Thu Nguyệt
Chương 5
Tối đó, dưới ánh đèn, ta đặt bút viết cho sư phụ một lá thư thật dài, tường tận kể lại cho người nghe cuộc sống ở Diêm thành trong khoảng thời gian này, về những người những việc mà ta đã gặp trong lúc hành nghề y. Đã rất lâu rồi ta và sư phụ không có thư đi tin lại, vừa đặt bút liền cảm thấy biết bao lời không thể nói hết, ngọn đèn dầu chập chờn leo lét, dải lụa mỏng mỗi lúc một dài, rốt cùng đến cả Ưng nhi cũng bất mãn bay đến trên bàn dùng móng vuốt giẫm giẫm lên thư của ta, ra vẻ kháng nghị.
Ta ‘ối’ một tiếng, vội vàng gấp dải lụa mỏng lại, sợ móng vuốt sắc bén của Ưng nhi sẽ làm xước lá thư, miệng thì giải thích với nó: “Đây là lụa mỏng được dệt từ tơ tằm, nhẹ lắm, cuộn lại chỉ còn bé xíu, không nặng một chút nào. Mày lợi hại như vậy mà đến một cuộn lụa nho nhỏ cũng không mang đi được, cẩn thận coi chừng bị mấy con chim truyền tin khác nó cười."
Nó nghe vậy càng bất mãn không thôi, vỗ hai cánh phành phạch, còn dùng mỏ mổ lên vai ta, sức lực được khống chế rất tốt, ngay cả áo cũng không bị thủng, chỉ là làm cho ta giật nảy mình.
Ta đành phải cất lá thư còn đang viết dang dở đi, định bụng sẽ ngủ một lát rồi thức dậy viết tiếp.
Mới vừa ngả đầu xuống gối chưa được bao lâu, bên ngoài đột nhiên vang lên tiếng gõ cửa dồn dập, ta mở mắt thấy trời còn chưa hửng sáng liền lật đật đứng dậy đi ra mở cửa, nghĩ thầm có lẽ có người bị bệnh nguy cấp đến tìm.
Cửa vừa mở ra, quả nhiên nhìn thấy những khuôn mặt đầy hớt hải lo lắng, bọn họ có cả thảy ba người, hai ông bà lão và một cô nương, cô nương kia đã không thể đi lại, được ông lão cõng trên lưng, rên rỉ từng cơn đau đớn.
Hai ông bà lão chừng như đã chạy một quãng đường rất xa, trán túa đầy mồ hôi, hơi thở đứt quãng, nhìn thấy ta môi mấp máy, bao nhiêu lời muốn nói nhưng không thốt ra được chữ nào.
Ta bảo họ mau vào trong, cửa hiệu có kê một chiếc giường đơn sơ dành cho người đến khám bệnh. Bệnh nhân kia được đỡ nằm xuống, là một cô nương tuổi chừng mười mấy, cũng xấp xỉ tuổi của ta, ngũ quan vốn thanh tú xinh đẹp, nhưng trên người nổi chi chít mẩn đỏ, khiến người ta nhất thời không dám nhìn.
Hai ông bà lão vừa bước vào cửa liền quỳ sụp xuống đất: “Thần y ơi, xin hãy cứu con gái của ta, cứu con gái của ta."
Ta vội vàng đỡ họ dậy rồi đi lấy y cụ, một lát sau mới biết bọn họ vốn là người sống ở Lý gia thôn bên ngoài thành. Cô gái bị mắc bệnh hung hiểm, đã chạy chữa ở nhiều thầy lang xa gần nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thậm chí họ còn đi đến miếu thỉnh bà cốt, nhưng bà cốt cũng bất lực đầu hàng, sau đó nghe người ta tán thưởng y thuật của ta, trời còn chưa hửng sáng đã vội vã vào thành tìm đến đây.
(*Bà cốt – theo mê tín: là người đàn bà làm nghề ma ám, lên đồng. Có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó nói các linh hồn này có thể phán bảo, giao tiếp với người đang sống.)
Nghe thấy bọn họ gọi mình là thần y, trong lòng ta vô cùng kích động, nhủ thầm giá sư tổ có mặt ở đây thì tốt biết mấy, thể nào ta cũng sẽ yêu cầu người xác nhận phải chăng ta đã có đủ năng lực để đi tìm sư phụ hay không. Nhưng ý nghĩ này cũng chỉ vụt lóe lên trong tíc tắc đã lập tức tan biến, trước mặt là bệnh tật hiểm nghèo, ta không khỏi tập trung toàn bộ tinh thần.
Trong quá trình kiểm tra, ta phát hiện bệnh tình của cô nương Lý gia không mấy khả quan, vội vàng hỏi bọn họ triệu chứng bệnh bắt đầu phát khi nào? Hai ông bà lão nói mấy hôm trước trời nóng bức, trong thôn bắt đầu có người bị nổi sởi, ban đầu mọi người đều cho rằng không có gì lớn, bất quá chỉ là rôm sảy do nắng nóng, chỉ cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước giếng rồi dùng khăn ẩm đắp lên, uống chút đồ uống có tính hàn là khỏi. Không ngờ sau đó bệnh bắt đầu lan ra khắp thôn, rất nhiều người mắc phải, con gái của bọn họ hiện tại hít thở khó khăn, đến cả nước cũng không thể uống được nữa.
Ta kinh hãi: “Sao ạ? Đã có rất nhiều người bị mắc bệnh này rồi sao?"
Các nếp nhăn trên mặt ông lão như xoắn lại với nhau: “Đúng vậy, có mấy đứa nhỏ cũng bị, chịu không nổi đi rồi, đứa nhỏ nhất kia mới có một tuổi."
Bà lão liền bật khóc, nước mắt tuôn dài: “Thần y, xin ngài hãy cứu con gái của ta, mấy năm trước Đại Ngưu nhà ta đã ra chiến trận, một lần đi không hẹn ngày trở về, chúng ta chỉ còn lại đứa con gái Kim Hoa này, ngài nhất định phải cứu lấy nó."
Trong lòng ta đã hơi lo lắng sốt ruột, triệu chứng này xem ra đích thị là bệnh dịch, còn là loại có khả năng gây chết người. Ngay cả ta cũng không chắc có thể cứu được nàng ấy hay không, nếu lan rộng sẽ càng nguy hiểm hơn, người trong thành đều có nguy cơ bị lây nhiễm.
Ta nghĩ ngợi một thoáng, quyết định thật nhanh: “Đại nương, ngài vào bếp nấu ít nước, khi nào sôi mang vào cho con, con có việc cần dùng. Đại thúc, chúng ta không thể ở lại trong thành, con sẽ đi theo hai người trở về thôn. Con đi bốc một ít thuốc cho Kim Hoa uống trước, chờ con thu dọn cửa hiệu xong chúng ta sẽ lập tức đi ngay. Còn nữa ạ, lúc nãy khi người đến, có dừng chân nghỉ ở nơi nào khác không, có để ai tiếp xúc với Kim Hoa cô nương không ạ? Nếu có, xin người nhất định phải nói cho con biết, con sẽ nhờ người mang sang cho họ một ít thuốc."
Hai ông bà lão nghe ta nói vậy, càng sợ hãi hơn, đang định nói gì đó, ta đã bắt tay vào chuẩn bị dược liệu đồng thời an ủi một câu: “Hai người đừng sợ, con sẽ đi cùng với hai người, đại nương, phòng bếp ở bên tay trái đó ạ."
Chờ nước sôi réo vang lên, ta đã đắp xong thuốc cho Kim Hoa, sau đó đổ thuốc bột vào nước sôi, mang chăn đệm nàng ấy đã tiếp xúc ra ngâm, rồi vẩy thuốc nước khắp nhà.
Ta lại lấy một loại bột thuốc khác hòa vào nước, tự mình uống một phần rồi đưa cho hai ông bà lão uống, lúc này mới lên tiếng:
“Đại thúc đại thẩm, có thể đi được rồi, chúng ta hãy nhanh chóng trở về thôn đi ạ, con muốn xem những người khác thế nào."
