Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
Chương 119: Hồi mười sáu (2)
Ông vừa nói, vừa đẩy cả bốn ra phía cổng.
Trần Đĩnh bĩu môi, nói:
“ Rõ ràng là không muốn cho chúng ta tá túc đêm nay, cứ phải tỏ ra thần thần bí bí. Lại còn câu đối, sấm truyền gì gì đó. Tưởng chúng ta là trẻ con dễ lừa lắm chắc? "
Phạm Ngũ Thư vỗ vai, khuyên:
“ Thôi, người ta đã thết đãi mình chuyện ăn uống rồi, không nên nói như thế. "
Lê Thận thì chỉ nhún vai. Đi hay ở đối với y không quan trọng lắm.
Riêng Lê Hổ cứ mải nghĩ đến bốn chữ khắc trên đài sen.
Liên Diệp Thác Đào, tức là lá sen ôm trái đào. Là tả thực, không phải sao? Hay còn có ẩn ý gì khác? Bản thân Lê Hổ cũng không dám chắc, nên cứ trăn trở từ bấy đến giờ.
Cũng vì chuyện này, mà khi mấy người kia khuyên bỏ quách đài sen lại bên đường, Lê Hổ vẫn nhất quyết cõng theo.
Bốn người cứ theo hướng nam, ra khỏi khu làng, tìm đến một cánh rừng rậm.
“ Xem ra đêm nay lấy đất làm giường, lấy lá làm chăn, nghỉ ngơi một đêm cho lại sức trước. Mai hẵng tính đến chuyện trở về Lam Sơn. "
Cả Trần Đĩnh lẫn Lê Thận đều không phản đối đề nghị của Phạm Ngũ Thư. Chỉ riêng Lê Hổ là nói:
“ Có lẽ nên đi suốt đêm nay. "
Lê Thận cười:
“ Mỗ còn tưởng cậu là hạng chọc trời khuấy nước, ra lại nhát cáy, sợ mấy chiêu trò mê tín vớ vẩn này hả? "
Hai người Phạm Ngũ Thư, Trần Đĩnh tuy không nói gì, nhưng ánh mắt của họ chứng tỏ cả hai có cùng nghi vấn với Thận.
Lê Hổ đáp:
“ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà. Về Thanh Hóa sớm, một là tránh đêm dài lắm mộng. Hai là tôi ra ngoài cũng đã lâu, có lẽ mẹ già ở nhà cũng lo sốt vó lên rồi đấy. "
Trần Đĩnh mới nhập bọn, không cảm thấy lời nói của Lê Hổ có gì khả nghi. Song Phạm Ngũ Thư thay Lê Học chăm sóc cậu chàng từ nhỏ đến lớn, biết chủ công của mình đang nói dối.
Ngày còn bé tí, Lê Hổ đã theo anh trai lang bạt lên tận kinh thành, ở Thăng Long nửa năm trời không gửi về lấy một lá thư. Thử hỏi lần này thì có gì mà phải lo lắng. Lê Hổ đang lấy cớ, muốn cả bốn nghe theo lời người nghệ nhân đẽo đá. Nhưng vì sao??
Cà rộp! Cà rộp! Cà rộp!…
Bốn người đang phân vân không biết nên đi hay đừng, thì phía sau đột nhiên truyền đến tiếng vó ngựa.
“ Chúng nó chỉ ở quanh đây thôi, tìm mau lên! "
Lửa bắt đầu bốc lên ngùn ngụt, tiếng la hét quện trong tiếng khóc than bật lên sau lưng cơ hồ muốn át cả tiếng nhạc ngựa nện côm cốp trên mặt đất. Bốn người cùng ngoái đầu nhìn, thì thấy làng Ninh Vân đã ngập trong lưỡi lửa và ánh đao bóng kiếm.
Một toán tàn quân hớt hải chạy lại từ phía sau. Nhìn cách võ trang đơn sơ, giáp không có lấy một mẩu, vũ khí thì cứ cùn vẹt đi là bốn người biết ngay ấy không phải quân Minh, mà là quân dấy nghĩa.
