô lại sinh sôi nảy nở được, làm sao cơ chứ?
Cái gì sinh ra từ một thứ người ta tưởng tượng ra, thứ mà chẳng hề tồn tại trong thực tế quanh người tưởng tượng? đúng thế: mơ mộng sinh ra từ bối cảnh khốn nạn đó.
Như mọi đàn bà, paula mơ về tình yêu.
Mọi đàn bà, kể cả paula, mơ về tình yêu.
Nhiều người trong số bạn gái cùng học ngày xưa và nữ đồng nghiệp hôm nay của cô đều mơ mộng như thế, có điều là ai cũng tưởng rằng chỉ mình họ sẽ nhận được tình yêu thôi.
ở cái nghề tuyệt đỉnh là bán hàng, trong khi bán hàng thì mỗi ngày tình yêu có hàng trăm cơ may và vận hội để ghé vào. song chỉ có những bà nội trợ dắt con ghé vào, không bao giờ thấy tình yêu. những bà nội trợ ghé vào, ngày xa xưa đã từng biết đến tình yêu, giờ thì họ thương hại và khinh rẻ các cô bán hàng vì các cô phải bán hàng chứ không được hưởng kết quả mỹ mãn nhất của tình yêu, đó là con cái và tiền đi chợ do chồng đưa cho rồi phần lớn lại chi ra phục vụ chồng. đàn bà được bảo trợ khinh rẻ đàn bà không được bảo trợ.
Và các cô bán hàng ghét ngược trở lại các bà nội trợ, vì đám này đã tươm tất mọi chuyện trong khi họ vẫn còn cạnh tranh kịch liệt và - thay vì mua đồ gỗ đánh véc ni - tậu những tài sản đầu tư như tất nylon, áo len mỏng và váy mini.
Thế đấy, tốn kém quá!
Một bầu không khí ghét nhau ngày càng lan rộng trong làng, kéo tất cả vào cuộc, không chừa một ai, đàn bà không tìm thấy sự hoà đồng, chỉ thấy đối nghịch. người nào nhận được chút gì khá khẩm nhờ lợi thế thể xác thì muốn giữ cho mình, giấu những người khác, những người khác muốn cướp mất của họ hoặc được gì hơn thế. đâu đâu cũng chỉ thấy ganh ghét và khinh bạc.
Mầm mống ấy đã có từ hồi đi học. chuyện paula nảy ra ý tưởng so sánh tình yêu với hoa, nụ, cỏ và rau là hệ quả của thời đến trường.
Chuyện paula gắn tình yêu với nhục dục là hệ quả của các tạp chí mà cô thích đọc. chữ "tình dục" thì cô từng nghe thấy rồi nhưng không hiểu rõ.
Chuyện tình yêu chỉ dính dáng đến công việc thì không ai thích nói. paula nhắm mắt cũng biết quấn tã và cho trẻ con ăn. nhưng paula không biết phải ngừa thai ra sao.
Nhưng nhắm mắt lại paula cũng biết mấu chốt là gì, duy nhất, đó là cảm xúc.
Paula đợi đến khi mình được chọn, đó là mấu chốt. mấu chốt là được một người tử tế chọn.
Paula chưa bao giờ được học tự mình lựa chọn và quyết định. tất cả những gì paula trải qua đều ở dạng thụ động chứ không chủ động. điều tối đa mà paula từng trải là cô nói được chữ "không". người ta cũng chẳng nên nói chữ "không" nhiều quá, vì biết đâu một lúc nào sẽ nói thừa chữ "không", và trong tương lai hạnh phúc sẽ đi qua mà không gõ cửa nữa.
Thỉnh thoảng paula ra sàn nhảy khi có lễ hội. thỉnh thoảng một khách ở sàn nhảy lại dắt paula vào rừng mà không ai được phép nhìn thấy, kẻo mất toi cả giá trị của cô.
Vào đến rừng thì họ thọc tay vào vú paula, tệ hơn nữa là vào giữa háng hay vào đít.
Người ta đã dạy cho paula định đoạt xem ai được thọc tay vào háng cô. đó là một kẻ có tương lai hay không có tương lai.
Đó là một kẻ có tương lai hay một kẻ chân lấm tay bùn?
Nếu là kẻ chân lấm tay bùn thì không thể thành số mệnh của paula được. óc của paula đã học cách hoạt động như một máy tính trong những trường hợp ấy. kết quả đây: có vợ, hai con.
Vậy thì đẩy bắn hắn ra, chửi bới, la hét, thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện kẻ say rượu và tán tỉnh nọ loạng choạng và đổ kềnh ra.
Thỉnh thoảng dẫn đến chuyện hắn đổ kềnh ra, bỏ cuộc và ngủ cho hết cơn men.
Cũng thỉnh thoảng hắn cục súc và thô bạo.
Nghĩa là không chỉ cứ thế mù quáng hiến dâng cho tình yêu khi tình yêu gõ cửa, mà người ta phải tính toán cho phần đời sau này đôi khi còn tiếp diễn.
Người ta phải tính toán cho tương lai còn ở phía trước.
Tương lai luôn là người khác, đến từ người khác. tương lai ập xuống ta như trận mưa đá. tình yêu, nếu có, như cơn giông. trường hợp tệ nhất là chẳng có gì xảy ra. nghề may thì phải tự làm.
Nghề may thì phải tự làm.
Vậy paula lập tức bắt đầu nghĩ, bắt đầu lập chương trình khi có người sờ vào cô. lắm khi giữa chừng, trái với chương trình, nỗi tởm lợm trào lên. tởm lợm muôn năm! nhưng nó bị nén xuống ngay. để paula khỏi có lúc nhầm lẫn mà nén cả tình yêu xuống!
Paula sớm học coi cơ thể mình và những gì xảy ra với nó như thể xảy ra với người khác chứ không phải mình. như một dạng cơ thể phụ, của một paula phụ.
Mọi hiện hữu từ mơ mộng của paula và mọi âu yếm diễn ra với cơ thể chính của paula. những trận đòn của bố xảy ra với cơ thể phụ. mẹ cô chưa bao giờ biết cách tạo cho mình một cơ thể phụ nên phải hứng hết lên cơ thể chính, vì vậy mà nó mòn mỏi và tàn tạ đến thế.
Người ta phải biết cách tự cứu mình. người ta phải tự cứu được mình bằng cách nào đó! khi người ta chẳng sở hữu được gì ngoài công việc, khi người ta toàn bị người khác sở hữu thì phải biết cách tự cứu mình chứ sao.
Khi phụ nữ nói đến chồng mình, họ chỉ nói: nhà tôi. NHÀ TÔI, thế thôi, không nói chồng tôi, chỉ nói nhà tôi. với người lạ có thể họ nói: đức lang quân của tôi. với người ở đây họ nói: nhà tôi. paula quan sát nụ cười của kẻ chiến thắng trên môi mẹ và các chị cô khi họ nói: nhà tôi. cơ hội duy nhất để những kẻ bị chiến thắng có được nụ cười của kẻ chiến thắng trong khoé mép.
Cô mong có ngày được nói về một người với chữ nhà tôi. về nghề may của mình không bao giờ paula nói: công việc của tôi. về công việc của mình không bao giờ paula nói: việc tôi. trong thâm tâm cũng không. công việc là thứ gì tách hẳn khỏi ta, công việc thì nặng về nghĩa vụ nên do đó nó xảy ra với cơ thể phụ. tình yêu, đó là niềm vui, là sự nhàn nhã, do đó xảy ra với cơ thể chính.
Công việc, ngay cả khi người ta thích làm, cũng làm ta khổ. mặc cho mọi vui thú trong nghề may, paula đã nhận ra rằng công việc là một thứ phiền toái, nó chỉ chắn chỗ chứ chẳng đưa lại tình yêu.
Giờ thì chỉ một máy trộn bê tông mới lập được trật tự trong đầu. trong tất cả tình yêu thể xác, và trong tất cả tình yêu lý trí đối với các nữ diễn viên phim, các ca sĩ nhạc sến và minh tinh màn ảnh nhỏ.
Paula chỉ tiếp nhận, cô không gia chế. như miếng bọt biển không bao giờ bị vắt vậy. miếng bọt biển ngậm ứ nước, có nhểu giọt thừa nào cũng chỉ là ngẫu nhiên. thế thì paula học làm sao được?
Học qua dại dột, tất nhiên.
Để nên khôn.
Trời còn tối đen thì ví dụ tiêu cực paula đã mò mẫm tới địa phương láng giềng, gần như có thể gọi là thành phố mà ở đó có thể học được một nghề biết đâu thay đổi cả một đời: nghề thợ may.
ở địa phương láng giềng người ta học cả những thứ vô bổ rất có thể đưa vào con đường lầm lạc: tới rạp phim và quán cà phê.
Paula hay được cảnh báo trước hai thứ đó.
Ngồi trong quán cà phê thích lắm.
Tựa như ta sinh ra cho điều gì tươi đẹp vậy. trong khi ta sinh ra cho một điều tồi tệ: cuộc sống ngang trái tên là công việc nội trợ mà chẳng may thò tay vào là nó cứ đeo đẳng mãi không buông.
Paula làm việc tại gia cho thân quyến là những người đem đến cho cô cuộc sống ngang trái nọ.
Vậy thì ai còn ngạc nhiên khi trong paula có một khao khát?
Thêm nữa, đi trên xe buýt còn một đống trẻ con đến trường và một đống đàn bà đến hàng thịt, hàng xúc xích, hay đến nghĩa trang!
Trên xe buýt không có đàn ông nào dưới 70 tuổi, trừ loại đang ốm. đang ốm thì lại không được đi xe buýt, mỗi hình thức nhởn nhơ lập tức được mách lẻo cho thợ cả biết ngay. vì thế cứ đàn ông nào dưới 70 trên xe buýt là hành động bất hợp pháp. đàn ông dưới 70 hợp pháp phóng xe jeep vào rừng sâu cơ.
Đám nội trợ trên xe buýt đồng thanh tuyên bố rằng paula thuộc về bọn họ.
Trong thâm tâm, paula tự tin rằng mình cao hơn bọn họ.
Đám nội trợ trên xe buýt tuyên bố nhấn mạnh rằng paula chẳng hơn gì.
Nhưng, tình yêu cao hơn tất cả, tình yêu là thượng hạng, paula đáp lời. paula cao hơn, vì cô sẽ mang trong mình một tình yêu, khi thời khắc chín muồi một ngày nào đó sẽ đến. trước tiên paula cao hơn vì có nghề may, rồi thì cô được tình yêu nâng cấp. tình yêu sẽ thế chỗ cho nghề may. sung sướng quá.
Paula giữ chặt chiếc túi da, tử tế hơn những cái túi nylon của các đồng loại. các bà kia giữ chặt kiến thức về cánh đàn ông mà paula chưa có.
Đàn ông có thể là đồ chó má, nhưng cũng có thể ngược lại. ngược lại của chó má là gì nhỉ?
bù lại thì đàn ông lao động nặng nhọc suốt cả tuần. thứ bảy là ngày quỵ luỵ vĩ đại. cả làng rung chuyển vì tiếng giập đầu cúi lưng khom vai.
Paula nghe tiếng đó thì run lên, cô sẽ hoàn toàn khác, tốt hơn.
Ngồi uống cà phê là lúc liếm láp cho lành vết thương và xem vô tuyến. đúng thế, xem vô tuyến! chương trình buổi chiều. những phim hoạt hình vui nhộn mà người ta chỉ hiểu có một nửa vì tốc độ quá nhanh, chúng làm quên đi nỗi đau quặn xé trong bụng.
Tuy nhiên một khi nỗi đau trong bụng thò đầu ra như con sâu ngó ra ngoài quả táo thì đã quá muộn, câu thành ngữ cổ có nói rằng đàn bà sinh ra để chịu khổ còn đàn ông sinh ra để làm việc. người này đào sâu vào bụng người kia và trụ lại đó như một ký sinh trùng, sống và ăn ngủ trong đó, người ta gọi đó là hiện tượng cộng sinh.
Ngoài ra đám đàn bà trên xe buýt biết hơn paula về tác dụng trị liệu của nỗi đau sinh hạ. sự vượt trội này lớn, nhưng không phải không thể đuổi kịp. trong không khí ngột ngạt vang vang những cuộc trò chuyện về nỗi đau chung chung, về nỗi đau bệnh hoạn của vác nặng, mổ xẻ, tê thấp, sa ruột, sụn lưng, thiên đầu thống hay ung thư. xong rồi họ tranh luận về nỗi đau khoẻ mạnh của sinh đẻ làm cho người phụ nữ sau mỗi lần sinh nở càng sung sức thêm. rồi lập tức không cần gạch nối chuyển ngay sang niềm vui lớn khi có con, kéo theo niềm vui siêu lớn của mấy tuần lễ hồi phục sau khi đẻ.
Là nạn nhân của công việc chân tay nặng nhọc, paula học nghề may. may cái yếm thì dễ rồi. còn chậm, nhưng làm được. công việc đụng chạm đến vải làm paula vui. nhưng thường xuyên, cứ khi paula đang phải may một đường may cực phức tạp thì tình yêu lại thọc mũi vào. vì paula trong những giờ giải lao ngày càng biết thêm về tình yêu, nhất là qua các hoạ báo, nên trong thời gian đi làm cô đã biết chuyện giữa đàn ông và đàn bà diễn ra thế nào. ít nhất là mới lạ và khác với những gì cô từng được nghe. những gì cô từng được nghe từ gia đình và các bạn gái. trông mong gì ở những thành phần hạ đẳng ấy chứ! paula có mà phát điên lên nếu bị đánh đồng với những mụ đàn bà trong nhà, những kẻ đầu tắt mặt tối! paula ưa được đánh đồng với bạn gái thân nhất của cô, uschi glas, hay với bạn gái thân nhì của cô, cô vợ tóc vàng xinh đẹp của tay danh ca đen (tóc đen) xinh đẹp chuyên hát nhạc sến.