Đang nói, ngoài cửa bỗng vang lên tiếng ồn ào, ta còn chưa kịp quay đầu lại, cửa đã bị người ta đẩy ra, nhóm sai nha xông vào, ai nấy như lâm đại địch, cả người trùm kín kẽ không một khe hở, ngay cả khuôn mặt cũng được trùm bằng vải bố.
“Ở đây rồi, mau, mau lôi bọn họ ra ngoài!"
Trong lúc ta còn đang ngây người, mấy tay sai nha kia đã vọt vào lôi một nhà ba người của ông bà lão ra khỏi cửa, ném lên xe ván gỗ đang dựng bên ngoài.
“Các người làm gì vậy?" Ta bị chặn ở bên trong, chỉ kịp hỏi một câu này.
Tay dẫn đầu đám sai nha bị vải bố che mặt, ánh mắt lia qua khe hở nhỏ nhìn ta, nói mù mờ không rõ: “Tiểu Nguyệt cô nương, Lý gia thôn bên ngoài thành ôn dịch lan tràn, Huyện thái gia hạ lệnh phong tỏa thôn, mấy người này lọt lưới trốn chạy vào thành, phải lập tức đưa bọn họ về."
Ta bị một đám người níu tay giữ chặt trong phòng, còn đang định nói chuyện thì chiếc xe ván gỗ ngoài cửa đã bị phủ vải bạt vẩy nước vôi đi thẳng một mạch, người kéo xe giục ngựa như bị ma đuổi, cả người trùm kín mít chỉ lộ ra đôi mắt, miệng không ngừng hét lớn, yêu cầu người dân hai bên đường đóng chặt cửa lớn cửa sổ, ai dám ló mặt ra sẽ bị đưa đi hết.
Sau khi chiếc xe ván gỗ khuất dạng, mấy tay công sai còn lại thở phào nhẹ nhõm, viên đầu lĩnh hướng về phía ta chắp tay: “Tiểu Nguyệt cô nương, đắc tội, tình hình bệnh dịch dữ dội như mãnh hổ, hôm nay đã mạo phạm nhiều, xin cô nương thứ tội."
Ta biết dịch bệnh lan tràn nghiêm trọng, nhưng vẫn có phần không kìm được, lên tiếng hỏi: “Vậy sao không lôi ta ra ngoài chung với mọi người?"
Tay sai nha kia liền nở nụ cười: “Sao dám làm kinh động Tiểu Nguyệt cô nương? Cô nương là bậc diệu thủ hồi xuân Hoa Đà tái thế, nhất định sẽ không bị lây nhiễm bệnh dịch, nói không phải phép còn muốn thỉnh cầu cô nương ban cho ít thuốc hay, chiếu cố giùm các huynh đệ."
Những lời anh ta nói tuy khách sáo lễ độ, nhưng ý tứ trong đó ta hiểu được, dịch bệnh ập đến, người người cảm thấy bất an tránh như tránh tà, nếu không phải trên dưới huyện nha biết sư phụ ta là ai thì hiện tại ta đã bị ném lên xe ván gỗ tống khỏi thành.
Ta ngẫm nghĩ một lúc, đem phần thuốc bột phòng dịch còn lại pha vào trong một chiếc chậu lớn rồi lấy cái chén nhỏ đưa qua bảo bọn họ uống. Những người đó đa số ánh mắt lộ ra vẻ chần chừ, nhưng tay đầu lĩnh kia lại không chút do dự, bưng chén lên ngửa đầu uống ‘ực’ một hơi, động tác vô cùng nhanh nhẹn dứt khoát, đến nỗi quên mất trên mặt mình còn đang quấn tầng tầng vải bố. Sau khi để cái chén xuống, phần vải trắng nơi miệng ngấm màu nâu của thuốc, nhìn qua giống hệt một con sâu lông to béo kỳ dị.
Ta nhất thời không kìm được phì cười.
Hắn ngây ra nhìn ta, ta liền làm mặt lạnh nói với hắn: “Nhìn cái gì?"
Hắn gãi gãi đầu không trả lời, tháo tấm vải trùm trên mặt xuống, quay lại lớn giọng nói với những người khác: “Còn không mau uống thuốc! Không muốn sống nữa hả?"
Ta bất chợt nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt của hắn, thì ra là một tiểu tử mày rậm mắt to, đôi con ngươi đen láy sinh động, khóe miệng cong cong, ngay cả lúc xụ mặt cũng giống hệt đang cười.
Ta ‘ối’ một tiếng, vội vàng gấp dải lụa mỏng lại, sợ móng vuốt sắc bén của Ưng nhi sẽ làm xước lá thư, miệng thì giải thích với nó: “Đây là lụa mỏng được dệt từ tơ tằm, nhẹ lắm, cuộn lại chỉ còn bé xíu, không nặng một chút nào. Mày lợi hại như vậy mà đến một cuộn lụa nho nhỏ cũng không mang đi được, cẩn thận coi chừng bị mấy con chim truyền tin khác nó cười."
Nó nghe vậy càng bất mãn không thôi, vỗ hai cánh phành phạch, còn dùng mỏ mổ lên vai ta, sức lực được khống chế rất tốt, ngay cả áo cũng không bị thủng, chỉ là làm cho ta giật nảy mình.
Ta đành phải cất lá thư còn đang viết dang dở đi, định bụng sẽ ngủ một lát rồi thức dậy viết tiếp.
Mới vừa ngả đầu xuống gối chưa được bao lâu, bên ngoài đột nhiên vang lên tiếng gõ cửa dồn dập, ta mở mắt thấy trời còn chưa hửng sáng liền lật đật đứng dậy đi ra mở cửa, nghĩ thầm có lẽ có người bị bệnh nguy cấp đến tìm.
Cửa vừa mở ra, quả nhiên nhìn thấy những khuôn mặt đầy hớt hải lo lắng, bọn họ có cả thảy ba người, hai ông bà lão và một cô nương, cô nương kia đã không thể đi lại, được ông lão cõng trên lưng, rên rỉ từng cơn đau đớn.
Hai ông bà lão chừng như đã chạy một quãng đường rất xa, trán túa đầy mồ hôi, hơi thở đứt quãng, nhìn thấy ta môi mấp máy, bao nhiêu lời muốn nói nhưng không thốt ra được chữ nào.
Ta bảo họ mau vào trong, cửa hiệu có kê một chiếc giường đơn sơ dành cho người đến khám bệnh. Bệnh nhân kia được đỡ nằm xuống, là một cô nương tuổi chừng mười mấy, cũng xấp xỉ tuổi của ta, ngũ quan vốn thanh tú xinh đẹp, nhưng trên người nổi chi chít mẩn đỏ, khiến người ta nhất thời không dám nhìn.
Hai ông bà lão vừa bước vào cửa liền quỳ sụp xuống đất: “Thần y ơi, xin hãy cứu con gái của ta, cứu con gái của ta."
Ta vội vàng đỡ họ dậy rồi đi lấy y cụ, một lát sau mới biết bọn họ vốn là người sống ở Lý gia thôn bên ngoài thành. Cô gái bị mắc bệnh hung hiểm, đã chạy chữa ở nhiều thầy lang xa gần nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thậm chí họ còn đi đến miếu thỉnh bà cốt, nhưng bà cốt cũng bất lực đầu hàng, sau đó nghe người ta tán thưởng y thuật của ta, trời còn chưa hửng sáng đã vội vã vào thành tìm đến đây.
(*Bà cốt – theo mê tín: là người đàn bà làm nghề ma ám, lên đồng. Có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó nói các linh hồn này có thể phán bảo, giao tiếp với người đang sống.)
Nghe thấy bọn họ gọi mình là thần y, trong lòng ta vô cùng kích động, nhủ thầm giá sư tổ có mặt ở đây thì tốt biết mấy, thể nào ta cũng sẽ yêu cầu người xác nhận phải chăng ta đã có đủ năng lực để đi tìm sư phụ hay không. Nhưng ý nghĩ này cũng chỉ vụt lóe lên trong tíc tắc đã lập tức tan biến, trước mặt là bệnh tật hiểm nghèo, ta không khỏi tập trung toàn bộ tinh thần.
