Tình Chị Duyên Em
Chương 9
Khi tôi còn chưa kịp nói gì ông Lý đã ném hình nộm xuống đất rồi nhìn về phía tôi đanh giọng nói:
– Dung! Con giải thích đi. Tại sao lại thế này? Bấy lâu nay thầy luôn bênh con, tin con dù cho bu nói con ghim kim vào cổ áo bu, thầy vẫn một mực khăng khăng cho rằng con vô tội. Bu Bích làm gì con mà con lại làm bùa yểm?
Tôi nghe xong liền bình thản đáp lại:
– Bẩm thầy, cho con nói một lời, bu Bích quanh năm ốm yếu, bệnh tật. Bu ấy bệnh tật từ lúc con còn chưa đến, mà giờ con mới đến đây còn chưa nổi ba tháng, thầy xem nếu con làm bùa yểm thì nghe có hợp lý không thầy? Giả dụ ba tháng này bu Bích mới đổ bệnh thầy đổ cho con thì trăm cái miệng con cũng không dám cãi, đằng này bu bệnh ròng rã hai ba năm nay rồi mà thầy? Hai ba năm trước con còn chẳng biết đến thầy nữa là bu Bích.
Tôi nói đến đâu, quét nhìn mọi người một lượt đến đấy. Bất chợt tôi thấy ánh mắt bà hai hơi thảng thốt, cái Yến thì khẽ lùi lại, còn bà cả thì nhìn tôi kinh ngạc. Có tiếng thằng Sửu nói với con Mít:
– Mợ Dung nhà cô thật chẳng giống nữ nhi nhà người ta gì cả.
– Mợ ấy có làm đâu mà phải nhận.
– Nhưng ít nhất thì người ta cũng phải từ từ rồi nhờ người nọ người kia giúp, thế mà mợ ấy mồm miệng nói năng kinh thật.
Nhờ ai giúp? Ở cái nhà này không tự cứu mình thì chỉ có chết thôi. Ông Lý nghe tôi nói thì hỏi lại:
– Vậy rốt cuộc là do ai? Là do ai yểm bùa hại bà ba? Và vì sao cái hình nộm này ở trong buồng con?
Tôi nhặt hình nộm lên nhìn một lượt. Bà hai đang im lặng liền nói:
– Bẩm ông, lời con bé Dung nói không sai. Chưa nói đến việc nó mới về, nó còn nhỏ làm sao có lý do gì để yểm bùa em Bích được? Tôi e việc này có ẩn tình bên trong.
Bà cả thấy bà hai nói nhếch mép đáp:
– Ẩn tình gì? Có gì nói thẳng ra, úp úp mở mở để làm gì.
– Cái này thì phải từ từ chứ em cũng không rõ. Cũng mong điều tra để khỏi vu oan cho người tốt.
Ông thầy bói thấy tôi cầm trên tay hình nộm liền giật lại xong đó cất tiếng:
– Đây là một loại bùa phép nổi tiếng ở làng Hồ, bùa được đặt ở trên dinh bà cả thì khả năng chỉ có người trong dinh làm ra.
– Làng Hồ? – Bà hai hỏi lại – Chẳng phải chị Trinh cũng xuất thân từ làng Hồ sao?
Bà hai nói đến đâu cúi xuống nhặt hộp gỗ dưới đất đưa cho ông Lý đến đấy, bất chợt cái Yến khẽ reo lên:
– Hộp gỗ này có bút tích của bà cả ở dưới kìa.
Ông Lý cầm lại hộp gỗ, rồi nhìn bà cả chằm chằm nói:
– Đây chẳng phải là cái hộp gỗ trước kia tôi tặng lược cho bà sao?
– Đây đúng là hộp gỗ ông tặng tôi. Nhưng khi ông rước con Bích về tôi đã ném đi.
– Bà! Bà nói ném là ném sao?
– Ông cũng nghi cho tôi?
– Bùa này xuất phát từ làng Hồ, lại nằm trên dinh của bà, hộp gỗ cũng của bà. Rốt cuộc, mọi chuyện là thế nào? Nhà này còn ai ghét Bích hơn bà?
– Phải, tôi ghét con Bích, phải, hộp gỗ của tôi, phải, tôi xuất thân từ làng Hồ, tang chứng vật chứng đều rõ ràng chỉ ra tôi là thủ mưu. Giờ tôi nói gì cũng vô ích đúng chứ?
– Bà có biết làm bùa yểm hại người khác là đại tội không? Tại sao bà có thể làm ra cái trò độc ác này được. Tôi sai khi rước Bích về, nhưng dẫu sao cũng là một mạng người, bà coi thường rẻ rúng vậy sao? Vì chút ích kỷ nhỏ nhen mà bà không màng tác hại khôn lường đi làm bùa yểm? Trên dưới nhìn bà thế nào? Những chuyện khác tôi làm ngơ được, còn chuyện tày đình này thì không thể nào.
Bà cả bất chợt quay sang phía bà hai rồi cười lớn:
– Hoàn hảo thật! Kế hoạch mà tỉ mỉ, chi tiết đến vậy. Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.
Bà hai nghe bà cả nói co rúm người lại run rẩy đáp:
– Chị nói gì em không hiểu.
– Không hiểu? Tôi tưởng cô phải hiểu rõ hơn tôi chứ. Còn ông! Tôi giờ có mười cái miệng cũng không biện minh nổi. Chỉ trách không cẩn thận mà bị rắn độc cắn. Tang chứng vật chứng đều hướng về tôi, ông muốn phạt cứ phạt. Phạt mà răn đe cho mọi người trong nhà.
Ông Lý hai mắt long sòng sọc quát lớn:
– Đến giờ phút này mà bà vẫn không chịu nhận sai, vẫn vênh váo cái mặt lên. Bà nên nhớ dù bà là con quan nhưng cũng là vợ của lão Lý này. Tôi nuông chiều bà quá rồi bà muốn làm gì thì làm, bà bắt đầu đổ đốn, độc ác, không coi ai ra cái gì. Đúng là không còn thể thống gì nữa. Làm theo gia pháp, phạt bà cả hai mươi trượng, nhốt vào nhà đựng củi một tuần, chỉ cho ăn cơm trắng, nếu còn tái phạm lần hai hình phạt tăng lên, đến lần ba tống cổ ra khỏi nhà. Tất cả gia nô người làm trên dinh bà cả, từ trên xuống dưới kể cả cậu mợ cả cũng bắt buộc bị phạt. Phạt nhịn cơm một ngày, không phát tiền một tuần.
Tôi không dám tin nổi, ông Lý bình thường rất thương bà cả mà nỡ phạt hai mươi trượng, đã vậy còn phạt luôn cả tôi với cậu Bảo và đám gia nô kia. Thú thực, đến tôi khoẻ mạnh thế này mười mấy cái roi mây đã ngất nói gì đến bà cả tiểu thư con quan bị đánh bằng thanh gỗ thì sao chịu được đây? Dù bình thường bà khắc nghiệt với tôi nhưng lúc này tôi thực sự không nỡ để bà chịu phạt. Tôi cứ cảm thấy mọi chuyện có gì đó sai sai, nhất là cái thái độ của bà hai ban nãy. Tôi nghĩ lại cây kim lần trước, nếu bà cả cố tình để kim vào đó, sao không ngay từ đầu đánh tôi đi. Với tính cách của bà cả sẽ không chờ đến hôm sau. Con Mít thấy bà cả bị phạt gào lên khóc nức nở. Nó ngốc, nhưng bà cả chưa từng coi khinh nó, đối xử với nó rất tốt. Bà dạy nó học, việc cũng không bắt nó làm nhiều, tự dưng thấy con Mít khóc tôi lại cảm giác bà cả không hề xấu xa như tôi vẫn nghĩ. Cậu Bảo nãy giờ im lặng bất chợt lên tiếng:
– Thầy, trước nay bu sống ngay thẳng, bu sẽ không làm ra chuyện này đâu.
– Không làm ra chuyện này? Bu mày đánh con Dung nhừ tử cả tháng không dậy nổi, đến giây phút này thầy e hai cái kim trên cổ áo bu mày cũng là do bu mày tạo dựng. Gian nhà này trừ mấy đứa trẻ con với người làm trung thành của bu mày thì ai được phép lên? Không bu mày làm chẳng lẽ con Dung mới về được ba tháng nó làm?
Tôi nghe vậy liền vội nói:
– Thầy, thầy cho con nói cái này được không ạ? Nếu có gì không đúng mong thầy đừng phạt con.
– Được, con cũng là phận dâu con trong nhà con nói đi.
– Cả nhà này ai cũng biết bu ác thế nào, như vụ cây kim chưa vội điều tra đã đánh con thừa sống thiếu chết. Còn chuyện bùa yểm, con cũng nghĩ là do bu, ai mà chẳng biết tính cách bu thế nào, bu có chối cũng không hết tội. Có điều hôm nay mùng một, không nên đánh xử đánh bu vào mùng một gây đen đủi nhỡ có hoạ. Con nghĩ thầy nên nhốt bu vào buồng củi trước, đợi đến mai mặt trời lặn sẽ xử. Với lại chuyện này là chuyện trong nhà, cũng không nên để đồn ra đồn vào mất mặt cả dòng họ nhà mình. Còn bu, con nhớ có đọc gia quy, làm bùa ngải phạt năm mươi trượng, thầy cứ thế mà đánh để răn trên răn dưới. Giờ thầy nhốt bu trước đi, để bu tự sám hối mai đánh chưa muộn thầy ạ. Giờ quan trọng là giải được bùa trước cho bu Bích hết bệnh.
Tôi nói xong tất cả mọi người đều nhìn tôi kinh ngạc. Bà cả nhìn tôi, gân trên trán giật liên hồi rít lên:
– Mày được lắm con ôn con. Mày ghim hận cũ rồi giờ thì đục nước béo cò. Ngay từ đầu tao đã nhận ra cái bản chất mưu mô của mày rồi.
Bà hai nghe vậy liền quỳ xuống nói:
– Bẩm ông, giờ quan trọng là giải bùa xong cho em Bích đã, giải xong rồi thì cũng thôi đừng truy tội chị Trinh. Dẫu sao chị ấy cũng là lần đầu…
Bà vừa nói thì đám gia nô nhà bà đã xì xào:
– Đấy, bà hai bị bà cả chèn ép suốt ngày những vẫn xin cho. Cơ mà chuyện này phạm phải gia quy, nếu tha thì còn ra thể thống gì.
Ông Lý khẽ thờ dài rồi quát lớn:
– Được rồi, giam bà cả xuống buồng củi mai đánh sau. Giờ mời thầy ở lại giải bùa cho gia đình tôi.
Ông thầy bói nghe vậy liền kêu người trải chiếu ra trước sân bà ba. Tất cả mọi người cùng đám gia nô đều phải ngồi quỳ lạy bên cạnh ông thầy bói, chỉ có mình cậu Bảo là nổi giận đùng đùng bỏ đi. Tôi nhân lúc đó liền xin phép ông Lý đi tìm cậu. Khi ra đến cây chanh ngoài cổng tôi vội viết một bức thư nhờ người gửi cho thằng Tý sau đó mới chạy một mạch ra ao. Đúng như tôi dự đoán cậu Bảo đứng ở ao thật, cậu cầm mấy viên đá ném mạnh xuống mặt nước yên ả. Tôi đi về phía cậu cất lời:
– Cậu Bảo!
Cậu nghe tiếng tôi thì quay mặt đi không đáp.
– Này, giận tôi à.
– …
– Giận tôi sao?
– …
– Thôi mà đừng giận tôi nữa, tôi có chuyện quan trọng muốn nói với cậu này.
– …
– Này, quay mặt sang đây đi mà.
Thế nhưng cậu chả thèm để ý tới tôi, cứ thế bỏ đi. Tôi bám lấy cậu còn bị cậu hất ra. Chẳng còn cách nào khác tôi đành nhảy lên bám vào cổ cậu rồi nói:
– Này, tôi nói cậu nghe cậu đừng bơ tôi vậy chứ.
Cậu nghe đến đây, liền quay phắt lại gằn giọng đáp:
– Nam nữ thụ thụ bất thân, cô là nữ nhi không có liêm sỉ nhất mà tôi từng gặp đấy.
– Tôi mà có liêm sỉ tôi đã không đòi làm lẽ của cậu.
– Cô thì giỏi rồi. Tìm tôi làm gì?
– Tôi biết cậu đang giận tôi vì ban nãy bơm kích bu cậu bị đánh năm mươi trượng. Nhưng nghe tôi nói này, tôi đang muốn điều tra chân tướng mọi chuyện.
– Điều tra chân tướng cái con khỉ!
Tôi thấy vậy liền đưa tay chạm vào miệng cậu ra dấu đừng nói nữa rồi từ tốn trả lời:
– Cậu Bảo ạ. Nghe tôi nói đã, trong chuyện này tôi thấy có rất nhiều điều mờ ám nên mới muốn kéo dài thời gian đến chiều mai. Là tôi đang muốn giúp bu chứ không phải muốn hại bu đâu, giờ nếu bị đánh hai mươi trượng bu cũng thịt nát xương tan chứ đùa à? Tôi không biết bu có làm hay không, nếu bu làm, bu phải chịu tội cái này cậu cũng không thể nguỵ biện được cho bu đúng không? Nhưng nếu bu bị oan, thì nhất định phải giải oan cho bu trước chiều mai. Nhưng tôi nghĩ khả năng bu bị oan rất cao. Bởi vì nếu bu muốn làm bùa yểm bà ba, bu sẽ tìm chỗ giấu kỹ chứ vẫn để trên dinh làm gì? Vả lại hộp gỗ tuy cũ, nhưng hình nộm lại khá mới, cảm giác như mới được làm gần đây thôi trong khi bà ba thì ốm yêu mấy năm nay rồi. Ban nãy tôi cầm hình nộm lên còn ngửi thấy mùi thuốc. Tôi vẫn chưa muốn nghi oan cho ai, nhưng giờ tôi với cậu phải về đã, hình nộm tôi đã bảo vú Bảy trông coi rồi. Tôi vừa đánh thư về cho thằng em tôi bên làng Liễu. Nó thông minh nhanh nhẹn, nó sẽ làm nhiệm vụ tìm hiểu về lão thầy bói kia. Còn tôi với cậu giờ về tìm xem ai nghi vấn nhất. Cậu có tay sai bên ngoài không?
Cậu Bảo chăm chú nghe tôi nói một tràng giang đại hải bất chợt khoé môi cong lên đại ý như cười sau đó đáp:
– Cô định làm thế nào?
– Làm thế nào thì phải từ từ dựa theo tình hình. Nếu cậu có tay sai bên ngoài thì hỗ trợ thằng Tý đi điều tra gã thầy bói kia giúp tôi.
Tôi còn ngỡ cậu Bảo từ chối, ai dè cậu trả lời gọn lỏn:
– Được!
Tôi nhìn cậu Bảo ấp úng nói:
– Nếu chuyện này đúng là do bu cậu làm…
– Tôi tin bu tôi trong sạch, và nếu như bu tôi làm tôi chấp nhận việc bu tôi phải chịu hình phạt thích đáng. Tôi không có tay sai bên ngoài nhưng tôi sẽ nhờ ông ngoại tôi cho lính đi theo thằng Tý. Cô muốn gì nữa không?
