Thụy Du Thiên Miên
Chương 24: Bạn đồng hành
Hai mươi ngày đi đường không có chuyện gì đặc biệt xảy ra. Trừ việc ban đêm phải dừng lại để kiếm chỗ nghỉ ngơi, cả đoàn người liên tục di chuyển không ngừng, hy vọng có thể theo manh mối đến gần với bảo bối đầu tiên sớm nhất. Đắc Di và Cát Uy trong lớp vỏ dịch dung cũng không bị hắc y nhân nào đuổi theo.
“Đắc Di, đã mấy ngày qua đi đường sóng yên biển lặng, ngươi có chắc đám hắc y nhân lần trước tới truy sát ngươi và Cát Uy không bám theo chúng ta?" Thuỵ Miên hỏi Đắc Di, nhiều lúc vì quá yên bình thuận tiện làm người ta sinh lo, nhất là khi đang đi làm chuyện mờ ám hay bí mật.
Đắc Di giải thích: “Ta đã bố trí hai ảnh vệ thân tín dịch dung thành ta và Cát Uy đệ đệ từ Dược Trang thành quay về lại Kỳ quốc. Trong thời gian chúng ta đi vắng, bọn họ sẽ thay chúng ta giả dạng thân thế. Về đến Kỳ Quốc, bọn người của Mộ Dung Mao đều phải dè chừng Hữu Thái Uý, muốn làm gì gây hoạ, tuyệt không có khả năng."
Tám người cùng lên đường tìm ba bảo vật, nên Thuỵ Miên và Thuý Như đã bàn bạc, quyết định đặt một cái tên ngắn gọn cho nhóm. Thuỵ Miên đề nghị lấy cái tên Hội Tam Bảo, vừa dễ gọi, lại nói được đúng mục đích của cả cuộc hành trình. Tuy nhiên, ngoài nàng và Thuý Như hăng hái tự gọi mình là Hội Tam Bảo, không ai khác tỏ vẻ thèm quan tâm đến cái tên này.
Suốt dọc đường, Thuý Như trong xe tíu tít nói cười, liên tục lấy đồ ăn trong hai tay nải cho Thuỵ Miên nhấm nháp. Trong khi đó Mộc Hải và Cát Uy vô cùng ung dung ngồi tĩnh dưỡng, có đôi khi lại coi đánh cờ là nơi bàn bạc binh pháp tôn tử. Đắc Di lúc rỗi lại lôi bản đồ của Ấn Không đại sư ra nghiên cứu, không thì nói chuyện với Mộc Hải và Cát Uy, không quên bắt chuyện với Thụy Miên, hỏi nàng cần gì, có gì khó chịu không. Mặc Cảnh cũng quan tâm để ý hỏi han nàng những câu tương tự, phần lớn thời gian còn lại là chơi với Bạch Hồ, nhiều lúc hắn bắt nạt làm nó uất ức, tìm đến mách với Thuỵ Miên.
“Mặc Cảnh, có mỗi mấy con cào cào bằng lá tre, người đưa cho nó chơi, ta lại làm cái mới cho ngươi, việc gì mà cứ phải hai cha con ngươi cứ phải tranh giành là thế nào?" Thuỵ Miên đòi lại công bằng cho Bạch Hồ, dù gì nó cũng là trẻ con, tính tình ngang bướng, lại hay nhõng nhẽo.
Mặc Cảnh liền nhìn chằm chằm vào nàng, nói: “Đồ của ta người khác lại có thể dày vò, vả lại, nếu đã là đồ Mặc Cảnh ta ưa thích, ta quyết thốn bộ bất ly(1).", nói rồi lườm Bạch Hồ một cái làm nó vô cùng hãi hùng, càng rúc sâu vào lòng Thụy Miên.
(1) Thốn bộ bất ly: một tấc chẳng rời
Thuỵ Miên liền giao Bạch Hồ cho Thuý Như để hai bọn họ đừng gây thêm nữa.
Có lần nàng làm rơi miếng bánh ăn dở, Mặc Cảnh và Đắc Di đều cúi xuống nhặt lên, không ai nhường ai, làm Thuỵ Miên cảm thấy vô cùng kì lạ. Chỉ đến lúc Thuý Như ca thán: “Cái bánh đã vỡ vụn thế kia, nhặt lên sao còn ăn được chứ." thì cả hai mới dừng tay, thỉnh thoảng ném về phía nhau những cái nhìn rất thách thức.
Thuỵ Miên giữ phép lịch sự, đưa cho hai người hai cái bánh mới: “Thuý Như còn mang theo rất nhiều bánh và đồ ăn vặt, các người cũng không cần tranh giành vì miếng ăn như vậy, thật là xấu mặt quân tử. Chỉ cần bảo một tiếng, ta tuyệt không ki bo mà sẵn sàng bình phân thu sắc (2)."
(2) Bình phân thu sắc: chia sẻ đều nhau
Thuỵ Miên hy vọng không vì thứ đơn giản như bánh ngon hay đồ dùng hàng ngày mà dẫn đến sứt mẻ tình bằng hữu. Nhưng trái ngược với mong muốn của nàng, chuyện tranh giành thi đấu này không những không chấm hết mà còn liên tục tái diễn.
Có những lúc cả bọn chưa kịp vào thành trấn thì trời đã tối, đành cắm trại nghỉ qua đêm trong rừng hoặc nơi nào xa đường cái. Cũng có vài lần bọn họ tìm được những ngôi miếu hoang hay nhà bỏ hoang, dù không được sạch sẽ tươm tất, nhưng so với buổi tối đi ngủ không phải hít sương lạnh hoặc vào những hôm mưa gió, chỉ cần có mái che đầu thì đã là may mắn.
Khi Đắc Di giành giúp Thuỵ Miên nấu cơm, thì Mặc Cảnh liền xung phong giúp nàng nhóm lửa. Thuỵ Miên tự hiểu ai cũng muốn chứng tỏ mình là người hữu dụng. Đến như nàng đây, chân tay luống cuống còn muốn làm gì đó để cơ thể vận động do cả người ê ẩm sau ngày dài ngồi trên xe ngựa.
Thuý Như nhăn mặt: “Thôi, các công tử để yên cho muội làm, mất công lát nữa lại đi dọn dẹp chiến trường, thời gian không còn sớm, bao giờ mới được ăn tối?"
Đúng như Thuý Như tiên liệu, động vào việc đơn giản như thổi cơm, Đắc Di cũng làm không xong. Nàng nhìn Thuý Như giơ nồi cơm đen xì, quay về phía Đắc Di bực bội nói: “Ta cũng biết công tử lá ngọc cành vàng, từ trước giờ không phải động chân động tay, nên có việc nấu cơm mà cũng không biết làm. Cơm khét thì thôi, đến cái nồi cũng cháy đen lủng cả đáy, thật là hoang phí." Thuý Như lại phải đích thân ra tay, cả đoàn mới được ăn lúc trời đã tối hẳn.
Lúc Mặc Cảnh giúp nàng nhặt lá thuốc, Đắc Di liền mang túi theo để đựng, nhất định đi theo hai người để giúp nàng xách túi, lấy cớ sợ Thụy Miên mỏi mệt chân tay. Lúc này Bạch Hồ ham vui liền lao vào cắn xe túi thuốc của Đắc Di, Mặc Cảnh đã không can lại còn đứng chụm tay vờ nghiên cứu điều gì đó hài hước lắm.
Thuỵ Miên chứng kiến cảnh tượng thì bực bội hét lên với Mặc Cảnh: “Con hư tại cha, phạt ngươi và Bạch Hồ đi gom lại cho đủ lá thuốc đã hái cả buổi chiều cho ta."
Thuỵ Miên đau đầu với tay nghề phá hoại giỏi hơn giúp đỡ của hai nam nhân này, nàng quyết định vùi đầu vào tiếp tục sáng tác truyện ngắn.
