Thiên Tướng Tận Trung
Chương 36
Hít sâu một hơi, Thụy Mặc ngẩng đầu lên.
Rồi gã cắn răng nói: “Bẩm đại nhân. Theo ngu ý của thuộc hạ, chiến loạn vẫn còn kéo dài, mảnh đất này đã không còn bình yên. Rõ ràng giữa chiến loạn triền miên, hoặc là chúng ta bị kéo vào, hoặc là chúng ta chịu chết. Chúng ta có thể không bị kéo vào sao? Không thể! Chúng ta chắc chắn bị kéo vào vì chúng ta không đủ lực lượng để tránh thoát. Co đầu rút cổ phòng thủ chúng ta có thể sống được sao? Tất yếu sống được một quãng thời gian, thế nhưng không thể lâu dài. Điều đó là đương nhiên bởi vì chúng ta cần lương thực, cần nước uống, thậm chí là cần vũ khí để bảo vệ chính mình. Vì lẽ ấy, thuộc hạ cho rằng chúng ta chỉ có hai con đường. Thứ nhất chính là từ bỏ nơi đây, đi nơi khác gây dựng. Thứ hai chính là lấy chiến nuôi chiến."
Dứt lời, Thụy Mặc dùng ánh mắt có kinh nghiệm bao nhiêu năm của mình len lén quan sát Từ Phong. Tuy nhiên gã lại thất vọng vì Từ Phong chẳng có chút biết hóa nào. Vì thế, Thụy Mặc tiến vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này đây, khi Từ Phong không lên tiếng hay không tỏ thái độ thì gã cũng bắt đầu im lặng. Rõ ràng, thời điểm này im lặng mới là lựa chọn khôn ngoan.
Cả không khí xung quanh trở nên đặc sệt. Những con người bên dưới nín thở chờ khoảnh khắc quyết định vận mệnh kẻ bước lên đưa ra ý kiến. Và dĩ nhiên họ cũng chuẩn bị cả 2 loại ý kiến trái ngược, một là ủng hộ và nối tiếp cho suy nghĩ của Thụy Mặc, hai là bác bỏ cái vừa rồi của Thụy Mặc.
Qua một lúc, Từ Phong chậm rãi nói: “Ý kiến của ngươi ta ghi nhận. Lui về đi!"
Thụy Mặc cung kính đáp: “Tạ ơn đại nhân."
Sau đó như được đại xá, 80 cân của gã cũng biến thành 1 cân, gã lướt như bay về vị trí của mình. Đương nhiên là trước mặt Từ Phong, Thụy Mặc không dám ngông cuồng, gã đi thong thả trở về, nhưng lại để cho mọi người cảm giác được cái lướt như bay và chạy trối chết.
Từ Phong lạnh nhạt lướt qua toàn trường.
Hắn điểm danh: “Cung Thanh, tiến lên nói ra suy nghĩ của ngươi."
Mọi người trong căn lều giật mình phát hiện tân lục địa. Giờ này họ đã hiểu dù họ có muốn hay không thì nhất định họ vẫn bị Từ Phong gọi lên. Dưới cái nhìn của họ, e rằng vị đại nhân phía trên bắt đầu lấy ý kiến từng người một, từ những người cũ đến những người mới. Và rồi họ hoảng hốt nhận ra rằng lúc trước im lặng cũng chỉ vô ích, chỉ chọc đại nhân giận dữ mà thôi.
Nhưng cái điều làm họ đau đầu và ám ảnh đó là sau ý kiến của người đầu tiên, đại nhân không hề tỏ rõ thái độ, cũng chẳng mở miệng nhận xét lấy một lời. Đại nhân như biển sâu im ắng, mà đợi đến lúc sóng to gió lớn thì chỉ có sóng thần khủng khiếp. Họ nên làm thế nào mới tốt?
Họ suy nghĩ trong khổ sở.
Cái biết được không hề khủng bố, cái không biết được mới thực sự đau răng. Nếu biết Từ Phong có thái độ hay lời nhận xét gì, họ đều có thể trăm phần trăm ngả theo chiều gió. Còn khi này đây, sự bình thản của Từ Phong đánh gãy suy nghĩ đó. Bởi vậy họ chìm vào lối tư duy “không biết phải làm sao mới tốt".
Và lẽ tất yếu, ở những thời khắc này, họ chỉ có 2 con đường để đi. Một là vắt óc suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi ngầm của Từ Phong. Hai là tiếp tục lắng nghe những con chuột bạch bị Từ Phong điểm lên. Vì sao phải lắng nghe? Đơn giản là với suy nghĩ “ngả theo chiều gió" trước đó, chỉ chờ ý kiến của ai đó mà họ thấy hợp lý và tối ưu nhất, họ sẽ lên tiếng ủng hộ và duy trì ý kiến đó.
Với tình hình hiện tại, vị đại nhân phía trên ắt hẳn gọi theo thứ tự từ cũ đến mới. Cho nên, những người mới không quá lo lắng vì họ có thể thuận theo một ý kiến. Riêng Nguyễn Dư và Trần Đông thì không thể. Với cương vị là nguyên lão trong vòng tròn quyền lực trung tâm, dám không đưa ra ý kiến chính là muốn chết.
Cung Thanh bất đắc dĩ bước lên. Trong lòng chập chùng sóng biển, bốn bề khó yên. Nghe người ta nói những đả kích lớn thường thường khiến tâm tình của con người đi về hướng xấu: nào là dễ tức giận, nào là giận cá chém thớt, nào là nội tâm bị bóp méo, nào là tâm lý bất ổn, thậm chí là có xu hướng trở thành những kẻ điên có bệnh hoặc là những kẻ biến thái. Đại nhân lại vừa thất bại, lại là thất bại thảm hại, khi trở về thì nhận nhiều lời nói chẳng mấy hay ho ở sau lưng. Vì vậy Cung Thanh nào có thể bình tĩnh?
Vị đại nhân này có bề ngoài lạnh lùng cách xa cả ngàn dặm, cái vẻ ngoài khiến cho mọi con người đều biết điều mà cố gắng tránh xa một chút. Vả lại mới tiếp xúc có 3 tháng, chưa trải qua được bao nhiêu lần nhìn thấy vị đại nhân này tỏ rõ thái độ. Mà chỉ có thể qua một vài lời nói và hành động của đại nhân này mà suy đoán tạm bợ rằng: đại nhân là một con người máu lạnh, cuồng ngạo, khó tính và có phần lý trí. Chỉ vậy và chỉ vậy. Mà chỉ vậy thì cũng chẳng giúp được gì cho trường hợp hiện tại của hắn. Hắn cũng chỉ có thể suy đoán như mọi người: thận trọng lời nói của mình, chỉ một câu nói vô tình chạm đến chỗ không nên chạm thì kết quả là họa từ miệng mà ra.
Cung Thanh nhanh chóng sắp xếp lại dòng suy nghĩ và câu chữ. Tất nhiên phải nhanh, vì hắn không biết nếu chậm chạp đưa ra lời nói thì hậu quả sẽ như thế nào, mà đầu hắn chưa có bị hỏng mất đến nỗi chán sống như thế kia.
Trong vài hơi thở sau đó, Cung Thanh bắt đầu nói: “Khởi bẩm đại nhân. Theo ý kiến của thuộc hạ, chúng ta nên thủ không nên đánh. Thứ nhất là bởi vì tình hình sơn trại của chúng ta còn chưa ổn định. Mặt khác binh lính của chúng ta còn chưa phải là tinh nhuệ. Không phải tinh nhuệ thì khó có thể chiến thắng trong nhẹ nhàng, vì thế khi chiến đấu thì nhất định có thương vong. Không phải tinh nhuệ thì chắc chắn khiếm khuyết kinh nghiệm, bởi vậy, thương vong lớn là điều hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là chúng ta đánh đổi thương vong lớn thì liệu có mang lại lợi ích lớn hơn hay không? Hay là càng đánh, binh lính của chúng ta càng giảm, càng đánh chúng ta lại càng yếu? Mà càng yếu thì chúng ta càng chết nhanh hơn."
Cung Thanh kẽ dừng lại, hắn tinh tế cảm nhận được những biến hóa của đám người bên cạnh. Còn đại nhân? Vẫn là bộ mặt lạnh lùng không thay đổi. Mà vì vậy, hắn cũng chỉ có thể phóng lao theo lao. Cuối cùng, hắn vắt óc bỏ ra con bài lớn.
Chỉ nghe Cung Thanh tiếp tục nói: “Chúng ta đang ở vùng đất chiến loạn. Một vùng đất mà chỉ có kẻ mạnh mới có thể sống sót. Chúng ta có thể nhìn ra kẻ mạnh càng mạnh hơn, còn những kẻ yếu kém hơn cái kẻ mạnh nhất này thì chỉ chuốc lấy thất bại mà bỏ mình. Xét tổng quan, sơn trại của chúng ta khó có khả năng thay đổi thế cục, càng không có khả năng kiếm được chén canh nào. Chúng ta chỉ là một sơn trại cỡ trung, chúng ta chỉ có thể cố gắng giãy giụa để sống sót qua ngày. Bởi thế theo ý kiến của thuộc hạ, mạo hiểm đánh lên thì chúng ta chỉ có con đường chết, gắng gượng phòng thủ mới là điều nên làm."
Từ Phong vẫn thản nhiên ra lệnh: “Được rồi, lui về đi!"
Cung Thanh cúi người và đáp: “Vâng, đại nhân!"
Hắn cũng chẳng khác gì Thụy Mặc: chạy trối chết về vị trí của mình.
Theo lối suy nghĩ của một loài động vật phức tạp thuộc hàng thứ nhất, khi cấp trên hỏi ý kiến mà với bộ mặt không chút biến hóa, thì người thứ hai lên đưa ra ý kiến thường là phe đối địch của người thứ nhất, hoặc là kẻ đưa ra ý kiến ngược hẳn với người thứ nhất. Việc này cũng rất dễ hiểu, rất nhiều người quy kết cấp trên không chút biến hóa nào sau ý kiến của người thứ nhất thì đồng nghĩa với đó là sự im lặng trước cơn giông tố, là cấp trên chuẩn bị tuốt đao chém đầu kẻ đầu tiên xấu số.
Mà cái bình thường hơn nữa thì phải kể đến cách hành xử của đa phần cấp trên. Trừ những lúc dẫn dắt những con người tài hoa hay những kẻ thuộc phe cánh của mình, những vị cấp trên luôn thích gọi những kẻ thuộc phe đối địch hoặc những người mà họ ghét đưa ra ý kiến trước hết. Họ làm vậy là bởi vì phe họ đã chuẩn bị thỏa đáng và tốt nhất rồi, họ gọi phe đối địch chỉ để chờ phe ấy xấu mặt một phen. Kẻ xui xẻo thuộc phe đối địch trả lời sai hoặc lệch lạc thì một chầu chửi mắng hay thóa mạ để họ giải tỏa tâm lý là một phen mỹ hảo. Cho dù kẻ xui xẻo có trả lời chính xác, thì dựa vào những chuẩn bị đầy đủ và tốt nhất của phe mình, thì chế nhạo kiểu ám chỉ “bọn ta ăn muối còn nhiều hơn bọn ngươi ăn cơm" cũng là một sự khoái lạc.
Những gã cấp trên thuộc tầng thấp ít khi làm ra điều kể trên, chỉ đơn giản là vì địa vị của họ chưa ổn định và có khả năng bị phe đối địch hạ bệ. Thế nhưng những gã cấp trên thuộc tầng trung và cao thì lại khác. Những kẻ rảnh rỗi đến không có gì làm ấy, những kẻ mà nhu cầu sinh hoạt đã được đảm bảo, những kẻ đã không cần vật lộn theo đuổi đồng tiền vì quá giàu có thì họ sẽ làm thế.
Khi con người ta được đáp ứng đầy đủ về vật chất, con người ta chạy theo xu hướng tìm về thứ làm thoả mãn “tinh thần". Họ sẽ thể hiện bản thân mình, họ sẽ phô ra hết cỡ. Ai ai cũng sẽ thấy họ bắt đầu tìm kiếm hai chữ “thể diện" qua các hành động hằng ngày: chứng minh tầm quan trọng của mình, thể hiện mình luôn có mặt mọi nơi, phong độ, cờ bạc, gái gú triền miên...
Tất cả kể trên chỉ là một phần lớn người, số ít con người không như thế.
Mà đối diện với số ít con người này, hành động theo kinh nghiệm bấy lâu trở thành điểm hỏng.
Xét tiếp về trường hợp lúc này. Ở sơn trại Địch Sơn không hề có phân chia phe phái mà chỉ có duy nhất một người cầm quyền là Từ Phong. Theo tâm lý và kinh nghiệm, khi thấy Từ Phong không chút thái độ gì sau lời nói của Thụy Mặc, thì Cung Thanh đưa ra ý kiến trái chiều là một lựa chọn sáng suốt. Song hãy nhớ là đặc biệt phải suy nghĩ kĩ, quan sát chăm chú biến hóa của tất cả mọi người và uốn lưỡi bảy lần rồi hãy đi ra. Đừng hành động tìm đường chết khi kẻ đầu tiên vừa dứt lời chẳng bao lâu thì nhảy xổ vào.
Thế nhưng cái gì cũng có thuộc về số ít. Khi chấp nhận đi ra, thì ngươi phải chấp nhận việc mạo hiểm. Ở trường hợp không có phe phái, chấp nhận mạo hiểm là thực tế không thể phủ nhận.
Từ Phong với bộ dáng ngàn năm không tan lại tiếp tục điểm danh: “Nguyễn Dư, cho ta nghe ý kiến của ngươi."
Qua hai ý kiến trái ngược, mà cả hai lần cấp trên không tỏ ý kiến gì thì lại là một khung cảnh có ý ngầm khác.
Đương nhiên lúc này, với tình hình của sơn trại, có hai con đường lớn phải đi đều đã được đưa ra. Theo tâm lý thông thường của đa số người, nhằm đảm bảo mình không đụng tới điểm giận dữ của cấp trên, Nguyễn Dư tổng hợp cả hai ý kiến của Thụy Mặc và Cung Thanh.
Nguyễn Dư nói: “Bẩm đại nhân. Thuộc hạ nhận thấy hai ý kiến của Thụy Mặc và Cung Thanh đều có sai lầm. Thứ nhất, về ý kiến của Thụy Mặc. Lấy chiến nuôi chiến thích hợp cho những cuộc chiến rèn luyện binh lính hơn là những cuộc chiến sinh tử như thế này. Muốn lấy chiến nuôi chiến thì điều đầu tiên chúng ta phải cần có những binh sĩ có tố chất tốt – cả tố chất thân thể và tinh thần. Mà sơn trại của chúng ta không phải tất cả binh lính đều có tố chất tốt. Vì vậy việc tấn công không mấy hợp lý. Thứ hai, về ý kiến của Cung Thanh. Chỉ co mình phòng thủ không phải là lựa chọn tốt. Chúng ta chỉ phòng thủ thì lương thực ở đâu cung cấp cho bản thân và binh lính? Đó là chưa nói đến một lúc nào đó, khi vùng đất chiến loạn này xuất hiện người thắng cuộc thì sơn trại trung lập của chúng ta sẽ bình yên sao? Đáp án là không. Đến lúc đó chúng ta chỉ có thể lựa chọn lệ thuộc và kẻ thắng ấy, hoặc là chống lại, hoặc là bỏ đi nơi khác. Vì thế, theo ý kiến của thuộc hạ, chúng ta nên kết hợp cả 2 ý kiến đó lại: Vừa phòng thủ lại vừa lấy chiến nuôi chiến."
Khi Nguyễn Dư nói xong, Từ Phong vẫn không biến hóa gì. Mà đợi thời gian qua chốc lát, Từ Phong nói: “Theo ngươi, kết hợp như thế nào?"
Nghe Từ Phong hỏi, con mắt Nguyễn Dư như sáng lên.
Nhìn tình huống này, câu hỏi này của Từ Phong ngay sau lời nói của Nguyễn Dư trong lòng những người bên dưới lại trở thành một loại bày tỏ thái độ của Từ Phong. Họ đều có chung suy nghĩ rằng lần này Nguyễn Dư trả lời đúng rồi. Đúng ở đây không phải là đáp án hoàn chỉnh mà là đi đúng hướng.
Nguyễn Dư suy tư chớp mắt rồi trả lời: “Bẩm đại nhân, qua những buổi huấn luyện, chúng ta có thể chọn ra những binh lính có tố chất tốt. Và sau đó đưa họ đi chiến đấu để rèn luyện và giành lấy lương thực. Đó chính là tọa sơn quan hổ đấu và ngư ông đắc lợi. Chúng ta không thiệt hại nhiều, mà chúng ta lại có được nhiều lợi ích. Những binh lính còn lại chúng ta vẫn tiếp tục huấn luyện. Đợi đến lúc những binh lính này trở thành tinh nhuệ, chúng ta có thể để bọn họ đi mài giũa trên chiến trường. Lúc ấy chúng ta sẽ càng đạt được càng nhiều lợi ích. Và thành công lớn nhất là chúng ta có được 1 đội quân hùng mạnh mà không ai có thể xem thường. Tới khi ấy, dù không phải kẻ thắng cuối cùng trong vùng chiến loạn, chúng ta vẫn có thể bỏ đi nơi khác mà xây dựng cơ đồ."
Ở thái độ không chút thay đổi của cấp trên, người thứ ba lựa chọn tổng hợp 2 ý kiến trên đa phần là những kẻ ba phải và thích cướp lấy thành quả của người khác làm thắng lợi của mình. Đối với hai người trước, những kẻ thứ ba như thế này rất đáng ghét và đáng hận. Nhưng ở cuộc đời, những kẻ thứ hai và thứ ba lại hay thành công. Ngược lại, kẻ thứ nhất luôn luôn thảm bại.
Tuy nhiên dưới mắt của cấp trên, người thứ ba kiểu ba phải chỉ có thể trở thành con chó trung thành chứ không thể trở thành một thanh vũ khí sắc bén. Người thứ ba thành công thì thành công, nhưng địa vị của họ trong lòng cấp trên lại không mấy quan trọng.
Ở vị trí người thứ ba, có một loại người có thể trở thành một thanh vũ khí sắc bén của cấp trên. Đó là những con người có thực tài. Có thực tài thì có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình. Có thực tài thì dù tổng hợp cả hai ý kiến trái chiều trên thì vẫn là kiểu tổng hợp tốt nhất với lời lẽ hùng hồn và dẫn chứng không thể chối cãi.
Theo lẽ tự nhiên, đa phần cuộc họp mà cấp trên “không tỏ thái độ gì" đến đây sẽ chấm dứt với một người thắng.
Còn trường hợp này thì sao? Với cương vị là cấp trên, lại được giáo dục từ một người thầy vĩ đại, liệu Từ Phong sẽ chấm dứt cuộc họp thế nào?
Rồi gã cắn răng nói: “Bẩm đại nhân. Theo ngu ý của thuộc hạ, chiến loạn vẫn còn kéo dài, mảnh đất này đã không còn bình yên. Rõ ràng giữa chiến loạn triền miên, hoặc là chúng ta bị kéo vào, hoặc là chúng ta chịu chết. Chúng ta có thể không bị kéo vào sao? Không thể! Chúng ta chắc chắn bị kéo vào vì chúng ta không đủ lực lượng để tránh thoát. Co đầu rút cổ phòng thủ chúng ta có thể sống được sao? Tất yếu sống được một quãng thời gian, thế nhưng không thể lâu dài. Điều đó là đương nhiên bởi vì chúng ta cần lương thực, cần nước uống, thậm chí là cần vũ khí để bảo vệ chính mình. Vì lẽ ấy, thuộc hạ cho rằng chúng ta chỉ có hai con đường. Thứ nhất chính là từ bỏ nơi đây, đi nơi khác gây dựng. Thứ hai chính là lấy chiến nuôi chiến."
Dứt lời, Thụy Mặc dùng ánh mắt có kinh nghiệm bao nhiêu năm của mình len lén quan sát Từ Phong. Tuy nhiên gã lại thất vọng vì Từ Phong chẳng có chút biết hóa nào. Vì thế, Thụy Mặc tiến vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này đây, khi Từ Phong không lên tiếng hay không tỏ thái độ thì gã cũng bắt đầu im lặng. Rõ ràng, thời điểm này im lặng mới là lựa chọn khôn ngoan.
Cả không khí xung quanh trở nên đặc sệt. Những con người bên dưới nín thở chờ khoảnh khắc quyết định vận mệnh kẻ bước lên đưa ra ý kiến. Và dĩ nhiên họ cũng chuẩn bị cả 2 loại ý kiến trái ngược, một là ủng hộ và nối tiếp cho suy nghĩ của Thụy Mặc, hai là bác bỏ cái vừa rồi của Thụy Mặc.
Qua một lúc, Từ Phong chậm rãi nói: “Ý kiến của ngươi ta ghi nhận. Lui về đi!"
Thụy Mặc cung kính đáp: “Tạ ơn đại nhân."
Sau đó như được đại xá, 80 cân của gã cũng biến thành 1 cân, gã lướt như bay về vị trí của mình. Đương nhiên là trước mặt Từ Phong, Thụy Mặc không dám ngông cuồng, gã đi thong thả trở về, nhưng lại để cho mọi người cảm giác được cái lướt như bay và chạy trối chết.
Từ Phong lạnh nhạt lướt qua toàn trường.
Hắn điểm danh: “Cung Thanh, tiến lên nói ra suy nghĩ của ngươi."
Mọi người trong căn lều giật mình phát hiện tân lục địa. Giờ này họ đã hiểu dù họ có muốn hay không thì nhất định họ vẫn bị Từ Phong gọi lên. Dưới cái nhìn của họ, e rằng vị đại nhân phía trên bắt đầu lấy ý kiến từng người một, từ những người cũ đến những người mới. Và rồi họ hoảng hốt nhận ra rằng lúc trước im lặng cũng chỉ vô ích, chỉ chọc đại nhân giận dữ mà thôi.
Nhưng cái điều làm họ đau đầu và ám ảnh đó là sau ý kiến của người đầu tiên, đại nhân không hề tỏ rõ thái độ, cũng chẳng mở miệng nhận xét lấy một lời. Đại nhân như biển sâu im ắng, mà đợi đến lúc sóng to gió lớn thì chỉ có sóng thần khủng khiếp. Họ nên làm thế nào mới tốt?
Họ suy nghĩ trong khổ sở.
Cái biết được không hề khủng bố, cái không biết được mới thực sự đau răng. Nếu biết Từ Phong có thái độ hay lời nhận xét gì, họ đều có thể trăm phần trăm ngả theo chiều gió. Còn khi này đây, sự bình thản của Từ Phong đánh gãy suy nghĩ đó. Bởi vậy họ chìm vào lối tư duy “không biết phải làm sao mới tốt".
Và lẽ tất yếu, ở những thời khắc này, họ chỉ có 2 con đường để đi. Một là vắt óc suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi ngầm của Từ Phong. Hai là tiếp tục lắng nghe những con chuột bạch bị Từ Phong điểm lên. Vì sao phải lắng nghe? Đơn giản là với suy nghĩ “ngả theo chiều gió" trước đó, chỉ chờ ý kiến của ai đó mà họ thấy hợp lý và tối ưu nhất, họ sẽ lên tiếng ủng hộ và duy trì ý kiến đó.
Với tình hình hiện tại, vị đại nhân phía trên ắt hẳn gọi theo thứ tự từ cũ đến mới. Cho nên, những người mới không quá lo lắng vì họ có thể thuận theo một ý kiến. Riêng Nguyễn Dư và Trần Đông thì không thể. Với cương vị là nguyên lão trong vòng tròn quyền lực trung tâm, dám không đưa ra ý kiến chính là muốn chết.
Cung Thanh bất đắc dĩ bước lên. Trong lòng chập chùng sóng biển, bốn bề khó yên. Nghe người ta nói những đả kích lớn thường thường khiến tâm tình của con người đi về hướng xấu: nào là dễ tức giận, nào là giận cá chém thớt, nào là nội tâm bị bóp méo, nào là tâm lý bất ổn, thậm chí là có xu hướng trở thành những kẻ điên có bệnh hoặc là những kẻ biến thái. Đại nhân lại vừa thất bại, lại là thất bại thảm hại, khi trở về thì nhận nhiều lời nói chẳng mấy hay ho ở sau lưng. Vì vậy Cung Thanh nào có thể bình tĩnh?
Vị đại nhân này có bề ngoài lạnh lùng cách xa cả ngàn dặm, cái vẻ ngoài khiến cho mọi con người đều biết điều mà cố gắng tránh xa một chút. Vả lại mới tiếp xúc có 3 tháng, chưa trải qua được bao nhiêu lần nhìn thấy vị đại nhân này tỏ rõ thái độ. Mà chỉ có thể qua một vài lời nói và hành động của đại nhân này mà suy đoán tạm bợ rằng: đại nhân là một con người máu lạnh, cuồng ngạo, khó tính và có phần lý trí. Chỉ vậy và chỉ vậy. Mà chỉ vậy thì cũng chẳng giúp được gì cho trường hợp hiện tại của hắn. Hắn cũng chỉ có thể suy đoán như mọi người: thận trọng lời nói của mình, chỉ một câu nói vô tình chạm đến chỗ không nên chạm thì kết quả là họa từ miệng mà ra.
Cung Thanh nhanh chóng sắp xếp lại dòng suy nghĩ và câu chữ. Tất nhiên phải nhanh, vì hắn không biết nếu chậm chạp đưa ra lời nói thì hậu quả sẽ như thế nào, mà đầu hắn chưa có bị hỏng mất đến nỗi chán sống như thế kia.
Trong vài hơi thở sau đó, Cung Thanh bắt đầu nói: “Khởi bẩm đại nhân. Theo ý kiến của thuộc hạ, chúng ta nên thủ không nên đánh. Thứ nhất là bởi vì tình hình sơn trại của chúng ta còn chưa ổn định. Mặt khác binh lính của chúng ta còn chưa phải là tinh nhuệ. Không phải tinh nhuệ thì khó có thể chiến thắng trong nhẹ nhàng, vì thế khi chiến đấu thì nhất định có thương vong. Không phải tinh nhuệ thì chắc chắn khiếm khuyết kinh nghiệm, bởi vậy, thương vong lớn là điều hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là chúng ta đánh đổi thương vong lớn thì liệu có mang lại lợi ích lớn hơn hay không? Hay là càng đánh, binh lính của chúng ta càng giảm, càng đánh chúng ta lại càng yếu? Mà càng yếu thì chúng ta càng chết nhanh hơn."
Cung Thanh kẽ dừng lại, hắn tinh tế cảm nhận được những biến hóa của đám người bên cạnh. Còn đại nhân? Vẫn là bộ mặt lạnh lùng không thay đổi. Mà vì vậy, hắn cũng chỉ có thể phóng lao theo lao. Cuối cùng, hắn vắt óc bỏ ra con bài lớn.
Chỉ nghe Cung Thanh tiếp tục nói: “Chúng ta đang ở vùng đất chiến loạn. Một vùng đất mà chỉ có kẻ mạnh mới có thể sống sót. Chúng ta có thể nhìn ra kẻ mạnh càng mạnh hơn, còn những kẻ yếu kém hơn cái kẻ mạnh nhất này thì chỉ chuốc lấy thất bại mà bỏ mình. Xét tổng quan, sơn trại của chúng ta khó có khả năng thay đổi thế cục, càng không có khả năng kiếm được chén canh nào. Chúng ta chỉ là một sơn trại cỡ trung, chúng ta chỉ có thể cố gắng giãy giụa để sống sót qua ngày. Bởi thế theo ý kiến của thuộc hạ, mạo hiểm đánh lên thì chúng ta chỉ có con đường chết, gắng gượng phòng thủ mới là điều nên làm."
Từ Phong vẫn thản nhiên ra lệnh: “Được rồi, lui về đi!"
Cung Thanh cúi người và đáp: “Vâng, đại nhân!"
Hắn cũng chẳng khác gì Thụy Mặc: chạy trối chết về vị trí của mình.
Theo lối suy nghĩ của một loài động vật phức tạp thuộc hàng thứ nhất, khi cấp trên hỏi ý kiến mà với bộ mặt không chút biến hóa, thì người thứ hai lên đưa ra ý kiến thường là phe đối địch của người thứ nhất, hoặc là kẻ đưa ra ý kiến ngược hẳn với người thứ nhất. Việc này cũng rất dễ hiểu, rất nhiều người quy kết cấp trên không chút biến hóa nào sau ý kiến của người thứ nhất thì đồng nghĩa với đó là sự im lặng trước cơn giông tố, là cấp trên chuẩn bị tuốt đao chém đầu kẻ đầu tiên xấu số.
Mà cái bình thường hơn nữa thì phải kể đến cách hành xử của đa phần cấp trên. Trừ những lúc dẫn dắt những con người tài hoa hay những kẻ thuộc phe cánh của mình, những vị cấp trên luôn thích gọi những kẻ thuộc phe đối địch hoặc những người mà họ ghét đưa ra ý kiến trước hết. Họ làm vậy là bởi vì phe họ đã chuẩn bị thỏa đáng và tốt nhất rồi, họ gọi phe đối địch chỉ để chờ phe ấy xấu mặt một phen. Kẻ xui xẻo thuộc phe đối địch trả lời sai hoặc lệch lạc thì một chầu chửi mắng hay thóa mạ để họ giải tỏa tâm lý là một phen mỹ hảo. Cho dù kẻ xui xẻo có trả lời chính xác, thì dựa vào những chuẩn bị đầy đủ và tốt nhất của phe mình, thì chế nhạo kiểu ám chỉ “bọn ta ăn muối còn nhiều hơn bọn ngươi ăn cơm" cũng là một sự khoái lạc.
Những gã cấp trên thuộc tầng thấp ít khi làm ra điều kể trên, chỉ đơn giản là vì địa vị của họ chưa ổn định và có khả năng bị phe đối địch hạ bệ. Thế nhưng những gã cấp trên thuộc tầng trung và cao thì lại khác. Những kẻ rảnh rỗi đến không có gì làm ấy, những kẻ mà nhu cầu sinh hoạt đã được đảm bảo, những kẻ đã không cần vật lộn theo đuổi đồng tiền vì quá giàu có thì họ sẽ làm thế.
Khi con người ta được đáp ứng đầy đủ về vật chất, con người ta chạy theo xu hướng tìm về thứ làm thoả mãn “tinh thần". Họ sẽ thể hiện bản thân mình, họ sẽ phô ra hết cỡ. Ai ai cũng sẽ thấy họ bắt đầu tìm kiếm hai chữ “thể diện" qua các hành động hằng ngày: chứng minh tầm quan trọng của mình, thể hiện mình luôn có mặt mọi nơi, phong độ, cờ bạc, gái gú triền miên...
Tất cả kể trên chỉ là một phần lớn người, số ít con người không như thế.
Mà đối diện với số ít con người này, hành động theo kinh nghiệm bấy lâu trở thành điểm hỏng.
Xét tiếp về trường hợp lúc này. Ở sơn trại Địch Sơn không hề có phân chia phe phái mà chỉ có duy nhất một người cầm quyền là Từ Phong. Theo tâm lý và kinh nghiệm, khi thấy Từ Phong không chút thái độ gì sau lời nói của Thụy Mặc, thì Cung Thanh đưa ra ý kiến trái chiều là một lựa chọn sáng suốt. Song hãy nhớ là đặc biệt phải suy nghĩ kĩ, quan sát chăm chú biến hóa của tất cả mọi người và uốn lưỡi bảy lần rồi hãy đi ra. Đừng hành động tìm đường chết khi kẻ đầu tiên vừa dứt lời chẳng bao lâu thì nhảy xổ vào.
Thế nhưng cái gì cũng có thuộc về số ít. Khi chấp nhận đi ra, thì ngươi phải chấp nhận việc mạo hiểm. Ở trường hợp không có phe phái, chấp nhận mạo hiểm là thực tế không thể phủ nhận.
Từ Phong với bộ dáng ngàn năm không tan lại tiếp tục điểm danh: “Nguyễn Dư, cho ta nghe ý kiến của ngươi."
Qua hai ý kiến trái ngược, mà cả hai lần cấp trên không tỏ ý kiến gì thì lại là một khung cảnh có ý ngầm khác.
Đương nhiên lúc này, với tình hình của sơn trại, có hai con đường lớn phải đi đều đã được đưa ra. Theo tâm lý thông thường của đa số người, nhằm đảm bảo mình không đụng tới điểm giận dữ của cấp trên, Nguyễn Dư tổng hợp cả hai ý kiến của Thụy Mặc và Cung Thanh.
Nguyễn Dư nói: “Bẩm đại nhân. Thuộc hạ nhận thấy hai ý kiến của Thụy Mặc và Cung Thanh đều có sai lầm. Thứ nhất, về ý kiến của Thụy Mặc. Lấy chiến nuôi chiến thích hợp cho những cuộc chiến rèn luyện binh lính hơn là những cuộc chiến sinh tử như thế này. Muốn lấy chiến nuôi chiến thì điều đầu tiên chúng ta phải cần có những binh sĩ có tố chất tốt – cả tố chất thân thể và tinh thần. Mà sơn trại của chúng ta không phải tất cả binh lính đều có tố chất tốt. Vì vậy việc tấn công không mấy hợp lý. Thứ hai, về ý kiến của Cung Thanh. Chỉ co mình phòng thủ không phải là lựa chọn tốt. Chúng ta chỉ phòng thủ thì lương thực ở đâu cung cấp cho bản thân và binh lính? Đó là chưa nói đến một lúc nào đó, khi vùng đất chiến loạn này xuất hiện người thắng cuộc thì sơn trại trung lập của chúng ta sẽ bình yên sao? Đáp án là không. Đến lúc đó chúng ta chỉ có thể lựa chọn lệ thuộc và kẻ thắng ấy, hoặc là chống lại, hoặc là bỏ đi nơi khác. Vì thế, theo ý kiến của thuộc hạ, chúng ta nên kết hợp cả 2 ý kiến đó lại: Vừa phòng thủ lại vừa lấy chiến nuôi chiến."
Khi Nguyễn Dư nói xong, Từ Phong vẫn không biến hóa gì. Mà đợi thời gian qua chốc lát, Từ Phong nói: “Theo ngươi, kết hợp như thế nào?"
Nghe Từ Phong hỏi, con mắt Nguyễn Dư như sáng lên.
Nhìn tình huống này, câu hỏi này của Từ Phong ngay sau lời nói của Nguyễn Dư trong lòng những người bên dưới lại trở thành một loại bày tỏ thái độ của Từ Phong. Họ đều có chung suy nghĩ rằng lần này Nguyễn Dư trả lời đúng rồi. Đúng ở đây không phải là đáp án hoàn chỉnh mà là đi đúng hướng.
Nguyễn Dư suy tư chớp mắt rồi trả lời: “Bẩm đại nhân, qua những buổi huấn luyện, chúng ta có thể chọn ra những binh lính có tố chất tốt. Và sau đó đưa họ đi chiến đấu để rèn luyện và giành lấy lương thực. Đó chính là tọa sơn quan hổ đấu và ngư ông đắc lợi. Chúng ta không thiệt hại nhiều, mà chúng ta lại có được nhiều lợi ích. Những binh lính còn lại chúng ta vẫn tiếp tục huấn luyện. Đợi đến lúc những binh lính này trở thành tinh nhuệ, chúng ta có thể để bọn họ đi mài giũa trên chiến trường. Lúc ấy chúng ta sẽ càng đạt được càng nhiều lợi ích. Và thành công lớn nhất là chúng ta có được 1 đội quân hùng mạnh mà không ai có thể xem thường. Tới khi ấy, dù không phải kẻ thắng cuối cùng trong vùng chiến loạn, chúng ta vẫn có thể bỏ đi nơi khác mà xây dựng cơ đồ."
Ở thái độ không chút thay đổi của cấp trên, người thứ ba lựa chọn tổng hợp 2 ý kiến trên đa phần là những kẻ ba phải và thích cướp lấy thành quả của người khác làm thắng lợi của mình. Đối với hai người trước, những kẻ thứ ba như thế này rất đáng ghét và đáng hận. Nhưng ở cuộc đời, những kẻ thứ hai và thứ ba lại hay thành công. Ngược lại, kẻ thứ nhất luôn luôn thảm bại.
Tuy nhiên dưới mắt của cấp trên, người thứ ba kiểu ba phải chỉ có thể trở thành con chó trung thành chứ không thể trở thành một thanh vũ khí sắc bén. Người thứ ba thành công thì thành công, nhưng địa vị của họ trong lòng cấp trên lại không mấy quan trọng.
Ở vị trí người thứ ba, có một loại người có thể trở thành một thanh vũ khí sắc bén của cấp trên. Đó là những con người có thực tài. Có thực tài thì có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình. Có thực tài thì dù tổng hợp cả hai ý kiến trái chiều trên thì vẫn là kiểu tổng hợp tốt nhất với lời lẽ hùng hồn và dẫn chứng không thể chối cãi.
Theo lẽ tự nhiên, đa phần cuộc họp mà cấp trên “không tỏ thái độ gì" đến đây sẽ chấm dứt với một người thắng.
Còn trường hợp này thì sao? Với cương vị là cấp trên, lại được giáo dục từ một người thầy vĩ đại, liệu Từ Phong sẽ chấm dứt cuộc họp thế nào?
Tác giả :
MT