– Vậy cậu hỏi rõ xem bùa ngải của làng Hồ được làm thế nào. Có những cái gì, càng chi tiết càng tốt.
– Được. Vậy bây giờ chúng ta đi về đã. Mà tôi hỏi cô chuyện này, trong lòng cô nghi vấn ai nhất?
Tôi nhìn cậu Bảo, câu hỏi này làm tôi khựng lại, chính bản thân tôi cũng đang rối như tơ vò. Thú thực tôi cũng không biết cậu Bảo nghĩ gì, nhưng chuyện đến nước này không quan trọng nữa. Từ vụ cây kim đến vụ này có quá nhiều điểm nghi vấn, và nếu không làm rõ thì chính tôi cũng khó chịu vô cùng. Không phải tôi lo chuyện bao đồng, nhưng ở một ngôi nhà đầy âm mưu quỷ kế, nếu tôi không biết được ai tốt ai xấu bản thân sẽ bị rơi vào bẫy, nhất là lúc này… khi nghi vấn của tôi lại đang hướng về một người mà bấy lâu nay tôi luôn cho là tốt. Nếu giả sử sáng nay cái miệng không linh hoạt, có khi tôi đã bị nhừ tử từ lâu, người gây ra chuyện này quả là ác độc. Lúc về đến nhà, thầy bói đã giải bùa xong. Tôi vừa bước vào sân vừa nói oang oang:
– Tôi chả sai cái gì. Tôi nói sự thật, bu thế nào ai chả biết.
Cậu Bảo hiểu ý liền nghiến răng rít lên:
– Cô không có tư cách đụng đến bu tôi. Cút ngay cho khuất mắt.
– Sao tôi phải cút, chừng nào thầy đuổi tôi thì tôi đi.
– Được lắm!
Nói rồi cậu Bảo liền đùng đùng bỏ đi. Tôi không cản đi về phía mọi người ngồi. Hình nộm được ông thầy bói cho vào hộp gỗ đào hố chôn trước nhà còn giải ít nước lên. Sau khi gã thầy bói đi khuất, ông Lý đứng trên hiên quát mắng gia nô một hồi rồi cho giải tán. Cả chiều hôm ấy tôi không làm được việc gì, bị phạt không được ăn cơm nên người nào người nấy rệu rã hết. Cũng may không biết cậu Bảo kiếm đâu được ít xôi giò mang về chia cho mọi người một ít. Cái Mít không ăn, nó ngồi ở cột gỗ lim vừa khóc vừa nói:
– Ông ơi ông, bà là người tốt, sao ông lại nhốt bà? Ông thả bà ra đi, chuyện này không phải bà làm đâu.
Nó khóc nức khóc nở nhưng chẳng ai để ý. Tôi gọi nó vào còn bị nó đáp lại:
– Mợ ghét bà nên mợ cũng hùa với người ta vu oan cho bà. Mợ là cái đồ xấu xa tệ bạc.
Cha tiên sư cái con Mít, cứ ngỡ nó ngốc mà nó lại một mực trung thành với bà cả như vậy. Cái không khí trên dinh âm u như đám tang. Đến nửa đêm ấy, khi mọi người ngủ hết tôi định mò sang buồng cậu Bảo. Cả ngày hôm nay tất cả mọi người đều không ai ra ngoài. Tôi cũng không biết được rằng, rốt cuộc ai thực sự là kẻ chủ mưu. Không có một chút manh mối nào, thậm chí dinh của bà hai, bà ba đều im lìm. Thằng Tý cũng vẫn không có tin tức gì càng khiến tôi lo lắng. Chẳng lẽ bà cả thực sự là chủ mưu? Tôi bước chân đến buồng cậu Bảo thì dừng lại, ma xui quỷ khiến tôi liền chạy ra chỗ chôn hình nộm hôm qua đào lên rồi mới mang vào huồng cậu. Rõ ràng trên con hình nộm này có mùi thuốc. Tôi cầm con dao rạch một đường, một thứ bột tro mịn màu trắng rơi ra, đưa lên ngửi thử chính là mùi tro lá ích mẫu được tán ra. Cậu Bảo liền chạm xuống rồi đưa lên ngửi. Hoá ra mùi thuốc tôi ngửi thấy lại chính là này.
– Cậu Bảo. Đây không phải thứ bột làm bùa ngải của làng Hồ đúng không?
– Đúng vậy, bột làm bùa ngải của làng Hồ được làm từ bột ngọc trai. Cùng là thứ bột trắng nhưng bột ngọc trai lấp lánh, được hoà với một số loại bột xám của đá mà chỉ dân làng Hồ mới biết.
Lá ích mẫu này không hiếm, nếu nhìn qua cũng khó phân biệt được. Tự dưng tôi rùng mình liên tục, nhà này duy nhất chỉ có dưới chỗ bà hai mới có nhiều loại thuốc. Tôi đã từng thấy bà hai ngồi tán các loại thuốc làm tro để bôi lở loét. Bà cả người làng Hồ, muốn làm bùa hại không việc gì phải dùng thứ tro rẻ tiền kia. Vậy nên đến giây phút này tôi có thể đảm bảo, bà cả vô tội, với tất cả những gì mà tôi nghĩ, điểm nghi vẫn lớn nhất chính là bà hai. Bà hai biết về nhiều loại thuốc, ngay cả cách nói chuyện sáng nay cũng đủ thấy bà vội vàng muốn dồn bà cả vào đường cùng. Đêm ấy tôi không ngủ, lại nhớ đến một câu chuyện thầy tôi kể về giai thoại ngày xưa, tự dưng tôi lại như bừng tỉnh. Đôi khi dựa vào tích xưa biết đâu lại làm lên việc lớn liền vội chui xuống bếp tìm chanh. Đến sáng hôm sau, tôi nhận được tin của thằng Tý. Nó không gởi thư mà đến trực tiếp phủ nhà ông Lý. Ông Lý thấy nó thì vui vẻ nói:
– Hôm nay thằng Tý đến thăm chị Dung à?
– Dạ vâng, con đi qua vào thăm chị một lát. Thầy con có lời hỏi thăm sức khoẻ ông.
– Ừ được rồi, vào đi. Ông đi có việc một lát.
Thằng Tý thấy vậy gật đầu rồi đi vào buồng tôi. Vừa ngồi nó đã nói:
– Em tìm được tên thầy bói ấy rồi. Hắn ta có phải bói toán gì đâu, chỉ là tên ăn mày thôi. Lính của quan viên tra hỏi hắn sợ nên khai hết ra, nhà này có người thuê hắn đến nói nhăng nói quậy hòng đổ tội cho bu anh Bảo. Hôm qua hắn nhận tiền xong định trốn luôn, mà đi qua cổng làng đã bị giữ lại. Chắc hắn cũng không ngờ luôn.
– Có người thuê hắn? Là ai?
– Hắn bảo người đó bịt mặt, là nữ.
Bịt mặt? Hoá ra mọi sự nằm trong tính toán hết. Bà ba bệnh tật quanh năm không ra khỏi nhà, vậy bà ba không làm, bà cả không làm thì còn ai cơ chứ? Bịt mặt thì vẫn còn giọng nói, tôi liền giục thằng Tý đi về vẫn làm theo kế hoạch. Đến chiều hôm ấy bà cả được đưa ra khỏi buồng củi. Tóc tai bà rũ rượi, đôi mắt thâm quầng hốc hác nhưng vẫn rất điềm tĩnh. Ông Lý sai người đặt bà nằm xuống rồi nói lớn:
– Bà đã biết sai hay chưa?
– Sai? Tôi chẳng làm gì mà sai hết.
– Đến giờ phút này vẫn cứng miệng. Sửu đâu, đánh bà đủ năm mươi trượng cho ông.
Tôi nghe xong vội vàng chạy tới rồi nói:
– Bẩm thầy, thầy khoan đánh bu, con có chuyện cần nói.
Bà hai, bà ba, ông Lý đều nhìn tôi kinh ngạc. Hôm nay xử bà cả có khác, mọi người tập trung đông, bà ba cũng ra ngoài. Ông Lý hỏi lại:
– Có chuyện gì?
– Bẩm thầy, con… chuyện này… Con biết con là phận dâu, không được phép hận bu chồng, nhưng bị bu đánh mất lần con cũng uất ức. Con đã định thôi không nói ra chuyện này nhưng thầy ơi, nếu không nói ra con lại có lỗi với liệt tổ liệt tông.
Tôi vừa nói vừa đưa tay quệt nước mắt, mọi người xem chừng có vẻ sốt ruột. Tôi liền ngó ra cổng rồi mau chóng kể lại:
– Chả là đêm qua con ngủ con mơ thấy một bà cụ tóc dài lắm, mặc bộ quần áo tứ thân màu nâu tự xưng là bà nội cậu Bảo. Bà bảo con là bu bị oan, người làm bùa yểm không phải do bu.
Tôi nói xong, đám gia nô bắt đầu nhốn nháo, bà ba thì lùi lại bám tay lên vai ông Lý thỏ thẻ:
– Sao lại thế được? Tang chứng bằng chứng rõ ràng rồi mà.
Ông Lý cũng quát ầm lên:
– Dung! Từ ngày con về thầy dễ tính quá nên con được thể làm càn hả?
– Con xin thề với thầy là thật. Con chưa từng gặp bà, nhưng đêm qua con thấy rất rõ. Mắt bà tròn lại màu đen, trên sống mũi còn có một nốt ruồi.
Ông Lý nghe xong chợt khựng lại, tôi liền rút trong túi một sấp giấy trắng rồi nói tiếp:
– Bà bảo con nếu mọi người không tin, con chỉ cần cầm một tờ giấy trắng này hơ qua trên ngọn lửa. Thầy có thể cho con chút lửa được không? Con sẽ chứng minh cho mọi người thấy.
Cậu Bảo nghe vậy liền vội vàng mang ra một chậu củi đang cháy. Đám người càng lúc càng xôn xao. Tôi rút tờ đầu tiên giơ lên:
– Mọi người hãy nhìn cho kỹ, tờ giấy này vốn dĩ là tờ giấy trắng. Thiên linh linh, địa linh linh, xin hãy chứng giám cho con. Cho con xin hỏi các ngài thần linh, liệt tổ liệt tông nhà họ Phạm bu chồng con, tức bà Bùi Thị Trinh có phải người yểm bùa bu Bích hay không?
Tôi vừa nói đến đâu, vừa phất phơ tờ giấy qua ngọn lửa đến đây. Trên giấy bắt đầu hiện từng đường nét rồi chữ “Không" cũng tròn vạnh hẳn lên. Ông Lý giật lấy tờ giấy, không tin nổi vào mắt, đến bà hai, bà ba cũng kinh ngạc tột độ, tôi thấy bà hai run rẩy môi cũng tái lại càng khẳng định suy đoán của tôi khôngbsai. Tôi liền xin lại tờ giấy nói tiếp:
– Bẩm thầy cho con xin lại để đốt đi.
Đốt xong tôi lại lôi tờ khác hỏi tiếp:
– Thiên linh linh, địa linh linh xin hãy chứng giám cho con. Cho con xin hỏi các ngài thần linh, liệt tổ liệt tông nhà họ Phạm ai là người yểm bùa.
Thế nhưng khi các chữ còn chưa hiện, cái Yến đã lao vội về phía tôi khiến tờ giấy rơi xuống cháy thành tro. Nó liền quay lại gắt lên:
– Chi, sao chạy vội vàng xô cả vào chị thế?
– Em không để ý.
Tôi quay sang nó cười nói:
– Yến đừng trách cái Chi, vì tôi đã đọc được tên của người hiển thị trên tờ giấy rồi.
Lúc này bà ba vội lên tiếng:
– Chỉ dựa vào mấy cái này mà định vu oan cho người khác sao? Có bằng chứng gì chứ? Tờ giấy này biết đâu là do có người giở trò thì sao?
– Bu cứ từ từ để con nói. Hôm qua, ngoài tờ giấy này ra con có làm theo lời bà nội đào hình nộm lên. Theo con được biết, ở làng Hồ người ta dùng bột ngọc trai và bột đá bọc vào sau đó mới tạo lớp hình nộm bên ngoài. Thế nhưng khi đêm qua khi con rạch ra thì trong đó lại là bột của tục đoạn. Mà ở đây, tục đoạn rất hiếm, cả nhà mình chỉ duy nhất ở dinh bà hai có tục đoạn.
Khi tôi vừa nói xong, con Chi chợt cười rất to đáp lại:
– Chị Dung, em cứ nghĩ chị thế nào hoá ra chị lại muốn vu oan cho bu em. Rõ ràng trong hình nộm là bột ích mẫu chứ không phải tục đoạn.Thật khổ thân cho bu em, đối tốt với chị thương chị mà chị lại dùng mưu kế này hại bu. Rốt cuộc là vì gì?
– Sao em biết trong hình nộm là bột ích mẫu chứ không phải tục đoạn? Hình nộm này từ hôm qua không có ai được đụng đến, lúc chôn vẫn còn nguyên vẹn. Đêm qua chị cũng nhờ thằng Dần canh ở đó, đến lúc đào lên nó cũng chứng kiến hình nộm chưa bị khui một chút nào. Chị đã rạch ngay trước mặt nó, vậy nên người duy nhất biết chuyện này là chị và nó. Mà thằng Dần từ lúc đó tới giờ đều đi theo sát chị, vậy nên không có chuyện nói với em. Cho chị mạn phép hỏi lý do gì em biết hay đến vậy?
Con Chi bị tôi nói bất chợt im bặt. Ông Lý thì trừng trừng nhìn bà hai. Ở ngoài sân đám người của cậu Bảo cũng đưa gã thầy bói vào. Cậu Bảo vì sợ bị liên luỵ đến thằng Tý nên không cho nó lộ mặt. Vừa nhìn thấy gã thầy bói, bà hai bất chợt lảo đảo dựa vào tường. Phải rồi, bà làm sao mà ngờ được việc tôi đã nghi ngờ từ lâu. Cậu Bảo nhìn gã thầy bói rồi rít lên:
– Nói lại tất cả mọi sự tình.
– Dạ… dạ thưa cậu… thưa ông… tôi… tôi bị người ta mua chuộc. Vào đêm hôm kia, lúc tôi đang ăn xin ở dưới làng Liễu có một người đàn bà bịt kín mít đến tìm tôi và nói muốn thuê tôi đóng giả thầy bói để vu oan cho bà cả đây yểm bùa hại bà ba. Tôi xin ông đừng gϊếŧ tôi, đừng hại gia đình tôi, xin cho tôi một con đường sống.
– Nếu muốn giữ mạng già này và không liên luỵ đến người nhà thì khai mau ra. Người đó là ai?
– Hôm đó người phụ nữ ấy bịt mặt, nhưng tôi vẫn nghe ra được giọng nói. Giờ cậu bảo mọi người nói thử, tôi chắc chắn chỉ ra được không sai.
Ông ta vừa nói đến đây, bất chợt bà ba liền quỳ sụp xuống thút thít nói:
– Thầy nó, là em. Là em làm thầy nó ạ.
Tôi kinh hãi nhìn bà ba, bà nhận tội một cách bất ngờ khiến cả tôi và mọi người đều ngạc nhiên. Chuyện này rõ ràng do bà hai, rốt cuộc vì sao bà ba lại nhận?
***
– Dung! Con giải thích đi. Tại sao lại thế này? Bấy lâu nay thầy luôn bênh con, tin con dù cho bu nói con ghim kim vào cổ áo bu, thầy vẫn một mực khăng khăng cho rằng con vô tội. Bu Bích làm gì con mà con lại làm bùa yểm?
Tôi nghe xong liền bình thản đáp lại:
– Bẩm thầy, cho con nói một lời, bu Bích quanh năm ốm yếu, bệnh tật. Bu ấy bệnh tật từ lúc con còn chưa đến, mà giờ con mới đến đây còn chưa nổi ba tháng, thầy xem nếu con làm bùa yểm thì nghe có hợp lý không thầy? Giả dụ ba tháng này bu Bích mới đổ bệnh thầy đổ cho con thì trăm cái miệng con cũng không dám cãi, đằng này bu bệnh ròng rã hai ba năm nay rồi mà thầy? Hai ba năm trước con còn chẳng biết đến thầy nữa là bu Bích.
Tôi nói đến đâu, quét nhìn mọi người một lượt đến đấy. Bất chợt tôi thấy ánh mắt bà hai hơi thảng thốt, cái Yến thì khẽ lùi lại, còn bà cả thì nhìn tôi kinh ngạc. Có tiếng thằng Sửu nói với con Mít:
– Mợ Dung nhà cô thật chẳng giống nữ nhi nhà người ta gì cả.
– Mợ ấy có làm đâu mà phải nhận.
– Nhưng ít nhất thì người ta cũng phải từ từ rồi nhờ người nọ người kia giúp, thế mà mợ ấy mồm miệng nói năng kinh thật.
Nhờ ai giúp? Ở cái nhà này không tự cứu mình thì chỉ có chết thôi. Ông Lý nghe tôi nói thì hỏi lại:
– Vậy rốt cuộc là do ai? Là do ai yểm bùa hại bà ba? Và vì sao cái hình nộm này ở trong buồng con?
Tôi nhặt hình nộm lên nhìn một lượt. Bà hai đang im lặng liền nói:
– Bẩm ông, lời con bé Dung nói không sai. Chưa nói đến việc nó mới về, nó còn nhỏ làm sao có lý do gì để yểm bùa em Bích được? Tôi e việc này có ẩn tình bên trong.
Bà cả thấy bà hai nói nhếch mép đáp:
– Ẩn tình gì? Có gì nói thẳng ra, úp úp mở mở để làm gì.
– Cái này thì phải từ từ chứ em cũng không rõ. Cũng mong điều tra để khỏi vu oan cho người tốt.
Ông thầy bói thấy tôi cầm trên tay hình nộm liền giật lại xong đó cất tiếng:
– Đây là một loại bùa phép nổi tiếng ở làng Hồ, bùa được đặt ở trên dinh bà cả thì khả năng chỉ có người trong dinh làm ra.
– Làng Hồ? – Bà hai hỏi lại – Chẳng phải chị Trinh cũng xuất thân từ làng Hồ sao?
Bà hai nói đến đâu cúi xuống nhặt hộp gỗ dưới đất đưa cho ông Lý đến đấy, bất chợt cái Yến khẽ reo lên:
– Hộp gỗ này có bút tích của bà cả ở dưới kìa.
Ông Lý cầm lại hộp gỗ, rồi nhìn bà cả chằm chằm nói:
– Đây chẳng phải là cái hộp gỗ trước kia tôi tặng lược cho bà sao?
– Đây đúng là hộp gỗ ông tặng tôi. Nhưng khi ông rước con Bích về tôi đã ném đi.
– Bà! Bà nói ném là ném sao?
– Ông cũng nghi cho tôi?
– Bùa này xuất phát từ làng Hồ, lại nằm trên dinh của bà, hộp gỗ cũng của bà. Rốt cuộc, mọi chuyện là thế nào? Nhà này còn ai ghét Bích hơn bà?
– Phải, tôi ghét con Bích, phải, hộp gỗ của tôi, phải, tôi xuất thân từ làng Hồ, tang chứng vật chứng đều rõ ràng chỉ ra tôi là thủ mưu. Giờ tôi nói gì cũng vô ích đúng chứ?
– Bà có biết làm bùa yểm hại người khác là đại tội không? Tại sao bà có thể làm ra cái trò độc ác này được. Tôi sai khi rước Bích về, nhưng dẫu sao cũng là một mạng người, bà coi thường rẻ rúng vậy sao? Vì chút ích kỷ nhỏ nhen mà bà không màng tác hại khôn lường đi làm bùa yểm? Trên dưới nhìn bà thế nào? Những chuyện khác tôi làm ngơ được, còn chuyện tày đình này thì không thể nào.
Bà cả bất chợt quay sang phía bà hai rồi cười lớn:
– Hoàn hảo thật! Kế hoạch mà tỉ mỉ, chi tiết đến vậy. Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.
Bà hai nghe bà cả nói co rúm người lại run rẩy đáp:
– Chị nói gì em không hiểu.
– Không hiểu? Tôi tưởng cô phải hiểu rõ hơn tôi chứ. Còn ông! Tôi giờ có mười cái miệng cũng không biện minh nổi. Chỉ trách không cẩn thận mà bị rắn độc cắn. Tang chứng vật chứng đều hướng về tôi, ông muốn phạt cứ phạt. Phạt mà răn đe cho mọi người trong nhà.
Ông Lý hai mắt long sòng sọc quát lớn:
– Đến giờ phút này mà bà vẫn không chịu nhận sai, vẫn vênh váo cái mặt lên. Bà nên nhớ dù bà là con quan nhưng cũng là vợ của lão Lý này. Tôi nuông chiều bà quá rồi bà muốn làm gì thì làm, bà bắt đầu đổ đốn, độc ác, không coi ai ra cái gì. Đúng là không còn thể thống gì nữa. Làm theo gia pháp, phạt bà cả hai mươi trượng, nhốt vào nhà đựng củi một tuần, chỉ cho ăn cơm trắng, nếu còn tái phạm lần hai hình phạt tăng lên, đến lần ba tống cổ ra khỏi nhà. Tất cả gia nô người làm trên dinh bà cả, từ trên xuống dưới kể cả cậu mợ cả cũng bắt buộc bị phạt. Phạt nhịn cơm một ngày, không phát tiền một tuần.
Tôi không dám tin nổi, ông Lý bình thường rất thương bà cả mà nỡ phạt hai mươi trượng, đã vậy còn phạt luôn cả tôi với cậu Bảo và đám gia nô kia. Thú thực, đến tôi khoẻ mạnh thế này mười mấy cái roi mây đã ngất nói gì đến bà cả tiểu thư con quan bị đánh bằng thanh gỗ thì sao chịu được đây? Dù bình thường bà khắc nghiệt với tôi nhưng lúc này tôi thực sự không nỡ để bà chịu phạt. Tôi cứ cảm thấy mọi chuyện có gì đó sai sai, nhất là cái thái độ của bà hai ban nãy. Tôi nghĩ lại cây kim lần trước, nếu bà cả cố tình để kim vào đó, sao không ngay từ đầu đánh tôi đi. Với tính cách của bà cả sẽ không chờ đến hôm sau. Con Mít thấy bà cả bị phạt gào lên khóc nức nở. Nó ngốc, nhưng bà cả chưa từng coi khinh nó, đối xử với nó rất tốt. Bà dạy nó học, việc cũng không bắt nó làm nhiều, tự dưng thấy con Mít khóc tôi lại cảm giác bà cả không hề xấu xa như tôi vẫn nghĩ. Cậu Bảo nãy giờ im lặng bất chợt lên tiếng:
– Thầy, trước nay bu sống ngay thẳng, bu sẽ không làm ra chuyện này đâu.
– Không làm ra chuyện này? Bu mày đánh con Dung nhừ tử cả tháng không dậy nổi, đến giây phút này thầy e hai cái kim trên cổ áo bu mày cũng là do bu mày tạo dựng. Gian nhà này trừ mấy đứa trẻ con với người làm trung thành của bu mày thì ai được phép lên? Không bu mày làm chẳng lẽ con Dung mới về được ba tháng nó làm?
Tôi nghe vậy liền vội nói:
– Thầy, thầy cho con nói cái này được không ạ? Nếu có gì không đúng mong thầy đừng phạt con.
– Được, con cũng là phận dâu con trong nhà con nói đi.
– Cả nhà này ai cũng biết bu ác thế nào, như vụ cây kim chưa vội điều tra đã đánh con thừa sống thiếu chết. Còn chuyện bùa yểm, con cũng nghĩ là do bu, ai mà chẳng biết tính cách bu thế nào, bu có chối cũng không hết tội. Có điều hôm nay mùng một, không nên đánh xử đánh bu vào mùng một gây đen đủi nhỡ có hoạ. Con nghĩ thầy nên nhốt bu vào buồng củi trước, đợi đến mai mặt trời lặn sẽ xử. Với lại chuyện này là chuyện trong nhà, cũng không nên để đồn ra đồn vào mất mặt cả dòng họ nhà mình. Còn bu, con nhớ có đọc gia quy, làm bùa ngải phạt năm mươi trượng, thầy cứ thế mà đánh để răn trên răn dưới. Giờ thầy nhốt bu trước đi, để bu tự sám hối mai đánh chưa muộn thầy ạ. Giờ quan trọng là giải được bùa trước cho bu Bích hết bệnh.
Tôi nói xong tất cả mọi người đều nhìn tôi kinh ngạc. Bà cả nhìn tôi, gân trên trán giật liên hồi rít lên:
– Mày được lắm con ôn con. Mày ghim hận cũ rồi giờ thì đục nước béo cò. Ngay từ đầu tao đã nhận ra cái bản chất mưu mô của mày rồi.
Bà hai nghe vậy liền quỳ xuống nói:
– Bẩm ông, giờ quan trọng là giải bùa xong cho em Bích đã, giải xong rồi thì cũng thôi đừng truy tội chị Trinh. Dẫu sao chị ấy cũng là lần đầu…
Bà vừa nói thì đám gia nô nhà bà đã xì xào:
– Đấy, bà hai bị bà cả chèn ép suốt ngày những vẫn xin cho. Cơ mà chuyện này phạm phải gia quy, nếu tha thì còn ra thể thống gì.
Ông Lý khẽ thờ dài rồi quát lớn:
– Được rồi, giam bà cả xuống buồng củi mai đánh sau. Giờ mời thầy ở lại giải bùa cho gia đình tôi.
Ông thầy bói nghe vậy liền kêu người trải chiếu ra trước sân bà ba. Tất cả mọi người cùng đám gia nô đều phải ngồi quỳ lạy bên cạnh ông thầy bói, chỉ có mình cậu Bảo là nổi giận đùng đùng bỏ đi. Tôi nhân lúc đó liền xin phép ông Lý đi tìm cậu. Khi ra đến cây chanh ngoài cổng tôi vội viết một bức thư nhờ người gửi cho thằng Tý sau đó mới chạy một mạch ra ao. Đúng như tôi dự đoán cậu Bảo đứng ở ao thật, cậu cầm mấy viên đá ném mạnh xuống mặt nước yên ả. Tôi đi về phía cậu cất lời:
– Cậu Bảo!
Cậu nghe tiếng tôi thì quay mặt đi không đáp.
– Này, giận tôi à.
– …
– Giận tôi sao?
– …
– Thôi mà đừng giận tôi nữa, tôi có chuyện quan trọng muốn nói với cậu này.
– …
– Này, quay mặt sang đây đi mà.
Thế nhưng cậu chả thèm để ý tới tôi, cứ thế bỏ đi. Tôi bám lấy cậu còn bị cậu hất ra. Chẳng còn cách nào khác tôi đành nhảy lên bám vào cổ cậu rồi nói:
– Này, tôi nói cậu nghe cậu đừng bơ tôi vậy chứ.
Cậu nghe đến đây, liền quay phắt lại gằn giọng đáp:
– Nam nữ thụ thụ bất thân, cô là nữ nhi không có liêm sỉ nhất mà tôi từng gặp đấy.
– Tôi mà có liêm sỉ tôi đã không đòi làm lẽ của cậu.
– Cô thì giỏi rồi. Tìm tôi làm gì?
– Tôi biết cậu đang giận tôi vì ban nãy bơm kích bu cậu bị đánh năm mươi trượng. Nhưng nghe tôi nói này, tôi đang muốn điều tra chân tướng mọi chuyện.
– Điều tra chân tướng cái con khỉ!
Tôi thấy vậy liền đưa tay chạm vào miệng cậu ra dấu đừng nói nữa rồi từ tốn trả lời:
– Cậu Bảo ạ. Nghe tôi nói đã, trong chuyện này tôi thấy có rất nhiều điều mờ ám nên mới muốn kéo dài thời gian đến chiều mai. Là tôi đang muốn giúp bu chứ không phải muốn hại bu đâu, giờ nếu bị đánh hai mươi trượng bu cũng thịt nát xương tan chứ đùa à? Tôi không biết bu có làm hay không, nếu bu làm, bu phải chịu tội cái này cậu cũng không thể nguỵ biện được cho bu đúng không? Nhưng nếu bu bị oan, thì nhất định phải giải oan cho bu trước chiều mai. Nhưng tôi nghĩ khả năng bu bị oan rất cao. Bởi vì nếu bu muốn làm bùa yểm bà ba, bu sẽ tìm chỗ giấu kỹ chứ vẫn để trên dinh làm gì? Vả lại hộp gỗ tuy cũ, nhưng hình nộm lại khá mới, cảm giác như mới được làm gần đây thôi trong khi bà ba thì ốm yêu mấy năm nay rồi. Ban nãy tôi cầm hình nộm lên còn ngửi thấy mùi thuốc. Tôi vẫn chưa muốn nghi oan cho ai, nhưng giờ tôi với cậu phải về đã, hình nộm tôi đã bảo vú Bảy trông coi rồi. Tôi vừa đánh thư về cho thằng em tôi bên làng Liễu. Nó thông minh nhanh nhẹn, nó sẽ làm nhiệm vụ tìm hiểu về lão thầy bói kia. Còn tôi với cậu giờ về tìm xem ai nghi vấn nhất. Cậu có tay sai bên ngoài không?
Cậu Bảo chăm chú nghe tôi nói một tràng giang đại hải bất chợt khoé môi cong lên đại ý như cười sau đó đáp:
– Cô định làm thế nào?
– Làm thế nào thì phải từ từ dựa theo tình hình. Nếu cậu có tay sai bên ngoài thì hỗ trợ thằng Tý đi điều tra gã thầy bói kia giúp tôi.
Tôi còn ngỡ cậu Bảo từ chối, ai dè cậu trả lời gọn lỏn:
– Được!
Tôi nhìn cậu Bảo ấp úng nói:
– Nếu chuyện này đúng là do bu cậu làm…
– Tôi tin bu tôi trong sạch, và nếu như bu tôi làm tôi chấp nhận việc bu tôi phải chịu hình phạt thích đáng. Tôi không có tay sai bên ngoài nhưng tôi sẽ nhờ ông ngoại tôi cho lính đi theo thằng Tý. Cô muốn gì nữa không?
– Vậy cậu hỏi rõ xem bùa ngải của làng Hồ được làm thế nào. Có những cái gì, càng chi tiết càng tốt.
