Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
Chương 45: Hồi chín (5)
Quân sĩ nhìn nhau, rồi lại nhìn Hồ Xạ.
“ Anh em chớ nghe giặc hồ ngôn xảo ngữ! Chúng chỉ muốn cướp nước ta đó thôi! "
“ Hồ Hán Thương vốn là tên phản trắc vô ơn! Ngày hôm qua Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng bị giam ra sao? Chuyện này trong quân có không ít người biết đâu!
Anh ruột mình mà Hồ Hán Thương còn nhẫn tâm hạ ngục được, thì chúng ta trong mắt y khác gì sâu kiến? Hôn quân vô đạo như thế có đáng để chúng ta theo hầu hay chăng? "
Nguyễn Công Khôi lại ngoạc mồm ra kêu gào.
Hồ Xạ nghe hắn trắng trợn đổi trắng thay đen như thế mà máu sôi sùng sục. Còn nhớ hồi hôm tên Nguyễn Công Khôi này vào hùa với Tông Đỗ hết lời bợ đỡ Hồ Hán Thương, tìm đủ cớ hãm hại Hồ Nguyên Trừng. Thế mà nay đã tỏ vẻ bất bình ra mặt, tiếc thương cho tả tướng quốc ghê lắm. Thật đúng là lưỡi không xương lưỡi lươn lưỡi lẹo.
“ Mẹ kiếp! Tường thành Đa Bang mà dày bằng nửa cái mặt mày thôi thì giặc đánh thế chó nào được? "
Một người thích nói chữ như Hồ Xạ nay cũng đã phải văng tục, đủ thấy hắn đã điên tiết lắm rồi. Nguyễn Công Khôi bị chửi thì cũng thấy nóng mặt. Hắn lại nhớ đến bản thân, vì ham mê tửu sắc mà bại thê thảm ở Mộc Hoàn, bất giác sinh lòng tự ái ghê gớm. Song hắn lại sợ cái lườm của Trương Phụ hơn.
Thuận theo ý Phụ thì chẳng những sống khoẻ mà còn được sang giàu, nhược bằng không thì e đầu phải đổi chỗ. Nguyễn Công Khôi lựa chọn làm điều mà hắn cho là hợp lí nhất.
Hắn lại nghĩ:
[ Thằng Xạ này có tài ném tên hay nức tiếng. Mình mà léng phéng ở đầu đoàn quân khéo nó ném cho toạc trán. ]
Thế là hắn lủi ngay vào giữa đoàn quân. Giáp eo lúc lắc theo từng cử động của hông Công Khôi, trông chẳng khác nào con chó ghẻ chui vào lỗ.
Phụ cười khẩy, vung tay.
Phập!
Một cái đầu người nữa lại lăn xuống đất. Máu trào ra, tràn lên cuốn lấy đầu mũi tên của Hồ Xạ. Lần này, Trương Phụ tự mình thúc ngựa đến, quăng cái thủ cấp vào giữa quân trận nhà Hồ. Y cười khẩy, nói:
“ Quân sĩ triều Trần, còn không mau lựa chọn?? Ơn trên của thiên triều ta sâu dày, song cũng có hạn thôi đấy. "
“ Khốn nạn! "
“ Tả tướng quốc công to bằng trời còn bị đối xử như thế, Tông Đố tướng quân không có công lao cũng còn khổ lao. Thế mà bị cũng bị vứt đi như vứt rác. Thế thì đám tiểu tốt chúng ta sẽ còn thế nào nữa?? "
“ Thôi đi! Hi sinh vì nước thì có cái gì? Nếu như Tông Đỗ thực là anh hùng, nên khảng khái mới phải! "
Cự cãi, xung đột như một mồi lửa bị vứt vào đám dầu đốt, cháy phừng lên tận trời…
Dần dần, quân của Hồ Xạ vì những lời lẽ kích động ấy mà bắt đầu bị phân hoá làm hai bộ phận. Có đến gần một vạn binh mã bắt đầu lục tục quay gươm chĩa giáo về phía Hồ Xạ. Những người này đa phần là binh sĩ cựu triều, có không ít người từng tham gia trận kháng Chiêm Thành năm xưa. Hồ Quý Li soán ngôi xưng đế, họ đã muốn giải ngũ từ lâu. Chẳng qua vì tôn trọng Hồ Nguyên Trừng mà ở lại trong quân.
Năm ngàn quân, hoặc là đám cỏ lau gió chiều nào thì nghiêng qua chiều ấy, hoặc là những tên sợ chết đã sớm muốn tìm cho mình một cái cớ để quy hàng quân Minh. Nay Công Khôi đã cho chúng một cái cớ quá là tuyệt vời. Đúng! Chúng đâu có “ phản ", chẳng qua là do Hồ Hán Thương, do nhà Hồ thất đức cả mà thôi.
Tính ra chỉ có gần hai phần mười số binh sĩ còn lại, cỡ hai ngàn người, là có giữ một chút lòng tin vào tướng quân của mình, hoặc không nở bỏ y lại.
“ Anh em, nhà Hồ đốn mạt cướp nước lạm quyền, hãy theo tôi quy thuận thiên triều, lật đổ nó! "
Mạc Thuý xuất hiện bên cạnh Công Khôi, theo sau là một đội quân đông chừng hai vạn. Chẳng những có hàng binh khi trước, mà còn thấy cả những cung binh hồi nãy bị pháo nã trên đỉnh gò nhưng sống sót được xuất hiện hoà cùng cánh quân đang tràn xuống.
Sững sờ đến chết lặng, Hồ Xạ chẳng dám tin vào mắt mình kia là những con người mới rồi còn gắng gượng cố thủ trên đỉnh đồi nữa.
Giống như một con cờ domino vừa bị đẩy đổ, quân Đại Ngu gia nhập hàng ngũ phản quân càng lúc càng đông. Nháy mắt phản quân đã tràn đến chỗ Hồ Xạ đang đứng.
Hồ Xạ bước lên trước. Thương mâu chĩa tua tủa quanh hắn. Hắn nhận ra những mũi thương ấy nhuốm máu của ai, nhưng các gương mặt hiện lên nơi chuôi thương nhìn sao xa lạ quá? Ánh mắt họ xoáy vào hắn. Có căm hận, nhưng ít như lá mùa thu. Hả hê, thoải mái, nhẹ nhõm… thì sao mà chi chít tựa sao trời.
“ Mẹ kiếp, Hồ Xạ! "
“ Mày nên chết mẹ nó đi, thằng hèn! "
Hồ Xạ nay đã nhận ra nhà Trần chẳng qua chỉ là một cái cớ, một khẩu hiệu mĩ miều được treo trên miệng của cả Trương Phụ lẫn những cựu binh kia mà thôi. Thân là tiểu binh, có mấy ai quan tâm mình phục vụ kẻ nào? Có những người hành động cũng chỉ như con vật mà thôi. Ai cho ăn thì thờ, cho ở thì sùng, cho đàn bà thì quỳ lạy.
[ Ôi… nếu như chỉ cần lí tưởng đứng đắn sẽ nhất hô bá ứng, thì Hai Bà Trưng đã đâu đến nổi phải chịu cảnh lấy một địch trăm năm xưa? Và thế thì cũng chẳng có Việt gian. ]
Hồ Xạ thấy mình ngây thơ quá. Hắn đọc về ba cuộc kháng chiến Nguyên Mông, về những gương anh dũng xả thân vì nước mà nhiệt huyết sôi trào cả lên. Nhưng… thực tế lại luôn là một gáo nước lạnh tàn nhẫn tát vào mặt những kẻ mộng mơ.
Hồ Xạ ngửa đầu lên, giữa lúc hai ngàn binh mã của hắn cứ mòn đi dần.
