Thiên Tướng Tận Trung
Chương 37
Khuôn mặt vẫn lạnh giá và không hề biến hóa, Từ Phong vẫn theo lệ cũ mà ngả bài: “Được rồi, lui xuống đi!"
Nguyễn Dư sửng sốt giây lát, rồi khi biết mình có chút thất lễ, hắn vội vàng cúi người đáp: “Vâng, thuộc hạ tuân lệnh!"
Từ Phong không theo lệ thường có nghĩa là nó đã vượt quá ý nghĩa của một cuộc họp. Dù cho còn trẻ hay đang ở độ tuổi trung niên, mọi người bên dưới đã xuất hiện ý nghĩ: “Đây không đơn thuần là một cuộc họp. Hẳn là Từ Phong có dự tính khác".
Biến hóa mới khiến không khí cả căn lều trở nên áp lực hơn. Khi đã không còn bắt kịp mạch suy nghĩ của Từ Phong, họ đâm ra sợ hãi. Cho dù là 3 kẻ đã trả lời rồi thì vẫn cứ lo âu.
Ánh mắt trở nên sắc bén, Từ Phong nói: “Trần Đông, sau khi nghe 3 người họ nói thì ý kiến của ngươi thế nào?"
Lại một con chuột bạch được kêu lên. Trần Đông đã là nguyên lão cuối cùng. Những người khác đều ôm lấy hi vọng rằng Từ Phong sẽ dừng lại.
Riêng Trần Đông lại ở vào thế khó xử. Cả 3 người đi trước đều nói hết cả rồi thì giờ đây hắn biết nói gì? Biết đâu Từ Phong chính là muốn “sửa" hắn cho nên đưa hắn vào tình cảnh khó xử này?
Tâm tư của Trần Đông cứ lộn tùng phèo lên. Hắn cố đè nén lại mà bước lên trong tư thế run nhè nhẹ.
Khi đã đến giữa sân, Trần Đông nói với giọng trầm bổng: “Hồi bẩm đại nhân, sau khi nghe ý kiến của Thụy Mặc, Cung Thanh và Nguyễn Dư, theo ý kiến của thuộc hạ, chúng ta chỉ có thể chiến! Chiến để sống, chiến để lớn mạnh. Kẻ mạnh càng mạnh, chúng ta không chiến thì với kẻ mạnh ấy, chúng ta chỉ càng ngày càng yếu. Chỉ có chiến mới có cơ hội mạnh lên. Còn việc chiến như thế nào thì phải bàn bạc thật kĩ thì mới có thể quyết định."
Từ Phong từ tốn nói: “Theo ý kiến của ngươi thì nên chiến như thế nào?"
Sau câu hỏi này của Từ Phong, những người bên dưới mới biết được mình ngây thơ cỡ nào. Từ Phong hỏi không phải là bởi vì kẻ đó đi đúng hướng, mà là Từ Phong muốn biết rõ hơn.
Trần Đông đánh bạo nói: “Một nửa quân số xuất chiến, một nửa phòng thủ!"
Từ Phong hỏi: “Lý do đây?"
Trần Đông cau mày một vài hơi thở rồi nói: “Một nửa đi rèn luyện, một nửa tiếp tục huấn luyện. Đợi đến khi nửa kia về, lại đảo vị trí của cả hai mới là thích hợp."
Từ Phong phất tay: “Lui về đi thôi!"
Trần Đông hớn hở đáp: “Tạ đại nhân!"
Trần Đông vui mừng cũng phải, ít nhất hắn chưa chắc là kẻ bị nắm ra khai đao.
Thụy Mặc với Cung Thanh có con đường u ám. Nguyễn Dư có lẽ chưa đi đúng hướng. Trần Đông cũng chưa biết ra sao. Tình huống không khả quan tí nào? 4 người lên mà không người đá động đại nhân. Như vậy khả năng lớn nhất có lẽ đại nhân sẽ không mang ai ra khai đao. Nhưng xét tổng quát thì có thể cuộc họp này chính là một bước cờ mang tính “răn dạy".
Từ Phong mỉm cười nhìn tình cảnh bên dưới. Cuộc họp hôm nay chỉ đơn giản là hắn muốn biết thêm về tính cách của 4 con người kia. Tuy rằng họ có che giấu, nhưng hắn cũng nhìn ra một phần. Mà nhìn ra một phần, thì việc nắm giữ và khiến họ trung thành trở nên dễ dàng hơn một chút. Còn thảo luận sao? Không hề có, hắn chính là có tính cách gia trưởng. Toàn bộ đường đi nước bước tiếp theo hắn đã quyết định từ lâu.
Tâm trạng rối loạn cũng không ảnh hưởng nhiều đến đại cục của hắn. Nó chỉ khiến nội tâm của hắn ảm đạm và mất đi sức sống mà thôi.
Đợi không khí giảm bớt áp lực, Từ Phong cười nói: “Hãy để ta kể cho các ngươi một câu chuyện có thực. Câu chuyện này có tên là “Ba mươi ba đồng".
Câu chuyện đến từ một học viên xin giấu tên tại một học viện nổi tiếng ở Kinh đô của Thiên triều chúng ta.
Chuyện kể rằng vào một ngày âm u nọ, gã học viên ấy đang cưỡi một con ngựa gầy gò và già yếu chạy băng băng trên đường.
Khi đến ngã tư, theo luật của Thiên triều, hắn đá chân trái vào hông con ngựa. Lập tức con ngựa hí vang, nhân cơ hội ấy hắn rẽ trái.
Bỗng hắn nhìn thấy ở phía trước con đường trước mắt có một đội cảnh vệ đang đón bắt những con người cưỡi ngựa chạy sai luật đường bộ. Chỉ là một tên học viên quèn, lần đầu nhìn thấy họ, hắn thấy run sợ một hồi. Nhưng chợt nghĩ mình không đi sai luật nên hắn yên tâm hơn.
Con ngựa vẫn hí vang, hắn vẫn chạy tới bình thường. Hắn thấy người cưỡi ngựa đi trước mình vẫn lao đi mà không có chuyện gì nên vui mừng tiếp tục đi tới.
Đột nhiên một tên cảnh vệ bước ra chặn đầu con ngựa hắn đang cưỡi. Tên đó “ngoắt" tay, dừng ngựa lại, giữ không cho nó chạy tiếp, rồi nói với hắn: “Ngựa hí sai luật. Khi rẽ qua đường rồi thì phải nhớ đá vào hông con ngựa cho nó khỏi hí nữa."
Hắn sực tỉnh và nhận ra vì suy nghĩ nhiều nên hắn rối loạn mà quên mất đá vào hông con ngựa. Thế nhưng có hối hận thì giờ cũng đã muộn màng.
Hắn xuống ngựa và dắt ngựa tấp vào lề đường. Hắn nhanh chóng lấy giấy tờ từ trong túi ra.
Tuy nhiên hắn đứng ngớ ra và đau khổ khi phát hiện mình không đủ tiền nộp phạt. Tất cả là bởi vì nhà hắn nghèo, bố mẹ không hề có tiền gửi lên cho hắn ăn học. Tiền sinh hoạt tại Kinh đô là do hắn vất vả đi làm thêm mới có được. Ngay cả con ngựa già này cũng là số tiền hắn tích cóp bấy lâu nay. Hôm nay lại là ngày hắn lên nhận lương tháng, mà bây giờ trong túi hắn chỉ còn có 33 đồng tiền. Trong khi đó nếu bị cảnh vệ “ngoắt" lại thì ít nhất cần phải có 100 đồng lệ phí “nộp phạt" – hắn nghe mọi người bảo thế, thì mới được cho đi và không bị giữ ngựa.
Ở trong lúc xoắn xuýt này, hắn dường như đã không còn cách nào khác. Nhưng ngay lúc này, tên cảnh vệ ấy lại giục: “Mau chóng cho kiểm tra giấy tờ".
Nội tâm giãy giụa một hồi. Cuối cùng hắn đau khổ nhận mệnh. Với khuôn mặt buồn bã và ưu thương, hắn mở lời: “Chú ơi chú, con chỉ còn có 33 đồng".
“Chú" cảnh vệ hắn gọi dường như hiểu được tình cảnh của hắn lúc này, cho nên nói: “Được rồi. Nhanh chóng bỏ vào đây."
Vừa nói tên cảnh vệ vừa lấy tay phải chỉ vào xấp giấy đang cầm trên tay trái.
Hắn vô cùng biết điều móc hết 33 đồng bỏ lên cùng với giấy tờ liên quan.
Trong nháy mắt, 33 đồng tiền từ trên đó được tên cảnh vệ chuyển vào túi. Tên cảnh vệ lập tức trả lại giấy tờ cho hắn.
Hắn vui mừng và cảm động. Phần lớn là vì hắn không bị giữ ngựa, mà không bị giữ ngựa có nghĩa là hắn vẫn còn có thể kiếm sống một cách suôn sẻ.
Như sợ mấy tên cảnh vệ đổi ý, hắn lấy tốc độ nhanh nhất leo lên ngựa và điều khiển con ngựa chạy đi thật nhanh.
...
Thời gian trôi qua, ba năm sau hắn ra trường và bắt đầu đi làm.
Một buổi chiều nọ tại thôn quê của hắn, hắn cưỡi ngựa theo đúng luật thì bị một tốp cảnh vệ “ngoắt" lại. Chỉ đơn giản là kiểm tra giấy tờ. Vậy nhưng cái lý do họ muốn “thu phí" của hắn lại là vì: “Cái vó ngựa của hắn đã mòn, không bảo đảm được tiêu chuẩn tham gia đường bộ".
Hắn của bây giờ đã không phải là hắn của 3 năm về trước. Hắn bây giờ có mối quan hệ rộng, chỉ cần một phong thư gửi vào chân con chim bồ câu hắn luôn mang theo thì lập tức không chỉ có cấp trên của mấy gã này, mà còn có mấy tên tác gia làm cho các tập san nổi tiếng đến nơi này ngay tức thì.
Thế nhưng dù biết lý do tốp cảnh vệ này đưa ra quá miễn cưỡng và vô lý. Nhưng hắn vẫn móc hầu bao ra 300 đồng mà đưa cho mấy tên cảnh vệ đó. Nhân tiện hắn còn cười tươi và đưa thêm 30 đồng làm tiền “trà nước" cho họ.
3 năm trước hắn nghèo túng và rách nát, hắn đi sai luật, hắn may mắn được cảnh vệ bỏ qua với 33 đồng. 3 năm sau, hắn thay đổi chóng mặt với địa vị và quyền thế không thể khinh thường, hắn không hề sai luật, nhưng hắn lại bỏ ra số tiền gấp mười cho họ.
Vậy đấy, câu chuyện chỉ có như thế thôi.
Mấu chốt ở đây là ta muốn hỏi rằng các ngươi có nghiệm ra được bài học nào từ đó không? Hay chỉ nhận ra những điểm đơn sơ nổi trên bề mặt?"
Hai câu nói cuối cùng Từ Phong gằn từng chữ một.
Mọi người bên dưới bắt đầu tiếp thu và suy ngẫm. Từ bài học của 4 người vừa rồi, cho dù bọn họ có nhận ra được một vài bài học nào đó, nhưng họ biết điều im lặng và suy nghĩ thêm. Bởi vì họ không muốn bị cho là “chỉ nhận ra những điểm đơn sơ nổi trên bề mặt". Mà việc bị Từ Phong nhận định như thế có thể ảnh hưởng nhiều đến địa vị của họ bây giờ, thậm chí là họ sẽ bị tống cổ ra khỏi vòng tròn quyền lực trung tâm.
Tuy không theo kịp mạch suy nghĩ của Từ Phong. Tuy cảm nhận được Từ Phong biến đổi thất thường. Thế những nó không làm cho họ dám có ý nghĩ nào khác. Thế nhưng từ bài học 4 người vừa rồi, họ bắt đầu cẩn thận hơn.
Thời gian cứ thể dần qua...
Một chung trà sau không có một ai mở miệng, càng không có một ai mạnh dạn bước lên. Họ thu mình lại cũng dễ hiểu. Xét về một mức độ nào đó, hôm nay Từ Phong mở cuộc họp này là có lý do nào đó của hắn mà họ không biết. Đặc biệt là tình huống 4 người mới phát sinh khiến trong đầu họ nảy sinh ý nghĩ: “Hôm nay đại nhân tuyên truyền gì đó. Vì lẽ ấy cứ im lặng mà nghe."
Quả nhiên đúng như ý nghĩ của họ, kết thúc thời gian một chung trà này, Từ Phong tiếp tục nói: “Bài học thứ nhất chính là trừ những con người có quyền lực tối cao hay những con người ẩn đằng sau mà điều khiển, thì những kẻ cầm quyền bên dưới đều có nhiều nỗi khổ riêng. Nói như thế không có nghĩa là những con người có quyền lực tối cao hay những con người ẩn đằng sau mà điều khiển không có nỗi khổ. Mà nói toàn diện là 2 loại người quyền lực khủng bố này hầu như không có nỗi khổ riêng liên quan đến chính sự chúng ta sẽ bàn ở điểm này.
Khi gặp bất cứ con người thuộc tầng lớp quyền lực thấp như những tốp cảnh vệ này thì hãy mở lòng mà thông cảm cho họ. Họ không muốn thế đâu. Chẳng ai muốn bị người khác chửi mắng thậm tệ trừ những kẻ bệnh hoạn.
Áp dụng vào tình hình thực tế của vùng chiến loạn của chúng ta thì khi không biết kẻ nào đứng đằng sau giật dây chiến loạn, phương pháp tối ưu là liên minh với những sơn trại khác chứ không phải ngu ngốc đấu đá lẫn nhau để kẻ đằng sau đạt được nguyện vọng.
Đó gọi là thông cảm cho nhau vì ai cũng có nỗi khổ riêng.
Bài học thứ hai là khi đối đầu với những người có quyền lực hay lực lượng mạnh hơn ngươi thì không nên chống cự mà là thuận theo. Khi họ không chạm đến điểm mấu chốt, khi chính họ hoặc họ không bắt ngươi làm ra những sự tình không phải con người, hoặc là tàn bạo kiểu máu tanh, thì cúi đầu xuống chẳng có gì là xấu hổ hay nhục nhã.
Nắm đấm to có thể quyết định sống chết, mà biết mình biết người thì mới có thể sống tiếp. Có sống tiếp thì mới có tương lai, có tương lai thì sau này ngươi chưa chắc đã không phải là người cười cuối cùng. Ngu ngốc chống lại khi không có một chút sức lực nào là tự đi tìm đường chết. Hành vi này chỉ là hành vi của những kẻ không nhận ra tình thế của mình, của những kẻ tự cao tự đại cho mình là đệ nhất.
Áp dụng vào tình hình hiện nay thì chúng ta có thể chấp nhận lệ thuộc vào một thế lực lớn. Sau đó âm thầm gây dựng lực lượng và rồi bước trên con đường của mình. “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt" - Dù câu nói này thường bị mang ra làm trò đùa, nhưng không thể phủ nhận được đạo lý của nó.
Bài học thứ ba chính là khiêm tốn và nhẫn nhịn. Muốn sống được lâu thì 2 cái đức tính này là cần thiết phải có. Cái này không cần ta phải nói nhiều.
Áp dụng vào thì dù là quyết định chiến đấu cũng không nên làm ồ ạt, cũng không thể hiện ra tất cả sức mạnh. Thể hiện ra sức mạnh càng lớn thì ngươi chính là chán sống đi thu hút những kẻ địch càng mạnh.
Thứ hai chính là biết nhẫn nhịn. Địch khiêu chiến không nhất định phải chiến. Địch khiêu khích không ngớ ngẩn trúng kế. Phải lấy câu châm ngôn: “Một sự nhịn là chín sự lành" mà treo trên đầu giường."
Nói đến đây, Từ Phong chậm rãi dừng lại để bên dưới tiếp thu.
Sau đó một lát hắn nói tiếp: “Dĩ nhiên câu chuyện đó không chỉ ẩn chứa chỉ 3 cái đạo lý trên. Mà ta chỉ rút ra 3 cái lớn nhất và phù hợp với tình cảnh hiện nay."
Sau đó hắn nói: “Thụy Mặc!"
Thụy Mặc bước tới phía trước: “Có thuộc hạ!"
Từ Phong chỉ vào một xấp giấy trên bàn mà nói: “Lên nhận 22 tờ giấy này rồi dựa theo tên mà phân phát cho mỗi người."
Thụy Mặc ngẩng đầu đáp: “Vâng!"
Đợi đến lúc mọi người đều nhận được tờ giấy của mình. Từ Phong nhìn thấy sự không rõ hiện ngay lên mặt của nhiều người. Hiển nhiên là có nhiều người không hiểu mục đích của tờ giấy họ đang cầm cũng như có nhiều người vì không biết chữ mà lo lắng.
Hắn chỉ có thể mở miệng giải thích: “Về việc chiến hay là thủ thì ta đã có chủ trương. Phía trên này là 22 tờ giấy đã viết sẵn nhiệm vụ của từng người. Ai không biết chữ thì nhờ Thụy Mặc giải thích. Có gì khó hiểu thì có thể tìm ta."
Sau đó hắn ra lệnh: “Được rồi. Hôm nay tan họp. Tất cả bắt tay chuẩn bị thật tốt nhiệm vụ của mình. Tình hình chiến sự hiện nay rất căng thẳng, ta không muốn thấy kẻ nào không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu như thật sự có kẻ không hoàn thành nhiệm vụ thì cũng đừng trách ta độc ác."
“Vâng!"
“Rõ!"
“Tuân lệnh!"
Từ Phong phất tay: “Lui ra đi!"
Dòng người nối đuôi nhau bước ra khỏi căn lều. Sau lưng mỗi người đều ướt hết một mảnh. Dẫu cho gần cuối cuộc họp này Từ Phong khai mở một câu chuyện và nói ra 3 cái đạo lý chỉ rõ hướng đi sắp tới của sơn trại, thế nhưng nó cũng chẳng thể khiến họ giảm bớt áp lực.
Họ bây giờ chỉ muốn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật nhanh.
Từ Phong nhìn căn lều trống vắng mà thở dài một tiếng. Đối với hắn mà nói, sơn trại Địch Sơn không có khả năng chỉ phòng thủ mà có thể tránh thoát được chiến loạn. Nói như Trần Đông vậy: Chỉ có chiến mới có cơ hội lớn mạnh.
Con đường phía trước tràn đầy trắc trở và khó có thể dự đoán được tương lai như thế nào. Vả lại khi không muốn bày ra tất cả thực lực của sơn trại thì cách tốt nhất là đội quân đi chiến đấu phải xé nhỏ ra thành nhiều nhóm nhỏ. Do đó, cần phải có nhiều người thống lĩnh ưu tú. Cho nên sở dĩ hắn mang vào câu chuyện kia cũng chỉ là vì tận lực truyền đạt một phần kiến thức nào đó. Và điều hiển nhiên là muốn truyền đạt kiến thức thì cách tốt nhất là lấy ra một câu chuyện thực tế làm ví dụ, có thế họ mới dễ tiếp thu.
Bỏ qua dòng suy nghĩ, Từ Phong bắt đầu tu luyện nội công. Xếp bằng, nhắm mắt, vận chuyển khí lưu thông! Trong chốc lát, hắn chìm vào tu luyện.
Rất rõ ràng! Hắn chưa giờ khắc nào lãng phí. Hắn luôn tìm cách tăng cao thực lực. Hắn biết không có gì đảm bảo bằng sức mạnh của chính bản thân mình.
Nguyễn Dư sửng sốt giây lát, rồi khi biết mình có chút thất lễ, hắn vội vàng cúi người đáp: “Vâng, thuộc hạ tuân lệnh!"
Từ Phong không theo lệ thường có nghĩa là nó đã vượt quá ý nghĩa của một cuộc họp. Dù cho còn trẻ hay đang ở độ tuổi trung niên, mọi người bên dưới đã xuất hiện ý nghĩ: “Đây không đơn thuần là một cuộc họp. Hẳn là Từ Phong có dự tính khác".
Biến hóa mới khiến không khí cả căn lều trở nên áp lực hơn. Khi đã không còn bắt kịp mạch suy nghĩ của Từ Phong, họ đâm ra sợ hãi. Cho dù là 3 kẻ đã trả lời rồi thì vẫn cứ lo âu.
Ánh mắt trở nên sắc bén, Từ Phong nói: “Trần Đông, sau khi nghe 3 người họ nói thì ý kiến của ngươi thế nào?"
Lại một con chuột bạch được kêu lên. Trần Đông đã là nguyên lão cuối cùng. Những người khác đều ôm lấy hi vọng rằng Từ Phong sẽ dừng lại.
Riêng Trần Đông lại ở vào thế khó xử. Cả 3 người đi trước đều nói hết cả rồi thì giờ đây hắn biết nói gì? Biết đâu Từ Phong chính là muốn “sửa" hắn cho nên đưa hắn vào tình cảnh khó xử này?
Tâm tư của Trần Đông cứ lộn tùng phèo lên. Hắn cố đè nén lại mà bước lên trong tư thế run nhè nhẹ.
Khi đã đến giữa sân, Trần Đông nói với giọng trầm bổng: “Hồi bẩm đại nhân, sau khi nghe ý kiến của Thụy Mặc, Cung Thanh và Nguyễn Dư, theo ý kiến của thuộc hạ, chúng ta chỉ có thể chiến! Chiến để sống, chiến để lớn mạnh. Kẻ mạnh càng mạnh, chúng ta không chiến thì với kẻ mạnh ấy, chúng ta chỉ càng ngày càng yếu. Chỉ có chiến mới có cơ hội mạnh lên. Còn việc chiến như thế nào thì phải bàn bạc thật kĩ thì mới có thể quyết định."
Từ Phong từ tốn nói: “Theo ý kiến của ngươi thì nên chiến như thế nào?"
Sau câu hỏi này của Từ Phong, những người bên dưới mới biết được mình ngây thơ cỡ nào. Từ Phong hỏi không phải là bởi vì kẻ đó đi đúng hướng, mà là Từ Phong muốn biết rõ hơn.
Trần Đông đánh bạo nói: “Một nửa quân số xuất chiến, một nửa phòng thủ!"
Từ Phong hỏi: “Lý do đây?"
Trần Đông cau mày một vài hơi thở rồi nói: “Một nửa đi rèn luyện, một nửa tiếp tục huấn luyện. Đợi đến khi nửa kia về, lại đảo vị trí của cả hai mới là thích hợp."
Từ Phong phất tay: “Lui về đi thôi!"
Trần Đông hớn hở đáp: “Tạ đại nhân!"
Trần Đông vui mừng cũng phải, ít nhất hắn chưa chắc là kẻ bị nắm ra khai đao.
Thụy Mặc với Cung Thanh có con đường u ám. Nguyễn Dư có lẽ chưa đi đúng hướng. Trần Đông cũng chưa biết ra sao. Tình huống không khả quan tí nào? 4 người lên mà không người đá động đại nhân. Như vậy khả năng lớn nhất có lẽ đại nhân sẽ không mang ai ra khai đao. Nhưng xét tổng quát thì có thể cuộc họp này chính là một bước cờ mang tính “răn dạy".
Từ Phong mỉm cười nhìn tình cảnh bên dưới. Cuộc họp hôm nay chỉ đơn giản là hắn muốn biết thêm về tính cách của 4 con người kia. Tuy rằng họ có che giấu, nhưng hắn cũng nhìn ra một phần. Mà nhìn ra một phần, thì việc nắm giữ và khiến họ trung thành trở nên dễ dàng hơn một chút. Còn thảo luận sao? Không hề có, hắn chính là có tính cách gia trưởng. Toàn bộ đường đi nước bước tiếp theo hắn đã quyết định từ lâu.
Tâm trạng rối loạn cũng không ảnh hưởng nhiều đến đại cục của hắn. Nó chỉ khiến nội tâm của hắn ảm đạm và mất đi sức sống mà thôi.
Đợi không khí giảm bớt áp lực, Từ Phong cười nói: “Hãy để ta kể cho các ngươi một câu chuyện có thực. Câu chuyện này có tên là “Ba mươi ba đồng".
Câu chuyện đến từ một học viên xin giấu tên tại một học viện nổi tiếng ở Kinh đô của Thiên triều chúng ta.
Chuyện kể rằng vào một ngày âm u nọ, gã học viên ấy đang cưỡi một con ngựa gầy gò và già yếu chạy băng băng trên đường.
Khi đến ngã tư, theo luật của Thiên triều, hắn đá chân trái vào hông con ngựa. Lập tức con ngựa hí vang, nhân cơ hội ấy hắn rẽ trái.
Bỗng hắn nhìn thấy ở phía trước con đường trước mắt có một đội cảnh vệ đang đón bắt những con người cưỡi ngựa chạy sai luật đường bộ. Chỉ là một tên học viên quèn, lần đầu nhìn thấy họ, hắn thấy run sợ một hồi. Nhưng chợt nghĩ mình không đi sai luật nên hắn yên tâm hơn.
Con ngựa vẫn hí vang, hắn vẫn chạy tới bình thường. Hắn thấy người cưỡi ngựa đi trước mình vẫn lao đi mà không có chuyện gì nên vui mừng tiếp tục đi tới.
Đột nhiên một tên cảnh vệ bước ra chặn đầu con ngựa hắn đang cưỡi. Tên đó “ngoắt" tay, dừng ngựa lại, giữ không cho nó chạy tiếp, rồi nói với hắn: “Ngựa hí sai luật. Khi rẽ qua đường rồi thì phải nhớ đá vào hông con ngựa cho nó khỏi hí nữa."
Hắn sực tỉnh và nhận ra vì suy nghĩ nhiều nên hắn rối loạn mà quên mất đá vào hông con ngựa. Thế nhưng có hối hận thì giờ cũng đã muộn màng.
Hắn xuống ngựa và dắt ngựa tấp vào lề đường. Hắn nhanh chóng lấy giấy tờ từ trong túi ra.
Tuy nhiên hắn đứng ngớ ra và đau khổ khi phát hiện mình không đủ tiền nộp phạt. Tất cả là bởi vì nhà hắn nghèo, bố mẹ không hề có tiền gửi lên cho hắn ăn học. Tiền sinh hoạt tại Kinh đô là do hắn vất vả đi làm thêm mới có được. Ngay cả con ngựa già này cũng là số tiền hắn tích cóp bấy lâu nay. Hôm nay lại là ngày hắn lên nhận lương tháng, mà bây giờ trong túi hắn chỉ còn có 33 đồng tiền. Trong khi đó nếu bị cảnh vệ “ngoắt" lại thì ít nhất cần phải có 100 đồng lệ phí “nộp phạt" – hắn nghe mọi người bảo thế, thì mới được cho đi và không bị giữ ngựa.
Ở trong lúc xoắn xuýt này, hắn dường như đã không còn cách nào khác. Nhưng ngay lúc này, tên cảnh vệ ấy lại giục: “Mau chóng cho kiểm tra giấy tờ".
Nội tâm giãy giụa một hồi. Cuối cùng hắn đau khổ nhận mệnh. Với khuôn mặt buồn bã và ưu thương, hắn mở lời: “Chú ơi chú, con chỉ còn có 33 đồng".
“Chú" cảnh vệ hắn gọi dường như hiểu được tình cảnh của hắn lúc này, cho nên nói: “Được rồi. Nhanh chóng bỏ vào đây."
Vừa nói tên cảnh vệ vừa lấy tay phải chỉ vào xấp giấy đang cầm trên tay trái.
Hắn vô cùng biết điều móc hết 33 đồng bỏ lên cùng với giấy tờ liên quan.
Trong nháy mắt, 33 đồng tiền từ trên đó được tên cảnh vệ chuyển vào túi. Tên cảnh vệ lập tức trả lại giấy tờ cho hắn.
Hắn vui mừng và cảm động. Phần lớn là vì hắn không bị giữ ngựa, mà không bị giữ ngựa có nghĩa là hắn vẫn còn có thể kiếm sống một cách suôn sẻ.
Như sợ mấy tên cảnh vệ đổi ý, hắn lấy tốc độ nhanh nhất leo lên ngựa và điều khiển con ngựa chạy đi thật nhanh.
...
Thời gian trôi qua, ba năm sau hắn ra trường và bắt đầu đi làm.
Một buổi chiều nọ tại thôn quê của hắn, hắn cưỡi ngựa theo đúng luật thì bị một tốp cảnh vệ “ngoắt" lại. Chỉ đơn giản là kiểm tra giấy tờ. Vậy nhưng cái lý do họ muốn “thu phí" của hắn lại là vì: “Cái vó ngựa của hắn đã mòn, không bảo đảm được tiêu chuẩn tham gia đường bộ".
Hắn của bây giờ đã không phải là hắn của 3 năm về trước. Hắn bây giờ có mối quan hệ rộng, chỉ cần một phong thư gửi vào chân con chim bồ câu hắn luôn mang theo thì lập tức không chỉ có cấp trên của mấy gã này, mà còn có mấy tên tác gia làm cho các tập san nổi tiếng đến nơi này ngay tức thì.
Thế nhưng dù biết lý do tốp cảnh vệ này đưa ra quá miễn cưỡng và vô lý. Nhưng hắn vẫn móc hầu bao ra 300 đồng mà đưa cho mấy tên cảnh vệ đó. Nhân tiện hắn còn cười tươi và đưa thêm 30 đồng làm tiền “trà nước" cho họ.
3 năm trước hắn nghèo túng và rách nát, hắn đi sai luật, hắn may mắn được cảnh vệ bỏ qua với 33 đồng. 3 năm sau, hắn thay đổi chóng mặt với địa vị và quyền thế không thể khinh thường, hắn không hề sai luật, nhưng hắn lại bỏ ra số tiền gấp mười cho họ.
Vậy đấy, câu chuyện chỉ có như thế thôi.
Mấu chốt ở đây là ta muốn hỏi rằng các ngươi có nghiệm ra được bài học nào từ đó không? Hay chỉ nhận ra những điểm đơn sơ nổi trên bề mặt?"
Hai câu nói cuối cùng Từ Phong gằn từng chữ một.
Mọi người bên dưới bắt đầu tiếp thu và suy ngẫm. Từ bài học của 4 người vừa rồi, cho dù bọn họ có nhận ra được một vài bài học nào đó, nhưng họ biết điều im lặng và suy nghĩ thêm. Bởi vì họ không muốn bị cho là “chỉ nhận ra những điểm đơn sơ nổi trên bề mặt". Mà việc bị Từ Phong nhận định như thế có thể ảnh hưởng nhiều đến địa vị của họ bây giờ, thậm chí là họ sẽ bị tống cổ ra khỏi vòng tròn quyền lực trung tâm.
Tuy không theo kịp mạch suy nghĩ của Từ Phong. Tuy cảm nhận được Từ Phong biến đổi thất thường. Thế những nó không làm cho họ dám có ý nghĩ nào khác. Thế nhưng từ bài học 4 người vừa rồi, họ bắt đầu cẩn thận hơn.
Thời gian cứ thể dần qua...
Một chung trà sau không có một ai mở miệng, càng không có một ai mạnh dạn bước lên. Họ thu mình lại cũng dễ hiểu. Xét về một mức độ nào đó, hôm nay Từ Phong mở cuộc họp này là có lý do nào đó của hắn mà họ không biết. Đặc biệt là tình huống 4 người mới phát sinh khiến trong đầu họ nảy sinh ý nghĩ: “Hôm nay đại nhân tuyên truyền gì đó. Vì lẽ ấy cứ im lặng mà nghe."
Quả nhiên đúng như ý nghĩ của họ, kết thúc thời gian một chung trà này, Từ Phong tiếp tục nói: “Bài học thứ nhất chính là trừ những con người có quyền lực tối cao hay những con người ẩn đằng sau mà điều khiển, thì những kẻ cầm quyền bên dưới đều có nhiều nỗi khổ riêng. Nói như thế không có nghĩa là những con người có quyền lực tối cao hay những con người ẩn đằng sau mà điều khiển không có nỗi khổ. Mà nói toàn diện là 2 loại người quyền lực khủng bố này hầu như không có nỗi khổ riêng liên quan đến chính sự chúng ta sẽ bàn ở điểm này.
Khi gặp bất cứ con người thuộc tầng lớp quyền lực thấp như những tốp cảnh vệ này thì hãy mở lòng mà thông cảm cho họ. Họ không muốn thế đâu. Chẳng ai muốn bị người khác chửi mắng thậm tệ trừ những kẻ bệnh hoạn.
Áp dụng vào tình hình thực tế của vùng chiến loạn của chúng ta thì khi không biết kẻ nào đứng đằng sau giật dây chiến loạn, phương pháp tối ưu là liên minh với những sơn trại khác chứ không phải ngu ngốc đấu đá lẫn nhau để kẻ đằng sau đạt được nguyện vọng.
Đó gọi là thông cảm cho nhau vì ai cũng có nỗi khổ riêng.
Bài học thứ hai là khi đối đầu với những người có quyền lực hay lực lượng mạnh hơn ngươi thì không nên chống cự mà là thuận theo. Khi họ không chạm đến điểm mấu chốt, khi chính họ hoặc họ không bắt ngươi làm ra những sự tình không phải con người, hoặc là tàn bạo kiểu máu tanh, thì cúi đầu xuống chẳng có gì là xấu hổ hay nhục nhã.
Nắm đấm to có thể quyết định sống chết, mà biết mình biết người thì mới có thể sống tiếp. Có sống tiếp thì mới có tương lai, có tương lai thì sau này ngươi chưa chắc đã không phải là người cười cuối cùng. Ngu ngốc chống lại khi không có một chút sức lực nào là tự đi tìm đường chết. Hành vi này chỉ là hành vi của những kẻ không nhận ra tình thế của mình, của những kẻ tự cao tự đại cho mình là đệ nhất.
Áp dụng vào tình hình hiện nay thì chúng ta có thể chấp nhận lệ thuộc vào một thế lực lớn. Sau đó âm thầm gây dựng lực lượng và rồi bước trên con đường của mình. “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt" - Dù câu nói này thường bị mang ra làm trò đùa, nhưng không thể phủ nhận được đạo lý của nó.
Bài học thứ ba chính là khiêm tốn và nhẫn nhịn. Muốn sống được lâu thì 2 cái đức tính này là cần thiết phải có. Cái này không cần ta phải nói nhiều.
Áp dụng vào thì dù là quyết định chiến đấu cũng không nên làm ồ ạt, cũng không thể hiện ra tất cả sức mạnh. Thể hiện ra sức mạnh càng lớn thì ngươi chính là chán sống đi thu hút những kẻ địch càng mạnh.
Thứ hai chính là biết nhẫn nhịn. Địch khiêu chiến không nhất định phải chiến. Địch khiêu khích không ngớ ngẩn trúng kế. Phải lấy câu châm ngôn: “Một sự nhịn là chín sự lành" mà treo trên đầu giường."
Nói đến đây, Từ Phong chậm rãi dừng lại để bên dưới tiếp thu.
Sau đó một lát hắn nói tiếp: “Dĩ nhiên câu chuyện đó không chỉ ẩn chứa chỉ 3 cái đạo lý trên. Mà ta chỉ rút ra 3 cái lớn nhất và phù hợp với tình cảnh hiện nay."
Sau đó hắn nói: “Thụy Mặc!"
Thụy Mặc bước tới phía trước: “Có thuộc hạ!"
Từ Phong chỉ vào một xấp giấy trên bàn mà nói: “Lên nhận 22 tờ giấy này rồi dựa theo tên mà phân phát cho mỗi người."
Thụy Mặc ngẩng đầu đáp: “Vâng!"
Đợi đến lúc mọi người đều nhận được tờ giấy của mình. Từ Phong nhìn thấy sự không rõ hiện ngay lên mặt của nhiều người. Hiển nhiên là có nhiều người không hiểu mục đích của tờ giấy họ đang cầm cũng như có nhiều người vì không biết chữ mà lo lắng.
Hắn chỉ có thể mở miệng giải thích: “Về việc chiến hay là thủ thì ta đã có chủ trương. Phía trên này là 22 tờ giấy đã viết sẵn nhiệm vụ của từng người. Ai không biết chữ thì nhờ Thụy Mặc giải thích. Có gì khó hiểu thì có thể tìm ta."
Sau đó hắn ra lệnh: “Được rồi. Hôm nay tan họp. Tất cả bắt tay chuẩn bị thật tốt nhiệm vụ của mình. Tình hình chiến sự hiện nay rất căng thẳng, ta không muốn thấy kẻ nào không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu như thật sự có kẻ không hoàn thành nhiệm vụ thì cũng đừng trách ta độc ác."
“Vâng!"
“Rõ!"
“Tuân lệnh!"
Từ Phong phất tay: “Lui ra đi!"
Dòng người nối đuôi nhau bước ra khỏi căn lều. Sau lưng mỗi người đều ướt hết một mảnh. Dẫu cho gần cuối cuộc họp này Từ Phong khai mở một câu chuyện và nói ra 3 cái đạo lý chỉ rõ hướng đi sắp tới của sơn trại, thế nhưng nó cũng chẳng thể khiến họ giảm bớt áp lực.
Họ bây giờ chỉ muốn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật nhanh.
Từ Phong nhìn căn lều trống vắng mà thở dài một tiếng. Đối với hắn mà nói, sơn trại Địch Sơn không có khả năng chỉ phòng thủ mà có thể tránh thoát được chiến loạn. Nói như Trần Đông vậy: Chỉ có chiến mới có cơ hội lớn mạnh.
Con đường phía trước tràn đầy trắc trở và khó có thể dự đoán được tương lai như thế nào. Vả lại khi không muốn bày ra tất cả thực lực của sơn trại thì cách tốt nhất là đội quân đi chiến đấu phải xé nhỏ ra thành nhiều nhóm nhỏ. Do đó, cần phải có nhiều người thống lĩnh ưu tú. Cho nên sở dĩ hắn mang vào câu chuyện kia cũng chỉ là vì tận lực truyền đạt một phần kiến thức nào đó. Và điều hiển nhiên là muốn truyền đạt kiến thức thì cách tốt nhất là lấy ra một câu chuyện thực tế làm ví dụ, có thế họ mới dễ tiếp thu.
Bỏ qua dòng suy nghĩ, Từ Phong bắt đầu tu luyện nội công. Xếp bằng, nhắm mắt, vận chuyển khí lưu thông! Trong chốc lát, hắn chìm vào tu luyện.
Rất rõ ràng! Hắn chưa giờ khắc nào lãng phí. Hắn luôn tìm cách tăng cao thực lực. Hắn biết không có gì đảm bảo bằng sức mạnh của chính bản thân mình.
Tác giả :
MT