Tiệm hoành thánh số 444
Chương 114
Chương 114: Ba giấc mộng
Gần tới tiết Trung nguyên*, mỗi gia đình đều chuẩn bị cho việc hiến tế. Khác với tiết Thanh minh chỉ cúng tế cho người thân đã mất, tiết Trung nguyên là cơ hội cho những cô hồn dã quỷ nhận được cúng tế từ những người có thiện tâm. Thế hệ trước thường dặn dò trẻ con vào buổi tối những ngày tháng bảy âm lịch thì phải về nhà sớm để tránh bị những thứ âm tà bám theo. Ngoài ra, vì lý do rất nhiều vong hồn về nhà nhận cúng tế nên quỷ sai cũng tạm dừng việc bắt hồn, tận hưởng vài ngày nghỉ ngơi nhàn rỗi.
*Tiết Trung nguyên (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch) là một tiết của Đạo giáo. Theo quan niệm Đạo giáo, Tiết Trung Nguyên (ngày 15/7 chính tết) được bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 7 âm lịch. Quan niệm của Đạo giáo cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7, ngày “Khai mở quỷ môn", cho đến ngày 30 tháng 7, ngày “đóng cửa quỷ môn", đây là tiết của quỷ, là khoảng thời gian, âm phủ, âm ty mở cửa địa ngục, cho các loài quỷ lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người thế gian, cũng như tìm người thế mạng.
Trong tiệm hoành thánh, Trình Tiểu Hoa đang thảo luận với Cảnh Thù có nên nhân dịp nghỉ lễ tổ chức một chuyến đi chơi hay không. Lần gần nhất họ đi du lịch một cách đúng nghĩa là vào năm trước, mới thoáng cái đã qua nửa năm rồi, cũng đến lúc lại cho mọi người một phần thưởng. Dù sao bây giờ việc buôn bán của tiệm hoành thánh Tiểu Hoa cũng rất tốt, Trình Tiểu Hoa cũng không thể keo kiệt quá được. Tất nhiên là Cảnh Thù không hề phản đối.
Trình Tiểu Hoa nói: “Vậy được rồi. Chờ đóng cửa sẽ gọi Sơn Miêu với lão Tôn lại. Chúng ta cùng nhau thảo luận xem nên đi đâu chơi."
Đúng lúc này, A Phòng cùng Thường Tiểu Bạch một trước một sau đi vào trong tiệm.
A Phòng nghe được đoạn cuối, hỏi: “Ấy, muốn đi chơi hả? Vẫn là Tiểu Hoa tốt nhất, biết cho nhân viên thư giãn. Ai như Địa Phủ Tư chúng ta, đã bao nhiêu năm rồi, ngoài trừ vài ngày nghỉ định kì hằng năm thì không hề cho nhân viên đi du lịch bao giờ."
Thân làm người đứng thứ thứ hai ở Địa Phủ Tư, Cảnh Thù nghe nói thế thì không vui, cười lạnh nói: “Kỳ nghỉ còn chưa đủ sao, ngươi muốn đi đâu du lịch? Núi Đao hay là Biển Lửa? Nói đi, ta giúp ngươi kiến nghị với cấp trên!"
A Phong vội xua tay: “Đùa thôi."
Trình Tiểu Hoa nói: “A Phòng, dù sao chị cũng được nghỉ phép, chị có muốn đi chơi cùng không?"
A Phòng nói: “Không, chị không có hứng thú."
Thứ nhất, cô không muốn đi cùng Tôn Danh Dương. Thứ hai, cô cũng không muốn trêu chọc loại ôn thần mặt lạnh có thân phận thần bí như Cảnh Thù.
Trình Tiểu Hoa muốn hỏi Thường Tiểu Bạch có đi cùng không, mà không nhịn được “á" một tiếng, nói: “Tiểu Bạch, sắc mặt của em có vẻ không tốt lắm? Rốt cuộc lần trước xảy ra chuyện gì thế?"
Làn da Thường Tiểu Bạch có vẻ tái nhợt, không hồng hào như người thường. Nhưng bởi vì thường ngày cô bé luôn tươi cười, quan hệ với mọi người cũng rất tốt nên mọi người thường dễ quên mất cô bé là một Quỷ sai. Nhưng hiện tại, cô bé ít cười hơn, sắc mặt cũng có vẻ tiều tụy, làm cho người ta có cảm giác là bệnh nặng mới khỏi.
Thường Tiểu Bạch cười yếu ớt: “Không sao. Chỉ là lúc bắt hồn có chút mệt mỏi thôi. Sau đó anh em đưa em về."
“Sao lại mệt chứ? Hay là do gần đây khối lượng công việc nhiều?" Trình Tiểu Hoa nói xong còn quay đầu nhìn Cảnh Thù: “Khối lượng công việc ở Địa phủ Tư không thể bớt bớt đi được sao anh? Không đủ người thì sao không tuyển thêm đi? Tiểu Bạch chỉ là một đứa trẻ thôi mà làm nó mệt đến mức ngất xỉu luôn đấy!"
