Thiết Cốc Môn

Chương 13: Di vật tổ tiên

Thời gian chậm rãi trôi qua, không biết đã được bao lâu, Văn Đồng mới từ từ tỉnh lại thần trí bắt đầu sáng suốt, da thịt mát diệu dần.

Chàng lăn qua cựa lại dưới đất một hồi cảm thấy sự khó chịu trong người đã hoàn toàn tiêu tan mất nhưng khắp thân ê ẩm, đau nhức khôn tả.

Chàng bắt đầu nghĩ lại sự việc vừa qua từ lúc chiến đấu với Ma cung, đến khi nghe tiếng kêu hoảng hốt của Thanh Sương, chàng bị Ma cung đánh thương, tức giận đánh trả lại rồi mê man mất. Trong lúc hôn mê hình như có ai vận công độ khí chữa thương hộ mình nhưng tại sao giờ lại nằm nơi đây? Khương Trạch cùng Thanh Sương đâu rồi? Theo thương thế của ta hiện giờ hình như đã bớt đi rất nhiều, vậy thương thế tại sao có thể giảm bớt được? Ai đã cứu ta?...

Những câu hỏi cứ tiếp tục đưa lên óc chàng kết quả chàng có thể giải đáp được đôi phần sự giải đáp ấy là mùi thơm dịu nhẹ phảng phất qua lỗ mũi chàng vội vả mở mắt ra xem thì ra cách mặt chàng không đầy ba tấc có một nhánh cây trắng như ngọc trụi lủi không hề có một chiếc lá, trên đọt cây ấy sanh ra một quả hình sáu cạnh to bằng trứng chim, mùi thơm dịu ngọt đã từ trong trái ấy tiết ra.

Văn Đồng trông thấy không khỏi vui mừng, chàng nhờ có lần nghe sư phụ giảng qua hình thù của trái cây này, bảo đấy là “Lam Điền Ngọc Quả", ai được ăn vào không những dung nhan tăng phần trẻ đẹp, mà còn có công lực chữa kẻ sắp chết trở lại sống.

Văn Đồng liền vói tay hái trái “Lam Điền Ngọc Quả" bỏ vào miệng vừa cắn thì quả ấy đã nức ra sáu tép một mùi thơm tho xông lên tận não.

Sau khi nuốt trái ấy vào cổ bỗng một luồng hơi lạnh lần khắp châu thân, tay chân run rẩy. Văn Đồng sợ hãi vô cùng tưởng mình đã ăn bậy vật gì rồi.

Càng lúc quả ấy càng hành hạ khắp người Văn Đồng một cách ghê gớm, chàng vội vã ngồi dậy vận dụng công lực kháng cự.

Giây lâu, bỗng nhiên chân lực trong người trở lại dồi dào, những sự đau đớn vừa rồi cũng tiêu tan mất.

Bách huyệt kinh mạch được thông suốt, khí huyết vận hành đều đặn, từ từ chàng đã thiếp đi lúc nào không hay đến khi tĩnh lại, sự việc khiến chàng ngạc nhiên trước hết là trên mình chàng không có một tấm vải che thân, đầu tóc rối bù, mình mẩy lấm lem.

Điều ngạc nhiên thứ hai là hiện chàng đang bị nhốt trong thạch động, tứ phía không có cửa ngỏ ra vào. Thân hình trần truồng chàng không lo mấy, chỉ thắc mắc là hang đá không có cửa, chàng làm sao có thể vào được? Giờ thì làm sao có thể đi ra?

Văn Đồng để ý dò xét bốn bên, hy vọng tìm ra cửa bí mật thì đột nhiên... đôi mắt chàng chú ý đến một lỗ thủng nơi vách đá, tại lỗ thủng ấy một ánh sáng xanh lòe từ một thanh cổ kiếm tỏa ra.

Trong một hang đá bí mật không ngỏ ra vào, lại xuất hiện một thanh cổ kiếm, nếu không phải là thần vật, chắc cũng chẳng phải loại thường, Văn Đồng từ từ đi đến cầm kiếm lên xem, thấy thân kiếm ngang độ ba lóng tay dài chừng ba thước tám chín, mỗi khi lay động thì hào quang sáng chói, khí tỏa lạnh người, tuy chàng không biết kiếm này tên gì, nhưng tin chắc đây là báu kiếm. Ngay dưới mũi kiếm chỉ xuống đất, Văn Đồng lại phát hiện ra một hộp đá trong đó có một hộp sắt đen rỉ sét lâu ngày. Chàng mở ra vụt khẽ ồ lên một tiếng, thì ra bên trong là một cuốn sách nhỏ bằng lụa vàng. Văn Đồng hồi hộp từ từ cầm lên xem, ngoài bìa ghi bốn chữ : “Long Tiềm bí lục", phía dưới ghi Long Lạc Tử - Thiết Cốc môn thủ tự.

Văn Đồng xem xong như kẻ đang cơn mộng, thật vậy, chàng làm sao tin được đây là sự thật, vì Long Lạc Tử chính là vị “Khai sơn tổ sư" của môn phái “Thiết Cốc môn".

Chàng còn nhớ lúc nhỏ, mẹ chàng từng kể lại cho chàng nghe như một chuyện đời xưa. Trước đây mấy trăm năm, võ lâm quần hùng nhiểu loạn, ai cũng đòi giành làm bá chủ, khiến cho máu chảy thịt rơi, tứ bề chết chóc.

Lúc ấy Tổ sư của “Thiết Cốc môn" Long Lạc Tử đột nhiên xuất hiện giang hồ, sáng lập môn phái, nhờ có võ công kỳ tuyệt, nên đã mời quần hùng hẹn ngày gặp mặt nơi Phỉ Thúy cốc, lúc ấy ông ta giở các môn tuyệt học, chế phục quần hùng, nhưng không vì thế mà ngang ngược tung hoành, ông khuyên quần hùng võ lâm nên tế thế an dân, phát huy võ đức.

Quần hùng thảy đều kính phục, đồng thanh tôn Long Lạc Tử làm Võ lâm Minh chủ, thời gian ấy có thể nói trên giang hồ được yên ổn không có gì xảy ra, Thiết Cốc môn cũng nhờ thế mà hưng thịnh.

Nhưng... vào một đêm tối mưa dầm, vị khai sơn tổ sư ấy không hề để lại một chữ nào lặng lẽ ra đi mất tông tích.

Ngờ đâu ông ta lại ẩn cư nơi đây, nghiên cứu võ công tuyệt học, Văn Đồng đứng ngẩn ngơ suy nghĩ một hồi lâu, rồi sửa lại quần áo chỉnh tề quì xuống thạch quan cúi lạy tám lạy, đoạn mới bắt đầu lật dần những trang kế tiếp của cuốn “Long Tiềm bí lục".

Cuốn sách này chỉ độ hai mươi trang, những trang ấy đã ghi đủ về Quyền, Chưởng,

Chỉ, Cước cùng thân pháp, kiếm pháp, môn nào môn nấy đều tinh thâm vô kể, ba trang sau chót là dạy cách luyện “Tiên Thiên Chân Sát".

Văn Đồng đọc đi đọc lại ba lượt, thấy sự huyền ảo biến hóa không lường đến khi chàng định bắt đầu thực hành thì bỗng chàng suy nghĩ :

“Trong thạch thất này không có lương thực, cuốn sách lại ghi những tuyệt học không phải luyện một vài giờ mà thành được, như vậy có lẽ sư tổ không muốn cho ta ở lại lâu để khuấy rầy người, nhưng các cửa nẻo đều bị đóng kín, làm gì cũng có sự chỉ dẫn đâu đây".

Nghĩ vậy nên chàng lại xem qua cuốn sách một lượt nữa, quả nhiên sau bìa sách có chỉ lối ra. Chàng liền cất sách vào áo đến cúi đầu lạy tạ trước cỗ quan tài rồi theo cách thức lần mò ra khỏi động.

Bấy giờ, trời đã xế chiều, sơn động lúc nãy chàng nằm đã trở thành mờ ảo, nhưng nhờ ăn qua trái “Lam Điền Ngọc Quả" nên nhản lực của Văn Đồng xem ban đêm cũng rõ tợ ban ngày.

Ra đến ngoài việc đã khiến chàng chú ý trước hết là miếng Túy Ngọc trên chiếc khăn đầu của nho sinh công tử. Viên Túy Ngọc ấy trong bóng tối đã tỏa ra một ánh sáng dịu mát.

Bên chiếc khăn đầu của công tử nho sinh, Văn Đồng lại thấy áo quần của chàng được để đó, chứng tỏ lúc chàng bị thương đã có người cứu chữa hộ chàng và chiếc khăn đầu có ghim miếng ngọc xanh, chàng đã nhận ra đấy là vật dụng của người bạn đẹp trai hôm qua chàng đã gặp, cũng là người muốn đến trang viên của Triệu Quỷ để lấy “Chu Tước Hoàn".

Vậy thì, chàng ta đã đi đâu rồi? Theo những đồ đạc để lại chứng tỏ chàng đã ra đi một cách hấp tấp hay là đã bị kẻ thù xâm nhập?

Nghĩ đến đây lòng chàng càng thêm nóng nảy, chàng vội vàng cầm lấy chiếc khăn bịt đầu cùng viên Túy Ngọc rồi lập tức tung mình lên nơi cao nhìn quanh tứ phía.

Sương đêm bắt đầu rơi phủ những tiếng quạ kêu về tổ thỉnh thoảng vang lên, gió rừng vi vút thổi. Văn Đồng đưa mắt xem xét bốn bề chỉ thấy núi non trùng điệp, nào thấy có điểm gì khả nghi đâu?

Văn Đồng đứng sửng giây lâu, bỗng chàng sực nhớ đến Khương Trạch cùng Thanh Sương hai người, không biết hung kiết thế nào hơn nữa chàng còn nhớ trước khi bị mê man, đã từng nghe tiếng kêu hoảng hốt của Thanh Sương, như vậy có lẽ nàng đã bị thương hay là...

Càng nghĩ lòng chàng thêm nóng nảy, nhưng giờ chàng biết đi đây để tìm họ?

Sau cùng chàng chỉ có một kết luận là quyết định một mình đến núi Nga Mi, không biết chừng giữa đường sẽ gặp họ cũng nên. Chủ ý đã định, chàng liền thi triển khinh công, nhắm về hướng Tây Nam tiến bước.

Đêm càng về khuya, sương mù thấm lạnh, Văn Đồng cứ mải miết chạy một mạch đã đi xa ngoài trăm dặm đường, dốc núi bắt đầu bằng phẳng, nhìn xa xa thấy vô số các ánh đèn. Thành Hàng Dương đã hiện rõ ra trước mắt.

Bỗng Tang! Tang! Tang! Tiếng binh khí chạm nhau vang dậy, theo chiều gió vọng vào màng tai. Văn Đồng không khỏi giựt mình, lập tức dừng lại lắng tai nghe mới hiểu nơi phát ra tiếng binh khí ấy từ một đường sơn cốc trong chân núi, chàng liền noi theo hướng ấy đi vào.

Trong bóng đêm mù mịt, xa xa thấy nơi cốc khẩu có một số người vủ động binh đao, bao vây hai người vào giữa đánh thôi kịch liệt.

Hai kẻ bị bao vây, lưng dựa vào nhau cố gắng chống đỡ sức công như vũ bảo từ bên ngoài, người quay mặt về hướng Văn Đồng là một cụ già áo xám thân hình to lớn, còn kẻ đứng bên kia lại sử dụng trường kiếm.

Văn Đồng đan nóng ruột, vội vả tụ khí đơn điền dụng thế “Long Phấn Cửu Tuyền" vụt một cái đã tung mình đến nơi, miệng vừa quát lớn thì song chưởng đã đánh ra mãnh liệt.

“Ùm" gió cuộn ào ào, cát bay đá chạy, bóng người quay lộn trong đám phi sa, những tiếng kêu thảm khốc vang dội cả cánh rừng.

Giây lát đá dừng cát lặng, đâu đấy im lặng như tờ, bỗng nghe Văn Đồng thốt ra một tiếng kêu kinh ngạc. Vì giờ chàng mới thấy rõ hai kẻ bị vây ấy không phải là Khương Trạch với Thanh Sương.

Thì ra người mặc áo dài xám vốn là một cụ già tuổi trạc lục tuần, râu mọc ba chòm, dáng người nho nhả, còn kẻ sử dụng trường kiếm cũng là một cụ già tuổi lối năm mươi, thân hình bé nhỏ, nhưng lanh lợi lạ thường.

Hai kẻ này mặt vẫn còn tỏ ra sợ hãi, vội vả đến trước mặt Văn Đồng, cụ già áo xám cất tiếng nói :

- Ngu huynh đệ kính tạ tôn huynh đã ra tay giúp sức, xin cho...

Văn Đồng vội vả lấy tay cản lại nói :

- Tôi cứu hai vị vốn không phải là chủ ý, khỏi cần đa tạ làm gì!

Bỗng nghe có tràng cười quái gở phát ra :

- Liệu các hạ có bảo đảm cứu nỗi hai kẻ ấy chăng?

Đôi mắt Văn Đồng sáng như sao băng, quét nhìn qua một lượt, lạnh lùng lên tiếng :

- Bổn thiếu gia một chưởng đánh chết ba người, hai người mang trọng thương còn năm người đang run lẩy bẩy ha ha! có lẽ tôn giá không ở trong bọn người này vậy sao chưa trường mặt ra thử xem.

Cụ già áo xám đứng bên khẽ nói :

- Người đang nói chuyện đó với một trong “Tuyết Sơn tam hung" tên gọi “Phi Thiên Ngô Công" Phùng Thái, tôn huynh nên khá đề phòng độc môn ám khí của hắn!

Văn Đồng mỉm cười gật đầu lảnh hội.

Thì tiếng nói trong bóng đêm lại sang sảng phát ra :

- Lão thất phu, ngươi chớ hòng sống sót trong đêm nay, chỉ vì thái gia còn chờ một người nữa, mới để cho ngươi được sống thêm chút nữa đấy thôi.

Tiếng nói trong bóng đêm vừa dứt, bỗng nghe sơn cốc đột nhiên nổi dậy một tràng cười chát chúa tợ vượn kêu.

Cụ già áo xám vừa nghe tiếng, mặt mày sợ đến tái nhợt. Vội vã đưa tay vào tay áo lấy ra sáu miếng bông gòn, nhét vào mũi hai, còn bốn trao cho Văn Đồng cùng cụ già bé nhỏ, nói :

Tôn huynh nên cẩn thận, kẻ đến vốn là “Lang Thần" A Nguyên Chương một trong “Miêu Cương tứ ác", kẻ này chuyên phóng ra những con sâu độc, khiến cho kẻ bị thương không hề hay biết...

Lời chưa dứt thì tiếng gió thổi lụa bay cũng đã đến nơi, một hán tử cao to lập tức xuất hiện trước mặt mọi người.

Kẻ này da thịt đem mun, mình mặc áo mây đan, lưng dắt hai chiếc câu liêm dài, mặt mũi hung ác dị thường.

Tiếp theo lại một tiếng cười từ trong bóng tối một người tung ra, thân hình ngũ đoản, tướng mạo dị kỳ, vai mang chiếc bị màu vàng, chân đi giày cỏ.

“Lang Thần" A Nguyên Chương trừng mắt nhìn Văn Đồng và mọi người một lượt, đoạn quay sang “Phi Thiên Ngô Công" Phùng Thái nói :

- Lão Phùng, ngươi thật là vô dụng, tự xử ba đứa ấy cũng không được sao? Còn phải đợi đến thiếu gia ra tay nữa?

Phùng Thái cười ngượng ngập nói :

- A Miêu Tử ngươi cũng chẳng phải mù, chẳng lẽ không thấy hai đệ tử cưng của ngươi đang nằm ngủ luôn dười đất kia sao?

Lang Thần A Nguyên Chương sụp đôi mi mắt xuống, nhìn vào ba chiếc thây ma bỗng ông ta nhảy lên như điện giựt mắt lộ hung quang, nhìn vào Văn Đồng ba người quát lơn :

- Ai đã giết chúng? Thiếu gia phải bầm nát thây mới được.

Lời chưa nói dứt thì bỗng thấy bóng người xẹt qua, “bát! bát!" đánh cho ông ta hai tát tai nẩy lửa, cả hàm răng điều muốn rụng máu chảy dầm dề đau đớn vô cùng.

Đã xưng “Miêu Cương tứ ác", võ công đâu phải tầm thường, một tiếng rống dữ dội, hai tay lẹ làng rút hai chiếc câu liềm cầm tay dùng thế độc long giao vĩ đánh tới.

Văn Đồng không ngờ bọn thô lỗ nơi miền rừng núi thân pháp thủ pháp lại mau lẹ như vầy, vừa đánh ông ta tát tay, thân hình chưa kịp thua về thì hai chiếc câu liềm cũng đã chém đến.

Chàng khẽ rít lên một tiếng, tay mặt đã nhanh nhẹn tuốt cây “Thái Ất thần kiếm" cầm tay, một màu xanh lóe mắt một khí lạnh rợn người.

Tang! Tang! hai tiếng va chạm của binh khí vừa phát ra, hai chiếc câu liềm của Lang Thần cũng đã bị đứt tiện chỉ còn hai chiếc cán nơi tay.

Văn Đồng thu kiếm trở về cười nhạt nói :

- Tại sao binh khí các hạ lại lìa ra vậy?

Lang Thần giận đến tột độ, thét lớn :

- Đại gia không có đao cũng lấy được mạng ngươi vậy.

Lời vừa dứt thì hai tay ông ta đã vỗ “bạch! bạch!" vào hai chiếc túi bên hông, bỗng thấy chiếc túi mang bên tay trái bay ra vô số là đom đóm, còn túi mang bên mặt lại tỏa ra một lùm khói đỏ phút chốc đã bao phủ khắp mọi người.

Văn Đồng thấy lùm khói đỏ sắp xáp vào mình, liền lên tiếng nói :

- Nhị vị mau đứng dang ra, để ta xem những con trùng độc này lợi hại là dường nào!

Hai cụ già đứng sau lưng Văn Đồng, từ lúc A Nguyên Chương thi triển “Thiên Phong Ác Trùng" với “Đào Hoa độc chướng" họ đã ngầm hiểu là hung nhiều kiết ít, nhưng bởi đạo nghĩa giang hồ không nở thoát thân một mình, giờ nghe Văn Đồng nói thế, lập tức ứng tiếng tung mình dang ra mấy trượng ngoài.

Chỉ trong chớp nhoáng thân hình của Văn Đồng đã bị bao phủ lấy độc chướng cùng Ác trùng.

Phi Thiên Ngô Công Phùng Thái đứng bên thấy thế biết Văn Đồng thế nào cũng phải chịu chết chẳng sai, nên liền cười lớn nói :

- A Miêu Tử! Lão Phùng này giúp cho ngươi một tay nhé!

Vừa nói hai tay ông ta khẽ rung động chiếc túi vàng bên vai rớt ngay xuống đất, lập tức vô số bò cạp tung ra tứ hướng, trà trộn vào đám khói hồng.

Hai cụ già đứng ngoài thấy nguy cơ đã đến đâu còn chần chờ được nữa vội tung mình vào đánh Phùng Thái tới tấp.

Bỗng nghe một tràng cười réo rắc, phát khởi từ trong đám mây hồng, tiếp theo là cuồng phong nổi dậy, ánh sáng lập lòe những con đom đóm bị luồng kiếm quang đánh rớt tứ tung khói hồng cũng bị gió thổi vẹt.

Lang Thần tưởng rằng đối phương đã bị chết ngộp trong hơi độc của mình, nào ngờ chỉ trong khoảng khắc đã bị địch thủ phá tung. Ông ta tỏ ra hoảng hốt, vội vả tung mình tẩu thoát.

Phùng Thái đã biết sức địch lợi hại giờ thấy Lang Thần sợ hãi ra đi, ông ta cũng tìm đường chạy trốn.

Văn Đồng sắp định đuổi theo, nhưng nghĩ rằng công việc của mình còn quá nhiều, nên đành dừng lại nhìn về hai cụ già đang đứng cười nói :

- Thế nào? Nhị vị có thể yên tâm lên đường được rồi.

Hai cụ già nghe nói, đột nhiên quì xuống vái lạy :

- Công tử chính là thần nhân xin nhận ngu huynh đệ một lạy để tạ ơn.

Văn Đồng vội vả né sang bên, từ từ nói :

- Việc mọn ấy đâu đáng kể, xin nhị vị cứ lên đường.

Cụ già áo xám vẫn quì dưới đất :

- Xin công tử dừng bước, ngu huynh đệ còn có lời muốn nói.

Văn Đồng nhíu mày hỏi :

- Nhị vị còn muốn nói gì nữa?

- Ngu huynh đệ ý muốn theo hầu công tử để đáp lại ơn đức vừa rồi, mong công tử nên nhận lời cho.

- Tại hạ vốn chưa từng quen biết nhị vị, thì làm sao có thể nói đến việc ấy được.

Cụ già áo xám vội vã đứng dậy cung mình giời thiệu.

- Lão hủ Hạng Vũ vốn là Hội chủ của “Huyền Vân hội" còn đây là minh đệ Tào Khôn biệt hiệu “Thiên Nam kiếm khách"...

Không đợi ông ta nói dứt, Văn Đồng vội vã lắc đầu :

- Như vậy càng chẳng được, tiền bối vốn là thủ lãnh của một bang hội, làm sao...

Hạng Vũ bỗng nghiêm nghị lớn tiếng nói :

- Từ nay trở đi, bổn hội thuộc hạ từ trên xuống dưới đều phải tuân theo lời phân phối của công tử, dù có vào sanh ra tử cũng chẳng từ nan.

Văn Đồng nghe nói liền sực nghĩ đến lời khuyên của Khương Trạch về việc chấn hưng Thiết Cốc môn, nên chàng lên tiếng :

- Tại hạ vốn mới nhậm chức Chưởng môn nhân của “Thiết Cốc môn" quả thật tiền bối có thành ý theo tại hạ, thì sau này thuộc hạ của “Huyền Vân hội" sẽ do tại hạ lựa chọn gia nhập vào bổn môn, như vậy tiền bối có ưng thuận chăng?

Hai cụ già vừa nghe đến ba tiếng “Thiết Cốc môn" mặt đều lộ vẻ sửng sốt, nhưng bình tĩnh lại ngay chờ cho Văn Đồng dứt, cúi đầu cung ưng :

- Thuộc hạ xin nghe những lời căn dặn của Chưởng môn nhân, chết sống cũng chẳng từ.

Văn Đồng giờ cũng không còn câu nệ gì nữa, đứng yên nghiêm chỉnh để tiếp nhận đại lễ của hai người đoạn đưa tay đỡ lấy họ lên nói :

- Trước kia lịch sử của “Thiết Cốc môn" như thế nào, trông vào thần sắc của nhị vị tại hạ cũng đã hiểu rõ. Hiện giờ lai lịch của tại hạ cùng sự liên quan của Thiết Cốc môn như thế nào, đợi đến thành Hàng Dương nghỉ chân tại hạ sẽ kể cho nhị vị rõ!

Hạng Vũ, Tào Khôn hai người liền cúi đầu vâng lịnh đoạn theo sau Văn Đồng hướng về Hàng Dương thành đi tới.
Tác giả : Quỳnh Mai
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại