Thiên Kim Làm Vợ Kế

Chương 13: Nhập môn

Sau giờ cơm trưa, món hạnh đào sên đường được đưa đến phòng Nhược Thủy. Lúc này, Nhược Thủy đang trò chuyện với ba đứa nhỏ, vừa hay điểm tâm cũng đã bưng đến nơi. Nhược Thủy nếm thử trước một miếng, nàng nói: "Tay nghề không tồi, hương vị cũng giống như ở quê ta." Nàng vừa cười vừa nói với mấy đứa bé kia: "Mau lại đây nào, hôm nay nhà bếp làm điểm tâm của quê hương mẫu thân nên mẫu thân gọi các con đến nếm thử." Ba đứa nhỏ vây quanh chiếc bàn lớn, tò mò nhìn món hạnh nhân trên bàn, mỗi đứa với tay lấy một tiếng.

Nhược Thủy cười cười hỏi: "Ăn có ngon không?" Tiết Hạo và Tiết Uyên vừa cười vừa nói: "Ngon lắm ạ! Rất ngọt!" Tiết Uyên còn bồi thêm: "Quả hạnh đào cũng rất thơm!" Trong khi đó, Tiết Đinh lại lắc đầu nói như ông cụ non: "Có hơi ngọt quá, hơn nữa chỉ có một vị ngọt thôi. Quả hạnh đào cũng chưa được nghiền kỹ, vị ngọt còn chỏi với đường."

Nhược Thủy khen gợi: "Chà, Đinh nhi quả là biết thưởng thức, mẫu thân cũng nên học hỏi." Tiết Đinh kiêu ngạo mà rằng: "Con ăn xong điểm tâm rồi, nếu mẫu thân không còn chuyện gì thì con về học bài đây." Nhược Thủy gật đầu nói: "Được, con về phòng đi." Chuyện ta cần biết cũng đã biết, giữ con lại cũng không để làm gì, hiển nhiên con có thể đi.

Hạnh đào sên đường chỉ là món ăn vặt thông thường, trong kinh thành, dù là đầu đường hay cuối ngõ đều có tiểu thương bán món ngọt này, gia đình bình thường cũng hay mua cho mấy đứa trẻ trong nhà. Khẩu vị người ta thường rất kén chọn, cũng giống như Nhược Thủy vậy, nàng vốn quen dùng điểm tâm mà ngự trù cẩn thận chuẩn bị nên cũng cảm thấy món hạnh đào này không đạt tiêu chuẩn.

Dù là nàng cảm thấy món này quá ngọt quá thơm. Nhưng trái lại với Tiết Đinh kén cá chọn canh, Tiết Hạo và Tiết Uyên lại cảm thấy rất ngon. Điều này khiến Nhược Thủy càng thêm khẳng định suy đoán trước kia của nàng, đứa nhỏ không mẹ giống như cây cỏ dại vậy. Vào lúc kính trà Nhược Thủy đã bắt đầu hoài nghi, con vợ kế lấy thân phận con trai trưởng bước lên trước không nói, nhưng hai đứa nhỏ hơn thì đến vỡ lòng cũng còn chưa học. Hành động này rõ ràng là cố ý chèn ép Tiết Hạo và Tiết Uyên, cùng với một số biểu hiện khác, Nhược Thủy càng dám chắc rằng từ trước đến nay Tiết Đinh là đứa bé được cưng chiều nhất trong nhà.

Tiết Minh Viễn lo việc làm ăn, hẳn là không mấy rõ ràng chuyện trong nhà, y thấy bọn nhỏ được ăn no mặc ấm không bệnh tật, thì cho là chúng đang sống tốt. Trái lại y không thấy được rằng hai đứa nhỏ kia bị người ta ức hiếp cỡ nào, trong khi chúng chỉ mới lên năm.

Tiết Đinh dẫn theo tiểu nha hoàn hùng dũng oai vệ đầy khí phách hiên ngang bước đi. Tiết Đinh về phòng cũng tốt, nàng càng dễ nói chuyện với hai đứa nhỏ còn lại. Thấy Tiết Hạo và Tiết Uyên vẫn ngồi yên vị cúi đầu ăn, Nhược Thủy bèn cười nói: "Ăn từ từ thôi, dù thứ này có ngon cũng không nên ăn nhiều kẻo bị khé cổ, mau uống miếng trà đi."

Hai đứa nhỏ nghe vậy bèn ăn nốt miếng điểm tâm trong tay rồi thôi hẳn, uống chút trà rồi lại ngồi cúi đầu, nghịch nghịch hai bàn tay nhỏ. Nhược Thủy vươn tay định nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Tiết Hạo, song khi vừa chớm chạm đến, cậu bé đã vội rụt tay lại theo bản năng. Nhược Thủy sững sờ giây lát, nàng cố gắng trấn tĩnh lại rồi mới bắt chuyện với hai đứa nhóc kia.

Nhược Thủy cười hỏi, "Bình thường con ở nhà làm gì vậy?"

Tiết Hạo lí nhí thưa: "Dạ chơi."

Nhược Thủy nhìn về phía Tiết Uyên, nàng hỏi: "Còn Uyên nhi thì sao?"

Tiết Uyên khẽ đáp lời: "Dạ cùng chơi với ca ca."

Nhược Thủy ngẩn người, là bản thân hai đứa con trai này của nàng có tâm lý chống đối, là chúng đang chống đối với thân phận mẹ kế của nàng? Hay là chúng không tin tưởng người lớn đây? Nhược Thủy lại hỏi tiếp: "Vậy chỉ có hai con chơi với nhau thôi sao? Gần nhà chúng ta có mấy bạn nhỏ trạc tuổi hai con không, nhiều người chơi sẽ càng vui hơn." Tiết Hạo đáp: "Dạ có, nhưng buổi sáng chúng nó đều đến trường học, chỉ có gần tối mới về chơi cùng chúng con."

Nhược Thủy cười nói: "Các con thấy không, mấy bạn ai cũng đi học, hai con cũng có thể đi học mà. Có phải tại trước đây hai đứa bướng bỉnh nghịch ngợm nên mới không được đi học không? Sau này không được thế nữa nhé." Tiết Hạo tức giận nói: "Không phải vậy đâu!" Nhược Thủy lại vừa cười vừa nói: "Thế sao, thế là vì cái gì chứ? Nói cho mẫu thân nghe xem nào."

Tiết Hạo nghiêng đầu không nói, đôi mắt to tròn của Tiết Uyên khẽ chớp, cái miệng nhỏ cũng ngậm chặt lại. Nhược Thủy nở nụ cười: "Được rồi, vậy nói cho mẫu thân biết hai con có muốn đến trường không? Nếu muốn thì hôm nay mẫu thân sẽ nói với phụ thân các con, mời thầy dạy cho hai đứa." Tiết Hạo nghe xong những lời này, đầu nhỏ của cậu bé ngẩng phắt lên, nhìn chằm chằm Nhược Thủy nói: "Mẫu thân không được lừa chúng con." Nhược Thủy cười bảo: "Ừ, mẫu thân không gạt các con."

Tiết Hạo cúi đầu đáp: "Con muốn đi học, nhưng lại không muốn theo học thầy dạy của đại ca." Nhược Thủy bèn cười nói: "Đương nhiên là sẽ mời thầy khác cho các con, trình độ ba đứa không giống nhau, chúng ta cũng không phải không mời nổi một thầy giáo khác." Lúc này Tiết Hạo mới cười cười, Nhược Thủy vươn tay nằm lấy bàn tay nhỏ của Tiết Hạo, lần này cậu bé không còn né tránh nàng nữa.

Sau khi trò chuyện với bọn nhỏ, vào giờ cơm tối, Nhược Thủy lại đem vấn đề này bàn bạc với Tiết Minh Viễn. Nàng nói: "Phu quân, thiếp thấy Hạo nhi và Uyên nhi đều đã lên năm, mỗi ngày ở nhà chơi đùa cũng không phải chuyện tốt, chi bằng chàng mời cho chúng một thầy dạy vỡ lòng."

Tiết Minh Viễn không hề suy nghĩ đã lên tiếng: "Hai đứa nó bướng bỉnh chẳng chịu ngồi yên, đến tuổi thì vào trường học là được rồi. Vỡ lòng sớm cũng chưa chắc đã tốt hơn." Nhược Thủy cười nói: "Nào có đứa trẻ nào không bướng bỉnh chứ, học vỡ lòng trước hết là vì tri thức, sau còn là rèn tính tình."

Tiết Minh Viễn nói: "Nàng không biết đấy thôi, nửa năm trước ta cũng đã cho bọn nó đến đọc sách cùng Đinh nhi, thế nhưng thầy giáo nói bọn chúng không thích đọc sách, chẳng chịu ngồi yên, bắt học thuộc cũng không chịu học, ngay cả bài văn thầy dặn làm cũng chẳng hoàn thành đúng thời hạn. Lúc đó ta thấy chúng còn nhỏ như vậy, đọc sách e cũng là việc quá vất vả, nếu không thích thì không cần đọc nữa. Ta cũng không mong chúng thi đậu trạng nguyên này kia, biết chữ hiểu đạo lý là được rồi, đợi đến khi bọn chúng tám tuổi rồi bàn tiếp."

Nhược Thủy chớp mắt bảo: "Thế nhưng chẳng phải đã qua nửa năm rồi sao? Hai đứa nó cũng đã trưởng thành hơn rồi, chúng thấy chúng bạn đều đọc sách nên cũng muốn đọc mà." Tiết Minh Viễn thấy Nhược Thủy kiên trì như thế, hơn nữa chuyện này cũng không phải chuyện xấu nên đành nói rằng: "Cũng không phải gì ghê gớm, vậy ngày mai cho bọn chúng đến học cùng Đinh nhi vậy." Nhược Thủy vội vàng nói: "Thiếp thấy vậy không ổn. Khả năng của chúng không giống nhau, để hai đứa cùng học với Đinh nhi, chàng nói xem thầy giáo nên dạy ai bỏ ai? Dạy đứa lớn thì hai đứa nhỏ nghe không hiểu, dạy đứa nhỏ thì lại làm trễ nải việc học của đứa lớn."

Tiết Minh Viễn hỏi: "Nhưng ta thấy những nhà khác đều là một thầy dạy nhiều trò như vậy mà?" Nhược Thủy thầm nhủ trong lòng: nào phải thiếp không biết một thầy có thể dạy nhiều đứa nhỏ, nhưng các con đã nói rõ rằng chúng không muốn cùng học với đại ca, thiếp còn cách nào chứ. Nhược Thủy bèn cười nói: "Đúng là như thế, nhưng như vậy chưa chắc kết quả học tập của bọn chúng đã tốt. Hơn nữa không phải nhà chúng ta không đủ khả năng mời hai thầy dậy, bọn Hạo nhi đã xin chúng ta mời một thầy dạy vỡ lòng, không cần phải là đại văn hào gì, một tháng cũng tốn không quá năm lượng bạc."

Tiết Minh Viễn cười bảo: "Ấy, sao nương tử lại nhắc đến tiền bạc rồi. Được được, tất cả đều là chuyện nhỏ, ta chỉ thuận miệng nói vậy mà thôi."

Chuyện này cứ thế được quyết định, cách làm việc của Tiết Minh Viễn quả khiến người ta có cảm giác mạnh mẽ như sấm nổ, vừa nói hôm trước thì hôm sau đã tìm ngay một thầy dạy vỡ lòng cho hai cậu ấm nhà mình. Vị tú tài này họ Chu, gia cảnh bần hàn, về lý sau khi đậu tú tài phải chuyên tâm ôn tập cho kỳ thi phủ xét cử nhân mới phải, thế nhưng Chu tú tài lại phải tự mình kiếm tiền trang trải học phí lẫn phí ăn phí ở. Công việc dạy vỡ lòng này quả là một nguồn sống tốt, bao ăn bao ở, việc nhẹ dễ dàng, Chu tú tài liền vui vẻ tiếp nhận.

Trước tiên Chu tú tài đến ra mắt gia chủ, sau là để tiện cho hai đứa nhỏ ra mắt thầy dạy mình. Chu tú tài biết mình đến dạy vỡ lòng cho con trai ông chủ, mặc dù gia chủ là nhà thương gia nhưng trong lòng Chu tú tài lại thấy không đáng, song cũng đành cúi đầu trước đống bạc trắng sáng trước mặt. Chu tú tài cũng chuẩn bị kĩ càng, đem theo cả sách vỡ lòng, định bụng sẽ dạy ngay. Chu tú tài diện bộ y phục tốt nhất, gọn gàng sạch sẽ, cầm theo vài quyển sách đến gõ cửa lớn nhà Tiết gia.

Bước qua mái hiên dài, Nhược Thủy dắt theo hai cậu nhỏ đợi ở bên trong, thấy Chu tú tài vừa bước vào cửa lớn đã vội kéo Tiết Hạo và Tiết Uyên đứng lên hành lễ nghênh tiếp. Nhược Thủy vận một bộ xiêm y màu xanh nhạt, làn váy uyển chuyển thêu hình chim công bằng kim tuyến, ống tay điểm vài đám mây, trước ngực là miếng gấm màu vàng nhạt. Nàng đứng ở nơi ấy cười niềm nở đón Chu tú tài. Chu tú tài lập tức bị cảnh tượng trước mắt mê hoặc, y cảm thấy như mỹ nhân trong thơ ca, tranh vẽ đang sống dậy, trong đầu chỉ còn văng vẳng một ý thơ: "Tú la y thường chiếu mộ xuân, xúc kim khổng tước ngân kỳ lân."

--- -----

Dịch thơ:

Áo là, xiêm vóc, ánh xuân lồng

Bạc đúc kỳ lân, vàng dát công.

Trích trong bài Lệ nhân hành – Đỗ Phủ

Nhượng Tống dịch

--- ------

Nhược Thủy thấy Chu tú tài đứng lặng thì cho là y hồi hộp, bèn mỉm cười dịu dàng gọi một tiếng: "Chu tiên sinh?" Lúc này, Chu tú tài mới vội vàng bước đến, đáp lễ: "Tiết phu nhân."

Nhược Thủy vừa cười vừa nói: "Bọn nhỏ sau này đều nhờ cậy Chu tiên sinh quan tâm." Chu tú tài vội vàng đáp: "Tiết phu nhân khách khí rồi." Sau y lấy mấy quyển sách đã chuẩn bị sẵn ra, Nhược Thủy thoáng thấy vậy bèn vội sai kẻ dưới đi chuẩn bị ngay. Hai đứa nhỏ làm lễ ra mắt Chu tú tài, sau đó Nhược Thủy cùng bàn bạc với Chu tú tài về việc dòn vào Tiết gia, ngày mai sẽ chính thức bắt đầu.

Tiết Hạo thấy thầy dạy đã tới, lúc này mới tin rằng Nhược Thủy quả thật không có gạt mình, cậu bé bỗng cảm thấy thân thiết với nàng hơn. Bà vú của Tiết Hạo thấy cuối cùng cũng có một người thực lòng muốn dạy dỗ Tiết Hạo thì không khỏi xúc động, xúc động đến rơi lệ, Tiết Hạo bèn lấy tay áo lau nước mắt cho bà vú. Tiết Hạo không được coi trọng, bản thân bà cũng chỉ là một kẻ ăn người ở, bà nhìn thấy đứa bé này từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành, bản thân lại chẳng giúp được bao nhiêu, đã thế, Thẩm di nương còn bắt bà đi làm những chuyện bên ngoài, hầu như không có thời gian chăm sóc Tiết Hạo.

Bà vú của Tiết Hạo ngồi xổm trên đất, khẽ khàng dặn dò: "Hạo nhi nhất định phải nhớ kỹ lời vú nói, từ giờ con nhất định phải khiến Nhị nãi nãi thương con, thương nhất là con, chỉ có vậy con mới được sống tốt hơn. Đứa bé đáng thương, đến tận bây giờ cũng chưa từng một lần nhìn thấy mặt mẹ ruột mình!" Vú em nói đoạn bèn ôm chầm lấy Tiết Hạo gào khóc,ến Tiết Hạo cũng khóc theo. Một lúc sau, bà mới bình tĩnh lại, giúp Tiết Hạo chuẩn bị dụng cụ học tập cho ngài mai. Bà vú này theo chân Viên thị vào phủ, từ nhỏ đã trông nom Tiết Hạo, hiển nhiên là thật lòng yêu thương cậu bé.

Trong phòng nọ, vú em của Tiết Uyên thì đang cắn hạt dưa, thị giương mắt nhìn Tiết Uyên theo tiểu nha đầu chuẩn bị dụng cụ học tập, sau mới lên tiếng: "Cũng chỉ hứng thú mấy ngày đầu thôi, hai người chuẩn bị nhiều đồ như vậy để làm gì, thật rỗi hơi! Người đọc sách nhiều vô số, nhưng có mấy ai được làm quan chứ." Tiểu nha đầu bên kia bèn cãi lại: "Ma ma ngồi chơi còn chưa đủ sao còn phải nói mát. Ma ma cũng nên vận động một chút đi." Ma ma bèn kêu lên: "Ô kìa, mạnh miệng gớm, còn dám nói đến ta! Ta có ngày nào rảnh rỗi chứ, buổi tối còn không cho người ta nghỉ ngơi, ta hỏi ngươi rốt cuộc chủ tử của ngươi là ai? Muốn bò lên giường làm nhị chủ tử hẵng còn sớm lắm!"

Tiểu nha đầu tuy giận nhưng không dám cãi lại, vành mắt ửng hồng, Tiết Uyên quay đầu nhìn ma ma nói: "Vú à, nhị chủ tử là gì?" Bà vú biết mình lỡ miệng bèn hừ lạnh rồi xoay người bước ra ngoài. Tiết Uyên kéo tay nha đầu kia nói: "Hồng Loan tỷ tỷ, đừng khóc." Hồng Loan khẽ nói: "Hừ, hạng người này sớm muộn cũng bị báo ứng! Còn cho rằng Thẩm đi nương là đương gia sao, ta thấy Nhị nãi nãi toàn thân đầy khí phách, đến hai Thẩm di nương cũng không bì được."

Nàng ta vừa nói xong đã nghe thấy Nhược Thủy đánh tiếng cho gọi Tiết Uyên sang bên kia, Hồng Loan vội chỉnh trang y phục cho Tiết Uyên rồi dẫn cậu bé đi.
Tác giả : Tô Diệu Thủ
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại