Thịnh Đường Vô Yêu
Chương 94: Hẻm Mộc Đồng
Hai người vừa đấu võ mồm vừa chuồn ra ngoài. Không bao lâu sau, cả hai đã đến Phi Lai Uyển. He he, vẫn là chỗ này làm mấy món dân dã ăn ngon.
Cố Duệ ở Khuê Sơn hai năm, vốn dành dụm được một ít ngân lượng giắt túi. Nhưng thằng nhãi Lý Đại Hùng này là một kẻ tham ăn thứ thiệt, một đường từ dưới chân núi đến U Châu, cậu ta đã mua không biết bao nhiêu đồ ăn vặt. Mỗi lần mua một ít, nhưng nhiều lần như vậy, số tiền bỏ ra tích lại ngày một nhiều. Mà tiền của tên đầu trọc keo kiệt thì dễ gì lấy được. Vì thế, Cố Duệ nhanh chóng cạn túi. May mà một hai ngày trước Triệu Nguyên đã đưa một ít thù lao cho Cố Duệ. Ha, trong tay có tiền, lưng cũng thẳng.
Hai người nhanh chóng xử lý mấy món dân dã ngon miệng như móng heo hầm đậu đen, đại tẩu long xà. Ăn uống no say, cả hai đi dạo phố, nhìn chỗ này một chút, nhìn chỗ kia một xíu, ăn vài món ăn vặt, mua vài bộ quần áo, lại mua thêm vài món đồ chơi nho nhỏ. Cả hai dạo phố rất thích ý.
U Châu là một thành lớn, náo nhiệt hơn rất nhiều so với những gì Cố Duệ nghĩ. Nhưng cô thấy hứng thú nhất vẫn là một nơi.
“Này, này, khỉ, đồ chơi làm bằng đường bên kia có gì vui chứ, bên này này, bên này có kẹo hồ lô này."
“Kẹo hồ lô có gì ngon chứ, lát nữa tôi mang cậu đến chỗ thú vị hơn."
“Trước tiên cứ mua kẹo hồ lô đã…"
“Cậu đúng là tham ăn như heo! Mua, mua, mua! Hai xâu! Tôi muốn cái xâu lơn lớn kia!"
“…"
Một lúc sau, Cố Duệ cầm một xâu hồ lô, dẫn Lý Đại Hùng đến một con đường nằm chếch về phía bắc thành U Châu.
Từng con hẻm nhỏ thông nhau, có cái rộng, có cái hẹp nhưng điểm chung của chúng là có rất nhiều người đang chen chúc trong đó.
Bởi vì, trong hẻm bày rất nhiều sạp hàng bày trên đất.
Mấy sạp hàng này thì có gì vui chứ? Vừa nhìn thấy những sạp hàng nhỏ hẹp, chật ních không có chỗ ngồi trước mắt, Lý Đại Hùng nhịn không được nói thầm. Không ngờ bị một ông lão gần đó nghe được, lão nhỏ giọng mắng: “Thằng oắt con ngu dốt, đây là hẻm Mộc Đồng nổi tiếng của U Châu bọn ta đấy!"
Lý Đại Hùng: “Mục Đồng? Bán đồ ăn? Có cái để ăn?"
Cố Duệ vỗ đầu cậu ta một cái: “Mộc nghĩa là cây, Đồng trong từ “đồng dạng". Còn từ Mục có nghĩa là con mắt, Đồng trong từ “nhi đồng", thêm vào chính là Mục Đồng Đồng. Vì sợ kỵ húy của Địa Tạng Phật nên mới đọc chệch thành Mộc Đồng. Hẻm này còn được gọi là hẻm Ngô Đồng. Nơi này chuyên thực hiện những giao dịch bí mật và buôn bán các loại đồ cổ. Từ “Đồng" trong “đồng tử", nghĩa là mắt. Mọi thứ thật giả, tốt xấu đều dựa vào mắt để phân biệt. Đừng nhìn nơi này trông có vẻ loạn cào cào nhưng từ thời Xuân Thu đến nay, nơi này nổi tiếng khắp Trung Nguyên đấy."
Lúc này Lý Đại Hùng mới hiểu ra. Ông lão giơ ngón cái về phía Cố Duệ: “Hiếm thấy hậu bối nào lại có tầm hiểu biết như cô. Tiểu cô nương, không biết cô có thể nhìn ra pho tượng đồng sau lưng cô có lai lịch gì không?"
Nghe ông lão nói thế, Cố Duệ và Lý Đại Hùng quay lại nhìn. Thế nhưng bọn họ chỉ nhìn thấy một người đàn ông trung niên mặt không có biểu cảm gì đang ngồi xổm dưới đất và bán mấy mảnh sứ vụn.
“Ơ, ông lão, làm gì có tượng đồng nào chứ?"
Lý Đại Hùng quay lại nhưng không thấy bóng dáng ông lão kia đâu nữa, chỉ có đám người đang hối hả qua lại.
Ông lão kia đâu?
Mặt Lý Đại Hùng trắng bệch. Ban ngày ban mặt, một ông lão cứ thế biến mất trong chớp mắt!
“Ui, khỉ, đây rốt cuộc là nơi nào vậy? Sao cứ thấy rờn rợn vậy?"
Giữa ban ngày mà khắp nơi đều âm u, không phải chỉ vì ông lão chớp mắt đã biến mất kia mà còn vì những người chủ sạp hàng buôn bán ở đây đều không nói chuyện, mặt mày âm trầm, nhìn thế nào cũng không giống như đang buôn bán. Kỳ lạ nhất chính là những người mua hàng, bọn họ không nói lời nào, chỉ khua tay ra hiệu.
Cố Duệ: “Cậu ngốc hả? Đây là chợ đen, chợ đen đương nhiên có quy tắc riêng của nó."
Lý Đại Hùng: “Thật ra cô cũng không biết chứ gì?"
Cố Duệ: “…"
Cái kẻ thô lỗ nhà cậu, tôi không biết đấy, thì sao?
Thật ra Cố Duệ cũng từ một vài đoạn trong dã sử (*) mới biết về con hẻm này. Hôm qua, cô vừa khéo hỏi người bản địa là Tề Tử Kỳ, thế mới chắc chắn con hẻm này đúng là có tồn tại thật. Nhưng quy tắc cụ thể của con hẻm này, cô đúng là không biết thật. Nhưng mà, nhìn một lúc, cô cũng biết được đại khái một hai điều ở đây.
“Kìa kìa, nhìn thấy không? Bên cạnh chỗ ông lão đứng khi nãy là một ngã rẽ, khá giống con hẻm này, màu vách tường đồng đều nhau. Lúc chúng ta xoay người ra sau, lão ta liền đi vào ngã rẽ kia. Dưới sự đánh lừa thị giác, tôi và cậu đều tưởng rằng lão ta đột nhiên biến mất. Thật ra cách này rất đơn giản, cả một đứa con nít cũng có thể, có gì mà phải kêu gào chứ!"
Lý Đại Hùng bị rầy la đến không còn mặt mũi. Cậu ta gãi đầu, không nói gì. Khi nhìn xuống đất, cậu ta chợt phát hiện đồ ở đây đúng là rất nhiều, đều là hàng bình thường khó kiếm, nào là đao kiếm, mặt nạ, bình ngọc, tượng, đồ đằng…
“A, khỉ, bên kia còn có ngọc và kim tiền kìa, có phải có bảo bối gì hay không?"
Tên ngốc to con này cho rằng ngọc và kim tiền là quý giá nhưng cậu ta tự biết bản thân mình vừa ngốc lại vừa không có tiền nên mới kéo Cố Duệ vừa thông minh vừa có tiền đi lại.
Cố Duệ vốn chỉ muốn xem cho biết, nhìn thấy hàng đồ dùng làm bằng vàng và ngọc bày trước sạp thì liếc mắt xem thường. Nét điêu khắc trên đồ vật vẫn còn rất mới, chủ sạp này thật là…
Cố Duệ cầm đại một miếng ngọc bích lên. Miếng ngọc hình tròn, lớn tầm bàn tay, sắc ngọc vẫn còn mới, khi sờ lên thì thấy ấm áp.
Cô không nói gì, đưa tay ra hiệu hỏi giá.
Chủ sạp xòe năm ngón tay ra.
“Năm mươi lượng! Đắt quá vậy!" Lý Đại Hùng nghẹn họng, nhìn trân trân.
Chủ nghe vậy thì trợn trắng mắt, bàn tay lại xòe rộng hơn rồi lắc tay.
Lý Đại Hùng: “À, tôi đã nói mà, làm gì mắc đến thế! Ra là năm lượng. Không đúng, năm lượng vẫn còn rất mắc. Nhưng thôi, miếng ngọc này nhìn rất đẹp, con khỉ, hay là mua nó đi!"
Nghe cậu ta nói vậy, hai mắt chủ sạp như muốn biến thành hai ngọn lửa. Hắn chỉ miếng ngọc trong tay Cố Duệ, tay lại lắc lắc.
Lý Đại Hùng sửng sốt: “Khỉ, hắn muốn biếu không cho cô kìa. Thật là người tốt mà!"
Cố Duệ đỡ trán. Rốt cuộc cậu lấy đâu ra tự tin để tự giải mã ký hiệu của người ta rồi phiên dịch thành tiếng hộ tôi vậy!
Cuối cùng, chủ sạp tức giận: “Tôi đánh chết cậu, cái tên từ trển xuống này! Cái tên đần to con nhà cậu đến đây phá tôi phải không? Ý ông đây là năm trăm lượng! Cậu còn dám bảo là biếu không, đúng là nằm mơ giữa ban ngày! Để tôi khơi thông màng nhĩ hộ cậu bằng mấy cái tát nhé!"
Nhìn thấy chủ sạp hùng hổ như vậy, Lý Đại Hùng hoảng sợ trốn ra sau lưng Cố Duệ. Cố Duệ chép miệng một cái rồi lấy tay ngăn cái tát của chủ sạp lại. Thật ra chỉ tỏ vẻ thế thôi, người này cũng không định tát thật.
“Ôi chao, ông chủ, tùy tùng của tôi không hiểu chuyện, đã quen nhìn mấy vật tầm thường ở nhà nên không biết cách nói chuyện sao cho khéo với người ta..."
Thế à... Hèn chi... Mà khoan, không đúng. Lời này hình như có gì đó sai sai...
Lúc chủ sạp còn đang nghi hoặc, Cố Duệ nói tiếp: “Bọn tôi không phải là người trong nghề, không thạo mấy ký hiệu tay này lắm. Hay là chúng ta cứ nói chuyện cho đơn giản. Tôi muốn hỏi miếng ngọc này bao nhiêu tiền."
“Năm trăm lượng. Tôi nói cô nghe, đây chính là Dương Chi Bạch Ngọc, là đồ của Tề Hằng Công thời Xuân Thu. Cô xem, thụy thú trên mặt chính là thần uy hạo nhiên. Cô lại xem, nét trạm trổ này..."
***
(*) Dã sử: Sử được ghi chép không chính quy, chỉ được lưu truyền trong dân gian, thường do một người nào đó ghi chép lại.
Cố Duệ ở Khuê Sơn hai năm, vốn dành dụm được một ít ngân lượng giắt túi. Nhưng thằng nhãi Lý Đại Hùng này là một kẻ tham ăn thứ thiệt, một đường từ dưới chân núi đến U Châu, cậu ta đã mua không biết bao nhiêu đồ ăn vặt. Mỗi lần mua một ít, nhưng nhiều lần như vậy, số tiền bỏ ra tích lại ngày một nhiều. Mà tiền của tên đầu trọc keo kiệt thì dễ gì lấy được. Vì thế, Cố Duệ nhanh chóng cạn túi. May mà một hai ngày trước Triệu Nguyên đã đưa một ít thù lao cho Cố Duệ. Ha, trong tay có tiền, lưng cũng thẳng.
Hai người nhanh chóng xử lý mấy món dân dã ngon miệng như móng heo hầm đậu đen, đại tẩu long xà. Ăn uống no say, cả hai đi dạo phố, nhìn chỗ này một chút, nhìn chỗ kia một xíu, ăn vài món ăn vặt, mua vài bộ quần áo, lại mua thêm vài món đồ chơi nho nhỏ. Cả hai dạo phố rất thích ý.
U Châu là một thành lớn, náo nhiệt hơn rất nhiều so với những gì Cố Duệ nghĩ. Nhưng cô thấy hứng thú nhất vẫn là một nơi.
“Này, này, khỉ, đồ chơi làm bằng đường bên kia có gì vui chứ, bên này này, bên này có kẹo hồ lô này."
“Kẹo hồ lô có gì ngon chứ, lát nữa tôi mang cậu đến chỗ thú vị hơn."
“Trước tiên cứ mua kẹo hồ lô đã…"
“Cậu đúng là tham ăn như heo! Mua, mua, mua! Hai xâu! Tôi muốn cái xâu lơn lớn kia!"
“…"
Một lúc sau, Cố Duệ cầm một xâu hồ lô, dẫn Lý Đại Hùng đến một con đường nằm chếch về phía bắc thành U Châu.
