Thời Gian Chỉ Dừng Lại Vì Em
Chương 15: Chẳng phải cháu đã nhận ra rồi ư? Chú đang cầu hôn

Thời Gian Chỉ Dừng Lại Vì Em

Chương 15: Chẳng phải cháu đã nhận ra rồi ư? Chú đang cầu hôn

Khi bà Lý Tiểu Đường bước vào nhà họ Ôn thì ở phía nam, mặt trời vừa mọc ở thị trấn A.

Ánh nắng chiếu vào trong nhà, lướt qua má Ôn Viễn, khiến Ôn Viễn vốn đang ngủ say không khỏi nhíu mày.

Cô cảm thấy, giấc ngủ này quá dài. Cô mơ thấy rất nhiều chuyện, mơ thấy cha mẹ ruột mà cô chưa bao giờ gặp mặt, tuy nhiên rằng họ chỉ cho cô thấy hai bóng lưng. Lại như mơ thấy Ôn Hành Chi, hương vị quen thuộc của anh lãng đang đâu đây, khiến giác mộng trở lên chân thực vô cùng.

Ôn Viễn từ từ tỉnh lại. Mở mắt ra nhìn trần nhà, cô hoảng hốt trong giây lát. Mộng cảnh tan biến khiến Ôn Viễn hụt hẫng. Nhưng trong quá trình bước ra khỏi giấc mộng, trở về với thực tại, Ôn Viễn thấy có gì đó không ổn.

Cô đảo mắt bốn xung quanh một lần nữa, chợt cảm thấy quen thuộc tới lạ lùng, có điều mãi mà không nhớ nổi rốt cuộc đây là đâu. Cô cúi đầu nhìn quần áo trên người, vẫn là bộ quần áo ở nhà lúc trước. Kéo kéo góc áo ngủ, sự sợ hãi dần xâm lấn trái tim cô.

Ôn Viễn vội vàng xuống giường, lết tới bên cánh cửa, do dự một lát rồi mới mở cửa phòng. Ngoài của là một cái cầu thang, nhìn về phía bên phải chính là phòng khách tầng một, Ôn Viễn trợn tròn mắt nhìn cảnh tượng này, cuối cùng cũng nhớ ra đây là đâu.

Đây là nhà dì Đường. Không lẽ nhân lúc cô ngủ say, bọn họ đã đưa cô tới nhà dì Đường? Ôn Viễn bám vào tay vịn cầu thang, chầm chậm xuống nhà, đứng ở chân cầu thang, nhìn phòng khách không một bóng người, hai chân cô không khỏi run run. Cuối cùng cũng nghe được tiếng bước chân truyền đến từ phòng bếp ở đằng sau, Ôn Viễn quay lại, người mà Ôn Viễn nhìn thấy khiến cô muốn ngất xỉu.

Là Ôn Hành Chi. Anh đang bưng một bát canh từ trong phòng bếp ra ngoài, vừa ngẩng đầu liền thấy Ôn Viễn đang đi chân trần đứng dưới chân cầu thang, anh khẽ nhướn mày.

“Dậy rồi đấy à? Anh đặt bát canh xuống, chầm chậm bước tớ gang cô. Ôn Viễn không đáp, anh cũng không ong cô sẽ trả lời, “Còn thấy khó chịu không?"

Ôn Viễn vẫn ngẩn người nhìn anh, một tay duỗi về phía trước, như muốn chạm thử vào anh. Nhưng được nửa đường thì cô lại rut về. Cô sợ mình đang nằm mơ.

Ôn Hành Chi đứng trước mặt cô, chỉ cách cô hai bậc thang, vừa hay cùng tầm mắt với cô, nhìn đôi mắt đỏ ửng của cô, anh chợt nở nụ cười. Anh đưa tay lên, dưới cái nhìn chăm chú của cô, nhéo nhéo máy cô, hỏi: “Có đau không?"

“Đau." Cô ngẩn ngơ đáp.

“Cho nên chú là thật."

Ôn Viễn lại ngẩn ngơ nhìn anh một lúc nữa, tới khi tay cảm nhận được sự tồn tại của anh, cô bỗng òa khóc: “Cháu còn tưởng rằng … huhu … Cháu còn tưởng rằng …"

Tai qua nạn khỏi khiến Ôn Viễn như người hụt hơi, đầu óc trống rỗng, nên nói chuyện cũng chẳng ra đâu nào đâu.

May mà Ôn Hành Chi hiểu hết.

“Thôi …" Anh dịu dàng dỗ dành cô, ôm lấy eo cô, hôn lên đôi môi khô khốc của cô. Khi biết cảm giác ấm áp ướt át ấy đến từ anh, Ôn Viễn cố gắng giãy giụa, không chịu nghe theo. Ôn Hành Chi không bận tâm, vẫm ôm cô chặt. Cho tới khi cô bị anh hôn tới ngơ ngẩn, mới buông lỏng tay, dịu dàng hôn lên tóc mai mềm mại của cô: “Cô bé ngốc."

“Cháu còn tưởng cháu đang nằm mơ." Cô nghẹn ngào nói, “Còn tưởng cháu đã bị đưa đi rồi, cháu …" Cô ngẩng đầu nhìn anh, ánh mắt vừa tủi thân vừa tội nghiệp.

“Không đâu. Không ai có thể đưa cháu đi, cho nên đây không phải là mơ." Anh kề vào trán cô, hôn nên chop mũi cô: “Ôn Viễn, chú đang ở cạnh cháu."

Dù được dỗ dành như thế nhưng một tiếng sau Ôn Viễn mới chấp nhận được sự thật là cô đang ở thị trấn A, ở bên Ôn Hành Chi. Mà điều quan trọng nhất chính là, nơi này chỉ có hai người họ. Cô vừa uống canh mà anh bưng tới, vừa nói: “Tại sao chúng ta lại ở thị trấn A?"

“Chú đưa cháu tới."

“Sao chú biết cháu ở đâu?"

“Có ai mà chú không thể tìm thấy?"

“Thế ông nội có biết chú đưa cháu tới đây không?"

“Giờ thì chắc là biết rồi."

“Ông có đồng ý không."

“Không."

“Nói thế thì tức là chú đã đưa cháu tới thị trấn A trong tình cảnh ông nội không biết chuyện cũng không đồng ý? Đây coi như là … bỏ trốn?"

Cô nhìn anh, nói ra hai chữ cuối cũng với vẻ khó tin.

Đây đúng là một câu tổng kết tuyệt vời. Ôn Hành Chi đưa mắt nhin cô, cốc đầu cô một cái, bưng cái bát không lên, đi vào phòng bếp.

Ôn Viễn uể oải đi sau lưng anh: “Cháu còn tưởng ông nội đã đồng áy rồi, có mấy lời cháu còn chưa kịp nói cho ông nghe."

Cô muốn xin lỗi ông, vì mỗi khi đối mặt với ông cô đều như gặp phải kình địch, không hề có bộ dạng của con cháu. Cô cũng muốn nói với ông rằng, cô sẽ chăm sóc Ôn Hành Chi that tốt, cũng giống như anh chăm sóc cô vậy. Quan trọng nhất là, cô thực sự không muốn rời xa anh.

“Rồi sẽ đồng ý thôi." Không muốn tháy dáng vẻ áy náy này của cô, anh lanh nhạt nói, “Quãng thời gian này cháu cứ ở đây, còn những chuyện khác, tới khic háu khỏe hẳn rồi hẵng tính tiếp."

“Thế còn chú?"

Ôn Hành Chi nhìn cô, nói đầy ẩn ý: “Đương nhiên chú phải ở đây chăm sóc cháu, cùng bỏ nhà trốn đi, sao có thể bỏ cháu lại một mình?"

Ôn Viễn đỏ mặt, bĩu môi đi ra ngoài. Khi Ôn Hành Chi thu don xong phòng bếp, quay ra ngoài thì cô đang ngồi trên sofe phòng khách. Thấy anh bước ra, cô vôi hỏi: “Dì Đường và chú Mạc đâu rồi?"

Ôn Hành Chi thong dong ngồi xuống bên cạnh cô, “Tới thành phố B, hết Tết sẽ về."

Tới thành phố b? Ôn Viễn nhớ đến lý do lần trước anh dẫn cô tới đây, không khỏi hỏi: “Để làm thuyết khách cho chúng ta ư?"

Nghe cô nói vậy, Ôn Hành Chi chỉ ừ một tiếng, rồi chợt đưa tay vòng ra sau, ôm chặt lấy eo cô: “Cháu nghĩ chú cần tới thuyết khách ư?"

“Thế để làm gì ạ?" “Không làm gì cả." Qua lớp áo ngủ, ngón tay anh vuốt ve làn da cô, khiến Ôn Viễn thoáng rùng mình, sau đó cô liền nghe thấy anh nói với giọng vô cùng trang trọng: “Bàn chuyện kết hôn thôi mà."

Bàn chuyện kết hôn thôi mà.

Mấy từ này khiến Ôn Viễn xấu hổ chết đi được, mà bà Lý Tiểu Đường ở thành phố B rất xa nơi đây cũng chợt hắt hơi một tiếng. Bà lấy khắn tay ra lau, vừa ngảng đầu đã thấy ông Ôn Khác đang nhìn mình, bèn cười giải thích: “Đang bị cảm, ngại quá."

