Thiên Tống
Chương 165-2: Quy tắc (2)
"Âu đại nhân."
Chu An dẫn theo vài người đến nghênh đón:
"Vừa nghe nói đại nhân đã đến cổng thành, tại hạ liền tức tống cử người đến khơi thông đường xá. Không ngờ người vừa tới thì đại nhân đã giải quyết mọi chuyện xong xuôi cả rồi."
Chu trưởng quỹ quá khách sáo rồi."
Âu Dương xuống ngựa chào hỏi.
Chu An vội nói:
"Mời đại nhân đi bên này."
Lập tức có người đến nhận buộc ngựa.
Đội xe vừa đi thì hai bên bắt đầu bàn tán:
"Người này là đại nhân như thế nào mà cần Chu đại trưởng quỹ phải đích thân ra cổng thành nghênh đón chứ? Lần trước Hộ Bộ đến đây, người ta cũng chỉ đón tiếp ở trước châu phủ mà thôi."
"Ngươi không biết rồi. Đây chính là Âu Dương - Âu đại nhân, Liên Trung Tam Nguyên, người được Hoàng Thượng ban cho đình đại công của Hàng Châu chúng ta đó."
"Thảo nào lại trẻ tuổi như vậy. Thật là hậu sinh khả úy. Nhưng sao đến một lệnh bài cũng không chịu giơ lên nhỉ?"
Xem ra Âu Dương vẫn rất có tiếng tăm ở Hàng Châu này.
.......
Tri châu ra mặt tiếp đãi Âu Dương, tri châu là người Hàng Châu, y đánh giá rất cao Âu Dương. Âu Dương không chỉ được đưa vào huyện chí của tân thành, mà còn được đưa vào châu chí của Hàng Châu nữa.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dù sao thì huyện chí kia còn có uy tín hơn nhiều so với châu chí. Châu chí đại diện cho sắc thái của nhà nước, còn huyện chí thì lại mang hơi thở của dân gian.
Tuy Hàng Châu phát triển như vũ bão, đặc biệt là có được đơn đặt hàng lớn với lô hàng gồm trăm chiến thuyền của triều đình, đưa kinh tế Hàng Châu bước lên một nấc thang mới.
Tri huyện chỉ có cổ phần chứ không can dự vào việc quản lý thương nghiệp, đây là ý kiến trước đó của Âu Dương. Tri châu cứ yên tâm làm người chế tạo thuyền ở phía hậu đài, chỉ có điều là số liệu gì đấy có chút không rõ ràng, vì xưởng đóng tàu dân gian vẫn không quen sử dụng các bản vẽ tinh tế. Cũng may là đã có vài kiến trúc sư do công ty kiến trúc cử đến với danh nghĩa của Âu Dương giải quyết vấn đề này rồi.
Cũng giống như cân tiểu li vậy, cân tiểu li vốn xuất hiện từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhưng tính chuẩn xác của nó lại không cao, lại không có sự bảo dưỡng chuyên nghiệp cùng với sự tinh vi, tỉ mỉ của cân số, cho nên không đáp ứng hết nguyện vọng của con người.
Mà bản vẽ cũng giống như vậy, trước đây các thợ cả thường phải hét khan cả cổ, rồi từ từ ghép từng mảng lại với nhau. Âu Dương lại bảo kiến trúc sư giúp vẽ các vật sao cho có được độ nổi.
Đặt tên cho các vật liệu cần thiết phải có ở mỗi một vị trí, chiều dài, chiều rộng, độ dày đều được nêu ra hết, như vậy mới có thể tiến hành làm việc theo dây chuyền sản xuất bán nguyên thủy.
Nhưng việc thiết kế trước mắt vẫn còn tồn tại một vấn đề nan giải, đó là bản thiết kế này lấy sức chiến đấu làm chủ hay là lấy thuyền viên làm chủ.
Như các loại vũ khí hiện đại, nếu do nước Nga chế tạo thì sẽ chú trọng đến tính chiến đấu, còn Mỹ thì lại chú trọng đến điều kiện sinh hoạt của binh sĩ. Cách nghĩ của Âu Dương chính là: sau khi trang bị được sức chiến đấu cơ bản rồi thì sẽ có thể suy nghĩ đến điều kiện sinh hoạt sao cho thỏa đáng.
Sức chiến đấu căn bản sẽ là hai bên mạn thuyền của mỗi chiến thuyền có thể lắp được tối thiểu mười lăm cửa đại bác, tốc độ vận chuyển khi thuận gió không được ít hơn hai lăm dặm Trung Quốc/nửa canh giờ, khi ngược gió thì tốc độ không được ít hơn tám dặm Trung Quốc/nửa canh giờ.