Từng con hẻm nhỏ thông nhau, có cái rộng, có cái hẹp nhưng điểm chung của chúng là có rất nhiều người đang chen chúc trong đó.
Bởi vì, trong hẻm bày rất nhiều sạp hàng bày trên đất.
Mấy sạp hàng này thì có gì vui chứ? Vừa nhìn thấy những sạp hàng nhỏ hẹp, chật ních không có chỗ ngồi trước mắt, Lý Đại Hùng nhịn không được nói thầm. Không ngờ bị một ông lão gần đó nghe được, lão nhỏ giọng mắng: “Thằng oắt con ngu dốt, đây là hẻm Mộc Đồng nổi tiếng của U Châu bọn ta đấy!"
Lý Đại Hùng: “Mục Đồng? Bán đồ ăn? Có cái để ăn?"
Cố Duệ vỗ đầu cậu ta một cái: “Mộc nghĩa là cây, Đồng trong từ “đồng dạng". Còn từ Mục có nghĩa là con mắt, Đồng trong từ “nhi đồng", thêm vào chính là Mục Đồng Đồng. Vì sợ kỵ húy của Địa Tạng Phật nên mới đọc chệch thành Mộc Đồng. Hẻm này còn được gọi là hẻm Ngô Đồng. Nơi này chuyên thực hiện những giao dịch bí mật và buôn bán các loại đồ cổ. Từ “Đồng" trong “đồng tử", nghĩa là mắt. Mọi thứ thật giả, tốt xấu đều dựa vào mắt để phân biệt. Đừng nhìn nơi này trông có vẻ loạn cào cào nhưng từ thời Xuân Thu đến nay, nơi này nổi tiếng khắp Trung Nguyên đấy."
Lúc này Lý Đại Hùng mới hiểu ra. Ông lão giơ ngón cái về phía Cố Duệ: “Hiếm thấy hậu bối nào lại có tầm hiểu biết như cô. Tiểu cô nương, không biết cô có thể nhìn ra pho tượng đồng sau lưng cô có lai lịch gì không?"
Nghe ông lão nói thế, Cố Duệ và Lý Đại Hùng quay lại nhìn. Thế nhưng bọn họ chỉ nhìn thấy một người đàn ông trung niên mặt không có biểu cảm gì đang ngồi xổm dưới đất và bán mấy mảnh sứ vụn.
“Ơ, ông lão, làm gì có tượng đồng nào chứ?"
Lý Đại Hùng quay lại nhưng không thấy bóng dáng ông lão kia đâu nữa, chỉ có đám người đang hối hả qua lại.
Ông lão kia đâu?
Mặt Lý Đại Hùng trắng bệch. Ban ngày ban mặt, một ông lão cứ thế biến mất trong chớp mắt!
“Ui, khỉ, đây rốt cuộc là nơi nào vậy? Sao cứ thấy rờn rợn vậy?"
Giữa ban ngày mà khắp nơi đều âm u, không phải chỉ vì ông lão chớp mắt đã biến mất kia mà còn vì những người chủ sạp hàng buôn bán ở đây đều không nói chuyện, mặt mày âm trầm, nhìn thế nào cũng không giống như đang buôn bán. Kỳ lạ nhất chính là những người mua hàng, bọn họ không nói lời nào, chỉ khua tay ra hiệu.
Cố Duệ: “Cậu ngốc hả? Đây là chợ đen, chợ đen đương nhiên có quy tắc riêng của nó."
Lý Đại Hùng: “Thật ra cô cũng không biết chứ gì?"
Cố Duệ: “…"
Cái kẻ thô lỗ nhà cậu, tôi không biết đấy, thì sao?
Thật ra Cố Duệ cũng từ một vài đoạn trong dã sử (*) mới biết về con hẻm này. Hôm qua, cô vừa khéo hỏi người bản địa là Tề Tử Kỳ, thế mới chắc chắn con hẻm này đúng là có tồn tại thật. Nhưng quy tắc cụ thể của con hẻm này, cô đúng là không biết thật. Nhưng mà, nhìn một lúc, cô cũng biết được đại khái một hai điều ở đây.
“Kìa kìa, nhìn thấy không? Bên cạnh chỗ ông lão đứng khi nãy là một ngã rẽ, khá giống con hẻm này, màu vách tường đồng đều nhau. Lúc chúng ta xoay người ra sau, lão ta liền đi vào ngã rẽ kia. Dưới sự đánh lừa thị giác, tôi và cậu đều tưởng rằng lão ta đột nhiên biến mất. Thật ra cách này rất đơn giản, cả một đứa con nít cũng có thể, có gì mà phải kêu gào chứ!"
