Thiên Thần Cần Một Thứ Gọi Là Tình Yêu
Chương 2
Đứa bé tội nghiệp lang thang trên đường, đôi chân bé nhỏ tưởng chừng như muốn khụy xuống và có thể khụy xuống bất cứ lúc nào. Lê từng bước chậm chạp, khuôn mặt nhỏ bơ phờ, nơi khóe mắt còn ươn ướt, một đứa trẻ xơ xác không biết đi đâu về đâu. Về nhà ư ? Trở về ngôi nhà hạnh phúc đó rồi chết trong cô đơn ư, nó không đủ can đảm để trở về để rồi những kí ức tươi đẹp càng làm cô bé đau lòng ư. Nó tự nhủ lòng mình rằng một ngày nào đó nó cùng người mẹ yêu quý sẽ lại đem hạnh phúc và nụ cười thắp sáng căn nhà cũ. Một đứa bé bơ vơ, lạc lõng giữa đường đời cay nghiệt. Bước qua bao nhiêu con người, những con người không còn trái tim, một đứa trẻ tội nghiệp mà họ nỡ bước qua, không dành cho nó được một chút gì đó gọi là sự thương cảm, xót xa. Nhìn họ mà Hiểu Lam bé nhỏ thấy hận đời hơn, nó sẽ chẳng thể nào tồn tại được nếu cứ mãi là một đứa bé yếu đuối thế này. Nó đã tự hứa rằng nó sẽ là một con người bất cần với cái xã hội này, nó sẽ chẳng bao giờ cười được khi ba nó chưa yên nghỉ. Đôi mắt hiện rõ sự mệt mỏi, mỗi lần chớp lại không đủ sức để mở to nữa. Cơ thể bé nhỏ không còn chịu đựng được nữa, cô bé ngã xuống và ngất lịm đi.
Đôi mắt mệt mỏi mở ra rồi lại nhắm lại, cuối cùng đôi mắt mở ra và thấy trước mặt mình là một người đàn ông đầu tóc rối bù xù, gương mặt hốc hác, râu mọc dầy như một tên nát rượu mà cô bé đã từng thấy. Thấy đứa bé mở mắt, người đàn ông vội hỏi :
- Cháu tỉnh rồi hả ? Cháu thấy trong người thế nào rồi ?
- … Dạ, cháu khỏe hơn nhiều rồi ạ.
- À đúng rồi, ta tên là Trần Khánh còn cháu tên là gì ?
- Cháu tên … Huỳnh Hiểu Lam.
Cô bé thông minh cũng hiểu ra rằng người đàn ông này đã cứu mình và đưa mình về nhà chăm sóc. Người đàn ông gật gù rồi nhanh chóng rời khỏi phòng và sau đó quay trở lại với một bát cháo cầm trên tay. Bát cháo loãng chỉ toàn nước, nhìn ông cô bé cũng hiểu rằng gia đình ông rất nghèo và không có đủ điều kiện để cho cô một bữa ăn ngon như mẹ cô vẫn làm cho cô ăn. Người đàn ông nhẹ nhàng đỡ cô bé ngồi dậy và vui vẻ vừa đẩy bát cháo lại gần cô nói :
- Cháu ăn đi, đừng ngại.
Nhìn bát cháo trắng, cô bé chưa bao giờ ăn loại cháo nào như vậy ban đầu định từ chối nhưng bụng cứ quặn lên vì đói, khuôn mặt e dè bê bát lên múc từng muỗng từ từ đưa lên miệng. Dù chỉ là bát cháo trắng không đáng là bao nhưng khi đói cô thấy thật ngon. Người đàn ông dõi theo từng cử động của cô bé nhưng cô bé ăn rất tự nhiên và ngon miệng. Cô bé nghĩ rằng đây là một người đàn ông tốt.
Người đàn ông này là Trần Khánh, một người rựơu chè be bét, sống trong căn nhà nhỏ cũ kĩ. Trên đường đi mua rượu, ông ta thấy Hiểu Lam nằm bên đường, ngồi xuống, ông ta lay lay cô bé nhưng không thấy gì, vén mái tóc đen ra ông ta thấy được một gương mặt của thiên thần, điều gì đó chợt lóe lên trong đầu ông ta, dẫu biết bản thân mình còn lo chưa nổi làm sao gánh vác được thêm cái của nợ này nhưng ý nghĩ đó đã vụt tắt khi ông ta thấy được vẻ đẹp thiên thần của một cô bé 6 tuổi để rồi chăm sóc cô bé như hiện tại.
Dù ý nghĩ đó là gì đi nữa thì Hiểu Lam giờ đây đã không còn cô đơn và phải đi lang thang nữa. Trong đầu cô bé 6 tuổi lóe lên một hi vọng mới về cuộc sống. Mấy ngày sau, khi Hiểu Lam hoàn toàn khỏe lại, ngày nào cô bé cũng ngủ thoải mái nhưng hôm nay, mới sáng cô bé đã bị đánh thức :
- Mấy giờ rồi mà mày còn ngủ? Chây lười thế à.
