Thiếu Phu Bất Lương
Chương 62: Nhân chứng ngoài ý muốn (2)
Là Vị Thiếu Quân? Tuy rằng Hách Liên Dung cho rằng với cái loại tính cách làm chuyện xấu gì cũng oanh liệt rung chuyển trời đất của hắn thì đương nhiên có thể làm được cái trò đâm chọc sau lưng người, nhưng cũng không loại trừ khả năng hắn bất cẩn nói cho người khác biết, lại bị kẻ có dụng ý bày trò lợi dụng nên mới tạo ra mấy cái lời đồn đại méo mó như hiện tại. Hay là Bích Liễu? Bích Liễu tự biết nếu rêu rao lời đồn thì sớm muộn gì cũng bị phát hiện, cái chết của Bích Đào lại khiến nàng cả ngày không nói gì, so với người với vào phủ như Hách Liên Dung còn cẩn thận hơn. Hách Liên Dung suy tư một lúc lâu mới nghĩ thông suốt được chút ít, có lẽ chuyện Bích Liễu lo lắng chính là lời đồn, nếu nàng cũng hoài nghi mình có liên quan đến cái chết của Bích Đào thì thái độ trầm mặc của nàng ta cũng không có gì là lạ, dù sao Bích Liễu cũng biết chân tướng của sự việc nguyền rủa, chẳng may ngày nào đó mình nổi sát khí cũng tống nàng đến hồ theo chân Bích Đào…. Nhưng càng bởi vậy, Hách Liên Dung càng khẳng định người reo rắc lời đồn không phải Bích Liễu. Nàng là người thông minh, biết lúc nào nên thể hiện bản thân, cũng biết là thế nào để tự bảo vệ mình, nếu nàng ta chủ động sau lưng mình nói ra chuyện này, một khi tra ra nàng gây nên, cho dù Hách Liên Dung không tống nàng tới hồ chỉ sợ lão phu nhân cũng sẽ đem nàng ném vào. Nói như vậy Vị Thiếu Quân vẫn là nghi phạm số một. Tên u hồn này vốn ghi hận mình làm hình nhân nguyền rủa hắn, tuy rằng không tố cáo với lão phu nhân nhưng không chắc có bép xép với ai không? Có lẽ là muốn bố cáo cho thiên hạ biết tội ác của nàng để báo thù cũng không chừng. Chuyện đã đến nước này, dù cho lão phu nhân trấn áp sự việc chìm xuống nhưng lời đồn thì vẫn còn đó, chính là từ sáng đến tối, tuy mọi người ngoài miệng không nói nhưng trong lòng vẫn mặc định chuyện Hách Liên Dung giết Bích Đào là thật. Tuy rằng xã hội này một nha hoàn nho nhỏ chết không phải là chuyện gì to tát nhưng bị nghi oan là hung thủ vẫn khiến người ta thật khó chấp nhận. Có nên tự mình đi thăm dò điều tra hay không? Nên tra xét từ đâu đây? Đúng lúc nàng đang đau đầu thì trong Thính Vũ Hiên lại có một nha hoàn mất tích. Nha hoàn kia tên Thúy Hà, là nha hoàn bậc hai ở Thính Vũ Hiên, bình thường phụ trách dọn cơm nước, rất thật thà. Lúc Bích Liễu đến báo chuyện này thì vẻ mặt rất cổ quái: “Nàng ta bình thường ít khi rời Thính Vũ Hiên, hôm nay không biết ra ngoài lúc nào, thẳng đến lúc khóa cửa cũng chưa thấy trở về, là thiếu phu nhân phân phó nàng đi ra ngoài?" Hách Liên Dung lắc đầu, thấy Bích Liễu nhíu mày lại không khỏi phiền não trong lòng. Bích Liễu đề phòng mình sao? Nàng là muốn hỏi vì sao Thúy Hà