Trời tối, trăng mờ, không nhìn rõ mặt mũi. Song trong mấy tháng gần đây lộ nghĩa quân nào mới khởi binh, lại ở gần Hoa Lư, có lẽ chỉ có nghĩa quân của Trần Ngỗi ở Mô Độ mà thôi.
Lê Hổ trông thấy bóng tàn quân từ đằng xa, bỗng nhiên nghĩ đến chuyện gì đó, thế là giật mình làm đoá sen đá tuột khỏi tay rơi xuống đất.
Người đi đầu tóc rối bù như gà bới, bước đi loạng choạng, vai và chân đều trúng tên sâu đến một tấc. Máu rịn ra thấm đầy kheo chân.
“ Mấy người đi trước xin dừng bước! "
Nhác thấy bóng bốn người họ từ xa, y bèn đưa tay ra, lên tiếng gọi. Tất nhiên là không dám cao giọng lớn tiếng vì sợ truy binh nghe thấy.
“ Nghe giọng thì hình như là Trần Ngỗi. "
“ Nhật Nam vương? Sao đã đến nông nỗi này rồi? "
“ Không biết, nhưng cứ chờ xem sao. "
Bốn người nhìn nhau, rồi quyết định thả chậm bước chân chờ.
Họ cũng muốn biết vì sao mới có nửa tháng trời mà nghĩa binh của Trần Ngỗi đã bị đánh cho thua tan tác đến mức này.
Nhưng trước phải kể tiếp chuyện của Tạng Cẩu đã.
Tửu Thôn Đồng Tử nghe thằng nhóc nói mỉa mình, thì chỉ cười khẩy một cái. Tạng Cẩu có tư cách biết tên hắn, không đồng nghĩa với việc nó đủ tư cách làm hắn động nộ, càng không có nghĩa là nó đủ tư cách chết dưới đao của hắn.
Hắn coi thằng nhãi là không khí, rồi hướng ánh mắt về phía thiền sư Tuệ Tĩnh:
“ Kính chào ngài, đại y thiền sư. "
“ Quỷ vương, ngươi không ở Đại Giang sơn xứ Phù Tang làm vua làm chúa cho sướng thân ngươi, chạy đến Kim Lăng làm gì? "
Tuệ Tĩnh thiền sư biết mục đích của Tửu Thôn.
Thứ hắn nhắm vào chính là bức vẽ pháo Thần Cơ và thuyền Cổ Lâu.
Nhưng tại sao hắn lại biết đến chúng??? Chiến tranh giữa Đại Ngu với Đại Minh nổ ra ở trời nam đất Việt, cách đảo quốc Phù Tang có lẽ phải đến cả mấy ngàn dặm đường biển. Cách trở muôn trùng như thế, đáng lẽ gã phải không hay biết gì về Thần Cơ sang pháo mới phải.
Tuệ Tĩnh thiền sư nghĩ ngay đến một khả năng.
Trong quân Đại Minh có nội gián, nhưng không phải do Đại Ngu cài vào.
Tửu Thôn khoanh tay, ôm đao vào ngực, chậm rãi nói:
“ Đại y thiền sư nổi danh là y thuật cao minh, có tấm lòng bồ tát. Gặp đúng lúc Đại Giang sơn của ta có quái dịch hoành hành, không biết có thể mời ngài quá bộ một chuyến không? "
Tuệ Tĩnh đứng dậy. Trước là chỉnh trang lại áo sống tóc tai, rồi mới chậm rãi đáp:
“ Chuyện này là lẽ đương nhiên. Người ta vẫn nói là thà tin là có chứ không tin là không. Phật cũng dạy “ ta không vào địa ngục thì ai vào? ". Chuyện sang Phù Tang tôi chẳng từ nan.
Tuy nhiên quỷ vương phải biết một điều trước, y thuật của lão gọi là nam dược trị nam nhân. Còn như đối với người xứ khác, lão không biết dùng thuốc, mà phải dùng độc.
