Thực Tâm Giả
Chương 3
Phương Đăng muốn trèo ra ngoài bức tường của Phó gia hoa viên, vì không tìm được điểm dừng chân thích hợp, so với lúc vào càng đi xa hơn rất khổ sở, tư thế cũng hết sức chật vật. Phó Kính Thù nhân lúc mưa đã tạnh tiếp tục cắt tỉa chậu hoa, đứng gần sát bên cô, thà ngửa mặt nhìn lên khối rêu xanh trên tường rào sắp tróc ra vì cô cố sức bám vào, cũng không hề đưa tay ra giúp cô một chút. Ngược lại Phương Đăng đối với chiếc kéo làm vườn sắc bén trong tay anh lại khá sợ hãi, chỉ e mình sơ ý rời tay té xuống, chẳng may bị cây kéo đâm thì chết chắc.
Lúc đã an toàn từ đầu kia của tường rào hạ xuống đất, cô nghe một giọng nam già nua từ trong sân truyền ra.
“Tiểu Thất, vào ăn cơm."
Chắc đây chính là “Lão Thôi" người mà Phó Kính Thù nhắc đến.
Sau này Phương Đăng nghe được từ chỗ bà Đỗ, lão Thôi chính là người trông coi khu vườn nhà đối diện, thuận tiện nên cũng chăm sóc luôn Phó Kính Thù. Phó gia hoa viên lớn như vậy, hiện giờ cũng chỉ có hai người họ ở.
Phương Đăng không hiểu, Phó Kính Thù coi như không có mẹ, nhưng dù sao vẫn còn có cha. Dù là cha mẹ đều mất, người của Phó gia tại sao lại để một mình anh ta ở trên đảo làm bạn cùng khu vườn hoang phế, chỉ để cho người làm vườn chăm sóc cuộc sống của anh ta. Nói đến vấn đề này, bà Đỗ cũng không nói kỹ càng gì, đại khái chỉ giải thích tự nhiên là vậy.
Đến học ở một trường mới đối với Phương Đăng mà nói không có gì mới lạ cả, trừ lúc đi học, giọng nói với âm ngữ địa phương của thầy giáo khiến cô không có cách gì thích ứng nổi, những chuyện khác cũng chẳng đem đến cho cô bất kỳ phiền nhiễu nào, dù sao cô cũng chưa bao giờ mong đợi có thể quen biết bạn bè thân thiết trong môi trường học đường. Hòn đảo nhỏ này, chuyện vui buồn, sanh lão bệnh tử luôn có, Phương Học Nông lấy tiền phí không cao nên thỉnh thoảng cũng có việc làm. Từ sau khi quay lại Qua Âm Châu, cuộc sống của ông chỉ giới hạn trong vài tấc đấc, ít chạy đông chạy tây, Phương Đăng không cần bôn ba theo, sau giờ tan học cũng không giống như thời còn ở với cô Chu Nhan, ngược lại thời gian học tập nhiều hơn, chương trình học nào cũng đều vượt qua được cả.
Dù lớp mười và lớp mười một học chung trường, nhưng Phương Đăng ở trường cũng ít khi vô tình gặp mặt Phó Kính Thù, chỉ có là lúc cô cố ý bồi hồi đứng ở cửa trường, đợi anh ta đi ra, sau đó theo đuôi anh ta dọc suốt đường về nhà. Trừ khi trong lớp có chuyện khác hoặc là bị thầy giáo giữ lại, cô mới tạm thời hụt hẫng cắm sào chờ nước. Cuộc sống của Phó Kính Thù trên căn bản chính là trường học cùng với Phó gia hoa viên, mỗi sáng chủ nhật lại đón phà vượt biển vào thành phố học vẽ.
Lúc tan học, học sinh ào ra khỏi cổng trường như ong vỡ vổ, nhưng mau chóng túa ra đầy các ngõ nhỏ trên đảo nên chẳng còn ai. Đoạn đường Phương Đăng về nhà không có nhiều học sinh, trừ người của cô nhi viện Thánh Ân, chỉ có cô và Phó Kính Thù. Khi không có người khác, cô thường tự đắc ngâm nga một bài hát bất kỳ sau lưng anh, thi thoảng lại ranh mãnh bắt chước giọng lão Thôi gọi anh: “Tiểu Thất".
Lần đầu tiên Phó Kính Thù nghe được từ này từ miệng Phương Đăng, anh hết sức kinh ngạc quay đầu lại nhìn cô.
“Ai cho cô gọi vậy?"
Đương nhiên ngữ điệu của anh cũng chẳng vui vẻ gì. Lúc ấy ở ven đường vừa đúng có một con chó đi lạc đang lang thang kiếm cơm, Phương Đăng không đáp lại lời anh, kêu lên thêm một tiếng: “Tiểu Thất", ánh mắt hướng về phía con chó gầy trơ cả xương kia. Phó Kính Thù quay đầu đi thẳng, từ đó về sau bất kể cô ở phía sau cười hì hì gọi “Tiểu Thất à, Tiểu Thất ơi" loạn cả lên, anh chỉ làm ngơ như không nghe thấy, cũng không hề lên tiếng ngăn cản.
Chỉ cần là trời không mưa, bầu trời không có gợn đen, Phó Kính Thù đều ngồi ở góc nào đó trong sân vườn, táy máy sửa đi sửa lại mấy chậu hoa, hoặc là sáng tác bên giá vẽ. Phương Đăng thỉnh thoảng cố tình leo lên ngồi trên tường rào, chỉ là không nhảy vào trong một cách lỗ mãng nữa mà chỉ ngồi ở chóp tường bắt chuyện cùng anh.
“Này, Tiểu Thất, anh ở đây vẽ gì vậy?"
“Thất Thất, chậu hoa này là hoa gì? Nhìn nó sắp chết rồi."
“Tại sao lão Thôi lại gọi anh là Tiểu Thất, anh có bảy anh chị em sao? Họ đi đâu cả rồi? Tôi từ nhỏ chỉ có một mình, cô tôi nói lúc tôi chào đời, trăng còn sáng hơn cả ngọn đèn đường ngoài cửa sổ, nên mới đặt tên tôi là Phương Đăng".
Thông thường anh sẽ không đáp lại, nhưng cũng vì vậy Phương Đăng không cần sợ anh lên tiếng xua đuổi cô. Cô thích gọi anh là “Tiểu Thất" hơn là “Phó Kính Thù", mặc dù hai người ở trong lòng cô đều đặc biệt như nhau. Phó Kính Thù như nước chìm phía sau tấm rèm cửa sổ đỏ thẫm, là người trong mộng khó lòng nắm bắt; Tiểu Thất ít nói trong góc vườn hoa lại có ánh mắt hiền hòa, thoải mái trong thế giới của chính mình. Anh sẽ đổ mồ hôi như mưa để tưới nước cho hoa sum suê cành lá, khi không hài lòng về bức tranh đang vẽ, anh sẽ ném bút vẽ trở về ống tre đựng bút, sẽ vẽ một đường sơn màu sáng lên ống tay áo, sau khi nghe Phương Đăng nói lên những lời hết sức chán chường, sẽ không cẩn thận đem con sâu mới vừa bắt được từ lá cây đến bỏ lên người cô; sẽ không kềm chế được nụ cười khi nhìn thấy thời khắc một đóa hoa mới nở.
Thông thường lão Thôi lúc này đang ở trong nhà bếp nấu cơm, rất ít khi vào sân vườn, chỉ có một lần, Phương Đăng suýt nữa bị ông bắt gặp tại chỗ. Lần đó như thường lệ cô leo lên chóp tường làm huyên náo, đột nhiên Phó Kính Thù ho khan một trận, chỉ một lát sau bước chân lão Thôi đã rất gần, Phương Đăng liền lăn một vòng chạy đi ngay dưới mi mắt ông, núp ở chân tường nghe một già một trẻ nói chuyện với nhau bên trong.
“Cậu đang nói chuyện với ai vậy?"
“Ở ngoài có con chó đi lạc sủa không ngừng, chỉ là muốn xua nó đi nhanh một chút".
Phương Đăng ở dưới chân tường không nhịn được cười, thì ra anh ta còn biết cắn ngược một phát trả đũa.
Ít nhất Phó Kính Thù không ghét cô, điều này cô có thể cảm giác được. Nói vậy có khi anh cũng đã sớm biết cô là ai, cùng với cô Chu Nhan có quan hệ thế nào. Chỉ là cho đến giờ anh vẫn luôn đè nén cảm xúc, không bao giờ đề cập đến.
Phương Đăng cũng không thấy bất ngờ, trên đời này làm gì có bức tường nào không bị gió lùa, những năm tháng ở bên ngoài cô Chu Nhan dựa vào cái gì mà sống, nhất định không phải không ai biết. Bất kể năm đó tại sao cô cùng với cha của Phó Thất chung sống, tại sao lại chia lìa, có thể nói con cái nhà bình thường, hơn một nửa cũng không thể chấp nhận chuyện mẹ mình ở bên ngoài làm nghề buôn bán thân xác, nói gì là anh ta.
Đối với Phương Đăng mà nói, anh có nhận cô là thân thích hay không cô cũng không gấp rút, chỉ cần anh biết giữa hai người rõ ràng có liên quan, biết cô không phải là người dưng, vậy là đủ rồi.
Khi bầu trời bắt đầu quang đãng, mùa hè hừng hực lại đến với Qua Âm Châu. Mỗi tuần một lần đều có khóa kỹ năng lao động, Phương Đăng và các bạn học trong lớp bị phái đến hồ nước duy nhất trên đảo để nhặt rác. Mặt trời bỏng rát đến mức không mở mắt ra được, nước trong hồ đều gần như khô cạn. Phương Đăng không tụ tập cùng chúng bạn, một mình sử dụng thanh trúc dài đi moi rác từ trong bùn bỏ vào túi nhựa rồi đem thả vào lồng đựng rác. Cô đã quen làm những chuyện này, khi còn nhỏ đã không ít lần đi theo ba cô nhặt đồ cũ, nên chuyện này tự nhiên chẳng có gì đáng kể, không phải là bạn bè cùng lứa tuổi với cô ai cũng có thể chịu được ánh mặt trời chói chang cùng với mùi hôi thối ở trong hồ nước.
Cách đó không xa dưới bóng cây, những lời bình phẩm của đám nữ sinh đang ngồi hóng mát thỉnh thoảng bay vào tai cô.
“Tụi mày nhìn coi động tác của nó kìa, thuần thục ghê ha."
“Đương nhiên rồi… mày không biết Phương máu mủ sao… cái này là bẩm sinh đó.."
“Nói sao cuối cùng tao cũng ngửi được mùi trên người nó… Nghe nói cha của nó…thường hay chôn xác con nít chết yểu… Còn nhặt rác nữa… Khiếp chết được".
“Tao nghe nói lúc nào nó cũng đi theo hết… Da mặt dầy thật…"
“Mày không nghe sao…"
Trong lòng Phương Đăng cũng chẳng hề để tâm, những lời bình luận và đùa cợt đó hình như đã theo cô mà lớn lên, nếu như cô vì chuyện này mà buồn khổ, sợ rằng đã sớm chết đi trong đau khổ rồi. Cô chỉ có cách tránh xa bọn họ một tí, xa hơn chút nữa, còn không thì coi như mình bị điếc.
Cô không quan tâm, cô tự nói với mình như vậy, vì vậy cô đem sự chú ý đặt vào nơi khác.