mất tích sao? Nàng nghĩ mình có liên quan đến chuyện này sao? Trong lòng Hách Liên Dung bỗng phức tạp lên vạn phần, một cảm giác cô độc miên man dần dần dấy lên. Tuy rằng đã thấu hiểu tâm tính của Bích Liễu, tuy rằng cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng thấy nàng ta đầy nghi ngờ với mình, Hách Liên Dung không tránh khỏi có chút ấm ức. Trên đời này, chuyện đáng sợ nhất không phải là bị kẻ địch công kích mà là bị bằng hữu gạt bỏ. Bích Liễu có lẽ cũng chưa thể coi như bằng hữu. Tuy rằng không quên được lúc nàng ấy chân tình tha thiết khuyên bảo mình cố gắng nắm lấy vị trí đương gia, cũng không thể quên được chính mình dần dần yên tâm ỷ lại Bích Liễu, nhưng tình cảm sao có thể bắt buộc được. Miên man suy nghĩ một hồi Hách Liên Dung mới có thể thấy thoải mái đôi chút. Sáng sớm hôm sau Hồ thị đến tìm Hách Liên Dung nói là muốn đến miếu Quan Âm dâng hương, hơn nữa muốn cầu một bùa bình an cho Hách Liên Dung, muốn nàng cùng đi theo. Hách Liên Dung vốn sớm đã quên chuyện này vì cái chết của Bích Đào, không ngờ Hồ thị vẫn nhớ kỹ. Thấy Hách Liên Dung do dự, Hồ thi cười nói: “ Không cần phải bận tâm đến mấy cái lời đồn đại, trong nhà này người có mục đích sâu xa có rất nhiều, con chỉ cần nhớ kĩ bà nội cùng nương đều tin tưởng con." Hốc mắt Hách Liên Dung có hơi nóng lên, tuy rằng nàng không biết suy nghĩ thật sự của lão phu nhân như thế nào nhưng nàng biết Hồ thị nói vậy hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng chân thật. Nàng thực sự cảm động. Dâng hương, từ lúc đến Vân Hạ Hách Liên Dung vẫn chưa từng đến gian miếu thờ nào. Thế nhưng dù Vân Hạ cách xa Tây Việt nhưng thờ cúng thần tiên đều giống nhau, đơn giản cũng chỉ là Như Lai, Quan Âm, phật Di Lặc. Có trời mới biết sao mỗi ngày đều có nhiều người đến xin quẻ với khấn vái như vậy, mấy vị thần tiên đó có xử lý hết được không? Tuy rằng đầy bụng nghi ngờ nhưng Hách Liên Dung vẫn cung kính quỳ lạy Bồ Tát. Từ nhỏ đến lớn, nàng đi du ngoạn khắp nơi đã lạy vô số tượng phật nhưng chưa từng thành kính như bây giờ, cũng bởi Hồ thị bên cạnh mặt mày trang nghiêm, đại lễ tam quỳ cửu khấu ( chắc là quỳ ba lần, khấu đầu chín cái) chỉ vì thay nàng tiêu trừ nguyền rủa nghiệt nghiệp. Đương nhiên chỉ như vậy thôi cũng chưa đủ, Hồ thị bái Bồ Tát xong còn đưa Hách Liên Dung đến một thiên điện bên ngoài đại điện này. Nơi này vốn lập ra vì cầu bùa chú, tuy rằng Hách Liên Dung cảm thấy làm bùa thì nên là đạo sĩ nhưng khi ông lão lôi thôi kia viết bát tự, tên họ của nàng lên một tấm hoàng phù chi chít những chú văn thì cũng thấy chẳng khác nhau là mấy. “Mang chừng một tháng, đốt thành tro bụi, vạn ác tiêu trừ". Còn phải uống tro bụi? Hách Liên Dung càng lúc càng thấy ông lão này như thể lừa đảo: “Cái