Khắc ghi vào trong tâm hắn là ánh nhìn khẩn khoản, đau đớn của sĩ tốt trước lúc hơi thở cuối cùng bị đoạt đi khỏi hai lá phổi. Tỉnh? Mơ? Chẳng còn quan trọng nữa. Nỗi đau ấy dù ở trong mộng cảnh hay ở thực tại, thì nó cũng chân thực đến thắt tim cả.
“ Giết lũ quỷ sứ nhà Hồ! "
“ Chém chết bọn Việt gian bán nước! "
Chẳng biết ai khởi xướng, nhưng hai cánh quân Đại Việt lao thẳng vào nhau. Tiếng binh khí va chạm leng keng vẳng mãi ra xa, như chẳng muốn dừng lại.
Phập!
Thương nhọn hoắt đâm vào ổ bụng, xoắn đứt hết thảy.
Gương sáng loáng loé lên trong tối, một nhát bay đầu.
Máu Đại Việt đã chảy… thây Lĩnh Nam đã chất chồng… nhưng đâu phải vì núi Tản sông Đà hay hào khí Đông A? Binh sĩ ngã xuống hết lớp này đến lớp khác vì tính vị kỉ, vì ham muốn cầu sinh của chính người mà họ từng cùng thề sống chết.
Có người quê ở phía Nam, uống nước sông Hương mà lớn. Lại có kẻ sinh ra trên miền Kinh Bắc, tắm nước sông Hồng trưởng thành. Song… tiếng khóc than của đất mẹ Âu Cơ ngày hôm nay bị gần một vạn con người bỏ ngoài tai vì khúc xương hôi thối kẻ xâm lược vứt ra. Hai chữ đồng bào, bị bàn chân đất Giao Chỉ dày xéo, bị xối lên bởi máu Lĩnh Nam.
“ Yaaaaaaaaaaaaaa! "
Trần Đĩnh dùng kiếm chém bay đầu hai lính cựu triều, máu đỏ vấy đầy mặt hắn. Thấy hắn dũng mãnh, nên tạm thời đám hàng binh không dám quấy rầy hắn nữa mà đi tìm cho mình một mục tiêu dễ dàng hơn. Trần Đĩnh được dịp thở dốc, kiếm chống xuống đất giữ vững thân hình đang lung lay.
Đôi mắt hắn thấu đỏ lên, nhìn Trương Phụ ở nơi xa. Giữa ba quân phương bắc, gã vương hầu thản nhiên ngồi trên lưng con ngựa chiến của mình, nhìn vào cuộc thảm chiến của dân Đại Việt bằng ánh mắt đầy như xem trò vui. Ấy là cái nhìn của một tên mê đá gà nhìn hai con chiến kê cùng mẹ tàn sát nhau.
Hồ Xạ thích nói chữ kiểu đao to búa lớn, trước hết hắn phải hiểu được đạo nghĩa to lớn tương đương. Tổ quốc, dân tộc. Ấy đều là những thứ lớn lao, vĩ đại. Cuối cùng, mỉa mai khác nào câu nói chữ cuối cùng trong đời Xạ, chẳng mấy ai hưởng ứng hắn.
“ Mẹ lũ chó! "
“ Im đi thằng óc lợn bẩn thỉu! "
Chẳng còn giọng hò đánh giặc nữa. Chỉ có tiếng mắng chửi nhau, gào thét trong cuồng nộ. Người Việt chửi dân Việt là chó, là lợn, là đủ thứ xấu xí và thấp kém mà chẳng cần biết hai bên vốn là con một nhà là gà một mẹ. Gươm, mác từng gác cạnh nhau trên cùng giá đỡ nay va vào, miết vào, chém vào nhau đến toé lửa.
Máu nhỏ xuống tựa dòng nước mắt, tiếng binh khí kêu như tiếng khóc than.
Một bản bi ca… Câu nói “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau? " có chăng chỉ còn là khẩu hiệu treo bên ngoài miệng. Xa xa, dòng sông Hồng bỗng cuộn xiết hơn, khác nào dòng nước mắt của mẹ Âu Cơ. Bầu với bí nay chỉ muốn đạp nhau xuống dàn.
Âu cũng đành vậy. Chín người thì mười ý, lắm thầy thì nhiều ma. Nếu ai cũng biết vì nước quên mình, thì có lẽ tên của Trần Bình Trọng đã không được lưu vào thanh sử, để con dân Đại Việt kính ngưỡng đến muôn đời. Đến con chó cũng có dăm bảy loại kia mà.
“ Anh em… "
Xoạt!
Bất chợt, sau lưng Hồ Xạ tung lên một chùm máu. Cơn đau ập đến quá bất ngờ. Hồ Xạ không nghĩ giữa vòng bảo hộ của anh em, tấm lưng của hắn sẽ bị đánh lén.
Phập!
Kẻ đánh lén rên lên rồi ngã gục xuống, một mũi tên găm ngay giữa ngực y. Máu tràn ra, lấn vào cùng những bãi máu rải rác khắp chiến trường.
“ Tại sao? "
Hồ Xạ ngoái đầu nhìn y, khẽ hỏi.
Kẻ ra tay đánh lén Hồ Xạ chính là cậu thiếu niên lúc trước, giờ đang co quắp với mũi tên trước ngực. Vẻ nanh ác vừa thoáng hiện lên trên gương mặt cậu ta. Ánh mắt trong một khoảnh khắc ra tay giống hệt như cái nhìn của loài dã thú. Nó khác hẳn với dáng run lẩy bẩy nắm thương hồi nãy khi y hỏi Hồ Xạ. Y là một lính “ mới ", đầu quân cho triều đình sau khi Hồ Hán Thương lên ngôi chứ không phải lính cựu triều.
Trong trí nhớ của Hồ Xạ, cậu nhóc này hướng nội, ít nói lắm. Chỉ thỉnh thoảng lúc đã ngà ngà, bị anh em gặng hỏi bên bếp lửa mới lí nhí kể về quá khứ. Hồi ức cậu nhắc lại với nước mắt đầm đìa gương mặt thường là một vùng quê nghèo tầm thường nơi sỏi đá vương đầy những luống cày, khắp nơi là ruộng chua và đất mặn bạc cả màu.
Trước khi chết, tấm lưng còng còng, manh áo nhuộm bùn lam lũ với mái đầu dãi mưa sương với hai thứ tóc của mẹ là điều cuối cùng cậu nhớ về. Không biết sau mấy năm, bà có già thêm không, có thay đổi không. Lúc đâm ra phát thương cuối cùng của đời mình, nhắm vào chính vị tướng quân cậu hằng thần tượng, thiếu niên đã tưởng tượng ra viễn cảnh đoàn viên. Về quê, rồi không nhận ra mẹ mình đã già đến thế nào. Nói dối mẹ rồi bị lật tẩy ra làm sao. Kế đó, mẹ sẽ mắng cậu là thằng hèn, từ mặt cậu. Thiếu niên sẽ quỳ suốt đêm ngoài hiên…
Rồi bà sẽ ôn tồn bước ra, đưa bồ kết cho tắm, dặn:
[ Để tao cố đi làm thuê làm mướn, rồi kiếm một đám nào đấy cho mày. Không biết người ta có thèm thằng đào ngũ trốn về như mày không nữa. Thôi chịu khó lấy con bé nào đấy xấu xấu một tí vậy… tao sẽ cố tìm cho một đứa đảm đang. ]
Tất cả những điều ấy bị xuyên thủng bởi một mũi tên.
Hơi thở thiếu niên đứt quãng dần, cảnh trí trước mắt mờ đi trong tấm áo choàng xám ngoét của tử thần. Thế nhưng, hắn vẫn kịp thều thào được hai chữ:
“ Xin… lỗi… "
“ Anh em chớ nghe giặc hồ ngôn xảo ngữ! Chúng chỉ muốn cướp nước ta đó thôi! "
“ Hồ Hán Thương vốn là tên phản trắc vô ơn! Ngày hôm qua Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng bị giam ra sao? Chuyện này trong quân có không ít người biết đâu!
Anh ruột mình mà Hồ Hán Thương còn nhẫn tâm hạ ngục được, thì chúng ta trong mắt y khác gì sâu kiến? Hôn quân vô đạo như thế có đáng để chúng ta theo hầu hay chăng? "
Nguyễn Công Khôi lại ngoạc mồm ra kêu gào.
Hồ Xạ nghe hắn trắng trợn đổi trắng thay đen như thế mà máu sôi sùng sục. Còn nhớ hồi hôm tên Nguyễn Công Khôi này vào hùa với Tông Đỗ hết lời bợ đỡ Hồ Hán Thương, tìm đủ cớ hãm hại Hồ Nguyên Trừng. Thế mà nay đã tỏ vẻ bất bình ra mặt, tiếc thương cho tả tướng quốc ghê lắm. Thật đúng là lưỡi không xương lưỡi lươn lưỡi lẹo.
“ Mẹ kiếp! Tường thành Đa Bang mà dày bằng nửa cái mặt mày thôi thì giặc đánh thế chó nào được? "
Một người thích nói chữ như Hồ Xạ nay cũng đã phải văng tục, đủ thấy hắn đã điên tiết lắm rồi. Nguyễn Công Khôi bị chửi thì cũng thấy nóng mặt. Hắn lại nhớ đến bản thân, vì ham mê tửu sắc mà bại thê thảm ở Mộc Hoàn, bất giác sinh lòng tự ái ghê gớm. Song hắn lại sợ cái lườm của Trương Phụ hơn.
Thuận theo ý Phụ thì chẳng những sống khoẻ mà còn được sang giàu, nhược bằng không thì e đầu phải đổi chỗ. Nguyễn Công Khôi lựa chọn làm điều mà hắn cho là hợp lí nhất.
Hắn lại nghĩ:
[ Thằng Xạ này có tài ném tên hay nức tiếng. Mình mà léng phéng ở đầu đoàn quân khéo nó ném cho toạc trán. ]
Thế là hắn lủi ngay vào giữa đoàn quân. Giáp eo lúc lắc theo từng cử động của hông Công Khôi, trông chẳng khác nào con chó ghẻ chui vào lỗ.
Phụ cười khẩy, vung tay.
Phập!
Một cái đầu người nữa lại lăn xuống đất. Máu trào ra, tràn lên cuốn lấy đầu mũi tên của Hồ Xạ. Lần này, Trương Phụ tự mình thúc ngựa đến, quăng cái thủ cấp vào giữa quân trận nhà Hồ. Y cười khẩy, nói:
“ Quân sĩ triều Trần, còn không mau lựa chọn?? Ơn trên của thiên triều ta sâu dày, song cũng có hạn thôi đấy. "
“ Khốn nạn! "
“ Tả tướng quốc công to bằng trời còn bị đối xử như thế, Tông Đố tướng quân không có công lao cũng còn khổ lao. Thế mà bị cũng bị vứt đi như vứt rác. Thế thì đám tiểu tốt chúng ta sẽ còn thế nào nữa?? "
“ Thôi đi! Hi sinh vì nước thì có cái gì? Nếu như Tông Đỗ thực là anh hùng, nên khảng khái mới phải! "
Cự cãi, xung đột như một mồi lửa bị vứt vào đám dầu đốt, cháy phừng lên tận trời…
Dần dần, quân của Hồ Xạ vì những lời lẽ kích động ấy mà bắt đầu bị phân hoá làm hai bộ phận. Có đến gần một vạn binh mã bắt đầu lục tục quay gươm chĩa giáo về phía Hồ Xạ. Những người này đa phần là binh sĩ cựu triều, có không ít người từng tham gia trận kháng Chiêm Thành năm xưa. Hồ Quý Li soán ngôi xưng đế, họ đã muốn giải ngũ từ lâu. Chẳng qua vì tôn trọng Hồ Nguyên Trừng mà ở lại trong quân.
Năm ngàn quân, hoặc là đám cỏ lau gió chiều nào thì nghiêng qua chiều ấy, hoặc là những tên sợ chết đã sớm muốn tìm cho mình một cái cớ để quy hàng quân Minh. Nay Công Khôi đã cho chúng một cái cớ quá là tuyệt vời. Đúng! Chúng đâu có “ phản ", chẳng qua là do Hồ Hán Thương, do nhà Hồ thất đức cả mà thôi.
Tính ra chỉ có gần hai phần mười số binh sĩ còn lại, cỡ hai ngàn người, là có giữ một chút lòng tin vào tướng quân của mình, hoặc không nở bỏ y lại.
“ Anh em, nhà Hồ đốn mạt cướp nước lạm quyền, hãy theo tôi quy thuận thiên triều, lật đổ nó! "
Mạc Thuý xuất hiện bên cạnh Công Khôi, theo sau là một đội quân đông chừng hai vạn. Chẳng những có hàng binh khi trước, mà còn thấy cả những cung binh hồi nãy bị pháo nã trên đỉnh gò nhưng sống sót được xuất hiện hoà cùng cánh quân đang tràn xuống.
Sững sờ đến chết lặng, Hồ Xạ chẳng dám tin vào mắt mình kia là những con người mới rồi còn gắng gượng cố thủ trên đỉnh đồi nữa.
Giống như một con cờ domino vừa bị đẩy đổ, quân Đại Ngu gia nhập hàng ngũ phản quân càng lúc càng đông. Nháy mắt phản quân đã tràn đến chỗ Hồ Xạ đang đứng.
Hồ Xạ bước lên trước. Thương mâu chĩa tua tủa quanh hắn. Hắn nhận ra những mũi thương ấy nhuốm máu của ai, nhưng các gương mặt hiện lên nơi chuôi thương nhìn sao xa lạ quá? Ánh mắt họ xoáy vào hắn. Có căm hận, nhưng ít như lá mùa thu. Hả hê, thoải mái, nhẹ nhõm… thì sao mà chi chít tựa sao trời.
“ Mẹ kiếp, Hồ Xạ! "
“ Mày nên chết mẹ nó đi, thằng hèn! "
Hồ Xạ nay đã nhận ra nhà Trần chẳng qua chỉ là một cái cớ, một khẩu hiệu mĩ miều được treo trên miệng của cả Trương Phụ lẫn những cựu binh kia mà thôi. Thân là tiểu binh, có mấy ai quan tâm mình phục vụ kẻ nào? Có những người hành động cũng chỉ như con vật mà thôi. Ai cho ăn thì thờ, cho ở thì sùng, cho đàn bà thì quỳ lạy.
[ Ôi… nếu như chỉ cần lí tưởng đứng đắn sẽ nhất hô bá ứng, thì Hai Bà Trưng đã đâu đến nổi phải chịu cảnh lấy một địch trăm năm xưa? Và thế thì cũng chẳng có Việt gian. ]
Hồ Xạ thấy mình ngây thơ quá. Hắn đọc về ba cuộc kháng chiến Nguyên Mông, về những gương anh dũng xả thân vì nước mà nhiệt huyết sôi trào cả lên. Nhưng… thực tế lại luôn là một gáo nước lạnh tàn nhẫn tát vào mặt những kẻ mộng mơ.
Hồ Xạ ngửa đầu lên, giữa lúc hai ngàn binh mã của hắn cứ mòn đi dần.
Khắc ghi vào trong tâm hắn là ánh nhìn khẩn khoản, đau đớn của sĩ tốt trước lúc hơi thở cuối cùng bị đoạt đi khỏi hai lá phổi. Tỉnh? Mơ? Chẳng còn quan trọng nữa. Nỗi đau ấy dù ở trong mộng cảnh hay ở thực tại, thì nó cũng chân thực đến thắt tim cả.
“ Giết lũ quỷ sứ nhà Hồ! "
“ Chém chết bọn Việt gian bán nước! "
Chẳng biết ai khởi xướng, nhưng hai cánh quân Đại Việt lao thẳng vào nhau. Tiếng binh khí va chạm leng keng vẳng mãi ra xa, như chẳng muốn dừng lại.
Phập!
Thương nhọn hoắt đâm vào ổ bụng, xoắn đứt hết thảy.
Gương sáng loáng loé lên trong tối, một nhát bay đầu.
Máu Đại Việt đã chảy… thây Lĩnh Nam đã chất chồng… nhưng đâu phải vì núi Tản sông Đà hay hào khí Đông A? Binh sĩ ngã xuống hết lớp này đến lớp khác vì tính vị kỉ, vì ham muốn cầu sinh của chính người mà họ từng cùng thề sống chết.
Có người quê ở phía Nam, uống nước sông Hương mà lớn. Lại có kẻ sinh ra trên miền Kinh Bắc, tắm nước sông Hồng trưởng thành. Song… tiếng khóc than của đất mẹ Âu Cơ ngày hôm nay bị gần một vạn con người bỏ ngoài tai vì khúc xương hôi thối kẻ xâm lược vứt ra. Hai chữ đồng bào, bị bàn chân đất Giao Chỉ dày xéo, bị xối lên bởi máu Lĩnh Nam.
“ Yaaaaaaaaaaaaaa! "
Trần Đĩnh dùng kiếm chém bay đầu hai lính cựu triều, máu đỏ vấy đầy mặt hắn. Thấy hắn dũng mãnh, nên tạm thời đám hàng binh không dám quấy rầy hắn nữa mà đi tìm cho mình một mục tiêu dễ dàng hơn. Trần Đĩnh được dịp thở dốc, kiếm chống xuống đất giữ vững thân hình đang lung lay.
Đôi mắt hắn thấu đỏ lên, nhìn Trương Phụ ở nơi xa. Giữa ba quân phương bắc, gã vương hầu thản nhiên ngồi trên lưng con ngựa chiến của mình, nhìn vào cuộc thảm chiến của dân Đại Việt bằng ánh mắt đầy như xem trò vui. Ấy là cái nhìn của một tên mê đá gà nhìn hai con chiến kê cùng mẹ tàn sát nhau.
Hồ Xạ thích nói chữ kiểu đao to búa lớn, trước hết hắn phải hiểu được đạo nghĩa to lớn tương đương. Tổ quốc, dân tộc. Ấy đều là những thứ lớn lao, vĩ đại. Cuối cùng, mỉa mai khác nào câu nói chữ cuối cùng trong đời Xạ, chẳng mấy ai hưởng ứng hắn.
“ Mẹ lũ chó! "
“ Im đi thằng óc lợn bẩn thỉu! "
Chẳng còn giọng hò đánh giặc nữa. Chỉ có tiếng mắng chửi nhau, gào thét trong cuồng nộ. Người Việt chửi dân Việt là chó, là lợn, là đủ thứ xấu xí và thấp kém mà chẳng cần biết hai bên vốn là con một nhà là gà một mẹ. Gươm, mác từng gác cạnh nhau trên cùng giá đỡ nay va vào, miết vào, chém vào nhau đến toé lửa.
Máu nhỏ xuống tựa dòng nước mắt, tiếng binh khí kêu như tiếng khóc than.
Một bản bi ca… Câu nói “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau? " có chăng chỉ còn là khẩu hiệu treo bên ngoài miệng. Xa xa, dòng sông Hồng bỗng cuộn xiết hơn, khác nào dòng nước mắt của mẹ Âu Cơ. Bầu với bí nay chỉ muốn đạp nhau xuống dàn.
Âu cũng đành vậy. Chín người thì mười ý, lắm thầy thì nhiều ma. Nếu ai cũng biết vì nước quên mình, thì có lẽ tên của Trần Bình Trọng đã không được lưu vào thanh sử, để con dân Đại Việt kính ngưỡng đến muôn đời. Đến con chó cũng có dăm bảy loại kia mà.
“ Anh em… "
Xoạt!
Bất chợt, sau lưng Hồ Xạ tung lên một chùm máu. Cơn đau ập đến quá bất ngờ. Hồ Xạ không nghĩ giữa vòng bảo hộ của anh em, tấm lưng của hắn sẽ bị đánh lén.
Phập!
Kẻ đánh lén rên lên rồi ngã gục xuống, một mũi tên găm ngay giữa ngực y. Máu tràn ra, lấn vào cùng những bãi máu rải rác khắp chiến trường.
“ Tại sao? "
Hồ Xạ ngoái đầu nhìn y, khẽ hỏi.
Kẻ ra tay đánh lén Hồ Xạ chính là cậu thiếu niên lúc trước, giờ đang co quắp với mũi tên trước ngực. Vẻ nanh ác vừa thoáng hiện lên trên gương mặt cậu ta. Ánh mắt trong một khoảnh khắc ra tay giống hệt như cái nhìn của loài dã thú. Nó khác hẳn với dáng run lẩy bẩy nắm thương hồi nãy khi y hỏi Hồ Xạ. Y là một lính “ mới ", đầu quân cho triều đình sau khi Hồ Hán Thương lên ngôi chứ không phải lính cựu triều.
Trong trí nhớ của Hồ Xạ, cậu nhóc này hướng nội, ít nói lắm. Chỉ thỉnh thoảng lúc đã ngà ngà, bị anh em gặng hỏi bên bếp lửa mới lí nhí kể về quá khứ. Hồi ức cậu nhắc lại với nước mắt đầm đìa gương mặt thường là một vùng quê nghèo tầm thường nơi sỏi đá vương đầy những luống cày, khắp nơi là ruộng chua và đất mặn bạc cả màu.
Trước khi chết, tấm lưng còng còng, manh áo nhuộm bùn lam lũ với mái đầu dãi mưa sương với hai thứ tóc của mẹ là điều cuối cùng cậu nhớ về. Không biết sau mấy năm, bà có già thêm không, có thay đổi không. Lúc đâm ra phát thương cuối cùng của đời mình, nhắm vào chính vị tướng quân cậu hằng thần tượng, thiếu niên đã tưởng tượng ra viễn cảnh đoàn viên. Về quê, rồi không nhận ra mẹ mình đã già đến thế nào. Nói dối mẹ rồi bị lật tẩy ra làm sao. Kế đó, mẹ sẽ mắng cậu là thằng hèn, từ mặt cậu. Thiếu niên sẽ quỳ suốt đêm ngoài hiên…
Rồi bà sẽ ôn tồn bước ra, đưa bồ kết cho tắm, dặn:
[ Để tao cố đi làm thuê làm mướn, rồi kiếm một đám nào đấy cho mày. Không biết người ta có thèm thằng đào ngũ trốn về như mày không nữa. Thôi chịu khó lấy con bé nào đấy xấu xấu một tí vậy… tao sẽ cố tìm cho một đứa đảm đang. ]
Tất cả những điều ấy bị xuyên thủng bởi một mũi tên.
Hơi thở thiếu niên đứt quãng dần, cảnh trí trước mắt mờ đi trong tấm áo choàng xám ngoét của tử thần. Thế nhưng, hắn vẫn kịp thều thào được hai chữ:
“ Xin… lỗi… "
Tác giả :
Nghịch Tử