Hiểu Lam hơi bất ngờ những vẫn ngoan ngoãn thức dậy không nói gì mà răm rắp làm theo những gì người đàn ông đó nói. Cũng giây phút ấy, hi vọng le lói của bé cũng bị dập tắt. Cô đủ thông minh để hiểu rằng những gì người đàn ông đó làm những ngày qua không phải xuất phát từ lòng tốt mà là vì nó phục vụ cho một mục đích nào đó. Trần Khánh bước vào, trên tay cầm một bộ quần áo đã lấm bẩn ném bụp vào mặt Hiểu Lam:
- Mau mặc bộ quần áo này vào đi, tao có việc cho mày làm đây.
Hiểu Lam không nói gì chỉ lặng lẽ đi thay đồ. Chẳng mấy chốc, một cô bé với mái tóc mỏng mềm mại, khuôn mặt xinh xắn nhưng mặc trên người bộ quần áo bẩn thỉu, đi chân đất. Ông ta vội ném vào người Hiểu Lam một cái ống bơ cũ, kéo cánh tay bé nhỏ đi. Tới thị trấn Trần Khánh ghé vào tai Hiểu Lam nói:
- Mày biết việc cần làm rồi chứ, hãy đi xin tiền những người qua đường. Làm không nhanh thì đến tối đừng có hòng mà ăn cơm. Nghe chưa.
Đôi mắt to tròn vô hồn nhìn xung quanh, mọi người đi lại nhộn nhịp, tiếng cười nói ở khu chợ gần đó cũng vang lên ồn ã. Trần Khánh luôn đi cách cô bé một đoạn đề phòng cô bỏ trốn. Hiểu Lam cũng chẳng nghĩ đến chuyện sẽ bỏ trốn. Trong tâm trí bé nhỏ chỉ nghĩ rằng nếu làm tốt thì sẽ chẳng gặp chuyện gì cả. Cô đưa mắt nhìn Trần Khánh, ông ta hếch cằm ra hiệu cô phải đi đến khu chợ. Đôi chân trần bắt đầu di chuyển, ban đầu, cô bé hơi khó mở lời:
- Cô ơi…cô…làm ơn…cho cháu ít tiền…mấy ngày cháu chưa có gì ăn rồi…
Nhìn khuôn mặt dễ thương, xinh xắn, ai cũng mủi lòng bố thí cho cô bé chút tiền. Còn cô bé ấy, là lần đầu tiên trong đời cô bé nói dối, mỗi lần, những con người tốt bụng đưa tiền cho cô bé với nụ cười tươi rói, ngoài miệng cô bé ngoan ngoãn gập người để cảm ơn đồng thời trong tâm trí cô cũng vang lên từ xin lỗi thật chân thành. Lẽ ra những đứa trẻ đi xin ăn khi được bố thí thì sẽ rất vui, nhưng với cô bé ấy, khuôn mặt buồn rười rượi khiến ai nhìn thấy cũng phải nao lòng. Và mỗi lần tiền được cho vào chiếc ống bơ cũ là mỗi lần Trần Khánh vui sướng. Ông ta vui vì có tiền, vui vì sự khôn ngoan đã mách bảo mình đưa Hiểu Lam về.
Chợ tan cũng là lúc bầu trời xám dần đi, Trần Khánh vội chạy đến cạnh Hiểu Lam, giật ống bơ từ tay cô bé, cầm từng đồng tiền lẻ lên đếm. Mặt ông ta giãn ra:
- Ngày đầu tiên kiếm được bằng này cũng khá đấy, mai tao dẫn đi chỗ khác thì cứ thế mà làm nghe chưa.
Trần Khánh đưa Hiểu Lam về đến tận nhà, đẩy cô bé vào bếp, mang chăn xuống và bắt cô bé phải ngủ ở đây. Khóa chặt cửa bếp, Trần Khánh cầm số tiền xin được đi ngay vào quán rượu chè chén hết sạch số tiền đó thì cũng say mềm, cố gắng lắm ông ta mới lết được về đến nhà. Hiểu Lam bé nhỏ nằm cuộn tròn trong chiếc chăn, đôi mắt nhắm nghiền lại, cô bé đã ngủ thiếp đi từ lúc nào. Có lẽ cô bé đã quá mệt khi phải thức dậy từ sớm, đi xin ăn cả ngày mà lại bị bỏ đói, cả ngày nay cô bé chưa cho gì vào bụng ngoài một chút nước nhưng cô bé không hề than vãn điều gì, khuôn mặt lúc nào cũng hiện rõ sự mệt mỏi. Đôi tay nhỏ ôm lấy bụng, cố xoa dịu đi những cơn đói cồn cào. Cô bé đã nghĩ về cha mẹ mình, về những bữa ăn ngày trước rồi thiếp đi trong hạnh phúc. Trong mơ, cô bé thấy mình lại được sống cùng ba mẹ, những nụ cười lại hiện trên môi, cô bé đã quên đi những mệt mỏi.