hình nhân kia vô danh khuyết tính cũng lợi hại như vậy sao? Còn phải uống tro?" Ông lão kia cằn nhằn nói viết tên viết họ chỉ là hình thức, oán niệm trong lòng mới là căn nguyên nguyền rủa. May mắn nàng phát hiện sớm nếu không cũng hết đường cứu chữa. Hách Liên Dung từ nhỏ được Đảng giáo dục, trên đường thấy thầy tướng số đều chỉ cười khẩy bỏ đi, hiện tại đương nhiên cũng coi mấy lý lẽ của ông lão kia như lời vu vơ. Nhưng Hồ thị lại mê tín không chút nghi ngờ, liên tiếp cam đoan sẽ giám sát Hách Liên Dung uống tro ông lão kia mới vừa lòng, thu mười hai bạc giải bùa ngải. Đúng là ăn cướp mà ! Có lẽ nhìn ra nét khó chịu trên mặt Hách Liên Dung, lúc chuẩn bị ra cửa ông lão kia mới thâm trầm nói một câu : « Nghiệt nghiệp giai nhân tâm đến , không thể ắt bị trời tru ! » Gì ? Có ý gì ? Hách Liên Dung thật muốn hỏi rõ nhưng nếu vậy lại như thể mình không có học vấn nên nhất quyết không hỏi lại. Thế nhưng lúc ra khỏi miếu, Hách Liên Dung vẫn dừng bước : « Nương, người đi trước đi, con quay lại tìm chút vật linh tinh. » Nói xong Hách Liên Dung cũng không nhìn Hồ thị, vội vàng quay lại thiên điện chỗ ông lão kia ngồi : « Cái hình nhân không tên không họ kia có phải thật sự lợi hại như vậy ? Thật có thể khiến người ta chết ? » Chủ yếu là cái ông lão này vừa rồi nói cái gì mà trời tru với chả không tru nghe thật dọa người, sắc mặt cũng thật đáng sợ. Ông lão kia lập tức vênh váo ra mặt, phủi phủi bụi bặm trên người, trưng ra cái bộ mặt giả thần giả quỷ : « Đó là đương nhiên, vạn vật trên thế gian đều do thần quản, thỉnh nguyện đều được Phật tổ Bồ Tát phù hộ, bùa chú oán niệm cũng có quỷ thần chấp pháp. Người làm chú vật kia tùy tiện không viết tên họ nhưng oán niệm trong lòng đã được ác linh tiếp nhận, nếu như không phá giải thì cái chết cận kề trước mắt ! » « Không thể nào… » Hách Liên Dung phiền não xua tay : « Cứ cho là thật đi, ông viết thêm cái nữa đi. » « Hả ? » « Hả cái gì mà hả ? » Hách Liên Dung nhìn thẳng vào đôi mắt tí hí của ông lão : « Viết thêm cái nữa, còn có một người cũng bị nguyền rủa. » « Mười hai quan tiền vừa nãy chỉ đủ một đạo phù, nếu cô cầu thêm cái nữa thì thêm tiền. » Ông già này, một chút cũng không chịu thiệt. Thèm vào a ! Quả nhiên vẫn là lừa tiền. Hách Liên Dung nghiến răng nghiến lợi móc ra một cái ngân phiếu đặt lên bàn: “Viết!" Ông lão nhanh nhẹn cất ngân phiếu rồi rút ra một đạo phù chú : « Tên ? » « Khụ ! » Hách Liên Dung cố nhỏ giọng nhất có thể : « Vị Thiếu Quân. » « Gì ? » « Gì cái gì chứ ? » Hách Liên Dung khó lòng có thể nhẫn nhịn : « Vị Thiếu Quân ! Nghễnh ngãng thì đừng đến đây viết phù chú chứ ! » Lão đầu nhi không lên tiếng, viết xong tên, « Ngày sinh tháng đẻ ? » Hách Liên Dung đần ra đến nửa ngày : « Không viết có được không ? » « Đương nhiên không được… » Ông già này lại thao thao bất tuyệt khiến Hách Liên Dung tức giận đến thổi bay cả râu…đương nhiên nếu nàng có râu như trong lời nói. Vì sao cái hình nộm không tên không tuổi cũng có thể nguyền người ta đến mất mạng, bây giờ lại không viết không được ? Không phải tâm linh tương thông sao ? « Ngày sinh của Nhị thiếu gia là bính ngọ, canh tử, canh thần, bát tự là… » Phía sau truyền đến giọng nói đầy ý cười của Bích Liễu, Hách Liên Dung không biết giấu mặt đi đâu nữa. Tuy rằng Hách Liên Dung thực sự chán ghét tên u hồn Vị Thiếu Quân kia nhưng chưa từng nghĩ đến chuyện nguyền rủa hắn vào chỗ chết, giống như nàng từ nhỏ đến lớn lúc tức giận thường rủa : « XX, ngươi chết đi », kết quả là mãi cho đến lúc nàng xuyên qua người ta vẫn sống ngon lành đó thôi. Cho nên cái loại nguyền rủa linh tinh này nàng cũng không cho là có gì nghiêm trọng. Lại nói nàng đúng là bị ảnh hưởng bởi Hồ thị, nếu không phải Hồ thị quan trọng hóa vấn đề thì Hách Liên Dung cũng chả buồn bận tâm đến cái loại việc như thế này. Hơn nữa ông già kia lại nói hươu nói vượn cũng khiến trong lòng người ta bồn chồn bất an. Dù sao nàng cũng không muốn nguyền rủa khiến người ta chết, cũng không muốn Hồ thị thật sự mất đi con trai. Thấy Hồ thị mê tín như vậy cũng khiến nàng bị ảnh hưởng ở mức độ nào đó, quay lại mua thêm một cái an ủi tâm lý. Lại nghĩ, đây là cổ đại a, người cổ đại lúc nào cũng quan trọng hóa vấn đề, không giống như người hiện đại, ăn bữa cơm thôi mà cũng tùy tiện thề thốt đến hết bữa. Có thể thần tiên vẫn còn linh nghiệm trong thời cổ đại đi, sau này dân số tăng quá nhanh, thần tiên quản không nổi nên buông xuôi phó mặc. Sau khi ra khỏi miếu, Hồ thị đã lên kiệu nhưng vẫn ngóng vào cửa miếu, thẳng đến khi thấy Hách Liên Dung mới an tâm, hỏi một câu bâng quơ : « Tìm cái gì ? Tìm được chưa ? » Hách Liên Dung vuốt cái mũi gật đầu, bình thản đi đến cỗ kiệu đang đặt trên mặt đất, tận lực tránh né Bích Liễu với đầy ý cười trong mắt. Về đến Vị phủ, Hồ thị trước cùng nàng đến Thể Thuận trai, vốn định đi báo một tiếng bình an đã thấy không khí trong Thể Thuận trai căng thẳng khác thường. Lão phu nhân dựa vào tràng kỉ lớn trong phòng, nhíu chặt hai hàng lông mày, nhắm mắt không nói. Nghiêm thị ngồi bên cạnh, một nha hoàn áo xanh vẫn đang quỳ trên mặt đất. Hách Liên Dung kinh ngạc kêu lên : « Thúy Hà ? » Lão phu nhân mở to mắt nhìn Hách Liên Dung rồi lại nhìn Nghiêm thị, có vẻ như càng thêm phiền muộn, hai tay nắm thành quyền gõ nhẹ cái trán, Hồ thị vội vàng tiến lên : « Có chuyện gì vậy ? » Nghiêm thị ho nhẹ một tiếng : « Vẫn là chờ mấy người kia đến rồi nói sau, miễn cho lại lặp đi lặp lại nhiều lần. » Lão phu nhân hít một tiếng : « Đều ngồi đi. » Hách Liên Dung hồ nghi ngồi xuống, không lâu sau, Vị Thủy Liên, Hồ thị mang theo nha hoàn vào phòng. Căn phòng này không rộng bằng đại sảnh, cùng lúc tiến vào nhiều người như vậy càng thêm chật chội. Hồ thị thấy không đủ ghế dựa vội vàng đứng lên nhường Vị Thủy Liên ngồi, Vị Thủy Liên cũng không nhún nhường, sau khi ngồi xuống nhìn xung quanh phòng nói : « Thiếu Dương đâu ? Vừa nãy không phải nói ở đâu sao ? » « Thiếu Dương đang có việc ở cửa hàng. » Nghiêm thị thản nhiên nói : « Chuyện trong nhà không cần khiến nó nhọc lòng quan tâm. » Vị Thủy Liên bĩu môi, trên mặt đã có chút hờn giận, Nghiêm thị là mẹ ruột nàng, cảm tình với Thiếu Dương cồn vượt xa với nàng và Thu Cúc. Lại đợi một lúc, thẳng đến khi ngay cả cô nãi nãi cũng đã đến, Nghiêm thị mới ho nhẹ một tiếng : « Đêm qua ta vừa biết một tin tức, không dám xác nhận liền tìm đến nương thương lượng, nương nói chung quy vẫn nên nói rõ ràng trước mặt mọi người mới ổn, miễn cho có người lại cảm thấy bất công. » Ngô thị hỏi : « Rốt cuộc là chuyện quan trọng đến mức nào ? ». Nghiêm thị chỉ Thúy Hà : « Nha hoàn kia đêm qua tới tìm ta, nói không dám làm ở Thính Vũ Hiên nữa. Thúy Hà, ngươi nói lại lần nữa xem, đến tột cùng là vì cái gì ? » Lời này nghe không được tự nhiên, Hách Liên Dung vừa dấy lên một dự cảm không tốt thì Thúy Hà đã bắt đầu nói : « Nô tì cùng với Bích Đào vốn thường qua lại với nhau. Có một lần nô tì trực đêm, Bích Đào đưa lại điểm tâm nô tì mang đến, khi đó cũng đã khuya lắm rồi, nô tì cùng Bích Đào nghe thấp thoáng có thanh âm trong phòng thiếu phu nhân. Bởi vì không đốt đèn nên chúng nô tì mới đầu còn tưởng nghe lầm, nhưng sau đó thanh âm càng lúc càng lớn, chúng nô tì tò mò liền đến gần nghe, chợt nghe thấy…Chợt nghe thấy thiếu phu nhân nói một loại tiếng mà chúng nô tì không hiểu được. Chúng nô tì to gan liền mở cửa sổ ra nhìn chỉ thấy thiếu phu nhân dưới ánh trăng cầm trâm đâm đâm một cái hình nhân nhỏ, dáng vẻ thật đáng sợ. » Mấy lời này nói xong, trong phòng lặng ngắt như tờ, vẻ mặt Hách Liên Dung càng lúc càng tràn đầy nghi hoặc ? Thúy Hà nói ai vậy ? Là chính mình ? Hách Liên Dung sao lại không biết mình có thật xấu mộng du như vậy ? Nghiêm thị vô cùng vừa lòng trước phản ứng của mọi người, lại hỏi Thúy Hà : « Các ngươi có biết Nhị thiếu phu nhân lúc đó đang làm cái gì không ? » « Ban đầu là không biết, nhưng trong lời nói của thiếu phu nhân thường xuất hiện một cái tên, tuy rằng những cái khác nghe không hiểu nhưng tên thì rất rõ ràng… » « Là ai ? » Ngô thị khẩn trương hỏi. « Là tên của Nhị thiếu gia ! » Thúy Hà hít một hơi thật sâu, sắc mặt trắng bệch nói tiếp : « Nô thì và Bích Đào lúc đấy đều sợ hãi, ngày hôm sau Bích Đào thừa lúc dọn dẹp phòng tìm ra hình nhân kia, lại sợ hãi không biết xửa lý như thế nào liền cùng nô tì thương lượng đi khuyên nhủ Nhị thiếu phu nhân, nô tì không dám, nàng nói nàng dám đi. » Nói tới đây, Vị Thủy Liên đột nhiên vỗ mạnh vào bàn : « Phát hiện chuyện lớn như thế này vì sao không báo lên trước ? » Thúy Hà cúi thấp người : « Bích Đào nói thiếu phu nhân và Nhị thiếu gia lúc đó có nhiều hiểu lầm, có thể do nhất thời tức giận mới làm vậy. Hơn nữa Bích Đào cũng hi vọng thiếu phu nhân và Nhị thiếu gia trong lúc đó tiêu trừ hiểu lầm, như vậy Nhị thiếu gia mới thường trở về, nàng, nàng mới có thể chân chính làm nha hoàn thông phòng. » « Sau đó thì sao ? » Nghiêm thị vẫn thản nhiên hỏi tiếp. « Những chuyện sau đó nô tì đều không thể hiểu hết, chỉ biết là Bích Đào đi tìm thiếu phu nhân, từng đề cập qua với nô tì rằng thiếu phu nhân không nghe nàng khuyên bảo, còn mắng lại nàng xen vào việc của người khác. Nhưng sau đó Bích Đào vẫn cực lực đi khuyên thiếu phu nhân, buổi sáng hôm đó, Bích Đào ngăn đón thiếu phu nhân chính vì nói chuyện này, nhưng thiếu phu nhân cố tình không để ý tới, Bích Đào còn đuổi theo ra ngoài viện, sau đó liền…không thấy trở về nữa. » Câu kế tiếp không cần phải nói mọi người tự nhiên hiểu được tội danh Thúy Hà muốn nói là cái gì, Ngô thị đột nhiên lại hỏi : « Lời đồn đại hai ngày trước truyền ra cũng là do ngươi gây nên ? » Thúy Hà có chút hoảng sợ, cúi đầu không nói, trên mặt hiện rõ hai chữ « cam chịu ». Này…Biên kịch chuyện này rốt cuộc là ai a ! Hách Liên Dung hoàn toàn không nuốt nổi, đúng là thật thật giả giả đan xen lẫn lộn, nếu nữ chính không phải là nàng, chỉ sợ chính mình cũng coi là thật. Ánh mắt của mọi người nhất thời chuyển qua người Hách Liên Dung, nàng hít sâu một cái, bình tĩnh hỏi lại : « Thúy Hà, những lời này là ai dạy ngươi nói ? » Nàng biết chỉ bằng Thúy Hà làm sao có thể soạn ra mấy lời kịch trôi chảy như vậy. Thúy Hà bối rối nói nhỏ : « Nô tì, những lời nô tì nói đều là thật, thiếu phu nhân tha mạng ! » Nói xong nàng như phát điên quỳ gối dập đầu, mồm gào to : « Đại phu nhân, đại thiếu phu nhân cứu mạng, xin hãy cho nô tì ra khỏi phủ ! » Hách Liên Dung bề ngoài bất động thanh sắc (=không biểu hiện, nói năng gì), trong lòng cũng lạnh đi một nửa, là ai ? Vị Thiếu Quân ? Chính là hắn sao ? Nhất thời trong phòng chỉ vang lên tiếng cầu xin của Thúy Hà, lão phu nhân không nói, Nghiêm thị không nói, Ngô thị, Vị Thủy Liên cũng không nói gì. Hồ thị vội vàng chạy đến bên cạnh lão phu nhân : « Nhị thiếu phu nhân sẽ không làm như vậy, nhất định là Thúy Hà nói bậy ! » Lời của nàng chưa dứt, Vị Thiếu Quân đã bước vào cửa : « Những lời nàng ta nói cũng không hoàn toàn là nói bậy, hình nhân kia đích thật là Bích Đào tìm thấy trong phòng ngủ của con. »
Tác giả :
Viên Bất Phá