“Là cảm lạnh à?" Ông bưng một cốc trà nóng đặt xuống trước mặt bà, “Bà chẳng biết lo sức khỏe gì cả."

Bà Lý Tiểu Đường nhấc nắp cốc lên, nhìn là trà chìm chìm nổi nổi trong cốc, nói: “Có lo lắng nữa thì cũng vẫn là cái thân tàn này thôi, huống chi ông trời cũng ưu ái tôi, mắc lắm bệnh thế nhưng vẫn sống được điến tận bây giờ."

“Nói gì thế hả?"

Thấy ánh mắt không đồng tình của ông, bà Lý Tiểu Đường cũng chẳng e sợ.

Ông Ôn Khác vốn có một khuôn mặt nghiêm nghị, quá nửa đời chinh chiến nơi sa trường khiến con người ông luôn tỏa ra khí thế sát phat quyết đoán, hơn nữa sau này ông lại giữ chức vụ cao trong quân đội, rất hiếm có ai không e sợ ông. Cũng chính vì thế, rất nhiều người khi nói chuyện cùng ông nhưng không dám nhìn vào mắt ông. Quá sắc bén, như thể chỉ một thoáng đối diện cũng đủ để ông nhìn thấu toàn bộ tâm tư của họ. Thế nên bà Lý Tiểu ĐƯờng thấy mình rất kỳ lạ. Gần như từ buổi gặp mặt đầu tiên, bà đã không sợ ông rồi, thậm chí còn nói chuyện với ông mà chẳng hề nể nang. Chắc vì không biết nên không sợ, khi đó, bà còn không biết ông là một nhân vật như thế. Có lẽ, bà biết thì sẽ tốt hơn …

“Sao không nói gì?"

Một câu này kéo bà Lý Tiểu Đường ra khỏi dòng suy nghĩ, đôi mắt bà cũng dần sáng lên, chán chứa ý cười hiền hòa: “Tôi nói thật đấy, ông phải biết cảm ơn ông trời thì ông trời mới thương chứ?"

Ông Ôn Khác mỉm cười, cũng ngồi xuống đối diện với bà, không tranh luận nữa. Ánh mắt dừng trên chân bà, ông nói: “Mấy hôm trước tôi có tới thị trấn A thăm bà, nhưng khi ấy bà đang nằm viện …"

“Tôi nghe Từ Mạc Tu kể rồi. Thực ra cũng chẳng phải bệnh tật ghê gớm gì đâu, không nằm viện cũng chẳng sao, chỉ là Mạc Tu ông ấy cứ khăng khăng …"

“Nếu không có gì ghê gớm sao bà lại từ chối gặp tôi?"

Ông ở đó đợi chừng ba bốn hôm, vậy mà bà vẫn không chịu gặp mặt.

Bà Lý Tiểu Đường sững người: “Đó là vì bô dạng đau ốm của tôi trông rất khó coi, nên mỗi lần phát bệnh tôi không gặp người ngoài."

Người ngoài.

Ông Ôn Khác lẳng lặng nghiềm ngẫm hai từ này, chỉ thấy ngụm trà trong miệng ngày càng đắng ngắt.

Hai người im lặng một lúc, như thể ý thức được mình đã lỡ lời khiến ông không vui, và Lý Tiểu Đường ung dung mỉm cười: “Lần này tôi đến không phải để ôn chuyện, mà tôi có việc muốn bàn với ông."

Ông Ôn Khác ừ, hỏi lại: “Bàn xong về luôn à?"

“Sao thế được." Bà nói, “Ông thấy tôi đã bảo Từ Mạc Tu đi thu dọn căn nhà cũ của chị tôi rồi, cho nên lần này tôi sẽ ở đây chơi ít hôm."

“Nếu bà tới để nói hộ não tam thì tôi thấy đời này bà cũng không về được thị trấn A đâu." Ông Ôn Khác chế giễu bà: “Tôi sẽ không đồng ý."

“Nếu như vậy thật thì chuyên này cũng dễ xử lý thôi."

“Ồ? Tức là sao?" Ông nhing bà với vẻ hứng thú.

Bà Lý Tiểu Đường bình thản nhìn ông, không hề né tránh: “Thế thì tôi sẽ về chuẩn bị đồ cười cho Ôn Viễn càng sớm càng tốt, tổ chức hôn lễ ngay tại thị trấn A."

“Hồ đồ!" Ông cụ giận quá hóa cười.

“Tôi cũng chẳng muốn hồ đò đâu, cho nên giờ ông có thể ngồi bàn chuyện tử tế với tôi không hả?"

Ông Ôn Khác vuốt nhẹ tay vịn ghế, im lặng hồi lâu rồi mới nói: “Con bé còn nhỏ qá, làm sao quán xuyến việc nhà cho lão tam được?"

Bà Lý Tiểu Đường không khỏi bật cười: “Hành Chi như thế mà còn cần người khác quán xuyến việc nhà cho nó nữa sao? Với lại, ông đừng thấy con bé ít tuổi mà lầm, trông thế thôi chứ cực kỳ tinh tế tỉ mỉ, chưa chắc đã không chăm sóc được Hành Chi."

“Bà cũng đừng khen nói, người giỏi giang đến mấy thì cũng có lúc phạm sai lầm, có khi nó hứng lên mới làm chuyện này ấy chứ." Ông cụ tức tối nói.

“Câu này của ông mới là hồ đồ ấy." Bà Lý Tiểu Đường bật cười, “Giả như có chuyện đó thật, thì dù Hành Chi nổi hứng nhất thời, Ôn Viễn cũng chưa chắc đồng ý."

“Nói cũng lạ. Con bé chưa từng gặp bà, sao bà biết như thế thì chưa chắc nó đã đồng ý?"

“Hai năm trước tôi đã biết rồi."

“Hai năm trước? Bà đã gặp con bé?"

Bà Lý Tiểu Đường nhíu mày, hóm hỉnh cười nói: “Hành Chi dẫn tới, tụi nó đã ở bên nhau từ lúc ấy rồi."

Ông cụ hoàn toàn tái mặt, bực bội đâp bàn một cái: “Cái thằng trời đánh!"

Bà Lý Tiểu Đương để mặc ông cụ phát giận xong, nói tiếp: “Cho nên sao ông có thể nói là Hành Chi nổi hứng nhất thời? Sao ông không nói thẳng ra là, ông lo cho danh tiếng nhà họ Ôn."

Bị vạch trần, ông cụ thở dài buồn bã: “Tôi đã từng này tuổi rồi, nếu cứ sĩ diện mãi thì chẳng phải đã sống uổng nhiều năm? Quan trọng là Hành Chi ấy." Ông nói, “Nó mới hơn ba mươi tuổi, tin này mà truyền ra ngoài thì người ta sẽ đánh giá nó ra sao?"

“Ông chê Ôn Viễn không xứng với Hành Chi?" Bà Lý Tiểu Đường vặn hỏi lại, “Vậy ông nói đi, Hành Chi phải cưới một cô gái như thế nào thì mọi người mới thấy ‘vừa lòng’?"

“Bà đừng có xét nét từng chữ một như thế." Ông Ôn Khác tỏ vẻ bất đắc dĩ, “Dù xứng hay không xứng thì truyền ra ngoài đều chẳng hay ho."

“Bảo thủ!" Nà Lý Tiểu Đường tức giận nói.

Ông Ôn Khác giận quá hóa cười, lắc đầu rồi không nói nữa.

Đúng lúc này có tiếng xe chạy vào sân nhà, bà Lý Tiểu Đường đứng dậy, “Mạc Tu quay lại rồi, tôi đi về đây."

“Ồ? Dọn dẹp nhanh thế cơ à?"

Ông cụ Ôn Khác vô tình hỏi, thấy bà Lý Tiểu Đường lườm ông, “Dù sao Ôn Viễn cũng mới ở xong, có gì đâu mà phải don dẹp." Nghĩa đen nghĩa bóng đều không chừa mặt mũi cho ông cụ.

Ông cụ nhìn bà, bật cười: “Để tôi đưa bà xuống."

“Không cần đâu." Bà Lý Tiểu Đường từ chối, đứng dậy rời đi.

Ông Ôn cũng hiểu bà không muốn người khác coi bà như một người tàn tật, liền đứng yên tại chỗ. Bà Lý Tiểu Đường bước từng bước tới của, khi mở cửa thì lưỡng lự một lát, lại quay ra nhìn ông Ôn Khác, nhẹ giọng nói: “Tôi vẫn ong ông suy nghĩ lại, không vì thứ gì khác, chỉ vì tôi không muốn thấy bọn trẻ giẫm lên vết xe đổ của chúng ta. Nỗi khổ này, ông và tôi chịu còn chưa đủ hay sao?"

Ông Ôn Khác sững người, dưới ánh mắt chăm chú của bà, lặng lặng gật đầu.

Càng gần tới Tết âm lịch, hương vị của năm mới càng đậm đà hơn.

Năm cũ sắp qua đi, ở của nhà nào cũng có đèn lòng đỏ treo cao. Không giống với đèn lồng đỏ ở thành phố B, đèn lồng ở đay được thoa lên hai lớp dầu đặc, tuy không đỏ rực, song lại thêm mấy phần ấm áp. Dọc theo những con phố nhỏ đi tới trung tâm thị trấn, ở đó có một cây cầu, mỗi bên cầu có tám con sư tử đá, hình thù sư tử đá rất lạ lùng, miệng ngậm móc sắt, trên mỗi móc sắt được treo một đèn lồng đỏ, buổi tối khi đèn lồng sáng, hai bên bờ song đều lung linh sắc đỏ.

Thực ra bà Lý Tiểu Đường không hề muốn đón Tết ở thành phố B, vì ở thị trấn không khí Tết rộn rã hơn nhiều. Tuy là buổi đêm lạnh âm độ, nhưng ngõ nhỏ phố lớn luôn có rất nhiều trẻ con vui đùa, nhất là ngày có tuyết rơi như hôm nay, toàn bộ thị trấn đều sôi nổi lạ thường.

Trước không khí ấy, nhà Ôn Hành Chi có vẻ khá buồn tẻ. Ăn xong bữa tối, anh nhàn nhã ngồi trên sofa, đặt laptop lên đùi để xử lý công việc. Còn Ôn Viễn thì ngồi trên sofe cách anh hơn một mét để xem ti vi. Sau mươi mấy phút im lặng như vật, Ôn Hành Chi ngẩng đầu, day day huyệt thái dương, gọi: “Ôn Viễn."

Ôn Viễn liếc anh, không đáo mà quay đầu tiếp tục xem ti vi.

Trước thái độ hờ hững của cô, Ôn Hành Chi thoáng nhíu mày, vỗ vỗ vào vị trí cạnh mình: “Lại đây ngồi."

“Không!"

Rõ ràng là cô đang dỗi. Còn nguyên nhân thì phải bắt đầu kể từ hôm cô vừa tới thị trấn A.

Hôm ấy anh vừa nói đến câu bàn chuyện kết hôn, phản ứng đầu tien của Ôn Viễn là đỏ mặt: “Ai bảo cháu muốn kết hôn?"

Ôn Hành Chi tỏ vẻ dễ bàn bạc: “Cũng được, thế cháu nói thử xem, ngoại trừ kết hôn thì chúng ta còn thiếu phân đoạn nào nữa, giờ bù lại là được."

Ôn Viễn hơi bối, chuyện này cũng bắt cô phải nói ra sao? Chỉ số thông minh của anh cao như thế mà không nghĩ ra à? Đương nhiên là Cầu hôn rồi!

Ôn Hành Chi thấy cô lúng ta lúng túng thì hiểu ý nói: “Sao thế? Ôm cũng ôm rồi, hôn cũng hôn rồi …"

Đoạn sau giới hạn cho trẻ dưới 1 tuổi, Ôn Viễn vội che miệng anh lại: “Không được nói nữa!" Mặt cô đỏ bừng, “Còn chưa cầu hôn mà đã đòi kết hôn rồi, nào có đơn giản như thế." Chợt nhớ ra gì đó, Ôn Viễn lập tức cảnh giác: “Khoan đã … anh nói dì Đường tới thành phố B để bàn chuyện kết hôn, dì ấy, dì ấy đại diện cho bên nào?"

Ôn Hành Chi thoáng trầm tư: “Dì ấy luôn coi cháu như con gái ruột, cho nên …"

Cho nên dì ấy đại diên cho bên nhà gái là cô đúng không? Nhà gái đề xuất chuyện kết hôn với nhà trau? Đây là tập tục ở đâu thế? Cô đã phải chủ động thổ lộ, chủ động trong đêm đầu tên thì thôi, giờ đến kết hôn cũng vẫn là cô chủ động? Có lẽ nào lại như thế? Có ai ngược đời như cô không?

Thế là trong cơm nóng giận, cô bắt đầu chiến tranh lạnh từ một phía.

Ôn Hành Chi cũng nghĩ đến chuyện này, anh đóng laptop lại, đứng dậy lên tầng. Khi Ôn Viễn đưa mắt nhìn theo anh, hụt hẫng bĩu môi, thì người nọ đã cầm quần áo và áo khoác đi xuống nhà.

Ôn Viễn vội dời mắt đi, nhìn chằm chằm vào ti vi, chớp mắt đã cảm nhận được anh đi tới bên cô, vỗ vỗ đầu cô: “Mặc quần áo vào."

“Để làm gì?" Cô xụ mặt nhìn anh.

“Tới lúc truyền dịch rồi." Anh nói.

Vốn là khi Ôn Viễn vừa tới thị trấn A thì thấy cổ họng đau, nuốt nước bọt rất khó chịu, mời bác sĩ tới khám nói là cô bị sưng amidan, phải chuyền dịch thì mới khỏi được. Ở thị trấn A này có một vị bác sĩ già cực kỳ tài giỏi, phòng khám chỉ cách đây hai con phố.

Ra khỏi cửa, theo nguyên tắc chiến tranh lạnh, Ôn Viễn đi đằng trước, cách Ôn Hành Chi một khoảng. Ôn Hành Chi thong thả đi sau, ánh sáng tỏa ra từ đèn lồng hắt lên khuôn mặt anh, khiến nét mặt anh trở lên dịu dàng vô cùng.

Ở cuối phố có hai đứa bé đang chơi trượt băng, Ôn Viễn nhìn mà lòng dạ ngứa ngáy, cũng chạy tới chơi một chút, cơ mà không nhớ là mình đang đi giày vải bông, đi trên băng rấ trơn, Ôn Viễn còn chưa hiểu rõ mô tê gì thì đã ngã lắn ra đất. Hai bạn nhỏ đứng đó, vừa che miệng vừa cười khúc khích, Ôn Viễn xấu hổ, muốn đứng lên nhưng vì băng trơn, cô càng nóng ruột thì lại càng không đứng dậy được. Cho tới khi một bàn tay với năm ngón thon dài xuất hiện trước mắt cô: “Đứng dậy được không?"

Tuy trông anh rất bình tĩnh, song Ôn Viễn vẫn nhận ra ý trê chọc trong câu nói này. Cô nửa đầu nhìn anh, đang định vịn tay anh để đứng lên thì chợt nảy ra một ý. Thế là con ngươi cô đảo quanh một vòng: “Chú cõng cháu được không?"

Ôn Hành Chi nheo mắt, cốc đầu cô mấy cái, sau khi đỡ cô dậy thì quay người lại, khom lưng nói: “Lên đi."

Ôn Viễn hí hửng leo lên lưng anh.

Phòng khám của bác sĩ già còn khá nhiều bệnh nhân, vì mấy hôm nay nhiệt độ giảm quá đột ngột, nen rất nhiều người bị ốm. Học trò của bác sĩ già chọn một căn phòng yên tĩnh để truyền dịch cho Ôn Viễn, đang chuẩn bị đi liền bị Ôn Hành Chi gọi người nọ lại, muốn xin một bình đầy nước nóng. Ôn Viễn thấy anh quay lại, đang nghĩ xem anh định làm gì thì đã thấy anh cầm lấy ống truyền dịch, đặt nó lên bình nước nóng, như thế thuốc vào cơ thể cũng không bị lạnh.

Ông cụ cũng đang truyền dịch bên cạnh thấy vậy, không khỏi cười nói: “Cô bé thật là có phúc."

Ôn Viễn đỏ mặt, nhoẻn miệng cười. Nhưng khi ngồi xuống ghế, không cẩn thận đè lên chỗ tay vừa bị ngã, Ôn Viễn lại nhíu mày.

Ôn Hành Chi thấy vậy, bèn hỏi: “Sau này còn có trượt nữa không?"

Ôn Viễn đỏ mặt, vẩy vẩy giày trến chân: “Tại chú bảo cháu đi giày này đấy."

Ôn Hành Chi không phản bác, mà cúi người ôm lấy cô đặt cô lên đùi mình. Ban đầu Ôn Viễn còn hơi giãy giụa vì ở đây đang có nhiều người, tuy nhiên ngồi trong lòng anh thực sự rất dễ chịu, cô do dự một đoạn rồi quen dần, từ từ ngủ thiếp đi.

Khi tỉnh lại thì xung quanh lại càng yên tĩnh, Ôn Viễn nằm trong ngực anh, được áo khoác bọc lấy vô cùng ấm áp, ấm tới mức cô chẳng buồn động đậy. Bên tai có tiếng lật sách, cô chăm chú nhìn kỹ, hóa ra là Ôn Hành Chi đan đọc sách, Ôn Viễn đưa mắt nhìn, thấy là sách về Triết học duy tâm thì mất hứng dời mắt đi nơi khác.

Có lẽ cũng cảm nhận được người trong ngực đã thức, Ôn Hành Chi khép sách lại, cúi đầu nhìn cô, thấy cô đang tròn mắt nhìn mình, “Còn phải truyền một bình nữa, cháu ngủ thêm một lúc đi."

“Không buồn ngủ nữa." Cô cọ cọ vào cổ anh, tựa đầu vào vai anh.

Ôn Hành Chi buông mắt nhìn một lúc, đưa tay vuốt tóc rối sau tai cô. Ôn Viễn chợt nhớ ra điều gì đó, ngẩng đầu hỏi anh: “Cháu muốn hỏi chú một chuyện."

“Chuyện gì?"

“Mấy hôm trước cháu đã gặp Trần Dao."

“Bao giờ?"

“Vào đợt chú vào viện chăm sóc ông." Cô vừa nghịch đồng hồ của anh vừa nói, “Chị ta nói, giữa chú và chị ta, có rất nhiều chuyện mà cháu không biết …" Ôn Viễn nheo mắt, ngửa đầu hỏi anh, “Có thật không đấy?"

“Chuyện mà cháu không biết?" Anh thong dong lặp lại làn nữa, “Không nhớ rõ."

Nghe vậy, Ôn Viễn tức giận, há mồm cắn vào cổ anh một cái.

Ôn Hành Chi nhướn mày: “Đừng nghịch nữa, cẩn thận không làm dịch kim."

“Thế chú nói thật đi."

“Chú thực sự không nhớ rõ mà. Công việc của chú đã đủ đau đầu rồi, lại phải xử lý chuyện của cháu, còn tâm trí đâu mà nhớ mấy thứ khác? Với lại …" Anh chợt giữ chặt hai chân cô, “Đừng nghịch nữa, nếu không sẽ gánh chịu hậu quả."

Gánh chịu hậu quả? Ôn Viễn ngơ ngác nhìn anh, tới khi cô nhớ ra thế ngồi hiện tại của mình, mới chợt hiểu ra, hai má đỏ bừng.

Cô luôn dễ xấu hổ, tạm thời đình chiến, chỉ thầm mắng anh hai chữ: “Lưu manh!"

Bệnh tới như núi đổ, bệnh đi như kéo tơ. Khi Ôn Viễn gần khỏ thì đã gần đến Tết. Vì bà Lý Tiểu Đường và ông Từ Mạc Tu đi khá vội nên trong nhà không có nhiều đồ Tết, cho nên nếu muốn đón Tết ở đây buộc phải vào thành phố mua đồ một chuyến.

Sáng hôm ấy Ôn Hành Chi lái xe đưa Ôn Viễn tới một siêu thị ở trung tâm thành phố W. Dọc đường đi, anh tỏ ra khá ung dung bình thản, tới khi đẩy xe hàng vào khu mua sắm, nhìn đám đông qua lại, anh thoáng nhướn mày.

Dạo trước, mỗi lần đón Tết ở thành phố W, anh luôn đi tới trước giao thừa mấy ngày, khi ấy bà Lý Tiểu Đường và ông Từ Mạc Tu đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, đến sủi cảo giao thừa cũng không cần đến anh gói, vì thế anh ít khi phải để ý tới chuyện này. Ấy thế nhưng có một câu rất đúng, đi đêm lắm có ngày gặp ma. Ôn Hành Chi nhìn hàng hóa xếp đầy lên kệ, ngẫm nghĩ rốt cuộc phải chuẩn bị những gì mới xứng với đêm giao thừa lần này.

Ôn Viễn nhàn nhã đi theo anh, thi thoảng lại ấy môt thứ gì đó từ trên giá hàng vỏ vào trong xe, Ôn Hành Chi nhìn những thứ cô bỏ vào xe, chợt nở nụ cười. Anh nhớ ngày trước bà cụ có nói, hàng năm đi mua sắm Tết đều dẫn Ôn Viễn đi theo, thảo nào giờ trông thông thạo như vậy.

Kết quả, Ôn Hành Chi bước chậm lại, đi sau Ôn Viễn.

Ôn Viễn lại đặt vài thứ vào trong xe hàng rồi mới phát hiện ra Ôn Hành Chi đã đi sau cô từ bao giờ, cô quay đầu, nhìn anh với vẻ khó hiểu: “Sao chú lại đi sau cháu?"

“Có vấn đề gì ư?"

Ôn Hành Chi kéo cô vào trong, đúng lúc này có một chiếc xe hàng đẩy ra, Ôn Viễn đưa mắt nhìn, lại chỉ vào giá cao nhất rồi nói với anh: “Cháu muốn lấy sữa, vị chuối tiêu!"

Ôn Hành Chi ngẩng đầu lên nhìn, phát hiên sữa đặt ở hàng trên cùng, cực kỳ cao, anh phải duỗi thẳng tay thì mới lấy được. Ôn Viễn hài lòng đặt sữa vào trong xe hàng, lại chỉ thêm vài thứ để anh lấy, đều nằm trong hàng cao nhất. Ôn Hành Chi nhướn mày nhìn cô một thoáng, lấy xuống những thứ mà cô cần. Ôn Viễn đã vừa lòng: “Được rồi, đi mua những thứ khác thôi."

Nhìn vẻ mặt hả hê của cô, anh mỉm cười hiền hòa: “Khoan đã, còn một thứ quên chưa lấy."

“Thứ gì?"

Ôn Hành Chi không đáp, đẩy xe qua đám đông, đi thẳng tới giá hàng thứ hai ngược từ dưới lên. Ôn Viễn tò mò đi theo anh, tới khi nhìn thấy thứ mà anh định bỏ vào trong xe hàng, mặt thoắt đỏ bừng.

“Chú, chú mua thứ này làm gì?"

“Đương nhiên là để dùng." Anh đưa tay kéo cô tới bên mình, Ôn Viễn nhìn người khác đi qua, thực sự xấu hổ chết đi được. Durex là khắc tinh siêu thị của cô ư? Tại sao lần nào đến đây cũng bị anh lấy ra trêu ghẹo?

“Thế chú chọn nhanh lên." Ôn Viễn đỏ mặt giục anh, “Hộp này đi."

Cô bỏ bừa một hộp vào xe hàng, Ôn Hành Chi cầm lên nhìn qua, thong dong hỏi lại cô: “Cỡ nhỏ?"

Anh đưa mắt nhìn cô, Ôn Viễn chợt cảm thấy cổ mình lạnh toát, đành lúng túng đặt lại chỗ cũ. Ôn Hành Chi thoáng nâng khóe môi, tự chọn lấy. Ôn Viễn nhìn mà chỉ muốn đào một cái hố để chui xuống cho xong.

“Được rồi, Ôn Viễn." Anh xoa đầu cô, “Chú sẽ không trách cháu đâu."

“Còn lâu cháu mới áy náy!" Cô giẫm chân anh một cái thật mạnh, ngẩng đầu, lại bắt gặp ý cười thấp thoáng trong mắt anh, không khỏi nhỏ giọng kháng nghị: “Chúng ta đi sắm đồ Tết, chú, chú mua cái này làm gì?"

Ôn Hành Chi chấp nhận mọi kháng nghị của cô, thản nhiên ôm cô ra quầy thi ngân: “Đó cũng là đồ Tết, hơn nữa …" Anh thoáng ngừng lại, nói ra một câu khiến Ôn Viễn muốn giết người diệt khẩu ngay tức thì: “Còn là nhu yếu phẩm."

Đêm hôm ấy, người vừa mua nhu yếu phẩm – Ôn Hành Chi không làm gì cô cả, điều này khiến Ôn Viễn thở phào nhẹ nhõm, lại thấy hơi lạ lùng. Thực ra là vì Ôn Hành Chi lo lắng cho sức khỏe của cô, vừa viêm vừa sốt, khiến người ta hao tổn tinh thần.

May mà sức khỏe của cô dần dần tốt lên, buổi sáng giao thừa chỉ có một người chuẩn bị sủi cảo, tuy tay nghề chưa bằng dì Thành, nhưng ăn cũng tạm được. Ôn Hành Chi không hề động tay vào, cô làm xong mới gọi anh ra xxem, người nọ chỉ liếc cô một cái rồi lấy áo khoác đưa cô mặc váo, dẫn cô ra ngoài.

Ôn Viễn thấy hơi khó hiểu, vừa là giao thưa vừa là ngày tuyết lớn, anh định dẫn cô đi đâu? Tuy nhiên vừa thấy xe anh lái về hía động thị trấn A, cô liền hiểu ngay tức thì. Là đi thăm mộ bà Lý Nhược Thu trên núi Đông Sơn.

Phía đông thị trấn A có địa hình núi cao, càng lên cao tuyết rơi càng lớn, tuyết đọng ở nghĩa trang còn dày hơn tuyết dưới chân núi vài centimet.

Ôn Viễn đứng trước cổng nghĩa trang thở hổn hển, nhìn từng ngôi mộ bị tuyết đọng bao trùm bên trong, phát hiện thực sự có người đến vào đêm ba mươi, vì những bông hoa đặt trước bia mộ vẫn còn tươi, chưa bị tuyết vùi lấp.

Tay phải Ôn Hành Chi xách một cặp lồng cơm, tay trái nắm tay Ôn Viễn đi tới trước mộ bà Lý Nhược Thu. Anh cúi người, lấy tay phủi đi những bông tuyết đọng trên bia mộ của bà, để lộ ra khuôn mặt trẻ trung, thấp thoangsu dâu. Sau đó anh đứng dậy, mở cặp lồng cơm mà anh cầm theo nãy giờ, lấy ra một chai rượu, cùng ba cái chén.

Ôn Viễn mở to mắt nhìn anh: “Thế này là …"

“Khi một mình tới đây đón Tết thì chú chưa bao giờ tới thăm bà cụ." Anh nói, đổ đầy ba ly rượu, “Lần này chú tới đây, là vì một giấc mơ vào tối hôm qua."

“Chú mơ thấy gì?" Co mình trong lớp áo khoác dầy, Ôn Viễn tò mò hỏi.

“Mơ thấy bà cu." Đưa cho cô một ly rượu, anh nói tiếp: “Trong mơ, tóc bà cụ bạc trắng, trách chú vô lương tâm, để bà cụ phải đón Tết trong cô độc hơn hai mươi năm."

“Nếu bà còn sống thì năm nay mới sau mươi tuổi, sao tóc lại bạc trắng được?"

Ôn Viễn ngây ngô hỏi một câu không đúng trọng tâm, đương nhiên bị Ôn Hành Chi phớt lờ.

“Chú thấy nét mặt của bà cụ thực sự đáng thương, liền nói mẹ đừng giận, ngày mai con sẽ đến thăm mẹ. Không ngờ bà cụ vẫn chưa hài lòng."

“Tại sao ạ?"

Bây giờ Ôn Hành Chi mới đáp lại câu hỏi của cô: “Vì bà cụ bảo có một mình chú thì cũng chẳng có gì vui hết, bà cụ nói chú muốn đến cũng được, nhưng có chú thôi thì chưa đủ, kiểu gì cũng phải để bà cụ gặp mặt con dâu một lần."

Nghe tới đoạn cuối, Ôn Viễn chợt hiểu ra: “Chú, chú đừng nói nữa …"

Ôn Hành Chi không để ý đến cô, khóe môi thoáng hiện nét cười, nói tiếp: “Cho nên chú mới dẫn cháu đến đây."

Ôn Viễn đỏ mặt, ngượng ngùng lườm anh: “Chú đừng lừa cháu, đừng tưởng cháu khong biết chú định làm gì."

“Cho nên …" Anh đưa ta ôm lấy eo cô, khiến rượu trong chén cô suýt đổ ra ngoài, “Cháu có đồng ý không?"

“Đồng ý gì cơ?" Ôn Viễn vẫn giả ngốc.

“Chẳng phải cháu đã nhận ra rồi ư?" Anh nói, “Chú đang càu hôn."

Nghe thấy hai chữ này, Ôn Viễn suýt lăn từ trên nú xuống. Cô không mong người này có thể cầu hôn một cách lãng mạn, cơ mà đừng có thế này được không? Ngay đây, trước mặt mẹ chồng tương lai đã tạ thế, cô từ chối bất kỳ yêu cầu nào của anh cũng là điều không ổn, chứ đừng nói là cầu hôn!

Ôn Viễn sụt sịt muốn khóc, vùi đầu vào ngực anh, “Chú cố ý đúng không."

Trước mặt mẹ chồng, cô làm sao dám “bắt nạt" anh. Một khi đàn ông lớn tuổi ra chiêu thì đúng là khiến người ta căm hận vô cùng.

“Đương nhiên không phải, nếu bà cụ còn sống chắc chắn sẽ đứng về phía cháu." Anh nâng cằm cô lên, “Nếu cháu đồng ý thì hãy uống ly rượu này."

Ôn Viễn lườm anh. Thế này mà còn không đồng ý nữa à? Chén rượu cho mẹ chồng tương là kia chắc chăn sẽ được rải lên phần mộ của bà, đến mẹ chồng tương lai cũng uống rồi, cô còn dám không uống ư?

“Uống cũng được." Ôn Viễn nhìn anh, nói: “Nhưng về vấn đề chú có được chính thức chấp nhận đúng thời hạn hay không, cháu còn phải suy nghĩ thêm." Nói rồi cô nháy mắt nhìn anh, như đang khiêu khích.

Không ngờ anh chỉ mỉm cười, cầm ly rượu trong tay chạm vào chén của cô rồi uống cạn.

Khi xuống núi, việc khảo sát Ôn Hành Chi chính thức bắt đầu. Ôn Viễn bắt anh cõng mình xuống núi, vì cảm giác nằm trên lưng anh thật sự dễ chịu biết bao. Cô gối lên bờ vai anh, thấy anh vẫn bước đi vững vàng, chợt nhớ đến một chuyện: “Cho dù cháu đồng ý lời cầu hôn của chú, nhưng còn ông nội thì sao?"

“Chú đâu có kết hôn với ông cụ."

Ôn Viễn lúng túng: “Dì Đường có thể giải quyết thật ư? Ông nội sẽ nghe lời dì ấy sao?"

“Cho dù ông cụ có nghe hay không thì dì ấy cũng sẽ giải quyết được?"

“Lợi hại vậy ư?" Ôn Viễn cảm thán, “Không lẽ ông nọi cực kỳ yêu bà nội, cho nên ông cũng xem trọng cả dì Đường?"

“…"

“Mấy năm qua, mỗi lần trước Tết ông luôn tới thị trấn A thăm dì Đường. À đúng rồi, vì sao không gọi chú Từ là dượng? Chẳng lẽ hai người không kết hôn? Sao lại không kết hôn?"

Thắc mắc ngày càng nhiều thêm, song không thấy Ôn Hành Chi đáp lại, Ôn Viễn hiếu kỳ đẩy đẩy vai anh, nhưng chỉ nhận đươc ba chữ: “Yên nào."

Ôn Viễn: “…"

Một lúc lâu sau, lâu tới mức dường như đường về dưới chân núi hiện ra rõ ràng, Ôn Hành Chi mới nói: “Với ông cụ, dì là một người rất đặc biệt."

“Đặc biệt tới mức nào?"

“Đặc biệt tới mức …" Trong lúc Ôn Viễn không nhìn thấy, Ôn Hành Chi nheo mắt, nét mặt cũng trở lên nghiêm nghị, “Tình yêu mà ông cụ dành cho di ấy, còn nhiều hơn cả tình yêu dành cho mẹ chú."

Nghe vậy, Ôn Viễn hít vào một ngụm khí lạnh, thấy khó mà tin nổi. Cô còn muốn hỏi thêm, có điều chợt thấy người cõng cô cứng đờ. Chắc hẳn đây không phải là đề tài thích hợp để nói vào một ngày vui vẻ như thế này.

Ôn Viễn nghĩ ngợi một thoáng, lại lẳng lặng tựa vào vai anh.

Ban đêm, thị trấn A trở lên rộn rã, tiếng nói cười cùng tiếng phảo truyền qua cửa sổ.

Sau khi ăn sủi cảo, Ôn Viễn nằm trên sofa, xem chương trình chào xuân với Ôn Hành Chi. Nửa tiếng trước giao thừa, chợt có một bông pháo hoa được bắn lên trời, Ôn Viễn thấy vậy bèn chạy tới bên cửa sổ nhìn ra ngoài, phát hiện bông pháo hoa được bắn từ cầu đá trung tâm thị trấn. Cô vẫn luôn thích xem pháo hoa, nhìn thấy là cả người bồn chồn, muốn ra ngoài xem. Tuy nhiên còn chưa đi ra thì đã bị anh kéo cổ áo lôi về.

“Chú làm gì thế?"

“Thấy chán à?"

“Hơi hơi." Ôn Viễn bĩu môi, nhỏ giọng đề xuất: “Ra ngoài xem pháo hoa được không?"

Ôn Hành Chi ngẫm nghĩ một chốc, đứng lên, buông một câu chờ chú một lát rồi đi lên tầng, khi xuống dưới thì tay đã cầm theo một dây pháo dài. Ôn Viễn tháy vậy không khỏi bật cười: “Thứ này làm sao so được với pháo hoa, với lại pháo thì phải đốt vào đúng mười hai giờ chứ?"

“Mười hai giờ thì chú không rảnh."

Nói một câu như thế xong Ôn Hành Chi đi ra sân, anh xắn tay áo, châm điếu thuốc ngậm trong miệng, sau đó kéo dây pháo giữa sân. Ôn Viễn nhìn anh làm từng việc một, trong đầu vẫn lẩn quẩn câu nói khi nãy của anh.

Anh không rảnh? Anh phải làm gì? Ôn Viễn nghĩ một lúc, tiếng pháo đùng đùng chợt nổ bên tai, cô kêu lên một tiếng rồi che tai lại, lấy hết can đảm hét lên: “Lưu manh, hôn quân!"

Bất hạnh thay, người nọ lại nghe thấy, anh quay đầu nhìn cô, chầm chậm hít một hơi thuốc, sau đó dập tắt điếu thuốc một cách dứt khoát rồi đi về phía cô. Nhìn đôi mắt anh, Ôn Viễn chợt nảy sinh linh cảm khiến cô sợ run người. Cô ôm lỗ tai trốn ra sau, chơ tới khi cham phải cánh cửa đã đóng, hết đường trốn chạy.

Ôn Hành Chi buống mắt nhìn khuôn mặt ửng hồng của cô, sau đó chợt giữ eo cô rồi bế bổng cô lên, tiếng pháo đinh tai khỏa lấp tiếng tim đập loạn nhịp, anh ôm cô bước nhanh lên tầng.

“Chú định làm gì?" Cô đỏ mặt giãy giụa.

Ôn Hành Chi cười, không hề xao động, nói: “Còn nhớ nhu yếu phẩm mà chúng ta đã mua không?"

Ôn Viễn “…"

“Giờ là lúc cần dùng tới nó."

Ôn Viễn xấu hổ dụi đầu vào ngực anh, cảm nhận nhịp tim trầm ổn mạnh mẽ của anh, từ từ nhoẻn cười. Cũng tốt, mùa đông này quá lạnh, hãy cho họ dùng cách ấy để sưởi ấm và an ủi lẫn nhau.

Một tuần sau Tết âm lịch, Ôn Hành Chi và Ôn Viễn mới lên đường về thành phố B. Sau trận tuyết lớn đầu tiên, nhiệt độ ở thành phố cũng không cao lắm.

Tâm trạng Ôn Viễn khá phức tạp, theo lý thuyết về thành phố B là tốt, đúng là chuyện này không thể lẫn lữa mãi được. Nhưng nghĩ tới việc trước khi đi đã khiến ông cụ nổi trân nôi đình, giờ trở lại không biết tình hình sẽ ra sao Ôn Viễn liền thấy phiền muôn, ngẫm nghĩ một đoạn, cô hỏi Ôn Hành Chi đang lái xe: “Khi tới thành phố B, chúng ta về khu phía đông ngoại thành hay về dinh thự?"

“Về dinh thự trước đã."

Ôn Viễn đáp vâng, lại không kìm lòng được mà hỏi anh: “Dì Đường còn ở đó không?"

Nghe giọng điệu chần chừ lo âu của cô, Ôn Hành Chi thấy buồn cười: “Sao thế? Chẳng nhẽ sau này gặp ông cụ cũng cần dì Đường hộ tống?"

Ôn Viễn nhỏ giọng nói: “Đây là tình huống đăc thù."

“Yên tâm, không sao đâu."

Đèn đỏ bật sáng, anh dừng xe lại, quay sang nhìn thấy cô đang bĩu môi, dưới ánh nắng, làn da mịn như sứ của cô càng thêm nổi bật, anh đưa tay véo nhẹ gò má non nớt của cô, lại vén tóc rối ra sau tai cô. Ôn Viễn cũng chợt nghiêng đầu nhìn anh, mắt sáng lấp lánh.

“Sao thế?" Anh hỏi.

“Kể cho cháu nghe chuyện của ông nội và dì Đường đi."

Anh thoáng ngây người, buông tay quay đầu tiếp tục lái xe. Ôn Viễn vẫn chưa nản lòng, hỏi tiếp: “Kể đi mà, kể một chút thôi, xem như giết thời gian."

“Muốn giết thời gian thì tự kiếm việc mà làm." Anh nói, “Chú đang lái xe, không rảnh để kể chuyện cho cháu."

“…" Ôn Viễn bĩu môi, “CHú không muốn kể cho cháu thì có."

Trước lời chỉ trích của cô, anh không những không phản bác mà còn nhíu mày. Ôn Viễn hơi giận, song cô chưa bao giờ cậy mình được chiều chuộng mà lên mặt, những chuyện anh không muốn làm cô cũng sẽ không bắt anh làm cho bằng được, cho nên cô chỉ lẳng lăng quay đi, không hỏi tới nữa.

Khoảng nửa tiếng sau, khi xe tới một trạm thu phí, đang xếp hàng đợi nộp phí, Ôn Hành Chi mới có thời gian để ý đến cô thì phát hiện cô đã ngủ quên từ bao giời, cằm đặt lên hai đầu gối, đầu gật gà gật gù, cũng may có dây an toàn giữ lại không để cô ngã xuống. Ôn Hành Chi lấy áo khoác ở ghế sau đắp lên người cô, không ngờ tay anh chạm phải tai cô, khiến cô tỉnh lại.

Chung giường chung gối nhiều ngày như vậy, sao anh không biết khi cô bé này nửa tỉnh nửa mê là lúc trông cô đáng yêu nhát. Nhân lúc cô không đề phòng, anh đỡ lấy đầu cô, khẽ hôn lên đôi môi mềm mại của cô. Ôn Viễn lập tức tỉnh táo, đẩy mạnh anh ra, Ôn Hành Chi buông tay, lại trùm kín áo lên người cô: “Cháu hỏi chuyện của ông cụ và dì Đường làm gì?"

“Cháu tò mò ạ."

Cô dụi dụi vào tay anh, hành động này khiến Ôn Hành Chi không khỏi bật cười. Anh rút tay về, lái xe ra khỏi trạm thu phí, “Thưc ra cũng không có gì, chỉ đơn giản là gặp sai người vào sai thời điểm mà thôi."

“Tức là sao?"

“Hẳn là cháu cũng biết, sau khi ngườ vợ đàu tiên qua đời, nhờ sự giới thiệu của đơn vị, ông cụ mới quen mẹ chú, ông cụ khong có tình cảm gì với bà cụ cả." Ôn Hành Chi nới, tay nắm chặt tay lái, “Ông cụ luôn là người cô độc, với người vợ đã cùng ông bước qua những tháng ngày gian khổ nhất, thì tình thân vẫn lớn hơn tình yêu; với mẹ chú, ông chỉ nghì bà là một người phụ nữ giỏi ca hát thôi. Người duy nhất khiến ông rung động, thậm chí giúp ông cảm nhận đươc hương vị của tình yêu, chỉ có dì Đường."

Ôn Viễn không hiểu lắm: “Tại sao lại thế? Chẳng phải bà nội và ông nội đã quyết định lấy nhau sao?"

“Đúng." Ôn Hành Chi nói, “Cho nên ông cụ mới có cơ hội cảm nhận được sự đáng yêu của dì Đường. Khi đó dì ấy mới mười bảy mười tám tuổi, nhưng hiểu biết rộng lại dạn dĩ, không hề giống một cô bé, lần đầu tiên gặp ông cụ thì đã dám cao giọng hỏi ông là ai. Dì tưởng rằng ông muốn cướp mất người chị gái cùng sống nương tựa với mình, luôn gây khó dễ cho ông ấy, ông cụ đã bao giờ gặp phải cô gái như vậy đâu. Ông phải tốn nhiều công sức mới lấy lòng dì Đường thì mới cưới được mẹ chú."

“Lẽ nào tình cảm bắt đầu nảy sinh từ đó?" Sau khi nghe xong, Ôn Viễn khẽ than, “Không ngờ thời trẻ dì Đường lại tinh nghịch như thế."

“Nếu không vì vậy thì e là ông cụ cũng chẳng để mắt đến dì ấy."

“Sau đó thì sao?"

“Sau đó …" Ôn Hành Chi nheo mắt, “Sau đó ông cụ vẫn cưới mẹ chú."

“Bà nội có biết không ạ?"

“Chắc là có." Tuy thế bà vẫn nhẫn nhục cả đời, không bao giờ hỏi lấy một câu.

“Vậy dì thì sao? Dì có tình cảm với ông nội không?"

Ôn Hành Chi im lặn một lúc rồi mới hờ hững nói: “Chỉ sợ cũng có."

Ôn Viễn: “…"

“Chỉ là cuối cùng dì ấy rất quyết tâm, sau khi nhận ra thì dì ấy lập tức chuyển khỏi nơi ở chung với mẹ chú, đến ký túc xá Đại học Quân chính rồi quen chú Từ ở đó."

Ôn Viễn nghe vậy, cảm thấy dì Đường không những quyết tâm mà còn là một người thông minh. Khi ấy, đó là biện pháp tốt nhất.

Cô quay đầu nhìn anh, chợt nghe anh cười khẽ như có như không, nói: “Thực ra lúc đó ông cụ và mẹ chú còn chưa kết hôn, nếu ông ấy đổi ý thì có khi vẫn kịp."

“Sao có thể thế được!" Ôn Viễn mở to mắt nhìn anh, “Cho dù ông nội muốn thế thì di Đường cũng sẽ không chịu!"

Vẻ mặt Ôn Hành Chi trở lên phức tạp, anh liếc nhìn cô rồi lại nhìn thẳng về phía trước, khẽ khàng thở dài, “Đương nhiên ông cụ không ngốc như thế, người bận tâm tới danh dự như ông không bao giờ chịu đánh mất vinh dự và danh tiếng, nhưng ông cũng chẳng thiết gì nữa. Tính dì lại cương quyết, có lẽ cháu không biết, từ khi dì ấy và chú Từ về thị trấn A, từng ấy năm mà chỉ tới thành phố B có hai lần. Lần trước đến là khi mẹ chú qua đời."

Như vậy lần này, bà đến vì hai người họ?

Ôn Viễn khinh ngạc nhìn con đường phía trước, cô đã hiểu lý do vì sao anh chắc chắn rằng, chỉ cần dì Đường ra tay thì mọi chuyện sẽ được giải quyết êm đẹp.

Câu chuyện về hai người ấy đã khiến cô xao động, nhưng hai người trong câu chuyện này, bước qua mấy chục năm bãi bề nương dâu đã trở lên bìn thản, cho dù đứng trước mặt nhau, cũng không còn thấy lòng mình xao động.

Trong dinh thự nhà họ Ôn thành phố B, bà Lý Tiểu Đường đang bưng một ly trà nóng, đững trên bậc thềm nhìn ông Ôn Khác khom lưng sửa sang cây cảnh. Tuy mới đầu tháng hai sao đã qua lập xuân, tiết trời cũng ngày một ấm áp. Trước đó mấy hôm, mọi người trong nhà đều vô cùng bận rộn nên không ai chăm sóc cây cỏ, nhân ngày đẹp trời dì Thành vội dọn chúng ra ngoài đón gió. Ông cụ chăng có việc gì làm bèn đích thân phụ trách việc chăm cây.

Hôm nay bà Lý Tiểu Đường một mình tới đây, thấy ông đang bân nên đứng cạnh xem: “Hôm trước tôi nhận được điện thoại của Hành Chi, nói là hôm giao thừa đã dẫn Ôn Viễn tới một thăm chị."

Ông Ôn Khác ừ một tiếng nhưng không ní gì cả, bà Lý Tiểu Đường biết ông vẫn giận vì Tết nhất mà tên kia chẳng gọi lấy một cuộc điện thoại về nhà, tủm tỉm cười nói tiếp: “Nó nhờ tôi gửi lời hỏi thăm đến ông."

Bấy giờ ông Ôn Khác mới hừ, “Vậy bà nói với nó là tôi chẳng mượn nó quan tâm."

“Tôi không nói được mấy lời ấu trĩ như thế, ông tự đi mà nói với nó.’

Ông Ôn Khác không đáo, chăm chú tỉa cây, bà Lý Tiểu Đường xem một lúc, chợt thở dài nói: “Thỉnh thoảng tôi lại nghĩ, sống trên đời này có càng ít người thân càng tốt, mà nếu như phải chết, tôi sẽ chết trước họ."

Ông Ôn Khác nhìn bà, không cho là đúng: “Nói lung tung."

“Thật đấy." Bà mỉm cười, “Vì mỗi lần tiễn một người thân ra đi, tôi lại thấy như đã sống hết một đời. Đời này có những gì, chẳng ngoài sinh ly từ biệt, nên sao có thể là nói lung tung?" Bà nhìn ông Ôn Khác, dịu giọng nói: “Chắc ông đã nhiều lần vào sinh ra tử nên mới không để ý bốn chữ Sinh Ly Từ Biệt, nói thì dễ nhưng chỉ có người từng trải qua mới biết nó khổ tới mức nào."

Ông Ôn Khác tiếp tục miệt mài tỉa cây, bà Lý Tiểu Đường không thấy rõ nét mặt của ông, có điều bà biết chắc là ông đang suy ngẫm, vì động tác trên tay ông chậm hơn nhiều. Quả nhiên không bao lâu sau, ông nói: “Bà nói nhiều như thế, chỉ đơn giản là muốn tôi đừng làm khó lão tam. Mấy hôm trước bà còn mắng tôi, sao hôm nay lại đổi sang chiến lược tình cảm."

“Tôi cũng không nghĩ mình có thể đánh động tâm hồn sắt đá của ông." Bà mỉm cười, “Tôi là phụ nữ, tôi yếu đuối là chuyện thường tình, nhưng Hành Chi mạnh mẽ hơn tôi, từ măm đầu tiên tới thị trấn A thăm chị, tôi chưa bao giờ thấy nó lộ vẻ buồn bã cả, chứ đừng nói là khóc."

Ông Ôn Khác im lặng hồi lâu, “Tính nó giống tôi."

“Cũng chưa chắc." Bà Lý Tiểu Đường nói, “Khi chị qua đời thì nó mời là đứa trẻ mười hai mười ba tuổi, vậy mà trong lễ tang cũng không thấy nó khóc, sau đó tôi thầm hỏi nó, tôi hỏi nó có buồn không. Ông đoán xem nó trả lời thế nào?"

“Trả lời thế nào?"

“ Nó nói nó chỉ sợ hãi thôi, nó sợ sau này khi muốn gặp mẹ mà lại không thể nào tìm được. Cảm giác hoang mang khi đi khắp thế gian cũng không thể tìm thấy một người, kiểu tâm địa sắt đá như ông làm sao hiểu được? Ông đã khiến Hành Chi sợ hãi một lần, giờ ông còn muốn nó phải đối mặt với nỗi sợ ấy lần thứ hai sao?"

Những lời cuối nghe khá nặng nề, nhưng bà Lý Tiểu Đường biết, không nặng nề thì không thể ép được ông.

Quả nhiên ông Ôn Khác đặt cây kéo trong tay xuống, đứng lên, lẳng lặng ngẩng đầu nhìn bà một lúc, sau đó chắp tay sau lưng, quay người đi vào trong nhà.

Khi ông bước qua bà, bà nghe thấy một tiếng thở dài. Tựa như phiền muộn, lại tựa như thỏa hiệp.

Gần sẩm tối, Ôn Hành Chi và Ôn Viễn mới về tới dinh thự nhà họ Ôn. 

Dừng xe xong, vừa đi vào trong sân thì đã thấy bà Lý Tiểu Đường và dì Thành đứng ở cửa phòng khách. Hai bà cụ đang nói chuyện phiếm, ngẩng đầu thấy hai người bước vào liền im lặng. Ôn Viễn liền thấy bối rối, vô thứ nắm lấy tay Ôn Hành Chi.

bà Lý Tiểu Đường nở nụ cười: “Tôi thấy con bé sợ rồi."

“Tôi cũng thấy thế." Dì Thành trêu chọc, vẫy tay với cô, “Còn đứng ngây ra đấy làm gì? Mau vào đây xem nào."

Một thời gian rồi bà không gặp Ôn Viễn, làm sao không nhớ cho được. Nắn từ trong ra ngoài, tuy biết cô bé này chưa bap giờ béo tốt cả, nhưng vẫn nuốt nhẹ cằm cô, xót xa nói: “Gầy đi rồi."

“Đâu có ạ." Ôn Viễn chớp chớp đôi mắt long lanh, nói: “Dì sờ thử chỗ này đi, cháu có bụng con rồi đấy."

Dì Thành không đáp, khóe mắt đỏ hoe. Bà Lý Tiểu Đường bèn vỗ vỗ vào tay bà cụ: “Được rồi, trời lạnh thế này mà còn vén áo lên, dì thấy cháu đúng là người không sợ lạnh."

Ôn Viễn cười ngọt ngào: “Dì Đường, dì tới rồi. Chú Từ đâu ạ?"

“Đang bận trong phòng bếp, mẹ cháu cũng ở trong đó, biết hôm nay hai đứa về nhà, bảo là muốn làm bàn đồ ăn ngon."

“Hay quá." Ôn Viễn cười tít mắt, “Cháu thích nhất là đồ ăn chú Từ nấu."

Bà Lý Tiểu Đường lườm Ôn Hành Chi: “Nhìn cái bộ dạng này, quãng thời gian này con bỏ đói nó hả?"

Ôn Hành Chi ung dung đáp: “Dì thấy chuyên đó có thể xảy ra được sao?"

Rõ ràng là một câu hỏi bình thường tới không thể bình thương hơn, vậy mà vào tai Ôn Viễn, lại thấy có gì đó không ổn. Cô quay đầu, đỏ mặt nhìn Ôn Hành Chi.

Ôn Hành Chi đang định trêu cô thêm một lúc nữa thì nhìn thấy ông cụ.

Ông Ôn Khác đang đứng đầu cầu thang tầng hai, định đi xuống, thấy ánh mắt của mọi người đều dồn về phía mình, ông lại không vội xuống. Ông nhìn hai người một lúc, hừ, “Sao? Lập công trở về à? Còn bắt người ta xuống tận nơi chào hỏi mới được?"

Vừa nghe giọng điệu của ông cụ, Ôn Viễn liền thấy căng thẳng. Những người khác vẫn đang ngồi im, dì Thành liếc nhìn Ôn Viễn, và Lý Tiểu Đường tủm tỉm cười, không đáp lời, còn Ôn Hành Chi đang nhíu mày nhìn ông cụ. Khuôn mặt ông cụ không giấu nổi sự giận dữ, liếc nhìn Ôn Viễn, nói::Cháu lên đây, theo ông vào thư phòng."

Tim Ôn Viễn chợt vọt lên, đầu còn chưa kịp nghĩ có nên đi hay không, thì chân đã tự động bước theo. Ôn Hành Chi thấy thế, vội giữ tay cô lại, Ôn Viễn giật mình nhìn anh, thấy anh không để ý tới cô mà nói với ông cụ: “Đã tới nước này, có chuyện gì thì cha cứ nói thẳng trước mặt chúng con."

Ông cụ lườm anh, quay người đi tới thư phòng. Thế coi như ngầm đồng ý, Ôn Hành Chi và Ôn Viễn cùng lên tầng hai.