– Được. Vậy bây giờ chúng ta đi về đã. Mà tôi hỏi cô chuyện này, trong lòng cô nghi vấn ai nhất?
Tôi nhìn cậu Bảo, câu hỏi này làm tôi khựng lại, chính bản thân tôi cũng đang rối như tơ vò. Thú thực tôi cũng không biết cậu Bảo nghĩ gì, nhưng chuyện đến nước này không quan trọng nữa. Từ vụ cây kim đến vụ này có quá nhiều điểm nghi vấn, và nếu không làm rõ thì chính tôi cũng khó chịu vô cùng. Không phải tôi lo chuyện bao đồng, nhưng ở một ngôi nhà đầy âm mưu quỷ kế, nếu tôi không biết được ai tốt ai xấu bản thân sẽ bị rơi vào bẫy, nhất là lúc này… khi nghi vấn của tôi lại đang hướng về một người mà bấy lâu nay tôi luôn cho là tốt. Nếu giả sử sáng nay cái miệng không linh hoạt, có khi tôi đã bị nhừ tử từ lâu, người gây ra chuyện này quả là ác độc. Lúc về đến nhà, thầy bói đã giải bùa xong. Tôi vừa bước vào sân vừa nói oang oang:
– Tôi chả sai cái gì. Tôi nói sự thật, bu thế nào ai chả biết.
Cậu Bảo hiểu ý liền nghiến răng rít lên:
– Cô không có tư cách đụng đến bu tôi. Cút ngay cho khuất mắt.
– Sao tôi phải cút, chừng nào thầy đuổi tôi thì tôi đi.
– Được lắm!
Nói rồi cậu Bảo liền đùng đùng bỏ đi. Tôi không cản đi về phía mọi người ngồi. Hình nộm được ông thầy bói cho vào hộp gỗ đào hố chôn trước nhà còn giải ít nước lên. Sau khi gã thầy bói đi khuất, ông Lý đứng trên hiên quát mắng gia nô một hồi rồi cho giải tán. Cả chiều hôm ấy tôi không làm được việc gì, bị phạt không được ăn cơm nên người nào người nấy rệu rã hết. Cũng may không biết cậu Bảo kiếm đâu được ít xôi giò mang về chia cho mọi người một ít. Cái Mít không ăn, nó ngồi ở cột gỗ lim vừa khóc vừa nói:
– Ông ơi ông, bà là người tốt, sao ông lại nhốt bà? Ông thả bà ra đi, chuyện này không phải bà làm đâu.
Nó khóc nức khóc nở nhưng chẳng ai để ý. Tôi gọi nó vào còn bị nó đáp lại:
– Mợ ghét bà nên mợ cũng hùa với người ta vu oan cho bà. Mợ là cái đồ xấu xa tệ bạc.
Cha tiên sư cái con Mít, cứ ngỡ nó ngốc mà nó lại một mực trung thành với bà cả như vậy. Cái không khí trên dinh âm u như đám tang. Đến nửa đêm ấy, khi mọi người ngủ hết tôi định mò sang buồng cậu Bảo. Cả ngày hôm nay tất cả mọi người đều không ai ra ngoài. Tôi cũng không biết được rằng, rốt cuộc ai thực sự là kẻ chủ mưu. Không có một chút manh mối nào, thậm chí dinh của bà hai, bà ba đều im lìm. Thằng Tý cũng vẫn không có tin tức gì càng khiến tôi lo lắng. Chẳng lẽ bà cả thực sự là chủ mưu? Tôi bước chân đến buồng cậu Bảo thì dừng lại, ma xui quỷ khiến tôi liền chạy ra chỗ chôn hình nộm hôm qua đào lên rồi mới mang vào huồng cậu. Rõ ràng trên con hình nộm này có mùi thuốc. Tôi cầm con dao rạch một đường, một thứ bột tro mịn màu trắng rơi ra, đưa lên ngửi thử chính là mùi tro lá ích mẫu được tán ra. Cậu Bảo liền chạm xuống rồi đưa lên ngửi. Hoá ra mùi thuốc tôi ngửi thấy lại chính là này.
– Cậu Bảo. Đây không phải thứ bột làm bùa ngải của làng Hồ đúng không?
– Đúng vậy, bột làm bùa ngải của làng Hồ được làm từ bột ngọc trai. Cùng là thứ bột trắng nhưng bột ngọc trai lấp lánh, được hoà với một số loại bột xám của đá mà chỉ dân làng Hồ mới biết.
Lá ích mẫu này không hiếm, nếu nhìn qua cũng khó phân biệt được. Tự dưng tôi rùng mình liên tục, nhà này duy nhất chỉ có dưới chỗ bà hai mới có nhiều loại thuốc. Tôi đã từng thấy bà hai ngồi tán các loại thuốc làm tro để bôi lở loét. Bà cả người làng Hồ, muốn làm bùa hại không việc gì phải dùng thứ tro rẻ tiền kia. Vậy nên đến giây phút này tôi có thể đảm bảo, bà cả vô tội, với tất cả những gì mà tôi nghĩ, điểm nghi vẫn lớn nhất chính là bà hai. Bà hai biết về nhiều loại thuốc, ngay cả cách nói chuyện sáng nay cũng đủ thấy bà vội vàng muốn dồn bà cả vào đường cùng. Đêm ấy tôi không ngủ, lại nhớ đến một câu chuyện thầy tôi kể về giai thoại ngày xưa, tự dưng tôi lại như bừng tỉnh. Đôi khi dựa vào tích xưa biết đâu lại làm lên việc lớn liền vội chui xuống bếp tìm chanh. Đến sáng hôm sau, tôi nhận được tin của thằng Tý. Nó không gởi thư mà đến trực tiếp phủ nhà ông Lý. Ông Lý thấy nó thì vui vẻ nói:
– Hôm nay thằng Tý đến thăm chị Dung à?
– Dạ vâng, con đi qua vào thăm chị một lát. Thầy con có lời hỏi thăm sức khoẻ ông.
– Ừ được rồi, vào đi. Ông đi có việc một lát.
Thằng Tý thấy vậy gật đầu rồi đi vào buồng tôi. Vừa ngồi nó đã nói:
– Em tìm được tên thầy bói ấy rồi. Hắn ta có phải bói toán gì đâu, chỉ là tên ăn mày thôi. Lính của quan viên tra hỏi hắn sợ nên khai hết ra, nhà này có người thuê hắn đến nói nhăng nói quậy hòng đổ tội cho bu anh Bảo. Hôm qua hắn nhận tiền xong định trốn luôn, mà đi qua cổng làng đã bị giữ lại. Chắc hắn cũng không ngờ luôn.
– Có người thuê hắn? Là ai?
– Hắn bảo người đó bịt mặt, là nữ.
Bịt mặt? Hoá ra mọi sự nằm trong tính toán hết. Bà ba bệnh tật quanh năm không ra khỏi nhà, vậy bà ba không làm, bà cả không làm thì còn ai cơ chứ? Bịt mặt thì vẫn còn giọng nói, tôi liền giục thằng Tý đi về vẫn làm theo kế hoạch. Đến chiều hôm ấy bà cả được đưa ra khỏi buồng củi. Tóc tai bà rũ rượi, đôi mắt thâm quầng hốc hác nhưng vẫn rất điềm tĩnh. Ông Lý sai người đặt bà nằm xuống rồi nói lớn:
– Bà đã biết sai hay chưa?
– Sai? Tôi chẳng làm gì mà sai hết.
– Đến giờ phút này vẫn cứng miệng. Sửu đâu, đánh bà đủ năm mươi trượng cho ông.
Tôi nghe xong vội vàng chạy tới rồi nói:
– Bẩm thầy, thầy khoan đánh bu, con có chuyện cần nói.
Bà hai, bà ba, ông Lý đều nhìn tôi kinh ngạc. Hôm nay xử bà cả có khác, mọi người tập trung đông, bà ba cũng ra ngoài. Ông Lý hỏi lại:
– Có chuyện gì?
– Bẩm thầy, con… chuyện này… Con biết con là phận dâu, không được phép hận bu chồng, nhưng bị bu đánh mất lần con cũng uất ức. Con đã định thôi không nói ra chuyện này nhưng thầy ơi, nếu không nói ra con lại có lỗi với liệt tổ liệt tông.
Tôi vừa nói vừa đưa tay quệt nước mắt, mọi người xem chừng có vẻ sốt ruột. Tôi liền ngó ra cổng rồi mau chóng kể lại:
– Chả là đêm qua con ngủ con mơ thấy một bà cụ tóc dài lắm, mặc bộ quần áo tứ thân màu nâu tự xưng là bà nội cậu Bảo. Bà bảo con là bu bị oan, người làm bùa yểm không phải do bu.
Tôi nói xong, đám gia nô bắt đầu nhốn nháo, bà ba thì lùi lại bám tay lên vai ông Lý thỏ thẻ:
– Sao lại thế được? Tang chứng bằng chứng rõ ràng rồi mà.
Ông Lý cũng quát ầm lên:
– Dung! Từ ngày con về thầy dễ tính quá nên con được thể làm càn hả?
– Con xin thề với thầy là thật. Con chưa từng gặp bà, nhưng đêm qua con thấy rất rõ. Mắt bà tròn lại màu đen, trên sống mũi còn có một nốt ruồi.
Ông Lý nghe xong chợt khựng lại, tôi liền rút trong túi một sấp giấy trắng rồi nói tiếp:
– Bà bảo con nếu mọi người không tin, con chỉ cần cầm một tờ giấy trắng này hơ qua trên ngọn lửa. Thầy có thể cho con chút lửa được không? Con sẽ chứng minh cho mọi người thấy.
Cậu Bảo nghe vậy liền vội vàng mang ra một chậu củi đang cháy. Đám người càng lúc càng xôn xao. Tôi rút tờ đầu tiên giơ lên:
– Mọi người hãy nhìn cho kỹ, tờ giấy này vốn dĩ là tờ giấy trắng. Thiên linh linh, địa linh linh, xin hãy chứng giám cho con. Cho con xin hỏi các ngài thần linh, liệt tổ liệt tông nhà họ Phạm bu chồng con, tức bà Bùi Thị Trinh có phải người yểm bùa bu Bích hay không?
Tôi vừa nói đến đâu, vừa phất phơ tờ giấy qua ngọn lửa đến đây. Trên giấy bắt đầu hiện từng đường nét rồi chữ “Không" cũng tròn vạnh hẳn lên. Ông Lý giật lấy tờ giấy, không tin nổi vào mắt, đến bà hai, bà ba cũng kinh ngạc tột độ, tôi thấy bà hai run rẩy môi cũng tái lại càng khẳng định suy đoán của tôi khôngbsai. Tôi liền xin lại tờ giấy nói tiếp:
– Bẩm thầy cho con xin lại để đốt đi.
Đốt xong tôi lại lôi tờ khác hỏi tiếp:
– Thiên linh linh, địa linh linh xin hãy chứng giám cho con. Cho con xin hỏi các ngài thần linh, liệt tổ liệt tông nhà họ Phạm ai là người yểm bùa.
Thế nhưng khi các chữ còn chưa hiện, cái Yến đã lao vội về phía tôi khiến tờ giấy rơi xuống cháy thành tro. Nó liền quay lại gắt lên:
– Chi, sao chạy vội vàng xô cả vào chị thế?
– Em không để ý.
Tôi quay sang nó cười nói:
– Yến đừng trách cái Chi, vì tôi đã đọc được tên của người hiển thị trên tờ giấy rồi.
Lúc này bà ba vội lên tiếng:
– Chỉ dựa vào mấy cái này mà định vu oan cho người khác sao? Có bằng chứng gì chứ? Tờ giấy này biết đâu là do có người giở trò thì sao?
– Bu cứ từ từ để con nói. Hôm qua, ngoài tờ giấy này ra con có làm theo lời bà nội đào hình nộm lên. Theo con được biết, ở làng Hồ người ta dùng bột ngọc trai và bột đá bọc vào sau đó mới tạo lớp hình nộm bên ngoài. Thế nhưng khi đêm qua khi con rạch ra thì trong đó lại là bột của tục đoạn. Mà ở đây, tục đoạn rất hiếm, cả nhà mình chỉ duy nhất ở dinh bà hai có tục đoạn.
Khi tôi vừa nói xong, con Chi chợt cười rất to đáp lại:
– Chị Dung, em cứ nghĩ chị thế nào hoá ra chị lại muốn vu oan cho bu em. Rõ ràng trong hình nộm là bột ích mẫu chứ không phải tục đoạn.Thật khổ thân cho bu em, đối tốt với chị thương chị mà chị lại dùng mưu kế này hại bu. Rốt cuộc là vì gì?
– Sao em biết trong hình nộm là bột ích mẫu chứ không phải tục đoạn? Hình nộm này từ hôm qua không có ai được đụng đến, lúc chôn vẫn còn nguyên vẹn. Đêm qua chị cũng nhờ thằng Dần canh ở đó, đến lúc đào lên nó cũng chứng kiến hình nộm chưa bị khui một chút nào. Chị đã rạch ngay trước mặt nó, vậy nên người duy nhất biết chuyện này là chị và nó. Mà thằng Dần từ lúc đó tới giờ đều đi theo sát chị, vậy nên không có chuyện nói với em. Cho chị mạn phép hỏi lý do gì em biết hay đến vậy?
Con Chi bị tôi nói bất chợt im bặt. Ông Lý thì trừng trừng nhìn bà hai. Ở ngoài sân đám người của cậu Bảo cũng đưa gã thầy bói vào. Cậu Bảo vì sợ bị liên luỵ đến thằng Tý nên không cho nó lộ mặt. Vừa nhìn thấy gã thầy bói, bà hai bất chợt lảo đảo dựa vào tường. Phải rồi, bà làm sao mà ngờ được việc tôi đã nghi ngờ từ lâu. Cậu Bảo nhìn gã thầy bói rồi rít lên:
– Nói lại tất cả mọi sự tình.
– Dạ… dạ thưa cậu… thưa ông… tôi… tôi bị người ta mua chuộc. Vào đêm hôm kia, lúc tôi đang ăn xin ở dưới làng Liễu có một người đàn bà bịt kín mít đến tìm tôi và nói muốn thuê tôi đóng giả thầy bói để vu oan cho bà cả đây yểm bùa hại bà ba. Tôi xin ông đừng gϊếŧ tôi, đừng hại gia đình tôi, xin cho tôi một con đường sống.
– Nếu muốn giữ mạng già này và không liên luỵ đến người nhà thì khai mau ra. Người đó là ai?
– Hôm đó người phụ nữ ấy bịt mặt, nhưng tôi vẫn nghe ra được giọng nói. Giờ cậu bảo mọi người nói thử, tôi chắc chắn chỉ ra được không sai.
Ông ta vừa nói đến đây, bất chợt bà ba liền quỳ sụp xuống thút thít nói:
– Thầy nó, là em. Là em làm thầy nó ạ.
Tôi kinh hãi nhìn bà ba, bà nhận tội một cách bất ngờ khiến cả tôi và mọi người đều ngạc nhiên. Chuyện này rõ ràng do bà hai, rốt cuộc vì sao bà ba lại nhận?
***
Tác giả :
Phạm Vũ Anh Thư