Đến lúc về đến Đại Giang sơn của ngài, bệnh không có mà trị, bần tăng sẽ rất là bứt rứt. Khi ấy rất có thể sẽ tìm đến thượng nguồn mấy con suối con lạch trong rừng để mà phát tiết cũng không chừng. "
Tửu Thôn nghe vậy, không khỏi nhíu mày.
Tuệ Tĩnh lại nói tiếp:
“ Độc của bần tăng chẳng đáng gì, vài năm nước chảy đá mòn là tự sẽ hết. Trong thời gian đó rủi mà tiểu yêu tiểu quỷ dưới trướng ngài trúng phải, tôi sẽ cứu chữa ngay. Tuy nhiên chữa thành ngu si đần độn hay điên điên rồ rồ thì phải tuỳ vào duyên số. Lại nghĩ Đại Giang sơn vốn làm toàn những chuyện tốt đẹp, ắt có trời phật phù hộ. Đại vương chớ lo quá. "
Đại Giang sơn vốn là tên một ngọn núi hiểm trở ở Phù Tang, nay là đất Nhật Bản. Song chẳng được như núi thánh Phú Sĩ, nó được biết đến là sào huyệt của một trong ba đại yêu quái tà ác khét tiếng trong lịch sử đảo quốc Phù Tang là Tửu Thôn Đồng Tử. Tất nhiên, ấy là truyền thuyết dân gian. Thực tế, trên Đại Giang sơn có một đảng cướp lớn, phát triển đến nay đã vài trăm năm, cơ hồ trở thành lãnh chúa một vùng.
Các đời thiên hoàng Phù Tang bấy giờ vẫn coi nơi này là cái gai trong mắt, nhiều lần cử người tài dẫn quân tới đánh. Ngặt nỗi địa thế Đại Giang Sơn hiểm trở như tường đồng vách sắt, dễ thủ khó công đã đành, đảng cướp phát triển mấy đời vua đã đông tới vài nghìn tên, lại có tổ chức đàng hoàng khác hẳn đám thổ phỉ binh thường.
Còn đầu lĩnh của chúng chính là Tửu Thôn Đồng Tử này đây.
“ Xem ra Đại Giang sơn không có phúc được thiền sư phục vụ rồi. "
Gã quái nhân chặc lưỡi, đoạn gác đao lên vai, rồi tiếp:
“ Tuy nhiên hôm nay Tửu Thôn này đã tha cho ba người các ngươi được sống, sau này tất nhiên sẽ đến đòi nợ. "
Lúc này, y mới nhìn Tạng Cẩu.
“ Hi vọng khi đó nhãi ranh nhà ngươi đã có tư cách chết dưới Trảm Quỷ đao. "
Lời nói ngông cuồng như hãy còn vương lại căn phòng, song bóng người thì đã mất hút ngoài khung cửa từ lúc nào. Trong ánh trăng xa xa lúc mờ khi tỏ, lất phất một tà áo đỏ rực.
“ Cẩu, con dìu Phiêu Hương về phòng nghỉ ngơi trước đi. Chỗ này giường chiếu bị đánh sập cả rồi, không tiện ở lại. "
Tạng Cẩu chậm rãi đỡ cô bé dậy đi vài bước, mới sực nhớ:
“ Thế còn chuyện của thánh tổ thì sao? Vẫn chưa có manh mối gì cơ mà?? Nay con mà bỏ đi, thì mai đã hết thời hạn ba ngày rồi! Biết bao giờ mới giải được bí mật của chìa khoá Loa Thành?? "
Thấy nó tuôn một tràng, thiền sư cũng chỉ biết thở dài, im lặng không đáp.
Tuổi trẻ mà. Bỏ ăn bỏ uống, quên ngủ quên nghỉ ba ngày ba đêm để rồi trắng tay, khó chịu lắm chứ.
[ Lẽ nào sức người có hạn, sỏi đá chẳng thể thành cơm? ]
Trần Đĩnh bĩu môi, nói:
“ Rõ ràng là không muốn cho chúng ta tá túc đêm nay, cứ phải tỏ ra thần thần bí bí. Lại còn câu đối, sấm truyền gì gì đó. Tưởng chúng ta là trẻ con dễ lừa lắm chắc? "
Phạm Ngũ Thư vỗ vai, khuyên:
“ Thôi, người ta đã thết đãi mình chuyện ăn uống rồi, không nên nói như thế. "
Lê Thận thì chỉ nhún vai. Đi hay ở đối với y không quan trọng lắm.
Riêng Lê Hổ cứ mải nghĩ đến bốn chữ khắc trên đài sen.
Liên Diệp Thác Đào, tức là lá sen ôm trái đào. Là tả thực, không phải sao? Hay còn có ẩn ý gì khác? Bản thân Lê Hổ cũng không dám chắc, nên cứ trăn trở từ bấy đến giờ.
Cũng vì chuyện này, mà khi mấy người kia khuyên bỏ quách đài sen lại bên đường, Lê Hổ vẫn nhất quyết cõng theo.
Bốn người cứ theo hướng nam, ra khỏi khu làng, tìm đến một cánh rừng rậm.
“ Xem ra đêm nay lấy đất làm giường, lấy lá làm chăn, nghỉ ngơi một đêm cho lại sức trước. Mai hẵng tính đến chuyện trở về Lam Sơn. "
Cả Trần Đĩnh lẫn Lê Thận đều không phản đối đề nghị của Phạm Ngũ Thư. Chỉ riêng Lê Hổ là nói:
“ Có lẽ nên đi suốt đêm nay. "
Lê Thận cười:
“ Mỗ còn tưởng cậu là hạng chọc trời khuấy nước, ra lại nhát cáy, sợ mấy chiêu trò mê tín vớ vẩn này hả? "
Hai người Phạm Ngũ Thư, Trần Đĩnh tuy không nói gì, nhưng ánh mắt của họ chứng tỏ cả hai có cùng nghi vấn với Thận.
Lê Hổ đáp:
“ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà. Về Thanh Hóa sớm, một là tránh đêm dài lắm mộng. Hai là tôi ra ngoài cũng đã lâu, có lẽ mẹ già ở nhà cũng lo sốt vó lên rồi đấy. "
Trần Đĩnh mới nhập bọn, không cảm thấy lời nói của Lê Hổ có gì khả nghi. Song Phạm Ngũ Thư thay Lê Học chăm sóc cậu chàng từ nhỏ đến lớn, biết chủ công của mình đang nói dối.
Ngày còn bé tí, Lê Hổ đã theo anh trai lang bạt lên tận kinh thành, ở Thăng Long nửa năm trời không gửi về lấy một lá thư. Thử hỏi lần này thì có gì mà phải lo lắng. Lê Hổ đang lấy cớ, muốn cả bốn nghe theo lời người nghệ nhân đẽo đá. Nhưng vì sao??
Cà rộp! Cà rộp! Cà rộp!…
Bốn người đang phân vân không biết nên đi hay đừng, thì phía sau đột nhiên truyền đến tiếng vó ngựa.
“ Chúng nó chỉ ở quanh đây thôi, tìm mau lên! "
Lửa bắt đầu bốc lên ngùn ngụt, tiếng la hét quện trong tiếng khóc than bật lên sau lưng cơ hồ muốn át cả tiếng nhạc ngựa nện côm cốp trên mặt đất. Bốn người cùng ngoái đầu nhìn, thì thấy làng Ninh Vân đã ngập trong lưỡi lửa và ánh đao bóng kiếm.
Một toán tàn quân hớt hải chạy lại từ phía sau. Nhìn cách võ trang đơn sơ, giáp không có lấy một mẩu, vũ khí thì cứ cùn vẹt đi là bốn người biết ngay ấy không phải quân Minh, mà là quân dấy nghĩa.