Cảnh Thù chỉ im lặng.
Thường Tiểu Bạch giải thích: “Kỳ thực hiện giờ lượng công việc vừa đủ. Cũng không phải là thời chiến tranh, cũng không có dịch bệnh. Có lẽ là do em là trẻ con nên thể lực không đủ thôi?"
A Phòng nghe vậy thì cười trộm: “Trẻ con? Trẻ con mà hơn bốn trăm tuổi hả?"
Thường Tiểu Bạch bĩu môi: “Hứ, dù sao tôi cũng là trẻ con mà. Chị Tiểu Hoa, em muốn ăn bánh bao con heo."
Bánh bao con heo là món mới của tiệm hoành thánh, là bánh bao nhân đậu hình con heo. Bởi vì có vẻ ngoài rất đáng yêu nên Thường Tiểu Bạch rất thích, lần nào đến cửa hàng cũng gọi món này.
Trình Tiểu Hoa rất thích Thường Tiểu Bạch, coi cô bé như em gái mình: “Được, chị đi làm cho em. Đúng rồi, Tiểu Bạch ơi, em có muốn đi du lịch cùng tụi chị không?"
Thường Tiểu Bạch nói: “Được được, đi đâu thế? Nghỉ phép như này, anh em chắc là đi chơi cùng bạn gái rồi, một mình em sẽ buồn lắm."
Trình Tiểu Hoa nói: “Còn chưa quyết định được sẽ đi đâu. Chờ hết bận rồi mọi người cùng nhau bàn xem đi đâu nhé."
Vào một buổi sáng sớm, trời còn chưa sáng, lại còn có sương mù giăng lối làm cho mọi vật đều mơ mơ hồ hồ, nửa tối nửa sáng. Có thể thấy con đường gồ ghề nhưng không thấy rõ là đường đất hay là đường xi măng.
Cách đó không xa, có ánh đèn vàng xuyên qua sương mù chậm rãi đến gần. Ngay sau đó thì thấy một chiếc xe điện màu xanh lam chạy ra từ trong sương mù. Cùng với sự xuất hiện của chiếc xe còn có tiếng trẻ con hồn nhiên ca hát:
“Trong mơ hoa cỏ đầy vườn
Hoa nở cỏ tốt, tất cả đều thành hoang vu
…
Khu vườn hoang vu tịch mình, bé con, bé con đừng khóc
Mẹ ở trên trời dõi theo con…."**
** này là bản dịch xàm xí của iêm =]] tạm thời iêm chưa tìm được tên bài hát.
Giọng hát du dương lại có vẻ bị thương làm cho người nghe có chút đau lòng.
Người hát là một cô bé tầm khoảng bốn năm tuổi. Cô bé đang ngồi ở ghế sau xe, xe đang đóng cửa, bốn phía đều là cửa sổ trong suốt. Cô bé vừa ngồi chơi vừa hát. Cha mẹ ngồi ở ghế trước lái xe, không biết có nghe thấy cô bé hát hay không.
Cô bé cứ hát mãi, đột nhiên hình ảnh thay đổi, cả người cả xe đều lao vòng trong sông.
Giọng hát thê lương im bặt, cô bé muốn đẩy cửa theo bản nặng nhưng cửa xe đã bị khóa lại từ trước. Khóa trên cửa xe là một cái khóa bằng đồng giống như thời cổ đại, còn có khắc hình một con gà hơi giống phượng rất kì quái. Cô bé ra sức kéo ổ khóa nhưng nó không hề suy suyển. Lúc này nước sông đã ào vào trong xe, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện bên ngoài cửa kính, gào lên với cô bé: “Mau tìm thứ có thể đập vỡ cửa kính đi!"
Cô bé bíu vào cửa sổ, nói với người đàn ông xa lạ kia: “Cứu, cứu cháu!"
Giây tiếp theo, bỗng nhiên em phát hiện ra mình đã ra khỏi xe. Xe ba bánh chầm chậm chìm xuống nước, nước sông ở chỗ đó chuyển thành màu đỏ.
Cô bé cúi đầu, phát hiện ra mình đang nắm chặt khóa đồng cổ xưa kia trong tay. Em nhìn quanh, không hề thấy người đàn ông xa lạ kia, cha mẹ đang sải bước trên cây cầu đá trắng bắc qua sông, đi đến khu chợ ở bên kia sông.
Cô bé vội vứt khóa đồng đi, đuổi theo cha mẹ lên cầu đá trang. Đi đến giữa cầu, cô không nhịn được mà nhìn xuống dưới cầu, dưới cầu đỏ rực, nước chảy xiết, có cành hoa đang trôi trên đó… Cành hoa màu đỏ!
Cảnh hoa bắn lên cao, lao thẳng tới trên người em – Quy Dao giật mình, ngồi bật dậy khỏi dường, thở hổn hển.
Lại là giấc mộng này? Sao vẫn còn mở thấy thế này?
Đã rất nhiều năm Quy Dao không mơ thấy giấc mơ kì quái này. Lần đầu mơ thấy là vào lúc cô năm tuổi, lần thứ hai là vào lúc chín tuổi. Tuy rằng cách nhau rất nhiều năm, tuy rằng tuổi tác đã thay đổi nhưng vì cảnh tượng trong mơ quá mức kì dị, mỗi lần mơ thấy đều bị mất ngủ rất lâu nên cô nhớ rất rõ.
Cô không dám nghĩ xem dòng sông đỏ tươi kia, cầu đá trắng kia tượng trưng cho điều gì. Mà cô chỉ không hiểu là tại sao mình lại hát một bài ca dao bi thương như vậy, còn dùng giọng hát biến hóa không lường hát nó nữa. Rõ ràng trong hiện thực, cô là một người không có khả năng ca hát mà.
Ngay lúc cô nghĩ mãi không thông thì di động vang lên, là tin nhắn của bạn học Chu Tiêu:
[Cậu đã dậy chưa? Lúc đi nhớ kiểm tra lại hành lý, tránh quên đồ nhé!]
Hôm nay là ngày xuất phát đi dạy học, không thể đến muộn. Quy Dao nhìn giờ, đã không còn sớm nữa thì vội vàng đi đến trường học để tập trung.
Nơi các cô đến dạy học có tên là Vu Sơn – một cái tên làm người nghe cảm thấy nó là một nơi đầy lãng mạn viển vông.
Cũng thật sự là một vùng núi hoang vu, cao hơn mực nước biển hai ngàn mét, tới đỉnh núi là có thể thấy núi non trùng điệp.
Quy Dao là sinh viên sư phạm đang chuẩn bị đi thực tập tại trường tiểu học huyện Vu Sơn nghèo khó này. Trường của cô cách Vu Sơn không xa, ngồi xe nửa ngày là đến huyện Vu Sơn. Xuống xe không lâu thì các điểm trường đã cho xe đến đón người đi – đường không dễ đi, không có người đón thì những sinh viên trẻ tuổi biết đi như thế nào?
Quy Dao và bạn học Chu Tiêu được phân vào một trường tiểu học, thấy các nhóm khác đều đã có người đến đón chỉ còn hai người bọn cô như bị quên mất.
Lúc này, giáo viên phụ trách đưa bọn họ đến đi đến nói: “Người đến đón các em có chút việc trên đường, tối nay mới đến nơi được. Cũng sắp đến giờ ăn cơm, chúng ta đi ăn cơm trước nhé?"
Hai nữ sinh cũng đã đói bụng nên gật đầu đồng ý. Ăn cơm xong lại chờ hơn hai tiếng đồng hồ thì người đến đón mới tới nơi.
Người đến đón là hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Tinh, họ Lưu, là người huyện Vu Sơn. Thời gian không còn sớm, hiệu trưởng Lưu dẫn Quy Dao và Chu Tiêu vội vàng đến bến đò.
Chờ thuyền đến gần bờ thì mặt trời đã xuống núi. Trời tối rất nhanh, đường trên núi không có đường, ánh trăng trong trẻo mơ hồ có thể thấy rõ cây cối lay động ven đường, cùng với bóng lưng của hiệu trưởng đang đi đằng trước.
Hiệu trưởng Lưu nói rất nhiều, vừa đi vừa thao thao bất tuyệt nói về chuyện trường học. Còn nói về đặc điểm của mỗi học sinh. Hai nữ sinh lúc nghe, lúc đáp lại mấy câu, có đôi khi lén tám chuyện với nhau.
Thấy xung quanh ngày càng hoang vắng, trong lòng Chu Tiêu có chút sợ hãi, nói nhỏ với Quy Dao: “Cậu nói xem chỗ này có ma hay không?"
Quy Dao chỉ ngọn đèn ở xa xa: “Thấy không, mỗi ngọn núi đều có vài nhà dân, sợ gì chứ?"
“Mỗi đỉnh núi cũng chỉ có mấy hộ dân thôi mà? Hơn nữa mỗi hộ còn cách nhau xa như vậy, có chuyện gì xảy ra thì gọi cũng không được."
“Có thể có chuyện gì cơ chứ? Hiệu trưởng Lưu cũng đã nói là sắp đến nơi rồi. Hiệu trưởng, còn bao xa nữa…" Giọng nói nghẹn lại.
Hiệu trưởng Lưu vốn đi ở phía trước giờ đã không thấy bóng dáng đâu cả. Trên đường núi hoang vắng chỉ có hai cô gái đang đeo ba lô. Nếu không phải ban đêm trời quá tối thì có thể nhìn thấy vẻ bất an cùng sợ hãi trên mặt nhau.
“Hiệu trưởng Lưu! Hiệu trưởng Lưu ơi!"
Gọi vài tiếng mà không có người trả lời, hai cô vội vàng đuổi theo phía trước, vừa đúng lúc đằng trước là một chỗ rẽ, vốn tưởng rằng chỉ cần rẽ vào là có thể đuổi theo hiệu trưởng nhưng rẽ vào lại gặp một lối rẽ khác.