Trong quá trình kiểm tra, ta phát hiện bệnh tình của cô nương Lý gia không mấy khả quan, vội vàng hỏi bọn họ triệu chứng bệnh bắt đầu phát khi nào? Hai ông bà lão nói mấy hôm trước trời nóng bức, trong thôn bắt đầu có người bị nổi sởi, ban đầu mọi người đều cho rằng không có gì lớn, bất quá chỉ là rôm sảy do nắng nóng, chỉ cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước giếng rồi dùng khăn ẩm đắp lên, uống chút đồ uống có tính hàn là khỏi. Không ngờ sau đó bệnh bắt đầu lan ra khắp thôn, rất nhiều người mắc phải, con gái của bọn họ hiện tại hít thở khó khăn, đến cả nước cũng không thể uống được nữa.
Ta kinh hãi: “Sao ạ? Đã có rất nhiều người bị mắc bệnh này rồi sao?"
Các nếp nhăn trên mặt ông lão như xoắn lại với nhau: “Đúng vậy, có mấy đứa nhỏ cũng bị, chịu không nổi đi rồi, đứa nhỏ nhất kia mới có một tuổi."
Bà lão liền bật khóc, nước mắt tuôn dài: “Thần y, xin ngài hãy cứu con gái của ta, mấy năm trước Đại Ngưu nhà ta đã ra chiến trận, một lần đi không hẹn ngày trở về, chúng ta chỉ còn lại đứa con gái Kim Hoa này, ngài nhất định phải cứu lấy nó."
Trong lòng ta đã hơi lo lắng sốt ruột, triệu chứng này xem ra đích thị là bệnh dịch, còn là loại có khả năng gây chết người. Ngay cả ta cũng không chắc có thể cứu được nàng ấy hay không, nếu lan rộng sẽ càng nguy hiểm hơn, người trong thành đều có nguy cơ bị lây nhiễm.
Ta nghĩ ngợi một thoáng, quyết định thật nhanh: “Đại nương, ngài vào bếp nấu ít nước, khi nào sôi mang vào cho con, con có việc cần dùng. Đại thúc, chúng ta không thể ở lại trong thành, con sẽ đi theo hai người trở về thôn. Con đi bốc một ít thuốc cho Kim Hoa uống trước, chờ con thu dọn cửa hiệu xong chúng ta sẽ lập tức đi ngay. Còn nữa ạ, lúc nãy khi người đến, có dừng chân nghỉ ở nơi nào khác không, có để ai tiếp xúc với Kim Hoa cô nương không ạ? Nếu có, xin người nhất định phải nói cho con biết, con sẽ nhờ người mang sang cho họ một ít thuốc."
Hai ông bà lão nghe ta nói vậy, càng sợ hãi hơn, đang định nói gì đó, ta đã bắt tay vào chuẩn bị dược liệu đồng thời an ủi một câu: “Hai người đừng sợ, con sẽ đi cùng với hai người, đại nương, phòng bếp ở bên tay trái đó ạ."
Chờ nước sôi réo vang lên, ta đã đắp xong thuốc cho Kim Hoa, sau đó đổ thuốc bột vào nước sôi, mang chăn đệm nàng ấy đã tiếp xúc ra ngâm, rồi vẩy thuốc nước khắp nhà.
Ta lại lấy một loại bột thuốc khác hòa vào nước, tự mình uống một phần rồi đưa cho hai ông bà lão uống, lúc này mới lên tiếng:
“Đại thúc đại thẩm, có thể đi được rồi, chúng ta hãy nhanh chóng trở về thôn đi ạ, con muốn xem những người khác thế nào."
Đang nói, ngoài cửa bỗng vang lên tiếng ồn ào, ta còn chưa kịp quay đầu lại, cửa đã bị người ta đẩy ra, nhóm sai nha xông vào, ai nấy như lâm đại địch, cả người trùm kín kẽ không một khe hở, ngay cả khuôn mặt cũng được trùm bằng vải bố.
“Ở đây rồi, mau, mau lôi bọn họ ra ngoài!"