Rác rưởi xung quanh trên căn bản đã dọn dẹp đi không ít, chỉ còn lại một đùm dây bầu ngoan cố trôi lơ lửng trên mặt nước. Trong đầu Phương Đăng chợt lóe lên ý nghĩ, nghe nói bùn nhão bám trong hồ sử dụng để làm vườn là cực kỳ tốt. Nghĩ là làm, vừa đúng lúc bên tay có túi hóa chất bỏ không, nhìn qua rất sạch sẽ, trước khi thầy giáo gọi kết thúc công việc, đúng lúc cô đã đào được hơn nửa túi bùn, đều là từ chỗ sạch sẽ nhất đào lên, lại còn khá ẩm ướt, anh ấy nhất định sẽ dùng tới.
Lúc kết thúc công việc cũng là lúc tan trường, công cụ của mọi người đều là từ nhà mang tới, thầy giáo kiểm tra lại nhân số một lần nữa rồi để cho ai về nhà nấy. Phương Đăng một tay cầm sọt rác đem theo từ nhà, một tay kia cầm nửa túi bùn lấy được từ đáy hồ như cầm bảo vật đi về. Nhìn sơ qua mớ bùn đất không nhiều, nhưng trọng lượng cũng không nhẹ, khí trời lúc này lại quá nóng, cô tự ình sức lực không kém, trên đường cũng không khỏi dừng lại nghỉ ngơi một lúc.
C
ách cửa chính của trường học không xa, một tay Phương Đăng vẫy vẫy, vừa quay đầu là nhìn thấy thân hình quen thuộc đi về hướng của cô. Lúc đầu cô cho rằng anh ta sẽ như bình thường xem như không có chuyện gì, nào ngờ Phó Kính Thù nhìn thấy sọt rác cùng với túi hóa chất to bên chân cô, có chút ngạc nhiên đi chậm lại nhìn đến mấy lần.
Phương Đăng thấy anh để ý, mừng khấp khởi cầm túi bùn giơ ra trước mặt anh: “Cho anh, cái này tốt lắm đó, dùng để…"
Anh cũng không lập tức gạt đi.
“Thứ tốt gì chứ?"
Không phải là Phó Kính Thù vừa nói, Phương Đăng bực bội quay đầu lại, một cậu bé trạc tuổi cô, dáng dấp trắng trẻo, trên mặt lại nở một nụ cười nhạo báng.
“Hôm nay có người cho cái này hôm qua lại có người tặng cái kia. Khó trách cha mẹ tao nói mày hiện giờ ở cùng với người làm vườn của nhà họ Phó so với ăn xin cũng không có gì khác biệt".
Đứa bé trai kia không chờ Phó Kính Thù và Phương Đăng trả lời, xề lại gần giả bộ muốn xem trong túi có bảo bối gì, kết quả là lùi lại hai bước, bịt mũi lại hét lên: “Đồ gì vậy, thúi chết đi thôi!"
“Tôi không cho cậu, là thúi hay thơm có liên quan gì đến cậu?" Phương Đăng không biết cậu ta là ai, chỉ là không thích cậu ta nói chuyện với Phó Kính Thù bằng giọng điệu khinh thường.
Hình như lúc này cậu bé đó mới nhìn thẳng vào Phương Đăng quan sát, rồi ngẩng người hỏi: “Mày học lớp nào?"
Phía sau có khá nhiều học sinh trong trường xúm lại xem rất náo nhiệt, trong đó có mấy cô gái bụm miệng cười, có người thay Phương Đăng trả lời vấn đề này với cậu bé: “Không biết nó là ai hả? Chắc phải biết Phương máu mủ chứ, cái gã ma men đi nâng quan tài rải tiền vàng bạc cho người ta là cha nó đó".
“Nghe nói đầu óc cha nó có vấn đề, nó cũng không bình thường, đào một đống bùn hôi rình thúi quắc cũng cố ý cầm đến tặng nữa".
“Người ta tới giờ cũng chẳng để ý đến mày, mày còn mặt dầy mà đi theo hay sao?"
Phương Đăng nhìn Phó Kính Thù một cái, gương mặt anh ta lãnh đạm lạnh lẽo, không nói một lời.
Phương Đăng cắn chặt môi, thân thể sớm đã vũ trang thật đầy đủ đã bắt đầu có chút cảm giác đau đớn.
Anh ta đương nhiên không giống cô, nhưng cô vẫn muốn là, trong cuộc sống tồn tại những thứ khác biệt như vậy là chuyện tốt đến dường nào, trong vũng bùn còn có thể ngửi được mùi hoa trên mây. Thật không ngờ điều này trong mắt người khác là điều châm biếm to lớn nhất, hoa trên mây há còn cần hướng đến mùi hương thối tha hay sao chứ? Phương Đăng không cần ai phải đứng ra nhắc nhở, cô là người phải xấu hổ vì là con gái của Phương máu mủ, mỗi thứ thuộc về cô đều là mùi hôi thối bẩn thỉu, còn Phó Kính Thù thì vô cùng tốt đẹp, không chỉ Phương Đăng mà người khác nhìn cũng thấy được. Chính là sự khác biệt một trời một vực này, cho nên sự nhiệt tình và hy vọng xa vời của cô mới trở nên buồn cười một cách đáng thương.
“Cậu nói nó cầm túi bùn kia để làm gì…"
“Cút!" Phương Đặng đột nhiên phát ra âm thanh khiến người xung quanh giật nảy mình, cô cắn môi cười nhạt nói: “Các cậu đừng quên tôi là người đầu óc không bình thường!".
Ai ai cũng ghét người có bệnh, nhưng không ai tự nguyện cùng với người có bệnh lấy đá chọi đá cả. Quả nhiên, những thanh âm bên cạnh ít nhiều giảm xuống, có người còn tức tối bỏ đi.
Vậy mà cậu bé tràn đầy khiêu khích đó cũng chưa chịu đi, còn khảy miệng cười nói: “Tao cảm thấy tụi bây như vậy quá bình thường, dù sao cũng là người một nhà, con gái của máu mủ cùng với nghiệt chủng của em gái máu mủ, đều là chuột trong cùng một ổ rồi!"
“Mày nói lại lần nữa đi!" Lúc nói lời này ngược lại Phương Đăng đã bình tĩnh hơn rất nhiều.
“Tao nói sai sao, đúng là trong cùng một ổ…"
Phương Đăng vừa cử động cơ thể một phát, Phó Kính Thù lập tức ngăn cánh tay cô lại.
“Đủ rồi" Lời của anh vừa giống như đang khuyên Phương Đăng, vừa như nói với cậu bé kia. Phương Đăng không nhìn ra vẻ tức tối trên mặt anh, cho dù đối phương dùng lời độc địa làm nhục anh, anh cũng không hề tỏ ra quan tâm đến điều đó. Cô hung hăng hất tay anh ra, trước khi thằng bé kia ngậm miệng lại, cô cầm túi bùn nhanh chóng nhét vào trong miệng cậu ta.
Cậu bé vẫn há miệng như cũ, đứng hình mất vài giây, rồi lấy lưng bàn tay lau vết bùn ở khóe miệng, khom lưng nôn ra ào ạt mà không hề báo trước.
Từ đó về sau tình hình trở nên hỗn loạn, cậu ta nôn thốc nôn tháo, khóc đến mức thiếu chút nữa thì ngất đi, người vây kín xem càng lúc càng nhiều, trong đó không ít người lớn, Phương Đăng mau chóng bị người ta tóm lấy, sau đó phụ huynh của cậu ta vội vã cùng thầy giáo chạy đến trường.
Cha mẹ cậu bé nhìn qua cũng biết là người danh giá, nhìn thấy con trai trong tình trạng bi thảm trong lòng vô cùng đau xót, cha cậu ta tìm người đi đường hỏi rõ ngọn ngành, người mẹ mắt đỏ hoe, vóc người đẫy đà nhào tới bên Phương Đăng, giơ tay lên tát một bạt tai, lập tức trên mặt cô in dấu bàn tay hình cánh quạt, Phương Đăng bị người khác níu lấy không kịp né, chỉ biết nhắm mắt lại, đợi thật lâu cơn đau rát cùng sự tủi nhục trong lòng mới lắng xuống.
Phó Kính Thù chặn tay mẹ cậu bé lại, điềm tĩnh kêu lên một tiếng: “Chị Hai"
Lúc đó trên gương mặt gần bốn mươi tuổi của người phụ nữ kia chợt có vẻ lúng túng, thù hằn, chán ghét xen lẫn hoài nghi, giằng co một hồi cuối cùng phải hậm hực rút tay về.
Sau đó Phương Đăng bị cả đoàn người đem về trường học, thầy giáo đưa cô một mình đến căn phòng làm việc nhỏ, nghiêm nghị trách cứ một phen, bảo là muốn đến tìm nhà cô. Phương Đăng không sợ điều này, nhưng cô chưa phục hồi tinh thần lại từ câu “chị Hai" của Phó Kính Thù.
Sau khi từ trường học trở về, giữa lúc nghe thầy giáo khiển trách, cô mới biết cậu bé bị cô nhét cả túi bùn vào miệng kia tên là Phó Chí Thời, khó trách…. Thì ra bọn họ đều là người nhà họ Phó. Nhưng tại sao đều là nhà họ Phó mà không vào ở Phó gia hoa viên, hơn nữa bất luận là đứa con trai hay cha mẹ, ánh mắt bọn họ nhìn Phó Kính Thù đều không có sự yêu thương của người trong gia đình?
Cho đến tận hơn tám giờ tối, chủ nhiệm lớp của Phương Đăng mới xác định sẽ không có người nhà đến bảo lãnh cho học sinh phạm lỗi này, vì vậy cô bị cảnh cáo hết lần này đến lần khác, bắt cô viết bản kiểm điểm rồi mới chịu cho về. Phương Đăng có chút bất ngờ, mùi vị bùn trong ao cô biết rất rõ, Phó Chí Thời kiêu hãnh đến vậy, ăn phải cái này dù không nhiều, vậy mà cả nhà bọn họ cũng không đến tìm cô làm phiền nữa. Muốn nghĩ bọn họ nể mặt Phó Kính Thù, cô cũng không tin, nếu bọn họ làm vậy vì kiêng nể Phó Kính Thù thì thân là con cháu, Phó Chí Thời cũng không dám tùy miệng nói ra những lời ác ý đó.
Trên đường về nhà, Phương Đăng chỉ làm bạn với chiếc bóng của chính mình dưới đèn đường, sau khi trải qua chuyện ồn ào đó, sọt rác cùng với túi bùn cũng bị lấy đi. Phương Học Nông cũng vừa về tới, nháy mắt hỏi con gái có cơm ăn chưa. Phương Đăng lắc đầu, ông giơ chai rượu lên hỏi cô có muốn vài hớp không, Phương Đăng giơ tay kéo soạt tấm màn vải trước giường.
Ngày hôm sau, khi mặt trời ló dạng, khu vườn Phó gia đối diện đã bình yên như cũ. Không biết sự nóng giận trong lòng Phương Đăng xuất phát từ đâu, buổi trưa sau khi tan học, cô ra ngoài tìm chồng báo cũ, đem đến dán bít cả cánh cửa sổ duy nhất trong phòng trọ lại thật chặt, trong phút chốc căn phòng nhỏ trở nên tối đen như mực.
Phương Học Nông vừa nhai đậu phộng, vừa lẩm bẩm: “Tốt quá, như vậy là tốt nhất!"
Những ngày sau đó, sau khi tan học Phương Đăng về nhà một mình, trong hẻm nếu gặp Phó Kính Thù, cô liền làm bộ như không thấy, nhanh chóng vượt qua mặt anh mà đi tới, càng không có những ngày leo tường đi tìm anh nói chuyện. Cô cũng hiểu đôi chút, Phó Kính Thù có lẽ không ghét cô, nhưng cũng chỉ lần này mà thôi, có lẽ chính là dáng vẻ này của anh, không bao giờ thân mật với bất kỳ ai, cũng không đặc biệt ghét bất cứ người nào. Anh sẽ không cố tâm xua đuổi con chó đi lạc dưới chân tường, nhưng cũng sẽ không đưa tay vuốt đầu nó, vì anh biết, trên người con chó đó rất bẩn. Từ điểm đó mà nói, anh và những người khác cũng không có gì khác biệt. Tấm lòng nhiệt tình chan chứa của Phương Đăng giờ đây chỉ còn là trái tim nguội lạnh.
Lúc đã an toàn từ đầu kia của tường rào hạ xuống đất, cô nghe một giọng nam già nua từ trong sân truyền ra.
“Tiểu Thất, vào ăn cơm."
Chắc đây chính là “Lão Thôi" người mà Phó Kính Thù nhắc đến.
Sau này Phương Đăng nghe được từ chỗ bà Đỗ, lão Thôi chính là người trông coi khu vườn nhà đối diện, thuận tiện nên cũng chăm sóc luôn Phó Kính Thù. Phó gia hoa viên lớn như vậy, hiện giờ cũng chỉ có hai người họ ở.
Phương Đăng không hiểu, Phó Kính Thù coi như không có mẹ, nhưng dù sao vẫn còn có cha. Dù là cha mẹ đều mất, người của Phó gia tại sao lại để một mình anh ta ở trên đảo làm bạn cùng khu vườn hoang phế, chỉ để cho người làm vườn chăm sóc cuộc sống của anh ta. Nói đến vấn đề này, bà Đỗ cũng không nói kỹ càng gì, đại khái chỉ giải thích tự nhiên là vậy.
Đến học ở một trường mới đối với Phương Đăng mà nói không có gì mới lạ cả, trừ lúc đi học, giọng nói với âm ngữ địa phương của thầy giáo khiến cô không có cách gì thích ứng nổi, những chuyện khác cũng chẳng đem đến cho cô bất kỳ phiền nhiễu nào, dù sao cô cũng chưa bao giờ mong đợi có thể quen biết bạn bè thân thiết trong môi trường học đường. Hòn đảo nhỏ này, chuyện vui buồn, sanh lão bệnh tử luôn có, Phương Học Nông lấy tiền phí không cao nên thỉnh thoảng cũng có việc làm. Từ sau khi quay lại Qua Âm Châu, cuộc sống của ông chỉ giới hạn trong vài tấc đấc, ít chạy đông chạy tây, Phương Đăng không cần bôn ba theo, sau giờ tan học cũng không giống như thời còn ở với cô Chu Nhan, ngược lại thời gian học tập nhiều hơn, chương trình học nào cũng đều vượt qua được cả.
Dù lớp mười và lớp mười một học chung trường, nhưng Phương Đăng ở trường cũng ít khi vô tình gặp mặt Phó Kính Thù, chỉ có là lúc cô cố ý bồi hồi đứng ở cửa trường, đợi anh ta đi ra, sau đó theo đuôi anh ta dọc suốt đường về nhà. Trừ khi trong lớp có chuyện khác hoặc là bị thầy giáo giữ lại, cô mới tạm thời hụt hẫng cắm sào chờ nước. Cuộc sống của Phó Kính Thù trên căn bản chính là trường học cùng với Phó gia hoa viên, mỗi sáng chủ nhật lại đón phà vượt biển vào thành phố học vẽ.
Lúc tan học, học sinh ào ra khỏi cổng trường như ong vỡ vổ, nhưng mau chóng túa ra đầy các ngõ nhỏ trên đảo nên chẳng còn ai. Đoạn đường Phương Đăng về nhà không có nhiều học sinh, trừ người của cô nhi viện Thánh Ân, chỉ có cô và Phó Kính Thù. Khi không có người khác, cô thường tự đắc ngâm nga một bài hát bất kỳ sau lưng anh, thi thoảng lại ranh mãnh bắt chước giọng lão Thôi gọi anh: “Tiểu Thất".
Lần đầu tiên Phó Kính Thù nghe được từ này từ miệng Phương Đăng, anh hết sức kinh ngạc quay đầu lại nhìn cô.
“Ai cho cô gọi vậy?"
Đương nhiên ngữ điệu của anh cũng chẳng vui vẻ gì. Lúc ấy ở ven đường vừa đúng có một con chó đi lạc đang lang thang kiếm cơm, Phương Đăng không đáp lại lời anh, kêu lên thêm một tiếng: “Tiểu Thất", ánh mắt hướng về phía con chó gầy trơ cả xương kia. Phó Kính Thù quay đầu đi thẳng, từ đó về sau bất kể cô ở phía sau cười hì hì gọi “Tiểu Thất à, Tiểu Thất ơi" loạn cả lên, anh chỉ làm ngơ như không nghe thấy, cũng không hề lên tiếng ngăn cản.
Chỉ cần là trời không mưa, bầu trời không có gợn đen, Phó Kính Thù đều ngồi ở góc nào đó trong sân vườn, táy máy sửa đi sửa lại mấy chậu hoa, hoặc là sáng tác bên giá vẽ. Phương Đăng thỉnh thoảng cố tình leo lên ngồi trên tường rào, chỉ là không nhảy vào trong một cách lỗ mãng nữa mà chỉ ngồi ở chóp tường bắt chuyện cùng anh.
“Này, Tiểu Thất, anh ở đây vẽ gì vậy?"
“Thất Thất, chậu hoa này là hoa gì? Nhìn nó sắp chết rồi."
“Tại sao lão Thôi lại gọi anh là Tiểu Thất, anh có bảy anh chị em sao? Họ đi đâu cả rồi? Tôi từ nhỏ chỉ có một mình, cô tôi nói lúc tôi chào đời, trăng còn sáng hơn cả ngọn đèn đường ngoài cửa sổ, nên mới đặt tên tôi là Phương Đăng".
Thông thường anh sẽ không đáp lại, nhưng cũng vì vậy Phương Đăng không cần sợ anh lên tiếng xua đuổi cô. Cô thích gọi anh là “Tiểu Thất" hơn là “Phó Kính Thù", mặc dù hai người ở trong lòng cô đều đặc biệt như nhau. Phó Kính Thù như nước chìm phía sau tấm rèm cửa sổ đỏ thẫm, là người trong mộng khó lòng nắm bắt; Tiểu Thất ít nói trong góc vườn hoa lại có ánh mắt hiền hòa, thoải mái trong thế giới của chính mình. Anh sẽ đổ mồ hôi như mưa để tưới nước cho hoa sum suê cành lá, khi không hài lòng về bức tranh đang vẽ, anh sẽ ném bút vẽ trở về ống tre đựng bút, sẽ vẽ một đường sơn màu sáng lên ống tay áo, sau khi nghe Phương Đăng nói lên những lời hết sức chán chường, sẽ không cẩn thận đem con sâu mới vừa bắt được từ lá cây đến bỏ lên người cô; sẽ không kềm chế được nụ cười khi nhìn thấy thời khắc một đóa hoa mới nở.
Thông thường lão Thôi lúc này đang ở trong nhà bếp nấu cơm, rất ít khi vào sân vườn, chỉ có một lần, Phương Đăng suýt nữa bị ông bắt gặp tại chỗ. Lần đó như thường lệ cô leo lên chóp tường làm huyên náo, đột nhiên Phó Kính Thù ho khan một trận, chỉ một lát sau bước chân lão Thôi đã rất gần, Phương Đăng liền lăn một vòng chạy đi ngay dưới mi mắt ông, núp ở chân tường nghe một già một trẻ nói chuyện với nhau bên trong.
“Cậu đang nói chuyện với ai vậy?"
“Ở ngoài có con chó đi lạc sủa không ngừng, chỉ là muốn xua nó đi nhanh một chút".
Phương Đăng ở dưới chân tường không nhịn được cười, thì ra anh ta còn biết cắn ngược một phát trả đũa.
Ít nhất Phó Kính Thù không ghét cô, điều này cô có thể cảm giác được. Nói vậy có khi anh cũng đã sớm biết cô là ai, cùng với cô Chu Nhan có quan hệ thế nào. Chỉ là cho đến giờ anh vẫn luôn đè nén cảm xúc, không bao giờ đề cập đến.
Phương Đăng cũng không thấy bất ngờ, trên đời này làm gì có bức tường nào không bị gió lùa, những năm tháng ở bên ngoài cô Chu Nhan dựa vào cái gì mà sống, nhất định không phải không ai biết. Bất kể năm đó tại sao cô cùng với cha của Phó Thất chung sống, tại sao lại chia lìa, có thể nói con cái nhà bình thường, hơn một nửa cũng không thể chấp nhận chuyện mẹ mình ở bên ngoài làm nghề buôn bán thân xác, nói gì là anh ta.
Đối với Phương Đăng mà nói, anh có nhận cô là thân thích hay không cô cũng không gấp rút, chỉ cần anh biết giữa hai người rõ ràng có liên quan, biết cô không phải là người dưng, vậy là đủ rồi.
Khi bầu trời bắt đầu quang đãng, mùa hè hừng hực lại đến với Qua Âm Châu. Mỗi tuần một lần đều có khóa kỹ năng lao động, Phương Đăng và các bạn học trong lớp bị phái đến hồ nước duy nhất trên đảo để nhặt rác. Mặt trời bỏng rát đến mức không mở mắt ra được, nước trong hồ đều gần như khô cạn. Phương Đăng không tụ tập cùng chúng bạn, một mình sử dụng thanh trúc dài đi moi rác từ trong bùn bỏ vào túi nhựa rồi đem thả vào lồng đựng rác. Cô đã quen làm những chuyện này, khi còn nhỏ đã không ít lần đi theo ba cô nhặt đồ cũ, nên chuyện này tự nhiên chẳng có gì đáng kể, không phải là bạn bè cùng lứa tuổi với cô ai cũng có thể chịu được ánh mặt trời chói chang cùng với mùi hôi thối ở trong hồ nước.
Cách đó không xa dưới bóng cây, những lời bình phẩm của đám nữ sinh đang ngồi hóng mát thỉnh thoảng bay vào tai cô.
“Tụi mày nhìn coi động tác của nó kìa, thuần thục ghê ha."
“Đương nhiên rồi… mày không biết Phương máu mủ sao… cái này là bẩm sinh đó.."
“Nói sao cuối cùng tao cũng ngửi được mùi trên người nó… Nghe nói cha của nó…thường hay chôn xác con nít chết yểu… Còn nhặt rác nữa… Khiếp chết được".
“Tao nghe nói lúc nào nó cũng đi theo hết… Da mặt dầy thật…"
“Mày không nghe sao…"
Trong lòng Phương Đăng cũng chẳng hề để tâm, những lời bình luận và đùa cợt đó hình như đã theo cô mà lớn lên, nếu như cô vì chuyện này mà buồn khổ, sợ rằng đã sớm chết đi trong đau khổ rồi. Cô chỉ có cách tránh xa bọn họ một tí, xa hơn chút nữa, còn không thì coi như mình bị điếc.
Cô không quan tâm, cô tự nói với mình như vậy, vì vậy cô đem sự chú ý đặt vào nơi khác.
Rác rưởi xung quanh trên căn bản đã dọn dẹp đi không ít, chỉ còn lại một đùm dây bầu ngoan cố trôi lơ lửng trên mặt nước. Trong đầu Phương Đăng chợt lóe lên ý nghĩ, nghe nói bùn nhão bám trong hồ sử dụng để làm vườn là cực kỳ tốt. Nghĩ là làm, vừa đúng lúc bên tay có túi hóa chất bỏ không, nhìn qua rất sạch sẽ, trước khi thầy giáo gọi kết thúc công việc, đúng lúc cô đã đào được hơn nửa túi bùn, đều là từ chỗ sạch sẽ nhất đào lên, lại còn khá ẩm ướt, anh ấy nhất định sẽ dùng tới.
Lúc kết thúc công việc cũng là lúc tan trường, công cụ của mọi người đều là từ nhà mang tới, thầy giáo kiểm tra lại nhân số một lần nữa rồi để cho ai về nhà nấy. Phương Đăng một tay cầm sọt rác đem theo từ nhà, một tay kia cầm nửa túi bùn lấy được từ đáy hồ như cầm bảo vật đi về. Nhìn sơ qua mớ bùn đất không nhiều, nhưng trọng lượng cũng không nhẹ, khí trời lúc này lại quá nóng, cô tự ình sức lực không kém, trên đường cũng không khỏi dừng lại nghỉ ngơi một lúc.
C
ách cửa chính của trường học không xa, một tay Phương Đăng vẫy vẫy, vừa quay đầu là nhìn thấy thân hình quen thuộc đi về hướng của cô. Lúc đầu cô cho rằng anh ta sẽ như bình thường xem như không có chuyện gì, nào ngờ Phó Kính Thù nhìn thấy sọt rác cùng với túi hóa chất to bên chân cô, có chút ngạc nhiên đi chậm lại nhìn đến mấy lần.
Phương Đăng thấy anh để ý, mừng khấp khởi cầm túi bùn giơ ra trước mặt anh: “Cho anh, cái này tốt lắm đó, dùng để…"
Anh cũng không lập tức gạt đi.
“Thứ tốt gì chứ?"
Không phải là Phó Kính Thù vừa nói, Phương Đăng bực bội quay đầu lại, một cậu bé trạc tuổi cô, dáng dấp trắng trẻo, trên mặt lại nở một nụ cười nhạo báng.
“Hôm nay có người cho cái này hôm qua lại có người tặng cái kia. Khó trách cha mẹ tao nói mày hiện giờ ở cùng với người làm vườn của nhà họ Phó so với ăn xin cũng không có gì khác biệt".
Đứa bé trai kia không chờ Phó Kính Thù và Phương Đăng trả lời, xề lại gần giả bộ muốn xem trong túi có bảo bối gì, kết quả là lùi lại hai bước, bịt mũi lại hét lên: “Đồ gì vậy, thúi chết đi thôi!"
“Tôi không cho cậu, là thúi hay thơm có liên quan gì đến cậu?" Phương Đăng không biết cậu ta là ai, chỉ là không thích cậu ta nói chuyện với Phó Kính Thù bằng giọng điệu khinh thường.
Hình như lúc này cậu bé đó mới nhìn thẳng vào Phương Đăng quan sát, rồi ngẩng người hỏi: “Mày học lớp nào?"
Phía sau có khá nhiều học sinh trong trường xúm lại xem rất náo nhiệt, trong đó có mấy cô gái bụm miệng cười, có người thay Phương Đăng trả lời vấn đề này với cậu bé: “Không biết nó là ai hả? Chắc phải biết Phương máu mủ chứ, cái gã ma men đi nâng quan tài rải tiền vàng bạc cho người ta là cha nó đó".
“Nghe nói đầu óc cha nó có vấn đề, nó cũng không bình thường, đào một đống bùn hôi rình thúi quắc cũng cố ý cầm đến tặng nữa".
“Người ta tới giờ cũng chẳng để ý đến mày, mày còn mặt dầy mà đi theo hay sao?"
Phương Đăng nhìn Phó Kính Thù một cái, gương mặt anh ta lãnh đạm lạnh lẽo, không nói một lời.
Phương Đăng cắn chặt môi, thân thể sớm đã vũ trang thật đầy đủ đã bắt đầu có chút cảm giác đau đớn.
Anh ta đương nhiên không giống cô, nhưng cô vẫn muốn là, trong cuộc sống tồn tại những thứ khác biệt như vậy là chuyện tốt đến dường nào, trong vũng bùn còn có thể ngửi được mùi hoa trên mây. Thật không ngờ điều này trong mắt người khác là điều châm biếm to lớn nhất, hoa trên mây há còn cần hướng đến mùi hương thối tha hay sao chứ? Phương Đăng không cần ai phải đứng ra nhắc nhở, cô là người phải xấu hổ vì là con gái của Phương máu mủ, mỗi thứ thuộc về cô đều là mùi hôi thối bẩn thỉu, còn Phó Kính Thù thì vô cùng tốt đẹp, không chỉ Phương Đăng mà người khác nhìn cũng thấy được. Chính là sự khác biệt một trời một vực này, cho nên sự nhiệt tình và hy vọng xa vời của cô mới trở nên buồn cười một cách đáng thương.
“Cậu nói nó cầm túi bùn kia để làm gì…"
“Cút!" Phương Đặng đột nhiên phát ra âm thanh khiến người xung quanh giật nảy mình, cô cắn môi cười nhạt nói: “Các cậu đừng quên tôi là người đầu óc không bình thường!".
Ai ai cũng ghét người có bệnh, nhưng không ai tự nguyện cùng với người có bệnh lấy đá chọi đá cả. Quả nhiên, những thanh âm bên cạnh ít nhiều giảm xuống, có người còn tức tối bỏ đi.
Vậy mà cậu bé tràn đầy khiêu khích đó cũng chưa chịu đi, còn khảy miệng cười nói: “Tao cảm thấy tụi bây như vậy quá bình thường, dù sao cũng là người một nhà, con gái của máu mủ cùng với nghiệt chủng của em gái máu mủ, đều là chuột trong cùng một ổ rồi!"
“Mày nói lại lần nữa đi!" Lúc nói lời này ngược lại Phương Đăng đã bình tĩnh hơn rất nhiều.
“Tao nói sai sao, đúng là trong cùng một ổ…"
Phương Đăng vừa cử động cơ thể một phát, Phó Kính Thù lập tức ngăn cánh tay cô lại.
“Đủ rồi" Lời của anh vừa giống như đang khuyên Phương Đăng, vừa như nói với cậu bé kia. Phương Đăng không nhìn ra vẻ tức tối trên mặt anh, cho dù đối phương dùng lời độc địa làm nhục anh, anh cũng không hề tỏ ra quan tâm đến điều đó. Cô hung hăng hất tay anh ra, trước khi thằng bé kia ngậm miệng lại, cô cầm túi bùn nhanh chóng nhét vào trong miệng cậu ta.
Cậu bé vẫn há miệng như cũ, đứng hình mất vài giây, rồi lấy lưng bàn tay lau vết bùn ở khóe miệng, khom lưng nôn ra ào ạt mà không hề báo trước.
Từ đó về sau tình hình trở nên hỗn loạn, cậu ta nôn thốc nôn tháo, khóc đến mức thiếu chút nữa thì ngất đi, người vây kín xem càng lúc càng nhiều, trong đó không ít người lớn, Phương Đăng mau chóng bị người ta tóm lấy, sau đó phụ huynh của cậu ta vội vã cùng thầy giáo chạy đến trường.
Cha mẹ cậu bé nhìn qua cũng biết là người danh giá, nhìn thấy con trai trong tình trạng bi thảm trong lòng vô cùng đau xót, cha cậu ta tìm người đi đường hỏi rõ ngọn ngành, người mẹ mắt đỏ hoe, vóc người đẫy đà nhào tới bên Phương Đăng, giơ tay lên tát một bạt tai, lập tức trên mặt cô in dấu bàn tay hình cánh quạt, Phương Đăng bị người khác níu lấy không kịp né, chỉ biết nhắm mắt lại, đợi thật lâu cơn đau rát cùng sự tủi nhục trong lòng mới lắng xuống.
Phó Kính Thù chặn tay mẹ cậu bé lại, điềm tĩnh kêu lên một tiếng: “Chị Hai"
Lúc đó trên gương mặt gần bốn mươi tuổi của người phụ nữ kia chợt có vẻ lúng túng, thù hằn, chán ghét xen lẫn hoài nghi, giằng co một hồi cuối cùng phải hậm hực rút tay về.
Sau đó Phương Đăng bị cả đoàn người đem về trường học, thầy giáo đưa cô một mình đến căn phòng làm việc nhỏ, nghiêm nghị trách cứ một phen, bảo là muốn đến tìm nhà cô. Phương Đăng không sợ điều này, nhưng cô chưa phục hồi tinh thần lại từ câu “chị Hai" của Phó Kính Thù.
Sau khi từ trường học trở về, giữa lúc nghe thầy giáo khiển trách, cô mới biết cậu bé bị cô nhét cả túi bùn vào miệng kia tên là Phó Chí Thời, khó trách…. Thì ra bọn họ đều là người nhà họ Phó. Nhưng tại sao đều là nhà họ Phó mà không vào ở Phó gia hoa viên, hơn nữa bất luận là đứa con trai hay cha mẹ, ánh mắt bọn họ nhìn Phó Kính Thù đều không có sự yêu thương của người trong gia đình?
Cho đến tận hơn tám giờ tối, chủ nhiệm lớp của Phương Đăng mới xác định sẽ không có người nhà đến bảo lãnh cho học sinh phạm lỗi này, vì vậy cô bị cảnh cáo hết lần này đến lần khác, bắt cô viết bản kiểm điểm rồi mới chịu cho về. Phương Đăng có chút bất ngờ, mùi vị bùn trong ao cô biết rất rõ, Phó Chí Thời kiêu hãnh đến vậy, ăn phải cái này dù không nhiều, vậy mà cả nhà bọn họ cũng không đến tìm cô làm phiền nữa. Muốn nghĩ bọn họ nể mặt Phó Kính Thù, cô cũng không tin, nếu bọn họ làm vậy vì kiêng nể Phó Kính Thù thì thân là con cháu, Phó Chí Thời cũng không dám tùy miệng nói ra những lời ác ý đó.
Trên đường về nhà, Phương Đăng chỉ làm bạn với chiếc bóng của chính mình dưới đèn đường, sau khi trải qua chuyện ồn ào đó, sọt rác cùng với túi bùn cũng bị lấy đi. Phương Học Nông cũng vừa về tới, nháy mắt hỏi con gái có cơm ăn chưa. Phương Đăng lắc đầu, ông giơ chai rượu lên hỏi cô có muốn vài hớp không, Phương Đăng giơ tay kéo soạt tấm màn vải trước giường.
Ngày hôm sau, khi mặt trời ló dạng, khu vườn Phó gia đối diện đã bình yên như cũ. Không biết sự nóng giận trong lòng Phương Đăng xuất phát từ đâu, buổi trưa sau khi tan học, cô ra ngoài tìm chồng báo cũ, đem đến dán bít cả cánh cửa sổ duy nhất trong phòng trọ lại thật chặt, trong phút chốc căn phòng nhỏ trở nên tối đen như mực.
Phương Học Nông vừa nhai đậu phộng, vừa lẩm bẩm: “Tốt quá, như vậy là tốt nhất!"
Những ngày sau đó, sau khi tan học Phương Đăng về nhà một mình, trong hẻm nếu gặp Phó Kính Thù, cô liền làm bộ như không thấy, nhanh chóng vượt qua mặt anh mà đi tới, càng không có những ngày leo tường đi tìm anh nói chuyện. Cô cũng hiểu đôi chút, Phó Kính Thù có lẽ không ghét cô, nhưng cũng chỉ lần này mà thôi, có lẽ chính là dáng vẻ này của anh, không bao giờ thân mật với bất kỳ ai, cũng không đặc biệt ghét bất cứ người nào. Anh sẽ không cố tâm xua đuổi con chó đi lạc dưới chân tường, nhưng cũng sẽ không đưa tay vuốt đầu nó, vì anh biết, trên người con chó đó rất bẩn. Từ điểm đó mà nói, anh và những người khác cũng không có gì khác biệt. Tấm lòng nhiệt tình chan chứa của Phương Đăng giờ đây chỉ còn là trái tim nguội lạnh.
Tác giả :
Tân Di Ổ