Âu Dương lại nhấn mạnh thêm một lần nữa, tiền không phải vấn đề, có nhiều mặt hàng chất lượng thì đương nhiên sẽ có giá cả tương đương.
Mọi người đều biết Âu Dương không có hứng thú gì với mĩ tử, chỉ nói chuyện nửa công nửa tư, sau đó đến sản nghiệp dưới danh nghĩa của Chu An nghỉ ngơi một lát. Gần tối, Chu An bày rượu thịt ở trong phủ, mời Âu Dương qua dùng bữa.
Trong tiệc rượu hai người đều không nói gì đến chuyển của Chu Bình và Âu Bình,
như thể cả hai đều đang do dự nhiều điều vậy. Trọng điểm cuộc nói chuyện của hai người là bàn về đề xuất mở nghiệp vụ bưu chính của Chu An. Nghiệp vụ bưu chính thì Dương Bình cũng có triển khai, nhưng chủ yếu là do báo Hoàng Gia thiết lập, dân chúng muốn gửi thư tín cũng phải đợi tới khi chiến sự Tây Bắc diễn ra mới bắt đầu được sử dụng.
Kế hoạch của Chu An như sau: ví dụ lộ trình vận chuyển thư tín từ Hàng Châu đến Đông Kinh tầm một tháng, mỗi bức thư sẽ thu phí năm trăm đồng, đến Thọ Châu thì ít hơn một chút, khoảng bốn trăm năm mươi đồng, từ đó mà suy rộng ra. Phương hướng triển khai là sẽ đi theo bốn đường bưu điện, mỗi châu xây dựng một trụ sở làm viêc, nhận và gửi thư tín.
Âu Dương gật đầu, vấn đề này vẫn có chút hạn chế. Ví dụ như việc phần lớn đều lấy châu làm đơn vị, còn cấp huyện thì phải xem tình hình thế nào rồi mới quyết định được, nhưng cũng không thể nói là không có sự tiến bộ.
Chu An dự định sẽ liên hệ với Nam Bắc, cánh tay của ông ấy có dài cũng không sao với tới phương Bắc, nhưng nếu chỉ mở bưu chính ở phương Nam không thì lại quá hạn hẹp. Cho nên ý của ông ấy là hùn vốn với hiệp hội thương nghiệp Dương Bình.
Hai bên sẽ cử ra mỗi bên một người phối hợp cùng nhau quản lý công việc ở Nam Bắc, sau đó lại cử một ông chủ lớn, cũng chính là bsp; Âu Dương đồng ý, nếu triển khai trong tương lai cũng có thể giúp báo Hoàng Gia một tay, nên hăn đã viết một bức thư bảo hiệp hội thương nghiệp Dương Bình cân nhắc xem sao.
Tiếp theo đó là việc cử ra người liên hệ của mỗi bên, Âu Dương nói đó là chuyện của Âu Bình, Chu An đồng ý để cho Chu Bình tạm thời đến Dương Bình đảm nhận chức trưởng quỹ của trụ sở hiệp hội thương nghiệp Đông Nam ở nơi này. Sự thành hay không thì cứ để cho bọn họ tự bàn với nhau.
Ngoài ra còn một chuyện khác nữa là việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển của Chu An. Nay hàng hóa đã đến Giao Chỉ rồi. Giao chỉ còn có tên gọi là nước Đại Việt, An Nam.
Đây là thuộc địa của Đại Tống, bây giờ vào triều Lý. Mấy mươi năm trước, Đại Tống còn lập một quận để quản lý, nhưng trước mắt đều là người của họ tự quản lý. Quan hệ với Trung Nguyên cũng khá tốt.
Ý của Chu An là muốn lấy vùng đất này làm trung tâm, cùng với các quốc gia như Lào tiến hành tiêu thụ thương phẩm.
Nhưng Âu Dương lại cho rằng nên lấy trọng điểm là ở Lưu Cầu, Ma Dật. Đặc biệt là quần đảo Lưu Cầu, Đại Tống vốn đã có gốc rễ, vào thời Tam Quốc, Tôn Quyền đã phái một vạn binh sĩ đến trú đóng ở nơi này.
Theo lý giải của Âu Dương thì nhân khẩu của Đại Tống hiện nay đang ngày một tăng cao, sớm muộn cũng sẽ có ngày khai thác thị trường này. Đất đai ở đó cũng rất màu mỡ, khí hậu ấm áp, thích hợp để trồng trọt và chăn nuôi gia súc, còn có phát triển ngư nghiệp nữa.
Quan trọng nhất là không hề thu thuế dù chỉ một đồng. Hơn nữa khoảng cách so với Trung Nguyên cũng không quá xa, một khi hạm đội vận chuyển được hình thành thì việc vận chuyển vật tư ở bên trong sẽ có rất nhiều triển vọng.
Chu An dẫn theo vài người đến nghênh đón:
"Vừa nghe nói đại nhân đã đến cổng thành, tại hạ liền tức tống cử người đến khơi thông đường xá. Không ngờ người vừa tới thì đại nhân đã giải quyết mọi chuyện xong xuôi cả rồi."
Chu trưởng quỹ quá khách sáo rồi."
Âu Dương xuống ngựa chào hỏi.
Chu An vội nói:
"Mời đại nhân đi bên này."
Lập tức có người đến nhận buộc ngựa.
Đội xe vừa đi thì hai bên bắt đầu bàn tán:
"Người này là đại nhân như thế nào mà cần Chu đại trưởng quỹ phải đích thân ra cổng thành nghênh đón chứ? Lần trước Hộ Bộ đến đây, người ta cũng chỉ đón tiếp ở trước châu phủ mà thôi."
"Ngươi không biết rồi. Đây chính là Âu Dương - Âu đại nhân, Liên Trung Tam Nguyên, người được Hoàng Thượng ban cho đình đại công của Hàng Châu chúng ta đó."
"Thảo nào lại trẻ tuổi như vậy. Thật là hậu sinh khả úy. Nhưng sao đến một lệnh bài cũng không chịu giơ lên nhỉ?"
Xem ra Âu Dương vẫn rất có tiếng tăm ở Hàng Châu này.
.......
Tri châu ra mặt tiếp đãi Âu Dương, tri châu là người Hàng Châu, y đánh giá rất cao Âu Dương. Âu Dương không chỉ được đưa vào huyện chí của tân thành, mà còn được đưa vào châu chí của Hàng Châu nữa.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dù sao thì huyện chí kia còn có uy tín hơn nhiều so với châu chí. Châu chí đại diện cho sắc thái của nhà nước, còn huyện chí thì lại mang hơi thở của dân gian.
Tuy Hàng Châu phát triển như vũ bão, đặc biệt là có được đơn đặt hàng lớn với lô hàng gồm trăm chiến thuyền của triều đình, đưa kinh tế Hàng Châu bước lên một nấc thang mới.
Tri huyện chỉ có cổ phần chứ không can dự vào việc quản lý thương nghiệp, đây là ý kiến trước đó của Âu Dương. Tri châu cứ yên tâm làm người chế tạo thuyền ở phía hậu đài, chỉ có điều là số liệu gì đấy có chút không rõ ràng, vì xưởng đóng tàu dân gian vẫn không quen sử dụng các bản vẽ tinh tế. Cũng may là đã có vài kiến trúc sư do công ty kiến trúc cử đến với danh nghĩa của Âu Dương giải quyết vấn đề này rồi.
Cũng giống như cân tiểu li vậy, cân tiểu li vốn xuất hiện từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhưng tính chuẩn xác của nó lại không cao, lại không có sự bảo dưỡng chuyên nghiệp cùng với sự tinh vi, tỉ mỉ của cân số, cho nên không đáp ứng hết nguyện vọng của con người.
Mà bản vẽ cũng giống như vậy, trước đây các thợ cả thường phải hét khan cả cổ, rồi từ từ ghép từng mảng lại với nhau. Âu Dương lại bảo kiến trúc sư giúp vẽ các vật sao cho có được độ nổi.
Đặt tên cho các vật liệu cần thiết phải có ở mỗi một vị trí, chiều dài, chiều rộng, độ dày đều được nêu ra hết, như vậy mới có thể tiến hành làm việc theo dây chuyền sản xuất bán nguyên thủy.
Nhưng việc thiết kế trước mắt vẫn còn tồn tại một vấn đề nan giải, đó là bản thiết kế này lấy sức chiến đấu làm chủ hay là lấy thuyền viên làm chủ.
Như các loại vũ khí hiện đại, nếu do nước Nga chế tạo thì sẽ chú trọng đến tính chiến đấu, còn Mỹ thì lại chú trọng đến điều kiện sinh hoạt của binh sĩ. Cách nghĩ của Âu Dương chính là: sau khi trang bị được sức chiến đấu cơ bản rồi thì sẽ có thể suy nghĩ đến điều kiện sinh hoạt sao cho thỏa đáng.
Sức chiến đấu căn bản sẽ là hai bên mạn thuyền của mỗi chiến thuyền có thể lắp được tối thiểu mười lăm cửa đại bác, tốc độ vận chuyển khi thuận gió không được ít hơn hai lăm dặm Trung Quốc/nửa canh giờ, khi ngược gió thì tốc độ không được ít hơn tám dặm Trung Quốc/nửa canh giờ.
Âu Dương lại nhấn mạnh thêm một lần nữa, tiền không phải vấn đề, có nhiều mặt hàng chất lượng thì đương nhiên sẽ có giá cả tương đương.
Mọi người đều biết Âu Dương không có hứng thú gì với mĩ tử, chỉ nói chuyện nửa công nửa tư, sau đó đến sản nghiệp dưới danh nghĩa của Chu An nghỉ ngơi một lát. Gần tối, Chu An bày rượu thịt ở trong phủ, mời Âu Dương qua dùng bữa.
Trong tiệc rượu hai người đều không nói gì đến chuyển của Chu Bình và Âu Bình,
như thể cả hai đều đang do dự nhiều điều vậy. Trọng điểm cuộc nói chuyện của hai người là bàn về đề xuất mở nghiệp vụ bưu chính của Chu An. Nghiệp vụ bưu chính thì Dương Bình cũng có triển khai, nhưng chủ yếu là do báo Hoàng Gia thiết lập, dân chúng muốn gửi thư tín cũng phải đợi tới khi chiến sự Tây Bắc diễn ra mới bắt đầu được sử dụng.
Kế hoạch của Chu An như sau: ví dụ lộ trình vận chuyển thư tín từ Hàng Châu đến Đông Kinh tầm một tháng, mỗi bức thư sẽ thu phí năm trăm đồng, đến Thọ Châu thì ít hơn một chút, khoảng bốn trăm năm mươi đồng, từ đó mà suy rộng ra. Phương hướng triển khai là sẽ đi theo bốn đường bưu điện, mỗi châu xây dựng một trụ sở làm viêc, nhận và gửi thư tín.
Âu Dương gật đầu, vấn đề này vẫn có chút hạn chế. Ví dụ như việc phần lớn đều lấy châu làm đơn vị, còn cấp huyện thì phải xem tình hình thế nào rồi mới quyết định được, nhưng cũng không thể nói là không có sự tiến bộ.
Chu An dự định sẽ liên hệ với Nam Bắc, cánh tay của ông ấy có dài cũng không sao với tới phương Bắc, nhưng nếu chỉ mở bưu chính ở phương Nam không thì lại quá hạn hẹp. Cho nên ý của ông ấy là hùn vốn với hiệp hội thương nghiệp Dương Bình.
Hai bên sẽ cử ra mỗi bên một người phối hợp cùng nhau quản lý công việc ở Nam Bắc, sau đó lại cử một ông chủ lớn, cũng chính là bsp; Âu Dương đồng ý, nếu triển khai trong tương lai cũng có thể giúp báo Hoàng Gia một tay, nên hăn đã viết một bức thư bảo hiệp hội thương nghiệp Dương Bình cân nhắc xem sao.
Tiếp theo đó là việc cử ra người liên hệ của mỗi bên, Âu Dương nói đó là chuyện của Âu Bình, Chu An đồng ý để cho Chu Bình tạm thời đến Dương Bình đảm nhận chức trưởng quỹ của trụ sở hiệp hội thương nghiệp Đông Nam ở nơi này. Sự thành hay không thì cứ để cho bọn họ tự bàn với nhau.
Ngoài ra còn một chuyện khác nữa là việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển của Chu An. Nay hàng hóa đã đến Giao Chỉ rồi. Giao chỉ còn có tên gọi là nước Đại Việt, An Nam.
Đây là thuộc địa của Đại Tống, bây giờ vào triều Lý. Mấy mươi năm trước, Đại Tống còn lập một quận để quản lý, nhưng trước mắt đều là người của họ tự quản lý. Quan hệ với Trung Nguyên cũng khá tốt.
Ý của Chu An là muốn lấy vùng đất này làm trung tâm, cùng với các quốc gia như Lào tiến hành tiêu thụ thương phẩm.
Nhưng Âu Dương lại cho rằng nên lấy trọng điểm là ở Lưu Cầu, Ma Dật. Đặc biệt là quần đảo Lưu Cầu, Đại Tống vốn đã có gốc rễ, vào thời Tam Quốc, Tôn Quyền đã phái một vạn binh sĩ đến trú đóng ở nơi này.
Theo lý giải của Âu Dương thì nhân khẩu của Đại Tống hiện nay đang ngày một tăng cao, sớm muộn cũng sẽ có ngày khai thác thị trường này. Đất đai ở đó cũng rất màu mỡ, khí hậu ấm áp, thích hợp để trồng trọt và chăn nuôi gia súc, còn có phát triển ngư nghiệp nữa.
Quan trọng nhất là không hề thu thuế dù chỉ một đồng. Hơn nữa khoảng cách so với Trung Nguyên cũng không quá xa, một khi hạm đội vận chuyển được hình thành thì việc vận chuyển vật tư ở bên trong sẽ có rất nhiều triển vọng.
Tác giả :
Hà Tả