Mùa hè, Hiểu Lam chưa cảm nhận được cái khổ khi đi ăn xin. Mùa hè không thể cứ kéo dài mãi được, cuối cùng quy luật của tự nhiên vẫn tiếp diễn. tiết trời bắt đầu lạnh đến tê tái, trông bộ dạng cô bé lúc này thật thảm thương, nhưng Trần Khánh lại nghĩ càng tội nghiệp thì có lẽ sẽ càng kiếm được nhiều tiền vậy nên mặc kệ cô bé với cái áo mỏng manh. Người cô bé run lên từng đợt, da mặt tím tái vì lạnh, đôi chân trần không thể đứng vững, cứ đi được một đoạn lại lảo đảo như người say rượu. Đến những con chó mà cô nhìn thấy trên đường còn được quấn thêm mảnh vải để chống rét, chẳng lẽ cuộc đời cô bé còn không bằng những con chó đó, hai hàm răng cứ đập vào nhau kêu thành tiếng, đôi tay co quắp lại, mạch máu không thể lưu thông. Mỗi lần mở miệng xin tiền, cô bé khó khăn biết bao. Những người cho cô bé tiền thỉnh thoảng bố thí cho cô bé một lời quan tâm:
- Trời lạnh thế này chắc cháu rét lắm hả, này, thôi thì cô cho thêm chút tiền.
Nhưng có những người lại lướt qua không chút bận tâm. Thời tiết thì ngày một rét đậm, cô bé càng không đủ sức lê bước, cơ thể bé nhỏ loạng choạng rồi ngã xuống, xô nhẹ vào ai đó. Đó là một người phụ nữ tốt bụng, chủ quán ăn gần đó. Thấy đứa bé tội nghiệp, bà đưa vào quán ăn, lấy cho cô bé chiếc áo khoác cũng cỡ đó nhưng cũng khá cũ kĩ. Hiểu Lam chẳng quan tâm mấy, cứ thế quấn chặt vào người, bà ta còn mang cho cô bé một bát cháo nóng hổi, cô bé không quên cảm ơn và ăn ngon lành, xong, bà còn tận tình rót cốc nước nóng cho cô bé, nhiệt độ tăng lên, cô bé cũng thấy khỏe hơn nhiều rồi. người phụ nữ ngồi nhìn cô bé, thỉnh thoảng cũng không quên hỏi về ba mẹ, nhà cô bé nhưng Hiểu Lam không hề trả lời. Bất giác, Hiểu Lam nhớ đến Trần Khánh, cô bé quay ngoắt ra phía cửa quán ăn thì thấy Trần Khánh đang đứng co ro ở đó nhưng không để bà ta biết. Hiểu Lam cúi chào bà ta rồi chạy ngay ra ngoài, người phụ nữ hơi bất ngờ nhưng không hề đuổi theo, biết không ai chú ý, Trần Khánh dúi Hiểu Lam một cái khiến cô bé suýt chúi mặt xuống đường:
- Mày cũng giỏi đấy, ấm áp quá rồi giờ quên nhiệm vụ hả.
- Cháu không quên.
- Con ranh, mày dám…
Chưa kịp nói thêm thì Hiểu Lam đã chạy đến gần một người qua đường xin ăn, đã ấm và no nên Hiểu Lam chăm chỉ cho đến tận khi Trần Khánh cho về.
…
- Mày nghĩ mày là cái thá gì? Một con chó được rước từ cống rãnh nào lên. Trông mày không hơn gì một con chó! Vểnh lỗ tai lên mà nghe cho rõ, mày có mắc chứng hoang tưởng thì cũng đừng có mơ tao sẽ bỏ tiền ra để cho cái đứa như mày đi học. Vắt mũi chưa sạch mà dám bỏ ngoài tai lời ông đây hả? Lần này là cảnh cáo, có lần sau thì mày không còn nguyện vẹn đâu! Con ranh!
Từng lời nói cay nghiệt vang lên đồng thời là những đòn roi mà Hiểu Lam phải chịu, nhưng cô bé tuyệt nhiên không rơi lấy một giọt nước mắt. Cô bé muốn tiếp tục được đi học, tiếp tục được đến trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, cô bé đã suy nghĩ rất nhiều về việc có nên mở lời xin Trần Khánh hay không và đến khi cô bé quyết tâm nói thì lại chịu đòn, cô bé cũng đã nghĩ đến việc bị đánh nhưng sự ham học đã thôi thúc cô bé, dù có phải chịu đòn cô cũng phải thử.