Trong lúc ta còn đang ngây người, mấy tay sai nha kia đã vọt vào lôi một nhà ba người của ông bà lão ra khỏi cửa, ném lên xe ván gỗ đang dựng bên ngoài.
“Các người làm gì vậy?" Ta bị chặn ở bên trong, chỉ kịp hỏi một câu này.
Tay dẫn đầu đám sai nha bị vải bố che mặt, ánh mắt lia qua khe hở nhỏ nhìn ta, nói mù mờ không rõ: “Tiểu Nguyệt cô nương, Lý gia thôn bên ngoài thành ôn dịch lan tràn, Huyện thái gia hạ lệnh phong tỏa thôn, mấy người này lọt lưới trốn chạy vào thành, phải lập tức đưa bọn họ về."
Ta bị một đám người níu tay giữ chặt trong phòng, còn đang định nói chuyện thì chiếc xe ván gỗ ngoài cửa đã bị phủ vải bạt vẩy nước vôi đi thẳng một mạch, người kéo xe giục ngựa như bị ma đuổi, cả người trùm kín mít chỉ lộ ra đôi mắt, miệng không ngừng hét lớn, yêu cầu người dân hai bên đường đóng chặt cửa lớn cửa sổ, ai dám ló mặt ra sẽ bị đưa đi hết.
Sau khi chiếc xe ván gỗ khuất dạng, mấy tay công sai còn lại thở phào nhẹ nhõm, viên đầu lĩnh hướng về phía ta chắp tay: “Tiểu Nguyệt cô nương, đắc tội, tình hình bệnh dịch dữ dội như mãnh hổ, hôm nay đã mạo phạm nhiều, xin cô nương thứ tội."
Ta biết dịch bệnh lan tràn nghiêm trọng, nhưng vẫn có phần không kìm được, lên tiếng hỏi: “Vậy sao không lôi ta ra ngoài chung với mọi người?"
Tay sai nha kia liền nở nụ cười: “Sao dám làm kinh động Tiểu Nguyệt cô nương? Cô nương là bậc diệu thủ hồi xuân Hoa Đà tái thế, nhất định sẽ không bị lây nhiễm bệnh dịch, nói không phải phép còn muốn thỉnh cầu cô nương ban cho ít thuốc hay, chiếu cố giùm các huynh đệ."
Những lời anh ta nói tuy khách sáo lễ độ, nhưng ý tứ trong đó ta hiểu được, dịch bệnh ập đến, người người cảm thấy bất an tránh như tránh tà, nếu không phải trên dưới huyện nha biết sư phụ ta là ai thì hiện tại ta đã bị ném lên xe ván gỗ tống khỏi thành.
Ta ngẫm nghĩ một lúc, đem phần thuốc bột phòng dịch còn lại pha vào trong một chiếc chậu lớn rồi lấy cái chén nhỏ đưa qua bảo bọn họ uống. Những người đó đa số ánh mắt lộ ra vẻ chần chừ, nhưng tay đầu lĩnh kia lại không chút do dự, bưng chén lên ngửa đầu uống ‘ực’ một hơi, động tác vô cùng nhanh nhẹn dứt khoát, đến nỗi quên mất trên mặt mình còn đang quấn tầng tầng vải bố. Sau khi để cái chén xuống, phần vải trắng nơi miệng ngấm màu nâu của thuốc, nhìn qua giống hệt một con sâu lông to béo kỳ dị.
Ta nhất thời không kìm được phì cười.
Hắn ngây ra nhìn ta, ta liền làm mặt lạnh nói với hắn: “Nhìn cái gì?"
Hắn gãi gãi đầu không trả lời, tháo tấm vải trùm trên mặt xuống, quay lại lớn giọng nói với những người khác: “Còn không mau uống thuốc! Không muốn sống nữa hả?"
Ta bất chợt nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt của hắn, thì ra là một tiểu tử mày rậm mắt to, đôi con ngươi đen láy sinh động, khóe miệng cong cong, ngay cả lúc xụ mặt cũng giống hệt đang cười.
Tác giả :
Nhân Hải Trung