Lý Đại Hùng bị rầy la đến không còn mặt mũi. Cậu ta gãi đầu, không nói gì. Khi nhìn xuống đất, cậu ta chợt phát hiện đồ ở đây đúng là rất nhiều, đều là hàng bình thường khó kiếm, nào là đao kiếm, mặt nạ, bình ngọc, tượng, đồ đằng…
“A, khỉ, bên kia còn có ngọc và kim tiền kìa, có phải có bảo bối gì hay không?"
Tên ngốc to con này cho rằng ngọc và kim tiền là quý giá nhưng cậu ta tự biết bản thân mình vừa ngốc lại vừa không có tiền nên mới kéo Cố Duệ vừa thông minh vừa có tiền đi lại.
Cố Duệ vốn chỉ muốn xem cho biết, nhìn thấy hàng đồ dùng làm bằng vàng và ngọc bày trước sạp thì liếc mắt xem thường. Nét điêu khắc trên đồ vật vẫn còn rất mới, chủ sạp này thật là…
Cố Duệ cầm đại một miếng ngọc bích lên. Miếng ngọc hình tròn, lớn tầm bàn tay, sắc ngọc vẫn còn mới, khi sờ lên thì thấy ấm áp.
Cô không nói gì, đưa tay ra hiệu hỏi giá.
Chủ sạp xòe năm ngón tay ra.
“Năm mươi lượng! Đắt quá vậy!" Lý Đại Hùng nghẹn họng, nhìn trân trân.
Chủ nghe vậy thì trợn trắng mắt, bàn tay lại xòe rộng hơn rồi lắc tay.
Lý Đại Hùng: “À, tôi đã nói mà, làm gì mắc đến thế! Ra là năm lượng. Không đúng, năm lượng vẫn còn rất mắc. Nhưng thôi, miếng ngọc này nhìn rất đẹp, con khỉ, hay là mua nó đi!"
Nghe cậu ta nói vậy, hai mắt chủ sạp như muốn biến thành hai ngọn lửa. Hắn chỉ miếng ngọc trong tay Cố Duệ, tay lại lắc lắc.
Lý Đại Hùng sửng sốt: “Khỉ, hắn muốn biếu không cho cô kìa. Thật là người tốt mà!"
Cố Duệ đỡ trán. Rốt cuộc cậu lấy đâu ra tự tin để tự giải mã ký hiệu của người ta rồi phiên dịch thành tiếng hộ tôi vậy!
Cuối cùng, chủ sạp tức giận: “Tôi đánh chết cậu, cái tên từ trển xuống này! Cái tên đần to con nhà cậu đến đây phá tôi phải không? Ý ông đây là năm trăm lượng! Cậu còn dám bảo là biếu không, đúng là nằm mơ giữa ban ngày! Để tôi khơi thông màng nhĩ hộ cậu bằng mấy cái tát nhé!"
Nhìn thấy chủ sạp hùng hổ như vậy, Lý Đại Hùng hoảng sợ trốn ra sau lưng Cố Duệ. Cố Duệ chép miệng một cái rồi lấy tay ngăn cái tát của chủ sạp lại. Thật ra chỉ tỏ vẻ thế thôi, người này cũng không định tát thật.
“Ôi chao, ông chủ, tùy tùng của tôi không hiểu chuyện, đã quen nhìn mấy vật tầm thường ở nhà nên không biết cách nói chuyện sao cho khéo với người ta..."
Thế à... Hèn chi... Mà khoan, không đúng. Lời này hình như có gì đó sai sai...
Lúc chủ sạp còn đang nghi hoặc, Cố Duệ nói tiếp: “Bọn tôi không phải là người trong nghề, không thạo mấy ký hiệu tay này lắm. Hay là chúng ta cứ nói chuyện cho đơn giản. Tôi muốn hỏi miếng ngọc này bao nhiêu tiền."
“Năm trăm lượng. Tôi nói cô nghe, đây chính là Dương Chi Bạch Ngọc, là đồ của Tề Hằng Công thời Xuân Thu. Cô xem, thụy thú trên mặt chính là thần uy hạo nhiên. Cô lại xem, nét trạm trổ này..."
***
(*) Dã sử: Sử được ghi chép không chính quy, chỉ được lưu truyền trong dân gian, thường do một người nào đó ghi chép lại.
Tác giả :
Thương Lan Chỉ Qua