Thiên Mệnh Khả Biến
Chương 60: Những điều đúng đắn
“Lại là Bà chúa!" (Thả tim)
(Một loạt thả tim)
“Ta biết ngay, vẫn là Bà chúa á"
“Bà chúa thả chó ra cắn, đến Đỗ Vinh cũng phải khuất phục"
“Bà chúa chỉ cần một mưu kế nhỏ, đến cả doanh nhân Hải Thành cũng phải khuất phục"
“Tiếp đến sẽ là ai, giới quý tộc chăng?"
“Mới 11 tuổi, khiến người khác phải quỳ lạy dưới chân!"
“Doạ đốt cả nhà người ta, thật đáng sợ, nhưng không hiểu sao, tui yêu Bà chúa mất rồi!"
“Nữ Ma Thần!" (Thả tim)
(Hàng loạt tim)
…
Linh cười.
- Không có chuyện gì đâu bác. Bác tới đây, có phải là để thăm bệnh bạn Cường không?
- A! Đúng rồi! Đúng là con tới đây thăm bệnh bạn nhỏ Cường.
- Bạn ấy đang mệt, không tiếp khách được, nhưng bố mẹ bạn ấy ở đây, bác cứ thăm hỏi đi.
Nói rồi, cô bé chỉ về bố mẹ thằng Cường.
Đỗ Vinh lập bập chạy tới, hỏi han một hồi. Hai người kia cũng lúng túng đáp lại. Trước khi tạm biệt, Đỗ Vinh vội lén lút dúi cho hai người một đống tiền, rồi rối rít chào tất cả mọi người, ra về. Hắn còn phải gặp Viện trưởng để giải quyết vụ lùm xùm này đây.
Viện trưởng bệnh viện thành phố cũng không phải một nhân vật dễ chọc vào, ít nhất là trình của Đỗ Vinh chưa đủ để ông ta phải để mắt. Nhưng, mỗi khi xã hội đen tìm tới bệnh viện gây chuyện, ông ta cũng mắt nhắm mắt mở, miễn là sau đó lễ tạ ông ta cho đủ là được.
Trần Phương Linh rất vui vẻ. Cô bé biết, để được như vậy, mình đã phải nhờ tới ông ngoại. Chốc về cô bé lại phải gọi điện cảm ơn ông. Cô bé cũng muốn dặn thằng Văn, về sau đừng gây chuyện như vậy nữa, nguy hiểm lắm.
Nhưng, nghe giọng thằng Văn đang thản nhiên nói chuyện với bố thằng Cường, cô bé muốn đập cho nó một trận.
- Bác thấy chưa? Mẹ cháu nói rồi, mọi người đều rất biết đạo lý đó. Đến trưa, Linh đưa nó về đến nhà.
Mẹ nó đã ở nhà rồi. Mẹ nó khoanh tay, đứng ở cửa, như chờ sẵn nó về.
- Ơ, hôm nay mẹ không làm ca trưa nữa ạ?
- Con chào bác ạ! Con xin phép bác, con về... - Linh thấy mẹ thằng Văn không vui, mà gần như là có liên quan tới cô bé, cô bé muốn chuồn lẹ.
- Đã đến rồi, ở lại ăn cơm đi cháu, bác cũng muốn cảm ơn cháu đã dạy thằng Văn học.
- Dạ thôi, con..
Chị Thanh nhướn mày. Linh không dám chối nữa, phải đi vào nhà.
Nhà thật sự rất chật. Đây là lần đầu tiên Linh bước vào trong nhà Văn. Cô bé thật sự không biết, hai mẹ con có thể sống trong căn nhà này như thế nào. Bếp lại đặt cùng một chỗ với nơi ăn, và nơi ngủ. Đây là điều mà từ bé tới giờ, Linh không tưởng tượng nổi.
Nhưng có một chỗ thật sự thú vị. Là giá sách của chị Thanh. Đều là những tác phẩm Văn học nổi tiếng. Linh thích thú chạy tới, cẩn thận giở xem từng trang sách. Sách rất cũ, nhưng được giữ rất cẩn thận.
- A! Quyển này nhà con cũng có. Còn quyển này, con đọc rồi nè cô. Hay lắm đó!
- A! Quyển này nhà con không có. Cô cho con mượn được không?
…
Chị Thanh nhìn Linh, thở dài. Ước gì thằng con mình cũng ham đọc như vậy.
- Chốc cô cho con mượn. Bây giờ, 2 đứa ngồi lên ghế đi, cô có chuyện muốn nói.
- Ặc... - Văn này.
- Dạ.
- Chuyện con tập võ, mẹ không cấm. Nếu bị người ta đánh, mình đánh lại là đúng. Nếu thấy người khác bị bắt nạt, ra tay bảo vệ là đúng. Chỉ cần con đừng vô cớ đánh người, là được.
- Dạ. - Văn thấy nhẹ nhõm hẳn, trước giờ mẹ nó cứ cấm nó không được dây vào bạo lực.
- Hơn nữa, con nhớ kĩ cho mẹ. Đánh được thì đánh, không đánh được thì chạy.
- Dạ.
Thấy nó gật đầu lia lịa, chị cũng hài lòng. Đánh không được thì chạy, cái đạo lý này bố của nó cũng hiểu rõ, nhưng hắn ta dường như không bao giờ lùi bước. Đánh không được thì chạy, nhưng để không phải chạy, hắn luôn nghĩ ra cách để đánh. Chị chỉ mong thằng Văn không cố chấp như vậy.
- Còn Linh...
- Dạ con đây cô. Dạo này con thấy cô càng ngày càng trẻ đẹp ra ấy...
Chị Thanh lại nhướn mày. Cô bé ngậm miệng.
- Mấy chuyện cá cược, con có tiền, con cứ chơi. Nhưng đừng lôi thằng Văn vào nữa.
- Dạ...
- Tiền cược lần này con thắng, con cứ giữ hết đi. Thằng Văn không được phép cầm tiền không phải do sức lao động kiếm ra.
- Nhưng, bạn Văn cũng góp công trong đó mà cô...
- Công? Lên võ đài, đánh nhau thắng người ta, thì gọi là công? Hai đứa nên nhớ, trên võ đài, lúc này con đánh thắng người ta, cũng có ngày người ta đánh thắng con. Lúc này, con thắng được nhiều tiền, rồi cũng có lúc, người ta thắng lại toàn bộ tiền của con. Kiếm tiền như vậy, gọi là bền vững sao? Không! Chỉ có tiền do sức lao động mình làm ra, mới là bền vững.
- Nhưng...
- Cả Linh nữa, cô khuyên con, nhà con có nhiều tiền, nhưng con cũng không nên tiêu tiền vô tội vạ như vậy. 600 hào, con nghĩ là số tiền nhỏ, nhưng những người lao động như cô, có làm việc cả đời cũng không kiếm nổi một phần số đó. Bố mẹ con hiện giờ việc kinh doanh phát đạt, thậm chí cả Phạm thị bên ngoại của con càng là đại đại đại phú hào. Nhưng, nếu có một ngày, việc kinh doanh không còn tốt nữa, gia tộc sa sút, con phải sống như một người bình thường, rồi con sẽ ước giá ngày đó không phung phí 600 hào này, con đã có thể nuôi sống cả gia đình mình khỏi cơn hoạn nạn. Thậm chí có thể dè sẻn mà sống cả đời không lo lắng.
- Dạ... Con biết rồi cô.
Linh cúi mặt xuống. Đạo lý này, không phải cô bé không nghĩ ra, nhưng thực sự chưa có ai nói vậy với cô. Càng không có ai dám dạy bảo cô, vì cô là đại tiểu thư Trần Phương Linh. Dám đưa cả giả thiết Phạm thị sa sút, có lẽ chỉ có người phụ nữ trước mặt này. Linh chợt thấy tò mò.
- Các con cũng thấy rồi. Không có đồng tiền nào từ trên trời rơi xuống, tiền mà các con lấy được, đều là đoạt từ người khác. Đoạt tiền từ người khác, tất nhiên sẽ khiến người ta tức giận. Họ tức giận, họ lại tìm cách gây chuyện với các con. Có phải không?
- Dạ, đúng ạ.
Văn hiểu. Nếu không vì vụ cá cược, Đỗ Lương cũng không trút giận lên thằng Cường, nó cũng không phải vì thế mà đánh Đỗ Lương, và hôm nay người nhà Đỗ Lương cũng không tìm tới bệnh viện gây chuyện.
- Nhưng, nếu người ta vô cớ tới bắt nạt mình thì sao ạ?
Chị Thanh cười.
- Cứ thẳng tay mà đánh!
- Nhưng nếu đánh không lại?
- Thì lại chạy!
Linh phì cười. Người phụ nữ trước mặt mình, có lẽ không đơn giản như vậy. Không phải một bà mẹ dạy con mình những điều ngây thơ, mà đó đều là những điều vô cùng đúng đắn. Một người có thể tự tin để con mình làm những điều đúng đắn giữa cuộc sống phức tạp này, hẳn phải có một sự tự tin không hề nhỏ.
Cô ấy, rốt cuộc là ai?
(Một loạt thả tim)
“Ta biết ngay, vẫn là Bà chúa á"
“Bà chúa thả chó ra cắn, đến Đỗ Vinh cũng phải khuất phục"
“Bà chúa chỉ cần một mưu kế nhỏ, đến cả doanh nhân Hải Thành cũng phải khuất phục"
“Tiếp đến sẽ là ai, giới quý tộc chăng?"
“Mới 11 tuổi, khiến người khác phải quỳ lạy dưới chân!"
“Doạ đốt cả nhà người ta, thật đáng sợ, nhưng không hiểu sao, tui yêu Bà chúa mất rồi!"
“Nữ Ma Thần!" (Thả tim)
(Hàng loạt tim)
…
Linh cười.
- Không có chuyện gì đâu bác. Bác tới đây, có phải là để thăm bệnh bạn Cường không?
- A! Đúng rồi! Đúng là con tới đây thăm bệnh bạn nhỏ Cường.
- Bạn ấy đang mệt, không tiếp khách được, nhưng bố mẹ bạn ấy ở đây, bác cứ thăm hỏi đi.
Nói rồi, cô bé chỉ về bố mẹ thằng Cường.
Đỗ Vinh lập bập chạy tới, hỏi han một hồi. Hai người kia cũng lúng túng đáp lại. Trước khi tạm biệt, Đỗ Vinh vội lén lút dúi cho hai người một đống tiền, rồi rối rít chào tất cả mọi người, ra về. Hắn còn phải gặp Viện trưởng để giải quyết vụ lùm xùm này đây.
Viện trưởng bệnh viện thành phố cũng không phải một nhân vật dễ chọc vào, ít nhất là trình của Đỗ Vinh chưa đủ để ông ta phải để mắt. Nhưng, mỗi khi xã hội đen tìm tới bệnh viện gây chuyện, ông ta cũng mắt nhắm mắt mở, miễn là sau đó lễ tạ ông ta cho đủ là được.
Trần Phương Linh rất vui vẻ. Cô bé biết, để được như vậy, mình đã phải nhờ tới ông ngoại. Chốc về cô bé lại phải gọi điện cảm ơn ông. Cô bé cũng muốn dặn thằng Văn, về sau đừng gây chuyện như vậy nữa, nguy hiểm lắm.
Nhưng, nghe giọng thằng Văn đang thản nhiên nói chuyện với bố thằng Cường, cô bé muốn đập cho nó một trận.
- Bác thấy chưa? Mẹ cháu nói rồi, mọi người đều rất biết đạo lý đó. Đến trưa, Linh đưa nó về đến nhà.
Mẹ nó đã ở nhà rồi. Mẹ nó khoanh tay, đứng ở cửa, như chờ sẵn nó về.
- Ơ, hôm nay mẹ không làm ca trưa nữa ạ?
- Con chào bác ạ! Con xin phép bác, con về... - Linh thấy mẹ thằng Văn không vui, mà gần như là có liên quan tới cô bé, cô bé muốn chuồn lẹ.
- Đã đến rồi, ở lại ăn cơm đi cháu, bác cũng muốn cảm ơn cháu đã dạy thằng Văn học.
- Dạ thôi, con..
Chị Thanh nhướn mày. Linh không dám chối nữa, phải đi vào nhà.
Nhà thật sự rất chật. Đây là lần đầu tiên Linh bước vào trong nhà Văn. Cô bé thật sự không biết, hai mẹ con có thể sống trong căn nhà này như thế nào. Bếp lại đặt cùng một chỗ với nơi ăn, và nơi ngủ. Đây là điều mà từ bé tới giờ, Linh không tưởng tượng nổi.
Nhưng có một chỗ thật sự thú vị. Là giá sách của chị Thanh. Đều là những tác phẩm Văn học nổi tiếng. Linh thích thú chạy tới, cẩn thận giở xem từng trang sách. Sách rất cũ, nhưng được giữ rất cẩn thận.
- A! Quyển này nhà con cũng có. Còn quyển này, con đọc rồi nè cô. Hay lắm đó!
- A! Quyển này nhà con không có. Cô cho con mượn được không?
…
Chị Thanh nhìn Linh, thở dài. Ước gì thằng con mình cũng ham đọc như vậy.
- Chốc cô cho con mượn. Bây giờ, 2 đứa ngồi lên ghế đi, cô có chuyện muốn nói.
- Ặc... - Văn này.
- Dạ.
- Chuyện con tập võ, mẹ không cấm. Nếu bị người ta đánh, mình đánh lại là đúng. Nếu thấy người khác bị bắt nạt, ra tay bảo vệ là đúng. Chỉ cần con đừng vô cớ đánh người, là được.
- Dạ. - Văn thấy nhẹ nhõm hẳn, trước giờ mẹ nó cứ cấm nó không được dây vào bạo lực.
- Hơn nữa, con nhớ kĩ cho mẹ. Đánh được thì đánh, không đánh được thì chạy.
- Dạ.
Thấy nó gật đầu lia lịa, chị cũng hài lòng. Đánh không được thì chạy, cái đạo lý này bố của nó cũng hiểu rõ, nhưng hắn ta dường như không bao giờ lùi bước. Đánh không được thì chạy, nhưng để không phải chạy, hắn luôn nghĩ ra cách để đánh. Chị chỉ mong thằng Văn không cố chấp như vậy.
- Còn Linh...
- Dạ con đây cô. Dạo này con thấy cô càng ngày càng trẻ đẹp ra ấy...
Chị Thanh lại nhướn mày. Cô bé ngậm miệng.
- Mấy chuyện cá cược, con có tiền, con cứ chơi. Nhưng đừng lôi thằng Văn vào nữa.
- Dạ...
- Tiền cược lần này con thắng, con cứ giữ hết đi. Thằng Văn không được phép cầm tiền không phải do sức lao động kiếm ra.
- Nhưng, bạn Văn cũng góp công trong đó mà cô...
- Công? Lên võ đài, đánh nhau thắng người ta, thì gọi là công? Hai đứa nên nhớ, trên võ đài, lúc này con đánh thắng người ta, cũng có ngày người ta đánh thắng con. Lúc này, con thắng được nhiều tiền, rồi cũng có lúc, người ta thắng lại toàn bộ tiền của con. Kiếm tiền như vậy, gọi là bền vững sao? Không! Chỉ có tiền do sức lao động mình làm ra, mới là bền vững.
- Nhưng...
- Cả Linh nữa, cô khuyên con, nhà con có nhiều tiền, nhưng con cũng không nên tiêu tiền vô tội vạ như vậy. 600 hào, con nghĩ là số tiền nhỏ, nhưng những người lao động như cô, có làm việc cả đời cũng không kiếm nổi một phần số đó. Bố mẹ con hiện giờ việc kinh doanh phát đạt, thậm chí cả Phạm thị bên ngoại của con càng là đại đại đại phú hào. Nhưng, nếu có một ngày, việc kinh doanh không còn tốt nữa, gia tộc sa sút, con phải sống như một người bình thường, rồi con sẽ ước giá ngày đó không phung phí 600 hào này, con đã có thể nuôi sống cả gia đình mình khỏi cơn hoạn nạn. Thậm chí có thể dè sẻn mà sống cả đời không lo lắng.
- Dạ... Con biết rồi cô.
Linh cúi mặt xuống. Đạo lý này, không phải cô bé không nghĩ ra, nhưng thực sự chưa có ai nói vậy với cô. Càng không có ai dám dạy bảo cô, vì cô là đại tiểu thư Trần Phương Linh. Dám đưa cả giả thiết Phạm thị sa sút, có lẽ chỉ có người phụ nữ trước mặt này. Linh chợt thấy tò mò.
- Các con cũng thấy rồi. Không có đồng tiền nào từ trên trời rơi xuống, tiền mà các con lấy được, đều là đoạt từ người khác. Đoạt tiền từ người khác, tất nhiên sẽ khiến người ta tức giận. Họ tức giận, họ lại tìm cách gây chuyện với các con. Có phải không?
- Dạ, đúng ạ.
Văn hiểu. Nếu không vì vụ cá cược, Đỗ Lương cũng không trút giận lên thằng Cường, nó cũng không phải vì thế mà đánh Đỗ Lương, và hôm nay người nhà Đỗ Lương cũng không tìm tới bệnh viện gây chuyện.
- Nhưng, nếu người ta vô cớ tới bắt nạt mình thì sao ạ?
Chị Thanh cười.
- Cứ thẳng tay mà đánh!
- Nhưng nếu đánh không lại?
- Thì lại chạy!
Linh phì cười. Người phụ nữ trước mặt mình, có lẽ không đơn giản như vậy. Không phải một bà mẹ dạy con mình những điều ngây thơ, mà đó đều là những điều vô cùng đúng đắn. Một người có thể tự tin để con mình làm những điều đúng đắn giữa cuộc sống phức tạp này, hẳn phải có một sự tự tin không hề nhỏ.
Cô ấy, rốt cuộc là ai?
Tác giả :
Hắc Long