Trong thời gian ba mươi ngày đi đường, Thuỵ Miên liên tục dùng phương pháp châm cứu để đả thông huyết mạch cho Mộc Hải, nâng cao khí huyết nhằm giúp áp chế độc dược, lại cùng lúc dùng thuốc của Phó Kiện Đàm đưa cho, đắp ngoài da lên những nơi độc ngấm bên trong, dùng kim khắc thuốc vào, đưa độc tập trung ở cùng một chỗ.
Mộc Hải dù trải qua đau đớn, lại không bao giờ than vãn. Khi nhìn hắn ngồi hàng giờ bất động với chi chít kim trâm trước ngực, Thuỵ Miên không khỏi cảm khái quyết tâm và sức mạnh ý chí của tiên sinh.
Mộc Hải nói với Thuỵ Miên: “Thuỵ Miên cô nương, chuyện ta còn tám tháng để sống sau khi chữa khỏi bệnh, ta mong cô nương đừng kể với người khác. Ta không muốn làm lỡ đại sự của Đắc Di, lại càng không muốn nhận sự thương hại từ bất kì ai."
Thuỵ Miên thấu hiểu tâm tư của tiên sinh, gật đầu đồng ý.
Chỉ còn hơn chục ngày nữa, lúc Hội Tam Bảo đến Mãn quốc cũng là khi Thuỵ Miên sắp hoàn toàn khống chế được bệnh tình của Mộc Hải. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đồng hồ cát quyết đinh sinh mệnh của tiên sinh sẽ bắt đầu bị dốc ngược mà chảy đủ cho tám tháng tiếp theo. Khi hạt cát cuối cùng chảy xuống, cũng là lúc tiên sinh phải từ dã cõi trần.
Đứng trước thực tại này, Mộc Hải vẫn ung dung chấp nhận. Khi cơ thể có biểu hiện tốt hơn, tiên sinh vui mừng thấy rõ, nói với Thuỵ Miên: “Việc cải thiện sức khỏe đã giúp ta có thể luyện công và thực hiện những võ thuật cơ bản mà không mang đến biến chứng gì, khác hẳn với những lần trước. Thật cảm tạ cô nương."
Vào gần đến ranh giới của Mãn Quốc, thì Cát Uy và Mộc Hải lâu ngày quen biết đã trở nên cực kỳ hợp tính. Hai người không những thích chơi cờ đàm đạo, lại cùng nhau nghiên cứu luyện võ. Mộc Hải vô cùng tán thưởng những chiêu thức mà Cát Uy thể hiện, trong khi đó, Cát Uy cung kính nghe theo chỉ dẫn và góp ý của tiên sinh, tiến bộ không ít. Thuỵ Miên ngồi âm thầm quan sát biểu hiện của hai nam nhân này, ngay hôm sau đã có hứng ý mà bắt tay viết truyện về hai thầy trò Tử Cát và Tuệ Mộc ở bên nhau, tâm linh tương thông mà vượt qua rào cản của xã hội, quyết đoạn tụ mà ở bên nhau cả đời.
Mấy mẩu truyện Thuỵ Miên đang sáng tác dở thì bị Cát Uy bất chợt nhìn thấy khi nàng mải chạy theo Bạch Hồ để bắt nó cho Thuý Như chải lông. Hắn không khỏi tò mò mà cầm lên đọc lướt qua.
Ngay tối hôm đó, Đắc Di đã phải chắn trước người Thuỵ Miên đang ôm tập truyện khư khư trong lòng, không cho Cát Uy đang lồng lộn muốn vứt mấy cuốn sách của nàng vào đống lửa: “Thuỵ Miên ngươi đưa ngay cuốn sách bệnh hoạn này cho ta, người viết gì không viết, dám viết bậy bạ như vậy. Hôm nay ta phải đốt văn huỷ thơ, tránh cho sách dơ này làm bẩn mắt người đọc."
Thuỵ Miên cũng không vừa: “Ngươi lại dám gọi sách của ta, văn áng của ta là sách dơ? Nếu trong lòng ngươi không có gì, tại sao lại đòi vứt truyện ta sáng tác, hay quả thật ngươi có sở thích đặc biệt? Mà cả kể thế, có gì phải giấu giếm chứ?"
Cát Uy tức giận muốn mở óc Thuỵ Miên ra xem trong đầu nàng chứa những ý nghĩ kỳ lạ gì. Đắc Di đành đứng ra giảng hoà cho hai người bằng cách tịch thu quyển truyện của Thuỵ Miên, làm nàng vô cùng phẫn uất. Cát Uy mãi mới nguôi ngoai, trước lúc rời đi còn ném lại vài cái nhìn không được thiện cảm cho nàng.
Đắc Di dỗ giành: “Thuỵ Miên nàng chịu khó nhường Cát Uy một chút, ta sẽ mua bù lại cho nàng nhiều đồ ăn ngon khi đến Mãn quốc, có được không?" Thuỵ Miên vì mỹ vị mà quên ngay thù cũ. Dù không có quyển này, nàng vẫn có thể viết truyện khác, thậm chí nội dung y hệt.
Thuỵ Miên không hề biết, câu truyện sư đồ nàng viết gây ra náo loạn đến nỗi khiến hai nam nhân khó có khi đồng tâm là Đắc Di và Mặc Cảnh tò mò đọc qua cũng phải có cùng chung một suy nghĩ: “Thuỵ Miên làm nghề gì thì làm, chỉ có đều không thể trở thành tiểu thuyết gia."
Vì đường xá thuận tiện, đoàn người đi đến Mãn quốc nhanh hơn dự kiến bảy ngày. Ba mươi ngày chữa bệnh cho Mộc Hải cũng sắp kết thúc; tiên sinh sắp có lại được sức mạnh được ví như chiến thần của mình chỉ sau bảy ngày nữa. Dù tiên sinh tâm trạng phấn chấn, Thuỵ Miên vẫn không tránh khỏi chút mặc cảm áy náy. Mặc Cảnh tuy thâm trầm không nói ra, cũng không bỏ qua cảm xúc lo lắng này của nàng
“Đắc Di, đã mấy ngày qua đi đường sóng yên biển lặng, ngươi có chắc đám hắc y nhân lần trước tới truy sát ngươi và Cát Uy không bám theo chúng ta?" Thuỵ Miên hỏi Đắc Di, nhiều lúc vì quá yên bình thuận tiện làm người ta sinh lo, nhất là khi đang đi làm chuyện mờ ám hay bí mật.
Đắc Di giải thích: “Ta đã bố trí hai ảnh vệ thân tín dịch dung thành ta và Cát Uy đệ đệ từ Dược Trang thành quay về lại Kỳ quốc. Trong thời gian chúng ta đi vắng, bọn họ sẽ thay chúng ta giả dạng thân thế. Về đến Kỳ Quốc, bọn người của Mộ Dung Mao đều phải dè chừng Hữu Thái Uý, muốn làm gì gây hoạ, tuyệt không có khả năng."
Tám người cùng lên đường tìm ba bảo vật, nên Thuỵ Miên và Thuý Như đã bàn bạc, quyết định đặt một cái tên ngắn gọn cho nhóm. Thuỵ Miên đề nghị lấy cái tên Hội Tam Bảo, vừa dễ gọi, lại nói được đúng mục đích của cả cuộc hành trình. Tuy nhiên, ngoài nàng và Thuý Như hăng hái tự gọi mình là Hội Tam Bảo, không ai khác tỏ vẻ thèm quan tâm đến cái tên này.
Suốt dọc đường, Thuý Như trong xe tíu tít nói cười, liên tục lấy đồ ăn trong hai tay nải cho Thuỵ Miên nhấm nháp. Trong khi đó Mộc Hải và Cát Uy vô cùng ung dung ngồi tĩnh dưỡng, có đôi khi lại coi đánh cờ là nơi bàn bạc binh pháp tôn tử. Đắc Di lúc rỗi lại lôi bản đồ của Ấn Không đại sư ra nghiên cứu, không thì nói chuyện với Mộc Hải và Cát Uy, không quên bắt chuyện với Thụy Miên, hỏi nàng cần gì, có gì khó chịu không. Mặc Cảnh cũng quan tâm để ý hỏi han nàng những câu tương tự, phần lớn thời gian còn lại là chơi với Bạch Hồ, nhiều lúc hắn bắt nạt làm nó uất ức, tìm đến mách với Thuỵ Miên.
“Mặc Cảnh, có mỗi mấy con cào cào bằng lá tre, người đưa cho nó chơi, ta lại làm cái mới cho ngươi, việc gì mà cứ phải hai cha con ngươi cứ phải tranh giành là thế nào?" Thuỵ Miên đòi lại công bằng cho Bạch Hồ, dù gì nó cũng là trẻ con, tính tình ngang bướng, lại hay nhõng nhẽo.
Mặc Cảnh liền nhìn chằm chằm vào nàng, nói: “Đồ của ta người khác lại có thể dày vò, vả lại, nếu đã là đồ Mặc Cảnh ta ưa thích, ta quyết thốn bộ bất ly(1).", nói rồi lườm Bạch Hồ một cái làm nó vô cùng hãi hùng, càng rúc sâu vào lòng Thụy Miên.
(1) Thốn bộ bất ly: một tấc chẳng rời
Thuỵ Miên liền giao Bạch Hồ cho Thuý Như để hai bọn họ đừng gây thêm nữa.
Có lần nàng làm rơi miếng bánh ăn dở, Mặc Cảnh và Đắc Di đều cúi xuống nhặt lên, không ai nhường ai, làm Thuỵ Miên cảm thấy vô cùng kì lạ. Chỉ đến lúc Thuý Như ca thán: “Cái bánh đã vỡ vụn thế kia, nhặt lên sao còn ăn được chứ." thì cả hai mới dừng tay, thỉnh thoảng ném về phía nhau những cái nhìn rất thách thức.
Thuỵ Miên giữ phép lịch sự, đưa cho hai người hai cái bánh mới: “Thuý Như còn mang theo rất nhiều bánh và đồ ăn vặt, các người cũng không cần tranh giành vì miếng ăn như vậy, thật là xấu mặt quân tử. Chỉ cần bảo một tiếng, ta tuyệt không ki bo mà sẵn sàng bình phân thu sắc (2)."
(2) Bình phân thu sắc: chia sẻ đều nhau
Thuỵ Miên hy vọng không vì thứ đơn giản như bánh ngon hay đồ dùng hàng ngày mà dẫn đến sứt mẻ tình bằng hữu. Nhưng trái ngược với mong muốn của nàng, chuyện tranh giành thi đấu này không những không chấm hết mà còn liên tục tái diễn.
Có những lúc cả bọn chưa kịp vào thành trấn thì trời đã tối, đành cắm trại nghỉ qua đêm trong rừng hoặc nơi nào xa đường cái. Cũng có vài lần bọn họ tìm được những ngôi miếu hoang hay nhà bỏ hoang, dù không được sạch sẽ tươm tất, nhưng so với buổi tối đi ngủ không phải hít sương lạnh hoặc vào những hôm mưa gió, chỉ cần có mái che đầu thì đã là may mắn.
Khi Đắc Di giành giúp Thuỵ Miên nấu cơm, thì Mặc Cảnh liền xung phong giúp nàng nhóm lửa. Thuỵ Miên tự hiểu ai cũng muốn chứng tỏ mình là người hữu dụng. Đến như nàng đây, chân tay luống cuống còn muốn làm gì đó để cơ thể vận động do cả người ê ẩm sau ngày dài ngồi trên xe ngựa.
Thuý Như nhăn mặt: “Thôi, các công tử để yên cho muội làm, mất công lát nữa lại đi dọn dẹp chiến trường, thời gian không còn sớm, bao giờ mới được ăn tối?"
Đúng như Thuý Như tiên liệu, động vào việc đơn giản như thổi cơm, Đắc Di cũng làm không xong. Nàng nhìn Thuý Như giơ nồi cơm đen xì, quay về phía Đắc Di bực bội nói: “Ta cũng biết công tử lá ngọc cành vàng, từ trước giờ không phải động chân động tay, nên có việc nấu cơm mà cũng không biết làm. Cơm khét thì thôi, đến cái nồi cũng cháy đen lủng cả đáy, thật là hoang phí." Thuý Như lại phải đích thân ra tay, cả đoàn mới được ăn lúc trời đã tối hẳn.
Lúc Mặc Cảnh giúp nàng nhặt lá thuốc, Đắc Di liền mang túi theo để đựng, nhất định đi theo hai người để giúp nàng xách túi, lấy cớ sợ Thụy Miên mỏi mệt chân tay. Lúc này Bạch Hồ ham vui liền lao vào cắn xe túi thuốc của Đắc Di, Mặc Cảnh đã không can lại còn đứng chụm tay vờ nghiên cứu điều gì đó hài hước lắm.
Thuỵ Miên chứng kiến cảnh tượng thì bực bội hét lên với Mặc Cảnh: “Con hư tại cha, phạt ngươi và Bạch Hồ đi gom lại cho đủ lá thuốc đã hái cả buổi chiều cho ta."
Thuỵ Miên đau đầu với tay nghề phá hoại giỏi hơn giúp đỡ của hai nam nhân này, nàng quyết định vùi đầu vào tiếp tục sáng tác truyện ngắn.
Trong thời gian ba mươi ngày đi đường, Thuỵ Miên liên tục dùng phương pháp châm cứu để đả thông huyết mạch cho Mộc Hải, nâng cao khí huyết nhằm giúp áp chế độc dược, lại cùng lúc dùng thuốc của Phó Kiện Đàm đưa cho, đắp ngoài da lên những nơi độc ngấm bên trong, dùng kim khắc thuốc vào, đưa độc tập trung ở cùng một chỗ.
Mộc Hải dù trải qua đau đớn, lại không bao giờ than vãn. Khi nhìn hắn ngồi hàng giờ bất động với chi chít kim trâm trước ngực, Thuỵ Miên không khỏi cảm khái quyết tâm và sức mạnh ý chí của tiên sinh.
Mộc Hải nói với Thuỵ Miên: “Thuỵ Miên cô nương, chuyện ta còn tám tháng để sống sau khi chữa khỏi bệnh, ta mong cô nương đừng kể với người khác. Ta không muốn làm lỡ đại sự của Đắc Di, lại càng không muốn nhận sự thương hại từ bất kì ai."
Thuỵ Miên thấu hiểu tâm tư của tiên sinh, gật đầu đồng ý.
Chỉ còn hơn chục ngày nữa, lúc Hội Tam Bảo đến Mãn quốc cũng là khi Thuỵ Miên sắp hoàn toàn khống chế được bệnh tình của Mộc Hải. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đồng hồ cát quyết đinh sinh mệnh của tiên sinh sẽ bắt đầu bị dốc ngược mà chảy đủ cho tám tháng tiếp theo. Khi hạt cát cuối cùng chảy xuống, cũng là lúc tiên sinh phải từ dã cõi trần.
Đứng trước thực tại này, Mộc Hải vẫn ung dung chấp nhận. Khi cơ thể có biểu hiện tốt hơn, tiên sinh vui mừng thấy rõ, nói với Thuỵ Miên: “Việc cải thiện sức khỏe đã giúp ta có thể luyện công và thực hiện những võ thuật cơ bản mà không mang đến biến chứng gì, khác hẳn với những lần trước. Thật cảm tạ cô nương."
Vào gần đến ranh giới của Mãn Quốc, thì Cát Uy và Mộc Hải lâu ngày quen biết đã trở nên cực kỳ hợp tính. Hai người không những thích chơi cờ đàm đạo, lại cùng nhau nghiên cứu luyện võ. Mộc Hải vô cùng tán thưởng những chiêu thức mà Cát Uy thể hiện, trong khi đó, Cát Uy cung kính nghe theo chỉ dẫn và góp ý của tiên sinh, tiến bộ không ít. Thuỵ Miên ngồi âm thầm quan sát biểu hiện của hai nam nhân này, ngay hôm sau đã có hứng ý mà bắt tay viết truyện về hai thầy trò Tử Cát và Tuệ Mộc ở bên nhau, tâm linh tương thông mà vượt qua rào cản của xã hội, quyết đoạn tụ mà ở bên nhau cả đời.
Mấy mẩu truyện Thuỵ Miên đang sáng tác dở thì bị Cát Uy bất chợt nhìn thấy khi nàng mải chạy theo Bạch Hồ để bắt nó cho Thuý Như chải lông. Hắn không khỏi tò mò mà cầm lên đọc lướt qua.
Ngay tối hôm đó, Đắc Di đã phải chắn trước người Thuỵ Miên đang ôm tập truyện khư khư trong lòng, không cho Cát Uy đang lồng lộn muốn vứt mấy cuốn sách của nàng vào đống lửa: “Thuỵ Miên ngươi đưa ngay cuốn sách bệnh hoạn này cho ta, người viết gì không viết, dám viết bậy bạ như vậy. Hôm nay ta phải đốt văn huỷ thơ, tránh cho sách dơ này làm bẩn mắt người đọc."
Thuỵ Miên cũng không vừa: “Ngươi lại dám gọi sách của ta, văn áng của ta là sách dơ? Nếu trong lòng ngươi không có gì, tại sao lại đòi vứt truyện ta sáng tác, hay quả thật ngươi có sở thích đặc biệt? Mà cả kể thế, có gì phải giấu giếm chứ?"
Cát Uy tức giận muốn mở óc Thuỵ Miên ra xem trong đầu nàng chứa những ý nghĩ kỳ lạ gì. Đắc Di đành đứng ra giảng hoà cho hai người bằng cách tịch thu quyển truyện của Thuỵ Miên, làm nàng vô cùng phẫn uất. Cát Uy mãi mới nguôi ngoai, trước lúc rời đi còn ném lại vài cái nhìn không được thiện cảm cho nàng.
Đắc Di dỗ giành: “Thuỵ Miên nàng chịu khó nhường Cát Uy một chút, ta sẽ mua bù lại cho nàng nhiều đồ ăn ngon khi đến Mãn quốc, có được không?" Thuỵ Miên vì mỹ vị mà quên ngay thù cũ. Dù không có quyển này, nàng vẫn có thể viết truyện khác, thậm chí nội dung y hệt.
Thuỵ Miên không hề biết, câu truyện sư đồ nàng viết gây ra náo loạn đến nỗi khiến hai nam nhân khó có khi đồng tâm là Đắc Di và Mặc Cảnh tò mò đọc qua cũng phải có cùng chung một suy nghĩ: “Thuỵ Miên làm nghề gì thì làm, chỉ có đều không thể trở thành tiểu thuyết gia."
Vì đường xá thuận tiện, đoàn người đi đến Mãn quốc nhanh hơn dự kiến bảy ngày. Ba mươi ngày chữa bệnh cho Mộc Hải cũng sắp kết thúc; tiên sinh sắp có lại được sức mạnh được ví như chiến thần của mình chỉ sau bảy ngày nữa. Dù tiên sinh tâm trạng phấn chấn, Thuỵ Miên vẫn không tránh khỏi chút mặc cảm áy náy. Mặc Cảnh tuy thâm trầm không nói ra, cũng không bỏ qua cảm xúc lo lắng này của nàng
Tác giả :
Hồ Vân