Trong giờ giải lao paula tọng cho no nê tình yêu, lúc làm việc cô lại nôn hết ra. chủ yếu paula bực bội vì tình yêu vừa phải sạch sẽ lại vừa khêu gợi. làm sao tình yêu trong khung cảnh không sạch sẽ và không khêu gợi của cô lại sinh sôi nảy nở được, làm sao cơ chứ?
Cái gì sinh ra từ một thứ người ta tưởng tượng ra, thứ mà chẳng hề tồn tại trong thực tế quanh người tưởng tượng? đúng thế: mơ mộng sinh ra từ bối cảnh khốn nạn đó.
Như mọi đàn bà, paula mơ về tình yêu.
Mọi đàn bà, kể cả paula, mơ về tình yêu.
Nhiều người trong số bạn gái cùng học ngày xưa và nữ đồng nghiệp hôm nay của cô đều mơ mộng như thế, có điều là ai cũng tưởng rằng chỉ mình họ sẽ nhận được tình yêu thôi.
ở cái nghề tuyệt đỉnh là bán hàng, trong khi bán hàng thì mỗi ngày tình yêu có hàng trăm cơ may và vận hội để ghé vào. song chỉ có những bà nội trợ dắt con ghé vào, không bao giờ thấy tình yêu. những bà nội trợ ghé vào, ngày xa xưa đã từng biết đến tình yêu, giờ thì họ thương hại và khinh rẻ các cô bán hàng vì các cô phải bán hàng chứ không được hưởng kết quả mỹ mãn nhất của tình yêu, đó là con cái và tiền đi chợ do chồng đưa cho rồi phần lớn lại chi ra phục vụ chồng. đàn bà được bảo trợ khinh rẻ đàn bà không được bảo trợ.
Và các cô bán hàng ghét ngược trở lại các bà nội trợ, vì đám này đã tươm tất mọi chuyện trong khi họ vẫn còn cạnh tranh kịch liệt và - thay vì mua đồ gỗ đánh véc ni - tậu những tài sản đầu tư như tất nylon, áo len mỏng và váy mini.
Thế đấy, tốn kém quá!
Một bầu không khí ghét nhau ngày càng lan rộng trong làng, kéo tất cả vào cuộc, không chừa một ai, đàn bà không tìm thấy sự hoà đồng, chỉ thấy đối nghịch. người nào nhận được chút gì khá khẩm nhờ lợi thế thể xác thì muốn giữ cho mình, giấu những người khác, những người khác muốn cướp mất của họ hoặc được gì hơn thế. đâu đâu cũng chỉ thấy ganh ghét và khinh bạc.
Mầm mống ấy đã có từ hồi đi học. chuyện paula nảy ra ý tưởng so sánh tình yêu với hoa, nụ, cỏ và rau là hệ quả của thời đến trường.
Chuyện paula gắn tình yêu với nhục dục là hệ quả của các tạp chí mà cô thích đọc. chữ "tình dục" thì cô từng nghe thấy rồi nhưng không hiểu rõ.
Chuyện tình yêu chỉ dính dáng đến công việc thì không ai thích nói. paula nhắm mắt cũng biết quấn tã và cho trẻ con ăn. nhưng paula không biết phải ngừa thai ra sao.
Nhưng nhắm mắt lại paula cũng biết mấu chốt là gì, duy nhất, đó là cảm xúc.
Paula đợi đến khi mình được chọn, đó là mấu chốt. mấu chốt là được một người tử tế chọn.
Paula chưa bao giờ được học tự mình lựa chọn và quyết định. tất cả những gì paula trải qua đều ở dạng thụ động chứ không chủ động. điều tối đa mà paula từng trải là cô nói được chữ "không". người ta cũng chẳng nên nói chữ "không" nhiều quá, vì biết đâu một lúc nào sẽ nói thừa chữ "không", và trong tương lai hạnh phúc sẽ đi qua mà không gõ cửa nữa.
Thỉnh thoảng paula ra sàn nhảy khi có lễ hội. thỉnh thoảng một khách ở sàn nhảy lại dắt paula vào rừng mà không ai được phép nhìn thấy, kẻo mất toi cả giá trị của cô.
Vào đến rừng thì họ thọc tay vào vú paula, tệ hơn nữa là vào giữa háng hay vào đít.
Người ta đã dạy cho paula định đoạt xem ai được thọc tay vào háng cô. đó là một kẻ có tương lai hay không có tương lai.
Đó là một kẻ có tương lai hay một kẻ chân lấm tay bùn?
Nếu là kẻ chân lấm tay bùn thì không thể thành số mệnh của paula được. óc của paula đã học cách hoạt động như một máy tính trong những trường hợp ấy. kết quả đây: có vợ, hai con.
Vậy thì đẩy bắn hắn ra, chửi bới, la hét, thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện kẻ say rượu và tán tỉnh nọ loạng choạng và đổ kềnh ra.
Thỉnh thoảng dẫn đến chuyện hắn đổ kềnh ra, bỏ cuộc và ngủ cho hết cơn men.
Cũng thỉnh thoảng hắn cục súc và thô bạo.
Nghĩa là không chỉ cứ thế mù quáng hiến dâng cho tình yêu khi tình yêu gõ cửa, mà người ta phải tính toán cho phần đời sau này đôi khi còn tiếp diễn.
Người ta phải tính toán cho tương lai còn ở phía trước.
Tương lai luôn là người khác, đến từ người khác. tương lai ập xuống ta như trận mưa đá. tình yêu, nếu có, như cơn giông. trường hợp tệ nhất là chẳng có gì xảy ra. nghề may thì phải tự làm.
Nghề may thì phải tự làm.
Vậy paula lập tức bắt đầu nghĩ, bắt đầu lập chương trình khi có người sờ vào cô. lắm khi giữa chừng, trái với chương trình, nỗi tởm lợm trào lên. tởm lợm muôn năm! nhưng nó bị nén xuống ngay. để paula khỏi có lúc nhầm lẫn mà nén cả tình yêu xuống!
Paula sớm học coi cơ thể mình và những gì xảy ra với nó như thể xảy ra với người khác chứ không phải mình. như một dạng cơ thể phụ, của một paula phụ.
Mọi hiện hữu từ mơ mộng của paula và mọi âu yếm diễn ra với cơ thể chính của paula. những trận đòn của bố xảy ra với cơ thể phụ. mẹ cô chưa bao giờ biết cách tạo cho mình một cơ thể phụ nên phải hứng hết lên cơ thể chính, vì vậy mà nó mòn mỏi và tàn tạ đến thế.
Người ta phải biết cách tự cứu mình. người ta phải tự cứu được mình bằng cách nào đó! khi người ta chẳng sở hữu được gì ngoài công việc, khi người ta toàn bị người khác sở hữu thì phải biết cách tự cứu mình chứ sao.
Khi phụ nữ nói đến chồng mình, họ chỉ nói: nhà tôi. NHÀ TÔI, thế thôi, không nói chồng tôi, chỉ nói nhà tôi. với người lạ có thể họ nói: đức lang quân của tôi. với người ở đây họ nói: nhà tôi. paula quan sát nụ cười của kẻ chiến thắng trên môi mẹ và các chị cô khi họ nói: nhà tôi. cơ hội duy nhất để những kẻ bị chiến thắng có được nụ cười của kẻ chiến thắng trong khoé mép.
Cô mong có ngày được nói về một người với chữ nhà tôi. về nghề may của mình không bao giờ paula nói: công việc của tôi. về công việc của mình không bao giờ paula nói: việc tôi. trong thâm tâm cũng không. công việc là thứ gì tách hẳn khỏi ta, công việc thì nặng về nghĩa vụ nên do đó nó xảy ra với cơ thể phụ. tình yêu, đó là niềm vui, là sự nhàn nhã, do đó xảy ra với cơ thể chính.
Công việc, ngay cả khi người ta thích làm, cũng làm ta khổ. mặc cho mọi vui thú trong nghề may, paula đã nhận ra rằng công việc là một thứ phiền toái, nó chỉ chắn chỗ chứ chẳng đưa lại tình yêu.
Giờ thì chỉ một máy trộn bê tông mới lập được trật tự trong đầu. trong tất cả tình yêu thể xác, và trong tất cả tình yêu lý trí đối với các nữ diễn viên phim, các ca sĩ nhạc sến và minh tinh màn ảnh nhỏ.
Paula chỉ tiếp nhận, cô không gia chế. như miếng bọt biển không bao giờ bị vắt vậy. miếng bọt biển ngậm ứ nước, có nhểu giọt thừa nào cũng chỉ là ngẫu nhiên. thế thì paula học làm sao được?
Học qua dại dột, tất nhiên.
Để nên khôn.
Tác giả :
Elfriede Jelinek