Trong ngôi nhà này, từ nhỏ tới lớn nơi mà Ôn Viễn sợ phải vào nhất chính là thư phòng, mà hiển nhiên Ôn Hành Chi là khách quen của thư phongfoong cụ, vừa bước vào thì chọn chiếc sofa thoải mái nhất ngồi xuống. Ông cụ trừng mắt nhìn anh, gõ lên bàn: “Anh gớm quá nhỉ, tôi đã cho anh ngồi chưa?"

“Cha cũng đâu có nói con không được ngồi."

Ông cụ cũng biết anh vẫn con giận, bèn liếc anh một cáu, đẩy đẩy ly trà trước mặt: “Rót cho cha ly trà."

Ôn Hành Chi ngẩng đầu, vẫn không đứng dậy. Ôn Viễn đứng cạnh thì hơi cuống lên, sợ ông cụ lại vì chuyện này mà tức giân, đang định pha trà cho ông thì anh đứng lên, bưng ly trà trước mặt ông cụ đi, bước tới trước tủ pha trà cho ông cụ.

Ông cụ khẽ nhướn mày, tựa vào nghế, xem như hài lòng. Ông cụ chuyển tầm mắt lên người Ôn Viễn: “Đã khỏe hơn chưa?"

Chợt nghe ông cụ hỏi như vậy, tim Ôn Viễn đập thình thịch theo phản xạ: “Khỏe hơn rồi ạ."

Ông cụ ừm một tiếng, gật đầu.

“Cha còn minh mẫn lắm." Đặt ly trà trước mặt ông cụ, Ôn Hành Chi thong thả nhìn ông, nói: “Bao nhiêu năm rồi không có ai ở nhà cũ, cha chỉ don dẹo vài ngày đã nhốt người vào trong ấy, vừa ẩm vừa lạnh, không ốm mới là lạ."

Đánh đòn phủ đầu thì thôi, giờ ông cụ ngồi, anh đứng, rõ ràng cảm giác ưu việt không nằm trong tay mình, cho nên trước hành động khơi mào của đứa con út, phản ứng của ông cũ cũng coi như bình tĩnh, ông cụ nâng chén lên, nhấc nắp ly trà, thôi mấy hơi rồi nếm thử, cau mày nói: “Anh pha cái gì thế này? Có phải trà tôi vẫn uống hay không đấy?"

Ôn Hành Chi thoáng ngừng lại, hai tay chống lên bàn, chợt nở nụ cười: “Mấy hôm nay còn vẫn luôn muốn hỏi cha một câu."

“Ồ?" Ông cụ ngẩng đầu lên nhìn anh, “Anh nói đi."

“Cha nhốt Ôn Viễn lại, định đưa Ôn Viễn đi đâu?"

“Không khiến anh phải lo." Ông cụ thong dong đáp trả.

Nụ cười trên mặt anh không còn thoải mái như trước, mà hơi lắng lại, Ôn Viễn ngồi nghe hai người nói chuyện, lại không thấy căng thẳng như khi vừa vào, trái lại còn thấy thoải máu lạ thường. Bởi vì, xem hai người không ai phục ai đấu trí với nhau, là một chuyện – vô cùng thú vị. Nhất là Ôn Hành Chi, cô chưa bao giờ thấy ai có thể khiến anh nghẹn lời như thế.

“Được rồi." Ông cụ nói, “Giờ có nói chuyện này cũng chẳng để làm gì, anh cũng tìm được người rồi, chúng ta bàn sang chuyện khác."

“Cha nói đi ạ."

“Tôi biết, anh đang oán trách tôi." Trầm tư một lát, ông cụ do dự nói tiếp: “Anh trách tôi tự ý cham vào căn nhà cũ mà khi còn sống, mẹ anh yêu quý nhất, hơn nữa còn nhốt Ôn Viễn trong ấy."

Nghe xong Ôn Hành Chi cười như có như không, hơi nhếch môi: “Cho nên?"

“Cho nên về chuyện này, là tôi có lỗi với anh …" Ông cụ nhìn vẻ mặt anh, nhấn mạnh từng chữ, “ Nhưng tôi  phải nói cho anh biết, chuyện tôi không đồng ý thì tôi vẫn cứ không đồng ý."

Dứt lời ông cụ nhìn anh bằng đôi mắt sắc bén.

Ôn Hành Chi vẫn đang ngẫm lại lời ông cụ, lát sau mới ồ lên một tiếng, nói: “Con biết rồi."

Ba từ không đuôi này khiến ông cụ không bình tĩnh, ông lại gõ lên bàn, nhnf Ôn Viễn đang ngồi đờ đẫn, nhấn mạnh: “Anh đã nghe rõ lời tôi nói chưa hả?"

Ôn Hành Chi cười đầy hàm ý, lấy cái ghế trước mặt anh rồi ngồi xuống: “Cha yên tâm, con còn chưa già như cha."

Ông cụ chỉ thấy gân xanh trên thái dương hằn lên, “Thế giờ ý của anh là sao?"

“Ý của con là … tôn trọng ý kiến của cha." Ôn Hành Chi nói: “Có điều chỉ là tôn trọng, chứ không phải tuân theo."

Bạn nhỏ Ôn Viễn tâm linh tương thông với Ôn Hành Chi giải thích: Thực ra câu này không khác gì câu “Con không tán thành ý kiến của cha, song con sẽ bảo lưu quyền được phát biểu của cha" giải thích theo ngôn ngữ của giới ngoại giao thì chính là --- Lời cha nói chẳng có ý nghĩa gì hết.

Giờ phút này, ông cụ cũng không giận điên lên như dự đoán của Ôn Viễn, mà lấy hết sức lực nhìn chằm chằm con trai mình thật lâu, sau đó tựa và ghế, bưng lên ly trà sắp nguội, uống một hớp.

Cục diện này thật là thú vị.

Khi đôi bên đều rơi vào bế tắc thì có người gõ cửa thư phòng, Nắm đấm cửa xoay một cái, bà Lý Tiểu Đường ngó đầu vào: “Nói chuyện xong chưa?  Xuống ăn cơm thôi."

Ôn Hành Chi và Ôn Viễn đều mím môi không đáo, ông cụ thì đứng lên, duỗi tay vặn vặn eo: “Thôi, xuống ăn cơm trước đã. Mà cũng phải nói, lâu rồi tôi không được ăn đồ lão Từ nấu."

“Tối nay cam đoan cho ông tha hồ ăn." Bà Lý Tiểu Đường lại liếc vào trong thư phòng, nói: “Hai đứa cũng xuống nhanh lên!"

Thấy ông cụ đã rời đi, Ôn Viễn thở phào một hơi, hoang mang hỏi: “Sao cháu không hiểu gì cả?"

Ôn Hành Chi nhíu mày, trầm tư một lúc, rồi chợt nở nụ cườ. Anh vuốt nhẹ ngón tay Ôn Viễn, nói đầy hàm ý: “Thú vị thật."

Bữa cơm này Ôn Viễn ăn trong sự hoang mang, ăn xong bữa tối, ông Từ Mạc Tu và bà Lý Tiểu Đường ở lại một lúc rồi ra về. Ôn Hành Chi thoáng nghĩ rồi đứng lên, liền nghe ông cụ hừ lạnh: “Sao, vừa về mà không ở lại đây được một đêm à, cái nhà này không phải nhà anh à?"

Ban đầu Ôn Hành Chi còn thấy hơi lạ, tuy nhiên anh nhanh chóng hiểu ra. Anh và Ôn Viễn đưa mắt nhìn nhau, mỉm cười: “Con không đi đâu cả, lèn phiền dì và chú Từ lâu như thế, lẽ nào nói một lời cảm ơn cũng không được?"

Ông cụ nhìn anh qua cặp kính mắt, anh cũng biết anh đã làm phiền người ta? Ôn Hành Chi vỗ vỗ đầu Ôn Viễn, dặn dò cô mấy câu rồi đi ra theo ông Từ Mạc Tu và bà Lý Tiểu Đường. Ôn Viễn ngồi cạnh dì Thành, ôm một túi chườm nóng, bỗng dưng đỏ mặt.

Đêm hôm ấy, Ôn Viễn và Ôn Hành Chi ở lại dinh thự nhà họ Ôn. Lá gan Ôn Viễn có to đến đâu thì cũng không dám ngủ cùng phòng với Ôn Hành Chi. Cô về phòng mình, vừa đẩy cửa vào đã thấy và Kiều Vũ Phân đang cúi người trải giường cho cô. Đã trải xong hai lớp đệm quân sụng, thấy bà Kiều Vũ Phân định trải thêm lớp nữa, Ôn Viễn vội ngăn bà lại: “Được rồi ạ, thế này đủ ấm rồi mẹ ơi."

Thấy rõ người vào, bà Kiều Vũ Phân bối rối cười: “Cũng được trải thêm thảm điện nữa, mấy hôm nay điều hòa không khí trong dinh thự đang tu sửa, nhiệt độ phòng cũng không cai."

Ôn Viễn vâng dạ, cùng bả trải thảm điện lên giường, hai ngư
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại