Tinh Hán Xán Lạn, May Mắn Quá Thay
Chương 103 Quyển 4 Đời chẳng được trăm tuổi, lại lo chuyện ngàn năm
Quyển 4: Đời chẳng được trăm tuổi, lại lo chuyện ngàn năm
Sau sinh thần của Hoàng hậu, bách tính đô thành chào đón ba chuyện vui, không phân thứ hạng quan trọng, dựa theo thứ tự thời gian thì sẽ như sau:
Trước hết là cô con gái út của đế hậu.
Đầu tiên phụ huynh trưởng bối của những cô gái từng xúm quanh nàng ta đều bị giáng chức, không ai ngoại lệ. Kế đó nàng ta bị nhốt trong cung hai ngày, nhưng hai ngày sau khi Ngũ công chúa về tới phủ, ngay tức khắc bị cảnh tượng trước mắt làm kinh hãi gần như phát điên – mười lăm mười sáu thi thể với gương mặt quen thuộc bị treo trên xà cao, hoặc đặt nằm dài ngay giữa đại sảnh. Ngũ công chúa có ngạo nghễ tới đâu cũng chưa từng gặp phải sóng gió lớn thế này, lập tức ngã xụi xuống sàn, gấu váy ướt sũng.
Những chàng trai tuấn tú quay quanh nàng ta lấy lòng khoe tài, xúi giục nàng ta chiếm đất khai man nay đã thành những thi thể cứng đờ lạnh lẽo, quản sự nô tỳ ngày trước chẳng thấy đâu, thế vào đó là những kẻ xa lạ nghiêm túc canh chừng như tượng gỗ.
Hoàng đế ban chỉ, về sau trừ khi ông và Hoàng hậu tuyên triệu thì cấm Ngũ công chúa rời phủ rong chơi, dưới sự giám sát của các ma ma được ông cắt cử riêng, ở nhà học hành phụng đức, tu thân dưỡng tính. Nói đơn giản là nàng ta bị nhốt trong phủ công chúa.
Bấy giờ Ngũ công chúa mới biết sợ, khóc lóc cầu khẩn người canh chừng nhắn với Hoàng hậu là nàng ta đã biết tội rồi. Nhưng như Hoàng hậu đã từng nói với Thiếu Thương, một khi bà đã thất vọng về ai thì chỉ mong suốt đời không gặp lại người đó.
Còn Hoàng đế sai Sầm An Tri tới thuật lại hai câu. Thứ nhất, thu hồi toàn bộ thực ấp đã ban thưởng cho công chúa, dẫu gì công chúa cũng không được dùng tài sản. Thứ hai, muốn ra ngoài? Rất đơn giản, lấy chồng là được.
Nhưng hồi trước Ngũ công chúa từng khóc lóc làm loạn vì bất mãn hôn sự, ép Hoàng hậu dời ngày cưới của mình tới sau hai mươi tuổi, như vậy không phải nàng ta sẽ bị giảm lỏng mấy năm nữa ư? Trừ khi vợ chồng Tiểu Việt Hầu tự mở lời thành thân sớm, nhưng trước đây nàng đã đắc tội không ít lần với quân cữu quân cô tương lai, muốn bọn họ giúp chẳng khác gì mặt trời mọc đằng tây.
Lần này trời đất đã hoán đổi, ngay lập tức từ né tránh sợ hãi thành thân, Ngũ công chúa thật sự muốn được kết hôn sớm.
Thiếu Thương có thể tưởng tượng được những chuỗi ngày kế tiếp, Ngũ công chúa sẽ ngày đêm cắn tim gặm gan trong tiếc nuối khó chịu, nàng bất giác nảy sinh kính nể với thủ đoạn của Hoàng đế. Từ cổ chí kim, Hoàng đế tay trắng dựng nghiệp khai quốc không chỉ giàu trí tuệ và có khí thế khai cương thác thổ, mà còn biết tính toán lòng người. Hoàng đế chưa bao giờ dùng mưu kế thủ đoạn với người nhà không có nghĩa là ông không dùng, chỉ là không muốn dùng mà thôi.
Ở bên đây Ngũ công chúa chỉ muốn nhanh chóng được xuất giá, thì ở bên kia, họ Lạc nhà Trường Thủy Hiệu úy đã đẩy ngày thành hôn lên nửa tháng, bách tính đô thành đưa mắt nhìn các vị công tử Lạc gia tiễn muội muội xuất giá, mười dặm hồng trang xếp một hàng dài. Đến ngoại ô, Lạc Tế Thông mặc giá y đỏ thắm xuống xe, nắm tay Thiếu Thương đến đưa tiễn, áy náy nói: “… Đã tìm thấy thi thể của Xuân Điều ở góc khuất trong vườn ngự uyển."
Thiếu Thương đã chuẩn bị tâm lý trước chuyện này, cúi đầu không nói năng.
Lăng Bất Nghi ngồi trên xe ngựa đằng sau nhìn qua khung cửa, ánh mắt đảo qua đảo lại giữa hai cô gái.
Lạc Tế Thông đổ lệ: “Ta được theo học với công chúa thật quá vô dụng. Ngày trước ta cho rằng mình có thể phân ưu phần nào với Hoàng hậu. Nhưng nay nhìn lại, luôn là Hoàng hậu san sẻ với ta. Thiếu Thương, sau này muội phải chăm sóc Hoàng hậu thật tốt nhé. Ai cũng nói nương nương dễ tính, nhưng ta biết nương nương rất sợ cô đơn… Muội nhớ ở bên nương nương nhiều vào."
Lăng Bất Nghi duỗi tay ra khỏi khung cửa lắc lắc, phát hiện bên ngoài trời đã nổi gió, thế là lập tức túm lấy vị hôn thê đang định nói thêm đôi câu lên xe, kết quả biến thành lạc Tế Thông đưa mắt nhìn bọn họ rời đi.
Và cuối cùng là lễ cập kê của Thiếu Thương.
Vào nửa cuối tháng Mười, Hoàng hậu chuẩn bị yến tiệc Đông Mai còn rộn ràng hơn sinh thần của mình, đích thân bà cài trâm cho Thiếu Thương ở trước mặt quá nửa các vị phu nhân trong thành. Trong đám đông đứng một bên, Tiêu phu nhân mang vẻ mặt phức tạp, chỉ có Trình Thủy hiểu rõ tâm sự của vợ, thực ra từ hơn nửa năm trước, Tiêu phu nhân đã bắt đầu tự chuẩn bị lễ cập kê cho con gái, nào ngờ lại chẳng thể dùng.
Lần đầu tiên trong đời, Tiêu phu nhân gặp khó khăn khi nhìn vấn đề dưới góc độ lợi ích thiết thực – con gái có thể được Hoàng hậu làm chủ lễ cập kê quả là vinh dự lớn, nhưng nhìn con gái và Hoàng hậu gắn bó thân thiết, Tiêu phu nhân có cảm giác như bị cướp đi thứ gì.
“Chuyến này Niệu Niệu về nhà khác hẳn ngày trước rồi." Tiêu phu nhân nói nhỏ với chồng, “Hồi trước mỗi lần từ trong cung về là con bé lại giống đệ tử công vụ ở tán nha về quê, rất thoải mái sung sướng. Nhưng lần này, con nó có vẻ không quan tâm về nhà mỗi ngày nữa. Hình như ở trong cung cũng vui vẻ."
Trình Thủy nghĩ ngợi, cảm thấy đúng là vậy thật, bèn cười nói: “Lý do chuyện này cũng dễ hiểu, đã ở trong cung non nửa tháng rồi mà. Nương nương thích con mình, nó còn hỗ trợ tổ chức thọ yến cho nương nương, rất có lễ nghĩa."
Ông thấy vợ thất vọng bèn nhủ: “Ngay trước Niệu Niệu bấm giờ ra vào cung đình, hành vi rất đối phó, lẽ nào bệ hạ không nhìn ra. Nhưng bây giờ, không cần nói Hoàng hậu, ta thấy cả bệ hạ cũng hài lòng với Niệu Niệu hơn trước, không thì đâu có chuyện cứ ba ngày hai bữa trong cung lại ban thưởng. Con gái nhà ta có phúc, mình xem tiểu nữ nương khắp đô thành này có ai hiểu chuyện biết phấn đấu bằng Niệu Niệu nhà ta không, không những không cần cha mẹ lo liệu hôn sự mà còn dát vàng lên mặt nhà ta. Từ Lâu gia ngày trước cho đến con nuôi của thiên tử bây giờ, chúng ta đều được hưởng lợi từ Niệu Niệu. Chứ như đám con gái không đầu không não suốt ngày bu quanh Ngũ công chúa, gây họa trong thọ yến của nương nương, kết quả cha anh đều bị liên lụy." Vừa nói ông vừa tặc lưỡi lắc đầu.
Tiêu phu nhân nghe cũng xuôi, thở dài bảo: “Mình nói cũng phải."
Vợ chồng Trình Tiêu đoán không sai, đúng là Thiếu Thương ở trong cung ngày càng tự tại, Hoàng đế cũng dần dần nhìn nàng thuận mắt hơn. Chẳng những không còn khiển trách thường xuyên, thỉnh thoảng trách ba câu lại có thể khen ngợi một câu.
Hoàng đế tính hào sảng, thích náo nhiệt, hầu như tuần nào cũng mở tiệc thiết đãi trợ thủ trọng thần, rôm rả suốt ngày. Qua hôm sau Hoàng đế lại mở tiệc lần nữa, mời Hoàng hậu tới dự tiệc, tất nhiên Thiếu Thương sẽ đi cùng.
Canh giờ còn sớm và tân khách chưa đến, Hoàng hậu đang khuyên Hoàng đế chú ý cơ thể, ít uống rượu lại. Hoàng đế chỉ thở dài: “Hầy, còn hai việc binh cần làm nữa, các huynh đệ cũ của trẫm phải mạo hiểm thế nào, thường xuyên tụ họp cũng tốt."
Lăng Bất Nghi ngồi bên dưới, ngay từ lúc tới chàng đã dùng mắt ra hiệu Thiếu Thương đến ngồi cạnh mình, nào ngờ cô gái tinh quái vờ như không nhìn thấy, cười híp mắt quỳ ngồi bên cạnh Hoàng hậu – Lăng Bất Nghi bèn quay đầu về.
Hoàng hậu cau mày: “Hai việc binh? Chẳng phải chỉ còn đợi thu phục Thục nữa là hết ư, vì sao lại thêm việc nữa." Xét cho cùng bà cũng từng nhiếp chính, vì thế cũng biết một hai về đại sự quân đội.
Hoàng đế mỉm cười, nói:"Thọ Xuân dân giàu của nhiều, Bành Chân đã cắm rễ tại địa phương được vài năm, trẫm không buồn để ý đến hắn, vậy mà hắn dám nảy sinh ý đồ. Bắt đầu từ tháng Năm năm nay đã âm thầm chiêu binh mãi mã, mưu đồ phá hoại. Hừ, chỉ là một tên giặc cỏ, không đáng nhắc đến."
Hoàng hậu nghe nói là Thọ Xuân thì yên tâm, cười nói: “Thọ Xuân là nơi tốt, nhưng bốn bề không chỗ dựa, chỉ giàu có chứ không phải là nơi tụ binh làm loạn. Bành Chân này đúng là bị ma xui quỷ khiến. Thần thiếp trước chúc bệ hạ xuất quân đại thắng, thuận buồm xuôi gió."
Hoàng đế cười đáp: “Trẫm định cuối tháng này sẽ dẫn binh đến Thọ Xuân, coi như luyện tay trước cuộc chiến tấn công Thục." Rồi ông nhác thấy Thiếu Thương ngồi bên Hoàng hậu chớp mắt đảo tròng, nghiêm mặt nói: “Có gì thì nói đi."
Thiếu Thương nhanh nhảu thưa: “Bệ hạ sắp dẫn binh đến Thọ Xuân, dám hỏi có phải gia phụ cũng đi theo không ạ."
“Đúng thế. Xem ra không ít người đều đoán được chuyện này." Hoàng đế mỉm cười.
Thiếu Thương thở dài: “Hèn gì, phụ thân luyện binh suốt một mùa hè, tới khi về chỉ có răng và nửa con mắt là trắng. Ừm, mùa hè luyện quân, mùa thu chuẩn bị, đầu đông chinh phạt… Bệ hạ đừng trừng thiếp nữa, không phải thiếp không hỏi là không quan tâm Lăng đại nhân, do vừa rồi bệ hạ nói ‘luyện tay’ – với lão tướng nơi sa trường, e rằng ra chiến trường còn cảm thấy thân thiết hơn lúc về nhà, dễ bề tập luyện. Hầy, xem ra bệ hạ cũng muốn gọi Lăng đại nhân đi Thọ Xuân."
Hoàng đế cười trợn mắt nhìn nàng: “Coi như ngươi cơ trí, nhưng Tử Thịnh cũng ra sa trường quen rồi… Ngươi thở dài cái gì!"
Thiếu Thương thở dài thưa: “Bệ hạ có thể đừng gọi Lăng đại nhân đi được không, vết thương trên cánh tay lần trước của chàng chỉ vừa mới khỏi. Vả lại, đao gươm không tròng, ngộ nhỡ bị thương thì làm sao."
Hoàng đế trợn mắt: “Nam nhi xông xáo chiến trường, đây là cơ hội tốt để kiến công lập nghiệp, ngươi thì biết cái gì! Hừ, thôi, ngươi biết thương Tử Thịnh cũng coi như có tiến bộ…"
Thiếu Thương mắng to trong bụng, mới quan tâm Lăng Bất Nghi mà đã là có tiến bộ, nếu có ngày nàng phục vụ Lăng Bất Nghi thoải mái sung sướng thì há không phải vào luôn các công thần à.
“… Nhưng ngươi yên tâm, lần này trẫm sai Thôi Hựu đi cùng, nói không chừng Tử Thịnh sẽ không cần đến ngựa. Quan trọng hơn, nếu nó đi thì trẫm cũng dễ bề ban thêm thực ấp cho nó." Khi nói nửa câu sau, Hoàng đế thấp giọng.
Hoàng hậu biết phu quân tính toán gì, che tay áo mỉm cười.
Thiếu Thương dập đầu tạ ơn, lại lắp bắp nói: “Bệ hạ đã hao tâm tổn trí vì Lăng đại nhân đến vậy, thiếp muôn phần cảm kích. Nhưng thiếp sẽ không xa hoa lãng phí, sẽ liệu cơm gắp mắm." Nàng cảm thấy nhiều tiền tới đâu cũng không quan trọng bằng mạng người, muốn kiếm tiền thì thiếu gì cách, sao phải cứ liều mạng.
Hoàng đế mắng: “Liên quan gì đến chuyện tiền bạc? Ngươi đúng là nông cạn…" Ông đang định mắng Thiếu Thương không hiểu được tầm quan trọng trong đó, nhưng bỗng một suy nghĩ xẹt ngang qua, nổi hứng trêu, “Thiếu Thương này, trẫm hỏi ngươi, nếu phải chọn một người giữa cha ngươi và Tử Thịnh đi Thọ Xuân, ngươi chọn ai?"
Thiếu Thương trợn mắt. Chẳng mấy khi nàng biểu hiện sự quan tâm đến Lăng Bất Nghi, kết quả lại dẫn đến câu hỏi mẹ và vợ cùng rơi xuống nước thì chọn ai trước. Hoàng đế lão bá à, bụng dạ ngài đen tối y hệt mực của con mực!
Nàng ngẫm nghĩ, ra vẻ rầu rĩ đáp: “Bẩm bệ hạ, hay để gia phụ và Lăng đại nhân ở lại đô thành, còn cho thiếp đến Thọ Xuân đi."
Hoàng đế nghe thế thì bật cười sang sảng, Hoàng hậu và Lăng Bất Nghi nhìn nhau mỉm cười.
Trong tiếng cười vang của Hoàng đế, thần công cùng vợ chồng Thái tử, vợ chồng Nhị hoàng tử và hai vị hoàng tử Tam Tứ được mời đến bữa tiệc đã lần lượt đi vào. Bình thường trong những trường hợp như thế này thường Việt Phi sẽ theo hầu cạnh Hoàng đế, nhưng hôm nay đã có Hoàng hậu, mà yến tiệc này lại không phải ‘dịp cần thiết’ nên đương nhiên bà sẽ không tới.
Khi quần thần và chư vị hoàng tử hành lễ với đế hậu, Thiếu Thương rất ngoan ngoãn chạy đến cạnh Lăng Bất Nghi ngồi yên, trân trân nhìn các đại thần giữa sân, thỉnh giáo Lăng Bất Nghi giới thiệu. Nhưng Lăng Bất Nghi lại từ chối ngay tắp lự.
“Lúc nãy em còn bị bệ hạ quở mắng vì chàng, vậy mà chàng lại trở mặt, đồ vô lương tâm!" Thiếu Thương đau lòng ôm đầu.
Lăng Bất Nghi đáp rất dứt khoát: “Không hề."
Thiếu Thương tức tối đấm nhẹ.
Lăng Bất Nghi nói: “Em muốn nhờ vả ta mà dữ dằn thế hả, có ai nhờ vả như vậy không?"
“Chàng còn nhiều lời nữa thì có tin em tới đứng cạnh Sầm An Tri không. Kiểu gì ông ta cũng sẽ đáp hết!" Thiếu Thương cũng đâu phải người ăn chay.
Lăng Bất Nghi nắm lấy bàn tay bé nhỏ của nàng, uy hiếp ngược: “Nếu em dám đứng thì ta cũng đứng."
Bản thân có thể đứng bên cạnh Sầm An Tri giả như hầu hạ, nhưng nếu Lăng Bất Nghi cũng tới đứng, vậy không phải sẽ tệ hơn ư? Thiếu Thương trợn to hai mắt, đoạn ấm ức lí nhí: “Chàng luôn nói là sẽ đối xử tốt với em, nhưng người bắt nạt em vẫn luôn là chàng. Em ở trong cung không quen ai, chỉ biết dựa dẫm vào chàng. Hai hôm nay cơ thể nương nương không khỏe nên em không có thời gian để ý đến chàng, nhưng thật ra trong lòng em rất nhớ chàng, chàng không được giận em…"
Gì mà không quen ai, Hoàng hậu tốt với nàng đến mức không thể tốt hơn được nữa, người ở Trường Thu cung cũng xem nàng là nơi hỗ trợ tinh thần kia kìa. Nên… Nhìn đi, thực ra cúi người nào phải việc khó, dịu dàng làm thỏa lòng chàng lại càng dễ như bỡn. Đấy gọi là người tài ba không gì không thể, bây giờ Thiếu Thương rất tự tin với khả năng học tập của mình.
Quả nhiên Lăng Bất Nghi đã mềm lòng, nhỏ nhẹ nói: “Em không phải là cung nữ thái y, chăm sóc nương nương cũng nên có chừng mực, lỡ đâu mệt mỏi cả ngày lẫn đêm thì sao."
Thiếu Thương nói: “Nếu chàng bị bệnh thì em cũng sẽ trông nom chăm sóc chàng cả ngày lẫn đêm, không xá mệt mỏi."
Đã vuốt được lông lừa, thế giới lại ấm êm, Lăng Bất Nghi không còn khó tính nữa. Chàng nắm tay Thiếu Thương dưới bàn ăn, chỉ vào hơn hai mươi vị đại thần có mặt để giới thiệu.
Ngoại trừ Ngu Hầu, Thôi Hầu và Ngô đại tướng quân đã biết từ trước ra, cuối cùng Thiếu Thương đã gặp được ba người huynh trưởng của Việt Phi, Đại Việt Hầu, Trung Việt Hầu và Tiểu Việt Hầu. Hai người trước có dáng dấp rất giống Việt Phi, mi dài mắt phượng dung mạo cởi mở, chỉ Tiểu Việt Hầu – cũng là quân cữu tương lai của Ngũ công chúa – là có ngũ quan hơi sắc sảo nữ tính.
Đáng lí Thôi Hầu định đến chỗ Lăng Bất Nghi và Thiếu Thương, nhưng lại bị Ngô đại tướng quân kéo tới chỗ Hoàng đế, không biết muốn bẩm tấu chuyện gì, ba anh em Việt gia ngồi nói chuyện cùng hai hoàng tử cháu ngoại nhà mình.
Điều khá bất ngờ là hôm nay Lâu Thái bộc cũng có mặt. Ông trông thấy Thiếu Thương, mỉm cười với nàng từ đằng xa rồi đi đến chỗ ngồi của Thái tử, dọc đường đi có vẻ ông còn định gọi Ngu Hầu đi cùng, song bị người ta khéo léo từ chối rồi kéo Đại Việt Hầu ở chỗ hai vị hoàng tử Tam Tứ đến ngồi cạnh mình.
“… Lâu Thái bộc từng là thầy dạy vỡ lòng của Thái tử điện hạ." Lăng Bất Nghi nhìn Lâu Thái bộc đang vui vẻ chuyện trò cùng Thái tử, sau đó lại nhìn sang bên kia nói: “Hai nhà Ngu Việt đã là thông gia nhiều đời, Ngu Hầu và Đại Việt Hầu là đồng môn thuở nhỏ."
Thiếu Thương bỗng thấy nặng nề.
Tục ngữ có câu “cha con cùng ra trận, anh em cùng đánh hổ", tiền của để các kiêu hùng buổi loạn thế lập nghiệp thường đến từ thôn xóm làng mạc, Hoàng đế lão bá cũng không phải ngoại lệ. Ông sinh ra ở quận Cảnh Thăng trong Ti Châu, thế nên bây giờ chư thần trên triều có thể chia ra làm hai: quê quán ở quận Cảnh Thăng và quê quán không phải quận Cảnh Thăng.
Rồi vì nguyên quán của Hoàng đế là huyện Phong trong quận Cảnh Thăng, nguyên quán của Việt Phi ở huyện Nhiêu bên cạnh, ngày trước khi dấy binh, hai huyện này đã chi sức của sức người nhiều nhất, cũng phò tá lâu nhất, nên người ở hai huyện này được gọi là ‘công thần Phong Nhiêu’.
Thiếu Thương tự lý giải:
Bốn người Ngu – Việt – Ngô – Thôi là công thần Phong Nhiêu, những ai như phụ thân Doãn Trị của Doãn Hủ Nga thì không phải là công thần Phong Nhiêu, mà là chư thần Cảnh Thăng; còn những nhà như Lâu – Vạn – Trình, dẫu phò tá sớm muộn khác nhau, có cống hiến lớn nhỏ bất đồng, có thế lực mạnh yếu khác biệt nhưng đều không thuộc hai nhóm bên trên.
Còn như phụ thân Viên Thận từng giúp đỡ Hoàng đế vào lúc nguy nan, gọi là có công lao lớn, khắc sâu đế tâm, song giọng quê khó bỏ, lệ làng khó sửa, chư thần Cảnh Thăng vẫn cảm thấy đồng hương gần gũi hơn.
“… Vậy không phải triều đình là do bọn họ định đoạt ư?" Thiếu Thương kinh hãi.
Lăng Bất Nghi mỉm cười: “Không hẳn, bệ hạ cố ý cân bằng thế lực, chưa chắc chỉ có người xuất thân từ nguyên quán của bệ hạ mới được chức vị cao."
Thiếu Thương vỡ lẽ, các thần tử sẵn sàng đoàn kết liên minh, nhưng không hẳn Hoàng đế đã thấy vui.
Đương nhiên nếu muốn phân biệt kỹ hơn sẽ có: cùng là đến từ hai huyện Phong Nhiêu, có người xuất thân từ vọng tộc thế gian như Ngu Hầu và anh em Việt thị, cũng có người xuất thân bần hàn như Ngô đại tướng quân, hay thậm chí là xuất thân từ lái buôn như Thôi Hầu.
Rồi cùng là phò tá sau, có gia tộc to lớn tự cáng đáng một phương như hai nhà Viên Lâu, cũng có người là nhà giàu địa phương như nhà họ Vạn, và cũng có người xuất thân nông dân như cha của Thiếu Thương.
Thiếu Thương nghiêng đầu quan sát Lăng Bất Nghi.
Mẫu tộc Hoắc thị của chàng là cốt cán trong nhóm công thần, tiếc nỗi đã bị diệt vong hoàn toàn. Dù phụ tộc của chàng là người ngoài chuyển đến huyện Phong, nhưng phò tá bệ hạ từ những ngày rất sớm, coi như là nửa người mình, đáng tiếc không được lòng Hoàng đế nên không được tham dự yến tiệc hôm nay.
Chẳng trách Ngu Hầu muốn có Lăng Bất Nghi làm rể – Thiếu Thương lẩm bẩm.
Trong số hơn hai mươi quan đại thần có hành tung khác nhau ở đây, có một lão bá mặc nho bào tóc muối tiêu rất nổi bật, dù thoạt nhìn tuổi tác không còn nhỏ, song thân hình cao thẳng, đường nét rõ ràng, dễ dàng nhận thấy vẻ tuấn tú bất phàm thuở trẻ, có sự cao quý tự nhiên trong cách cư xử. Bàn về vẻ thanh nhã và khoan thai thì không ai trong điện có thể sánh bằng.
“Chắc chắn vị đại nhân đó có lai lịch không bình thường, chàng nhìn phong thái của ông ấy đi…" Thiếu Thương nói nhỏ.
Cũng chỉ có khí chất đế vương trên người Hoàng đế lão báo mới sánh được, nhưng khí thế của Hoàng lão bá được mài giũa từ chiến tranh đi ra, còn phong thái của lão bá đây có vẻ là do trời sinh.
Lăng Bất Nghi nói: “Tinh mắt lắm. Người này là gia chủ Lương thị ở Hà Đông, tên Lương Vô Kỵ. Nay là Châu mục của một châu, gần đây đến đô thành phục mệnh bệ hạ."
Thiếu Thương nghĩ ngợi, lại thắc mắc hỏi: “Hà Đông? Lâu gia không phải là thế tộc Hà Đông à, em nghe Tam thẩm nói Lâu gia là gia tộc giàu có bậc nhất Hà Đông mà."
Lăng Bất Nghi cười giễu: “Lâu gia là gia tộc lớn nhất Bành Thành ở Hà Đông, nhưng Lương Thị đứng đầu cả Hà Đông. Nếu ở tiền triều, Lương gia bọn họ có thể được xếp trong năm gia tộc hàng đầu thiên hạ."
Chàng không nói nữa, nhưng Thiếu Thương đã hiểu rõ ý chàng. Từ khi thay đổi triều đại, các thế gia bắt đầu được sắp xếp lại, nếu Lương gia muốn tiếp tục hiên ngang thì phải tốn rất nhiều tâm tư.
Khi hai người xì xà xì xầm thì Lương lão bá như vô tình cố ý nhìn sang bên này. Thiếu Thương chần chừ, Lăng Bất Nghi đã rất hào sảng cao giọng: “Dám hỏi Lương Châu mục là Tử Thịnh có gì không ổn?"
Lương Vô Kỵ lắc đầu cười: “Lão phu chỉ nhìn thôi, Thập Nhất lang chớ trách. Chỉ là lão phu đang nghĩ, nếu con cháu trong nhà bì được nửa Tử Thịnh thì lão phụ sẵn lòng rút ra hai mươi năm tuổi thọ."
Một vị đại nhân ở bên cạnh nghe thế, lập tức cười nói: “Lão Lương à lão Lương, ông đã gần năm mươi tuổi rồi đấy, giảm hai mươi năm tuổi thọ thì nhà ông nên chuẩn bị quan tài đi!"
Lương Vô Kỵ lắc đầu: “Ta già rồi, chỉ cần con cháu trong tộc thành tài, dẫu chết cũng không ngại."
Lăng Bất Nghi mỉm cười, khuyên nhủ: “Lương Châu mục khen nhầm rồi. Ngài đang ở tuổi đỉnh cao sao lại nói ra những lời này."
Lương Vô Kỵ khoát tay lắc đầu.
Lúc này thấy người đã đến đông đủ, Hoàng đế bèn hạ lệnh nhập tiệc, lập tức yến tiệc linh đình, rộn rã tiếng nói cười. Rượu quá tam tuần, Hoàng đế chính thức tuyên bố với mọi người, ngày cưới của con nuôi Lăng Bất Nghi và Thiếu Thương ấn định vào tháng Ba năm sau, thế là chúng thần liên tục chắp tay chúc mừng Lăng Bất Nghi.
Ngô đại tướng quân đỉnh đạc nói to: “Vì sao phải đến tháng Ba năm sau? Tử Thịnh tuổi không còn nhỏ, thành thân ngay trong năm nay luôn đi, mau chóng kết hôn sinh con đẻ cái."
Thiếu Thương: ĐMM.
Việt Hoa Hầu thúc khuỷu tay vào ông, cười nói: “Đây là bệ hạ dụng tâm lương khổ còn gì. Nay đang trời buốt đất đông, nếu thành thân nào có gì vui, đương nhiên phải đợi tới đầu xuân rồi!"
Thôi Hựu hí hửng nói: “Hay lắm, rất hay…"
“… Các khanh thật là." Hoàng đế chỉ vào phía Ngu Hầu, cười to, “Khi chuẩn bị quà mừng hôn lễ thì nên nghĩ tới Hoắc Xung huynh trưởng, tự cân nhắc xem nên chuẩn bị bao nhiêu!"
Trung Việt Hầu lại lên tiếng: “Bệ hạ, bệ hạ đang công khai yêu cầu hối lộ đấy!"
“Trẫm yêu cầu đấy, khanh định thế nào hả?" Hoàng đế giả vờ vô lại, các đại thần cười to vui vẻ.
Thôi Hựu tiếp tục hí hửng nói: “Đúng thế, đúng thế…"
“Đúng cái đầu lão!" Bàn tay gấu của Ngô đại tướng quân vỗ bôm bốp vào vai Thôi Hựu, “Nếu lão hết tiền mua quà thì cứ tới mượn ta!"
Vừa dứt lời, bên cạnh lập tức có người cười to: “Lão Ngô thật không phúc hậu, ông mượn tiền Thôi A Viên đã trả chưa hả? Năm xưa ông thích nợ, nay đã là đại tướng quân rồi mà còn tệ hơn nữa."
Trung Việt Hầu góp lời: “Ta nói này bình lư họ Ngô kia, tiền ông nợ hồi đó đã trả hết chưa?"
“Cút cút cút! Có chuyện của các người hả!" Ngô đại tướng quân vung tay như đuổi rồi, “Sau này ta sẽ kết thông gia với A Viên, hai nhà thân thiết không phân bì!"
“Con gái ông còn lớn tuổi hơn hai đứa con trai A Viên gộp lại đấy, ông tha cho A Viên đi!"
Mọi người cười phá lên, thậm chí còn có người cười phì cả rượu.
Thôi Hựu cười ha hả: “Lão Ngô ông không cần bỏ tiền làm gì, chi bằng lấy thanh bảo kiếm chém sắt như chém bùn của ông làm quà tặng, thế nào?"
“Được lắm Thôi lái buôn, ông đã nhăm nhe thanh bảo kiếm của ta bao lâu rồi hả? Chờ đấy!" Ngô đại tướng quân trợn đôi mắt to như chuông bò, giả vờ muốn đánh.
Thôi Hựu nói ngay: “Ông chỉ dùng đao, dùng kiếm không thuận tay, chi bằng cho Tử Thịnh đi!"
Ngô đại tướng quân liếc nhìn Hoàng đế, ra vẻ đau tim: “Ôi, từ xưa tới nay bảo kiếm tặng anh hùng, vì bệ hạ, thần đành nén đau bỏ ra thứ yêu quý!"
Đại Việt Hầu đứng dậy, cung kính bẩm: “Dẫu bệ hạ không căn dặn thì chúng thần cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ. Không nói tới tình cảm hai nhà Hoắc Việt, chỉ bàn về phẩm chất của Hoắc Xung huynh trưởng, ở thôn xóm có ai không ngưỡng mộ, có ai không ngợi ca!"
Hoàng đế cao hứng cười to.
Người trong điện mỉm cười nhìn vở kịch hay của nội bộ nhóm Phong Nhiêu, nhưng Thiếu Thương lại để ý Thái tử và Nhị hoàng tử phi cúi đầu im lặng, Nhị hoàng tử và Thái tử phi có vẻ không vui. Nàng hí hửng, tự nhủ sao bốn người không đổi chỗ cho nhau đi, đúng là phu thê bất xứng đôi, hoa nhài cắm phân trâu.
“Thái tử phi, vợ lão Nhị." Hoàng đế lên tiếng, “Hoàng hậu đang không khỏe, nếu hôn sự của Tử Thịnh cần phụ giúp gì thì các ngươi phải hết lòng đấy!"
Thái tử phi và Nhị hoàng tử phi gập người cúi lạy, luôn miệng dạ vâng.
Lúc này, một người ngồi bên cạnh Tiểu Việt Hầu cười nói: “Bệ hạ đồng ý hôn sự này thật ạ? Thần còn tưởng bệ hạ phải xem thêm."
Hoàng đế nói: “Chậc, chỉ cần tính cách tân nương ổn thỏa thì còn lại đều có thể dạy. Hơn nữa, bản thân Tử Thịnh thích mới là quan trọng."
Bỗng Tiểu Việt Hầu lên tiếng: “Bệ hạ anh minh. Chuyện nam nữ còn gì quan trọng hơn bản thân mình ưng ý." Những người bên cạnh ông ta vội đáp ‘đúng thế đúng thế’, ‘cưới vợ mình không thích còn nghĩa lý gì’, vân vân.
Hoàng đế đã có phần ngà say, bật cười ha hả mà không để ý điều gì, nhưng sắc mặt Hoàng hậu lại trắng bệch.
Hoàng hậu thấp giọng thưa: “Bệ hạ, thần thiếp không uống được rượu, lời cần nói cũng đã nói rồi, thần thiếp phải về Trường Thu cung thôi, nếu không bệ hạ và các vị đại nhân đây cũng không tận hứng."
Hoàng đế đồng ý.
Hoàng hậu đã rời đi, dĩ nhiên Thái tử phi và Nhị hoàng tử phi cũng cáo lui cùng. Nhị hoàng tử phi vẫn bình thường không có gì lạ, nhưng Thái tử phi cứ lưu luyến, lúc nãy nàng ta còn ép Thái tử đáp lời của các vị trọng thần, bây giờ phải rời đi.
Thiếu Thương cũng định đi theo nhưng Hoàng đế đã nói: “Thiếu Thương ở lại đi, kính rượu cho các vị thúc bá, ngày trước bọn họ xưng huynh gọi đệ với cữu phụ của Tử Thịnh đấy."
Trước khi rời đi, Thái tử phi còn nhìn Thiếu Thương bằng ánh mắt đố kỵ oán giận.
Lăng Bất Nghi đứng dậy đi tới chỗ Thiếu Thương, một tay xách hũ rượu, một tay cầm gầu rượu, liên tục múc rượu vào bình đồng mạ vàng trong tay Thiếu Thương. Thiếu Thương không biết trật lương tuổi tác của các vị đại nhân ở đây như thế nào, chỉ biết đi tới trước mặt Thôi Hựu quen thuộc mà không suy nghĩ, khiến mọi người bật cười.
Hoàng đế thở dài: “Tiểu nữ nương này, có khi thông minh có khi lại ngu ngốc, không biết vợ chồng Trình Hiệu úy có bị nó làm tức chết không, trẫm cũng không làm gì được nàng."
Chư thần trong điện rất khôn khéo, khi nghe thấy lời khiển trách có vẻ thân thiện của hoàng đế, họ lập tức nhìn cô gái nhỏ nhắn và mỏng manh bên cạnh Lăng Bất Nghi, mỗi người đều có suy tính riêng.
Dựa theo thứ tự tuổi tác, Thiếu Thương sẽ kính rượu cho Ngô đại tướng quân trước rồi hành lễ vãn bối, khi đến lượt Đại Việt Hầu, Đại Việt Hầu bỏ qua nàng mà bình tĩnh nhìn Lăng Bất Nghi rất lâu, cuối cùng uống cạn cốc rượu, thở dài nói: “Trình tiểu nương tử, ngươi có biết cữu phụ của Tử Thịnh là người như thế nào không?"
Thiếu Thương nghĩ ngợi, nhỏ giọng nói: “Thiếp từng nghe Việt nương nương nói, năm ấy bệ hạ là đệ nhất mỹ nam huyện Phong, còn Hoắc Xung tướng quân xưng đệ nhị." Nàng đánh mắt nhìn Lăng Bất Nghi cao ráo tuấn tú sáng sủa, thầm cảm thấy cái danh xưng này cũng phù hợp đấy chứ.
Đại Việt Hầu bất thình lình bị sặc, cười ho khan: “Con bé này… Khụ khụ, được rồi. Trình tiểu nương tử, ngươi gặp mẫu thân của Tử Thịnh rồi đúng không, thực ra huynh muội bọn họ rất giống nhau. Phong thái của Hoắc Xung huynh trưởng năm đó thật không ai bắt kịp."
Thiếu Thương gật gù, lại do dự phát biểu: “Vậy tức là, bệ hạ không phải đệ nhất mỹ nam huyện Phong?"
Đại Việt Hầu lại sặc lần nữa, Ngu Hầu đi tới nghiêm mặt: “Ngươi đấy… Ta gặp ngươi ở chỗ bệ hạ, hết năm lần thì có bốn lần bệ hạ đang mắng ngươi. Nay ta mới biết ngươi chỉ toàn nói lung tung. Còn không mời rượu cho ta?"
Thiếu Thương vội vàng rót rượu.
Đợi khi kính rượu xong một vòng thì Thiếu Thương cũng phải cáo lui, trước khi rời đi, nàng bỗng thấp giọng hỏi: “Vì sao năm ấy bệ hạ không đưa chàng đến chỗ Việt nương nương nuôi dưỡng? Theo giao tình hai nhà Hoắc Việt, như vậy sẽ hợp lý hơn chứ."
Mắt Lăng Bất Nghi sâu như biển, miệng cười tủm tỉm: “Em quên rồi hả. Gia mẫu và Việt nương nương từng có thù."
“Chỉ vì chuyện này?" Thiếu Thương rất nghi ngờ, “Việt nương nương cũng không phải người giận cá chém thớt, huống hồ bà ấy xem cữu phụ cữu mẫu chàng như anh chị em, kính nể đến một trăm hai mươi nghìn phần."
“Bằng không thì có thể vì lý do gì." Lăng Bất Nghi cụp làn mi dài, “Đều là tâm nguyện của bệ hạ."
Sau sinh thần của Hoàng hậu, bách tính đô thành chào đón ba chuyện vui, không phân thứ hạng quan trọng, dựa theo thứ tự thời gian thì sẽ như sau:
Trước hết là cô con gái út của đế hậu.
Đầu tiên phụ huynh trưởng bối của những cô gái từng xúm quanh nàng ta đều bị giáng chức, không ai ngoại lệ. Kế đó nàng ta bị nhốt trong cung hai ngày, nhưng hai ngày sau khi Ngũ công chúa về tới phủ, ngay tức khắc bị cảnh tượng trước mắt làm kinh hãi gần như phát điên – mười lăm mười sáu thi thể với gương mặt quen thuộc bị treo trên xà cao, hoặc đặt nằm dài ngay giữa đại sảnh. Ngũ công chúa có ngạo nghễ tới đâu cũng chưa từng gặp phải sóng gió lớn thế này, lập tức ngã xụi xuống sàn, gấu váy ướt sũng.
Những chàng trai tuấn tú quay quanh nàng ta lấy lòng khoe tài, xúi giục nàng ta chiếm đất khai man nay đã thành những thi thể cứng đờ lạnh lẽo, quản sự nô tỳ ngày trước chẳng thấy đâu, thế vào đó là những kẻ xa lạ nghiêm túc canh chừng như tượng gỗ.
Hoàng đế ban chỉ, về sau trừ khi ông và Hoàng hậu tuyên triệu thì cấm Ngũ công chúa rời phủ rong chơi, dưới sự giám sát của các ma ma được ông cắt cử riêng, ở nhà học hành phụng đức, tu thân dưỡng tính. Nói đơn giản là nàng ta bị nhốt trong phủ công chúa.
Bấy giờ Ngũ công chúa mới biết sợ, khóc lóc cầu khẩn người canh chừng nhắn với Hoàng hậu là nàng ta đã biết tội rồi. Nhưng như Hoàng hậu đã từng nói với Thiếu Thương, một khi bà đã thất vọng về ai thì chỉ mong suốt đời không gặp lại người đó.
Còn Hoàng đế sai Sầm An Tri tới thuật lại hai câu. Thứ nhất, thu hồi toàn bộ thực ấp đã ban thưởng cho công chúa, dẫu gì công chúa cũng không được dùng tài sản. Thứ hai, muốn ra ngoài? Rất đơn giản, lấy chồng là được.
Nhưng hồi trước Ngũ công chúa từng khóc lóc làm loạn vì bất mãn hôn sự, ép Hoàng hậu dời ngày cưới của mình tới sau hai mươi tuổi, như vậy không phải nàng ta sẽ bị giảm lỏng mấy năm nữa ư? Trừ khi vợ chồng Tiểu Việt Hầu tự mở lời thành thân sớm, nhưng trước đây nàng đã đắc tội không ít lần với quân cữu quân cô tương lai, muốn bọn họ giúp chẳng khác gì mặt trời mọc đằng tây.
Lần này trời đất đã hoán đổi, ngay lập tức từ né tránh sợ hãi thành thân, Ngũ công chúa thật sự muốn được kết hôn sớm.
Thiếu Thương có thể tưởng tượng được những chuỗi ngày kế tiếp, Ngũ công chúa sẽ ngày đêm cắn tim gặm gan trong tiếc nuối khó chịu, nàng bất giác nảy sinh kính nể với thủ đoạn của Hoàng đế. Từ cổ chí kim, Hoàng đế tay trắng dựng nghiệp khai quốc không chỉ giàu trí tuệ và có khí thế khai cương thác thổ, mà còn biết tính toán lòng người. Hoàng đế chưa bao giờ dùng mưu kế thủ đoạn với người nhà không có nghĩa là ông không dùng, chỉ là không muốn dùng mà thôi.
Ở bên đây Ngũ công chúa chỉ muốn nhanh chóng được xuất giá, thì ở bên kia, họ Lạc nhà Trường Thủy Hiệu úy đã đẩy ngày thành hôn lên nửa tháng, bách tính đô thành đưa mắt nhìn các vị công tử Lạc gia tiễn muội muội xuất giá, mười dặm hồng trang xếp một hàng dài. Đến ngoại ô, Lạc Tế Thông mặc giá y đỏ thắm xuống xe, nắm tay Thiếu Thương đến đưa tiễn, áy náy nói: “… Đã tìm thấy thi thể của Xuân Điều ở góc khuất trong vườn ngự uyển."
Thiếu Thương đã chuẩn bị tâm lý trước chuyện này, cúi đầu không nói năng.
Lăng Bất Nghi ngồi trên xe ngựa đằng sau nhìn qua khung cửa, ánh mắt đảo qua đảo lại giữa hai cô gái.
Lạc Tế Thông đổ lệ: “Ta được theo học với công chúa thật quá vô dụng. Ngày trước ta cho rằng mình có thể phân ưu phần nào với Hoàng hậu. Nhưng nay nhìn lại, luôn là Hoàng hậu san sẻ với ta. Thiếu Thương, sau này muội phải chăm sóc Hoàng hậu thật tốt nhé. Ai cũng nói nương nương dễ tính, nhưng ta biết nương nương rất sợ cô đơn… Muội nhớ ở bên nương nương nhiều vào."
Lăng Bất Nghi duỗi tay ra khỏi khung cửa lắc lắc, phát hiện bên ngoài trời đã nổi gió, thế là lập tức túm lấy vị hôn thê đang định nói thêm đôi câu lên xe, kết quả biến thành lạc Tế Thông đưa mắt nhìn bọn họ rời đi.
Và cuối cùng là lễ cập kê của Thiếu Thương.
Vào nửa cuối tháng Mười, Hoàng hậu chuẩn bị yến tiệc Đông Mai còn rộn ràng hơn sinh thần của mình, đích thân bà cài trâm cho Thiếu Thương ở trước mặt quá nửa các vị phu nhân trong thành. Trong đám đông đứng một bên, Tiêu phu nhân mang vẻ mặt phức tạp, chỉ có Trình Thủy hiểu rõ tâm sự của vợ, thực ra từ hơn nửa năm trước, Tiêu phu nhân đã bắt đầu tự chuẩn bị lễ cập kê cho con gái, nào ngờ lại chẳng thể dùng.
Lần đầu tiên trong đời, Tiêu phu nhân gặp khó khăn khi nhìn vấn đề dưới góc độ lợi ích thiết thực – con gái có thể được Hoàng hậu làm chủ lễ cập kê quả là vinh dự lớn, nhưng nhìn con gái và Hoàng hậu gắn bó thân thiết, Tiêu phu nhân có cảm giác như bị cướp đi thứ gì.
“Chuyến này Niệu Niệu về nhà khác hẳn ngày trước rồi." Tiêu phu nhân nói nhỏ với chồng, “Hồi trước mỗi lần từ trong cung về là con bé lại giống đệ tử công vụ ở tán nha về quê, rất thoải mái sung sướng. Nhưng lần này, con nó có vẻ không quan tâm về nhà mỗi ngày nữa. Hình như ở trong cung cũng vui vẻ."
Trình Thủy nghĩ ngợi, cảm thấy đúng là vậy thật, bèn cười nói: “Lý do chuyện này cũng dễ hiểu, đã ở trong cung non nửa tháng rồi mà. Nương nương thích con mình, nó còn hỗ trợ tổ chức thọ yến cho nương nương, rất có lễ nghĩa."
Ông thấy vợ thất vọng bèn nhủ: “Ngay trước Niệu Niệu bấm giờ ra vào cung đình, hành vi rất đối phó, lẽ nào bệ hạ không nhìn ra. Nhưng bây giờ, không cần nói Hoàng hậu, ta thấy cả bệ hạ cũng hài lòng với Niệu Niệu hơn trước, không thì đâu có chuyện cứ ba ngày hai bữa trong cung lại ban thưởng. Con gái nhà ta có phúc, mình xem tiểu nữ nương khắp đô thành này có ai hiểu chuyện biết phấn đấu bằng Niệu Niệu nhà ta không, không những không cần cha mẹ lo liệu hôn sự mà còn dát vàng lên mặt nhà ta. Từ Lâu gia ngày trước cho đến con nuôi của thiên tử bây giờ, chúng ta đều được hưởng lợi từ Niệu Niệu. Chứ như đám con gái không đầu không não suốt ngày bu quanh Ngũ công chúa, gây họa trong thọ yến của nương nương, kết quả cha anh đều bị liên lụy." Vừa nói ông vừa tặc lưỡi lắc đầu.
Tiêu phu nhân nghe cũng xuôi, thở dài bảo: “Mình nói cũng phải."
Vợ chồng Trình Tiêu đoán không sai, đúng là Thiếu Thương ở trong cung ngày càng tự tại, Hoàng đế cũng dần dần nhìn nàng thuận mắt hơn. Chẳng những không còn khiển trách thường xuyên, thỉnh thoảng trách ba câu lại có thể khen ngợi một câu.
Hoàng đế tính hào sảng, thích náo nhiệt, hầu như tuần nào cũng mở tiệc thiết đãi trợ thủ trọng thần, rôm rả suốt ngày. Qua hôm sau Hoàng đế lại mở tiệc lần nữa, mời Hoàng hậu tới dự tiệc, tất nhiên Thiếu Thương sẽ đi cùng.
Canh giờ còn sớm và tân khách chưa đến, Hoàng hậu đang khuyên Hoàng đế chú ý cơ thể, ít uống rượu lại. Hoàng đế chỉ thở dài: “Hầy, còn hai việc binh cần làm nữa, các huynh đệ cũ của trẫm phải mạo hiểm thế nào, thường xuyên tụ họp cũng tốt."
Lăng Bất Nghi ngồi bên dưới, ngay từ lúc tới chàng đã dùng mắt ra hiệu Thiếu Thương đến ngồi cạnh mình, nào ngờ cô gái tinh quái vờ như không nhìn thấy, cười híp mắt quỳ ngồi bên cạnh Hoàng hậu – Lăng Bất Nghi bèn quay đầu về.
Hoàng hậu cau mày: “Hai việc binh? Chẳng phải chỉ còn đợi thu phục Thục nữa là hết ư, vì sao lại thêm việc nữa." Xét cho cùng bà cũng từng nhiếp chính, vì thế cũng biết một hai về đại sự quân đội.
Hoàng đế mỉm cười, nói:"Thọ Xuân dân giàu của nhiều, Bành Chân đã cắm rễ tại địa phương được vài năm, trẫm không buồn để ý đến hắn, vậy mà hắn dám nảy sinh ý đồ. Bắt đầu từ tháng Năm năm nay đã âm thầm chiêu binh mãi mã, mưu đồ phá hoại. Hừ, chỉ là một tên giặc cỏ, không đáng nhắc đến."
Hoàng hậu nghe nói là Thọ Xuân thì yên tâm, cười nói: “Thọ Xuân là nơi tốt, nhưng bốn bề không chỗ dựa, chỉ giàu có chứ không phải là nơi tụ binh làm loạn. Bành Chân này đúng là bị ma xui quỷ khiến. Thần thiếp trước chúc bệ hạ xuất quân đại thắng, thuận buồm xuôi gió."
Hoàng đế cười đáp: “Trẫm định cuối tháng này sẽ dẫn binh đến Thọ Xuân, coi như luyện tay trước cuộc chiến tấn công Thục." Rồi ông nhác thấy Thiếu Thương ngồi bên Hoàng hậu chớp mắt đảo tròng, nghiêm mặt nói: “Có gì thì nói đi."
Thiếu Thương nhanh nhảu thưa: “Bệ hạ sắp dẫn binh đến Thọ Xuân, dám hỏi có phải gia phụ cũng đi theo không ạ."
“Đúng thế. Xem ra không ít người đều đoán được chuyện này." Hoàng đế mỉm cười.
Thiếu Thương thở dài: “Hèn gì, phụ thân luyện binh suốt một mùa hè, tới khi về chỉ có răng và nửa con mắt là trắng. Ừm, mùa hè luyện quân, mùa thu chuẩn bị, đầu đông chinh phạt… Bệ hạ đừng trừng thiếp nữa, không phải thiếp không hỏi là không quan tâm Lăng đại nhân, do vừa rồi bệ hạ nói ‘luyện tay’ – với lão tướng nơi sa trường, e rằng ra chiến trường còn cảm thấy thân thiết hơn lúc về nhà, dễ bề tập luyện. Hầy, xem ra bệ hạ cũng muốn gọi Lăng đại nhân đi Thọ Xuân."
Hoàng đế cười trợn mắt nhìn nàng: “Coi như ngươi cơ trí, nhưng Tử Thịnh cũng ra sa trường quen rồi… Ngươi thở dài cái gì!"
Thiếu Thương thở dài thưa: “Bệ hạ có thể đừng gọi Lăng đại nhân đi được không, vết thương trên cánh tay lần trước của chàng chỉ vừa mới khỏi. Vả lại, đao gươm không tròng, ngộ nhỡ bị thương thì làm sao."
Hoàng đế trợn mắt: “Nam nhi xông xáo chiến trường, đây là cơ hội tốt để kiến công lập nghiệp, ngươi thì biết cái gì! Hừ, thôi, ngươi biết thương Tử Thịnh cũng coi như có tiến bộ…"
Thiếu Thương mắng to trong bụng, mới quan tâm Lăng Bất Nghi mà đã là có tiến bộ, nếu có ngày nàng phục vụ Lăng Bất Nghi thoải mái sung sướng thì há không phải vào luôn các công thần à.
“… Nhưng ngươi yên tâm, lần này trẫm sai Thôi Hựu đi cùng, nói không chừng Tử Thịnh sẽ không cần đến ngựa. Quan trọng hơn, nếu nó đi thì trẫm cũng dễ bề ban thêm thực ấp cho nó." Khi nói nửa câu sau, Hoàng đế thấp giọng.
Hoàng hậu biết phu quân tính toán gì, che tay áo mỉm cười.
Thiếu Thương dập đầu tạ ơn, lại lắp bắp nói: “Bệ hạ đã hao tâm tổn trí vì Lăng đại nhân đến vậy, thiếp muôn phần cảm kích. Nhưng thiếp sẽ không xa hoa lãng phí, sẽ liệu cơm gắp mắm." Nàng cảm thấy nhiều tiền tới đâu cũng không quan trọng bằng mạng người, muốn kiếm tiền thì thiếu gì cách, sao phải cứ liều mạng.
Hoàng đế mắng: “Liên quan gì đến chuyện tiền bạc? Ngươi đúng là nông cạn…" Ông đang định mắng Thiếu Thương không hiểu được tầm quan trọng trong đó, nhưng bỗng một suy nghĩ xẹt ngang qua, nổi hứng trêu, “Thiếu Thương này, trẫm hỏi ngươi, nếu phải chọn một người giữa cha ngươi và Tử Thịnh đi Thọ Xuân, ngươi chọn ai?"
Thiếu Thương trợn mắt. Chẳng mấy khi nàng biểu hiện sự quan tâm đến Lăng Bất Nghi, kết quả lại dẫn đến câu hỏi mẹ và vợ cùng rơi xuống nước thì chọn ai trước. Hoàng đế lão bá à, bụng dạ ngài đen tối y hệt mực của con mực!
Nàng ngẫm nghĩ, ra vẻ rầu rĩ đáp: “Bẩm bệ hạ, hay để gia phụ và Lăng đại nhân ở lại đô thành, còn cho thiếp đến Thọ Xuân đi."
Hoàng đế nghe thế thì bật cười sang sảng, Hoàng hậu và Lăng Bất Nghi nhìn nhau mỉm cười.
Trong tiếng cười vang của Hoàng đế, thần công cùng vợ chồng Thái tử, vợ chồng Nhị hoàng tử và hai vị hoàng tử Tam Tứ được mời đến bữa tiệc đã lần lượt đi vào. Bình thường trong những trường hợp như thế này thường Việt Phi sẽ theo hầu cạnh Hoàng đế, nhưng hôm nay đã có Hoàng hậu, mà yến tiệc này lại không phải ‘dịp cần thiết’ nên đương nhiên bà sẽ không tới.
Khi quần thần và chư vị hoàng tử hành lễ với đế hậu, Thiếu Thương rất ngoan ngoãn chạy đến cạnh Lăng Bất Nghi ngồi yên, trân trân nhìn các đại thần giữa sân, thỉnh giáo Lăng Bất Nghi giới thiệu. Nhưng Lăng Bất Nghi lại từ chối ngay tắp lự.
“Lúc nãy em còn bị bệ hạ quở mắng vì chàng, vậy mà chàng lại trở mặt, đồ vô lương tâm!" Thiếu Thương đau lòng ôm đầu.
Lăng Bất Nghi đáp rất dứt khoát: “Không hề."
Thiếu Thương tức tối đấm nhẹ.
Lăng Bất Nghi nói: “Em muốn nhờ vả ta mà dữ dằn thế hả, có ai nhờ vả như vậy không?"
“Chàng còn nhiều lời nữa thì có tin em tới đứng cạnh Sầm An Tri không. Kiểu gì ông ta cũng sẽ đáp hết!" Thiếu Thương cũng đâu phải người ăn chay.
Lăng Bất Nghi nắm lấy bàn tay bé nhỏ của nàng, uy hiếp ngược: “Nếu em dám đứng thì ta cũng đứng."
Bản thân có thể đứng bên cạnh Sầm An Tri giả như hầu hạ, nhưng nếu Lăng Bất Nghi cũng tới đứng, vậy không phải sẽ tệ hơn ư? Thiếu Thương trợn to hai mắt, đoạn ấm ức lí nhí: “Chàng luôn nói là sẽ đối xử tốt với em, nhưng người bắt nạt em vẫn luôn là chàng. Em ở trong cung không quen ai, chỉ biết dựa dẫm vào chàng. Hai hôm nay cơ thể nương nương không khỏe nên em không có thời gian để ý đến chàng, nhưng thật ra trong lòng em rất nhớ chàng, chàng không được giận em…"
Gì mà không quen ai, Hoàng hậu tốt với nàng đến mức không thể tốt hơn được nữa, người ở Trường Thu cung cũng xem nàng là nơi hỗ trợ tinh thần kia kìa. Nên… Nhìn đi, thực ra cúi người nào phải việc khó, dịu dàng làm thỏa lòng chàng lại càng dễ như bỡn. Đấy gọi là người tài ba không gì không thể, bây giờ Thiếu Thương rất tự tin với khả năng học tập của mình.
Quả nhiên Lăng Bất Nghi đã mềm lòng, nhỏ nhẹ nói: “Em không phải là cung nữ thái y, chăm sóc nương nương cũng nên có chừng mực, lỡ đâu mệt mỏi cả ngày lẫn đêm thì sao."
Thiếu Thương nói: “Nếu chàng bị bệnh thì em cũng sẽ trông nom chăm sóc chàng cả ngày lẫn đêm, không xá mệt mỏi."
Đã vuốt được lông lừa, thế giới lại ấm êm, Lăng Bất Nghi không còn khó tính nữa. Chàng nắm tay Thiếu Thương dưới bàn ăn, chỉ vào hơn hai mươi vị đại thần có mặt để giới thiệu.
Ngoại trừ Ngu Hầu, Thôi Hầu và Ngô đại tướng quân đã biết từ trước ra, cuối cùng Thiếu Thương đã gặp được ba người huynh trưởng của Việt Phi, Đại Việt Hầu, Trung Việt Hầu và Tiểu Việt Hầu. Hai người trước có dáng dấp rất giống Việt Phi, mi dài mắt phượng dung mạo cởi mở, chỉ Tiểu Việt Hầu – cũng là quân cữu tương lai của Ngũ công chúa – là có ngũ quan hơi sắc sảo nữ tính.
Đáng lí Thôi Hầu định đến chỗ Lăng Bất Nghi và Thiếu Thương, nhưng lại bị Ngô đại tướng quân kéo tới chỗ Hoàng đế, không biết muốn bẩm tấu chuyện gì, ba anh em Việt gia ngồi nói chuyện cùng hai hoàng tử cháu ngoại nhà mình.
Điều khá bất ngờ là hôm nay Lâu Thái bộc cũng có mặt. Ông trông thấy Thiếu Thương, mỉm cười với nàng từ đằng xa rồi đi đến chỗ ngồi của Thái tử, dọc đường đi có vẻ ông còn định gọi Ngu Hầu đi cùng, song bị người ta khéo léo từ chối rồi kéo Đại Việt Hầu ở chỗ hai vị hoàng tử Tam Tứ đến ngồi cạnh mình.
“… Lâu Thái bộc từng là thầy dạy vỡ lòng của Thái tử điện hạ." Lăng Bất Nghi nhìn Lâu Thái bộc đang vui vẻ chuyện trò cùng Thái tử, sau đó lại nhìn sang bên kia nói: “Hai nhà Ngu Việt đã là thông gia nhiều đời, Ngu Hầu và Đại Việt Hầu là đồng môn thuở nhỏ."
Thiếu Thương bỗng thấy nặng nề.
Tục ngữ có câu “cha con cùng ra trận, anh em cùng đánh hổ", tiền của để các kiêu hùng buổi loạn thế lập nghiệp thường đến từ thôn xóm làng mạc, Hoàng đế lão bá cũng không phải ngoại lệ. Ông sinh ra ở quận Cảnh Thăng trong Ti Châu, thế nên bây giờ chư thần trên triều có thể chia ra làm hai: quê quán ở quận Cảnh Thăng và quê quán không phải quận Cảnh Thăng.
Rồi vì nguyên quán của Hoàng đế là huyện Phong trong quận Cảnh Thăng, nguyên quán của Việt Phi ở huyện Nhiêu bên cạnh, ngày trước khi dấy binh, hai huyện này đã chi sức của sức người nhiều nhất, cũng phò tá lâu nhất, nên người ở hai huyện này được gọi là ‘công thần Phong Nhiêu’.
Thiếu Thương tự lý giải:
Bốn người Ngu – Việt – Ngô – Thôi là công thần Phong Nhiêu, những ai như phụ thân Doãn Trị của Doãn Hủ Nga thì không phải là công thần Phong Nhiêu, mà là chư thần Cảnh Thăng; còn những nhà như Lâu – Vạn – Trình, dẫu phò tá sớm muộn khác nhau, có cống hiến lớn nhỏ bất đồng, có thế lực mạnh yếu khác biệt nhưng đều không thuộc hai nhóm bên trên.
Còn như phụ thân Viên Thận từng giúp đỡ Hoàng đế vào lúc nguy nan, gọi là có công lao lớn, khắc sâu đế tâm, song giọng quê khó bỏ, lệ làng khó sửa, chư thần Cảnh Thăng vẫn cảm thấy đồng hương gần gũi hơn.
“… Vậy không phải triều đình là do bọn họ định đoạt ư?" Thiếu Thương kinh hãi.
Lăng Bất Nghi mỉm cười: “Không hẳn, bệ hạ cố ý cân bằng thế lực, chưa chắc chỉ có người xuất thân từ nguyên quán của bệ hạ mới được chức vị cao."
Thiếu Thương vỡ lẽ, các thần tử sẵn sàng đoàn kết liên minh, nhưng không hẳn Hoàng đế đã thấy vui.
Đương nhiên nếu muốn phân biệt kỹ hơn sẽ có: cùng là đến từ hai huyện Phong Nhiêu, có người xuất thân từ vọng tộc thế gian như Ngu Hầu và anh em Việt thị, cũng có người xuất thân bần hàn như Ngô đại tướng quân, hay thậm chí là xuất thân từ lái buôn như Thôi Hầu.
Rồi cùng là phò tá sau, có gia tộc to lớn tự cáng đáng một phương như hai nhà Viên Lâu, cũng có người là nhà giàu địa phương như nhà họ Vạn, và cũng có người xuất thân nông dân như cha của Thiếu Thương.
Thiếu Thương nghiêng đầu quan sát Lăng Bất Nghi.
Mẫu tộc Hoắc thị của chàng là cốt cán trong nhóm công thần, tiếc nỗi đã bị diệt vong hoàn toàn. Dù phụ tộc của chàng là người ngoài chuyển đến huyện Phong, nhưng phò tá bệ hạ từ những ngày rất sớm, coi như là nửa người mình, đáng tiếc không được lòng Hoàng đế nên không được tham dự yến tiệc hôm nay.
Chẳng trách Ngu Hầu muốn có Lăng Bất Nghi làm rể – Thiếu Thương lẩm bẩm.
Trong số hơn hai mươi quan đại thần có hành tung khác nhau ở đây, có một lão bá mặc nho bào tóc muối tiêu rất nổi bật, dù thoạt nhìn tuổi tác không còn nhỏ, song thân hình cao thẳng, đường nét rõ ràng, dễ dàng nhận thấy vẻ tuấn tú bất phàm thuở trẻ, có sự cao quý tự nhiên trong cách cư xử. Bàn về vẻ thanh nhã và khoan thai thì không ai trong điện có thể sánh bằng.
“Chắc chắn vị đại nhân đó có lai lịch không bình thường, chàng nhìn phong thái của ông ấy đi…" Thiếu Thương nói nhỏ.
Cũng chỉ có khí chất đế vương trên người Hoàng đế lão báo mới sánh được, nhưng khí thế của Hoàng lão bá được mài giũa từ chiến tranh đi ra, còn phong thái của lão bá đây có vẻ là do trời sinh.
Lăng Bất Nghi nói: “Tinh mắt lắm. Người này là gia chủ Lương thị ở Hà Đông, tên Lương Vô Kỵ. Nay là Châu mục của một châu, gần đây đến đô thành phục mệnh bệ hạ."
Thiếu Thương nghĩ ngợi, lại thắc mắc hỏi: “Hà Đông? Lâu gia không phải là thế tộc Hà Đông à, em nghe Tam thẩm nói Lâu gia là gia tộc giàu có bậc nhất Hà Đông mà."
Lăng Bất Nghi cười giễu: “Lâu gia là gia tộc lớn nhất Bành Thành ở Hà Đông, nhưng Lương Thị đứng đầu cả Hà Đông. Nếu ở tiền triều, Lương gia bọn họ có thể được xếp trong năm gia tộc hàng đầu thiên hạ."
Chàng không nói nữa, nhưng Thiếu Thương đã hiểu rõ ý chàng. Từ khi thay đổi triều đại, các thế gia bắt đầu được sắp xếp lại, nếu Lương gia muốn tiếp tục hiên ngang thì phải tốn rất nhiều tâm tư.
Khi hai người xì xà xì xầm thì Lương lão bá như vô tình cố ý nhìn sang bên này. Thiếu Thương chần chừ, Lăng Bất Nghi đã rất hào sảng cao giọng: “Dám hỏi Lương Châu mục là Tử Thịnh có gì không ổn?"
Lương Vô Kỵ lắc đầu cười: “Lão phu chỉ nhìn thôi, Thập Nhất lang chớ trách. Chỉ là lão phu đang nghĩ, nếu con cháu trong nhà bì được nửa Tử Thịnh thì lão phụ sẵn lòng rút ra hai mươi năm tuổi thọ."
Một vị đại nhân ở bên cạnh nghe thế, lập tức cười nói: “Lão Lương à lão Lương, ông đã gần năm mươi tuổi rồi đấy, giảm hai mươi năm tuổi thọ thì nhà ông nên chuẩn bị quan tài đi!"
Lương Vô Kỵ lắc đầu: “Ta già rồi, chỉ cần con cháu trong tộc thành tài, dẫu chết cũng không ngại."
Lăng Bất Nghi mỉm cười, khuyên nhủ: “Lương Châu mục khen nhầm rồi. Ngài đang ở tuổi đỉnh cao sao lại nói ra những lời này."
Lương Vô Kỵ khoát tay lắc đầu.
Lúc này thấy người đã đến đông đủ, Hoàng đế bèn hạ lệnh nhập tiệc, lập tức yến tiệc linh đình, rộn rã tiếng nói cười. Rượu quá tam tuần, Hoàng đế chính thức tuyên bố với mọi người, ngày cưới của con nuôi Lăng Bất Nghi và Thiếu Thương ấn định vào tháng Ba năm sau, thế là chúng thần liên tục chắp tay chúc mừng Lăng Bất Nghi.
Ngô đại tướng quân đỉnh đạc nói to: “Vì sao phải đến tháng Ba năm sau? Tử Thịnh tuổi không còn nhỏ, thành thân ngay trong năm nay luôn đi, mau chóng kết hôn sinh con đẻ cái."
Thiếu Thương: ĐMM.
Việt Hoa Hầu thúc khuỷu tay vào ông, cười nói: “Đây là bệ hạ dụng tâm lương khổ còn gì. Nay đang trời buốt đất đông, nếu thành thân nào có gì vui, đương nhiên phải đợi tới đầu xuân rồi!"
Thôi Hựu hí hửng nói: “Hay lắm, rất hay…"
“… Các khanh thật là." Hoàng đế chỉ vào phía Ngu Hầu, cười to, “Khi chuẩn bị quà mừng hôn lễ thì nên nghĩ tới Hoắc Xung huynh trưởng, tự cân nhắc xem nên chuẩn bị bao nhiêu!"
Trung Việt Hầu lại lên tiếng: “Bệ hạ, bệ hạ đang công khai yêu cầu hối lộ đấy!"
“Trẫm yêu cầu đấy, khanh định thế nào hả?" Hoàng đế giả vờ vô lại, các đại thần cười to vui vẻ.
Thôi Hựu tiếp tục hí hửng nói: “Đúng thế, đúng thế…"
“Đúng cái đầu lão!" Bàn tay gấu của Ngô đại tướng quân vỗ bôm bốp vào vai Thôi Hựu, “Nếu lão hết tiền mua quà thì cứ tới mượn ta!"
Vừa dứt lời, bên cạnh lập tức có người cười to: “Lão Ngô thật không phúc hậu, ông mượn tiền Thôi A Viên đã trả chưa hả? Năm xưa ông thích nợ, nay đã là đại tướng quân rồi mà còn tệ hơn nữa."
Trung Việt Hầu góp lời: “Ta nói này bình lư họ Ngô kia, tiền ông nợ hồi đó đã trả hết chưa?"
“Cút cút cút! Có chuyện của các người hả!" Ngô đại tướng quân vung tay như đuổi rồi, “Sau này ta sẽ kết thông gia với A Viên, hai nhà thân thiết không phân bì!"
“Con gái ông còn lớn tuổi hơn hai đứa con trai A Viên gộp lại đấy, ông tha cho A Viên đi!"
Mọi người cười phá lên, thậm chí còn có người cười phì cả rượu.
Thôi Hựu cười ha hả: “Lão Ngô ông không cần bỏ tiền làm gì, chi bằng lấy thanh bảo kiếm chém sắt như chém bùn của ông làm quà tặng, thế nào?"
“Được lắm Thôi lái buôn, ông đã nhăm nhe thanh bảo kiếm của ta bao lâu rồi hả? Chờ đấy!" Ngô đại tướng quân trợn đôi mắt to như chuông bò, giả vờ muốn đánh.
Thôi Hựu nói ngay: “Ông chỉ dùng đao, dùng kiếm không thuận tay, chi bằng cho Tử Thịnh đi!"
Ngô đại tướng quân liếc nhìn Hoàng đế, ra vẻ đau tim: “Ôi, từ xưa tới nay bảo kiếm tặng anh hùng, vì bệ hạ, thần đành nén đau bỏ ra thứ yêu quý!"
Đại Việt Hầu đứng dậy, cung kính bẩm: “Dẫu bệ hạ không căn dặn thì chúng thần cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ. Không nói tới tình cảm hai nhà Hoắc Việt, chỉ bàn về phẩm chất của Hoắc Xung huynh trưởng, ở thôn xóm có ai không ngưỡng mộ, có ai không ngợi ca!"
Hoàng đế cao hứng cười to.
Người trong điện mỉm cười nhìn vở kịch hay của nội bộ nhóm Phong Nhiêu, nhưng Thiếu Thương lại để ý Thái tử và Nhị hoàng tử phi cúi đầu im lặng, Nhị hoàng tử và Thái tử phi có vẻ không vui. Nàng hí hửng, tự nhủ sao bốn người không đổi chỗ cho nhau đi, đúng là phu thê bất xứng đôi, hoa nhài cắm phân trâu.
“Thái tử phi, vợ lão Nhị." Hoàng đế lên tiếng, “Hoàng hậu đang không khỏe, nếu hôn sự của Tử Thịnh cần phụ giúp gì thì các ngươi phải hết lòng đấy!"
Thái tử phi và Nhị hoàng tử phi gập người cúi lạy, luôn miệng dạ vâng.
Lúc này, một người ngồi bên cạnh Tiểu Việt Hầu cười nói: “Bệ hạ đồng ý hôn sự này thật ạ? Thần còn tưởng bệ hạ phải xem thêm."
Hoàng đế nói: “Chậc, chỉ cần tính cách tân nương ổn thỏa thì còn lại đều có thể dạy. Hơn nữa, bản thân Tử Thịnh thích mới là quan trọng."
Bỗng Tiểu Việt Hầu lên tiếng: “Bệ hạ anh minh. Chuyện nam nữ còn gì quan trọng hơn bản thân mình ưng ý." Những người bên cạnh ông ta vội đáp ‘đúng thế đúng thế’, ‘cưới vợ mình không thích còn nghĩa lý gì’, vân vân.
Hoàng đế đã có phần ngà say, bật cười ha hả mà không để ý điều gì, nhưng sắc mặt Hoàng hậu lại trắng bệch.
Hoàng hậu thấp giọng thưa: “Bệ hạ, thần thiếp không uống được rượu, lời cần nói cũng đã nói rồi, thần thiếp phải về Trường Thu cung thôi, nếu không bệ hạ và các vị đại nhân đây cũng không tận hứng."
Hoàng đế đồng ý.
Hoàng hậu đã rời đi, dĩ nhiên Thái tử phi và Nhị hoàng tử phi cũng cáo lui cùng. Nhị hoàng tử phi vẫn bình thường không có gì lạ, nhưng Thái tử phi cứ lưu luyến, lúc nãy nàng ta còn ép Thái tử đáp lời của các vị trọng thần, bây giờ phải rời đi.
Thiếu Thương cũng định đi theo nhưng Hoàng đế đã nói: “Thiếu Thương ở lại đi, kính rượu cho các vị thúc bá, ngày trước bọn họ xưng huynh gọi đệ với cữu phụ của Tử Thịnh đấy."
Trước khi rời đi, Thái tử phi còn nhìn Thiếu Thương bằng ánh mắt đố kỵ oán giận.
Lăng Bất Nghi đứng dậy đi tới chỗ Thiếu Thương, một tay xách hũ rượu, một tay cầm gầu rượu, liên tục múc rượu vào bình đồng mạ vàng trong tay Thiếu Thương. Thiếu Thương không biết trật lương tuổi tác của các vị đại nhân ở đây như thế nào, chỉ biết đi tới trước mặt Thôi Hựu quen thuộc mà không suy nghĩ, khiến mọi người bật cười.
Hoàng đế thở dài: “Tiểu nữ nương này, có khi thông minh có khi lại ngu ngốc, không biết vợ chồng Trình Hiệu úy có bị nó làm tức chết không, trẫm cũng không làm gì được nàng."
Chư thần trong điện rất khôn khéo, khi nghe thấy lời khiển trách có vẻ thân thiện của hoàng đế, họ lập tức nhìn cô gái nhỏ nhắn và mỏng manh bên cạnh Lăng Bất Nghi, mỗi người đều có suy tính riêng.
Dựa theo thứ tự tuổi tác, Thiếu Thương sẽ kính rượu cho Ngô đại tướng quân trước rồi hành lễ vãn bối, khi đến lượt Đại Việt Hầu, Đại Việt Hầu bỏ qua nàng mà bình tĩnh nhìn Lăng Bất Nghi rất lâu, cuối cùng uống cạn cốc rượu, thở dài nói: “Trình tiểu nương tử, ngươi có biết cữu phụ của Tử Thịnh là người như thế nào không?"
Thiếu Thương nghĩ ngợi, nhỏ giọng nói: “Thiếp từng nghe Việt nương nương nói, năm ấy bệ hạ là đệ nhất mỹ nam huyện Phong, còn Hoắc Xung tướng quân xưng đệ nhị." Nàng đánh mắt nhìn Lăng Bất Nghi cao ráo tuấn tú sáng sủa, thầm cảm thấy cái danh xưng này cũng phù hợp đấy chứ.
Đại Việt Hầu bất thình lình bị sặc, cười ho khan: “Con bé này… Khụ khụ, được rồi. Trình tiểu nương tử, ngươi gặp mẫu thân của Tử Thịnh rồi đúng không, thực ra huynh muội bọn họ rất giống nhau. Phong thái của Hoắc Xung huynh trưởng năm đó thật không ai bắt kịp."
Thiếu Thương gật gù, lại do dự phát biểu: “Vậy tức là, bệ hạ không phải đệ nhất mỹ nam huyện Phong?"
Đại Việt Hầu lại sặc lần nữa, Ngu Hầu đi tới nghiêm mặt: “Ngươi đấy… Ta gặp ngươi ở chỗ bệ hạ, hết năm lần thì có bốn lần bệ hạ đang mắng ngươi. Nay ta mới biết ngươi chỉ toàn nói lung tung. Còn không mời rượu cho ta?"
Thiếu Thương vội vàng rót rượu.
Đợi khi kính rượu xong một vòng thì Thiếu Thương cũng phải cáo lui, trước khi rời đi, nàng bỗng thấp giọng hỏi: “Vì sao năm ấy bệ hạ không đưa chàng đến chỗ Việt nương nương nuôi dưỡng? Theo giao tình hai nhà Hoắc Việt, như vậy sẽ hợp lý hơn chứ."
Mắt Lăng Bất Nghi sâu như biển, miệng cười tủm tỉm: “Em quên rồi hả. Gia mẫu và Việt nương nương từng có thù."
“Chỉ vì chuyện này?" Thiếu Thương rất nghi ngờ, “Việt nương nương cũng không phải người giận cá chém thớt, huống hồ bà ấy xem cữu phụ cữu mẫu chàng như anh chị em, kính nể đến một trăm hai mươi nghìn phần."
“Bằng không thì có thể vì lý do gì." Lăng Bất Nghi cụp làn mi dài, “Đều là tâm nguyện của bệ hạ."
Tác giả :
Quan Tâm Tắc Loạn