Màn đêm lại buông xuống, cô bé bị bỏ đói vì đã xin đi học. Mỗi ngày, Hiểu Lam chỉ được ăn một bữa tối là một mẩu bánh mì khô, Trần Khánh không thể bỏ đói Hiểu Lam vì ông ta biết nếu cô ốm, ông ta sẽ không có tiền. Ngày nào cô bé 6 tuổi cũng cặm cụi đi xin ăn, dù cô bé xin được nhiều tiền thì cô cũng chẳng được ăn ngon hay đủ bữa nhưng nếu tiền kiếm được ít thì ngoài bị đánh, bị chửi, cô bé còn bị bỏ đói. Người càng ngày càng gầy rộc đi, đôi môi khô lại, đôi mắt mệt mỏi u sầu, mái tóc trở nên khô và rối hơn, khuôn mặt nhỏ lấm lem nhưng dù vậy người ta vẫn nhận ra vẻ đẹp của cô gái nhỏ. Dù bị đánh nhưng cô bé không hề khóc, không hề phản kháng, không hề van xin. Hằng đêm cơn đói dày vò cũng trở nên quen thuộc, cô bé luôn tự nhủ sẽ không khóc trước mặt một ai cả, cô phải thật mạnh mẽ. Nếu khóc cô muốn những giọt nước mắt của cô sẽ rơi khi gặp lại mẹ cô, đó sẽ là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Một đứa bé 6 tuổi mới đọc được chữ mà đã phải bỏ học, nhìn những đứa trẻ khác bi bô đọc chữ, huyên thuyên kể chuyện ở trường ở lớp mà Hiểu Lam thèm biết mấy. Thỉnh thoảng cô bé cố tình đi qua bãi rác để nhặt lại những quyển sách mà bọn trẻ vứt đi, cô bé trân trọng những quyển sách đó và trước khi đi ngủ cô lại lôi ra đọc. Sách vở như đưa Hiểu Lam đi ngao du khắp mọi nơi, làm bạn khiến cô bé quên đi nỗi cô đơn.
…
10 năm sau
“Chát" !!!
Cô bé quay phắt 90 độ, loạng choạng suýt ngã sau cái tát trời giáng. Trần Khánh ném bộp chiếc ví với mấy giấy tờ tùy thân của chủ nhân chiếc ví vào mặt Hiểu Lam. Cô không chống cự, không tỏ thái độ mà chỉ cam chịu. 10 năm, một quãng thời gian dài sống với Trần Khánh, cũng là quãng thời gian khổ cực mà Hiểu Lam phải chịu. Càng lớn, Hiểu Lam càng xinh đẹp hơn rất nhiều, vẫn cô bé ngày nào với thân hình nhỏ nhắn, đôi mắt to tròn, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng xin xắn, mái tóc đen dài không còn rối. Khuôn mặt xinh xắn được che khuất dưới vành mũ và chiếc khẩu trang đen, cả người cô gái 16 tuổi toát lên vẻ lạnh lùng, ẩn sâu trong đôi mắt là nỗi buồn và nỗi hận được dấu kín, nơi gò má còn dính băng cá nhân. Đó là vết thương mà Trần Khánh gây ra cho cô. Cô không còn đi xin ăn mà thay vào đó cô kiếm tiền bằng cách đi móc túi. Không biết từ bao giờ cô gái đó đã trở thành dân móc túi chuyên nghiệp. ban đầu, cô bé bị bắt được và bị đánh rất đau dần dần trở thành quen, cô gái khéo léo hơn, nhanh nhẹn hơn, số tiền kiếm được cũng nhiều hơn ngày đi ăn xin.
…
Màn đêm buông xuống từ lâu, trong chiếc chăn cũ, Hiểu Lam kéo tấm chăn lên đến nửa mặt, nhớ lại …
“- Lêu lêu cái đồ ăn xin- Một lũ trẻ vừa cười vừa nhảy xung quanh Hiểu Lam thỉnh thoản chúng lè lưỡi ra chế diễu cô bé ăn xin luộm thuộm.
-... – Hiểu Lam chỉ im lặng, hình ảnh bọn trẻ vây xung quanh cô, cười nhạo cô.
- Đồ ăn xin bẩn thỉu."
“- Con ranh, mày định ăn trộm của tao hả - người đàn ông to lớn hai bàn tay túm cả mớ tóc của Hiểu Lam giật mạnh. Đến khi cô gái nhỏ không đủ sức chống cự hắn xô nhào cô bé xuống đất, phủi tay như vừa chạm vào thứ gì nhơ nhuốc lắm. "
…
“- Ba ơi, ba đừng đi….đừng đưa ba cháu đi mà….ba ơi…-đứa bé cầu xin như không đủ bình tĩnh để đứng đó, cô bé cứ đưa tay về phía ba nó, trong khi ông đang xa nó, xa dần. Như sực nhớ ra người mẹ, cô bé quay lại- Mẹ ơi…giữ ba lại đi mẹ….đừng để họ đưa ba đi mà mẹ…mẹ ơi….-nhưng nó thấy một nụ cười nham hiểm, tiếng cười vang lên man rợ, mẹ nó đang đứng cạnh người đàn ông đó, nó quay sang hai bên như tìm ai đó nhưng xung quanh nó toàn một màu đỏ của máu. Đáng sợ.’’
Hiểu Lam bừng tỉnh, mồ hôi lấm tấm trên mặt, những cơn ác mộng thế này thỉnh thoảng lại đến khiến Hiểu Lam rất sợ, trong nỗi sợ bừng lên nỗi căm tức tột độ, không ai ngờ cô bé phải chịu những nỗi đau và mất mát lớn như thế nào. Bàn tay cô khẽ nắm chặt:
-“ Dương Nhất Lâm, tôi hận ông".
Hiểu Lam vẫn nhớ như in cái khuôn mặt ấy, chưa một giây một khắc nào cô cho phép mình quên đi. Tại sao cô lại phải chịu đựng những thứ này? Chẳng phải vì cô muốn trả thù tên khốn đó sao. Tất cả những xỉ nhục này một ngày nào đó cô gái nhỏ sẽ trả lại tất cả cho họ nhưng cô còn một mối thù lớn hơn, lớn hơn rất nhiều, nó thôi thúc cô phải sống và đối mặt như đang tự rèn luyện chính mình. Những ngày tháng sau này cô còn phải chịu đựng những thử thách khắc nghiệt hơn chăng? Cô không hề run sợ, không hề chùn chân trước cảnh đời khắc nghiệt.
Đôi mắt mệt mỏi mở ra rồi lại nhắm lại, cuối cùng đôi mắt mở ra và thấy trước mặt mình là một người đàn ông đầu tóc rối bù xù, gương mặt hốc hác, râu mọc dầy như một tên nát rượu mà cô bé đã từng thấy. Thấy đứa bé mở mắt, người đàn ông vội hỏi :
- Cháu tỉnh rồi hả ? Cháu thấy trong người thế nào rồi ?
- … Dạ, cháu khỏe hơn nhiều rồi ạ.
- À đúng rồi, ta tên là Trần Khánh còn cháu tên là gì ?
- Cháu tên … Huỳnh Hiểu Lam.
Cô bé thông minh cũng hiểu ra rằng người đàn ông này đã cứu mình và đưa mình về nhà chăm sóc. Người đàn ông gật gù rồi nhanh chóng rời khỏi phòng và sau đó quay trở lại với một bát cháo cầm trên tay. Bát cháo loãng chỉ toàn nước, nhìn ông cô bé cũng hiểu rằng gia đình ông rất nghèo và không có đủ điều kiện để cho cô một bữa ăn ngon như mẹ cô vẫn làm cho cô ăn. Người đàn ông nhẹ nhàng đỡ cô bé ngồi dậy và vui vẻ vừa đẩy bát cháo lại gần cô nói :
- Cháu ăn đi, đừng ngại.
Nhìn bát cháo trắng, cô bé chưa bao giờ ăn loại cháo nào như vậy ban đầu định từ chối nhưng bụng cứ quặn lên vì đói, khuôn mặt e dè bê bát lên múc từng muỗng từ từ đưa lên miệng. Dù chỉ là bát cháo trắng không đáng là bao nhưng khi đói cô thấy thật ngon. Người đàn ông dõi theo từng cử động của cô bé nhưng cô bé ăn rất tự nhiên và ngon miệng. Cô bé nghĩ rằng đây là một người đàn ông tốt.
Người đàn ông này là Trần Khánh, một người rựơu chè be bét, sống trong căn nhà nhỏ cũ kĩ. Trên đường đi mua rượu, ông ta thấy Hiểu Lam nằm bên đường, ngồi xuống, ông ta lay lay cô bé nhưng không thấy gì, vén mái tóc đen ra ông ta thấy được một gương mặt của thiên thần, điều gì đó chợt lóe lên trong đầu ông ta, dẫu biết bản thân mình còn lo chưa nổi làm sao gánh vác được thêm cái của nợ này nhưng ý nghĩ đó đã vụt tắt khi ông ta thấy được vẻ đẹp thiên thần của một cô bé 6 tuổi để rồi chăm sóc cô bé như hiện tại.
Dù ý nghĩ đó là gì đi nữa thì Hiểu Lam giờ đây đã không còn cô đơn và phải đi lang thang nữa. Trong đầu cô bé 6 tuổi lóe lên một hi vọng mới về cuộc sống. Mấy ngày sau, khi Hiểu Lam hoàn toàn khỏe lại, ngày nào cô bé cũng ngủ thoải mái nhưng hôm nay, mới sáng cô bé đã bị đánh thức :
- Mấy giờ rồi mà mày còn ngủ? Chây lười thế à.
Hiểu Lam hơi bất ngờ những vẫn ngoan ngoãn thức dậy không nói gì mà răm rắp làm theo những gì người đàn ông đó nói. Cũng giây phút ấy, hi vọng le lói của bé cũng bị dập tắt. Cô đủ thông minh để hiểu rằng những gì người đàn ông đó làm những ngày qua không phải xuất phát từ lòng tốt mà là vì nó phục vụ cho một mục đích nào đó. Trần Khánh bước vào, trên tay cầm một bộ quần áo đã lấm bẩn ném bụp vào mặt Hiểu Lam:
- Mau mặc bộ quần áo này vào đi, tao có việc cho mày làm đây.
Hiểu Lam không nói gì chỉ lặng lẽ đi thay đồ. Chẳng mấy chốc, một cô bé với mái tóc mỏng mềm mại, khuôn mặt xinh xắn nhưng mặc trên người bộ quần áo bẩn thỉu, đi chân đất. Ông ta vội ném vào người Hiểu Lam một cái ống bơ cũ, kéo cánh tay bé nhỏ đi. Tới thị trấn Trần Khánh ghé vào tai Hiểu Lam nói:
- Mày biết việc cần làm rồi chứ, hãy đi xin tiền những người qua đường. Làm không nhanh thì đến tối đừng có hòng mà ăn cơm. Nghe chưa.
Đôi mắt to tròn vô hồn nhìn xung quanh, mọi người đi lại nhộn nhịp, tiếng cười nói ở khu chợ gần đó cũng vang lên ồn ã. Trần Khánh luôn đi cách cô bé một đoạn đề phòng cô bỏ trốn. Hiểu Lam cũng chẳng nghĩ đến chuyện sẽ bỏ trốn. Trong tâm trí bé nhỏ chỉ nghĩ rằng nếu làm tốt thì sẽ chẳng gặp chuyện gì cả. Cô đưa mắt nhìn Trần Khánh, ông ta hếch cằm ra hiệu cô phải đi đến khu chợ. Đôi chân trần bắt đầu di chuyển, ban đầu, cô bé hơi khó mở lời:
- Cô ơi…cô…làm ơn…cho cháu ít tiền…mấy ngày cháu chưa có gì ăn rồi…
Nhìn khuôn mặt dễ thương, xinh xắn, ai cũng mủi lòng bố thí cho cô bé chút tiền. Còn cô bé ấy, là lần đầu tiên trong đời cô bé nói dối, mỗi lần, những con người tốt bụng đưa tiền cho cô bé với nụ cười tươi rói, ngoài miệng cô bé ngoan ngoãn gập người để cảm ơn đồng thời trong tâm trí cô cũng vang lên từ xin lỗi thật chân thành. Lẽ ra những đứa trẻ đi xin ăn khi được bố thí thì sẽ rất vui, nhưng với cô bé ấy, khuôn mặt buồn rười rượi khiến ai nhìn thấy cũng phải nao lòng. Và mỗi lần tiền được cho vào chiếc ống bơ cũ là mỗi lần Trần Khánh vui sướng. Ông ta vui vì có tiền, vui vì sự khôn ngoan đã mách bảo mình đưa Hiểu Lam về.
Chợ tan cũng là lúc bầu trời xám dần đi, Trần Khánh vội chạy đến cạnh Hiểu Lam, giật ống bơ từ tay cô bé, cầm từng đồng tiền lẻ lên đếm. Mặt ông ta giãn ra:
- Ngày đầu tiên kiếm được bằng này cũng khá đấy, mai tao dẫn đi chỗ khác thì cứ thế mà làm nghe chưa.
Trần Khánh đưa Hiểu Lam về đến tận nhà, đẩy cô bé vào bếp, mang chăn xuống và bắt cô bé phải ngủ ở đây. Khóa chặt cửa bếp, Trần Khánh cầm số tiền xin được đi ngay vào quán rượu chè chén hết sạch số tiền đó thì cũng say mềm, cố gắng lắm ông ta mới lết được về đến nhà. Hiểu Lam bé nhỏ nằm cuộn tròn trong chiếc chăn, đôi mắt nhắm nghiền lại, cô bé đã ngủ thiếp đi từ lúc nào. Có lẽ cô bé đã quá mệt khi phải thức dậy từ sớm, đi xin ăn cả ngày mà lại bị bỏ đói, cả ngày nay cô bé chưa cho gì vào bụng ngoài một chút nước nhưng cô bé không hề than vãn điều gì, khuôn mặt lúc nào cũng hiện rõ sự mệt mỏi. Đôi tay nhỏ ôm lấy bụng, cố xoa dịu đi những cơn đói cồn cào. Cô bé đã nghĩ về cha mẹ mình, về những bữa ăn ngày trước rồi thiếp đi trong hạnh phúc. Trong mơ, cô bé thấy mình lại được sống cùng ba mẹ, những nụ cười lại hiện trên môi, cô bé đã quên đi những mệt mỏi.
Mùa hè, Hiểu Lam chưa cảm nhận được cái khổ khi đi ăn xin. Mùa hè không thể cứ kéo dài mãi được, cuối cùng quy luật của tự nhiên vẫn tiếp diễn. tiết trời bắt đầu lạnh đến tê tái, trông bộ dạng cô bé lúc này thật thảm thương, nhưng Trần Khánh lại nghĩ càng tội nghiệp thì có lẽ sẽ càng kiếm được nhiều tiền vậy nên mặc kệ cô bé với cái áo mỏng manh. Người cô bé run lên từng đợt, da mặt tím tái vì lạnh, đôi chân trần không thể đứng vững, cứ đi được một đoạn lại lảo đảo như người say rượu. Đến những con chó mà cô nhìn thấy trên đường còn được quấn thêm mảnh vải để chống rét, chẳng lẽ cuộc đời cô bé còn không bằng những con chó đó, hai hàm răng cứ đập vào nhau kêu thành tiếng, đôi tay co quắp lại, mạch máu không thể lưu thông. Mỗi lần mở miệng xin tiền, cô bé khó khăn biết bao. Những người cho cô bé tiền thỉnh thoảng bố thí cho cô bé một lời quan tâm:
- Trời lạnh thế này chắc cháu rét lắm hả, này, thôi thì cô cho thêm chút tiền.
Nhưng có những người lại lướt qua không chút bận tâm. Thời tiết thì ngày một rét đậm, cô bé càng không đủ sức lê bước, cơ thể bé nhỏ loạng choạng rồi ngã xuống, xô nhẹ vào ai đó. Đó là một người phụ nữ tốt bụng, chủ quán ăn gần đó. Thấy đứa bé tội nghiệp, bà đưa vào quán ăn, lấy cho cô bé chiếc áo khoác cũng cỡ đó nhưng cũng khá cũ kĩ. Hiểu Lam chẳng quan tâm mấy, cứ thế quấn chặt vào người, bà ta còn mang cho cô bé một bát cháo nóng hổi, cô bé không quên cảm ơn và ăn ngon lành, xong, bà còn tận tình rót cốc nước nóng cho cô bé, nhiệt độ tăng lên, cô bé cũng thấy khỏe hơn nhiều rồi. người phụ nữ ngồi nhìn cô bé, thỉnh thoảng cũng không quên hỏi về ba mẹ, nhà cô bé nhưng Hiểu Lam không hề trả lời. Bất giác, Hiểu Lam nhớ đến Trần Khánh, cô bé quay ngoắt ra phía cửa quán ăn thì thấy Trần Khánh đang đứng co ro ở đó nhưng không để bà ta biết. Hiểu Lam cúi chào bà ta rồi chạy ngay ra ngoài, người phụ nữ hơi bất ngờ nhưng không hề đuổi theo, biết không ai chú ý, Trần Khánh dúi Hiểu Lam một cái khiến cô bé suýt chúi mặt xuống đường:
- Mày cũng giỏi đấy, ấm áp quá rồi giờ quên nhiệm vụ hả.
- Cháu không quên.
- Con ranh, mày dám…
Chưa kịp nói thêm thì Hiểu Lam đã chạy đến gần một người qua đường xin ăn, đã ấm và no nên Hiểu Lam chăm chỉ cho đến tận khi Trần Khánh cho về.
…
- Mày nghĩ mày là cái thá gì? Một con chó được rước từ cống rãnh nào lên. Trông mày không hơn gì một con chó! Vểnh lỗ tai lên mà nghe cho rõ, mày có mắc chứng hoang tưởng thì cũng đừng có mơ tao sẽ bỏ tiền ra để cho cái đứa như mày đi học. Vắt mũi chưa sạch mà dám bỏ ngoài tai lời ông đây hả? Lần này là cảnh cáo, có lần sau thì mày không còn nguyện vẹn đâu! Con ranh!
Từng lời nói cay nghiệt vang lên đồng thời là những đòn roi mà Hiểu Lam phải chịu, nhưng cô bé tuyệt nhiên không rơi lấy một giọt nước mắt. Cô bé muốn tiếp tục được đi học, tiếp tục được đến trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, cô bé đã suy nghĩ rất nhiều về việc có nên mở lời xin Trần Khánh hay không và đến khi cô bé quyết tâm nói thì lại chịu đòn, cô bé cũng đã nghĩ đến việc bị đánh nhưng sự ham học đã thôi thúc cô bé, dù có phải chịu đòn cô cũng phải thử.
Màn đêm lại buông xuống, cô bé bị bỏ đói vì đã xin đi học. Mỗi ngày, Hiểu Lam chỉ được ăn một bữa tối là một mẩu bánh mì khô, Trần Khánh không thể bỏ đói Hiểu Lam vì ông ta biết nếu cô ốm, ông ta sẽ không có tiền. Ngày nào cô bé 6 tuổi cũng cặm cụi đi xin ăn, dù cô bé xin được nhiều tiền thì cô cũng chẳng được ăn ngon hay đủ bữa nhưng nếu tiền kiếm được ít thì ngoài bị đánh, bị chửi, cô bé còn bị bỏ đói. Người càng ngày càng gầy rộc đi, đôi môi khô lại, đôi mắt mệt mỏi u sầu, mái tóc trở nên khô và rối hơn, khuôn mặt nhỏ lấm lem nhưng dù vậy người ta vẫn nhận ra vẻ đẹp của cô gái nhỏ. Dù bị đánh nhưng cô bé không hề khóc, không hề phản kháng, không hề van xin. Hằng đêm cơn đói dày vò cũng trở nên quen thuộc, cô bé luôn tự nhủ sẽ không khóc trước mặt một ai cả, cô phải thật mạnh mẽ. Nếu khóc cô muốn những giọt nước mắt của cô sẽ rơi khi gặp lại mẹ cô, đó sẽ là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Một đứa bé 6 tuổi mới đọc được chữ mà đã phải bỏ học, nhìn những đứa trẻ khác bi bô đọc chữ, huyên thuyên kể chuyện ở trường ở lớp mà Hiểu Lam thèm biết mấy. Thỉnh thoảng cô bé cố tình đi qua bãi rác để nhặt lại những quyển sách mà bọn trẻ vứt đi, cô bé trân trọng những quyển sách đó và trước khi đi ngủ cô lại lôi ra đọc. Sách vở như đưa Hiểu Lam đi ngao du khắp mọi nơi, làm bạn khiến cô bé quên đi nỗi cô đơn.
…
10 năm sau
“Chát" !!!
Cô bé quay phắt 90 độ, loạng choạng suýt ngã sau cái tát trời giáng. Trần Khánh ném bộp chiếc ví với mấy giấy tờ tùy thân của chủ nhân chiếc ví vào mặt Hiểu Lam. Cô không chống cự, không tỏ thái độ mà chỉ cam chịu. 10 năm, một quãng thời gian dài sống với Trần Khánh, cũng là quãng thời gian khổ cực mà Hiểu Lam phải chịu. Càng lớn, Hiểu Lam càng xinh đẹp hơn rất nhiều, vẫn cô bé ngày nào với thân hình nhỏ nhắn, đôi mắt to tròn, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng xin xắn, mái tóc đen dài không còn rối. Khuôn mặt xinh xắn được che khuất dưới vành mũ và chiếc khẩu trang đen, cả người cô gái 16 tuổi toát lên vẻ lạnh lùng, ẩn sâu trong đôi mắt là nỗi buồn và nỗi hận được dấu kín, nơi gò má còn dính băng cá nhân. Đó là vết thương mà Trần Khánh gây ra cho cô. Cô không còn đi xin ăn mà thay vào đó cô kiếm tiền bằng cách đi móc túi. Không biết từ bao giờ cô gái đó đã trở thành dân móc túi chuyên nghiệp. ban đầu, cô bé bị bắt được và bị đánh rất đau dần dần trở thành quen, cô gái khéo léo hơn, nhanh nhẹn hơn, số tiền kiếm được cũng nhiều hơn ngày đi ăn xin.
…
Màn đêm buông xuống từ lâu, trong chiếc chăn cũ, Hiểu Lam kéo tấm chăn lên đến nửa mặt, nhớ lại …
“- Lêu lêu cái đồ ăn xin- Một lũ trẻ vừa cười vừa nhảy xung quanh Hiểu Lam thỉnh thoản chúng lè lưỡi ra chế diễu cô bé ăn xin luộm thuộm.
-... – Hiểu Lam chỉ im lặng, hình ảnh bọn trẻ vây xung quanh cô, cười nhạo cô.
- Đồ ăn xin bẩn thỉu."
“- Con ranh, mày định ăn trộm của tao hả - người đàn ông to lớn hai bàn tay túm cả mớ tóc của Hiểu Lam giật mạnh. Đến khi cô gái nhỏ không đủ sức chống cự hắn xô nhào cô bé xuống đất, phủi tay như vừa chạm vào thứ gì nhơ nhuốc lắm. "
…
“- Ba ơi, ba đừng đi….đừng đưa ba cháu đi mà….ba ơi…-đứa bé cầu xin như không đủ bình tĩnh để đứng đó, cô bé cứ đưa tay về phía ba nó, trong khi ông đang xa nó, xa dần. Như sực nhớ ra người mẹ, cô bé quay lại- Mẹ ơi…giữ ba lại đi mẹ….đừng để họ đưa ba đi mà mẹ…mẹ ơi….-nhưng nó thấy một nụ cười nham hiểm, tiếng cười vang lên man rợ, mẹ nó đang đứng cạnh người đàn ông đó, nó quay sang hai bên như tìm ai đó nhưng xung quanh nó toàn một màu đỏ của máu. Đáng sợ.’’
Hiểu Lam bừng tỉnh, mồ hôi lấm tấm trên mặt, những cơn ác mộng thế này thỉnh thoảng lại đến khiến Hiểu Lam rất sợ, trong nỗi sợ bừng lên nỗi căm tức tột độ, không ai ngờ cô bé phải chịu những nỗi đau và mất mát lớn như thế nào. Bàn tay cô khẽ nắm chặt:
-“ Dương Nhất Lâm, tôi hận ông".
Hiểu Lam vẫn nhớ như in cái khuôn mặt ấy, chưa một giây một khắc nào cô cho phép mình quên đi. Tại sao cô lại phải chịu đựng những thứ này? Chẳng phải vì cô muốn trả thù tên khốn đó sao. Tất cả những xỉ nhục này một ngày nào đó cô gái nhỏ sẽ trả lại tất cả cho họ nhưng cô còn một mối thù lớn hơn, lớn hơn rất nhiều, nó thôi thúc cô phải sống và đối mặt như đang tự rèn luyện chính mình. Những ngày tháng sau này cô còn phải chịu đựng những thử thách khắc nghiệt hơn chăng? Cô không hề run sợ, không hề chùn chân trước cảnh đời khắc nghiệt.
Tác giả :
Hoàng Linh