Trời tối, trăng mờ, không nhìn rõ mặt mũi. Song trong mấy tháng gần đây lộ nghĩa quân nào mới khởi binh, lại ở gần Hoa Lư, có lẽ chỉ có nghĩa quân của Trần Ngỗi ở Mô Độ mà thôi.
Lê Hổ trông thấy bóng tàn quân từ đằng xa, bỗng nhiên nghĩ đến chuyện gì đó, thế là giật mình làm đoá sen đá tuột khỏi tay rơi xuống đất.
Người đi đầu tóc rối bù như gà bới, bước đi loạng choạng, vai và chân đều trúng tên sâu đến một tấc. Máu rịn ra thấm đầy kheo chân.
“ Mấy người đi trước xin dừng bước! "
Nhác thấy bóng bốn người họ từ xa, y bèn đưa tay ra, lên tiếng gọi. Tất nhiên là không dám cao giọng lớn tiếng vì sợ truy binh nghe thấy.
“ Nghe giọng thì hình như là Trần Ngỗi. "
“ Nhật Nam vương? Sao đã đến nông nỗi này rồi? "
“ Không biết, nhưng cứ chờ xem sao. "
Bốn người nhìn nhau, rồi quyết định thả chậm bước chân chờ.
Họ cũng muốn biết vì sao mới có nửa tháng trời mà nghĩa binh của Trần Ngỗi đã bị đánh cho thua tan tác đến mức này.
Nhưng trước phải kể tiếp chuyện của Tạng Cẩu đã.
Tửu Thôn Đồng Tử nghe thằng nhóc nói mỉa mình, thì chỉ cười khẩy một cái. Tạng Cẩu có tư cách biết tên hắn, không đồng nghĩa với việc nó đủ tư cách làm hắn động nộ, càng không có nghĩa là nó đủ tư cách chết dưới đao của hắn.
Hắn coi thằng nhãi là không khí, rồi hướng ánh mắt về phía thiền sư Tuệ Tĩnh:
“ Kính chào ngài, đại y thiền sư. "
“ Quỷ vương, ngươi không ở Đại Giang sơn xứ Phù Tang làm vua làm chúa cho sướng thân ngươi, chạy đến Kim Lăng làm gì? "
Tuệ Tĩnh thiền sư biết mục đích của Tửu Thôn.
Thứ hắn nhắm vào chính là bức vẽ pháo Thần Cơ và thuyền Cổ Lâu.
Nhưng tại sao hắn lại biết đến chúng??? Chiến tranh giữa Đại Ngu với Đại Minh nổ ra ở trời nam đất Việt, cách đảo quốc Phù Tang có lẽ phải đến cả mấy ngàn dặm đường biển. Cách trở muôn trùng như thế, đáng lẽ gã phải không hay biết gì về Thần Cơ sang pháo mới phải.
Tuệ Tĩnh thiền sư nghĩ ngay đến một khả năng.
Trong quân Đại Minh có nội gián, nhưng không phải do Đại Ngu cài vào.
Tửu Thôn khoanh tay, ôm đao vào ngực, chậm rãi nói:
“ Đại y thiền sư nổi danh là y thuật cao minh, có tấm lòng bồ tát. Gặp đúng lúc Đại Giang sơn của ta có quái dịch hoành hành, không biết có thể mời ngài quá bộ một chuyến không? "
Tuệ Tĩnh đứng dậy. Trước là chỉnh trang lại áo sống tóc tai, rồi mới chậm rãi đáp:
“ Chuyện này là lẽ đương nhiên. Người ta vẫn nói là thà tin là có chứ không tin là không. Phật cũng dạy “ ta không vào địa ngục thì ai vào? ". Chuyện sang Phù Tang tôi chẳng từ nan.
Tuy nhiên quỷ vương phải biết một điều trước, y thuật của lão gọi là nam dược trị nam nhân. Còn như đối với người xứ khác, lão không biết dùng thuốc, mà phải dùng độc.
Đến lúc về đến Đại Giang sơn của ngài, bệnh không có mà trị, bần tăng sẽ rất là bứt rứt. Khi ấy rất có thể sẽ tìm đến thượng nguồn mấy con suối con lạch trong rừng để mà phát tiết cũng không chừng. "
Tửu Thôn nghe vậy, không khỏi nhíu mày.
Tuệ Tĩnh lại nói tiếp:
“ Độc của bần tăng chẳng đáng gì, vài năm nước chảy đá mòn là tự sẽ hết. Trong thời gian đó rủi mà tiểu yêu tiểu quỷ dưới trướng ngài trúng phải, tôi sẽ cứu chữa ngay. Tuy nhiên chữa thành ngu si đần độn hay điên điên rồ rồ thì phải tuỳ vào duyên số. Lại nghĩ Đại Giang sơn vốn làm toàn những chuyện tốt đẹp, ắt có trời phật phù hộ. Đại vương chớ lo quá. "
Đại Giang sơn vốn là tên một ngọn núi hiểm trở ở Phù Tang, nay là đất Nhật Bản. Song chẳng được như núi thánh Phú Sĩ, nó được biết đến là sào huyệt của một trong ba đại yêu quái tà ác khét tiếng trong lịch sử đảo quốc Phù Tang là Tửu Thôn Đồng Tử. Tất nhiên, ấy là truyền thuyết dân gian. Thực tế, trên Đại Giang sơn có một đảng cướp lớn, phát triển đến nay đã vài trăm năm, cơ hồ trở thành lãnh chúa một vùng.
Các đời thiên hoàng Phù Tang bấy giờ vẫn coi nơi này là cái gai trong mắt, nhiều lần cử người tài dẫn quân tới đánh. Ngặt nỗi địa thế Đại Giang Sơn hiểm trở như tường đồng vách sắt, dễ thủ khó công đã đành, đảng cướp phát triển mấy đời vua đã đông tới vài nghìn tên, lại có tổ chức đàng hoàng khác hẳn đám thổ phỉ binh thường.
Còn đầu lĩnh của chúng chính là Tửu Thôn Đồng Tử này đây.
“ Xem ra Đại Giang sơn không có phúc được thiền sư phục vụ rồi. "
Gã quái nhân chặc lưỡi, đoạn gác đao lên vai, rồi tiếp:
“ Tuy nhiên hôm nay Tửu Thôn này đã tha cho ba người các ngươi được sống, sau này tất nhiên sẽ đến đòi nợ. "
Lúc này, y mới nhìn Tạng Cẩu.
“ Hi vọng khi đó nhãi ranh nhà ngươi đã có tư cách chết dưới Trảm Quỷ đao. "
Lời nói ngông cuồng như hãy còn vương lại căn phòng, song bóng người thì đã mất hút ngoài khung cửa từ lúc nào. Trong ánh trăng xa xa lúc mờ khi tỏ, lất phất một tà áo đỏ rực.
“ Cẩu, con dìu Phiêu Hương về phòng nghỉ ngơi trước đi. Chỗ này giường chiếu bị đánh sập cả rồi, không tiện ở lại. "
Tạng Cẩu chậm rãi đỡ cô bé dậy đi vài bước, mới sực nhớ:
“ Thế còn chuyện của thánh tổ thì sao? Vẫn chưa có manh mối gì cơ mà?? Nay con mà bỏ đi, thì mai đã hết thời hạn ba ngày rồi! Biết bao giờ mới giải được bí mật của chìa khoá Loa Thành?? "
Thấy nó tuôn một tràng, thiền sư cũng chỉ biết thở dài, im lặng không đáp.
Tuổi trẻ mà. Bỏ ăn bỏ uống, quên ngủ quên nghỉ ba ngày ba đêm để rồi trắng tay, khó chịu lắm chứ.
[ Lẽ nào sức người có hạn, sỏi đá chẳng thể thành cơm? ]
Tác giả :
Nghịch Tử