Tình Nhân Đẳng Cấp Thế Giới
Chương 20: Mùa hè năm ấy (3)
Lúc Tạ Khương Qua đi vào, Diêu Tố Phân đang ngồi xem ti vi. Như thường ngày, cậu chào một tiếng dì Phân rồi chui tọt vào nhà vệ sinh.
Tạ Khương Qua thường đến đây tìm con gái bà. Nếu con bé Thảm Họa vắng nhà thì cậu lại lặng lẽ ngồi bên xem tivi với bà,1đến lúc bà chợt nhớ ra gọi “Khương Qua" thì cậu đã ra về mất.
Lát sau, nhà vệ sinh vọng đến tiếng máy sấy. Bình thường quần áo nhà cậu đều treo trên giá hong khô tự nhiên, rất ít khi cần dùng đến máy sấy. Cậu nhóc này luôn khiến bà cảm thấy đau lòng. Mỗi8khi cậu làm mấy chuyện tương tự như nấu cơm, múc nước, bà luôn nghĩ ngợi, nếu ba Tạ Khương Qua... Bà hít sâu một hơi, đứng lên định tới giúp cậu. Song vừa mở cửa phòng vệ sinh ra thì đã thấy cậu sấy xong, đang lấy quần áo ra. Trông rõ đồ trên tay cậu,2bà chợt khựng bước lại. Diêu Tố Phân khẳng định mấy món đồ trên tay Tạ Khương Qua không phải đồ của mẹ cậu. Bà là nhân viên giặt là ở một khách sạn cao cấp, chỉ thoáng liếc qua đã nhận ra chỗ quần áo cậu cầm không rẻ chút nào. Mà bà càng kinh ngạc4hơn khi thấy trong số đồ kia còn có đồ lót phụ nữ. Diêu Tố Phân lặng lẽ lùi về chỗ ti vi. Chẳng mấy chốc cậu đi ra từ phòng vệ sinh, cậu chào bà: “Dì Phân, con đi đây“. Bà vẫn mỉm cười với cậu như thường lệ.
Tuy nhiên Tạ Khương Qua vừa mới đi vài bước thì đột ngột quay trở lại, đứng trước mặt bà: “Dì Phân, dì có thể cho con ít trà lài không."
Diêu Tố Phân hào phóng đưa trà lài cho cậu. Đợi cậu đi rồi, bà không xem nổi phim nữa, bèn đứng lên đi tới bên cửa sổ vén rèm lên. Từ đây có thể thấy rõ mọi hoạt động từ phía nhà Tạ Khương Qua. Cậu đang phơi từng thứ lên móc rồi treo nơi thoáng gió. Trong phòng khách không một bóng người, bà chuyển mắt tới cửa sổ phía Nam, bỗng trông thấy một cô gái.
Cô gái kia ngồi im trên băng ghế ở hành lang, dưới màn mưa trông không khác gì tranh vẽ.
Chuông gió treo ngoài cửa kêu leng keng. Diêu Tố Phân cuống quít thả rèm cửa xuống. Thẩm Họa đã đi học thêm về, chỉ có con gái bà mỗi lần vào cửa mới tạo nên tiếng động như vậy còn Khương Qua thì không. Cậu luôn nhẹ nhàng ít nói, hầu hết toàn là Thâm Họa mau mồm mau miệng mỗi khi hai đứa ở bên nhau.
Thẩm Họa vừa vào cửa, thả cặp sách xuống đã định chuồn đi chơi, nhưng lần này bà đã ngăn lại. Nhà Tạ Khương Qua đang có khách, bà hy vọng cô gái ở nhà Tạ Khương Qua thật sự chỉ là một vị khách bình thường mà thôi.
Từ hồi bé, ngày nào A Họa nhà bà cũng luôn miệng đòi cưới Khương Qua đẹp trai. Bây giờ lớn rồi tuy nó không nói vậy nữa, song người vùng này đều cho rằng Thấm Họa và Tạ Khương Qua là một đôi. Mỗi khi ai đó nói vậy, hai đứa nhóc đều không phản ứng. Con gái bà ấy à, bà thừa biết nó xấu hổ, chỉ mong sao tất cả mọi người đều nói vậy, nhưng còn Tạ Khương Qua thì sao? Cậu chỉ giữ im lặng, không phản bác cũng không thừa nhận, không ai biết cậu đang nghĩ gì. Cậu luôn có thói quen giấu kín mọi tâm sự trong lòng.
“A Họa, lại đây, bóp vai cho mẹ một lát đã." Diêu Tố Phân ngồi xuống ghế bóp vai mình, nói với Thẩm Họa mà lòng dạ đã bay tết sang nhà Tạ Khương Qua. Tạ Khương Qua bỏ trà lài xin từ nhà dì Phân vào cốc nước nóng, chẳng mấy chốc hương thơm thoang thoảng đã lan tỏa trong không khí. Cậu cầm cốc, đứng trước cánh cửa sau nhà đang mở hé, nhẹ nhàng đẩy ra. Rất lâu về sau, Tạ Khương Qua vẫn mơ về hình dáng Tô Vũ bên hành lang nhỏ hẹp trong căn nhà gỗ của cậu năm nào. Cả thế giới chìm trong màn mưa, dòng sông êm đềm, cô mặc quần áo của cậu và đưa lưng về phía cậu, mái tóc dài đến tận eo mới ráo nước buông xõa. Trước dòng sông mênh mông, trông cô thật nhỏ bé và tịch mịch vô hạn, khiến người ta không dần được muốn ôm cô từ phía sau, để cô tựa lên vai mình, nói vài lời âu yếm xoa dịu. Bất kể sau này gương mặt Tổ Vũ mờ dần giữa năm tháng chảy xuôi thì bóng lưng cô vẫn luôn lưu giữ trong lòng cậu như thể dấu ấn khó phai mờ.
Người con gái quay đầu hướng về lòng sông nghe thấy tiếng động bèn quay đầu lại. Khuôn mặt Tô Vũ tái nhợt nở nụ cười mỉm, tay cô vỗ vào vị trí bên cạnh. Tạ Khương Qua ngồi xuống và đưa trà lài cho cô.
Căn nhà gỗ cách mặt sông khoảng hai mét, hai người buông thõng chân, dòng nước trôi xuôi bên dưới. Tô Vũ uống một hộp trà, lòng bàn tay áp chặt thân cốc, dõi mắt về phương xa: “Tạ Khương Qua, giờ tối nghĩ ra tại sao tôi lại đến đây tìm cậu rồi. Bởi vì tôi có vài lời muốn tâm sự. Tôi cảm thấy có lẽ cậu và cả nước mưa, và dòng sông này là đối tượng thích hợp để nghe những lời tôi nói."
Cô chậm rãi cất lời: “Ba tôi mất năm tôi bốn tuổi, lúc qua đời ba chỉ mới ba mươi ba tuổi thôi. Người ta nói ba mất chỉ vì cứu tôi. Tôi cho rằng tôi phải nhớ rất kỹ về ba mới đúng, ví như nhớ hình ảnh lúc ba cứu tôi, những hình như tôi cố gắng mãi vẫn không nhớ ra nổi. Ấn tượng duy nhất của tôi là vào mùa xuân năm ba dẫn tôi về quê.
Quê ba có rất nhiều bãi cỏ xanh biếc với những đóa hoa xinh đẹp. Ba dùng lá cây thổi cho tôi khúc ca rất hay. Tôi cưỡi trên vai ba hái trộm xoài, sau đó bị chủ vườn xoài bắt được, ba cõng tôi chạy trối chết. Cuối cùng ba ngã sõng soài, bị nước bùn dính đầy mặt. Hôm ấy nhìn ba thê thảm như con mèo tam thể, tôi không đến kéo tay ba dậy mà ngồi bên ôm mặt cười sặc sụa.
Tôi không nhớ thời khắc ba tôi hi sinh mạng sống vì mình nhưng lại nhớ rõ lúc ba nhếch nhác nhất. Bởi vậy mỗi khi nhớ về ba, trong lòng tôi không có cảm giác đau thương mất mát. Chắc tại tôi quá hư hỏng giống như lời bà nội tôi hay mắng. Mẹ tôi cướp ba khỏi bà, còn tôi là đứa sao chổi khiến bà mất con trai mình mãi mãi.
Đúng rồi, tôi có hai người bà. Một là mẹ của mẹ tôi, còn lại là mẹ của ba tôi. Bà ngoại rất thương tôi nhưng bà nội lại ghét tôi cực kỳ. Tuy nhiên dù thương hay là ghét thì họ đều không còn trên đời nữa, không còn nữa rồi..." Tô Vũ đặt cốc xuống, rất tự nhiên ngả đầu lên vai Tạ Khương Qua.
Giây phút ấy, trong màn mưa giăng kín, hết thảy dường như rất tự nhiên, tự nhiên đến mức khiến Tạ Khương Qua ngỡ hành động dành bả vai của mình cho cô gái bên cạnh là chuyện sinh ra đã là như vậy.
“Nói về chuyện tình của ba mẹ tôi. Mẹ hiếm khi nhắc về ba với tôi, tôi chỉ biết ba rất anh tuấn, lần đầu gặp ba,
mẹ đã bị mê hoặc. Khi đó ba là thầy giáo của mẹ, cô nữ sinh đang tuổi dậy thì đem lòng yêu người thầy điển trai trẻ tuổi của mình.
Tình yêu của họ rất gian khổ, thứ nhất bởi vì họ là thầy trò, thứ hai là gia đình ba rất nghèo khó. Tiền lương của ba đều dùng để nuôi gia đình, nhưng mẹ hoàn toàn ngược lại. Nhà mẹ tôi giàu nhất nhì Băng Cốc, hình như sau này mẹ làm ầm lên đòi tự sát thì ông bà ngoại mới cho ba mẹ đến với nhau.
Về sau, họ chung sống cùng nhau và sinh ra tôi. Ba mẹ chiều theo ý ông bà, đặt tên tôi là Tô Vũ theo họ mẹ. Và đây cũng là điều khiến bà nội ghét bỏ tôi. Tạ Khương Qua, cậu có tin trên đời này có thứ tình yêu đến chết vẫn không thay đổi không?" Tô Vũ nhìn dòng sông lặng lẽ chảy trong mưa.
Đúng vậy, liệu có tình yêu như thế không? Mẹ sẵn sàng chết để được cưới ba, vậy tại sao ba mới mất được ba năm mà mẹ đã có người khác.
Lúc bảy tuổi, Tô Vũ nhìn mẹ ngày ngày ăn mặc trang điểm xinh đẹp hẹn hò với đủ loại đàn ông. Bà luôn đưa những gã đó về nhà trong tình trạng nồng nặc mùi rượu. Khi ấy cô rất sợ có một ngày, một trong số những gã đàn ông mà mẹ đưa về sẽ thay thế vị trí của ba cô. Bởi thế, cuộc kháng chiến trường kỳ giữa cô và mẹ đã bùng nổ, hai bên luôn gây ra đủ trò khiêu khích đối phương. Lúc này, trong hai người không giống mẹ con chút nào mà giống kẻ địch hơn.
Tô Vũ nghĩ, phải chăng mẹ vẫn hận cô? Vì cô nên mẹ phải thủ tiết từ trẻ. Thế nhưng mẹ không thể oán hận có thể được, dù sao cô cũng là huyết nhục cắt ra từ người mẹ kia mà.
“Tạ Khương Qua, cậu có tin trên đời này có thứ tình yêu đến chết vẫn không đổi không?" Tô Vũ hỏi thêm lần nữa.
Đáp lại cô vẫn là sự im lặng. Tô Vũ buồn cười, làm sao Tạ Khương Qua có thể trả lời câu hỏi này của cô chứ, cậu thì biết gì. Cậu chỉ là thằng nhóc nghèo rớt mùng tơi, làm gì có thời gian rảnh để ý đến chuyện tình yêu trai gái gì đó. Điều mà cậu quan tâm nhất chính là phải làm sao để kiếm đủ cơm ăn hằng ngày. Mưa vẫn rơi mà điện thoại Tô Vũ vẫn im lìm. Bây giờ đã sáu giờ tối, còn sáu tiếng nữa mới hết ngày hôm nay. Đối với Tô Vũ, mỗi phút mỗi giây bây giờ đều là một loại đau khổ!
Sắc trời tối hẳn, nhà nhà trên lòng sông bắt đầu đốt đèn dầu, từng chiếc từng chiếc ánh lên màu đỏ cam. Tô Vũ nheo mắt ngắm những ánh đèn kia. Nơi này khác biệt hoàn toàn với ban đêm ở Bangkok, nó yên tĩnh đến mức làm cho bạn lười biếng.
Tô Vũ đã trút hết những lời cất giấu trong lòng suốt bấy lâu nay. Cô kể với cơn mưa rào, thủ thỉ với dòng nước chảy, tâm sự cùng khúc gỗ Tạ Khương Qua. Ừ, bởi vì cậu là khúc gỗ nên cô mới muốn nói cho cậu nghe. Mười một giờ, cuối cùng điện thoại Tô Vũ cũng đổ chuông. Là dì út gọi, nội dung rất ngắn gọn: Tô Vũ, về nhà! Đúng vậy, đến lúc phải về nhà rồi. Tô Vũ biết xe nhà mình đang đỗ ở chỗ cách nơi này không xa. Từ chỗ này về nhà cô mất một tiếng đồng hồ, đến nơi thì vừa vặn là mười hai giờ, cuối cùng cũng qua hôm nay. Tạ Khương Qua đóng kín cánh cửa sau nhà, trong lúc vô tình bông liếc mắt qua tấm rèm cửa phòng mình. Sau đó, cậu muốn rời mắt cũng là chuyện cực kỳ khó khăn.
Ánh đèn trong phòng tôn lên đường nét cơ thể yểu điệu của phái nữ. Hết thảy mọi thứ bên trong đều như một buổi kịch rối bóng. Không được mở mắt! Người bên trong đang thay quần áo. Chẳng qua đầu Tạ Khương Qua không thể xoay đi được nên cậu đành nhắc nhở mình nhắm mắt lại. Tuy nhiên hình ảnh cô gái đang thay áo vẫn chạy trong đầu cậu. Ngực cô như thể con thỏ trắng nhỏ áp vào nhau. Cô vừa cử động thì hai con thỏ trắng ấy cũng rung rinh di chuyển theo, cám dỗ người ta vạch mở tấm rèm ấy lên và đặt tay lên chúng.
Đặt tay lên con thỏ trắng nhỏ ấy ư? Tạ Khương Qua, mày điên rồi!
Tạ Khương Qua thường đến đây tìm con gái bà. Nếu con bé Thảm Họa vắng nhà thì cậu lại lặng lẽ ngồi bên xem tivi với bà,1đến lúc bà chợt nhớ ra gọi “Khương Qua" thì cậu đã ra về mất.
Lát sau, nhà vệ sinh vọng đến tiếng máy sấy. Bình thường quần áo nhà cậu đều treo trên giá hong khô tự nhiên, rất ít khi cần dùng đến máy sấy. Cậu nhóc này luôn khiến bà cảm thấy đau lòng. Mỗi8khi cậu làm mấy chuyện tương tự như nấu cơm, múc nước, bà luôn nghĩ ngợi, nếu ba Tạ Khương Qua... Bà hít sâu một hơi, đứng lên định tới giúp cậu. Song vừa mở cửa phòng vệ sinh ra thì đã thấy cậu sấy xong, đang lấy quần áo ra. Trông rõ đồ trên tay cậu,2bà chợt khựng bước lại. Diêu Tố Phân khẳng định mấy món đồ trên tay Tạ Khương Qua không phải đồ của mẹ cậu. Bà là nhân viên giặt là ở một khách sạn cao cấp, chỉ thoáng liếc qua đã nhận ra chỗ quần áo cậu cầm không rẻ chút nào. Mà bà càng kinh ngạc4hơn khi thấy trong số đồ kia còn có đồ lót phụ nữ. Diêu Tố Phân lặng lẽ lùi về chỗ ti vi. Chẳng mấy chốc cậu đi ra từ phòng vệ sinh, cậu chào bà: “Dì Phân, con đi đây“. Bà vẫn mỉm cười với cậu như thường lệ.
Tuy nhiên Tạ Khương Qua vừa mới đi vài bước thì đột ngột quay trở lại, đứng trước mặt bà: “Dì Phân, dì có thể cho con ít trà lài không."
Diêu Tố Phân hào phóng đưa trà lài cho cậu. Đợi cậu đi rồi, bà không xem nổi phim nữa, bèn đứng lên đi tới bên cửa sổ vén rèm lên. Từ đây có thể thấy rõ mọi hoạt động từ phía nhà Tạ Khương Qua. Cậu đang phơi từng thứ lên móc rồi treo nơi thoáng gió. Trong phòng khách không một bóng người, bà chuyển mắt tới cửa sổ phía Nam, bỗng trông thấy một cô gái.
Cô gái kia ngồi im trên băng ghế ở hành lang, dưới màn mưa trông không khác gì tranh vẽ.
Chuông gió treo ngoài cửa kêu leng keng. Diêu Tố Phân cuống quít thả rèm cửa xuống. Thẩm Họa đã đi học thêm về, chỉ có con gái bà mỗi lần vào cửa mới tạo nên tiếng động như vậy còn Khương Qua thì không. Cậu luôn nhẹ nhàng ít nói, hầu hết toàn là Thâm Họa mau mồm mau miệng mỗi khi hai đứa ở bên nhau.
Thẩm Họa vừa vào cửa, thả cặp sách xuống đã định chuồn đi chơi, nhưng lần này bà đã ngăn lại. Nhà Tạ Khương Qua đang có khách, bà hy vọng cô gái ở nhà Tạ Khương Qua thật sự chỉ là một vị khách bình thường mà thôi.
Từ hồi bé, ngày nào A Họa nhà bà cũng luôn miệng đòi cưới Khương Qua đẹp trai. Bây giờ lớn rồi tuy nó không nói vậy nữa, song người vùng này đều cho rằng Thấm Họa và Tạ Khương Qua là một đôi. Mỗi khi ai đó nói vậy, hai đứa nhóc đều không phản ứng. Con gái bà ấy à, bà thừa biết nó xấu hổ, chỉ mong sao tất cả mọi người đều nói vậy, nhưng còn Tạ Khương Qua thì sao? Cậu chỉ giữ im lặng, không phản bác cũng không thừa nhận, không ai biết cậu đang nghĩ gì. Cậu luôn có thói quen giấu kín mọi tâm sự trong lòng.
“A Họa, lại đây, bóp vai cho mẹ một lát đã." Diêu Tố Phân ngồi xuống ghế bóp vai mình, nói với Thẩm Họa mà lòng dạ đã bay tết sang nhà Tạ Khương Qua. Tạ Khương Qua bỏ trà lài xin từ nhà dì Phân vào cốc nước nóng, chẳng mấy chốc hương thơm thoang thoảng đã lan tỏa trong không khí. Cậu cầm cốc, đứng trước cánh cửa sau nhà đang mở hé, nhẹ nhàng đẩy ra. Rất lâu về sau, Tạ Khương Qua vẫn mơ về hình dáng Tô Vũ bên hành lang nhỏ hẹp trong căn nhà gỗ của cậu năm nào. Cả thế giới chìm trong màn mưa, dòng sông êm đềm, cô mặc quần áo của cậu và đưa lưng về phía cậu, mái tóc dài đến tận eo mới ráo nước buông xõa. Trước dòng sông mênh mông, trông cô thật nhỏ bé và tịch mịch vô hạn, khiến người ta không dần được muốn ôm cô từ phía sau, để cô tựa lên vai mình, nói vài lời âu yếm xoa dịu. Bất kể sau này gương mặt Tổ Vũ mờ dần giữa năm tháng chảy xuôi thì bóng lưng cô vẫn luôn lưu giữ trong lòng cậu như thể dấu ấn khó phai mờ.
Người con gái quay đầu hướng về lòng sông nghe thấy tiếng động bèn quay đầu lại. Khuôn mặt Tô Vũ tái nhợt nở nụ cười mỉm, tay cô vỗ vào vị trí bên cạnh. Tạ Khương Qua ngồi xuống và đưa trà lài cho cô.
Căn nhà gỗ cách mặt sông khoảng hai mét, hai người buông thõng chân, dòng nước trôi xuôi bên dưới. Tô Vũ uống một hộp trà, lòng bàn tay áp chặt thân cốc, dõi mắt về phương xa: “Tạ Khương Qua, giờ tối nghĩ ra tại sao tôi lại đến đây tìm cậu rồi. Bởi vì tôi có vài lời muốn tâm sự. Tôi cảm thấy có lẽ cậu và cả nước mưa, và dòng sông này là đối tượng thích hợp để nghe những lời tôi nói."
Cô chậm rãi cất lời: “Ba tôi mất năm tôi bốn tuổi, lúc qua đời ba chỉ mới ba mươi ba tuổi thôi. Người ta nói ba mất chỉ vì cứu tôi. Tôi cho rằng tôi phải nhớ rất kỹ về ba mới đúng, ví như nhớ hình ảnh lúc ba cứu tôi, những hình như tôi cố gắng mãi vẫn không nhớ ra nổi. Ấn tượng duy nhất của tôi là vào mùa xuân năm ba dẫn tôi về quê.
Quê ba có rất nhiều bãi cỏ xanh biếc với những đóa hoa xinh đẹp. Ba dùng lá cây thổi cho tôi khúc ca rất hay. Tôi cưỡi trên vai ba hái trộm xoài, sau đó bị chủ vườn xoài bắt được, ba cõng tôi chạy trối chết. Cuối cùng ba ngã sõng soài, bị nước bùn dính đầy mặt. Hôm ấy nhìn ba thê thảm như con mèo tam thể, tôi không đến kéo tay ba dậy mà ngồi bên ôm mặt cười sặc sụa.
Tôi không nhớ thời khắc ba tôi hi sinh mạng sống vì mình nhưng lại nhớ rõ lúc ba nhếch nhác nhất. Bởi vậy mỗi khi nhớ về ba, trong lòng tôi không có cảm giác đau thương mất mát. Chắc tại tôi quá hư hỏng giống như lời bà nội tôi hay mắng. Mẹ tôi cướp ba khỏi bà, còn tôi là đứa sao chổi khiến bà mất con trai mình mãi mãi.
Đúng rồi, tôi có hai người bà. Một là mẹ của mẹ tôi, còn lại là mẹ của ba tôi. Bà ngoại rất thương tôi nhưng bà nội lại ghét tôi cực kỳ. Tuy nhiên dù thương hay là ghét thì họ đều không còn trên đời nữa, không còn nữa rồi..." Tô Vũ đặt cốc xuống, rất tự nhiên ngả đầu lên vai Tạ Khương Qua.
Giây phút ấy, trong màn mưa giăng kín, hết thảy dường như rất tự nhiên, tự nhiên đến mức khiến Tạ Khương Qua ngỡ hành động dành bả vai của mình cho cô gái bên cạnh là chuyện sinh ra đã là như vậy.
“Nói về chuyện tình của ba mẹ tôi. Mẹ hiếm khi nhắc về ba với tôi, tôi chỉ biết ba rất anh tuấn, lần đầu gặp ba,
mẹ đã bị mê hoặc. Khi đó ba là thầy giáo của mẹ, cô nữ sinh đang tuổi dậy thì đem lòng yêu người thầy điển trai trẻ tuổi của mình.
Tình yêu của họ rất gian khổ, thứ nhất bởi vì họ là thầy trò, thứ hai là gia đình ba rất nghèo khó. Tiền lương của ba đều dùng để nuôi gia đình, nhưng mẹ hoàn toàn ngược lại. Nhà mẹ tôi giàu nhất nhì Băng Cốc, hình như sau này mẹ làm ầm lên đòi tự sát thì ông bà ngoại mới cho ba mẹ đến với nhau.
Về sau, họ chung sống cùng nhau và sinh ra tôi. Ba mẹ chiều theo ý ông bà, đặt tên tôi là Tô Vũ theo họ mẹ. Và đây cũng là điều khiến bà nội ghét bỏ tôi. Tạ Khương Qua, cậu có tin trên đời này có thứ tình yêu đến chết vẫn không thay đổi không?" Tô Vũ nhìn dòng sông lặng lẽ chảy trong mưa.
Đúng vậy, liệu có tình yêu như thế không? Mẹ sẵn sàng chết để được cưới ba, vậy tại sao ba mới mất được ba năm mà mẹ đã có người khác.
Lúc bảy tuổi, Tô Vũ nhìn mẹ ngày ngày ăn mặc trang điểm xinh đẹp hẹn hò với đủ loại đàn ông. Bà luôn đưa những gã đó về nhà trong tình trạng nồng nặc mùi rượu. Khi ấy cô rất sợ có một ngày, một trong số những gã đàn ông mà mẹ đưa về sẽ thay thế vị trí của ba cô. Bởi thế, cuộc kháng chiến trường kỳ giữa cô và mẹ đã bùng nổ, hai bên luôn gây ra đủ trò khiêu khích đối phương. Lúc này, trong hai người không giống mẹ con chút nào mà giống kẻ địch hơn.
Tô Vũ nghĩ, phải chăng mẹ vẫn hận cô? Vì cô nên mẹ phải thủ tiết từ trẻ. Thế nhưng mẹ không thể oán hận có thể được, dù sao cô cũng là huyết nhục cắt ra từ người mẹ kia mà.
“Tạ Khương Qua, cậu có tin trên đời này có thứ tình yêu đến chết vẫn không đổi không?" Tô Vũ hỏi thêm lần nữa.
Đáp lại cô vẫn là sự im lặng. Tô Vũ buồn cười, làm sao Tạ Khương Qua có thể trả lời câu hỏi này của cô chứ, cậu thì biết gì. Cậu chỉ là thằng nhóc nghèo rớt mùng tơi, làm gì có thời gian rảnh để ý đến chuyện tình yêu trai gái gì đó. Điều mà cậu quan tâm nhất chính là phải làm sao để kiếm đủ cơm ăn hằng ngày. Mưa vẫn rơi mà điện thoại Tô Vũ vẫn im lìm. Bây giờ đã sáu giờ tối, còn sáu tiếng nữa mới hết ngày hôm nay. Đối với Tô Vũ, mỗi phút mỗi giây bây giờ đều là một loại đau khổ!
Sắc trời tối hẳn, nhà nhà trên lòng sông bắt đầu đốt đèn dầu, từng chiếc từng chiếc ánh lên màu đỏ cam. Tô Vũ nheo mắt ngắm những ánh đèn kia. Nơi này khác biệt hoàn toàn với ban đêm ở Bangkok, nó yên tĩnh đến mức làm cho bạn lười biếng.
Tô Vũ đã trút hết những lời cất giấu trong lòng suốt bấy lâu nay. Cô kể với cơn mưa rào, thủ thỉ với dòng nước chảy, tâm sự cùng khúc gỗ Tạ Khương Qua. Ừ, bởi vì cậu là khúc gỗ nên cô mới muốn nói cho cậu nghe. Mười một giờ, cuối cùng điện thoại Tô Vũ cũng đổ chuông. Là dì út gọi, nội dung rất ngắn gọn: Tô Vũ, về nhà! Đúng vậy, đến lúc phải về nhà rồi. Tô Vũ biết xe nhà mình đang đỗ ở chỗ cách nơi này không xa. Từ chỗ này về nhà cô mất một tiếng đồng hồ, đến nơi thì vừa vặn là mười hai giờ, cuối cùng cũng qua hôm nay. Tạ Khương Qua đóng kín cánh cửa sau nhà, trong lúc vô tình bông liếc mắt qua tấm rèm cửa phòng mình. Sau đó, cậu muốn rời mắt cũng là chuyện cực kỳ khó khăn.
Ánh đèn trong phòng tôn lên đường nét cơ thể yểu điệu của phái nữ. Hết thảy mọi thứ bên trong đều như một buổi kịch rối bóng. Không được mở mắt! Người bên trong đang thay quần áo. Chẳng qua đầu Tạ Khương Qua không thể xoay đi được nên cậu đành nhắc nhở mình nhắm mắt lại. Tuy nhiên hình ảnh cô gái đang thay áo vẫn chạy trong đầu cậu. Ngực cô như thể con thỏ trắng nhỏ áp vào nhau. Cô vừa cử động thì hai con thỏ trắng ấy cũng rung rinh di chuyển theo, cám dỗ người ta vạch mở tấm rèm ấy lên và đặt tay lên chúng.
Đặt tay lên con thỏ trắng nhỏ ấy ư? Tạ Khương Qua, mày điên rồi!
Tác giả :
Loan