Thiên Sơn Mộ Tuyết
Chương 21
Tôi xách va li rồi đi chuyến xe bus của sân bay về trường, giữa chừng còn đổi hai lượt tàu điện ngầm. Giao thông chưa vào giờ cao điểm nên cũng thưa người. Chẳng mấy khi có chỗ ngồi trên tàu, tôi sực nhớ phải lấy điện thoại gọi cho Triệu Cao Hưng.
- Tôi ký được hợp đồng rồi.
Triệu Cao Hưng không tỏ ra vui mừng như tôi vẫn tưởng, cậu ta chỉ nói:
- Cảm ơn cậu, Đồng Tuyết ạ, nhưng giờ không cần thiết nữa rồi.
Tim tôi chợt thắt lại, tôi hỏi:
- Có chuyện gì thế?
Tôi gặng hỏi mấy lần mà cậu ta chỉ nói vắn tắt:
- Cậu về rồi biết.
Tôi xuống tàu, liền bắt xe về thẳng trường, tôi vô cùng ngạc nhiên khi gặp Duyệt Oánh ở ký túc xá. Vừa thấy tôi, Duyệt Oánh đã ôm chầm lấy, rồi thụi vào lưng tôi:
- Mấy ngày qua cậu đi đâu thế hả? Điện thoại thì tắt máy suốt, làm tớ lo chết đi được.
Sợ thầy phụ trách phát hiện tôi không ở trường nên vừa đến biển, tôi đã tắt luôn di động. Hơn tháng trời không gặp mà dường như Duyệt Oánh vẫn vậy. Tôi vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ ôm cô ấy:
- Cậu quay về kiểu gì thế?
- Dẹp chuyện này sang một bên đi, tớ đang thèm món cá nướng ở cổng Tây mà không có ai đi cùng, đi nào, tụi mình ra đó ăn cá nướng đi!
Cô ấy lôi tôi ra cổng Tây, khi món cá nướng thơm phúc được bày ra bàn, Duyệt Oánh mới từ tốn kể tôi nghe:
- Tớ và Triệu Cao Hưng chia tay rồi.
Tôi kinh ngạc đến nỗi buông rơi cả đôi đũa xuống bàn, dồn dập hỏi:
- Tại sao?
- Bố tớ bị ung thư gan, giờ đang trị liệu nhưng bác sĩ không khuyến khích thay gan, họ bảo thay xong dễ chừng còn chết nhanh hơn.
Tôi ngây người nhìn cô ấy. Giọng điệu của cô ấy bình thản như thể đang kể chuyện người khác:
- Ông bộ đại gia xổi nhà tớ lại giấu giấu giếm giếm, đến lúc tớ phát hiện ra thứ thuốc mà ông đang uống thì mới biết bệnh tình đã kéo dài được nửa năm rồi.
Tôi nắm tay Duyệt Oánh mà không biết phải an ủi thế nào.
- Hơn một tháng trời ở nhà, ngày nào tớ cũng theo chân bố đến công ty, mới biết bố tớ vất vả nhường nào. Vất vả rồi ảnh hưởng đến sức khỏe đã đành, đằng này ông ấy lại chịu nhiều áp lực, sản nghiệp gia đình thì lớn như thế, ở công ty từ trong ra ngoài việc gì cũng phải lo. Giờ tớ mới hiểu, thì ra bố tớ cũng khổ lắm, hồi trước, tớ hay vùng vằng giận dỗi, giận bố không quan tâm tới tớ, giận ông bạc bẽo với mẹ tớ. Mẹ tớ qua đời cũng sáu, bảy năm nay rồi, tớ luôn tự nhủ, rồi ông sẽ sớm lấy người khác nên tớ thường quen thói vung tay quá trán, tớ mà không tiêu thì người khác cũng tiêu. Tớ đúng là loại phá gia chi tử. Sinh nhật năm hai mươi tuổi, bố hỏi tớ thích quà gì, tớ nói tớ thích máy bay trực thăng, vậy mà ông mua cho tớ thật. Tớ khuyên: “Thôi bố đừng dốc sức kiếm tiền nữa", thì ông nói: “Bố có dốc sức cũng là vì con, bố chỉ có một cô con gái duy nhất, bây giờ bố cố gắng một chút để sau này con đỡ khổ." Tớ theo chân ông suốt một tháng trời, giờ mới biết làm ăn vất vả thế nào. Bố tớ đường đường là một ông chủ, thế mà vẫn phải nhìn mặt kẻ khác mà sống như bao người. Việc gì cũng đến tay, bọn quản lý trong công ty thì không ngừng chia bè kết phái, bọn bên ngoài thì lăm le chực chờ chọc ngoáy, trong khi tớ chẳng làm được trò trống gì, đành đến công ty chăm sóc bố, bố tớ bảo rằng: “Con ngoan của bố, con phải lấy một người đàn ông giỏi giang thì bố mới yên tâm." Khi yêu Triệu Cao Hưng, quả thực tớ cảm thấy rất thoải mái, rất hạnh phúc nhưng tớ biết Triệu Cao Hưng không thích hợp với công việc kinh doanh. Trước đây, cứ tưởng không gì chia cắt được tớ và Triệu Cao Hưng, nhưng giờ đã hiểu, mình sinh ra trong hoàn cảnh này thì bắt buộc mình phải gánh vác. Công ty là tâm huyết cả đời của bố tớ, làm sao tớ nỡ để nó lụn bại trong tay mình chứ? Bây giờ, bố tớ còn sống nhiều lắm cũng chỉ khoảng năm năm nữa thôi, trong năm năm này, tớ chỉ còn cách lao đầu vào học, học cách quản lý, học cách tiếp quản công ty. Hồi xưa, trước lúc mất, mẹ tớ cũng buồn lắm, bởi vì trong lòng bà chỉ có tớ và bố thôi. Còn bây giờ, đối với bố, sản nghiệp và tớ là quan trọng nhất. Tớ hận bố từ lúc mẹ tớ qua đời nhưng tớ không hy vọng mình cũng buồn rầu như thế lúc ông cụ mất.
Tôi không nghĩ được bất cứ lời nào để an ủi Duyệt Oánh, cô ấy rơi vào tình trạng khó xử mà tôi lại ngồi bó tay bất lực. Những giọt nước mắt lăn dài trong im lặng của cô ấy cũng khiến tôi khóc theo. Một lúc lâu sau, Duyệt Oánh đưa tôi giấy ăn:
- Đừng khóc nữa, ăn cá đi.
Lòng nặng trĩu nên miệng cũng nhạt nhẽo, ăn không vào. Duyệt Oánh nói:
- Tớ định thi GMAT[1] rồi chuyển sang học thương mại, bổ sung ít kiến thức, sau này về nước sẽ theo học bố tớ một thời gian, học được cái gì hay cái đó.
- Xin học đa ngành có đễ không?
Dường như Duyệt Oánh đã bình tâm trở lại.
[1] GAMT: viết tắt của Graduate Management Admission Test, là tiêu chuẩn đánh giá được phân phát bằng tiếng Anh, giúp cho các trường thương mại đánh giá khả năng của những người nộp đơn xin học thương mại và quản lý cấp cao.
- Chưa rõ, nhưng cứ có tiền là xong hết. Bố tớ nói rồi, ở đời này, những vấn đề có thể giải quyết bằng tiền thì đâu còn là vấn đề nữa.
Trở về ký túc xá, tôi liền lấy quần áo trong va li ra, quả nhiên bản hợp đồng nằm chình ình dưới đáy va li. Tôi cầm bản hợp đồng, ngồi ngơ ngẩn một chỗ. Thấy thế, Duyệt Oánh tỏ ra ngạc nhiên, giật bản hợp đồng trên tay tôi:
- Sao cậu lại có cái này?
Tôi không trả lời. Duyệt Oánh lật trang cuối, thấy chữ ký của Mạc Thiệu Khiêm nằm lù lù ngay đó, cô ấy trợn mắt hỏi:
- Cậu đi tìm hắn à?
Mắt tôi dán trên bản hợp đồng, vì nó mà tôi bán rẻ lòng tự trọng của bản thân, để rồi bây giờ nó chỉ là một đống giấy vụn.
Duyệt Oánh nói:
- Giấy vụn cái gì mà giấy vụn. Tớ tạm trưng dụng cái này, sau này sẽ chia hoa hồng cho cậu! Dù sao cậu cũng cố sống cố chết lấy nó về, với lại ngay từ đầu, Mạc Thiệu Khiêm đã nợ cậu sẵn rồi! Cậu phải vay vốn hỗ trợ học phí nữa, có bản hợp đồng này, ông bố đại gia xổi nhà tớ sẽ trích cho cậu cả đống tiền hoa hồng!
Cô ấy lôi điện thoại ra, hì hục bấm, lúc sau đưa cho tôi xem một dãy số rồi lắc giật vai tôi, nói:
- Đồng Tuyết ơi! Đồng Tuyết à! Với số tiền này, du học cũng chỉ là chuyện nhỏ!
Tôi chưa từng nghĩ mọi chuyện sẽ thành ra thế này.
Đêm đến, nằm trên giường mà đôi mắt tôi cứ thao láo nhìn bâng quơ lên trần nhà. Tôi chưa từng nghĩ đến việc Duyệt Oánh sẽ bỏ Triệu Cao Hưng, trong cảm nhận của tôi, tình yêu đích thực mãi mãi chẳng thể nào buông xuôi, vậy mà Duyệt Oánh lại thản nhiên nói rằng:
- Tớ yêu anh ấy thật lòng, nhưng tình yêu không giải quyết được vấn đề thực tế. Lúc phải lựa chọn, tớ đã rất đau khổ. Xa Triệu Cao Hưng rồi, có lẽ từ nay về sau, tớ sẽ không tìm được tình yêu nào như thế nữa, nhưng thực lòng, tớ không nỡ từ bỏ sản nghiệp mà bố mình đã dồn tâm huyết cả đời để gây dựng.
Hoàn cảnh của cô ấy gợi tôi nhớ về Mạc Thiệu Khiêm, lúc anh phải bỏ ngang việc học hành về nước, liệu anh có mang tâm trạng như Duyệt Oánh bây giờ không?
Giáo sư Tưởng từng kể với tôi rằng, khi Mạc Thiệu Khiêm kết hôn, anh từng nói, trọn đời không còn biết thế nào là hạnh phúc nữa.
Trọn đời ư? Sao tuyệt vọng đến thế, dai dẳng đến thế? Phải làm sao mới có thể hạ quyết tâm hy sinh cả đời mình đây?
Cảm giác nơi lồng ngực nhói đau, khi tôi rời xa Tiêu Sơn ở thành phố T, tôi cũng tự nhủ rằng, những năm còn lại không còn biết thế nào là hạnh phúc nữa. Chỉ những người từng trải mới biết nỗi đau ấy như thế nào.
Tôi không thể ngờ, thì ra Mạc Thiệu Khiêm cũng từng nếm trải cảm giác đau khổ ấy.
Nhưng giữa tôi và anh đã chẳng còn gì, dù là duyên nợ hay xích mích thì cũng kết thúc thật rồi.
Bố Duyệt Oánh vung tay khá hào phóng, mấy ngày sau, Duyệt Oánh đã đưa tôi một thẻ ATM:
- Hoa hồng của cậu đây.
Tôi không nhận, Duyệt Oánh bèn hậm hực dúi vào trong tay tôi:
- Ngố ạ! Cậu chạy đi tìm tên súc sinh đó vì tớ, đừng tưởng tớ không biết cậu phải chịu khổ ra sao.
- Khổ gì đâu.
Duyệt Oánh bảo:
- Chẳng nhẽ Mạc Thiệu Khiêm lại dám ký bừa vào hợp đồng này chắc? Chỉ thiệt thân cậu còn dám về đó tìm hắn, không sợ hắn cho cậu ra bã luôn à?
Tôi nói:
- Cũng không hẳn thế đâu, nói thật ra, tớ cũng nợ anh ta nhiều thứ.
Duyệt Oánh cốc vào trán tôi:
- Vâng, cậu là Thánh Mẫu!
Hiện tại, Duyệt Oánh đang theo chân bố học hỏi làm ăn, ở thành phố chúng tôi đang sống cũng có công ty con của bố cô ấy. Hôm nào rảnh, không phải lên lớp, Duyệt Oánh thường đến đó thực tập, tuy bận rộn nhưng cô ấy cũng dần nắm bắt được một số kỹ năng kinh doanh, thỉnh thoảng còn kể cho tôi nghe một số chuyện trong nghề. Một hôm, vừa đặt chân về trường, cô nàng đã chộp lấy tôi, suýt thì gào toáng lên:
- Thì ra Mạc Thiệu Khiêm là anh rể cuả mộ Chấn Phi. Trời ạ! Tin động trời, lúc ấy, tớ ngẩn cả người, cậu đã biết chưa hả?
Tôi gật đầu.
Duyệt Oánh hỏi dồn:
- Thế Mộ Chấn Phi biết không?
Tôi lại gật.
Duyệt Oánh giả vờ ngất lịm đến nơi, rồi gào toáng lên:
- Chuyện này còn dã man hơn cả tiểu thuyết diễm tình, cái này phải gọi là ân oán giữa những nhà giàu, yêu nhau lắm, cắn nhau đau, trò này chỉ có thể là do Thiên hậu bi tình – Phỉ Ngã Tư Tồn bày ra thôi… May mà tớ chia tay Triệu Cao Hưng rồi nên chẳng mấy khi gặp Mộ Chấn Phi nữa, nếu không, hễ gặp là thế nào tớ cũng…
Cô ấy ăn nói thẳng thừng vậy thôi, chứ tôi biết cô ấy vẫn chưa quên được Triệu Cao Hưng. Có một tối, hai đứa ra cổng Tây ăn cơm, thấp thoáng thấy bóng Triệu Cao Hưng từ xa, Duyệt Oánh đã kéo tôi chạy như ma đuổi, không để tôi kịp nhìn rõ. Ra tới hồ Minh Nguyệt, cô ấy mới chịu buông tay, cười trừ:
- Vừa rồi có phải mình chạy vắt chân lên cổ không nhỉ?
Nhìn cô ấy vừa khóc vừa cười mà tôi chẳng biết phải an ủi ra sao, đành ôm vai, vỗ về cô ấy.
Tối ấy đang là chớm hạ, hai đứa ngồi ở ghế đá bờ hồ, Duyệt Oánh tự đầu vào vai tôi, khóc một lúc lâu. Mặt hồ lềnh bềnh lá sen xanh nõn mới nhú, dưới quầng sáng của cột đèn mới toanh, lá đổi màu xanh mướt. Bầy thiêu thân rủ nhau nhảy múa điên cuồng quanh ánh đèn, ánh đèn soi tỏ bóng trăng in trên mặt nước, thỉnh thoảng lại vang lên hai, ba tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng không rõ tên, say sưa rả rich đâu đây trong lùm cây, bụi cỏ. Quang cảnh bốn mùa trong trường đẹp như tranh vẽ và chúng tôi đang độ tuổi thanh niên phơi phới xuân thì. Tôi luôn nghĩ, số mình thật chẳng ra sao, nhưng không ngờ nào chỉ có mình tôi, ngay cả Duyệt Oánh cũng không thể ở bên người cô ấy yêu.
Từ đó, mọi tin tức liên quan đến Mạc Thiệu Khiêm đều do Duyệt Oánh kể với tôi:
- Nghe nói đợt này hắn muốn ly hôn với Mộ Vịnh Phi đấy.
Tôi thản nhiên nói:
- Không liên quan gì đến tớ.
Cô ấy nguýt tôi:
- Đại sự này mà lại dính dáng đến cậu á? Cậu là Trần Viên Viên[1] chắc? Chẳng lẽ nhờ cậu mà “tướng quân nổi giận vì tình hồng nhan" [2]? Nhưmg tớ lại cảm thấy Mạc Thiệu Khiêm thật dại dột. Mà nhà họ Mộ cũng vậy. Kết hôn dựa trên lợi ích kinh doanh có ảnh hưởng tới cổ phần của đôi bên, về lâu về dài, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Giờ lại quay ra lật mặt với nhau, đương nhiên cả hắn lẫn nhà họ Mộ đều bị thiệt.
[1] Trần Viên Viên: một danh kỹ ở miền Giang Nam thời Minh mạt – Thanh sơ, là một trong những nhân vật dẫn đến sự sụp đổ của nhà Minh.
[2] Một câu thơ trích trong bài Viên Viên khúc của Ngô Vĩ Nghiệp, Nguyễn Thị Bích Hải dịch.
Duyệt Oánh không còn vô tư như trước nữa, những gì cô ấy nói đều dựa trên khía cạnh lợi nhuận hoặc kinh tế. Tôi có linh cảm, trong tương lai, cô ấy sẽ trở thành một người phụ nữ thành đạt. Tôi sực nhớ lại những gì giáo sư Tưởng từng kể, tuy sau đó, cô ấy khuyên tôi hãy quên đi, nhưng lúc này tôi lại nhớ hơn bao giờ hết. Giáo sư Tưởng từng nói, Mộ Vịnh Phi thường gây khó dễ cho anh, lúc nào cũng muốn kiểm soát anh nên mọi chuyện giữa họ mới căng thẳng như ngày hôm nay.
Cuối tuần, Duyệt Oánh và một đám doanh nhân đi ăn cơm. Tiêu Sơn gọi điện đến đúng lúc tôi đang ở ký túc một mình.
Thấy số của anh mà tôi cứ tưởng mình nhìn nhầm. Chắc anh đang đứng ở một nơi rộng thênh thang nên nghe giọng anh có vẻ xa xăm vô cùng:
- Em đến bệnh viện của trường ngay bây giờ được không, Đồng Tuyết?
Tôi giật mình sửng sốt, thậm chí lắp bắp, gặng hỏi anh:
- Anh không sao chứ? Sao lại ở bệnh viện? Đã xảy ra chuyện gì?
Tiêu Sơn nói:
- Anh không sao. Nhưng Lâm Tư Nhàn muốn gặp em.
Tôi không biết tại sao Lâm Tư Nhàn lại muốn gặp mình, Tiêu Sơn cũng không nói qua điện thoại. Tôi thớ ngờ ngợ, liền chạy ngay đến bệnh viện.
Ra khỏi cổng Bắc Nhị, băng qua một con đường là đến bệnh viện Số một trực thuộc Học viện y, tôi đứng chờ đèn xanh, ở lề đường bên này đã thoáng thấy bóng Tiêu Sơn từ đằng xa. Anh đứng bên kia đường, ngay trước tòa nhà bệnh viện lát gạch đỏ kiểu dáng Liên Xô xây từ những năm năm mươi, sáu mươi nằm ngay sát lề đường, ánh đèn đường soi rõ dáng hình anh, tuy đứng từ xa nhưng bất kể lúc nào, tôi cũng luôn nhận ra anh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Thấy tôi, Tiêu Sơn định bước lại nhưng vướng dòng xe tấp nập như mắc cửi. Cột đèn giao thông bên cạnh réo “bíp bíp" hai hồi rồi chuyển sang màu xanh. Tôi len lỏi trong dòng người, chen chân băng qua đường, bước thẳng một mạch đến trước mặt anh, tôi vội hỏi:
- Sao rồi?
Nhìn sắc mặt anh uể oải, dường như đã xảy ra chuyện chẳng lành.
Tôi biết đó có thể là một chuyện rất tệ, nhưng có nằm mơ cũng không thể ngờ nó lại tệ đến mức này.
Tôi đến thăm Lâm Tư Nhàn ở một phòng bệnh đơn, cô ấy rạch tay tự tử sau khi uống hết một lọ thuốc ngủ. Hôm ấy, tự nhiên Tiêu Sơn thấy nóng ruột, nếu anh không bỏ học rồi chạy như bay đến nhà Lâm Tư Nhàn, đạp cửa xông vào thì có lẽ cô ấy đã chết rồi.
Cô ấy nằm trên giường bệnh, khuôn mặt nhợt nhạt, cắt không còn giọt máu. Thấy tôi, cô ấy liền mỉm cười, nhìn xót xa làm sao.
Tôi an ủi cô ấy:
- Cậu đừng nghĩ ngợi gì nhiều, y học ngày nay phát triển nhanh lắm, không chừng chỉ vài năm nữa sẽ có thuốc…
Cô ấy nói hết sức bình thản nhưng vẫn thoáng vẻ vô cảm:
- Tôi biết mình đáng bị vậy. Đây là báo ứng.
- Cậu đừng nghĩ lung tung, cậu chẳng làm gì sai cả.
Cô ấy ngắt lời tôi:
- Chính tôi bảo với Mộ Vịnh Phi chuyện cậu mang thai…
Có nằm mơ tôi cũng không ngờ chính miệng Lâm Tư Nhàn lại thốt ra cái tên Mộ Vịnh Phi, trong khi họ vốn không hề quen nhau, mối quan hệ giữa họ có lẽ bắn đại bác cũng chẳng tới.
- Cũng chính Mộ Vịnh Phi đã đưa tôi bức ảnh đó, chị ta xui tôi đăng lên diễn dàn trường cậu. Chị ta kể, cậu chấp nhận làm tình nhân của Mạc Thiệu Khiêm là vì tiền, cậu không còn mặt mũi nào đi gặp Tiêu Sơn, chính loại bồ nhí đáng ghê tởm như cậu đã phá hoại hạnh phúc gia đình chị ta. Lúc ấy, tôi nhất thời lú lẫn nên mới dùng IP của quán net để phát tán bức ảnh đó lên mạng, sau đó còn đăng bài tố cáo cậu làm vợ lẽ người ta. Thế mà cậu vừa gọi điện là Tiêu Sơn đã biến mất ngay. Tôi không tài nào tìm được hai người, lúc ấy, Mộ Vịnh Phi nói: “Muốn khiến một kẻ trở nên đau khổ, không nhất thiết phaỉ dồn ả vào con đường chết, bởi lẽ cái chết thường là cách giải thoát nhanh chóng, hãy cứ đày đọa ả trong tuyệt vọng, thế mới khiến ả sống dở chết dở." Tôi nghe lời chị ta kích động nên mới đi tìm các cậu…
Một giọt nước mắt trong suốt lăn dài trên gương mặt cô ấy.
- Đổng Tuyết ạ, tất cả những việc này đều là báo ứng của tôi. Thật ra, Tiêu Sơn yêu cậu nhiều lắm, chính tôi đã đưa anh ấy về vào cái đêm say khướt đó, vậy mà anh ấy ôm chầm lấy tôi rồi nói: “Đồng Tuyết ơi, anh sai rồi". Nói xong câu đó, anh ấy liền lăn ra ngủ. Chúng tôi nằm cạnh nhau đúng một đêm đó, anh ấy không hề chạm vào người tôi. Kể từ lúc ấy, tôi đã hiểu, tôi không bao giờ thắng được cậu. Tôi tự hành hạ bản thân bằng cách vùi mình trong các quán bar, chung chạ với nhiều kẻ xa lạ… Có thai cũng không biết bố đứa trẻ là ai… Tôi ghê tởm bản thân mình sao lại trở nên như thế… Hôm ở thành phố T, khi tôi nói với Tiêu Sơn rằng mình đã có thai, nhìn sắc mặt của hai người, tôi biết mình lại sai rồi… Đồng Tuyết ạ, đây là báo ứng của tôi… Tôi có lỗi với cậu và Tiêu Sơn… Đây là báo ứng của tôi.
Tôi nhìn cô ấy bật khóc nức nở, người con gái xuất sắc này chỉ vì chữ “tình" mà sa chân lỡ bước, kéo theo cả một cuộc đời không lối thoát. Tôi vẫn nhớ như in dáng vẻ của cô ấy những năm cấp ba. Lúc đó, cô áy xinh đẹp biết bao, đáng yêu biết nhường nào. Bạn bè luôn vây quanh cô ấy, ngay cả một đứa lầm lì như tôi cũng thấy cô ấy thật nhiệt tình, cởi mở.
Sao lại thành ra thế này? Cũng chỉ ba năm ngắn ngủi, vì đâu tới nông nỗi này? Đang không biết phải an ủi thế nào thì bác sĩ bước vào, giục cô ấy chuyển viện, họ lấy lý do đây là bệnh viện trực thuộc, mong cô ấy chuyển sang bệnh viện có chuyên môn hơn. Lý do là vậy, thế mà bọn họ mặc áo bảo hộ kín mít, miệng đeo khẩu trang, lem lẻm nói:
- Chúng tôi không có ý kỳ thị nhưng hầu hết bệnh nhân đang nằm ở đây đều là sinh viên và giáo viên, âu cũng là vì sợ sức khỏe của mọi người…
Lâm Tư Nhàn khóc đến rũ cả người, tôi xúc động ôm chặt vai, vỗ vào lưng cô ấy. Tiêu Sơn cáu gắt:
- Ông có còn là bác sĩ không hả? Đáng lẽ ông phải hiểu kiến thức y khoa hơn chúng tôi chứ, sao lại thốt ra mấy lời thiếu y đức thế hả?
- Mong cô khẩn trương làm thủ tục chuyển viện,
Bác sĩ quăng lại câu nói đó cho chúng tôi rồi hớt hải bỏ đi. Lâm Tư Nhàn thở hổ nhển trong lòng tôi như một đứa trẻ.
Tôi và Tiêu Sơn chạy đôn chạy đáo giúp cô ấy làm thủ tục chuyển viện, mãi đến nửa đêm, mọi việc mới ổn thỏa. Mấy bệnh viện lớn luôn trong tình trạng quá tải, lúc sau mới sực nhớ ra, trước đây, Lâm Tư Nhàn từng nhờ người quen tìm bệnh viện cho bà ngoại Tiêu Sơn, anh bèn gọi điện thoại cho người quen đó. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của người đó mà chúng tôi mới gọi được xe cấp cứu đến đưa cô ấy đi.
Tình hình của Lâm Tư Nhàn tạm thời không nguy hiểm đến tính mạng, vừa làm thủ tục nhập viện xong, bác sĩ nói chỉ cần nằm viện theo dõi thêm vài ngày, sau đó có thể xuất viện về nhà. Có điều, nhìn ánh mắt hoảng loạn của cô ấy là tôi đã hiểu, Lâm Tư Nhàn của ngày xưa, nay đã không còn nữa. Cô ấy khẩn khoản van xin tôi như một đứa trẻ:
- Cậu đừng trách Tiêu Sơn nữa, chẳng qua anh ấy bị tôi lừa thôi, đáng lẽ ra hai người nên ở bên nhau. Tôi xin cậu, cậu đừng trách Tiêu Sơn nữa.
Xưa nay đã bao giờ tôi trách Tiêu Sơn đâu, dù cho năm đó, chính anh là người nói lời chia tay, nhưng tuổi trẻ nông nổi, cứ ngỡ rằng người ta sẽ chẳng bao giờ rời xa mình. Vậy mà chỉ vừa mới buông tay, chúng tôi đã bị bão tố dòng đời cuốn trôi, chia lìa, mãi mãi không thể sum vầy.
Tôi biết, rồi đây cả tôi và Tiêu Sơn sẽ lại chia ly. Ngăn cách giữa chúng tôi đâu chỉ có ba năm chia xa, ngoài ba năm khổ cực ấy, giờ lại xuất hiện thêm Lâm Tư Nhàn. Sao chúng tôi có thể đành lòng quay lại bên nhau? Tôi hiểu Tiêu Sơn, Tiêu Sơn hiểu tôi, chúng tôi thấu hiểu lẫn nhau…
Khi chúng tôi rời bệnh viện, trời đã gần sáng. Rạng sáng một ngày đầu hạ của miền Bắc, gió vi vút bên tai mang cảm giác se se lạnh như chớm thu. Tiêu Sơn dừng chân bên vỉa hè, hỏi tôi:
- Muốn đi uống chút gì không?
Tôi gật đầu. Chúng tôi chọn ngay một tiện ăn Tứ Xuyên nho nhỏ, quá nửa đêm nên chỉ lác đác mấy người mang dáng dấp như dân lao động chân tay đang chè chén, nhưng họ cười nói cũng khá ồn ào. Chúng tôi gọi một nồi cá hấp, bà chủ nói:
- Thế thôi, có hai người ăn không hết đâu.
Quả thực họ mang lên một nồi inox rất to, hiển nhiên hai đứa không thể ăn hết được, quán không bán nhiều loại rượu trắng, tôi bèn chọn:
- Nhị Oa Đầu[1] vậy.
[1] Một loại rượu bình dân của Trung Quốc, nấu từ hạt ngũ cốc.
Chất rượu trong suốt rót vào cốc nhựa dùng một lần, Tiêu Sơn liền uống một hơi hết phân nửa, nhìn anh uống rượu mà như uống nước lã, tôi đành nói:
- Đừng uống kiểu này, đau dạ dày đấy!
Anh cười nói:
- Đau lòng còn không sợ, huống chi đau dạ dày?
Tôi chẳng còn biết nói gì hơn, cũng uống cạn ly rượu, cảm nhận chất rượu cay sè ở đầu lưỡi rồi cảm giác bỏng rát in thẳng xuống dạ dày. Cả hai lẳng lặng gắp món cá cay nồng, mùi vị cũng đậm đà. Cá cay nhắm với rượu cay làm tôi rưng rưng nước mắt. Tôi luống cuống cúi gằm xuống nhưng không cầm được nước mắt, bèn ngẩng đầu lên rồi hít một hơi thật sâu. Tiêu Sơn nhìn tôi, dường như anh đã nói rất khẽ:
- Em đừng khóc.
Tôi luống cuống gắp một đống giá đỗ rồi nói:
- Có ai khóc đâu, do em ăn cay ấy mà.
Tiêu Sơn nói:
- Ăn giá vào càng cay hơn, đừng ăn cái đó, ăn cá đi này.
Thời phổ thông, nhìn dáng tôi dong dỏng, gầy guộc nên các bạn đặt biệt danh cho tôi là “Tuyết giá đỗ", Hồi đó, da tôi rất trắng nên Lâm Tư Nhàn mới gọi đùa thế, chứ chẳng có ác ý gì, trong lớp hầu như ai cũng có biệt danh. Như Tiêu Sơn bị gọi là Romeo, còn Lâm Tư Nhàn là Juliet. Nghĩ đến Lâm Tư Nhàn năm nay mới hai mươ mốt tuổi là nước mắt tôi cứ thế đua nhau trào ra. Tiêu Sơn không khuyên nhủ thêm nữa, anh chậm rãi nhấp cạn cốc rượu rồi lại rót thêm. Tôi quệt vội dòng nước mắt, rồi cũng dốc cạn cốc rượu xuống cổ họng.
Vẫn thường nghe đến câu mượn rượu giải sầu, tối nay mới nghiệm ra, những lúc u sầu ứ đọng mà được uống rượu thì còn gì bằng. Hết cốc này đến cốc khác, loáng cái chai rượu đã cạn đáy, Tiêu Sơn gọi chủ quán lấy thêm một chai nữa. Về sau tôi ngà ngà say, chẳng nhớ nổi có uống hết chai đó không. Nhưng tôi vẫn biết mình say, khi Tiêu Sơn tính tiền với bà chủ quán, tôic òn nghe rõ rành rành nồi cá cay giá tám mươi tám tệ. Sau đó, anh định dìu tôi nhưng tôi gạt phắt đi:
- Không sao, em tự đi được.
Lời còn chưa dứt, tôi đã đâm sàm vào cửa kính của tiệm, may mà tấm kính ấy rất chắc chắn nên tôi chỉ va vào đó đánh cốp một tiếng. Bước ra vỉa hè hứng cơn gió lạnh làm hai chân tôi líu ríu vào nhau. Về sau, tôi được Tiêu Sơn cõng trên lưng, lúc ba giờ sáng trên đường vắng tanh, không một bóng người. Tấm lưng anh lắc lư, mang lại cảm giác chếnh choáng, tôi chợt lo:
- Đừng về trường, bị người ta bắt gặp thì không hay đâu.
Cảm giác chếnh choáng này thật quen thuộc, có lẽ nó giống lúc nhỏ theo bố mẹ đi xem phim rồi được bố nhong nhong cõng về nhà. Mọi tư duy của tôi như thể đã bị móc sạch, chỉ để lại một cái đầu trống rỗng. Tôi thấy mệt mỏi rã rời, những chuyện xảy ra trong vòng một năm trở lại đây có lẽ còn nhiều hơn cả một đời, thật sự khiến tôi mệt mỏi, rồi tôi lả người, thiêm thiếp trên lưng anh.
Duyệt Oánh thường hay lải nhải bên tai tôi, nữ sinh đại học tỉnh dậy sau cơn say cần chú ý nhất việc sau đây, ví tiền và trinh tiết còn tức là mình còn. Sau một cơn say dài, tôi mở choàng mắt, nhìn chăm chăm lên trần nhà, đầu đau như búa bổ. Tôi nhớ đã từng có lần cũng uống say bí tỉ thế này, hình như đó là lần đi ăn cơm với Mạc Thiệu Khiêm, lúc đó tôi còn nôn mửa trên xe anh.
Giường của khách sạn rất mềm mại, chỉ có điều tôi mặc nguyên quần bò bó sát đi ngủ nên cả đùi sưng phù. Tôi bò dậy, đảo mắt thấy túi xách đặt ở tủ đầu giường, trên túi có gắn một mảnh giấy, tôi nhận ra nét chữ của Tiêu Sơn:
“Đồng Tuyết, anh về trường trước đây. Em đừng buồn chuyện của Lâm Tư Nhàn nữa, nhớ giữ gìn sức khỏe."
Tôi và Tiêu Sơn đúng là không có duyên phận, thậm chí say rượu cũng chẳng làm được trò trống gì.
Tôi vã nước lạnh rửa mặt rồi soi mình trong gương. Đôi mắt trũng sâu, cả mặt sưng phù, ánh mắt của người hai mươi mốt tuổi mà lại già nua hơn bất kỳ ai. Chắc bởi lòng nặng trĩu những sầu đau nên trái tim đã sớm cằn cỗi.
- Tôi ký được hợp đồng rồi.
Triệu Cao Hưng không tỏ ra vui mừng như tôi vẫn tưởng, cậu ta chỉ nói:
- Cảm ơn cậu, Đồng Tuyết ạ, nhưng giờ không cần thiết nữa rồi.
Tim tôi chợt thắt lại, tôi hỏi:
- Có chuyện gì thế?
Tôi gặng hỏi mấy lần mà cậu ta chỉ nói vắn tắt:
- Cậu về rồi biết.
Tôi xuống tàu, liền bắt xe về thẳng trường, tôi vô cùng ngạc nhiên khi gặp Duyệt Oánh ở ký túc xá. Vừa thấy tôi, Duyệt Oánh đã ôm chầm lấy, rồi thụi vào lưng tôi:
- Mấy ngày qua cậu đi đâu thế hả? Điện thoại thì tắt máy suốt, làm tớ lo chết đi được.
Sợ thầy phụ trách phát hiện tôi không ở trường nên vừa đến biển, tôi đã tắt luôn di động. Hơn tháng trời không gặp mà dường như Duyệt Oánh vẫn vậy. Tôi vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ ôm cô ấy:
- Cậu quay về kiểu gì thế?
- Dẹp chuyện này sang một bên đi, tớ đang thèm món cá nướng ở cổng Tây mà không có ai đi cùng, đi nào, tụi mình ra đó ăn cá nướng đi!
Cô ấy lôi tôi ra cổng Tây, khi món cá nướng thơm phúc được bày ra bàn, Duyệt Oánh mới từ tốn kể tôi nghe:
- Tớ và Triệu Cao Hưng chia tay rồi.
Tôi kinh ngạc đến nỗi buông rơi cả đôi đũa xuống bàn, dồn dập hỏi:
- Tại sao?
- Bố tớ bị ung thư gan, giờ đang trị liệu nhưng bác sĩ không khuyến khích thay gan, họ bảo thay xong dễ chừng còn chết nhanh hơn.
Tôi ngây người nhìn cô ấy. Giọng điệu của cô ấy bình thản như thể đang kể chuyện người khác:
- Ông bộ đại gia xổi nhà tớ lại giấu giấu giếm giếm, đến lúc tớ phát hiện ra thứ thuốc mà ông đang uống thì mới biết bệnh tình đã kéo dài được nửa năm rồi.
Tôi nắm tay Duyệt Oánh mà không biết phải an ủi thế nào.
- Hơn một tháng trời ở nhà, ngày nào tớ cũng theo chân bố đến công ty, mới biết bố tớ vất vả nhường nào. Vất vả rồi ảnh hưởng đến sức khỏe đã đành, đằng này ông ấy lại chịu nhiều áp lực, sản nghiệp gia đình thì lớn như thế, ở công ty từ trong ra ngoài việc gì cũng phải lo. Giờ tớ mới hiểu, thì ra bố tớ cũng khổ lắm, hồi trước, tớ hay vùng vằng giận dỗi, giận bố không quan tâm tới tớ, giận ông bạc bẽo với mẹ tớ. Mẹ tớ qua đời cũng sáu, bảy năm nay rồi, tớ luôn tự nhủ, rồi ông sẽ sớm lấy người khác nên tớ thường quen thói vung tay quá trán, tớ mà không tiêu thì người khác cũng tiêu. Tớ đúng là loại phá gia chi tử. Sinh nhật năm hai mươi tuổi, bố hỏi tớ thích quà gì, tớ nói tớ thích máy bay trực thăng, vậy mà ông mua cho tớ thật. Tớ khuyên: “Thôi bố đừng dốc sức kiếm tiền nữa", thì ông nói: “Bố có dốc sức cũng là vì con, bố chỉ có một cô con gái duy nhất, bây giờ bố cố gắng một chút để sau này con đỡ khổ." Tớ theo chân ông suốt một tháng trời, giờ mới biết làm ăn vất vả thế nào. Bố tớ đường đường là một ông chủ, thế mà vẫn phải nhìn mặt kẻ khác mà sống như bao người. Việc gì cũng đến tay, bọn quản lý trong công ty thì không ngừng chia bè kết phái, bọn bên ngoài thì lăm le chực chờ chọc ngoáy, trong khi tớ chẳng làm được trò trống gì, đành đến công ty chăm sóc bố, bố tớ bảo rằng: “Con ngoan của bố, con phải lấy một người đàn ông giỏi giang thì bố mới yên tâm." Khi yêu Triệu Cao Hưng, quả thực tớ cảm thấy rất thoải mái, rất hạnh phúc nhưng tớ biết Triệu Cao Hưng không thích hợp với công việc kinh doanh. Trước đây, cứ tưởng không gì chia cắt được tớ và Triệu Cao Hưng, nhưng giờ đã hiểu, mình sinh ra trong hoàn cảnh này thì bắt buộc mình phải gánh vác. Công ty là tâm huyết cả đời của bố tớ, làm sao tớ nỡ để nó lụn bại trong tay mình chứ? Bây giờ, bố tớ còn sống nhiều lắm cũng chỉ khoảng năm năm nữa thôi, trong năm năm này, tớ chỉ còn cách lao đầu vào học, học cách quản lý, học cách tiếp quản công ty. Hồi xưa, trước lúc mất, mẹ tớ cũng buồn lắm, bởi vì trong lòng bà chỉ có tớ và bố thôi. Còn bây giờ, đối với bố, sản nghiệp và tớ là quan trọng nhất. Tớ hận bố từ lúc mẹ tớ qua đời nhưng tớ không hy vọng mình cũng buồn rầu như thế lúc ông cụ mất.
Tôi không nghĩ được bất cứ lời nào để an ủi Duyệt Oánh, cô ấy rơi vào tình trạng khó xử mà tôi lại ngồi bó tay bất lực. Những giọt nước mắt lăn dài trong im lặng của cô ấy cũng khiến tôi khóc theo. Một lúc lâu sau, Duyệt Oánh đưa tôi giấy ăn:
- Đừng khóc nữa, ăn cá đi.
Lòng nặng trĩu nên miệng cũng nhạt nhẽo, ăn không vào. Duyệt Oánh nói:
- Tớ định thi GMAT[1] rồi chuyển sang học thương mại, bổ sung ít kiến thức, sau này về nước sẽ theo học bố tớ một thời gian, học được cái gì hay cái đó.
- Xin học đa ngành có đễ không?
Dường như Duyệt Oánh đã bình tâm trở lại.
[1] GAMT: viết tắt của Graduate Management Admission Test, là tiêu chuẩn đánh giá được phân phát bằng tiếng Anh, giúp cho các trường thương mại đánh giá khả năng của những người nộp đơn xin học thương mại và quản lý cấp cao.
- Chưa rõ, nhưng cứ có tiền là xong hết. Bố tớ nói rồi, ở đời này, những vấn đề có thể giải quyết bằng tiền thì đâu còn là vấn đề nữa.
Trở về ký túc xá, tôi liền lấy quần áo trong va li ra, quả nhiên bản hợp đồng nằm chình ình dưới đáy va li. Tôi cầm bản hợp đồng, ngồi ngơ ngẩn một chỗ. Thấy thế, Duyệt Oánh tỏ ra ngạc nhiên, giật bản hợp đồng trên tay tôi:
- Sao cậu lại có cái này?
Tôi không trả lời. Duyệt Oánh lật trang cuối, thấy chữ ký của Mạc Thiệu Khiêm nằm lù lù ngay đó, cô ấy trợn mắt hỏi:
- Cậu đi tìm hắn à?
Mắt tôi dán trên bản hợp đồng, vì nó mà tôi bán rẻ lòng tự trọng của bản thân, để rồi bây giờ nó chỉ là một đống giấy vụn.
Duyệt Oánh nói:
- Giấy vụn cái gì mà giấy vụn. Tớ tạm trưng dụng cái này, sau này sẽ chia hoa hồng cho cậu! Dù sao cậu cũng cố sống cố chết lấy nó về, với lại ngay từ đầu, Mạc Thiệu Khiêm đã nợ cậu sẵn rồi! Cậu phải vay vốn hỗ trợ học phí nữa, có bản hợp đồng này, ông bố đại gia xổi nhà tớ sẽ trích cho cậu cả đống tiền hoa hồng!
Cô ấy lôi điện thoại ra, hì hục bấm, lúc sau đưa cho tôi xem một dãy số rồi lắc giật vai tôi, nói:
- Đồng Tuyết ơi! Đồng Tuyết à! Với số tiền này, du học cũng chỉ là chuyện nhỏ!
Tôi chưa từng nghĩ mọi chuyện sẽ thành ra thế này.
Đêm đến, nằm trên giường mà đôi mắt tôi cứ thao láo nhìn bâng quơ lên trần nhà. Tôi chưa từng nghĩ đến việc Duyệt Oánh sẽ bỏ Triệu Cao Hưng, trong cảm nhận của tôi, tình yêu đích thực mãi mãi chẳng thể nào buông xuôi, vậy mà Duyệt Oánh lại thản nhiên nói rằng:
- Tớ yêu anh ấy thật lòng, nhưng tình yêu không giải quyết được vấn đề thực tế. Lúc phải lựa chọn, tớ đã rất đau khổ. Xa Triệu Cao Hưng rồi, có lẽ từ nay về sau, tớ sẽ không tìm được tình yêu nào như thế nữa, nhưng thực lòng, tớ không nỡ từ bỏ sản nghiệp mà bố mình đã dồn tâm huyết cả đời để gây dựng.
Hoàn cảnh của cô ấy gợi tôi nhớ về Mạc Thiệu Khiêm, lúc anh phải bỏ ngang việc học hành về nước, liệu anh có mang tâm trạng như Duyệt Oánh bây giờ không?
Giáo sư Tưởng từng kể với tôi rằng, khi Mạc Thiệu Khiêm kết hôn, anh từng nói, trọn đời không còn biết thế nào là hạnh phúc nữa.
Trọn đời ư? Sao tuyệt vọng đến thế, dai dẳng đến thế? Phải làm sao mới có thể hạ quyết tâm hy sinh cả đời mình đây?
Cảm giác nơi lồng ngực nhói đau, khi tôi rời xa Tiêu Sơn ở thành phố T, tôi cũng tự nhủ rằng, những năm còn lại không còn biết thế nào là hạnh phúc nữa. Chỉ những người từng trải mới biết nỗi đau ấy như thế nào.
Tôi không thể ngờ, thì ra Mạc Thiệu Khiêm cũng từng nếm trải cảm giác đau khổ ấy.
Nhưng giữa tôi và anh đã chẳng còn gì, dù là duyên nợ hay xích mích thì cũng kết thúc thật rồi.
Bố Duyệt Oánh vung tay khá hào phóng, mấy ngày sau, Duyệt Oánh đã đưa tôi một thẻ ATM:
- Hoa hồng của cậu đây.
Tôi không nhận, Duyệt Oánh bèn hậm hực dúi vào trong tay tôi:
- Ngố ạ! Cậu chạy đi tìm tên súc sinh đó vì tớ, đừng tưởng tớ không biết cậu phải chịu khổ ra sao.
- Khổ gì đâu.
Duyệt Oánh bảo:
- Chẳng nhẽ Mạc Thiệu Khiêm lại dám ký bừa vào hợp đồng này chắc? Chỉ thiệt thân cậu còn dám về đó tìm hắn, không sợ hắn cho cậu ra bã luôn à?
Tôi nói:
- Cũng không hẳn thế đâu, nói thật ra, tớ cũng nợ anh ta nhiều thứ.
Duyệt Oánh cốc vào trán tôi:
- Vâng, cậu là Thánh Mẫu!
Hiện tại, Duyệt Oánh đang theo chân bố học hỏi làm ăn, ở thành phố chúng tôi đang sống cũng có công ty con của bố cô ấy. Hôm nào rảnh, không phải lên lớp, Duyệt Oánh thường đến đó thực tập, tuy bận rộn nhưng cô ấy cũng dần nắm bắt được một số kỹ năng kinh doanh, thỉnh thoảng còn kể cho tôi nghe một số chuyện trong nghề. Một hôm, vừa đặt chân về trường, cô nàng đã chộp lấy tôi, suýt thì gào toáng lên:
- Thì ra Mạc Thiệu Khiêm là anh rể cuả mộ Chấn Phi. Trời ạ! Tin động trời, lúc ấy, tớ ngẩn cả người, cậu đã biết chưa hả?
Tôi gật đầu.
Duyệt Oánh hỏi dồn:
- Thế Mộ Chấn Phi biết không?
Tôi lại gật.
Duyệt Oánh giả vờ ngất lịm đến nơi, rồi gào toáng lên:
- Chuyện này còn dã man hơn cả tiểu thuyết diễm tình, cái này phải gọi là ân oán giữa những nhà giàu, yêu nhau lắm, cắn nhau đau, trò này chỉ có thể là do Thiên hậu bi tình – Phỉ Ngã Tư Tồn bày ra thôi… May mà tớ chia tay Triệu Cao Hưng rồi nên chẳng mấy khi gặp Mộ Chấn Phi nữa, nếu không, hễ gặp là thế nào tớ cũng…
Cô ấy ăn nói thẳng thừng vậy thôi, chứ tôi biết cô ấy vẫn chưa quên được Triệu Cao Hưng. Có một tối, hai đứa ra cổng Tây ăn cơm, thấp thoáng thấy bóng Triệu Cao Hưng từ xa, Duyệt Oánh đã kéo tôi chạy như ma đuổi, không để tôi kịp nhìn rõ. Ra tới hồ Minh Nguyệt, cô ấy mới chịu buông tay, cười trừ:
- Vừa rồi có phải mình chạy vắt chân lên cổ không nhỉ?
Nhìn cô ấy vừa khóc vừa cười mà tôi chẳng biết phải an ủi ra sao, đành ôm vai, vỗ về cô ấy.
Tối ấy đang là chớm hạ, hai đứa ngồi ở ghế đá bờ hồ, Duyệt Oánh tự đầu vào vai tôi, khóc một lúc lâu. Mặt hồ lềnh bềnh lá sen xanh nõn mới nhú, dưới quầng sáng của cột đèn mới toanh, lá đổi màu xanh mướt. Bầy thiêu thân rủ nhau nhảy múa điên cuồng quanh ánh đèn, ánh đèn soi tỏ bóng trăng in trên mặt nước, thỉnh thoảng lại vang lên hai, ba tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng không rõ tên, say sưa rả rich đâu đây trong lùm cây, bụi cỏ. Quang cảnh bốn mùa trong trường đẹp như tranh vẽ và chúng tôi đang độ tuổi thanh niên phơi phới xuân thì. Tôi luôn nghĩ, số mình thật chẳng ra sao, nhưng không ngờ nào chỉ có mình tôi, ngay cả Duyệt Oánh cũng không thể ở bên người cô ấy yêu.
Từ đó, mọi tin tức liên quan đến Mạc Thiệu Khiêm đều do Duyệt Oánh kể với tôi:
- Nghe nói đợt này hắn muốn ly hôn với Mộ Vịnh Phi đấy.
Tôi thản nhiên nói:
- Không liên quan gì đến tớ.
Cô ấy nguýt tôi:
- Đại sự này mà lại dính dáng đến cậu á? Cậu là Trần Viên Viên[1] chắc? Chẳng lẽ nhờ cậu mà “tướng quân nổi giận vì tình hồng nhan" [2]? Nhưmg tớ lại cảm thấy Mạc Thiệu Khiêm thật dại dột. Mà nhà họ Mộ cũng vậy. Kết hôn dựa trên lợi ích kinh doanh có ảnh hưởng tới cổ phần của đôi bên, về lâu về dài, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Giờ lại quay ra lật mặt với nhau, đương nhiên cả hắn lẫn nhà họ Mộ đều bị thiệt.
[1] Trần Viên Viên: một danh kỹ ở miền Giang Nam thời Minh mạt – Thanh sơ, là một trong những nhân vật dẫn đến sự sụp đổ của nhà Minh.
[2] Một câu thơ trích trong bài Viên Viên khúc của Ngô Vĩ Nghiệp, Nguyễn Thị Bích Hải dịch.
Duyệt Oánh không còn vô tư như trước nữa, những gì cô ấy nói đều dựa trên khía cạnh lợi nhuận hoặc kinh tế. Tôi có linh cảm, trong tương lai, cô ấy sẽ trở thành một người phụ nữ thành đạt. Tôi sực nhớ lại những gì giáo sư Tưởng từng kể, tuy sau đó, cô ấy khuyên tôi hãy quên đi, nhưng lúc này tôi lại nhớ hơn bao giờ hết. Giáo sư Tưởng từng nói, Mộ Vịnh Phi thường gây khó dễ cho anh, lúc nào cũng muốn kiểm soát anh nên mọi chuyện giữa họ mới căng thẳng như ngày hôm nay.
Cuối tuần, Duyệt Oánh và một đám doanh nhân đi ăn cơm. Tiêu Sơn gọi điện đến đúng lúc tôi đang ở ký túc một mình.
Thấy số của anh mà tôi cứ tưởng mình nhìn nhầm. Chắc anh đang đứng ở một nơi rộng thênh thang nên nghe giọng anh có vẻ xa xăm vô cùng:
- Em đến bệnh viện của trường ngay bây giờ được không, Đồng Tuyết?
Tôi giật mình sửng sốt, thậm chí lắp bắp, gặng hỏi anh:
- Anh không sao chứ? Sao lại ở bệnh viện? Đã xảy ra chuyện gì?
Tiêu Sơn nói:
- Anh không sao. Nhưng Lâm Tư Nhàn muốn gặp em.
Tôi không biết tại sao Lâm Tư Nhàn lại muốn gặp mình, Tiêu Sơn cũng không nói qua điện thoại. Tôi thớ ngờ ngợ, liền chạy ngay đến bệnh viện.
Ra khỏi cổng Bắc Nhị, băng qua một con đường là đến bệnh viện Số một trực thuộc Học viện y, tôi đứng chờ đèn xanh, ở lề đường bên này đã thoáng thấy bóng Tiêu Sơn từ đằng xa. Anh đứng bên kia đường, ngay trước tòa nhà bệnh viện lát gạch đỏ kiểu dáng Liên Xô xây từ những năm năm mươi, sáu mươi nằm ngay sát lề đường, ánh đèn đường soi rõ dáng hình anh, tuy đứng từ xa nhưng bất kể lúc nào, tôi cũng luôn nhận ra anh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Thấy tôi, Tiêu Sơn định bước lại nhưng vướng dòng xe tấp nập như mắc cửi. Cột đèn giao thông bên cạnh réo “bíp bíp" hai hồi rồi chuyển sang màu xanh. Tôi len lỏi trong dòng người, chen chân băng qua đường, bước thẳng một mạch đến trước mặt anh, tôi vội hỏi:
- Sao rồi?
Nhìn sắc mặt anh uể oải, dường như đã xảy ra chuyện chẳng lành.
Tôi biết đó có thể là một chuyện rất tệ, nhưng có nằm mơ cũng không thể ngờ nó lại tệ đến mức này.
Tôi đến thăm Lâm Tư Nhàn ở một phòng bệnh đơn, cô ấy rạch tay tự tử sau khi uống hết một lọ thuốc ngủ. Hôm ấy, tự nhiên Tiêu Sơn thấy nóng ruột, nếu anh không bỏ học rồi chạy như bay đến nhà Lâm Tư Nhàn, đạp cửa xông vào thì có lẽ cô ấy đã chết rồi.
Cô ấy nằm trên giường bệnh, khuôn mặt nhợt nhạt, cắt không còn giọt máu. Thấy tôi, cô ấy liền mỉm cười, nhìn xót xa làm sao.
Tôi an ủi cô ấy:
- Cậu đừng nghĩ ngợi gì nhiều, y học ngày nay phát triển nhanh lắm, không chừng chỉ vài năm nữa sẽ có thuốc…
Cô ấy nói hết sức bình thản nhưng vẫn thoáng vẻ vô cảm:
- Tôi biết mình đáng bị vậy. Đây là báo ứng.
- Cậu đừng nghĩ lung tung, cậu chẳng làm gì sai cả.
Cô ấy ngắt lời tôi:
- Chính tôi bảo với Mộ Vịnh Phi chuyện cậu mang thai…
Có nằm mơ tôi cũng không ngờ chính miệng Lâm Tư Nhàn lại thốt ra cái tên Mộ Vịnh Phi, trong khi họ vốn không hề quen nhau, mối quan hệ giữa họ có lẽ bắn đại bác cũng chẳng tới.
- Cũng chính Mộ Vịnh Phi đã đưa tôi bức ảnh đó, chị ta xui tôi đăng lên diễn dàn trường cậu. Chị ta kể, cậu chấp nhận làm tình nhân của Mạc Thiệu Khiêm là vì tiền, cậu không còn mặt mũi nào đi gặp Tiêu Sơn, chính loại bồ nhí đáng ghê tởm như cậu đã phá hoại hạnh phúc gia đình chị ta. Lúc ấy, tôi nhất thời lú lẫn nên mới dùng IP của quán net để phát tán bức ảnh đó lên mạng, sau đó còn đăng bài tố cáo cậu làm vợ lẽ người ta. Thế mà cậu vừa gọi điện là Tiêu Sơn đã biến mất ngay. Tôi không tài nào tìm được hai người, lúc ấy, Mộ Vịnh Phi nói: “Muốn khiến một kẻ trở nên đau khổ, không nhất thiết phaỉ dồn ả vào con đường chết, bởi lẽ cái chết thường là cách giải thoát nhanh chóng, hãy cứ đày đọa ả trong tuyệt vọng, thế mới khiến ả sống dở chết dở." Tôi nghe lời chị ta kích động nên mới đi tìm các cậu…
Một giọt nước mắt trong suốt lăn dài trên gương mặt cô ấy.
- Đổng Tuyết ạ, tất cả những việc này đều là báo ứng của tôi. Thật ra, Tiêu Sơn yêu cậu nhiều lắm, chính tôi đã đưa anh ấy về vào cái đêm say khướt đó, vậy mà anh ấy ôm chầm lấy tôi rồi nói: “Đồng Tuyết ơi, anh sai rồi". Nói xong câu đó, anh ấy liền lăn ra ngủ. Chúng tôi nằm cạnh nhau đúng một đêm đó, anh ấy không hề chạm vào người tôi. Kể từ lúc ấy, tôi đã hiểu, tôi không bao giờ thắng được cậu. Tôi tự hành hạ bản thân bằng cách vùi mình trong các quán bar, chung chạ với nhiều kẻ xa lạ… Có thai cũng không biết bố đứa trẻ là ai… Tôi ghê tởm bản thân mình sao lại trở nên như thế… Hôm ở thành phố T, khi tôi nói với Tiêu Sơn rằng mình đã có thai, nhìn sắc mặt của hai người, tôi biết mình lại sai rồi… Đồng Tuyết ạ, đây là báo ứng của tôi… Tôi có lỗi với cậu và Tiêu Sơn… Đây là báo ứng của tôi.
Tôi nhìn cô ấy bật khóc nức nở, người con gái xuất sắc này chỉ vì chữ “tình" mà sa chân lỡ bước, kéo theo cả một cuộc đời không lối thoát. Tôi vẫn nhớ như in dáng vẻ của cô ấy những năm cấp ba. Lúc đó, cô áy xinh đẹp biết bao, đáng yêu biết nhường nào. Bạn bè luôn vây quanh cô ấy, ngay cả một đứa lầm lì như tôi cũng thấy cô ấy thật nhiệt tình, cởi mở.
Sao lại thành ra thế này? Cũng chỉ ba năm ngắn ngủi, vì đâu tới nông nỗi này? Đang không biết phải an ủi thế nào thì bác sĩ bước vào, giục cô ấy chuyển viện, họ lấy lý do đây là bệnh viện trực thuộc, mong cô ấy chuyển sang bệnh viện có chuyên môn hơn. Lý do là vậy, thế mà bọn họ mặc áo bảo hộ kín mít, miệng đeo khẩu trang, lem lẻm nói:
- Chúng tôi không có ý kỳ thị nhưng hầu hết bệnh nhân đang nằm ở đây đều là sinh viên và giáo viên, âu cũng là vì sợ sức khỏe của mọi người…
Lâm Tư Nhàn khóc đến rũ cả người, tôi xúc động ôm chặt vai, vỗ vào lưng cô ấy. Tiêu Sơn cáu gắt:
- Ông có còn là bác sĩ không hả? Đáng lẽ ông phải hiểu kiến thức y khoa hơn chúng tôi chứ, sao lại thốt ra mấy lời thiếu y đức thế hả?
- Mong cô khẩn trương làm thủ tục chuyển viện,
Bác sĩ quăng lại câu nói đó cho chúng tôi rồi hớt hải bỏ đi. Lâm Tư Nhàn thở hổ nhển trong lòng tôi như một đứa trẻ.
Tôi và Tiêu Sơn chạy đôn chạy đáo giúp cô ấy làm thủ tục chuyển viện, mãi đến nửa đêm, mọi việc mới ổn thỏa. Mấy bệnh viện lớn luôn trong tình trạng quá tải, lúc sau mới sực nhớ ra, trước đây, Lâm Tư Nhàn từng nhờ người quen tìm bệnh viện cho bà ngoại Tiêu Sơn, anh bèn gọi điện thoại cho người quen đó. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của người đó mà chúng tôi mới gọi được xe cấp cứu đến đưa cô ấy đi.
Tình hình của Lâm Tư Nhàn tạm thời không nguy hiểm đến tính mạng, vừa làm thủ tục nhập viện xong, bác sĩ nói chỉ cần nằm viện theo dõi thêm vài ngày, sau đó có thể xuất viện về nhà. Có điều, nhìn ánh mắt hoảng loạn của cô ấy là tôi đã hiểu, Lâm Tư Nhàn của ngày xưa, nay đã không còn nữa. Cô ấy khẩn khoản van xin tôi như một đứa trẻ:
- Cậu đừng trách Tiêu Sơn nữa, chẳng qua anh ấy bị tôi lừa thôi, đáng lẽ ra hai người nên ở bên nhau. Tôi xin cậu, cậu đừng trách Tiêu Sơn nữa.
Xưa nay đã bao giờ tôi trách Tiêu Sơn đâu, dù cho năm đó, chính anh là người nói lời chia tay, nhưng tuổi trẻ nông nổi, cứ ngỡ rằng người ta sẽ chẳng bao giờ rời xa mình. Vậy mà chỉ vừa mới buông tay, chúng tôi đã bị bão tố dòng đời cuốn trôi, chia lìa, mãi mãi không thể sum vầy.
Tôi biết, rồi đây cả tôi và Tiêu Sơn sẽ lại chia ly. Ngăn cách giữa chúng tôi đâu chỉ có ba năm chia xa, ngoài ba năm khổ cực ấy, giờ lại xuất hiện thêm Lâm Tư Nhàn. Sao chúng tôi có thể đành lòng quay lại bên nhau? Tôi hiểu Tiêu Sơn, Tiêu Sơn hiểu tôi, chúng tôi thấu hiểu lẫn nhau…
Khi chúng tôi rời bệnh viện, trời đã gần sáng. Rạng sáng một ngày đầu hạ của miền Bắc, gió vi vút bên tai mang cảm giác se se lạnh như chớm thu. Tiêu Sơn dừng chân bên vỉa hè, hỏi tôi:
- Muốn đi uống chút gì không?
Tôi gật đầu. Chúng tôi chọn ngay một tiện ăn Tứ Xuyên nho nhỏ, quá nửa đêm nên chỉ lác đác mấy người mang dáng dấp như dân lao động chân tay đang chè chén, nhưng họ cười nói cũng khá ồn ào. Chúng tôi gọi một nồi cá hấp, bà chủ nói:
- Thế thôi, có hai người ăn không hết đâu.
Quả thực họ mang lên một nồi inox rất to, hiển nhiên hai đứa không thể ăn hết được, quán không bán nhiều loại rượu trắng, tôi bèn chọn:
- Nhị Oa Đầu[1] vậy.
[1] Một loại rượu bình dân của Trung Quốc, nấu từ hạt ngũ cốc.
Chất rượu trong suốt rót vào cốc nhựa dùng một lần, Tiêu Sơn liền uống một hơi hết phân nửa, nhìn anh uống rượu mà như uống nước lã, tôi đành nói:
- Đừng uống kiểu này, đau dạ dày đấy!
Anh cười nói:
- Đau lòng còn không sợ, huống chi đau dạ dày?
Tôi chẳng còn biết nói gì hơn, cũng uống cạn ly rượu, cảm nhận chất rượu cay sè ở đầu lưỡi rồi cảm giác bỏng rát in thẳng xuống dạ dày. Cả hai lẳng lặng gắp món cá cay nồng, mùi vị cũng đậm đà. Cá cay nhắm với rượu cay làm tôi rưng rưng nước mắt. Tôi luống cuống cúi gằm xuống nhưng không cầm được nước mắt, bèn ngẩng đầu lên rồi hít một hơi thật sâu. Tiêu Sơn nhìn tôi, dường như anh đã nói rất khẽ:
- Em đừng khóc.
Tôi luống cuống gắp một đống giá đỗ rồi nói:
- Có ai khóc đâu, do em ăn cay ấy mà.
Tiêu Sơn nói:
- Ăn giá vào càng cay hơn, đừng ăn cái đó, ăn cá đi này.
Thời phổ thông, nhìn dáng tôi dong dỏng, gầy guộc nên các bạn đặt biệt danh cho tôi là “Tuyết giá đỗ", Hồi đó, da tôi rất trắng nên Lâm Tư Nhàn mới gọi đùa thế, chứ chẳng có ác ý gì, trong lớp hầu như ai cũng có biệt danh. Như Tiêu Sơn bị gọi là Romeo, còn Lâm Tư Nhàn là Juliet. Nghĩ đến Lâm Tư Nhàn năm nay mới hai mươ mốt tuổi là nước mắt tôi cứ thế đua nhau trào ra. Tiêu Sơn không khuyên nhủ thêm nữa, anh chậm rãi nhấp cạn cốc rượu rồi lại rót thêm. Tôi quệt vội dòng nước mắt, rồi cũng dốc cạn cốc rượu xuống cổ họng.
Vẫn thường nghe đến câu mượn rượu giải sầu, tối nay mới nghiệm ra, những lúc u sầu ứ đọng mà được uống rượu thì còn gì bằng. Hết cốc này đến cốc khác, loáng cái chai rượu đã cạn đáy, Tiêu Sơn gọi chủ quán lấy thêm một chai nữa. Về sau tôi ngà ngà say, chẳng nhớ nổi có uống hết chai đó không. Nhưng tôi vẫn biết mình say, khi Tiêu Sơn tính tiền với bà chủ quán, tôic òn nghe rõ rành rành nồi cá cay giá tám mươi tám tệ. Sau đó, anh định dìu tôi nhưng tôi gạt phắt đi:
- Không sao, em tự đi được.
Lời còn chưa dứt, tôi đã đâm sàm vào cửa kính của tiệm, may mà tấm kính ấy rất chắc chắn nên tôi chỉ va vào đó đánh cốp một tiếng. Bước ra vỉa hè hứng cơn gió lạnh làm hai chân tôi líu ríu vào nhau. Về sau, tôi được Tiêu Sơn cõng trên lưng, lúc ba giờ sáng trên đường vắng tanh, không một bóng người. Tấm lưng anh lắc lư, mang lại cảm giác chếnh choáng, tôi chợt lo:
- Đừng về trường, bị người ta bắt gặp thì không hay đâu.
Cảm giác chếnh choáng này thật quen thuộc, có lẽ nó giống lúc nhỏ theo bố mẹ đi xem phim rồi được bố nhong nhong cõng về nhà. Mọi tư duy của tôi như thể đã bị móc sạch, chỉ để lại một cái đầu trống rỗng. Tôi thấy mệt mỏi rã rời, những chuyện xảy ra trong vòng một năm trở lại đây có lẽ còn nhiều hơn cả một đời, thật sự khiến tôi mệt mỏi, rồi tôi lả người, thiêm thiếp trên lưng anh.
Duyệt Oánh thường hay lải nhải bên tai tôi, nữ sinh đại học tỉnh dậy sau cơn say cần chú ý nhất việc sau đây, ví tiền và trinh tiết còn tức là mình còn. Sau một cơn say dài, tôi mở choàng mắt, nhìn chăm chăm lên trần nhà, đầu đau như búa bổ. Tôi nhớ đã từng có lần cũng uống say bí tỉ thế này, hình như đó là lần đi ăn cơm với Mạc Thiệu Khiêm, lúc đó tôi còn nôn mửa trên xe anh.
Giường của khách sạn rất mềm mại, chỉ có điều tôi mặc nguyên quần bò bó sát đi ngủ nên cả đùi sưng phù. Tôi bò dậy, đảo mắt thấy túi xách đặt ở tủ đầu giường, trên túi có gắn một mảnh giấy, tôi nhận ra nét chữ của Tiêu Sơn:
“Đồng Tuyết, anh về trường trước đây. Em đừng buồn chuyện của Lâm Tư Nhàn nữa, nhớ giữ gìn sức khỏe."
Tôi và Tiêu Sơn đúng là không có duyên phận, thậm chí say rượu cũng chẳng làm được trò trống gì.
Tôi vã nước lạnh rửa mặt rồi soi mình trong gương. Đôi mắt trũng sâu, cả mặt sưng phù, ánh mắt của người hai mươi mốt tuổi mà lại già nua hơn bất kỳ ai. Chắc bởi lòng nặng trĩu những sầu đau nên trái tim đã sớm cằn cỗi.
Tác giả :
Phỉ Ngã Tư Tồn