Thiên Hình Kỷ
Quyển 1 - Chương 1: Tiểu sinh đang đến
Phong Hoa cốc buổi sớm mai
Bắt đầu câu chuyện bi hài từ đây
Chàng trai ôm mối thù đầy
Một thân thoát khốn vòng vây quân thù
Đề tự: Bé Mỡ
Trời đang vào mùa hè, Phong Hoa Cốc âm u và hoang vắng vì vậy nơi đây rất ít người đặt chân đến, xa xa có thể thấy những hàng cây mọc vươn cao như muốn chạm vào chân trời, cỏ mọc um tùm một màu xanh thăm thẳm, cảnh sắc như tranh vẽ.
Ở bên mé sườn đông của sơn cốc, có một chỗ được gọi là Kỳ gia Từ Đường, trong cái sân nhỏ có mấy bụi trúc mọc túm tụm lại với nhau làm khung cảnh nơi đây xanh mơn mởn.
Đi khoảng hai ba dặm về hướng tây phía trên sườn núi, chính là khu đất tọa lạc của Kỳ gia thôn, nơi sinh sống của hơn mười hộ gia đình.
Buổi chiều ngày hôm đó, thời tiết nóng nực oi bức, một cơn gió thổi qua cũng không có, toàn bộ sơn cốc im ắng tĩnh lặng không một tiếng động cảm giác như mọi vật chìm sâu vào trong giấc ngủ.
“Két…----"
Trong khoảng khắc ngắn ngủi, Từ Đường đang yên tĩnh, cánh cửa đột nhiên cửa mở rộng, có người đang ôm theo một đứa bé chạy ra ngoài, bảy mồn tám miệng lớn tiếng quát: “Tiểu Đông, không muốn nghe giảng bài thì thôi, sao lại còn nghịch ngợm quậy quá trong lớp, thước của ta sẽ hầu hạ ngươi …"
Người này tự xưng mình hai chữ tiên sinh, là một thư sinh trẻ vẻ mặt búng ra sữa tuổi tác chừng đôi mươi, tóc trên đầu quấn thành búi, đang mặc một chiếc áo vải dài màu xanh, hai gò má gầy gò,lông mày hình kiếm dài và đậm, mũi phẳng, hai mắt linh hoạt có thần, cộng thêm làn da trắng trẻo, nhìn sơ qua thì thấy có phần thanh tú nhã nhặn, nhưng lúc này sắc mặt của hắn rất khó coi, khuôn mặt méo mó tức giận nghiến răng nghiến lợi. Hài tử đang bị sách lỗ tai khoảng sáu hoặc bảy tuổi thân thể khỏe mạnh mặt mày kháu khỉnh, tay giữ lấy ba bím tóc nhỏ le que dựng đứng trên đầu nhe răng nhếch miệng không chịu khuất phục kêu lên: “Ái da, tiên sinh ngài nếu dám đánh, ta nhất định đi tìm tổ phụ gia gia tố cáo…"
Trong nháy mắt, trước cửa lớn lại chạy ra liên tục bốn năm đứa bé nữa, đứa nào đứa nầy khuôn mặt đang tươi cười tỏ vẻ tinh nghịch và vô cùng bướng bỉnh.
Thư sinh trên tay phải cầm một thanh thước dài, giơ lên cao, tức giận nói: “Muốn tố cáo thì cứ đi mà tố cáo! Tiên sinh gia gia hôm này mà không dạy dỗ được bọn hư hỏng bất trị các ngươi thì ta cuốn gói xéo đi luôn cho rồi…" Hắn nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Hài tử muốn tiến hành trừng trị, không ngờ được tiểu giả hỏa này rất lanh lợi, thuận thế theo cánh tay vừa đưa lên của thư sinh, đứa bé đột ngột phóng ra một đạo hồng quang bắn thẳng vào khủy tay của thư sinh.
Đó là một con rắn nhỏ dài giống như một cây thước kẻ, toàn thân được bao bọc trong hỏa diễm rực rỡ, xuất hiện đột ngột đến dọa người!
Thư sinh quá hoảng sợ không kịp suy nghĩ, dưới tình thế cấp bách theo bản năng vôi vàng buông đứa bé và cây thước trong tay ra để tránh né thoát thân.
Hài tử thò tay túm miệng huýt sáo, nghe thấy hiệu lệnh con rắn nhỏ như một ánh lửa nhỏ đang lơ lững trên không nhanh chóng quay ngược trở về, bay vào trong tay áo của đứa bé nó cười đắc ý rồi quay đầu bỏ chạy. Mấy hài tử mồm miệng cười toe toét thấy vậy cũng hùa theo bỏ học, chạy theo tên nhóc đó, bỏ mặc thư sinh vô cùng chật vật ở lại với khôn mặt còn đang sợ hãi,xoa xoa vết thương nơi khủy tay nhìn lũ trẻ một cách bất lực.
Có tiếng cười nói đằng sau truyền đến: “Ha ha! Lũ trẻ trên núi này quả thật hồn nhiên không sợ trời sợ đất, lại còn dám đem theo con rắn Xích Diễm coi như món đồ chơi.."
Thư sinh lòng còn đang phiền muộn, hai mắt khẽ đảo: “Kỳ Tán Nhân, thấy bộ dạng ta như vậy ngươi vui lắm hả, không nên cười trên sự đau khổ của người khác chứ!"
Trước cửa Từ Đường, xuất hiện một nam tử khoảng năm mươi tuổi, râu tóc trắng xám, tướng mạo gầy gò, khoác trên mình một bộ đạo bào có phần rách nát. Tay hắn chống cây gậy gỗ, có lẽ là do tuổi tác còn lớn hơn nhiều so với dáng dấp ấy, hoặc cũng có thể là bị thương nên đi đứng vô cùng khó khăn, hắn lắc đầu xem thường nói: “Phải làm tấm gương sáng cho người khác noi theo, phải tùy theo khả năng từng người mà dạy, từng bước giáo dục mới là đạo! Như người tính khí thất thường sáng nắng chiều mưa, tuyệt đối không phải người được dạy dỗ từ nhỏ con nhà gia giáo. Thứ lỗi cho ta nói thẳng, ngươi cần gì phải làm khó chính mình!"
Thư sinh bị người ta đụng trúng điểm yếu, vội vàng buông lời giải thích: “Bổn công tử làm vậy chỉ kiếm miếng ăn, đúng là cuộc sống không dễ dàng chút nào, đành vậy…"
Lão giả họ Kỳ, không biết tên gì , tự xưng Tán Nhân, nghe nói lão là một đạo sĩ lang thang khắp nơi, bởi vì am hiểu y đạo cùng thuật bói toán, cũng dựa vào cùng họ với thôn dân Kỳ gia, nên được cất nhắc vào việc trông coi Từ Đường. Thư sinh đồng dạng cũng là dân lang thang tứ xứ đến đây, tạm thời không có chỗ để đi, thấy hắn có chút kiến thức vì vậy Kỳ gia thôn mới thu nhận tên thư sinh này làm giáo viên dạy chữ cho bọn trẻ trong thôn, thường ngày cùng với mấy đứa ngoan đồng tiếp xúc. Hai người này cùng chung cảnh ngộ, vốn thường ngày nên qua lại thân thiết với nhau, ai ngờ từ khi quen biết đến nay lại đâm ra chán ghét nhau.
Bất quá vừa mới nói được một nửa, bóng người đứng trước cửa lại không thấy đâu.
Thư sinh hừ một tiếng, hắn quay người nhặt cây thước lên, tiếp tục quay đầu lại nhìn xung quang trong lòng khó chịu mà không thể làm được gì, lúc này hắn như người say rượu bước chân đi vào cửa chính Từ Đường.
Sau một hồi huyên náo, tạm thời bốn phía quay về yên tĩnh vốn có của nó.
Đối diện với cửa sân là một gian phòng lớn, đó là sảnh chính của Từ Đường, bên trong đặt mấy cái bàn, làm nơi dạy học của thôn. Sườn đông có hai gian phòng dùng để sinh hoạt, nhà bếp cũng là nơi thư sinh cùng Kỳ Tán Nhân ăn cơm và nghĩ ngơi. Sát bên cạnh nhà bếp, có cây cổ thụ già cành lá uốn lượn xung quanh che chắn, ở bên trong cành phát ra tiếng ve kêu âm ĩ kéo dài từng đợt liên tục không ngừng. Trong một góc sân nhỏ, có mấy đám hoa cỏ đua nhau khoe sắc. Trong thời tiết oi bức thế này nơi đây đúng là một chỗ yên tĩnh nó làm cho tâm trạng không vui đang có biến mất thay vào đó là một loại cảm giác thảnh thơi có phần ung ung tự tại, đây là một loại hưởng thụ vui vẻ nhất ở trên đời.
Phía sau Từ Đường là một cái sân không lớn lắm, còn có một cánh cửa khác nằm ở bên hông đi thông ra ngoài dốc núi.
Thư sinh đi tới nhà bếp nhìn vào thấy Kỳ Tán Nhân đang bận rộn nấu cơm tối. hắn ôm lấy đầu oán thầm trong lòng lặng lẽ đi qua.
Cơm nước trong ngày quá mức đạm bạc không phải canh nấu rau dại, cũng là bánh bột ngô chiên, ngày nào cũng cho ăn vậy khổ không thể nói nên lời. Tiền công dạy học quá ít, dù có muốn bất mãn đi thưa kiện cũng không nên cơm cháo gì chỉ có thể nhẫn nhịn chịu dựng. Điều duy nhất hắn cảm thấy may mắn nhất là cùng Kỳ Tán Nhân sống chung, mỗi ngày cơm tới há miệng, có người phục vụ miễn đi một số việc tay chân.
Thư sinh còn muốn oán trách vài câu, bỗng nhiên trời đỗ cơn mưa. Đúng lúc tâm tình bất định trời cho mưa xuống. Hắn đi thẳng qua cửa phòng của Kỳ Tán Nhân, về tới phòng của mình.
Trong phòng bày trí khá đơn sơ, có một cái giường cùng cái bàn gỗ mà thôi. Trên vách tường, treo một thanh đoản kiếm dài hơn một thước, vỏ kiếm đã rỉ sét loang lổ, cũ nát không mấy bắt mắt.
Thư sinh sau khi vào phòng trực tiếp nằm lên giường. ánh mắt vô tình nhìn qua cây đoản kiếm, ngay lập tức hắn cảm thấy lo lắng, dứt khoát không suy nghĩ lung tung yên lặng nhắm hai mắt lại trong lòng mang nhiều tâm sự…
Thời gian lặng lẽ trôi qua, Đã là người ai cũng nuôi một mộng tưởng lớn hăng hái lên đường, hắn phiêu bạc ở bên ngoài đã hơn hai năm những giả tâm ấp ủ bấy lâu này cũng phai nhạt đi gần như không còn. Cho đến lúc hắn đến Phong Hoa Cốc, trên người lộ phí cũng tiêu hết. Giờ đây đành phải giả bộ làm một người dạy học, ở nơi đây ẩn thân sống qua ngày. Không còn thiết tha gì nay là ngày hay đêm, để cho năm tháng trôi qua một cách rất vô vị...
Tiếng mưa rơi càng lúc một lớn, bầu trời cũng bắt đầu chìm vào bóng tối.
Một tiếng nói quen thuộc từ ngoài của truyền đến: “Vô tiên sinh, ăn cơm…"
Thư sinh không buồn đáp lời, thở dài miễn cưỡng đứng dậy, cất bước đi xuyên qua mái hiên, tiến vào phòng bên cạnh của Kỳ Tán Nhân, trên cái bàn nhỏ đã có bát đũa, một bát canh cùng bốn cái bánh bột ngô chiên. Hắn ngồi vào ghế, thò tay cầm lấy bánh bột ngô chiên cắn một cái, lập tức khuôn mặt hiện ra vẻ đầy khổ sở, buồn bã ủ rũ bắt đầu nhai nuốt.
Kỳ Tán Nhân ngồi ăn ở đối diện, tay cầm lấy cái thìa ăn đưa chén súp đến trước mặt hắn, bất mãn nói: “ làm thế này cảm thấy đủ chưa, chớ nghĩ rằng lão đạo ta còn phải mớn cơm cho ngươi, tuổi còn trẻ mà cơm bưng nước rót như thế không sợ mình sẽ giảm tuổi thọ sao…."
Thư sinh không suy nghĩ nhiều, cầm lấy chén canh uống một hơn cạn sạch, sau đó hắn lấy thêm nửa chiếc bánh bột ngô chiên quay người bước đi. Hắn đi ra tới cửa, cảm thấy trong miệng hương vị đắng chát, nhịn không được phàn nàn nói: “Bổn công tử không có bệnh không có tật, mới không có thèm chén canh của ngươi…"
Trong phòng chỉ còn lại một mình Kỳ Tán Nhân, dưới ánh đèn lờ mờ, hắn cảm thấy quá cô đơn, con mắt đục ngầu buồn bã ủ rũ, rồi ngồi đó chậm rãi vuốt râu lẩm bẩm tự nói: “Đây là Cửu Diệp thảo, Địa Hoàng, Mà Chi, Thủ Ô, Linh Sâm, hơn nữa còn có cam kỷ tương ứng luyện chế mà thành, có công hiệu bổ thận tráng dương tăng cường sức khỏe! Vô Cữu ơi, Vô tiên sinh, chỉ có thể trách ngươi người phàm mắt thịt, không nhìn được công dụng trong đó à…"
Vô Cữu, là tên thật của thư sinh.
Thư sinh trở về phòng không muốn đốt đèn, thuận tay đóng cửa phòng lại, nhanh chóng cắn nuốt cho xong cái bánh bột ngô chiên, sau đó chân mang giầy giẫm lên giường gỗ, nằm xuống ngửa mặt lên trời.
Ở trong Kỳ gia thôn được hơn hai tháng nay, tuy cuộc sống hằng ngày còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có chỗ nuôi ăn uống ngủ nghĩ coi như cũng tạm sống được. Chí ít có chỗ chui ra chui vào tránh gió mưa, trước mắt như vậy là đầy đủ lắm rồi! Thế nhưng, mỗi khi ăn xong đều cảm thấy toàn thân phát nhiệt nóng lên, mà còn….
Hắn lấy tay sờ soạng cái nằm dười quần, cũng không biết chuyện gì sảy ra, nó vừa cứng và nóng. Ài, trong cuộc sống cô đơn lẻ loi như vậy mà cái nhu cầu cần thiết không có chỗ xã ra, cố gắng chịu đựng kìm nén cảm xúc chết người này!
Sau một hồi suy nghĩ lung tung, thư sinh chìm vào trong giấc mơ…
Bên trong giấc mơ dường như lờ mờ, hắn thấy mình cùng bạn bè đang đi ngắm cảnh du ngoạn ở một vùng ngoại ô của một thủ đô.
Ngày ấy bầu trời rất đẹp. Chỉ thấy đất đai vạn mẫu nước trong hồ xanh ngát, ven bờ hồ cành liễu buông xuống như sợi tơ lụa, du khách cởi xe ngựa nối đuôi qua lại như dệt, từng trận gió xuân thổi qua nhè nhẹ. Chợt có một người cỡi ngựa men theo con đê chạy tới, chưa đến nơi đã ngã “Bịch" xuống đất, là một gia đinh toàn thân đầy máu, trước khi lìa đời đưa cho hắn một thanh đoản kiếm, nói bằng giọng khàn khàn: “Lão gia gặp nạn, công tử chạy mau…"
Trời vừa tối, đoàn bình mã đã đuổi theo hắn tới sát phía sau. Thư sinh bỏ chạy trối chết, ngoài ý muốn chạy nhầm vào một chỗ vách núi không có đường thoát. Đồng thời, mấy đạo nhân ảnh cũng đuổi tới. ở đằng xa có mấy người cởi mây đuổi đến, trong đêm tối kiếm quang chớp động hết sức chói mắt. Hắn “Phanh" một quyền nện lên người một binh sĩ gần đấy, rồi một cước đá bay trường thương trong tay binh sĩ đang đâm tới, hắn ngẩn đầu lên trời hú dài, trên nét mặt hiện lên vẻ không cam lòng bất đắc dĩ thả người nhảy xuống vách núi…
Thư sinh này không phải ai khác chính là Vô Cữu, đột nhiên hắn giật mình bừng tỉnh, ngơ ngát nhìn xung quanh một lúc rồi chậm rãi xoay người, muốn tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Đúng lúc này, “Ầm ầm" giống như tiếng của sấm sét từ phía xa chân trời truyền đến, khi thì nghe như ở rất xa lúc thì gần bên tai..
Vô Cữu không muốn nghe, đưa tay bịt hai lỗ tai lại. Nhưng mà trong nháy mắt, hắn lại ngạc nhiên chấn động trong lòng.
Cái âm thanh này, cũng không phải là tiếng sấm sét, mà là tiếng gõ cửa phát ra từ cửa chính của Từ Đường.
Mơ hồ trong đó, còn lẫn tiếng người kêu lên…
Giờ này đã hơn nữa đêm, ai lại làm cái trò quỷ gì thế này?
Phong Hoa Cốc là một nơi vắng vẻ, lâu lâu mới có người ngoài ghé thăm, xưa nay sống có một mình một cỏi ở Từ Đường luôn luôn thanh tĩnh vắng lặng nằm ở bên ngoài thôn. Bây giờ trời đã về khuya mưa to gió lớn thế này lại xuất hiện người ở đâu đến quấy rầy? sẽ không phải là sơn tặc yêu quỷ ma tới phá phách a…
“Phanh, phanh……"
Vô cữu vẫn còn cảm giác kinh ngạc không thôi, mà kẻ gõ cửa càng lúc càng vội vàng. Hắn không có buồn ngủ, nhấc chân đứng dậy bối rối rồi đốt ngọn đèn lên, giương đôi mắt nhìn xung quanh.
Trên bàn có để một cái Lưu Ly đồng hồ, đúng giờ là đã vào nữa đêm.
Vô Cữu tay cầm ngọn đèn muốn ra ngoài, nghĩ ngợi điều gì đó, hắn rồi quay người tháo đoản kiếm treo trên vách tường xuống, lấy hết dũng khí mở cửa phòng bước ra.
Một cơn gió thổi qua, làm ngọn đèn đầu chao đảo chập chờn như muốn bị thổi tắt.
Vô Cữu đưa tay áo che gió không để ngọn đèn bị thổi tắt, cẩn thận từng bước tiến về phía trước.
Tiếng đập cửa “Phanh, phanh" ngày càng lớn, và tiếng gọi mảnh mai dễ nghe càng rõ ràng hơn: “Có ai ở trong không vậy…"
Tiếng gọi cửa, đúng là tiếng thiếu nữ?
Vô Cữu nghe ra tiếng con gái, nhịn không được thở phào nhẹ nhõm. Vừa này dọc đường đi hắn có ghé qua gọi nhỏ vào cửa: “Kỳ Tán Nhân…" căn phòng của Kỳ Tán Nhân nằm bên cạnh nhà bếp, cách cửa sân là gần nhất, có lẽ phát hiện từ sớm mới đúng, nhưng không thấy có động tĩnh gì. Chẳng lẽ lão già hôm này lỗ tai bị điếc, không nghe thấy tiếng gọi cửa?
Cánh cửa từ từ mở ra từ bên trong, phía trên ngọn đèn dầu lập lòe xuất hiện một gương mặt người dễ sợ. Đột ngột nhìn thấy như vậy, giống ma quỷ hiện về!
“Lão già chết bằm, ngươi cố ý dọa ta sợ…"
Vô Cữu vô tình nhìn thấy chưa kịp làm ra chuẩn bị, quả thực rất đáng sợ, không kịp trách móc, thúc dục nói: “ này Lão đi ra coi có phải trộm không, hình như có ai đó kêu cửa.."
Kỳ Tán Nhân không có dễ bị thuyết phục, vẫn đứng nguyên đấy, đưa ngón tay lên bấm quẻ, điềm tĩnh nói: “Giờ Ty, đêm mưa, quẻ tượng sông kiển, trước mặt là sông sau lưng là núi tiến hay lùi đều nguy hiểm. là quẻ đại hung đấy! “Hắn nói xong một câu, đẩy Vô Cữu ra ngoài đóng cửa quát lớn: “Đóng cửa đi ngủ, không quan tâm đến chuyện người khác!"
Vô Cữu bất ngờ bị đẩy ra ngoài cửa mất thăng bằng ngã nghiêng muốn té, cửa phòng “Cót két..t…tttt" khép lại, mặc dù hắn lấy tay đẩy cửa thật mạnh cũng không nhúc nhích. Hắn dàng bó tay gặp chuyện ngoài ý muốn, khó hiểu nói: “Như thế nào gọi là quẻ đại hung…"
Có lẽ nhận ra trong nhà có ánh sáng, ngoài cửa lại cất tiếng kêu lớn: “ai đó thương tình, mở cửa! cho tỷ muội ta vào dừng chân một lát, tỷ muội chúng ta xin báo đáp!"
Ồ! Thì ra là một đôi tỷ muội, trong lúc gấp gáp lên đường, không may chưa có chỗ đặt chân, nếu như đóng cửa không giúp, là người có tâm làm sao đành lòng cho được!
Ý niệm trong đầu mới hiện lên, đột ngột mưa to gió lớn lại nổi lên. Ngọn đèn bỗng nhiên bị tắt, trong sân lập tức trở nên tối tăm.
Vô Cữu thân hình khẽ run rẩy, trong lòng chần chờ không quyết.
“làm sao bây giờ, tỷ tỷ…"
“Khục khục… tiểu muội, nếu như gia chủ đóng cửa không giúp đỡ, không nên làm phiền người ta nữa…"
Một tiếng thét kinh hãi, ngay sau đó là một loạt câu nói nghe rất nhu mì kèm theo bất đắc dĩ từ bên ngoài cửa truyền vào. Cảm thấy đáng thương cho đôi tỷ muội đi đến bước đường cùng này! Lưu lạc tha phương không có chỗ để về, gặp trời mưa lạnh lẽo càng thêm bi thương. Mà sống ở trên đời, người nào cũng có lúc gặp phải tai nạn rơi vào tình trạng quẫn bách!
Thư sinh không suy nghĩ thêm nữa, đội mưa chạy về phía của sân, lớn tiếng nói: “Hai vị cô nương chờ một lát, tiểu sinh ra mở cửa ngay đây.."
Bắt đầu câu chuyện bi hài từ đây
Chàng trai ôm mối thù đầy
Một thân thoát khốn vòng vây quân thù
Đề tự: Bé Mỡ
Trời đang vào mùa hè, Phong Hoa Cốc âm u và hoang vắng vì vậy nơi đây rất ít người đặt chân đến, xa xa có thể thấy những hàng cây mọc vươn cao như muốn chạm vào chân trời, cỏ mọc um tùm một màu xanh thăm thẳm, cảnh sắc như tranh vẽ.
Ở bên mé sườn đông của sơn cốc, có một chỗ được gọi là Kỳ gia Từ Đường, trong cái sân nhỏ có mấy bụi trúc mọc túm tụm lại với nhau làm khung cảnh nơi đây xanh mơn mởn.
Đi khoảng hai ba dặm về hướng tây phía trên sườn núi, chính là khu đất tọa lạc của Kỳ gia thôn, nơi sinh sống của hơn mười hộ gia đình.
Buổi chiều ngày hôm đó, thời tiết nóng nực oi bức, một cơn gió thổi qua cũng không có, toàn bộ sơn cốc im ắng tĩnh lặng không một tiếng động cảm giác như mọi vật chìm sâu vào trong giấc ngủ.
“Két…----"
Trong khoảng khắc ngắn ngủi, Từ Đường đang yên tĩnh, cánh cửa đột nhiên cửa mở rộng, có người đang ôm theo một đứa bé chạy ra ngoài, bảy mồn tám miệng lớn tiếng quát: “Tiểu Đông, không muốn nghe giảng bài thì thôi, sao lại còn nghịch ngợm quậy quá trong lớp, thước của ta sẽ hầu hạ ngươi …"
Người này tự xưng mình hai chữ tiên sinh, là một thư sinh trẻ vẻ mặt búng ra sữa tuổi tác chừng đôi mươi, tóc trên đầu quấn thành búi, đang mặc một chiếc áo vải dài màu xanh, hai gò má gầy gò,lông mày hình kiếm dài và đậm, mũi phẳng, hai mắt linh hoạt có thần, cộng thêm làn da trắng trẻo, nhìn sơ qua thì thấy có phần thanh tú nhã nhặn, nhưng lúc này sắc mặt của hắn rất khó coi, khuôn mặt méo mó tức giận nghiến răng nghiến lợi. Hài tử đang bị sách lỗ tai khoảng sáu hoặc bảy tuổi thân thể khỏe mạnh mặt mày kháu khỉnh, tay giữ lấy ba bím tóc nhỏ le que dựng đứng trên đầu nhe răng nhếch miệng không chịu khuất phục kêu lên: “Ái da, tiên sinh ngài nếu dám đánh, ta nhất định đi tìm tổ phụ gia gia tố cáo…"
Trong nháy mắt, trước cửa lớn lại chạy ra liên tục bốn năm đứa bé nữa, đứa nào đứa nầy khuôn mặt đang tươi cười tỏ vẻ tinh nghịch và vô cùng bướng bỉnh.
Thư sinh trên tay phải cầm một thanh thước dài, giơ lên cao, tức giận nói: “Muốn tố cáo thì cứ đi mà tố cáo! Tiên sinh gia gia hôm này mà không dạy dỗ được bọn hư hỏng bất trị các ngươi thì ta cuốn gói xéo đi luôn cho rồi…" Hắn nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Hài tử muốn tiến hành trừng trị, không ngờ được tiểu giả hỏa này rất lanh lợi, thuận thế theo cánh tay vừa đưa lên của thư sinh, đứa bé đột ngột phóng ra một đạo hồng quang bắn thẳng vào khủy tay của thư sinh.
Đó là một con rắn nhỏ dài giống như một cây thước kẻ, toàn thân được bao bọc trong hỏa diễm rực rỡ, xuất hiện đột ngột đến dọa người!
Thư sinh quá hoảng sợ không kịp suy nghĩ, dưới tình thế cấp bách theo bản năng vôi vàng buông đứa bé và cây thước trong tay ra để tránh né thoát thân.
Hài tử thò tay túm miệng huýt sáo, nghe thấy hiệu lệnh con rắn nhỏ như một ánh lửa nhỏ đang lơ lững trên không nhanh chóng quay ngược trở về, bay vào trong tay áo của đứa bé nó cười đắc ý rồi quay đầu bỏ chạy. Mấy hài tử mồm miệng cười toe toét thấy vậy cũng hùa theo bỏ học, chạy theo tên nhóc đó, bỏ mặc thư sinh vô cùng chật vật ở lại với khôn mặt còn đang sợ hãi,xoa xoa vết thương nơi khủy tay nhìn lũ trẻ một cách bất lực.
Có tiếng cười nói đằng sau truyền đến: “Ha ha! Lũ trẻ trên núi này quả thật hồn nhiên không sợ trời sợ đất, lại còn dám đem theo con rắn Xích Diễm coi như món đồ chơi.."
Thư sinh lòng còn đang phiền muộn, hai mắt khẽ đảo: “Kỳ Tán Nhân, thấy bộ dạng ta như vậy ngươi vui lắm hả, không nên cười trên sự đau khổ của người khác chứ!"
Trước cửa Từ Đường, xuất hiện một nam tử khoảng năm mươi tuổi, râu tóc trắng xám, tướng mạo gầy gò, khoác trên mình một bộ đạo bào có phần rách nát. Tay hắn chống cây gậy gỗ, có lẽ là do tuổi tác còn lớn hơn nhiều so với dáng dấp ấy, hoặc cũng có thể là bị thương nên đi đứng vô cùng khó khăn, hắn lắc đầu xem thường nói: “Phải làm tấm gương sáng cho người khác noi theo, phải tùy theo khả năng từng người mà dạy, từng bước giáo dục mới là đạo! Như người tính khí thất thường sáng nắng chiều mưa, tuyệt đối không phải người được dạy dỗ từ nhỏ con nhà gia giáo. Thứ lỗi cho ta nói thẳng, ngươi cần gì phải làm khó chính mình!"
Thư sinh bị người ta đụng trúng điểm yếu, vội vàng buông lời giải thích: “Bổn công tử làm vậy chỉ kiếm miếng ăn, đúng là cuộc sống không dễ dàng chút nào, đành vậy…"
Lão giả họ Kỳ, không biết tên gì , tự xưng Tán Nhân, nghe nói lão là một đạo sĩ lang thang khắp nơi, bởi vì am hiểu y đạo cùng thuật bói toán, cũng dựa vào cùng họ với thôn dân Kỳ gia, nên được cất nhắc vào việc trông coi Từ Đường. Thư sinh đồng dạng cũng là dân lang thang tứ xứ đến đây, tạm thời không có chỗ để đi, thấy hắn có chút kiến thức vì vậy Kỳ gia thôn mới thu nhận tên thư sinh này làm giáo viên dạy chữ cho bọn trẻ trong thôn, thường ngày cùng với mấy đứa ngoan đồng tiếp xúc. Hai người này cùng chung cảnh ngộ, vốn thường ngày nên qua lại thân thiết với nhau, ai ngờ từ khi quen biết đến nay lại đâm ra chán ghét nhau.
Bất quá vừa mới nói được một nửa, bóng người đứng trước cửa lại không thấy đâu.
Thư sinh hừ một tiếng, hắn quay người nhặt cây thước lên, tiếp tục quay đầu lại nhìn xung quang trong lòng khó chịu mà không thể làm được gì, lúc này hắn như người say rượu bước chân đi vào cửa chính Từ Đường.
Sau một hồi huyên náo, tạm thời bốn phía quay về yên tĩnh vốn có của nó.
Đối diện với cửa sân là một gian phòng lớn, đó là sảnh chính của Từ Đường, bên trong đặt mấy cái bàn, làm nơi dạy học của thôn. Sườn đông có hai gian phòng dùng để sinh hoạt, nhà bếp cũng là nơi thư sinh cùng Kỳ Tán Nhân ăn cơm và nghĩ ngơi. Sát bên cạnh nhà bếp, có cây cổ thụ già cành lá uốn lượn xung quanh che chắn, ở bên trong cành phát ra tiếng ve kêu âm ĩ kéo dài từng đợt liên tục không ngừng. Trong một góc sân nhỏ, có mấy đám hoa cỏ đua nhau khoe sắc. Trong thời tiết oi bức thế này nơi đây đúng là một chỗ yên tĩnh nó làm cho tâm trạng không vui đang có biến mất thay vào đó là một loại cảm giác thảnh thơi có phần ung ung tự tại, đây là một loại hưởng thụ vui vẻ nhất ở trên đời.
Phía sau Từ Đường là một cái sân không lớn lắm, còn có một cánh cửa khác nằm ở bên hông đi thông ra ngoài dốc núi.
Thư sinh đi tới nhà bếp nhìn vào thấy Kỳ Tán Nhân đang bận rộn nấu cơm tối. hắn ôm lấy đầu oán thầm trong lòng lặng lẽ đi qua.
Cơm nước trong ngày quá mức đạm bạc không phải canh nấu rau dại, cũng là bánh bột ngô chiên, ngày nào cũng cho ăn vậy khổ không thể nói nên lời. Tiền công dạy học quá ít, dù có muốn bất mãn đi thưa kiện cũng không nên cơm cháo gì chỉ có thể nhẫn nhịn chịu dựng. Điều duy nhất hắn cảm thấy may mắn nhất là cùng Kỳ Tán Nhân sống chung, mỗi ngày cơm tới há miệng, có người phục vụ miễn đi một số việc tay chân.
Thư sinh còn muốn oán trách vài câu, bỗng nhiên trời đỗ cơn mưa. Đúng lúc tâm tình bất định trời cho mưa xuống. Hắn đi thẳng qua cửa phòng của Kỳ Tán Nhân, về tới phòng của mình.
Trong phòng bày trí khá đơn sơ, có một cái giường cùng cái bàn gỗ mà thôi. Trên vách tường, treo một thanh đoản kiếm dài hơn một thước, vỏ kiếm đã rỉ sét loang lổ, cũ nát không mấy bắt mắt.
Thư sinh sau khi vào phòng trực tiếp nằm lên giường. ánh mắt vô tình nhìn qua cây đoản kiếm, ngay lập tức hắn cảm thấy lo lắng, dứt khoát không suy nghĩ lung tung yên lặng nhắm hai mắt lại trong lòng mang nhiều tâm sự…
Thời gian lặng lẽ trôi qua, Đã là người ai cũng nuôi một mộng tưởng lớn hăng hái lên đường, hắn phiêu bạc ở bên ngoài đã hơn hai năm những giả tâm ấp ủ bấy lâu này cũng phai nhạt đi gần như không còn. Cho đến lúc hắn đến Phong Hoa Cốc, trên người lộ phí cũng tiêu hết. Giờ đây đành phải giả bộ làm một người dạy học, ở nơi đây ẩn thân sống qua ngày. Không còn thiết tha gì nay là ngày hay đêm, để cho năm tháng trôi qua một cách rất vô vị...
Tiếng mưa rơi càng lúc một lớn, bầu trời cũng bắt đầu chìm vào bóng tối.
Một tiếng nói quen thuộc từ ngoài của truyền đến: “Vô tiên sinh, ăn cơm…"
Thư sinh không buồn đáp lời, thở dài miễn cưỡng đứng dậy, cất bước đi xuyên qua mái hiên, tiến vào phòng bên cạnh của Kỳ Tán Nhân, trên cái bàn nhỏ đã có bát đũa, một bát canh cùng bốn cái bánh bột ngô chiên. Hắn ngồi vào ghế, thò tay cầm lấy bánh bột ngô chiên cắn một cái, lập tức khuôn mặt hiện ra vẻ đầy khổ sở, buồn bã ủ rũ bắt đầu nhai nuốt.
Kỳ Tán Nhân ngồi ăn ở đối diện, tay cầm lấy cái thìa ăn đưa chén súp đến trước mặt hắn, bất mãn nói: “ làm thế này cảm thấy đủ chưa, chớ nghĩ rằng lão đạo ta còn phải mớn cơm cho ngươi, tuổi còn trẻ mà cơm bưng nước rót như thế không sợ mình sẽ giảm tuổi thọ sao…."
Thư sinh không suy nghĩ nhiều, cầm lấy chén canh uống một hơn cạn sạch, sau đó hắn lấy thêm nửa chiếc bánh bột ngô chiên quay người bước đi. Hắn đi ra tới cửa, cảm thấy trong miệng hương vị đắng chát, nhịn không được phàn nàn nói: “Bổn công tử không có bệnh không có tật, mới không có thèm chén canh của ngươi…"
Trong phòng chỉ còn lại một mình Kỳ Tán Nhân, dưới ánh đèn lờ mờ, hắn cảm thấy quá cô đơn, con mắt đục ngầu buồn bã ủ rũ, rồi ngồi đó chậm rãi vuốt râu lẩm bẩm tự nói: “Đây là Cửu Diệp thảo, Địa Hoàng, Mà Chi, Thủ Ô, Linh Sâm, hơn nữa còn có cam kỷ tương ứng luyện chế mà thành, có công hiệu bổ thận tráng dương tăng cường sức khỏe! Vô Cữu ơi, Vô tiên sinh, chỉ có thể trách ngươi người phàm mắt thịt, không nhìn được công dụng trong đó à…"
Vô Cữu, là tên thật của thư sinh.
Thư sinh trở về phòng không muốn đốt đèn, thuận tay đóng cửa phòng lại, nhanh chóng cắn nuốt cho xong cái bánh bột ngô chiên, sau đó chân mang giầy giẫm lên giường gỗ, nằm xuống ngửa mặt lên trời.
Ở trong Kỳ gia thôn được hơn hai tháng nay, tuy cuộc sống hằng ngày còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có chỗ nuôi ăn uống ngủ nghĩ coi như cũng tạm sống được. Chí ít có chỗ chui ra chui vào tránh gió mưa, trước mắt như vậy là đầy đủ lắm rồi! Thế nhưng, mỗi khi ăn xong đều cảm thấy toàn thân phát nhiệt nóng lên, mà còn….
Hắn lấy tay sờ soạng cái nằm dười quần, cũng không biết chuyện gì sảy ra, nó vừa cứng và nóng. Ài, trong cuộc sống cô đơn lẻ loi như vậy mà cái nhu cầu cần thiết không có chỗ xã ra, cố gắng chịu đựng kìm nén cảm xúc chết người này!
Sau một hồi suy nghĩ lung tung, thư sinh chìm vào trong giấc mơ…
Bên trong giấc mơ dường như lờ mờ, hắn thấy mình cùng bạn bè đang đi ngắm cảnh du ngoạn ở một vùng ngoại ô của một thủ đô.
Ngày ấy bầu trời rất đẹp. Chỉ thấy đất đai vạn mẫu nước trong hồ xanh ngát, ven bờ hồ cành liễu buông xuống như sợi tơ lụa, du khách cởi xe ngựa nối đuôi qua lại như dệt, từng trận gió xuân thổi qua nhè nhẹ. Chợt có một người cỡi ngựa men theo con đê chạy tới, chưa đến nơi đã ngã “Bịch" xuống đất, là một gia đinh toàn thân đầy máu, trước khi lìa đời đưa cho hắn một thanh đoản kiếm, nói bằng giọng khàn khàn: “Lão gia gặp nạn, công tử chạy mau…"
Trời vừa tối, đoàn bình mã đã đuổi theo hắn tới sát phía sau. Thư sinh bỏ chạy trối chết, ngoài ý muốn chạy nhầm vào một chỗ vách núi không có đường thoát. Đồng thời, mấy đạo nhân ảnh cũng đuổi tới. ở đằng xa có mấy người cởi mây đuổi đến, trong đêm tối kiếm quang chớp động hết sức chói mắt. Hắn “Phanh" một quyền nện lên người một binh sĩ gần đấy, rồi một cước đá bay trường thương trong tay binh sĩ đang đâm tới, hắn ngẩn đầu lên trời hú dài, trên nét mặt hiện lên vẻ không cam lòng bất đắc dĩ thả người nhảy xuống vách núi…
Thư sinh này không phải ai khác chính là Vô Cữu, đột nhiên hắn giật mình bừng tỉnh, ngơ ngát nhìn xung quanh một lúc rồi chậm rãi xoay người, muốn tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Đúng lúc này, “Ầm ầm" giống như tiếng của sấm sét từ phía xa chân trời truyền đến, khi thì nghe như ở rất xa lúc thì gần bên tai..
Vô Cữu không muốn nghe, đưa tay bịt hai lỗ tai lại. Nhưng mà trong nháy mắt, hắn lại ngạc nhiên chấn động trong lòng.
Cái âm thanh này, cũng không phải là tiếng sấm sét, mà là tiếng gõ cửa phát ra từ cửa chính của Từ Đường.
Mơ hồ trong đó, còn lẫn tiếng người kêu lên…
Giờ này đã hơn nữa đêm, ai lại làm cái trò quỷ gì thế này?
Phong Hoa Cốc là một nơi vắng vẻ, lâu lâu mới có người ngoài ghé thăm, xưa nay sống có một mình một cỏi ở Từ Đường luôn luôn thanh tĩnh vắng lặng nằm ở bên ngoài thôn. Bây giờ trời đã về khuya mưa to gió lớn thế này lại xuất hiện người ở đâu đến quấy rầy? sẽ không phải là sơn tặc yêu quỷ ma tới phá phách a…
“Phanh, phanh……"
Vô cữu vẫn còn cảm giác kinh ngạc không thôi, mà kẻ gõ cửa càng lúc càng vội vàng. Hắn không có buồn ngủ, nhấc chân đứng dậy bối rối rồi đốt ngọn đèn lên, giương đôi mắt nhìn xung quanh.
Trên bàn có để một cái Lưu Ly đồng hồ, đúng giờ là đã vào nữa đêm.
Vô Cữu tay cầm ngọn đèn muốn ra ngoài, nghĩ ngợi điều gì đó, hắn rồi quay người tháo đoản kiếm treo trên vách tường xuống, lấy hết dũng khí mở cửa phòng bước ra.
Một cơn gió thổi qua, làm ngọn đèn đầu chao đảo chập chờn như muốn bị thổi tắt.
Vô Cữu đưa tay áo che gió không để ngọn đèn bị thổi tắt, cẩn thận từng bước tiến về phía trước.
Tiếng đập cửa “Phanh, phanh" ngày càng lớn, và tiếng gọi mảnh mai dễ nghe càng rõ ràng hơn: “Có ai ở trong không vậy…"
Tiếng gọi cửa, đúng là tiếng thiếu nữ?
Vô Cữu nghe ra tiếng con gái, nhịn không được thở phào nhẹ nhõm. Vừa này dọc đường đi hắn có ghé qua gọi nhỏ vào cửa: “Kỳ Tán Nhân…" căn phòng của Kỳ Tán Nhân nằm bên cạnh nhà bếp, cách cửa sân là gần nhất, có lẽ phát hiện từ sớm mới đúng, nhưng không thấy có động tĩnh gì. Chẳng lẽ lão già hôm này lỗ tai bị điếc, không nghe thấy tiếng gọi cửa?
Cánh cửa từ từ mở ra từ bên trong, phía trên ngọn đèn dầu lập lòe xuất hiện một gương mặt người dễ sợ. Đột ngột nhìn thấy như vậy, giống ma quỷ hiện về!
“Lão già chết bằm, ngươi cố ý dọa ta sợ…"
Vô Cữu vô tình nhìn thấy chưa kịp làm ra chuẩn bị, quả thực rất đáng sợ, không kịp trách móc, thúc dục nói: “ này Lão đi ra coi có phải trộm không, hình như có ai đó kêu cửa.."
Kỳ Tán Nhân không có dễ bị thuyết phục, vẫn đứng nguyên đấy, đưa ngón tay lên bấm quẻ, điềm tĩnh nói: “Giờ Ty, đêm mưa, quẻ tượng sông kiển, trước mặt là sông sau lưng là núi tiến hay lùi đều nguy hiểm. là quẻ đại hung đấy! “Hắn nói xong một câu, đẩy Vô Cữu ra ngoài đóng cửa quát lớn: “Đóng cửa đi ngủ, không quan tâm đến chuyện người khác!"
Vô Cữu bất ngờ bị đẩy ra ngoài cửa mất thăng bằng ngã nghiêng muốn té, cửa phòng “Cót két..t…tttt" khép lại, mặc dù hắn lấy tay đẩy cửa thật mạnh cũng không nhúc nhích. Hắn dàng bó tay gặp chuyện ngoài ý muốn, khó hiểu nói: “Như thế nào gọi là quẻ đại hung…"
Có lẽ nhận ra trong nhà có ánh sáng, ngoài cửa lại cất tiếng kêu lớn: “ai đó thương tình, mở cửa! cho tỷ muội ta vào dừng chân một lát, tỷ muội chúng ta xin báo đáp!"
Ồ! Thì ra là một đôi tỷ muội, trong lúc gấp gáp lên đường, không may chưa có chỗ đặt chân, nếu như đóng cửa không giúp, là người có tâm làm sao đành lòng cho được!
Ý niệm trong đầu mới hiện lên, đột ngột mưa to gió lớn lại nổi lên. Ngọn đèn bỗng nhiên bị tắt, trong sân lập tức trở nên tối tăm.
Vô Cữu thân hình khẽ run rẩy, trong lòng chần chờ không quyết.
“làm sao bây giờ, tỷ tỷ…"
“Khục khục… tiểu muội, nếu như gia chủ đóng cửa không giúp đỡ, không nên làm phiền người ta nữa…"
Một tiếng thét kinh hãi, ngay sau đó là một loạt câu nói nghe rất nhu mì kèm theo bất đắc dĩ từ bên ngoài cửa truyền vào. Cảm thấy đáng thương cho đôi tỷ muội đi đến bước đường cùng này! Lưu lạc tha phương không có chỗ để về, gặp trời mưa lạnh lẽo càng thêm bi thương. Mà sống ở trên đời, người nào cũng có lúc gặp phải tai nạn rơi vào tình trạng quẫn bách!
Thư sinh không suy nghĩ thêm nữa, đội mưa chạy về phía của sân, lớn tiếng nói: “Hai vị cô nương chờ một lát, tiểu sinh ra mở cửa ngay đây.."
Tác giả :
Duệ Quang